Tải bản đầy đủ (.pdf) (309 trang)

Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế xã hội môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng đồng tháp mười

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.35 MB, 309 trang )

5764-le.pdf



5764-le.pdf



5764-le.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf




chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf




chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf




5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf


















5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf




5764-le.pdf



chan.pdf











5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf




chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf




chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf




5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf




5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf




chan.pdf
























































5764-le.pdf




chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf




chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf




5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf





































5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf




chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf




5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf




5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf







5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf




chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf




chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf




5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf




5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf




chan.pdf



5764-le.pdf



5764-le.pdf



5764-le.pdf







5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf




chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf



chan.pdf



5764-le.pdf
















báo cáo tóm tắt




Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cô sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 1



PHẦN MỞ ĐẦU



TÍNH BỨC THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
MỤC TIÊU–PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


01.Tính bức thiết của đề tài:



1) Đồng Tháp Mười (ĐTM) là một bộ phận của cánh đồng lũ, một vùng chậm
lũ và phân lũ, chiếm 36,7% tổng diện tích vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) và bằng 17,7% diện tích toàn bộ đồng bằng, trong đó gần 70% là đất
nông nghiệp, là vùng đất đai mầu mỡ.

2) Trong những năm qua Nhà nước đã có những đầu tư lớn cho các công trình
hạ tầng, có chủ trương đúng cho phương hướng sản xuất và đã đạt những thành tựu
lớn: Năm 2001 diện tích gieo trồng lúa vùng ĐTM đạt 790.000ha (cao nhất từ trước
tới nay), tổng GDP đạt 8791,2 tỷ đồng (theo giá 1994), trong đó nông nghiệp đóng
góp 53%.

Năng suất lúa bình quân toàn vùng khoảng 4,53T/ha, trong đó năng suất
bình quân lúa Đông Xuân 5,44T/ha. Tuy vậy, cũng phải thấy rằng tốc độ tăng
trưởng trong những năm gần đây chậm lại, mặc dầu có đầu tư nhiều song năng suất
không tăng.

3) Những vấn đề lũ lụt, hạn hán, chua phèn, xâm nhập mặn và môi trường vẫn
còn đó, sản xuất phụ thuộc, đời sống không ổn định. Những thiệt hại do thiên tai
đối với vùng ĐTM rất lớn: Trận lũ năm 2000 làm thiệt mạng 237 người. Tổng thiệt
hại lên đến gần 3.000 tỷ đồng. Trong những năm ít nước (1998, 2003) mặn xâm
nhập sâu vào sông Vàm Cỏ, cả vùng Nam Long An chịu ảnh hưởng do thiếu nước.
Năng suất Hè Thu chỉ đạt 1,5 – 1,8Tấn/ha, nhiều nơi mất trắng. Những tổn thất có
thể xem là rất nặng nề.

4) Những biến động bất lợi về thiên nhiên ngày càng dồn dập và không có gì
đảm bảo là những thiệt hại sẽ được hạn chế, nếu những thiên tai kiểu lũ năm 2000,
hạn các năm 1998, 2003 lặp lại trong tương lai. Khác với Tứ giác Long Xuyên,
ĐTM mặc cho những gì chúng ta đã làm được, tính từ sau lũ năm 2000, nhìn chung
có thể xem như còn bỏ ngỏ.


Trong bối cảnh đó Đề tài: “Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã
hội – môi trường phục vụ phát triển vùng ĐTM” được thực hiện.

5) Những thành công trong KSL cho vùng TGLX là bài học quý đối với vùng
ĐTM. Tuy nhiên do những đặc điểm bất lợi hơn: Lũ tràn vào ĐTM mạnh hơn,
nhiều hơn, ngập lụt sâu và dài hơn, đường tiêu thoát dài, ảnh hưởng của thuỷ triều
biển Đông, việc tiêu thoát khó hơn, nên cần có những biện pháp mạnh hơn tác
động trực tiếp lên thuỷ triều, yếu tố cản trở chính cho việc tiêu thoát nước cho vùng
ĐTM. Với suy nghó đó trong bài toán KSL cho ĐTM việc nghiên cứu các biện




Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 2

pháp xây dựng 1 cống lớn kiểm soát thuỷ triều trên sông Vàm Cỏ được đặt vào vị
trí quan trọng.

6) Chỉ có việc áp dụng những biện pháp mạnh và khả thi nhất trong KSL cho
vùng này mới cho phép đưa ra những chỉ tiêu hợp lý về độ sâu ngập lụt, thời gian
ngập lụt, thời gian khai thác đất đai, mức nước chống lũ cho các loại công trình, các
vùng sản xuất, tạo ra điều kiện và khả năng cải tạo các vùng đất khó khai thác, từ
đó có thể nói đến việc khai thác tối ưu tài nguyên và phát triển bền vững xã hội.
Mặt ngược lại, việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ có tác động tích cực lên môi
trường ngập lũ, điều kiện tiêu thoát.

Vì vậy, bài toán KSL sẽ là cơ sở, là tiền đề cho việc nghiên cứu phát triển

kinh tế – xã hội và những biện pháp phát triển kinh tế – xã hội sẽ chỉ ra những tác
động ngược lại đối với lũ – ngập lụt, từ đó xem xét lại yêu cầu và khả năng KSL.
Bài toán được giải quyết theo cách xem xét mối quan hệ giữa ngập lụt, thoát lũ và
phát triển. Mối quan hệ đó được trình bày trên sơ đồ 0.1.

7) Những tiêu chí quan trọng nhất trong phát triển kinh tế xã hội bền vững
vùng ĐTM được đề cập đến trong nội dung dưới đây bao gồm:

− Đánh giá và khai thác tối ưu tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền
vững.

− Xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu sống an toàn, ổn định, khai thác và
phát triển, phù hợp với đặc điểm địa bàn phân lũ, thoát lũ, yêu cầu hiện đại hoá
nông thôn.

− Hiện đại hoá phương tiện sản xuất. Du nhập công nghệ, thiết bị tiên tiến, cải
tiến máy móc.

− Thu hút đầu tư, huy động toàn dân về nhân – tài – vật lực.
− Thực hiện công bằng xã hội: thoả mãn nhu cầu thiết yếu, tăng GDP, thanh

toán nghèo đói, bần cùng.
− Xây dựng xã hội văn minh hiện đại.
− Bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường đúng hướng, xây dựng cảnh quan tiến

bộ.
Có thể thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa các tiêu chí phát triển bền vững

với các đặc trưng của phương án KSL được lựa chọn, theo sơ đồ 1.




02. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu:


1) Mục tiêu nghiên cứu:


− Nghiên cứu đề xuất các phương án thoát lũ hữu hiệu và khả thi, để đảm bảo
an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân, chủ động trong sản xuất, giảm cao
trình cốt xây dựng, hạn chế tác động phá hoại của lũ đối với cơ sở hạ tầng, lợi dụng
lũ cải tạo chất lượng đất, nước, môi trường, góp phần vào công cuộc phát triển bền
vững.

− Tính toán hiệu quả của biện pháp công trình.




Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 3

− Tính toán các đặc trưng lũ phục vụ thiết kế công trình, quy hoạch sản xuất,
khai thác đất đai.

− Đề xuất phương hướng, chỉ tiêu và phương án phát triển cho vùng ĐTM phù
hợp với phương án kiểm soát lũ.

− Bố trí sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dân cư theo phương án lựa chọn.

− Tính toán giá trị sản xuất và tăng trưởng.
− Đề xuất cơ chế chính sách bảo đảm dân chủ, văn minh, công bằng xã hội và

phát triển bền vững.



2) Đề tài: Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế-xã hội-môi trường phục vụ
phát triển bền vững vùng ĐTM được tiến hành trong bối cảnh:

− ĐTM đã trải qua sau 20 năm khai thác và đã thu được một số kết quả. Các
thành tích là rõ ràng và hạn chế đã bộc lộ. Hiện trạng tài nguyên, khai thác và các
mâu thuẫn được tổng kết.

− Đã có một hệ thống công trình thoát lũ ra biển Tây hoạt động có hiệu quả
và cho ta những bài học quý.

- ĐBSCL đã qua những trận lũ lớn 2000 – 2001 với những thiệt hại nặng nề,
qua đó có thể rà soát lại hiện trạng, bổ sung quy hoạch KSL đã được duyệt.

- Đề tài được thực hiện song song với nhiều đề tài khác có liên quan, tạo
những thuận lợi trong việc trao đổi kết quả, kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu.

Những đặc điểm của bối cảnh trên đây được khai thác đúng mức trong quá
trình thực hiện đề tài. Vì thế, phương châm chính trong thực hiện đề tài là:

− Tiếp cận, tổng kết và phân tích thực tế một cách khách quan
− Bám sát quy hoạch đã được phê duyệt đồng thời bổ sung những hạn chế
− Kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu đã và đang tiến hành
− Trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất mới


Các phương pháp nghiên cứu được trình bày trên sơ đồ 1.


3) Đề tài: “Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế xã hội phục vụ phát
triển bền vững vùng ĐTM” thực hiện đã gần 2 năm.

Ngày 14/8/2003 các kết quả nghiên cứu được báo cáo trong một cuộc Hội
thảo để trao đổi ý kiến. Đồng chí Võ Văn Kiệt nguyên Thủ tướng Chính phủ, và
các đồng chí Phạm Hồng Giang Thứ trưởng Bộ NN & PTNT, đồng chí Hoàng Văn
Huây Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ đã đến dự và phát biểu ý kiến chỉ
đạo.

Ngày 30/6/2004 Bộ NN & PTNT đã ký Quyết định giao Cơ sở 2 Trường Đại
học Thuỷ lợi chủ trì việc nghiên cứu Tiền khả thi Dự án công trình thoát lũ sông
Vàm Cỏ.

Đó là những thuận lợi để thực hiện thành công đề tài, đưa các kết quả
nghiên cứu khoa học đến gần hơn với những điều kiện khả thi.




Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 4







Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 5

PHẦN I
TỔNG QUAN




CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN VẤN ĐỀ KHAI THÁC VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI




1.1 Đặc điểm hình thái
Đồng Tháp Mười (ĐTM) là một vùng trũng, giới hạn về phía Tây và phía

Nam là sông Tiền, phía Đông và phía Bắc là dải đất chuyển tiếp giữa phù sa cổ và
mới dọc biên giới Việt Nam – CamPuChia dài 85km, phía Nam là QL1A. Với diện
tích gần 7088,6km2, bao gồm đất đai 3 tỉnh: Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp.
Địa hình bằng phẳng, có dạng hình máng, cửa ra của máng là sông Vàm Cỏ, độ
dốc bình quân khoảng 1 cm/km, cao độ phổ biến từ 0,5 đến 1,25m.




1.2 Phân vùng sinh thái
Đồng Tháp Mười là vùng đất bán ngập, một vùng sinh thái tương đối đa

dạng, với nhiều dạng môi trường vật lý và môi trường sinh học khác nhau.
Căn cứ vào điều kiện địa hình, đất đai thổ nhưỡng, tình hình ngập lũ, nguồn

nước và tiềm năng khai thác tài nguyên có thể phân ra các tiểu vùng: Tiểu vùng
thềm và triền phù sa cổ; Tiểu vùng đê sông tự nhiên và đồng bằng sau đê; Tiểu
vùng đồng lũ sau đê sông; Tiểu vùng đồng lũ trũng.



1.3 Địa chất trầm tích – thổ nhưỡng
Theo bản đồ địa chất trầm tích kỷ thứ tư (Bản đồ 1.2) của T.S Võ Đình Ngộ
(1997), ĐTM được chia thành 16 đơn vị trầm tích, bao gồm 2 đơn vị trầm tích
Pleistoxen muộn và 14 đơn vị trầm tích Holoxen.

Trên nền địa chất đó đất đai cũng được hình thành đa dạng (Bản đồ 1.3).
Theo TSKH. Phan Liêu (1997) có 19 đơn vị đất ở ĐTM được ghép thành 5 nhóm
chính:
Đất phù sa chiếm 34,71% tổng diện tích phân bố dọc sông Tiền.
Đất phèn chiếm 39,27% phân bố ở các vùng trũng trung tâm ĐTM và các huyện
phía Đông, Đông Nam.
Đất xám chiếm 16,1% phân bố ở các vùng cao dọc biên giới và các huyện phía
Đông Bắc ĐTM.
Đất cát và đất than bùn chiếm một tỷ lệ nhỏ. Các giồng cát phía Nam Cai Lậy, Tân
An và bưng trấp than bùn dọc theo các lòng sông cổ.








Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 6

1.4 Đặc điểm thuỷ văn.
1.4.1 ĐTM được giới hạn hầu như mọi phía bởi các sông rạch tự nhiên. Sông Tiền
bao bọc phía Tây và Nam. Sông Vàm Cỏ với nhánh Vàm Cỏ Đông bao bọc phía
Đông. Nhánh Vàm cỏ Tây nằm dài dọc giữa bồn trũng ĐTM như một trục tiêu tự
nhiên quan trọng hỗ trợ cho sông Tiền trong việc tiêu thoát nước cho ĐTM.
1.4.2 Các nguồn nước chính:

1) Sông Tiền: sông Tiền là nguồn cấp nước chính cho ĐTM, bao quanh 2 phía
của ĐTM trên một chiều dài 158km.

Trong mùa kiệt trên 80% lượng nước sông Mêkông chảy vào đồng bằng theo
sông Tiền qua đoạn Tân Châu – Vàm Nao. Do có nguồn nước tập trung, chế độ
thuỷ lực tốt, đoạn đầu cửa này thuận lợi cho việc lấy nước vào vùng ĐTM. Phía
dưới Vàm Nao trên 35% lượng nước chuyển sang sông Hậu. Phía dưới Cái Bè
nước sông Tiền phân theo nhiều cửa, trên sông Mỹ Tho lượng nước nguồn chỉ còn
lại 10%.

Trong mùa lũ, lòng sông Tiền không đủ năng lực thoát được lượng nước lớn
của sông Mêkông, nên từ tháng VIII trở đi khi mức nước Tân Châu trên 4,0 m nước
vượt bờ phía tả ngạn và tràn vào ĐTM trên toàn tuyến biên giới. Lượng nước chảy
tràn chiếm khoảng 15% toàn bộ lượng nước đổ vào châu thổ trong những năm lũ

lớn và giảm đi trong những năm lũ bé.

Ước tính hàng năm tổng lượng nước đổ vào ĐBSCL trên 450 tỷ m3. Lượng
dòng chảy mùa lũ chiếm 80 – 83% tổng lượng dòng chảy năm. Vào thời kỳ lũ lớn
lưu lượng lớn nhất có thể đạt đến 30.000 – 32.000m3/s, trong đó sông Tiền chiếm
khoảng 82 – 86%, sông Hậu 14 – 18% (tương đương với mức nước trung bình 4,5m
tại Tân Châu).

Tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng IX tại Tân Châu, tháng X tại Châu
Đốc. Tháng có dòng chảy bé nhất là tháng IV. Tháng có dòng chảy biến động là
tháng V, VI vào đầu mùa mưa. Tháng có dòng chảy ổn định nhất là tháng X (lũ
lớn).

Chất lượng nước sông Tiền tốt. Hàng năm sông Cửu Long đổ vào đồng bằng
một lượng phù sa lớn từ 150 – 200 triệu tấn. Đây là nguồn phì nhiêu bổ chính cho
đồng bằng.

2) Sông Vàm Cỏ Đông: Có chiều dài 270km, với diện tích lưu vực 600km2, bắt
nguồn từ Campuchia chảy qua Tây Ninh rồi vào ĐTM. Đoạn sông hạ du nằm trong
tỉnh Long An dài 145km nằm theo hướng gần như Bắc – Nam. Sông có lưu vực
riêng, nhưng về mùa lũ chịu ảnh hưởng nước tràn từ sông Cửu Long. Lưu lượng
bình quân nhiều năm tại Gò Dầu khoảng 91m3/s.

Tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng IX (sớm hơn so với sông Cửu Long).
Mùa mưa ở đây bắt đầu sớm hơn. Tháng kiệt nhất là tháng III, lưu lượng kiệt tháng
trung bình dưới 14m3/s.





Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 7

Trong những năm gần đây, sau khi hồ Dầu Tiếng bắt đầu hoạt động, hàng
năm vào thời kỳ nước trong sông kiệt nhất, người ta bổ sung nước từ hồ Dầu Tiếng
qua kênh Tây vào sông Vàm Cỏ Đông nhằm mục đích đẩy mặn.

Cần nói thêm rằng, nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông vào mùa kiệt được cải
thiện đáng kể do nước hồi quy từ các khu tưới từ 1,8 – 2,5m3/s trong suốt cả mùa
tưới.


1.5 Đặc điểm khí tượng.

Toàn vùng có một nền nhiệt độ cao quanh năm, ổn định theo không gian và
thời gian, với mức trung bình thay đổi theo các vùng từ 26,70C đến 27,30C. Tổng
lượng bức xạ trung bình năm tại Mộc Hoá đạt 156,8cal/cm2, Tân An 160,8cal/cm2,
Mỹ Tho đạt 161,9cal/cm2

Trong năm thịnh hành 2 hướng gió chính: Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng
V đến tháng XI, thổi từ vịnh Thái Lan vào mang nhiều hơi nước gây mưa; Gió
Đông Bắc thịnh hành từ tháng XII đến tháng I, thổi từ lục địa nên khô và hanh.

Tốc độ gió trung bình năm đạt từ 2 – 2,5m/s.
Mùa mưa bắt đầu sớm nhất ở các vùng phía Tây vào đầu tháng V sau đó

chuyển dần sang phía Đông và kết thúc theo trình tự ngược lại, muộn dần từ Đông
Bắc đến Tây Nam. Lượng mưa năm trung bình có xu hướng giảm từ Đông sang Tây
và từ Bắc xuống Nam: Tân An 1536mm, Mỹ Tho 1382mm, Hiệp Hoà 1625mm,

Mộc Hoá 1572mm.

Lượng mưa năm tương đối ổn định, dao động trong khoảng 1300 – 1700mm.
Hệ số biến động lượng mưa năm không lớn đạt trên dưới 0,2 (Mộc Hoá Cv = 0,19,
Tân An 0,17 và Mỹ Tho là 0,2).


1.6 Thuỷ triều.

Thuỷ triều biển Đông ảnh hưởng mạnh mẽ đến chế độ nước trong vùng
ĐTM suốt cả năm. Trong mùa cạn thuỷ triều đẩy nước lên tận biên giới và trong
toàn vùng nước chảy 2 chiều. Trong mùa lũ thuỷ triều rút xuống hạ lưu và ảnh
hưởng mạnh mẽ đến việc tiêu thoát nước và chế độ ngập lụt.
Triều biển Đông có dạng bán nhật triều không đều. Trong một tháng có 2
lần triều cường. Trong thời kỳ triều cường mức nước đỉnh cao, chân thấp, mức nước
bình quân lệch về phía đỉnh triều. Trong thời kỳ triều kém, đỉnh triều thấp hơn,
chân triều cao hơn, biên độ triều nhỏ hơn, do đó mức nước bình quân trong thời kỳ
triều kém có xu thế cao hơn thời kỳ triều cường.

1.7 Về những hạn chế tự nhiên trên vùng ĐTM.

Như chúng ta biết 4 hạn chế tự nhiên trên vùng ĐTM là: Lũ lụt – Hạn –
Chua phèn và Xâm nhập mặn, trong đó lũ lụt là yếu tố hạn chế cơ bản nhất.




Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 8


Các yếu tố hạn chế thay nhau ngự trị suốt thời gian trong năm: tháng II, III,
IV khô hạn, xâm nhập mặn; tháng V, VI, VII chua phèn trên phạm vi rộng nhất;
tháng VIII, IX, X, XI ngập lụt.

Ảnh hưởng của lũ lụt sẽ được trình bày chi tiết trong những chương sau.
Dưới đây trình bày tóm tắt những diễn biến chua phèn và xâm nhập mặn.


1.7.1 Nước chua phèn ĐTM được hình thành tại chỗ từ các đất phèn ở trung tâm

và vùng hạ lưu Bo Bo, Bắc Đông. Nước chua được hình thành trong các
tháng đầu mùa mưa, tập trung vào kênh mương và lan truyền rộng ra ngoài
vùng đất phèn ra nhiều phía và tồn tại tại trong nhiều tháng (5, 6, 7, 8) do
tác động của thuỷ triều. Đây là mối đe doạ lớn đến sản xuất và môi trường
sống đối với người dân vùng ĐTM.


1.7.2 Xâm nhập mặn lên sâu nhất chủ yếu từ phía sông Vàm Cỏ nơi nguồn nước
yếu nhất, đặc biệt trên sông Vàm Cỏ Tây. Nhờ việc cấp nước theo các kênh
ngang Hồng Ngự, Tân Thành – Lò Gạch, Đồng Tiến, Lagrange; các cống
ngăn mặn Rạch Chanh, Bắc Đông; do việc bổ sung nước từ công trình Dầu
Tiếng tình hình xâm nhập mặn được cải thiện rõ rệt trong những năm gần
đây. Tuy vậy, xâm nhập mặn vẫn là mối đe doạ từ hạ lưu đối với ĐTM.



























Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 9





CHƯƠNG II



TÓM TẮT MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, QUY HOẠCH LŨ ĐBSCL
VÀ CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN KSL VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI


2.1 Quy hoạch lũ ĐBSCL do Phân viện KSQHTL Nam Bộ thực hiện.
2.1.1 Từ năm 1994, Bộ Thuỷ lợi (cũ) nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (Bộ NN&PTNT) đã được Thủ tướng Chính phủ giao lập quy hoạch lũ ĐBSCL.
Đến tháng XII/1995 Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ Định hướng quy
hoạch lũ ĐBSCL.

Những kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để Thủ tướng ra Quyết định
99/TTg ngày 9/II/1996 “Về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996 – 2000
đối với việc phát triển thuỷ lợi, giao thông và xây dựng nông thôn ĐBSCL”.

Năm 1998 quy hoạch lũ ĐBSCL được hoàn thành, sau đó được bổ sung qua
các trận lũ lớn 2000 – 2001 với các nội dung chính:
- Xây dựng tuyến ngăn lũ và KSL Tân Thành – Lò Gạch, xây dựng 10 cống,
trong đó có 5 cống để KSL với ΣB = 125 m và 5 cống còn lại làm nhiệm vụ lấy
nước tưới. Cải tạo khu Tứ Thường có khả năng thoát được khoảng 3.700m3/s. Nạo
vét 4 kênh thoát lũ ven sông Tiền là: kênh 2/9, Kháng Chiến, Bình Thành, Thống
Nhất nối với các đường thoát lũ Đốc Vàng Thượng, Đốc Vàng Hạ và cửa Ba Răng
để thoát được 3000m3/s; mở rộng kênh sông Trăng nối với rạch Cà Rưng và kênh
Cả Gừa. Mở rộng kênh 28.
- Nạo vét, mở rộng nâng cấp kênh Hồng Ngự, kênh Đồng Tiến – Lagrange,
kênh An Phong – Mỹ Hoà – Năm Ngàn – Bắc Đông, kênh 79,
- Xây dựng cống ngăn mặn, gạn triều, tháo lũ Lagrange và các cống ngăn mặn
khác ở ven sông Vàm Cỏ.

− Nạo vét mở rộng 21 kênh nối kênh Nguyễn Văn Tiếp với sông Tiền.

− Xây dựng các cống ngăn triều, tiêu úng ở ven sông Tiền từ Cao Lãnh đến Mỹ

Tho để chủ động chống ngập úng, rút nước nhanh trong nội đồng ra sông Tiền.
- Nạo vét mở rộng trục Bo Bo để thoát lũ, nạo vét mở rộng các kênh nối 2 sông
Vàm Cỏ tạo thành các ô nhỏ khép kín không cho nước lũ ngập vào trong đồng để
sản xuất các cây công nghiệp dài ngày như mía, dứa, chuối .v.v...

− Bảo vệ cho 12 thị trấn nằm trong vùng ngập sâu là Tân Hồng, Tân Hưng,
Vónh Hưng, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh
Hóa, Hồng Ngự, Tân Phước và Đông Thạnh.

− Bảo vệ cho các trung tâm xã và các tuyến dân cư quan trọng không bị ngập..
− Xây dựng 3 hồ sinh thái Lộ Mới (Tân Phước), Láng Sen (Mộc hóa) và Tràm

Chim (Tam Noâng).




Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 10


2.2 Một số giải pháp trong quy hoạch sản xuất nông nghiệp vùng hạ Long
An.

1) Vùng hạ Long An tập trung 2 bên sông Vàm Cỏ, với 91% diện tích bị mặn,
phèn nhiễm mặn và phèn tiềm tàng nhiễm mặn. 80% diện tích sử dụng cho nông
nghiệp. Đất nuôi trồng thuỷ sản 0,5 – 1,1%. Định hướng sử dụng đất đai, vẫn ưu

tiên phát triển nông nghiệp, chuyển dịch đất nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá gắn với thị trường, năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái.

2) Nguồn nước mùa khô không có (ngoài lượng mưa it ỏi), cả vùng hạ Long An
thiếu nước cho sản xuất và đời sống. Nước sinh hoạt chủ yếu là nước ngầm.

3) Các nhiệm vụ thuỷ lợi: Ngăn mặn, chống lũ triệt để cho từng vùng nhỏ; Tạo
nguồn nước ngọt để cấp nước cho cây trồng trong mùa khô; Xây dựng các công
trình để tiêu thoát nước chua trong đầu mùa mưa. Hình thành tuyến đê bao ngăn
mặn chống lũ, triều cường; Hoàn chỉnh hệ thống kênh nội đồng; Đầu tư hệ thống
kênh dẫn ngọt, kéo dài thời gian cấp ngọt.

2.3 Các phương án KSL từ thượng lưu.

− Những hoạt động dự kiến cho việc khai thác đất đai vùng ngập lũ thượng lưu
là đào kênh lấy nước từ các sông chính, sông Tong Le Toch, Tong Lê Prasat vào
đồng ruộng hoặc xây dựng các hồ nhân tạo để nuôi trồng thủy sản.

− Để KSL người CamPuChia cũng sẽ xây dựng các cống KSL sớm và muộn,
như chúng ta đã làm. Trong trường hợp này dòng chảy trên sông chính sẽ tăng lên,
lũ truyền về hạ lưu sớm hơn. Độ nghiêng mặt nước vào ĐTM gia tăng, làm cho
dòng chảy từ sông Tiền vào nội đồng chảy mạnh – thuận cho việc lấy phù sa.



Các biện pháp đào các kênh phân lũ:
− Từ Bassac đi Tà Keo đổ ra vịnh Thái Lan.
− Nối sông Prekthnot (tại Kanpongtoul) với Tà Keo và đổ ra vịnh Thái Lan.

Các biện pháp này khá thuận lợi sẽ làm giảm nhẹ áp lực lũ lên phía sông Hậu.

− Phương án đào kênh nối sông Mêkong với sông Vàm Cỏ Đông lợi dụng sông

này cấp nước cho vùng đất cao của Svayrieng và Kongpongcham. Phương án nối
sông Mêkông với sông Vàm Cỏ Tây. Sông Vàm Cỏ trong trường hợp này được
xem là tuyến thoát quan trọng cho CămPuChia.


2.4 Những ý tưởng KSL trong báo cáo đề tài Khoa học cấp Nhà nước:
“Những cơ sở khoa học cho việc KSL vùng ĐTM” (KTĐL 97)


− Xây dựng tuyến KSL dọc theo kênh Tân thành – Lò Gạch để KSL tràn đầu
vụ, với các cống thoát lũ trong pha lũ lớn; Cải tạo vùng Tứ Thường hạn chế lũ tràn
vào ĐTM; Cải tạo hành lang thoát lũ dọc phía bờ Đông kênh Thống Nhất ép lũ ra
sông Tiền.




Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 11

− Đắp đê ven sông Vàm Cỏ tạo đầu nước cao, sử dụng sông này làm hành
lang thoát lũ tràn, tạo dòng chảy 1 chiều từ sông ra 2 phía, cải tạo đất phèn.


2.5 Những kết quả từ việc KSL cho vùng Tứ giác Long Xuyên.
2.5.1 Hiệu quả của hệ thống KSL cho vùng TGLX .


1) Công trình KSL đã đứng vững trong trận lũ lịch sử năm 2000. Vân hành hệ
thống công trình đúng quy trình. Nội đồng TGLX tạo được một dung tích dự trữ
đáng kể để điều tiết lũ chính.

2) Đảm bảo an toàn việc thu hoạch vụ Hè Thu, mặc cho lũ năm 2000 đến rất
sớm và lớn. Việc đóng cống cuối lũ cho phép kết thúc sớm vụ Đông Xuân từ 10
đến 15 ngày.

3) Mức nước đỉnh lũ giảm 30 – 35cm (vùng thị xã Rạch Giá) trung bình mức
nước giảm thấp 20 – 25cm (trừ vùng Tuần Thống – Lung Lớn, ven QL80 mức nước
ngập cao hơn 50 – 60cm do không đủ cửa thoát lũ).

4) Do ngăn chặn được dòng tràn từ trên xuống, nước sông Hậu mang phù sa
chảy sâu vào nội đồng TGLX đến 30 – 40km có tác dụng cải tạo các vùng đất
phèn (lượng nước từ sông Hậu đổ vào nội đồng trên 8 tỷ m3 so với 2,5 tỷ m3 trước
đây).

5) Khai hoang được 30.000ha đất nông nghiệp, tạo nguồn nước ngọt cho
200.000ha đất tự nhiên, 150.000ha đất phèn được cải tạo, tạo nguồn nước phục vụ
sinh hoạt cho khoảng 200.000 dân cư, trong đó có khu Công nghiệp Hòn Chông –
Ba Hòn. Môi trường Đất – Nước của một vùng trước đây là chua – phèn – mặn nay
thay đổi hẳn.

Vào năm 2002, Kiên Giang thu hoạch trên 2,5 triệu tấn lúa, so với 1,6 triệu
tấn trước khi có công trình.


2.5.2 Những bài học rút ra từ nghiên cứu thực tế mô hình KSL cho vùng TGLX.

1) Trong KSL nên đặt bài toán khai thác tài nguyên Lũ thật cụ thể.

Bài học sâu sắc và cũng là kết quả lớn nhất thu nhận được từ việc KSL cho

vùng TGLX là chúng ta biết sử dụng lũ như một tài nguyên to lớn: nước ngọt, phù
sa để cải tạo một vùng đất phèn, hoang hoá rộng lớn.

Lũ với nước ngọt, phù sa là nguồn lợi vô giá cho người dân ĐBSCL – cùng
với nước lũ là nguồn lợi thủy sản. Cần biết sử dụng nước lũ như một tài nguyên vào
việc cải tạo, bồi bổ cho đồng bằng ngày một thêm phì nhiêu. Như thế việc chung
sống với lũ và KSL của chúng ta mới thực sự có ý nghóa.

2) Ngăn Lũ, Thoát Lũ và Giữ nước là những công việc phải đặt ra đồng thời.
Đối tượng KSL là lũ tràn qua biên giới. Biện pháp hạn chế lũ tràn là ngăn

và thu gom lũ tràn, dẫn lũ tràn ra các trục thoát chính và ra bể tiêu. Vì vậy Ngăn lũ
và Thoát lũ phải tương ứng với nhau, trong đó Ngăn mang tính “thời vụ”, Thoát




Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ÑTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 12

mang tính cơ bản lâu dài. Ngăn mà không Thoát thì sẽ gây ngập lụt cho thượng lưu,
ngược lại Thoát mà không Ngăn thì không làm giảm được ngập lụt.

− Thoát lũ đồng thời phải gắn với việc cải tạo môi trường Đất – Nước. Trục
tiêu thoát phải ngắn. Thoát càng nhanh, tác dụng cải tạo môi trường càng lớn.

− Gắn liền việc thoát lũ với việc tạo nguồn trong mùa cạn và vấn đề giữ nước.

Như thế, một hệ thống KSL hoàn chỉnh phải được xem xét đầy đủ các mặt:

Ngăn Lũ – Thoát Lũ – Cải tạo môi trường - Tạo nguồn – Giữ nước.
3) Trong quy hoạch kiểm soát lũ cần có sự thống nhất, phối hợp với các nước

láng giềng và theo nguyên tắc là làm từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong.
Nhưng khi thực hiện phương án kiểm soát lại phải thực hiện từ dưới lên trên và từ
ngoài vào trong, có như vậy mới tránh được mâu thuẫn và đảm bảo kinh tế.

4) Phối hợp thủy lợi, giao thông, dân cư để công trình KSL đạt hiệu quả cao
nhất. Các công trình trục ngăn lũ, thoát lũ phải được xem xét như những trục phát
triển kinh tế quan trọng của cả vùng.

Thực tế phát triển của việc xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác vùng ngập
lũ cho thấy vùng lũ sẽ bị chia cắt thành bậc có chế độ chảy, chế độ ngập lụt khác
nhau. Để tránh mâu thuẫn giữa thượng – hạ lưu cần xây dựng những hành lang
thoát lũ lớn, bất khả xâm phạm, xây dựng các mô hình sản xuất đa dạng, phù hợp
với những thay đổi của chế độ ngập nước cho các vùng nội đồng.
















Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 13

PHẦN II
DIỄN BIẾN CỦA LŨ LỤT VÀ VẤN ĐỀ THOÁT LŨ



CHƯƠNG III
DIỄN BIẾN CỦA LŨ LỤT TRONG NHỮNG NĂM QUA


3.1 Diễn biến của lũ trên sông chính
3.1.1 Dạng đường quá trình lũ trên sông chính

1) Đỉnh lũ ở Tân Châu chủ yếu (82,7%) xuất hiện từ trung tuần tháng IX đến
trung tuần tháng X. Tuy nhiên hời gian xuất hiện lũ có biến động (năm 2000 lũ đến
rất sớm và năm 1996 là năm lũ đến rất muộn).

2) Nếu ở thượng lưu đường quá trình lũ có nhiều đỉnh dạng hình răng cưa, thì
xuống đến Tân Châu – Châu Đốc đường quá trình lũ phần lớn có 1 đỉnh hoặc 2
đỉnh trong năm. Lũ lên xuống chậm, trung bình khoảng 5 – 7cm/ngày, lớn nhất
cũng chỉ đạt 25 – 30cm/ngày khoảng vài ngày vào thời kỳ lũ lớn. Tốc độ truyền lũ
chậm, từ Phnompenh về Tân Châu – Châu Đốc phải mất từ 2 đến 3 ngày.

3) Ước tính có khoảng gần 80 tỷ m3 nước được trữ lại trong Biển Hồ và các địa

hình trũng 2 bên sông trong năm lũ lớn, trong đó Biển Hồ trữ trên 60% tổng lượng
nước nói trên.
Biên độ giao động mức nước đỉnh lũ tại Tân Châu trong suốt thời ký có tài
liệu quan trắc (50 – 60 năm) khoảng 2,3m. Càng về xuôi chênh lệch giữa mức nước
đỉnh lũ qua các năm còn lại không đáng kể (∆H = 0,5 – 0,6) chủ yếu do sự tổ hợp
giữa lũ và triều cường.

3.1.2 Diễn biến lưu lượng đỉnh lũ

1) Do lưu vực sông Mêkong dài lũ tập trung chậm nên muyn đỉnh lũ bé. Các
giá trị lớn nhất đã xuất hiện trong khoảng 50 năm gần đây tại Kratié,
Kongpongcham, Tân Châu, Châu Đốc khoảng từ 0,05 – 0,1m3/skm2.

Do phân bố mưa và nhập lưu dọc sông chính muyn đỉnh lũ trung bình
tháng có xu thế tăng tương đối từ thượng về đến trung lưu tại Kratie, Pakse (Mmax
= 50 – 60l/skm2), sau đó giảm dần về hạ lưu.

2) Lưu lượng đỉnh lũ thực đo một số năm ở các tuyến đổ vào ĐBSCL là 36.710
m3/s (1961); 33.040 m3/s (1978);31,760 m3/s (1996) , trong đó tỷ lệ dòng chảy lũ từ
thượng lưu vào 2 sông chính tại Tân Châu, Châu Đốc khoảng 82 – 86% cho sông
Tiền, 14 – 18% cho sông Hậu. Sau Vàm Nao tỷ lệ này san bằng cho 2 sông 49 –
51% cho sông Hậu và sông Tiền. Như thế đoạn sông Tiền từ An Long, Hồng Ngự
trở lên thượng lưu là đoạn sông chịu áp lực của lũ nguồn mạnh nhất.

Với tương quan phân bố dòng chảy lũ trên đây, sông Tiền luôn luôn có
đường mặt nước cao nhất trong vùng. Kế đó là sông Hậu, sông Vàm Cỏ Tây, Vàm
Cỏ Đông. Hạ lưu Vàm Cỏ là vùng có mức nước đỉnh lũ (Hmax) thấp nhất trong





Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 14

vùng, trừ những năm lũ thật lớn đường mặt nước hạ lưu vùng này mới có xu thế
nằm ngang (bằng mức nước đỉnh triều biển Đông).

3) Tỷ số giữa lưu lượng đỉnh năm lũ lớn nhất và nhỏ nhất trong 50 năm trở lại
đây rất ổn định: (Qmaxmax/Qmaxmin) = 1,42 – 1,36.


3.1.3 Moät số đặc trưng thống kê của lũ đến ĐBSCL (tại Tân Châu, Châu Đốc) và
lũ thiết kế

1) Trong những năm gần đây, lũ lụt trên ĐBSCL diễn ra phức tạp và bất lợi.
Những trận lũ lớn và bé xảy ra với mật độ lớn hơn so với trung bình nhiều năm.
Nếu phân cấp theo đỉnh lũ từ 1961 – 2003 ta thấy:

+ Có 11 trận lũ lớn (Hđỉnh > 4,5m) chiếm tỷ lệ 25,6%, trong đó có 5
trận xảy ra trong hơn một thập niên cuối cùng (1991, 1994, 1996, 2000, 2001)
chiếm tỷ lệ 38,5%.

+ Có 9 trận lũ bé (Hđỉnh < 3,7m) chiếm tỷ lệ 21%, trong đó có 4 trận
trong hơn thập niên cuối (lũ 1992,1993, 1998, 2003) (33,3%).

+ Có 2 trận lũ lớn – bé (lịch sử): * 2000; * 1998
Sự lặp lại trong một thời gian rất ngắn những trận lũ lớn và bé, với mật độ
dày, khống chế gần như toàn bộ biên độ dao động lũ trong suốt thời gian dài ( 43
năm) cho thấy ĐK khí hậu và ĐK tự nhiên đã có những thay đổi rất bất lợi.


Các trận lũ lớn và bé mang tính lịch sử (lũ lớn năm 1996, 2000, 2001 và lũ bé
lịch sử năm 1998, 2003) xảy ra gần đây trong một thời gian rất ngắn cho thấy
những diễn biến bất lợi về mặt khí hậu thủy văn. Tính bất lợi đó cũng có thể thấy
được trên đồ thị diễn biến mức nước đỉnh lũ qua các năm (và tính trung bình trượt
cho 5 năm) Chúng ta lưu ý một số đặc điểm sau:

− Giới hạn ít thay đổi của các trận lũ lớn lịch sử trong những năm qua:
H1961 = 5,12m; H1966 = 5,11m; H2000 = 5,06m

Theo tính toán mức nước đỉnh lũ ứng với H1% = 5,2m.
Sự ổn định của mức nước Hmax = 5,1 – 5,2m (trong một thời kỳ dài) có thể

giải thích: là do chúng tương ứng với một cao trình tràn nước nhất định và do tác
động điều tiết của một vùng trũng rộng lớn đến hàng chục ngàn km2. Cũng có thể
thấy các mức nước ổn định khác ứng với cao trình 4,0m – cao trình tràn thấp vào
ĐTM, 4,5m tràn trên toàn tuyến biên giới. Các mức nước đặc trưng này được lưu ý
trong lựa chọn mức chống lũ, vượt lũ cho các loại công trình có tầm quan trọng
khác nhau.








Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 15



− Neáu mức nước đỉnh các trận lũ lớn ít thay đổi thì mức nước đỉnh các năm lũ

bé có xu thế giảm dần theo thời gian. Giới hạn của lũ bé ngày càng thấp dần. Lũ
càng bé càng bất lợi cho việc khai thác và cải tạo đồng ruộng (2 năm 1998, 2003 là
những năm lũ thấp nhất từ trước tới nay).

− Trên hình vẽ ta cũng có thể phân biệt các thời kỳ khí hậu – thủy văn ổn định
(từ 1986 trở về trước) và thời kỳ ít ổn định (từ 1986 đến nay).

2) Mặc dầu có những biến động nói trên, song các cực trị Hmaxmax và
Hmaxmin trong liệt thống kê mức nước Tân Châu chưa vượt ra ngoài giới hạn theo
quy luaät 3σ.

H ± 3σ = 4,2± 1,512 = 2,69 – 5,70
[Hmaxmax = 5,12 (1961); Hmaxmin = 2,8 (1998)]

Liệt thống kê vẫn đảm bảo tính đồng nhất, không có những giá trị đột biến.
Tính đồng nhất của liệt thống kê cũng được bảo đảm qua việc đánh giá bằng chỉ
tiêu Vilkokson. (Bảng 3.4)

Bảng 3.1 Kiểm tra tính đồng nhất của liệt thống kê Hmax và Wmax (Tân Châu)


Thời kỳ n Up (Hm) Ux (H) Uy (H)
1961-1989 30 283 Ux < Uy < Up
1990-2001 11 Up (w) Ux (w) 140 Đồng nhất
1961-1989 30 283 155 Uy < Ux < Up
1990-2001 153 Đồng nhất


Hình 3.1




Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 16


Kết quả tính toán cho thấy liệt thống kê là đồng nhất. Có thể sử dụng liệt

thống kê đặc trưng Hmax vào tính lũ thiết kế. Các đặc trưng thống kê đường tần
suất lũ tại Tân Châu như sau: H = 4,2m; Cv = 0,12; Cs = -0,53

Caùc đặc trưng Hp theo tính toán như sau:
H2% = 5,12m tương ứng với lũ 1961
H3% = 5,1m tương ứng với lũ 1966
H5% = 5,0m lũ 2000 tương đương 4% (5,06m)
H10% = 4,85m tương đương lũ năm 1996 (4,87m)
H20% = 4,64m tương đương lũ năm 1991
H30% = 4,51m tương đương lũ năm 1994 (4,53m)
H50% = 4,24m tương đương lũ năm 1969
H55% = 4,18m tương đương lũ năm 1999
H99% = 2,78m tương đương lũ năm 1998

Căn cứ vào các tần suất vượt quá các “ngưỡng địa hình” như đã nói trên và
kinh nghiệm tính toán lũ cho vùng ĐBSCL chúng tôi đề nghị phân loại các trận lũ
đã xảy ra như sau:


− Lũ năm 1961, 1966, 2000 thuộc loại đặc biệt lớn có thể xếp vào 1 cấp –
Dùng làm tiêu chuẩn chống lũ cho các công trình quan trọng.

− Kế đó là các trận lũ lớn 1996, 1984, ở vào 1 cấp thấp hơn – Có thể xem xét
làm tiêu chuẩn chống lũ cho các công trình ở cấp thứ 2 (ít quan trọng hơn), năm
1996 (tương ứng tần suất 10%) được chọn để tính toán quy hoạch, thiết kế KSL và
tính toán hiệu ích các phương án thoát lũ .

− Các trận lũ 1999, 1997, 1990 thuộc loại lũ trung bình, thuận lợi cho việc khai
thác tài nguyên lũ trong điều kiện tự nhiên.

− Các trận lũ 1998, 2003 thuộc loại lũ thấp nhất trong lịch sử. Cần phân tích
khi xét việc cải tạo môi trường.

Như thế các trận lũ loại đặc biệt lớn (năm 2000), lũ lớn vừa (năm 2001), lũ
trung bình (năm 1999) và lũ thấp nhất (năm 1998, 2003) đều có mặt trong 5 năm
gần đây là điều lưu ý chúng ta đến những biến động rất bất lợi của khí hậu, thời
tiết. Các trận lũ này được đo đạc khá chi tiết, có thể sử dụng phân tích trong tính
toán quy hoạch và thiết kế.

2) Ở đồng bằng người ta cũng quan tâm đến các đợt lũ đến đầu mùa lũ gây thiệt
hại cho việc thu hoạch vụ Hè Thu. Lũ đầu mùa được xem là bình thường nếu
vào giữa tháng VII mức nước Tân châu dưới 2,2m, cuối tháng VII khoảng
2,6m. Khi mức nước Tân Châu vượt 3m các vùng đầu lũ đã chịu ảnh hưởng lũ
tràn cục bộ. Từ 3,5m trở lên lũ tràn gần như trên toàn tuyến.

3.2 Lũ tràn qua biên giới
(1) Trong mùa lũ của những năm lũ lớn khoảng 15% tổng lượng nước lũ tràn
qua biên giới chảy vào các cánh đồng TGLX và ĐTM. (85% lượng nước lũ chảy

trong sông Tiền, sông Hậu qua các cửa đầu vào).




Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 17

Lượng nước tràn là nguyên nhân chính gây nên ngập lụt trên đồng ruộng, là
đối tượng nghiên cứu chính trong việc nghiên cứu KSL.

Ước tính trong năm lũ lịch sử 2000 có đến trên 55 tỷ m3 nước tràn vào ĐTM
với tổng lưu lượng lớn nhất ΣQmax trên 12.000m3/s (đã chỉnh biên, xử lý).

Trong điều kiện hiện tại khó có biện pháp thu gom lượng nước tràn nói trên
vào trong đê và khống chế chảy trong dòng chính ra biển, để tránh ngập lụt cho các
cánh đồng.

(2) Chảy tràn qua biên giới chỉ bắt đầu khi mức nước Tân Châu vượt quá (3 –
3,5m). Thực tế trước đó nước tràn trên đất CamPuChia đã chảy vào Việt Nam theo
hàng loạt các kênh dọc lớn (10 kênh) nối rạch Sở Hạ với nội đồng.

(3) ĐTM được ngăn thành nhiều bậc nước bởi các kênh ngang với các bờ cao
phía hạ lưu (Tân Thành – Lò Gạch, Hồng Ngự, Đồng Tiến, Nguyễn Văn Tiếp ...)
và các đường giao thông. Do đó, quá trình tràn nước xảy ra không đồng đều ở
các bậc nước.

(4) Tổng hợp về dòng chảy tràn qua biên giới trong 2 năm 1996, 2000, 2001.
Như trên đã trình bày năm 1996 thuộc loại lũ lớn, được chọn để tính KSL.


Năm 2000 là năm lũ đặc biệt lớn, được chọn để tính kiểm tra. Năm 2001 là năm lũ
lớn có tài liệu đo đạc tin cậy nhất, được sử dụng để minh hoạ. Một số đặc trưng của
lũ 1996, 2000 trình bày trên bảng 3.7.



Bảng 3.2 Các đặc trưng lũ năm 1996, 2000, 2001 tại Tân Châu


Năm H
đỉnh

Txh Txh
H3,0m

Txh
H3,5m

Txh
H4,0m

Txh
H4,5m

T3,0m T3,5m T4,0m T4,5m

1996 487 7/10 6/8 17/9 24/9 28/9 89 67 40 20
2000 506 23/9 13/7 19/7 24/7 5/9 137 120 113 35
2001 478 20/9 8/8 16/8 21/8 25/8 - 92 70 47



Những nhận xét chính:

(1) Tổng lượng nước tràn vào ĐTM (trong thời gian đo đạc) là 47,182 tỷ m3
(năm 2000) so với 27,358 tỷ m3 (năm 1996) gấp 1,72 lần.

Tổng lưu lượng đỉnh lũ tràn là 13.842m3/s (năm 2000) so với 9.858m3/s (năm
1996) gấp 1,4 lần.

Sự gia tăng vượt trội của lượng lũ tràn so với đỉnh lũ cho thấy tổng lượng lũ
và đường quá trình có vai trò chính trong tràn lũ và ngập lụt trên các vùng trũng.

(Lũ năm 2000 phức tạp, đến sớm. Lũ 1996 đến muộn, đột ngột, đơn giản).
Sự gia tăng dòng tràn (lượng và đỉnh) lớn hơn so với dòng chảy lũ trên sông

chính qua Tân Châu, nơi sự gia tăng tổng lượng khoảng 1,5 lần và gia tăng đỉnh
khoảng 1,28 lần – Điều đó là hợp lý.

(2) Tỷ lệ gia tăng dòng chảy ở từng đoạn có sự khác nhau, thậm chí có nơi giảm
do tác động của con người (đường giao thông, xây dựng các đập ngăn lũ), trong đó
ta thấy sự gia tăng dòng chảy sang sông Vàm Cỏ là mạnh và đáng lưu ý nhất do




Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cô sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 18


việc cải tạo kênh Tân Thành – Lò Gạch, các kênh phía Bắc Long An. Song điều đó
cũng nói lên rằng muốn lợi dụng nước lũ để cải tạo vùng phèn trũng Bo Bo, Bắc
Đông trong những năm lũ vừa (1997, 1999) cần cải tạo các kênh rạch vùng (Lò
Gạch, Bông Súng, cuối Hồng Ngự) và các kênh dọc đổ nước vào Vàm Cỏ nhiều
hơn nữa (sông Trăng, K29). Do vậy cần xem xét lại sự cần thiết của các cống KSL
ở đầu vào (dự kiến theo quy hoạch) trên các kênh nói trên.

(3) Sự gia tăng mạnh mẽ của W và ΣQmax trên khu vực phía Tây rạch Hồng
Ngự đồng thời với sự giảm nhỏ W, Q đoạn Hồng Ngự – Ông Răn (đổ nước vào
ĐTM) là dấu hiệu tốt, kết quả của việc thực hiện kế hoạch KSL từ 1997 đến 2000.

(4) Trong phân bố dòng chảy theo không gian ta lưu ý đoạn Ông Răn – Tân
Công Chí nơi lũ đến sớm, tập trung nhất và ổn định (36 – 40% tổng lượng lũ toàn
tuyến).

Công tác KSL cho khu vực này là nhiệm vụ trung tâm của toàn tuyến, thuận
lợi cho việc chống lũ tháng VIII, đẩy lũ sớm ra sông Tiền và thoát lũ chính. Có thể
hình dung được các công trình trọng điểm bao gồm: xây dựng cống KSL ở đầu vào,
cải tạo rạch Hồng Ngự để thoát lũ sớm, cải tạo các kênh dọc nội đồng và đê bờ
Đông kênh Thống Nhất để ép lũ ra sông Tiền trong pha lũ chính.

Cần lưu ý đến sự thoái hoá các cửa thoát xảy ra trong những năm gần đây
(Ba Răng, Đốc Vàng Thượng).

(5) Các số liệu đo đạc trình bày trên đây là cơ sở cho việc lựa chọn các công
trình đầu mối, tuyến thoát lũ và đối chiếu kết quả tính toán phương án thoát lũ sau
này.

3.3 Lũ lụt nội đồng ĐTM
3.3.1 Điểm lại nguyên nhân gây ngập lụt nội đồng (qua các trận lũ lớn)


Nguyên nhân chính gây ngập lụt nội đồng là dòng chảy tràn qua biên giới.
Ảnh hưởng do các nguyên nhân khác tuy không lớn, song cũng cần nhắc đến vì
chúng có thể làm cho ngập lụt kéo dài hơn, độ sâu ngập lụt tăng thêm:

− Dòng chảy từ sông Tiền vào theo các kênh ngang
− Lượng mưa nội đồng
− Ảnh hưởng thuỷ triều



1) Do lượng chảy tràn từ trên xuống quá lớn nên các kênh ngang không hoạt
động được (Q = 0 hoặc chảy từ đồng ra sông).

Trong các năm 1996, 2000 lượng nước chảy từ sông Tiền vào ĐTM theo các
kênh ngang chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Năm 1996 ΣQngang = 3,7 tỷ m3 so với 27,358
tỷ m3 chảy tràn. Năm 2000 ΣQngang = 4,2 tỷ m3 so với 47,182 tỷ m3 chảy tràn.

Nếu kiểm soát được lũ tràn, các kênh ngang sẽ phát huy được tác dụng trong
việc lấy phù sa cải tạo đồng ruộng (hàm lượng phù sa nước sông Tiền lớn hơn)






Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế – xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng ĐTM

Cơ sở 2 – Trường Đại học Thủy lợi – Số 02 Trường Sa – Q. Bình Thạnh – Tp. HCM Trang - 19


2) Lượng mưa nội đồng khá đồng bộ với lũ tràn từ trên xuống. Mưa tháng VIII,
IX rơi trên đồng bằng ngập nước nên khả năng sinh dòng chảy lớn. Đó là những
điều kiện bất lợi, song nếu so sánh diện tích hứng nước mưa so với diện tích tập
trung dòng chảy phía thượng lư

×