Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
§1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE
I. Mở đầu
* Đặt vấn đề :
Ngành xây dựng giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây
cũng là một ngành mà điều kiện lao động có những đặc thù riêng :
- Địa điểm làm việc của công nhân luôn luôn thay đổi ;
- Phần lớn công việc phải thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng của khí hậu
thời tiết xấu ;
- Nhiều công việc nặng nhọc, phải thi công ở những vị trí không thuận tiện ;
- Có nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại dễ gây ra tai nạn lao động và làm suy giảm
sức khỏe, thậm chí gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Lâu nay xây dựng vẫn là một trong các ngành chiếm tỷ lệ cao nhất về tai nạn
lao động, kể cả tai nạn chết người. Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đã
có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp tổ chức và công nghệ nhằm cải thiện điều
kiện lao động, ngăn ngừa, hạn chế tai nạn lao động và bảo vệ sức khỏe cho người
lao động. Tuy nhiên, tình hình tai nạn lao động xảy ra vẫn còn là mối quan tâm lo
ngại cho những người xây dựng.
Một trong những vấn đề rất quan trọng để phòng ngừa tai nạn lao động là
người lao động phải quán triệt được các chế độ chính sách về bảo hộ lao động, phải
hiểu biết về an toàn - vệ sinh lao động, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an
toàn - vệ sinh lao động và những biện pháp an toàn cụ thể trong công việc của mình.
Đây là quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả những người lao động trong ngành xây
dựng, từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, người sử dụng lao động đến
những người công nhân trực tiếp lao động.
1. Đối tượng
Bảo hộ lao động trong xây dựng: môn khoa học nghiên cứu các vấn đề lưý
thuyết và thực tiễn về an toàn và vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy; tìm
1
1
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
ra nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp và các yếu tố độc hại, các sự cố cháy nổ trong xây dựng, bảo đảm sức khỏe
và an toàn tính mạng trong xây dựng cho người lao động.
2. Nội dung
Gồm 4 phần:
- Pháp luật bảo hộ lao động: Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao
động bao gồm những quy định về các chế độ chính sách bảo vệ con người trong lao
động sản xuất, thể hiện ở:
+ Bộ luật Lao động và các luật khác, pháp lệnh có liên quan đến ATVSLĐ;
+ Nghị định 06/CP và các Nghị định khác có liên quan đến ATVSLĐ;
Hiến pháp
Bộ luật LĐ
NĐ 06/CP
Thông tư
Chỉ thị
Hệ thống tiêu chuẩn
quy phạm về ATVSLĐ
Các Nghị định có liên quan
Các luật, pháp lệnh
có liên quan
+ Các thông tư, chỉ thị, tiêu chuẩn quy phạm an toàn vệ sinh lao động.
- Vệ sinh lao động:
Nắm chắc ảnh hưởng của môi trường lao động và điều kiện lao động sản xuất
đến sức khỏe người lao động, đề xuất và thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện
lao động, bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp.
- Kỹ thuật an toàn:
2
2
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
Nghiên cứu, phân tích nguyên nhân tai nạn lao động để từ đó đề xuất, áp dụng
các biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn lao động.
TCVN 3153-79 định nghĩa: Kĩ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và
phương tiện, tổ chức và kĩ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy
hiểm gây chấn thương đối với người lao động.
- Kĩ thuật phòng chống cháy:
Nghiên cứu, phân tích nguyên nhân phát sinh cháy nổ → đề xuất và thực hiện
các biện pháp phòng và chống cháy.
(Nội dung được giới thiệu trong môn học chủ yếu ở 3 phần sau).
3. Vị trí môn học và phương pháp nghiên cứu
a) Vị trí môn học:
Nằm trong nhóm môn học thi công, giúp cho người học hiểu và nắm vững
những kiến thức khoa học về bảo hộ lao động trong lĩnh vực sản xuất của ngành
mình, từ đó thực hiện tốt các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động, các quy trình
quy phạm, tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn lao động, an toàn phòng cháy, chữa cháy.
b) Phương pháp nghiên cứu:
- Tiến hành phân tích nguyên nhân phát sinh các yếu tố nguy hiểm, độc hại,
gây ra sự cố, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất và thực hiện các biện
pháp phòng ngừa và loại trừ nguyên nhân phát sinh của chúng, bảo đảm an toàn và
vệ sinh trong các quá trình xây lắp
- Liên quan đến các môn khoa học khác:
+ Các môn khoa học cơ bản như Toán, Lí, Hóa
+ Các môn khoa học kỹ thuật như Nhiệt kĩ thuật, Kiến trúc, Sức bền vật liệu, Cơ
học kết cấu, Tự động hóa Đặc biệt là đối với các môn Kĩ thuật và Tổ chức thi công -
đó là kiến thức tổng hợp của ngành xây dựng.
II. Mục đích, ưý nghĩa, tính chất công tác bảo hộ lao động
1. Mục đích
- Quá trình sản xuất: là quá trình người lao động sử dụng công cụ, máy móc,
thiết bị tác động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm xã hội.
- Trong quá trình sản xuất: dù thô sơ hay hiện đại, quy trình công nghệ đơn
3
3
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
giản hay phức tạp thì đều có thể tồn tại các yếu tố nguy hiểm, độc hại có ảnh hưởng
đến sức khỏe, gây tai nạn nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp.
Mục đích của công tác bảo hộ lao động: Thông qua các biện pháp KHKT, tổ
chức, kinh tế, xã hội → hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, độc hại, tạo điều kiện
lao động thuận lợi cho người lao động → ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức
khỏe và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động.
2. ý nghĩa
- ý nghĩa chính trị: Phản ánh bản chất của một chế độ xã hội và mang ý nghĩa
chính trị rõ rệt.
- ý nghĩa xã hội: Bảo hộ lao động tốt là góp phần tích cực vào việc củng cố và
hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhờ chăm lo bảo vệ sức
khỏe cho người lao động, không những mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia
đình họ, mà bảo hộ còn mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc.
- ý nghĩa kinh tế:
+ Người lao động được bảo vệ tốt, không bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật, họ sẽ an
tâm phấn khởi sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hoàn thành kế hoạch sản
xuất, thu nhập cá nhân và phúc lợi tập thể sẽ được tăng lên, điều kiện đời sống vật
chất và tinh thần ngày càng được cải thiện.
+ Ngược lại, tai nạn lao động, ốm đau bệnh tật xảy ra nhiều sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến lực lượng sản xuất. Đồng thời chi phí để khắc phục hậu quả do tai nạn, ốm
đau cũng rất lớn. Quan tâm thực hiện tốt bảo hộ lao động là thể hiện quan điểm sản
xuất đầy đủ, là điều kiện bảo đảm sản xuất phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
3. Tính chất
Ba tính chất chủ yếu:
- Tính chất pháp lí: tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của
Nhà nước đã ban hành đều mang tính pháp luật → là cơ sở pháp lí bắt buộc.
- Tính KHKT: vì mọi hoạt động của nó đều xuất phát từ những cơ sở khoa học
và các biện pháp khoa học kĩ thuật (điều tra khảo sát, phân tích đánh giá, đề xuất
4
4
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
giải pháp và thực hiện giải pháp), đều phải vận dụng kiến thức và thực tiễn lĩnh vực
KHKT tổng hợp của các chuyên ngành.
- Tính quần chúng: Thể hiện trên hai mặt
+ Liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất.
+ Phải thực hiện trên cơ sở tự giác.
III. Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao
động
Được quy định rõ trong điều 15 và điều 16, chương IV, Nghị định số 06/CP
ngày 20/1/1995 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động
về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
1. Nghĩa vụ của người lao động (điều 15)
Chấp hành các quy định, nội quy về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến công việc,
nhiệm vụ được giao.
Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện cá nhân đã được trang cấp, các
thiết bị an toàn vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi
thường.
Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu
và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao
động.
2. Quyền lợi của người lao động (điều 16)
Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh,
cải thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân,
huấn luyện, thực hiện biện pháp ATLĐ, VSLĐ.
Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy có nguy cơ xảy ra tai
nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình, đồng thời
phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại làm việc nơi nói
trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.
5
5
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng
lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao
kết về ATLĐ, VSLĐ trong hợp đồng lao động, hoặc trong thỏa ước lao động.
IV. Tiêu chuẩn đối với người lao động
Người lao động làm việc trên công trường xây dựng phải có đầy đủ các tiêu
chuẩn sau:
Phải đủ 18 tuổi trở lên.
Có giấy chứng nhận bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu của ngành nghề do cơ
quan y tế cấp. Hàng năm phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất là một
lần. Những người làm việc ở trên cao, dưới nước, trong hầm kín, ở những nơi
có nhiệt độ cao, bụi, hơi, khí độc hại, tiếng ồn và rung động lớn thì cứ 6 tháng
phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, có con nhỏ dưới 9 tháng,
người có các bệnh: tim, huyết áp thấp, thần kinh, tai điếc, mắt kém thì không
được làm các việc nói trên.
Có giấy chứng nhận đã học tập và đã qua kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao
động phù hợp với ngành, nghề do giám đốc đơn vị xác nhận.
Đã được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với điều kiện
làm việc theo chế độ quy định.
Phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy kỷ luật về an toàn lao động của công
trường đề ra.
V. Nội quy kỷ luật và ATLĐ chung trên công trường xây dựng
Không đi vào khu vực nguy hiểm, nơi đã ngăn rào, chăng dây hoặc có biển báo.
Trong trường hợp cần làm việc trong các khu vực nguy hiểm phải thực hiện
các biện pháp an toàn thích ứng.
Không tự động điều khiển máy, thiết bị mà không được giao trách nhiệm.
Phải sử dụng đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp phù
hợp với công việc và điều kiện làm việc.
Không đùa nghịch, tung ném dụng cụ, vật liệu hay bất kỳ vật gì trong khu vực
6
6
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
làm việc và từ trên cao xuống.
Không hút thuốc, dùng lửa ở những nơi cấm lửa.
Chỉ sử dụng dụng cụ đồ nghề, máy, thiết bị đúng chủng loại có chất lượng tốt,
không bị hư hỏng.
Khi sử dụng xong phải làm vệ sinh, cất giữ bảo quản cẩn thận vào nơi quy
định.
Khi phát hiện thấy sự cố có nguy cơ gây tai nạn, cháy nổ, phải báo ngay cho
người trực tiếp phụ trách biết.
Khi bản thân hoặc biết có người bị chấn thương cần khai báo ngay để có biện
pháp xử lí, không được giấu.
* Giới thiệu và hướng dẫn cho sinh viên tham khảo phần Công tác bảo hộ lao động
ở Việt Nam trong giáo trình KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG XÂY
DỰNG (Kỹ thuật xây dựng 3).
7
7
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
§2- TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
I. Các khái niệm
1. Điều kiện lao động:
+ Khái niệm: Trong quá trình lao động sản xuất để tạo ra của cải, con người
phải làm việc trong điều kiện nhất định gọi là điều kiện lao động.
+ Nội dung:
Gồm 2 mặt: - Quá trình lao động
- Điều kiện vệ sinh môi trường trong đó quá trình lao động được
thực hiện.
+ Những đặc trưng của quá trình lao động:
- Tính chất và cường độ lao động.
- Tư thế làm việc.
- Sự căng thẳng của các bộ phận cơ thể.
+ Đặc trưng của tình trạng vệ sinh môi trường:
Các đặc trưng Tình trạng tác động
- Điều kiện vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ lưu
chuyển không khí);
- Nồng độ hơi, khí, bụi trong không khí;
- Mức độ tiếng ồn, rung động;
- Độ chiếu sáng
Ở dạng riêng lẻ hoặc kết hợp trong những điều kiện
nhất định (vượt qua giới hạn cho phép) có thể gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe, gây tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp.
2. Tai nạn lao động:
Là tai nạn làm chết người hoặc làm tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào
của cơ thể con người, do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài dưới dạng cơ,
lý, hóa và sinh học, xảy ra trong quá trình lao động.
- Biểu hiện: Chết người, tổn thương bộ phận hoặc chức năng của cơ thể
- Nguyên nhân: do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài (cơ, lý, hóa, sinh
học).
- Môi trường: quá trình lao động.
8
8
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
3. Bệnh nghề nghiệp:
Bệnh phát sinh do tác động một cách từ từ của các yếu tố độc hại tạo ra trong
quá trình sản xuất lên cơ thể con người trong quá trình lao động.
- Biểu hiện: Bệnh lý.
- Nguyên nhân: do tác động từ từ (tích lũy) của các yếu tố độc hại tạo ra trong
quá trình sản xuất.
- Môi trường: quá trình lao động.
* Phân biệt tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp:
- Giống: gây hủy hoại sức khỏe hoặc gây chết người.
- Khác:
+ TNLĐ: gây hủy hoại đột ngột (chấn thương)
+ Bệnh nghề nghiệp: gây suy giảm sức khỏe từ từ trong một thời gian nhất
định.
II. Phân tích điều kiện lao động trong xây dựng
5 vấn đề đặc thù sau:
1) Luôn luôn thay đổi chỗ làm việc: các công trường, trên phạm vi công trường
(khác với nhiều ngành công nghiệp khác: vị trí công nhân, các thao tác tương đối cố
định trên các thiết bị cố định).
2) Có nhiều nghề, nhiều công việc nặng nhọc (công tác đất, bê tông, vận
chuyển vật liệu ) mức thủ công nhiều, tốn nhiều công sức, năng suất thấp.
3) Tư thế làm việc: gò bó (quỳ gối, khom lưng, ngồi xổm, nằm ngửa - công tác
hàn); trên cao, chênh vênh (lắp ghép); dưới sâu, dưới nước (thăm dò địa chất, thi
công giếng chìm ) v.v có nhiều nguy cơ tai nạn.
4) Phần lớn các công tác làm việc ngoài trời nên chịu tác động xấu trực tiếp
của khí hậu (nắng gắt, giông bão, mưa dầm gió bấc ).
5) Nhiều công việc làm trong môi trường ô nhiễm: bụi (công tác đất đá, vận
chuyển vật liệu rời ), tiếng ồn và rung động lớn (đầm bê tông, gia công gỗ, cơ khí ),
hơi khí độc (sơn, trang trí ).
9
9
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
Kết luận: Điều kiện lao động trong xây dựng có nhiều khó khăn, phức tạp,
nguy hiểm, độc hại. Do đó phải hết sức quan tâm đến cải thiện điều kiện lao động,
bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động.
III. Các phương pháp phân tích nguyên nhân tai nạn lao động
Mục đích: Để nghiên cứu, đề xuất và ứng dụng các biện pháp phòng ngừa tai
nạn lao động có hiệu quả, phải tiến hành nghiên cứu và phân tích nguyên nhân phát
sinh của chúng, nhằm tìm ra được những quy luật phát sinh nhất định, cho phép
thấy trước được nguy cơ tai nạn (các yếu tố nguy hiểm, độc hại) trên cơ sở đó đề ra
các biện pháp phòng ngừa và loại trừ chúng.
1. Phương pháp phân tích thống kê:
+ Nội dung phương pháp: Dựa vào những số liệu ghi lại (sổ ghi tai nạn, các
biên bản TNLĐ) tiến hành thống kê theo những quy ước nhất định:
- Theo nghề nghiệp (mộc, nề, sắt )
- Theo công việc (đất, bê tông, lắp ghép )
- Theo tuổi đời, tuổi nghề
- Theo giới tính
- Theo trường hợp tai nạn xảy ra trong ngày (giờ đầu ca, giữa hay cuối ca)
- Theo tháng, năm
Từ đó phân tích các số liệu để xác định được nghề nào, công việc nào, lứa tổi
nào, trường hợp nào xảy ra nhiều tai nạn nhất. Trên cơ sở đó có kế hoạch tập
trung chỉ đạo, nghiên cứu các biện pháp thích hợp để phòng ngừa.
Ví dụ:
- Cùng điều kiện làm việc - tai nạn xảy ra nhiều nhất ở ca đêm.
- Tai nạn nhiều nhất đối với công nhân trẻ, tuổi nghề thấp → tăng cường luyện
tay nghề, hướng dẫn các biện pháp an toàn; ngược lại, thợ bậc cao lâu năm: do coi
thường an toàn lao động, nội quy kỷ luật lao động → tăng cường kiểm tra, nhắc
nhở, tuyên truyền
+ Nhược điểm:
10
10
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
- Cần có thời gian để thu thập số liệu.
- Chỉ có thể đề ra biện pháp chung do không đi sâu phân tích nguyên nhân tai
nạn.
2. Phương pháp địa hình:
+ Cách làm: Trên mặt bằng công trường, công trình, phân xưởng đánh dấu
những dấu hiệu có tính chất quy ước ở những nơi xảy ra tai nạn (kể cả nơi tai nạn
tái diễn).
+ Tác dụng: Phơi bày rõ ràng, trực quan nguồn gốc những trường hợp tai nạn
xảy ra có tính chất địa hình, các dấu hiệu đó cho biết ngay nơi nào thường xảy ra
nhiều tai nạn.
+ Yêu cầu: Phải đánh dấu ngay và đầy đủ tất cả những trường hợp tai nạn xảy
ra.
+ Nhược điểm: Cần có thời gian (như phương pháp thống kê).
3. Phương pháp chuyên khảo:
+ Nội dung phương pháp: Đi sâu phân tích cụ thể điều kiện lao động và nguyên
nhân phát sinh ra tai nạn lao động, gồm:
- Tình trạng chỗ làm việc, máy móc thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu sử
dụng.
- Các yếu tố vi khí hậu và môi trường.
- Những thiếu sót trong quá trình kỹ thuật.
- Nguyên nhân các trường hợp tai nạn xảy ra.
+ Ưu điểm: Cho phép xác định đầy đủ các nguyên nhân phát sinh tai nạn, từ đó
đề ra biện pháp loại trừ các nguyên nhân đó.
+ Cách tiến hành:
- Nghiên cứu các nguyên nhân về tổ chức và kỹ thuật theo số liệu thống kê.
- Phân tích sự phụ thuộc của các nguyên nhân đó vào các phương pháp hoàn
thành các quá trình thi công xây dựng và xác định đầy đủ các biện pháp an toàn đã
11
11
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
thực hiện.
- Nêu ra các kết luận trên cơ sở phân tích.
4. Phân nhóm nguyên nhân tai nạn:
+ Nguyên nhân kỹ thuật:
- Dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc sử dụng không hoàn chỉnh.
- Vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn.
- Thao tác làm việc không đúng (vi phạm quy tắc an toàn).
+ Nguyên nhân tổ chức:
- Bố trí mặt bằng, không gian sản xuất không hợp lý.
- Tuyển dụng, sử dụng công nhân không đáp ứng yêu cầu.
- Thiếu kiểm tra, giám sát thường xuyên để phát hiện và xử lý những vi phạm
về an toàn lao động.
- Thực hiện không nghiêm chỉnh các chế độ về bảo hộ lao động.
+ Nguyên nhân vệ sinh môi trường:
- Làm việc trong điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt.
- Làm việc trong môi trường vi khí hậu không tiện nghi.
- Môi trường làm việc bị ô nhiễm, các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho
phép: bụi, hơi, khí độc, tiếng ồn, rung động, cường độ bức xạ
- Điều kiện áp suất cao hơn hoặc thấp hơn áp suất khí quyển thông thường.
- Không phù hợp tiêu chuẩn egonomi.
- Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc chất lượng không đảm bảo các
yếu tố kỹ thuật.
- Không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh cá nhân trong sản xuất.
+ Nguyên nhân bản thân (chủ quan):
- Tuổi tác, sức khỏe, giới tính, tâm lý không phù hợp với công việc.
- Trạng thái thần kinh tâm lý không bình thường, có những đột biến về cảm
12
12
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
xúc: vui, buồn, lo sợ, hoảng hốt
- Vi phạm kỷ luật lao động, nội quy an toàn và những điều nghiêm cấm.
* Tóm lại: Một vụ tai nạn xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân dẫn tới, do đó
cần đi sâu phân tích để xác định nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp gây ra. Trên cơ sở
đó mới đề ra được các biện pháp chính xác, cụ thể nhằm ngăn chặn, loại trừ nguyên
nhân để hạn chế tai nạn.
IV. phương pháp đánh giá tình hình tai nạn lao động
Khi nghiên cứu phân tích cũng như đánh giá tình hình tai nạn lao động trong
một khoảng thời gian xác định (quý, nửa năm, một năm) không thể căn cứ vào số
lượng người bị tai nạn, vì nó còn liên quan, phụ thuộc vào số lượng người làm việc
trong đó:
Ví dụ:
Các thông số Đơn vị A Đơn vị B
Số người bị TNLĐ trong năm 5 10
Số người làm việc 100 300
Tỷ lệ TN/ số người làm việc 5/100 = 0,05 10/300 = 0,033
Từ đó rút ra nhận xét:
- Để đánh giá tình hình tai nạn lao động phải tính bằng số tương đối (tỷ lệ TN/
số người làm việc) → đưa ra khái niệm hệ số tần suất tai nạn: số người bị tai nạn
tính theo tỷ lệ phần nghìn.
.1000
ts
S
K
N
=
S: Số người bị tai nạn.
N: Số người làm việc bình quân ngày.
Ý nghĩa: Cho biết tình hình tai nạn xảy ra nhiều hay ít.
- Để đánh giá tình hình tai nạn nặng hay nhẹ, đưa thêm hệ số nặng nhẹ: số
ngày phải nghỉ việc trung bình tính cho mỗi người bị tai nạn.
13
13
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
n
D
K
S
=
D: Tổng số ngày nghỉ việc do tai nạn gây ra trong thời gian xét.
Lưu ý: Trong hệ số này chỉ xét các trường hợp tai nạn phải nghỉ việc tạm thời,
chết hoặc nghỉ việc hoàn toàn được xét riêng.
- Tổng quát tình hình tai nạn: Hệ số tai nạn nói chung
.
tn ts n
K K K=
§3. SƠ CẤP CỨU THƯƠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
CÁC PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN
I. Cách sơ cứu các trường hợp TNLĐ
* Ý nghĩa: Khi bị tai nạn nếu được sơ cứu đúng và kịp thời sẽ có tác dụng
không làm cho tình trạng tổn thương xấu hơn hay nặng hơn, không làm cho việc
chữa trị thêm khó khăn phức tạp.
Việc sơ cứu khi bị TNLĐ có thể do tự mình thực hiện hay có sự giúp đỡ của
người khác trước khi đi cứu chữa ở cơ sở y tế.
1. Sơ cứu người bị say nóng:
Biểu hiện say nóng: chóng mặt, đau đầu, thân nhiệt tăng đến 39 - 40
0
C, mạch
nhanh, thở nhanh, mồ hôi ra nhiều, sắc mặt xanh xám, có thể bị ngất, nặng hơn cơ
thể tử vong.
- Cách sơ cứu: đưa nạn nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi hết quần áo ngoài
cho uống nước mát có pha thêm muối, hoặc các loại vitamin, chườm bằng nước
mát để thân nhiệt giảm từ từ. Báo cho y tế cơ sở hoặc gọi cấp cứu điện thoại (115).
14
14
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
2. Sơ cứu người bị say nắng
Biểu hiện say nắng: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, thân nhiệt có thể không
tăng hoặc tăng cao 40 - 42
0
, mồ hôi ra kém, sắc mặt đỏ ửng, mạch nhanh, thở
nhanh có thể bị ngất, thậm chí tử vong.
Cách sử lý: đưa nạn nhân vào nơi râm mát, quạt cho thoáng mát, nới lỏng
quần áo, cho uống nước mát có pha thêm muối, các loại vitamin, chườn bằng nước
mát để giảm thân nhiệt từ từ. Nếu nạn nhân bị ngất phải tiến hà hơi thổi ngạt, xoa
bóp tim ngoài lồng ngực. Báo cho y tế cơ sở hoặc họi cấp cứu điện thoại.
3. Sơ cứu người bị cảm lạnh
Biểu hiện cảm lạnh: rét run, da tím tái, huyết áp hạ, rối loạn nhịp tim, hôn mê,
có thể dẫn đến tử vong.
Cách sơ cứu: đưa nạn nhân ra khỏi nguồn lạnh, thay quần áo ẩm ướt, ủ ấm,
sưởi ấm cho nạn nhân, cho uống nước ấm. Nếu nạn nhân bị ngất phải tiến hành hà
hơi thổi ngạt, xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Báo cho y tế cơ sở hoặc gọi cấp cứu điện
thoại.
4. Sơ cứu người bị bỏng
Nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng, sau đó tùy theo tác nhân gây bỏng mà
xử lý sơ cứu như sau:
Bỏng nhiệt: ngâm ngay phần da bị bỏng vào nước mát sạch hoặc dội nước
lạnh sạch vào vùng da bị bỏng.
Bỏng axít: dội hoặc rửa vết bỏng bằng dung dịch kiềm như nước vôi trong
hoặc bằng xà phòng.
Bỏng kiềm: dội hoặc rửa vết bỏng bằng dung dịch axít yếu, dấm hoặc chanh
quả.
Trường hợp hóa chất bắn vào mắt phải nhanh chóng dội nước sạch vào mắt
liên tục từ 15-20 phút.
Sau khi ngâm rửa vết bỏng dùng băng sạch hoặc gạc sạch phủ lên vết bỏng,
chú ý không làm các vết bỏng bị vỡ.
15
15
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
Không nên bôi bất kỳ thứ gì vào vết bỏng.
Cho nạn nhân uống nhiều nước, tốt nhất là cho uống nước sinh tố.
Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu 115.
5. Sơ cứu vết thương
Vết thương nhẹ (sây sát da, vết thương nông): điều quan trọng là tránh cho
vết thương bị nhiễm trùng. Không được sờ mó vào vết thương hoặc dùng bất kỳ vật
gì chưa sát trùng động chạm vào vết thương. Dùng nước (dung dịch) sát trùng rửa
sạch vết thương và xung quanh, sau khi rửa sạch vết thương dùng bông gạc che kín
vết thương. Quấn băng trên bông gạc và không buộc quá chặt.
Vết thương nặng: cũng tiến hành sơ cứu như vết thương nhẹ, nhưng ngay sau
đó phải chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế, hoặc gọi cấp cứu điện thoại.
6. Vết thương chảy máu
Thông thường vết thương chảy máu nhẹ (rớm máu, rỉ máu) sau khi băng bó
thì máu không chảy nữa. Nếu máu còn chảy thấm ướt bông băng thì cần siết băng
buộc hơn. Nếu động mạch bị đứt, máu chảy mạnh, phun không đều, để cầm máu
trong trường hợp này phải buộc garô.
Cách buộc garô: lấy một đoạn dây mềm (đàn hồi càng tốt) buộc ở phía trên vết
thương từ 3 - 4cm, dùng que xoắn chặt cho đến khi máu không chảy nhiều ở vết
thương nữa. Sau đó làm sạch quanh vết thương băng các loại thuốc sát trùng, bắt
đầu từ trong ra ngoài theo hình xoáy trôn ốc, sau đó gạc lên và băng lại.
Lưu ý:
- Chỉ buộc garô trong trường hợp thật cần thiết, tức là khi bị đứt động mạch.
- Sau khi sơ cứu phải khẩn trương đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế hoặc gọi
cấp cứu điện thoại 115.
- Trong thời gian buộc garroo cứ cách 30 - 40 phút phải nới lỏng ga tô một lần
từ 1 - 2 phút để đề phòng hoại tử.
- Lập giấy báo gửi kèm theo nạn nhân, ghi rõ họ tên nạn nhân, vị trí và thời
gian buộc garô.
16
16
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
7. Cấp cứu người bị điện giật
Cần thiết tiến hành theo hai bước:
- Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách ngắt cầu dao, cầu
chì, rút phích cắm. Nếu không cắt điện được bằng các cách trên có thể dùng dụng cụ
như dao, rìu có cán không dẫn điện chặt đứt dây điện. Nếu nạn nhân bị vướng vào
dây điện có thể dùng sào gậy gỗ, tre khô hoặc tay lót vải, nilon khô để lôi nạn nhân
ra. Ở nơi ẩm ướt người cứu phải đứng lên bục, ghế cách điện. Nếu bị nạn ở trên cao,
trước khi cắt điện phải có biện pháp giữ cho nạn nhân không bị rơi từ trên cao
xuống.
- Sau khi đã tách nạn nhân khỏi nguồn điện, nạn nhân bị ngất nhưng còn thở,
tim còn đập thì chỉ cần đặt nạn nhân vào chỗ thoáng, nới lỏng quần áo bó chặt
người, chú ý để phòng cảm lạnh. Nếu là thở thoi thóp, tim đã ngừng đập thì phải
tiến hành cấp cứu ngay tại chỗ bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt hay xoa bóp tim
ngoài lồng ngực, hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Đồng thời báo ngay cho cơ sở y
tế hoặc gọi điện thoại cấp cứu 115.
8. Phương pháp hà hơi thổi ngạt
Đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí, đặt nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau.
Trước khi thổi ngạt cần mở miệng nạn nhân, kéo lưỡi ra (nếu lưỡi bị thụt vào), lau
sạch đờm rãi có khi cả máu ở mũi mồm để khỏi tắc đường thở. Người cứu quỳ
ngang vai nạn nhân, một tay bịt mũi, ấn trấn nạn nhân xuống, một tay giữ cằm để
mở miệng nạn nhân ra, hít một hơi dài áp miệng mình khít vào miệng nạn nhân và
thổi mạnh cho ngực phồng lên, cứ làm như vậy với nhịp điệu từ 12 đến 15 lần trong
một phút. Kiên trì làm cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc cho đến lúc có nhân
viên y tế đến cứu.
9. Phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực
Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng. Người cứu quỳ bên cạnh. Đặt lòng bàn
tay trái lên ngực vùng tim nạn nhân, lòng bàn tay phải đặt bắt chéo trên mu bàn
tay trái. Dùng sức nặng của cả cơ thể ấn mạnh cho lồng ngực bị nén xuống, sau đó
nới tay để bị ngực nạn nhân trở về vị trí cũ, làm như vậy theo nhịp từ 60 - 80
17
17
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
lần/phút. Cũng làm cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc cho đến lúc nhân viên y
tế đến cứu.
10. Sơ cứu gãy xương
Có thể xảy ra hai trường hợp: gãy xương kín và gãy xương hở (xương gãy thòi
ra ngoài da). Trong cả hai trường hợp khi sơ cứu cần tránh lay động mạnh làm xê
dịch chỗ xương bị gãy gây đau đớn thêm cho nạn nhân.
Gãy xương kín ở đùi trước khi chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để cứu chữa
cần tiến hành cố định xương bị gãy. Để cố đinh xương bị gãy dùng hai thanh nẹp
cứng (gỗ, tre, nhựa) ép vào hai bên đùi. Một nẹp từ mắt cá ngoài tới hõm nách, một
nẹp từ mắt cá đến tới bẹn. Buộc cố định hai nẹp vào nhau bằng dây mềm ở các vị
trí: ngang nách, thắt lưng, hông, đùi, gối, cẳng chân.
Buộc cố định hai chân vào nhau ở đùi, cẳng chân, khi di chuyển cần nâng nạn
nhân lên cáng, lúc nâng phải đỡ ở các vị trí: đầu, lưng, đùi và cẳng chân.
Gãy xương kín ở cẳng (ống) chân, Để cố định xương bị gãy dùng hai nẹp cứng
ốp hai bên ống chân từ dưới cổ chân dới giữa đùi. Dùng dây buộc hai nẹp vào nhau
ở giữa đùi, trên và dưới chỗ gãy, cổ chân, bàn chân.
Gãy xương kín ở cánh tay: cố định xương bị gãy bằng hai nẹp: một nẹp từ hõm
nách đến khuỷu tay; một nẹp từ trên vai đến khuỷu tay ở mặt ngoài. Giữ cố định tay
nạn nhân trong tư thế cẳng tay vuông góc với cánh tay, bằng cách treo cẳng tay
vào mảnh vải buộc vòng qua cổ, bàn tay úp xuống dưới.
Gãy xương kín ở cẳng tay: cố định xương bị gãy bằng hai nẹp: một nẹp từ
mỏm khuỷu tới mu bàn tay; một nẹp từ khuỷu tới lòng bàn tay. Buộc cố định hai nẹp
vào nhau ở dưới khuỷu, trên và dưới chỗ xương bị gãy và cổ tay. Giữ cố định tay
nạn nhân ở tư thế cẳng tay vuông góc với cánh tay bằng cách treo cẳng tay vào
mảnh vải buộc vòng qua cổ, lòng bàn tay ngửa lên trên.
Gãy xương hở: trong các trường hợp nêu trên nếu xương gãy thòi ra ngoài da
thì trước khi buộc cố định xương cần tiến hành làm sạch vết thương bằng các loại
thuốc sát trùng, sau đó đặt gạc lên và băng lại.
để không động trạm mạnh đến chỗ xương gáy, cần cắt bỏ hoặc xẻ rạch ống
18
18
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
quần, ống tay áo để cho vết thương lộ ra rồi mới tiến hành rửa sạch vết thương.
II. Các phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Khái niệm
Phương tiện bảo vệ cá nhân là các dụng cụ, phương tiện mà người lao động
phải sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại phát
sinh trong quá trình lao động sản xuất do điều kiện thiết bị, công nghệ và cách tổ
chức chưa hoàn chỉnh gây ra.
2. Yêu cầu đối với PTBVCN
Bất kỳ PTBVCN nào cũng phải đáp ứng 3 yêu cầu sau:
- Về tính chất bảo vệ: ngăn cản hoặc làm giảm đến mức cho phéo tác động của
các yếu tố nguy hiểm, có hại.
- Về tính chất sử dụng: nhẹ nhàng, thuận tiện, mỹ thuật.
- Về tính chất vệ sinh: không độc, không gây khó chịu khi sử dụng.
3. Yêu cầu khi sử dụng PTBVCN
Khi sử dụng PTBVCN cần tuân theo những yêu cầu sau:
- Sử dụng đủ các PTBVCN đạt tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với nghề và công
việc theo quy định.
- Sử dụng đúng mục đích, đúng chủng loại PTBVCN.
- Bảo quản, vệ sinh các PTBVCN đúng phương pháp để bảo đảm được thời
gian sử dụng quy định.
- Biết cách kiểm tra phát hiện các PTBVCN không đạt yêu cầu hoặc hư hỏng để
loại bỏ, thay thế kịp thời.
- Nếu làm hư hỏng hoặc mất PTBVCN đã được trang cấp, thì phải bồi thường
nếu không có lý do chính đáng.
4. Các loại PTBVCN
a) Phương tiện bảo vệ đầu:
Để chống chấn thương ở đầu (sọ não) do vật rơi từ trên cao xuống đầu, do va
19
19
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
quệt, đập vào những vật treo lơ lửng, vật chướng ngại, sắc nhọn ở ngang tầm đầu
công nhân làm việc trên công trường cần sử dụng mũ cứng bằng nhựa. Bất cứ khi
nào ở trên công trường, cũng phải đội mũ bảo hộ, đặc biệt tại những khu vực đang
có thi công trên cao. Mũ bảo hộ phải có quai đeo để tránh bị rơi.
b) Phương tiện bảo vệ mắt:
Phương tiện bảo vệ mắt gồm có các loại kính và tấm chắn, trong đó kính được
sử dụng phổ biến hơn. Kính bảo hộ gồm hai loại chính:
- Kính trắng có tác dụng ngăn ngừa chấn thương mắt do bụi, các vật rắn và
lỏng văng bắn vào mắt, khi làm các công việc như đập phá, chặt, cắt, khoan, đẽo,
đục, mài nhẵn, đánh bóng vật liệu, vận chuyển, rót chất lỏng móng, hóa chất
- Kính lọc sáng (kính màu, kính mờ) để chống tia hồng Ngoại, tia tử ngoại, tia
sáng mặt trời khi làm các công việc như hàn điện, hàn hơi, khi phải nhình vào các lò
nung, lò đốt sấy, làm việc ngoài trời nắng chói
Khi sử dụng kính bảo vệ mắt phải biết rõ yếu tố cần chống để chọn đúng loại
kính.
c) Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp:
dùng để ngăn ngừa tác hại của các loại bụi và hơi, khí độc xâm nhập vào cơ
thể qua đường hô háp.
- Phương tiện lọc khí (khẩu trang, bán mặt nạ, mặt nạ): khẩu trang chỉ có thể
lọc bụi. Bán mặt nạu có thể lọc được cả bụi và hơi khí độc tùy thuộc vào vật liệu
chứa trong hộp lọc. Mặt nạ lọc được cả bụi và hơi khí độc, hiệu quả cao hơn bán
mặt nạ.
- Phương tiện tự cấp khí hoặc dẫn khí (bình thở): được sử dụng ở nơi người
không trực tiếp hít thở không khí được. Ví dụ: lặn ở dưới sâu; làm việc ở môi
trường có nồng độ hơi khí độc nguy hiểm.
d) Phương tiện bảo vệ tay:
Tay là bộ phận rất dễ bị chấn thương trên cơ thể: rách trầy da, gãy tay, sai
khớp, đứt tay, bỏng tay Những công việc nguy hiểm phổ biến thường hay gây chấn
20
20
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
thương như: những công việc có tiếp xúc với những bề mặt thô, sắc hoặc lởm chởm;
tiếp xúc với các chất độc, ăn mòn, nóng bỏng như nhựa đường bitum; khi làm việc
với máy rung như máy khoan, đầm bê tông, sử dụng các dụng cụ điện. Để đề phòng
chấn thương tay, phải sử dụng các dụng cụ thủ công cầm tay đảm bảo chất lượng
tốt, dùng trang bị bảo vệ tay phù hợp như găng tay hay bao tay. Găng tay và bao
tay thường làm bằng vải dày như vải bò, vải bạt. Riêng găng tay cách điện phải là
găng tay cao su.
e) Phương tiện bảo vệ chân:
Phương tiện bảo vệ chân gồm có các loại giày và ủng, kiểu giày và ủng được
sử dụng tùy thuộc vào công dụng bảo vệ.
Để chống tác dụng cơ học (dẫm đinh và những vật sắc nhọn, vật liệu rơi vào
chân ) có thể dùng giày da có đế giày, có tấm lót kim loại càng tốt.
Làm việc ở những nơi ẩm ướt, lầy lội, phải tiếp xúc với những chất ăn mòn
như vôi, vữa, bêtông nên sử dụng giày hay ủng bằng caosu, chất dẻo.
Làm việc ở những nơi có hóa chất độc hại như xăng, dầu, axit phải sử dụng
các loại giày ủng đặc chủng để chống lại tác hại của chúng. Ở môi trường nguy
hiểm về điện phải sử dụng giày ủng cách điện.
21
21
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
§4- VỆ SINH LAO ĐỘNG, CHỐNG BỤI VÀ NHIỄM ĐỘC
I. Vệ sinh lao động
1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của khoa học vệ sinh lao động
- Khoa học vệ sinh lao động sẽ nghiên cứu tác dụng sinh học của các yếu tố
bất lợi ảnh hưởng đến sức khoẻ và tổ chức cơ thể con người, cũng như các biện
pháp đề phòng, làm giảm và loại trừ tác hại của chúng.
- Tất cả các yếu tố gây tác dụng có hại lên con người riêng lẻ hay kết hợp
trong điều kiện sản xuất gọi là tác hại nghề nghiệp. Kết quả tác dụng của chúng lên
cơ thể con người có thể gây ra các bệnh tật được gọi là bệnh nghề nghiệp.
- Đối tượng của vệ sinh lao động là nghiên cứu:
Quá trình lao động và sản xuất có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm và vật thải ra có ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người.
Quá trình sinh lý của con người trong thời gian lao động.
Hoàn cảnh, môi trường lao động của con người.
Tình hình sản xuất không hợp lý ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Mục đích nghiên cứu là để tiêu diệt những nguyên nhân có ảnh hưởng
không tốt đến sức khoẻ và khả năng lao động của con người.
→ Do đó, nhiệm vụ chính của vệ sinh lao động là dùng biện pháp cải tiến lao
động, quá trình thao tác, sáng tạo điều kiện sản xuất hoàn thiện để nâng cao trạng
thái sức khoẻ và khả năng lao động cho người lao động.
2. Những nhân tố ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa
a. Những nhân tố ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân trong lao động sản
xuất
- Tất cả những nhân tố ảnh hưởng có thể chia làm 3 loại:
Nhân tố vật lý học: như nhiệt độ cao thấp bất thường của lò cao, ngọn lửa
của hàn hồ quang, áp lực khí trời bất thường, tiếng động, chấn động của máy,
Nhân tố hoá học: như khí độc, vật thể có chất độ, bụi trong sản xuất
Nhân tố sinh vật: ảnh hưởng của sinh vật, vi trùng mà sinh ra bệnh truyền
22
22
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
nhiễm.
- Các nhân tố trên có thể gây ra bệnh nghề nghiệp làm con người có bệnh nặng
thêm hoặc bệnh phát triển rộng, trạng thái sức khoẻ của người lao động xấu đi rất
nhiều.
→ Vì thế, vệ sinh lao động phải nghiên cứu các biện pháp để phòng ngừa.
b. Các biện pháp phòng ngừa chung
- Các bệnh nghề nghiệp và nhiễm độc trong xây dựng cơ bản có thể đề phòng
bằng cách thực hiện tổng hợp các biện pháp kỹ thuật và tổ chức nhằm:
Cải thiện chung tình trạng chỗ làm việc và vùng làm việc.
Cải thiện môi trường không khí.
Thực hiện chế độ vệ sinh sản xuất và biện pháp vệ sinh an toàn cá nhân.
- Tổng hợp các biện pháp trên bao gồm các vấn đề sau:
Lựa chọn đúng đắn và đảm bảo các yếu tố vi khí hậu, tiện nghi khi thiết kế
các nhà xưởng sản xuất.
Loại trừ tác dụng có hại của chất độc và nhiệt độ cao lên người làm việc.
Làm giảm và triệt tiêu tiếng ồn, rung động.
Có chế độ lao động riêng đối với một số công việc nặng nhọc tiến hành trong
các điều kiện vật lý không bình thường, trong môi trường độc hại,
Tổ chức chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo ở chỗ làm việc hợp lý theo tiêu
chuẩn yêu cầu.
Đề phòng bệnh phóng xạ có liên quan đến việc sử dụng các chất phóng xạ và
đồng vị.
Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân để bảo vệ cơ quan thị giác, hô hấp, bề
mặt da,
II. Điều kiện vi khí hậu trong môi trường sản xuất
- Điều kiện khí hậu của hoàn cảnh sản xuất là tình trạng vật lý của không khí
bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ lưu chuyển không khí và
bức xạ nhiệt trong phạm vi môi trường sản xuất của người lao động. Những yếu tố
này tác động trực tiếp đến cơ thể con người, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ → làm
giảm khả năng lao động của công nhân.
23
23
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
1. Các yếu tố vi khí hậu
a. Nhiệt độ
- Nước ta ở vùng nhiệt đới nên mùa hè nhiệt độ có khi lên đến 40
o
C. Lao động
ở nhiệt độ cao đòi hỏi sự cố gắng cao của cơ thể, sự tuần hoàn máu mạnh hơn, tần
suất hô hấp tăng, sự thiếu hụt ôxy tăng → cơ thể phải làm việc nhiều để giữ cân
bằng nhiệt.
- Khi làm việc ở nhiệt độ cao, người lao động bị mất nhiều mồ hôi, trong lao
động nặng cơ thể phải mất 6-7 lít mồ hôi nên sau 1 ngày làm việc cơ thể có thể bị
sút 2-4 kg.
- Mồ hôi mất nhiều sẽ làm mất 1 số lượng muối của cơ thể. Cơ thể con người
chiếm 75% là nước, nên việc mất nước không được bù đắp kịp thời dẫn đến những
rối loạn các chức năng sinh lý của cơ thể do rối loạn chuyển hoá muối và nước gây
ra.
- Khi cơ thể mất nước và muối quá nhiều sẽ dẫn đến các hậu quả sau đây:
Làm việc ở nhiệt độ cao, nếu không điều hoà thân nhiệt bị trở ngại sẽ
làm thân nhiệt tăng lên. Dù thân nhiệt tăng 0.3-1
o
C, trong người đã cảm thấy
khó chịu → gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, gây trở ngại nhiều cho sản
xuất và công tác. Nếu không có biện pháp khắc phục dẫn đến hiện tượng say
nóng, say nắng, kinh giật, mất trí.
Khi cơ thể mất nước, máu sẽ bị quánh lại, tim làm việc nhiều nên dễ bị
suy tim. Khi điều hoà thân nhiệt bị rối loạn nghiêm trọng thì hoạt động của tim
cũng bị rối loạn rõ rệt.
Đối với cơ quan thận, bình thường bàI tiết từ 50-70% tổng số nước
của cơ thể. Nhưng trong lao động nóng, do cơ thể thoát mồ hôi nên thận chỉ
bài tiết 10-15% tổng số nước → nước tiểu cô đặc gây viêm thận.
Khi làm việc ở nhiệt độ cao, công nhân uống nhiều nước nên dịch vị
loãng làm ăn kém ngon và tiêu hoá cũng kém sút. Do mất thăng bằng về
muối và nước nên ảnh hưởng đến bài tiết các chất dịch vị đến rối loạn về
viêm ruột, dạ dày.
24
24
Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS
Khi làm việc ở nhiệt độ cao, hệ thần kinh trung ương có những phản
ứng nghiêm trọng. Do sự rối loạn về chức năng điều khiển của vỏ não sẽ dẫn
đến giảm sự chú ý và tốc độ phản xạ sự phối hợp động tác lao động kém
chính xác , làm cho năng suất kém, phế phẩm tăng và dễ bị tai nạn lao động.
* Nhiệt độ thấp
- Tác hại của nhiệt độ thấp đối với cơ thể ít hơn so với nhiệt độ cao. Tuy nhiên
sự chênh lệch quá nhiều cũng gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể:
Nhiệt độ thấp, đặc biệt khi có gió mạnh sẽ làm cho cơ thể quá lạnh gây ra
cảm lạnh.
Bị lạnh cục bộ thường xuyên có thể dẫn đến bị cảm mãn tính, rét run, tê liệt
từng bộ phận riêng của cơ thể.
Nhiệt độ quá thấp cơ thể sinh loét các huyết quản, đau các khớp xương, đau
các bắp thịt.
Nhiệt độ nơi làm việc lạnh có thể làm cho công nhân bị cóng, cử động không
chính xác, năng suất giảm thấp.
- Những người làm việc dưới nước lâu, làm việc nơi quá lạnh cần phải được
trang bị các phương tiện cần thiết để chống rét và chống các tác hại do lạnh
gây ra.
b. Độ ẩm không khí
- Độ ẩm không khí nói lên lượng hơi nước chứa trong không khí tại nơi sản
xuất. Độ ẩm tương đối của không khí cao từ 75-80% trở lên sẽ làm cho sự điều hoà
nhiệt độ khó khăn, làm giảm sự toả nhiệt bằng con đường bốc mồ hôi.
- Nếu độ ẩm không khí cao và khi nhiệt độ cao, lặng gió làm con người nóng
bức, khó chịu.
- Nếu độ ẩm không khí thấp, có gió vừa phải thì thân nhiệt không bị tăng lên,
con người cảm thấy thoả mái, nhưng không nên để độ ẩm thấp hơn 30%.
c. Luồng không khí
- Luồng không khí biểu thị bằng tốc độ chuyển động của không khí. Tốc độ
lưu chuyển không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sự toả nhiệt, nó càng lớn thì sự
25
25