Tải bản đầy đủ (.pdf) (294 trang)

Lễ hội ok om bok của người khmer nam bộ tham chiếu qua các mối quan hệ văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.64 MB, 294 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG THỊ KIM THỦY

LỄ HỘI OK OM BOK
CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ
THAM CHIẾU QUA CÁC MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HĨA HỌC
Mã số: 60310604

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG THỊ KIM THỦY

LỄ HỘI OK OM BOK
CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ
THAM CHIẾU QUA CÁC MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60310604
Người hướng dẫn khoa học:

Thành phần Hội đồng:


TS. Phan Anh Tú

PGS.TS. Phan Thu Hiền (Chủ tịch)
TS. Trần Phú Huệ Quang (T hư ký)
PGS.TS. Trần Hồng Liên
TS. Nguyễn Khắc Cảnh
TS. Nguyễn Đệ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2017


-i-

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận
được nhiều sự giúp đỡ của q Thầy Cơ, gia đình và bạn bè. Đầu tiên, tôi xin phép
gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Tiến sĩ Phan Anh Tú. Thầy là người đã dìu dắt,
hướng dẫn nhiệt tâm và có những đóng góp q báu trong suốt q trình tơi thực
hiện luận văn. Kế đến, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Ngơ Thị Phương
Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Khoa học Xã Hội & Nhân Văn – ĐHQG HCM. Cô là
người luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện tôi tham gia cùng đề tài của Cô
“Sinh kế của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh phát triển
hiện nay” để tôi thu thập tư liệu cho việc hoàn thành nghiên cứu của mình.
Đồng thời, tơi cũng xin được gởi lời cảm ơn đến quý Lãnh đạo Trường Đại
học Khoa học Xã Hội & Nhân Văn - ĐHQG HCM, Phòng Sau Đại học, q Thầy
Cơ Khoa Văn hóa học; cũng như q Lãnh đạo, quý Thầy Cô Trường Đại học Cần
Thơ (nơi tôi công tác) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong q trình học
tập và nghiên cứu.
Tơi thân gửi lời cảm ơn đến nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Lợi, Thạc sỹ
Dương Hoàng Lộc, Thạc sỹ Sơn Ngọc Khánh, anh Nguyễn Hoàng Tuấn; và các quý

cơ quan ban ngành, các vị sư sãi, achar chùa Khmer, các hộ gia đình Khmer trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh đã nhiệt tình giúp đỡ trong q trình tơi thực hiện
nghiên cứu.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn thân thương nhất đến gia đình, bạn bè
của tơi – những người luôn bên cạnh hỗ trợ, động viên tôi vượt qua khó khăn, có
thêm nghị lực để học tập và hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả!
Cần Thơ, ngày 09 tháng 09 năm 2017
Trương Thị Kim Thủy


-ii-

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung
nghiên cứu của đề tài chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nào khác. Nếu có
vấn đề gì, tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm trước cơ sở đào tạo, trước pháp luật và
xã hội.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trương Thị Kim Thủy


-iii-

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH SÁCH BẢNG ...............................................................................................vii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ........................................................................................ viii
DANH MỤC GIẢI THÍCH TIẾNG KHMER ............................................................ x
DẪN NHẬP ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................9
5. Cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .................................10
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................13
7. Bố cục luận văn .....................................................................................................14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................. 16
1.1. Văn hóa và những vấn đề liên quan ................................................................... 16
1.2. Lễ hội.................................................................................................................. 25
1.3. Tổng quan về người Khmer Nam bộ ................................................................. 34
1.4. Ok Om Bok và các lễ hội của người Khmer Nam Bộ ....................................... 51
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................ 56
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI OK OM BOK VÀ MỐI QUAN
HỆ VỚI CÁC LỄ HỘI KHÁC ..................................................................................58
2.1 Những diễn biến trong lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ .............. 58
2.2 Lễ hội Ok Om Bok trong mối quan hệ với nền văn hóa nơng nghiệp ................ 64
2.3 Lễ hội Ok Om Bok và mối quan hệ với Phật giáo .............................................. 75
2.4 Lễ hội Ok Om Bok trong mối quan hệ văn hóa với các lễ hội ở Ấn Độ và Đông
Nam Á ....................................................................................................................... 82
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.......................................................................................... 104


-iv-


CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỔI VĂN HĨA VÀ VAI TRỊ CỦA LỄ HỘI OK OM BOK
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG .............................. 106
3.1 Biến đổi văn hóa trong lễ hội Ok Om Bok hiện nay ......................................... 106
3.2 Vai trò của lễ hội Ok Ok Bok trong phát triển du lịch văn hóa hiện nay ......... 131
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.......................................................................................... 151
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 161
PHỤ LỤC 1: HÌNH ẢNH ....................................................................................... 170
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU QUA KHẢO SÁT ĐIỀN
DÃ ........................................................................................................................... 183
PHỤ LỤC 3: CÁC BẢNG HỎI .............................................................................. 247
PHỤ LỤC 4: CÁC BẢNG SỐ LIỆU XỬ LÝ ........................................................ 261


-v-

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 1: Lễ hội Ok Om Bok tại Ao Bà Om Trà Vinh ..............................................170
Hình 2: Gian hàng triển lãm văn hóa Khmer tại Ao Bà Om, Trà Vinh ..................170
Hình 3: Diễu hành rước hoa đăng tại Ao Bà Om, Trà Vinh ...................................170
Hình 4: Thi giã cốm dẹp tại Ao Bà Om, Trà Vinh..................................................170
Hình 5: Ghe Ngo chùa Ông Mẹt, Trà Vinh ở nhà ghe trước thi đấu ......................171
Hình 6: Lễ cúng ghe Ngo trước khi thi đấu ............................................................171
Hình 7: Các đội ghe Ngo Trà Vinh tranh tài ...........................................................171
Hình 8: Đua thuyền thúng tại Ao Sen, Trà Vinh ....................................................171
Hình 9: Trị chơi đập bóng tại chùa.........................................................................172
Hình 10: Chơi leo cột mỡ tại chùa ..........................................................................172
Hình 11: Các sư làm kiệu hoa đăng ........................................................................172
Hình 12: Kiệu hoa đăng trước giờ cúng trăng tại chùa ...........................................172

Hình 13: Mâm lễ cúng trăng ở chùa........................................................................173
Hình 14: Văn nghệ ở chùa dịp Ok Om Bok ............................................................173
Hình 15: Phật tử đến chùa dịp Ok Om Bok ............................................................173
Hình 16: Achar thực hiện đút cốm dẹp tại chùa......................................................173
Hình 17: Mâm lễ cúng trăng truyền thống tại nhà ..................................................174
Hình 18: Mẫm lễ cúng trăng tại nhà có biến đổi văn hóa .......................................174
Hình 19: Nghi thức đút cốm dẹp tại nhà (Trà Vinh) ...............................................174
Hình 20: Nghi thức cúng trăng tại nhà (Trà Vinh) .................................................174
Hình 21: Sân khấu hóa lễ hội Ok Om Bok tại Ao Bà Om, Trà Vinh .....................175
Hình 22: Thả kiệu hoa đăng tại Ao Bà Om, Trà Vinh ............................................175
Hình 23: Achar thưc hiện nghi lễ thả hoa đăng cho du khách tại Ao Bà Om.........175
Hình 24: Các sư trao hoa đăng cho du khách tại Ao Bà Om, Trà Vinh..................175
Hình 25: Tổ nhện trong đèn gió ..............................................................................176
Hình 26: Các sư chuẩn bị đèn gió ...........................................................................176


-vi-

Hình 27: Phật tử và du khách thả đèn gió (Trà Vinh) .............................................176
Hình 28: Đèn gió được thả và bay cao ....................................................................176
Hình 29: Tình trạng ăn xin ở lễ hội Ok Om Bok, Trà Vinh ....................................177
Hình 30: Tờ rơi cảnh báo của ban tổ chức với khách tham dự lễ hội Ok Om Bok tại
Ao Bà Om, Trà Vinh ...............................................................................................177
Hình 31: Rác trong lễ hội Ok Om Bok tại Ao Bà Om, Trà Vinh ...........................177
Hình 32: Rác sau lễ hội Ok Om Bok tại Ao Bà Om, Trà Vinh ..............................177
Hình 33: Các linh vật trên ghe Ngo (Sóc Trăng) ....................................................178
Hình 34: Các đội ghe Ngo tranh tài ở Sóc Trăng ....................................................178
Hình 35: Lễ hạ thủy ghe Ngo trước thi đấu (Sóc Trăng) ........................................178
Hình 36: Lễ rước ghe Ngo xuống nước thi đấu (Sóc Trăng) ..................................178
Hình 37: Hội chợ dịp lễ Ok Om Bok (Sóc Trăng) ..................................................179

Hình 38: Hội thi ẩm thực Kinh-Hoa-Khmer (Sóc Trăng) .......................................179
Hình 39: Diễu hành hoa đăng hội thi Loi protip (Sóc Trăng) .................................179
Hình 40: Ghe Cà Hâu trong cuộc thi Loi protip (Sóc Trăng) .................................179
Hình 41: Thắp đèn trong lễ Diwali .........................................................................180
Hình 42: Bắn pháo hoa dịp Diwali ..........................................................................180
Hình 43: Cầu nguyện và dâng lễ chuẩn bị Mặt trời mọc ở Chandigarh, Ấn Độ.....180
Hình 44: Cầu nguyện lúc mặt trời lặn ở Mumbai, Ấn Độ ......................................180
Hình 45, Hình 46, Hình 47: Nghi lễ trong lễ hội cầu thần Mặt trăng Ấn Độ .........181
Hình 48: Biểu diễn đua thuyền ở Campuchia .........................................................182
Hình 49:Thả đèn gió dịp Loy Krathong Thái Lan ..................................................182
Hình 50: Thắp đèn thuyền đăng ở Lào....................................................................182
Hình 51: Hội đua thuyền ở Lào ...............................................................................182


-vii-

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Nghề nghiệp người dân Khmer tham dự lễ hội Ok Om Bok .................108
Bảng 3.2: Tỷ lệ giới tính người Khmer tham dự lễ hội Ok Om Bok ......................113
Bảng 3.3: Độ tuổi người dân Khmer tham dự lễ hội Ok Om Bok ..........................114
Bảng 3.4: Mức độ hài lòng của du khách về lễ hội Ok Om Bok ............................139


-viii-

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Người dân Khmer Sóc Trăng tham dự lễ hội Ok Om Bok 2016 .......108
Biểu đồ 3.2: Người dân Khmer Trà Vinh tham dự lễ hội Ok Om Bok 2016 .........108
Biểu đồ 3.3: Địa điểm người Khmer tham dự lễ hội Ok Om Bok ..........................110
Biểu đồ 3.4: Ý kiến của người dân Sóc Trăng về thời gian diễn ra ........................112

Biểu đồ 3.5: Ý kiến của người dân Trà Vinh về thời gian diễn ra ..........................112
Biểu đồ 3.6: Ý nghĩa việc cúng trăng đối với người Khmer ...................................115
Biểu đồ 3.7: Sự quan tâm của người Khmer Sóc Trăng về lễ hội đua ghe Ngo là lễ
hội cấp quốc gia ......................................................................................................116
Biểu đồ 3.8: Sự quan tâm của người Khmer Trà Vinh về lễ hội Ok om Bok là di sản
văn hóa ....................................................................................................................116
Biểu đồ 3.9: Người dân Khmer Sóc Trăng, Trà Vinh biết về ý nghĩa đua ghe Ngo,
thả hoa đăng, đèn gió dịp Ok Om Bok ....................................................................117
Biểu đồ 3.10: Người dân Khmer Sóc Trăng với quy định cấm thả đèn gió ...........118
Biểu đồ 3.11: Người dân Khmer Trà Vinh với quy định cấm thả đèn gió .............118
Biểu đồ 3.12:Ý kiến của người dân Khmer Sóc Trăng về việc thả đèn gió ...........119
Biểu đồ 3.13: Ý kiến của người dân Khmer Trà Vinh về việc thả đèn gió ............119
Biểu đồ 3.14: Người dân Khmer Sóc Trăng, Trà Vinh thực hiện lễ cúng trăng trong
gia đình ....................................................................................................................121
Biểu đồ 3.15: Người dân Khmer Sóc Trăng, Trà Vinh thực hiện nghi thức đút cốm
dẹp trong lễ cúng trăng ............................................................................................122
Biểu đồ 3.16: Người dân Khmer Sóc Trăng, Trà Vinh trang trí cổng mía trong lễ
cúng trăng ................................................................................................................125
Biểu đồ 3.17: Lễ vật cúng trăng ở Sóc Trăng .........................................................126
Biểu đồ 3.18: Lễ vật cúng trăng ở Trà Vinh ...........................................................126
Biểu đồ 3.19: Các hoạt động người dân Khmer Sóc Trăng ....................................127
Biểu đồ 3.20: Các hoạt động người dân Khmer Trà Vinh tham dự ........................127
Biểu đồ 3.21: Ý kiến của người dân Khmer Sóc Trăng về hoa đăng .....................129


-ix-

Biểu đồ 3.22: Ý kiến của người dân Khmer Trà Vinh về hoa đăng .......................129
Biểu đồ 3.23: Kênh thông tin du khách biết đến lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng ....132
Biểu đồ 3.24: Kênh thông tin du khách biết đến lễ hội Ok Om Bok Trà Vinh ......132

Biểu đồ 3.25: Nguồn du khách đến lễ hội ok Om Bok Sóc Trăng .........................133
Biểu đồ 3.26: Nguồn du khách đến lễ hội Ok Om Bok Trà Vinh ...........................133
Biểu đồ 3.27: Số lần du khách tham dự lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng ..................135
Biểu đồ 3.28: Số lần du khách tham dự lễ hội Ok Om Bok Trà Vinh ....................135
Biểu đồ 3.29: Hình thức du khách đến lễ hội Ok Om Bok ....................................135
Biểu đồ 3.30: Điều hấp dẫn du khách đến lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng ..............136
Biểu đồ 3.31:Điều hấp dẫn du khách đến lễ hội Ok Om Bok Trà Vinh .................137
Biểu đồ 3.32: Các hoạt động du khách tham gia tại LH Ok Om Bok Sóc Trăng ...138
Biểu đồ 3.33: Các hoạt động du khách tham gia tại LH Ok Om Bok Trà Vinh .....138


-x-

DANH MỤC GIẢI THÍCH TIẾNG KHMER

TT
Tiếng Khmer
1
អាចារ្យ
2
អារ្ក្ស
3
បុណ្យបញ្ចុះសីមា
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

បុណ្យចេញវសា
បុណ្យេូ លឆ្នាំថ្មី
បុណ្យេូ លវសា
បុណ្យក្ឋិន
បុណ្យអក្អាំបុក្
បុណ្យភ្ចាំបិណ្ឌ
បុណ្យភន ាំខ្សាេ់
បុណ្យពុទ្ធាភិចសក្
បុណ្យសសនដូ នតា
បនទ ប់ចរ្ៀន
បុណ្យវវ សាខខ្សបូ ជា
យូរ្ចក្រ្
ចោត្រៃ
ក្ដ ួេ
ខ្លោងទ្វារវត្ត
ក្ុដិ
ក្ៃត ិក្

Phiên âm tiếng Việt

Acha/ achar
Arak
Bôn Bon Banh chốs xây
ma
Bôn chanh Vô sa
Bôn Chôl Chnăm Thmây
Bôn chôl Vôsa
Bôn Kathin
Bôn Ok Om Bok
Bôn Phchum Bin
Bôn Phnôm Kho sách
Bơn Pút thia phí sêk
Bơn Sen Dolta
Bon tup riên
Bơn Ví sac Bô chia
Dù-kê
Hô tray
Kđuch
Khlo-ông thvia wot
Kôt
Kot đất / Kadak

21
22
23
24

រក្មា
ររូចដើម
លយរបទីប

អន ក្តា

Kroma
Kru Đơm
Lôi pro tiêp
Neaktà

25
26
27
28

នំខ្ោរ
នំខ្ញី
នំពងមាន់
អក្អាំបុក្

Num chô/ nùm plách
Nùm khnhây
Num pôn mon/ nùm tiêl
Ok Om Bok

Giải thích nghĩa
Thầy cúng
Vị thần bảo hộ dịng họ
Lễ kết giới chính điện
Lễ xuất hạ
Tết vào năm mới
Lễ nhập hạ
Lễ dâng y cà sa

Lễ cúng trăng
Lễ đặt cơm vắt
Lễ đắp núi cát
Lễ an vị tượng Phật
Lễ cúng ông bà
Phịng học
Lễ Phật Đản
Hình thức kịch hát Khmer
Phịng đọc sách
Khoai/ củ mài
Cổng chính
Tăng xá
Tháng 10 theo Phật lịch
Nam tơng
Khăn rằn
Ơng tổ nghề
Hoa đăng/đèn nước
Vị phúc thần, bảo hộ cho
phum sóc, cánh đồng, dịng
sơng
Bánh tai yến
Bánh củ gừng
Bánh bơng lan
Đút cốm dẹp


-xi-

29


ពិធីបសណ្ែៃរបទីប

Pí thi bon đêt pro tiêp

30
31
32

Pí thi bong hó cơm
Pinh Piêt
Píthi Apia Pípia

33
34
35
36
37

ពិធីបច្ហុះចោម
វង់ចភេ ងពិណ្ពាទយ
ពិធីអាពាហ៍
ពិពាហ៍
រពុះអរគ ិ
រពុះេនទ , រពុះសខ្ស
រពុះរ្គ
រពុះធរ្ណ្ី
ព្ពះវវ ហាររ

38
39


រពុះវាចោ
រាហុ

Pré Akkí
Pré chane hoặc pré khê
Pré Kơng kia
Pré Thơ-ră-nây
Pré ví hia/ komp trai
niếp
Pré Via yô
Ria hu

40
41
42
43
44
45
46

រ្បងវៃត
ចរាងបាយ
រ្ុន
ខលាទ្ធន
សចមេ ៀក្បាំពាក្់ការ្
ចទវតា
ខលា

Rô bon wot

Rôông bai
Run/ Hụ
Sala tiên
Som liếc bom piêk ca
Têvôđa
Thala

47
48
49

ទីធ្លេវៃត
ទូ ក្ង
បុណ្យអាំទូក្

Ti thlia wot
Tuk Ngô
Ưm tưk

Lễ đưa nước / lễ thả đèn
nước
Lễ thả đèn gió
Dàn nhạc ngũ âm
Đám cưới
Thần lửa
Thần mặt trăng
Thần nước
Thần đất
Chính điện
Thần gió

Vị thần đem đến sự bình an
cho đứa bé trong quá trình
sinh nở
Hàng rào
Nhà bếp
Củ lùn
Trai đường
Trang phục cưới
Thần coi sóc việc thế gian
Ngơi nhà chung của phum
sóc, chỗ tạm dừng chân
Sân chùa
Ghe Ngo
Lễ đua ghe


-1-

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Ở Nam bộ, người Khmer tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu
Long, với dân số trung bình là 1.183.476 người, chiếm 93,9% tổng dân số đồng bào
Khmer trong cả nước. Cụ thể tập trung nhiều ở Trà Vinh (huyện Trà Cú, Châu
Thành, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Cầu Kè, thành phố Trà Vinh), Sóc Trăng (huyện
Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, Long Phú, Thạnh Trị, thành phố Sóc Trăng), An
Giang (vùng biên giới của hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên), Kiên Giang (huyện Giồng
Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, An Biên, Kiên Lương, Châu Thành)1. Qua những tư liệu
lịch sử, người Khmer ở Nam bộ tuy có chung nguồn gốc lịch sử tộc người với người
Khmer ở Campuchia nhưng sự khác biệt về đặc điểm cư trú, kinh tế, văn hóa xã hội,
người Khmer Nam bộ có những nét văn hóa tộc người đặc trưng và là một trong 54

tộc người hình thành nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Điểm nổi bật trong đời sống
văn hóa của người Khmer Nam bộ chính là văn hóa lễ hội. Triết lý Phật giáo đã ảnh
hưởng sâu đậm trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng Khmer qua hình thức tổ
chức lễ hội với ý nghĩa là những làm phước. Chính vì lẽ đó mà đời sống xã hội của
đồng bào Khmer trong năm khơng bao giờ thiếu bóng dáng của các lễ hội. Người
Khmer dùng hai danh từ “Bon” (hoặc Bonya) và “Pithi” để chỉ chung cho phong
tục và lễ hội của tộc người. Chữ “Pithi” để gọi những loại hình lễ tục mang tính
chất dân gian như đám cưới (pithi Apea Pineah), lễ vào năm mới (pithi Chôl Chnăm
Thmây), lễ cúng ông bà (pithi Sen Dolta)… Còn các lễ tục liên quan đến Phật giáo
thì gọi là “Bon” như lễ cúng trăng (Bon som Pés prés khe), lễ Phật Đản (Bon
Visakh Bochea), lễ nhập hạ (Bon chôl Vossa)… [Trường Lưu 1993, tr.71]
Trong kho tàng lễ hội của người Khmer Nam bộ, lễ hội Ok Om Bok là một
trong những nghi lễ quan trọng nhất trong năm (sau lễ mừng năm mới Chol Chnam
Thmay và lễ cúng ơng bà Sen Dolta) vì hội tụ cả yếu tố dân gian và tôn giáo. Tuy có
rất nhiều cơng trình nghiên cứu về lễ hội Ok Om Bok nhưng hầu hết là tập trung
1

Theo Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục Thống kê Việt Nam


-2-

chuyên sâu vào nội hàm của lễ hội, chưa có sự suy xét trong các mối quan hệ với
các nền văn hóa khác. Vì thế, trong nghiên cứu này, chúng tơi tập trung tìm hiểu các
giá trị văn hóa cịn tiềm ẩn trong lễ hội Ok Om Bok, đặc biệt nhìn nhận nó trong
mối quan hệ với nền văn hóa nơng nghiệp, văn hóa tơn giáo, văn hóa lễ hội của Ấn
Độ và các quốc gia Đông Nam Á lục địa. Trong bối cảnh phát triển và hội nhập hiện
nay, lễ hội Ok Om Bok với các mối quan hệ văn hóa đã có những biến đổi nhất là
khi lễ hội này được nâng cấp thành lễ hội đua ghe Ngo (ở Sóc Trăng năm 2013) và
cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (ở Trà Vinh năm 2014). Do đó,

lễ hội khơng cịn là sản phẩm văn hóa riêng của một tộc người mà có sự gắn bó mật
thiết trong sự phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là hoạt động khai thác các giá trị
văn hóa của lễ hội trong phát triển du lịch. Vấn đề đặt ra là văn hóa và du lịch trong
việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lễ hội cũng là một yêu cầu cấp bách hiện nay.
Với những ý nghĩa trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Lễ hội Ok Om Bok của
người Khmer Nam bộ tham chiếu qua các mối quan hệ văn hóa” làm đề tài luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học.

2. Lịch sử vấn đề
Các cơng trình nghiên cứu về lễ hội Khmer Nam bộ vô cùng phong phú và đa
dạng nên chúng tơi chỉ chọn những cơng trình tiêu biểu. Trong luận văn này, chúng
tôi tạm khái quát các cơng trình nghiên cứu thành hai nhóm chính và chỉ tập trung
các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam. Đó là các cơng trình nghiên cứu về văn hóa,
lễ hội của người Khmer Nam bộ nói chung; và các cơng trình nghiên cứu lễ hội Ok
Om Bok nói riêng.
2.1 Các cơng trình nghiên cứu về văn hóa, lễ hội của người Khmer Nam bộ
Đầu tiên có thể kể đến quyển “Người Việt gốc Miên” của tác giả Lê Hương
(năm 1969). Tác giả đã quan sát, ghi chép tỉ mỉ và sưu tầm tài liệu về nguồn gốc
dân cư, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, địa danh, thắng cảnh của người Khmer
Nam bộ. Cơng trình có giá trị khoa học cao vì là một trong số ít những cơng trình
đầu tiên nghiên cứu về văn hóa người Khmer Nam Bộ, giúp người đọc có cái nhìn


-3-

khái quát về tộc người Khmer. Tuy nhiên, phần lễ hội được tác giả trình bày ngắn
gọn về tên gọi, không gian, thời gian diễn ra lễ hội và sự tích của các lễ hội.
Tác giả Huỳnh Ngọc Trảng và cộng sự với cơng trình “Người Khơ-me tỉnh
Cửu Long” (năm 1987). Đây là cơng trình hợp tác giữa Viện Văn hóa (bộ phận
thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh) và Sở Văn hóa – Thơng tin tỉnh Cửu Long

lúc bấy giờ. Cơng trình giới thiệu khái qt đặc điểm dân cư, nhà ở, thiết chế xã hội;
tín ngưỡng tơn giáo, phong tục, lễ hội; văn học, nghệ thuật của người Khmer. Riêng
các lễ hội của người Khmer, nhóm tác giả trình bày chủ yếu dưới dạng mơ tả, tổng
hợp
Năm 1993, Viện Văn hóa xuất bản cơng trình “Văn hóa người Khmer vùng
Đồng bằng sông Cửu Long” do tác giả Trường Lưu chủ biên. Là hội viên Hội văn
học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, hoạt động trong ngành văn hóa huyện
Kế Sách tỉnh Sóc Trăng nên tác giả đã mơ tả khá trọn vẹn văn hóa Khmer vùng
Đồng bằng sơng Cửu Long trong cơng trình này. Cụ thể tác phẩm đã khái quát về
người Khmer, tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán, văn học, nghệ thuật
âm nhạc và biểu diễn, nghệ thuật tạo hình. Lễ hội Ok Om Bok đã được tác giả trình
bằng hình thức mơ tả phần diễn trình lễ hội và hoạt động đua ghe Ngo.
Năm 1998, Nguyễn Khắc Cảnh xuất bản cơng trình “Phum sóc Khmer ở
Đồng bằng sơng Cửu Long”. Đây là cơng trình bắt nguồn từ luận án tiến sĩ Dân tộc
học của tác giả thể hiện kết quả nghiên cứu thực địa về người Khmer ở các tỉnh Trà
Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Vĩnh Long, An Giang và là chuyên khảo
đầu tiên viết về phum sóc của người Khmer ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long.
Cùng năm 1998, tác giả Sơn Phước Hoan (chủ biên) cơng trình “Các lễ hội
truyền thống của người Khmer Nam bộ” (song ngữ - tiếng Việt và tiếng Khmer.
Theo tác giả, lễ hội truyền thống của người Khmer Nam bộ gồm tám lễ hội chính: lễ
vào năm mới, lễ cúng ông bà, lễ cúng trăng, lễ cưới, lễ tang, lễ cầu an, lễ dâng y.
Cơng trình này trình bày về nguồn gốc, các tích truyện, diễn biến, ý nghĩa của các lễ
hội, dưới dạng song ngữ - tiếng Việt và tiếng Khmer nhưng chỉ dừng lại ở dạng mô
tả.


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-4-


Năm 1999, tác giả Trường Lưu biên soạn cơng trình “Một số lễ tục dân gian
người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đi sâu giới thiệu nguồn gốc, xuất
xứ của tục hội thông qua các truyền thuyết, truyện cổ tích. Trong cơng trình này, tác
giả phân chia lễ tục của người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành ba
loại hình chính: lễ tục vịng đời, lễ tục sinh hoạt và lễ tục tơn giáo. Trong đó, lễ đút
cốm dẹp (Ok Om Bok) thuộc lễ tục sinh hoạt với hai phần chính là lễ cúng trăng và
lễ đua ghe Ngo. Hai phần lễ này được miêu tả gắn kết với các tích truyện cổ xưa về
đức Phật.
Năm 2002, bổ sung thêm trong cơng trình nghiên cứu về văn hóa Khmer
Nam bộ, tác giả Trần Văn Bổn biên soạn cơng trình “Phong tục và nghi lễ vịng đời
người Khmer Nam bộ”. Nội dung nghiên cứu về các lễ tục gắn với vòng đời người
Khmer như lễ tục trong sinh đẻ và nuôi dạy con, lễ cưới, lễ tang và tục thờ tổ tiên.
Ngoài ra, tác giả Nguyễn Mạnh Cường cũng có những đóng góp lớn trong
việc nghiên cứu văn hóa Khmer Nam bộ qua cơng trình “Vài nét về người Khmer
Nam bộ” (năm 2002). Cơng trình nghiên cứu về lịch sử hình thành tộc người, thiết
chế xã hội, hệ thống văn hóa vật thể và phi vật thể, Phật giáo Nam tơng Khmer.
Ngồi ra, tác giả cịn nêu ra hướng tiếp cận mới trong việc nhìn nhận bản sắc văn
hóa người Khmer Nam bộ cần được bản tồn và phát huy, hiện trạng đời sống văn
hóa của người Khmer.
Năm 2004, tác giả Trần Văn Bính (chủ biên) xuất bản cơng trình “Văn hóa
các dân tộc Tây Nam bộ - thực trạng và những vấn đề đặt ra”. Công trình thuộc đề
tài khoa học cấp nhà nước (năm 2001-2005) tập hợp nhiều bài viết; đã đánh giá
phân tích tồn diện về thực trạng đời sống văn hóa của một số dân tộc thiểu số vùng
Tây Nam Bộ trong công cuộc đổi mới. Đồng thời nhóm tác giả dự báo xu hướng, đề
xuất giải pháp nhằm phát triển đời sống văn hóa các dân tộc dưới tác động của q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong phần đời sống văn hóa và xu
hướng phát triển văn hóa của dân tộc Khmer Tây Nam Bộ, đáng chú ý có bài “Văn
hóa lễ hội của dân tộc Khmer trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-5-

Đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Nguyễn Việt Hùng. Tác giả đã đề cập đến
những giá trị văn hóa lễ hội Khmer và đề xuất phương hướng bảo tồn.
Năm 2009, tác giả Phan An với công trình “Dân tộc Khmer Nam bộ” giới
thiệu về lịch sử, điều kiện địa lý dân cư, thực trạng đời sống kinh tế - xã hội và đặc
biệt là những sinh hoạt văn hóa giàu bản sắc của người Khmer Nam bộ.
Năm 2011, tác giả Huỳnh Thanh Quang xuất bản công trình “Giá trị văn hóa
Khmer vùng Đồng bằng sơng Cửu Long” nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa của người Khmer Nam bộ. Cơng trình đã nêu ra một số giá trị cơ bản trong văn
hóa Khmer, thực trạng việc phát huy giá trị văn hóa trong thời gian qua; từ đó đề ra
một số phương hướng và giải pháp. Ở mục những giá trị tinh thần tiêu biểu, tác giả
đã nêu lên được những đặc điểm của lễ hội truyền thống tộc người Khmer và trình
bày sơ lược về các lễ hội.
Cùng hướng nghiên cứu về phong tục lễ nghi của người Khmer Nam bộ, tác
giả Sang Sết đã xuất bản cơng trình “Phong tục, lễ nghi và tranh ký tự dân tộc
Khmer Nam bộ” (năm 2012). Nội dụng cơng trình góp phần tìm hiểu về phong tục
thờ cúng, các lễ nghi Phật giáo, lễ tết, lễ hội truyền thống, tranh ký tự, tranh vẽ,
tranh khắc đá của người Khmer. Trong mục lễ tết, lễ hội truyền thống, tác giả tiếp
cận theo hướng lý giải các nghi lễ, vật cúng và hình thức tổ chức của lễ hội.
Cũng trong năm 2012, cuốn sách “Văn hóa Khmer Nam bộ nét đẹp trong bản
sắc văn hóa Việt Nam” của nhóm tác giả Phạm Thị Phương Hạnh (chủ biên) nhận
được Giải khuyến khích Sách hay Việt Nam (2012). Cuốn sách trình bày khái qt
về người Khmer Nam bộ; tín ngưỡng – tơn giáo; lễ hội; văn hóa – nghệ thuật; tập
quán; ngành nghề truyền thống. Từ đó, khẳng định sự quan tâm, chăm sóc và tạo
điều kiện của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển mọi mặt của người Khmer

Nam bộ.
Năm 2012, tác giả Trần Dũng và Đặng Tấn Đức cũng xuất bản cuốn sách
“Diện mạo văn hóa tín ngưỡng và lễ hội dân gian Trà Vinh”. Với lợi thế sinh sống
tại Trà Vinh, nhóm tác giả đã có sự phân tích sâu sắc về tín ngưỡng và lễ hội dân
gian của tộc người Việt, Hoa, Khmer tại nơi này; đặc biệt là về văn hóa dân gian

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-6-

ven biển Mỹ Long và lễ hội cúng biển ở Mỹ Long. Từ đó, cơng trình giúp người
đọc có thêm nhiều thơng tin về văn hóa địa phương của tỉnh Trà Vinh.
Năm 2014, nhà văn Nguyễn Anh Động với cơng trình “Vài nét về văn hóa
dân gian của người Khmer Nam bộ. Cơng trình này thuộc dự án “Cơng bố, phổ biến
tài sản văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam”; nên tác giả công bố những sưu tầm
ghi chép riêng về một số nét lĩnh vực sinh hoạt trong dân gian xưa và nay như các
tập tục, tín ngưỡng quỷ thần, pháp sư, bùa phép, ngơn ngữ, văn thơ, nghệ thuật diễn
xướng… Theo nhận định của tác giả, trong cơng trình này khơng đưa thành khái
niệm lễ hội mà chỉ có tục đút cốm dẹp (trong lễ Ok Ang Bok), tục đua ghe Ngo (lễ
đua nước) và được trình bày dưới dạng miêu tả các tài liệu ghi chép và sưu tầm
được.
Năm 2015, nhóm tác giả Tiền Văn Triệu, Lâm Quang Vinh với cuốn sách
“Lễ hội truyền thống của người Khmer Nam bộ” trên cơ sở sưu tầm, điền dã đã bổ
sung thêm nhiều tư liệu quý về văn hóa tộc người Khmer. Cơng trình giới thiệu khái
qt về người Khmer Nam bộ, về tín ngưỡng, tơn giáo, chùa chiềng, văn hóa lễ hội,
phân tích các lễ hội của người Khmer Nam bộ dưới góc nhìn văn hóa dân gian.
Đồng thời, nhóm tác giả cũng đề xuất những giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị

văn hóa truyền thống trong các lễ hội của người Khmer.
Trong số những luận văn thạc sĩ nghiên cứu về người Khmer Nam bộ, có
luận văn của Dương Thị Ngọc Tú chuyên ngành Văn hóa học, trường Khoa học xã
hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, với đề tài “Lễ hội của người Khmer miền
Tây Nam Bộ từ góc nhìn văn hóa học (trường hợp tỉnh Sóc Trăng)” (năm 2012).
Luận văn nghiên cứu nguồn gốc, diễn biến, ý nghĩa, sự biến đổi của các lễ hội Chol
Chnam Thmay, Sen Đonta, Ok Om Bok. Đề tài khá rộng nên chỉ dừng lại ở việc mơ
tả từng lễ hội. Ngồi ra, cịn có luận văn của Lê Thúy An chun ngành Văn hóa
học, trường Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, với đề tài
“Nước (tưk) trong văn hóa của người Khmer Nam bộ” (năm 2012). Luận văn phân
tích mối quan hệ của nước trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người
Khmer Nam bộ; trong đó có đề cập đến yếu tố nước trong một số nghi lễ vòng đời

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-7-

người, lễ hội Chol Chnam Thmay, Ok Om Bok…Ngồi ra, cịn có luận văn của tác
giả Mai Thị Huệ, chuyên ngành Văn hóa học, trường Đại học Trà Vinh với đề tài
“Lễ hội Phật giáo của người Khmer Trà Vinh” (năm 2014). Đề tài nghiên cứu diễn
biến của các lễ hội Phật giáo và mối quan hệ với các lễ hội dân gian như Chol
Chnăm Thmây, Sen Dolta, Ok Om Bok. Đồng thời khảo cứu về vai trò của lễ hội
Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Khmer Nam bộ. Tuy nhiên đề tài chỉ
dừng lại ở phần mô tả diễn biến và giới hạn đối tượng nghiên cứu là lễ hội Phật giáo
ở địa bàn tỉnh Trà Vinh.
2.2 Các cơng trình nghiên cứu lễ hội Ok Om Bok
Tháng 4 năm 1981, Viện nghiên cứu lý luận và lịch sử nghệ thuật, Bộ Văn

hóa và Thơng tin đã tổ chức hội nghị Khoa học, văn hóa, văn nghệ truyền thống của
người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả hội thảo được xuất bản thành
kỷ yếu (bản đánh máy) mang tên: “Văn hóa, văn nghệ truyền thống của người
Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Các bài viết tập trung vào các lĩnh vực như:
sự hình thành và phân bố dân cư, lễ tết, tín ngưỡng, văn nghệ, nghệ thuật của người
Khmer ở Đồng bằng sơng Cửu Long … Trong mục lễ hội có bài “Cuộc đua ghe ngo
trong Ok Am Bok” của tác giả Hà Hùng Tiên đề cập đến lễ hội Ok Om Bok nhưng
chủ yếu tập trung mô tả về cuộc đua ghe Ngo (mà ở đây tác giả cho là một tập tục
hơn là một lễ hội).
Năm 1992, tác giả Sorya xuất bản quyển sách dưới dạng chuyện kể “Sự tích
hội đua ghe Ngo Khmer Nam bộ”. Tác giả nhìn nhận tục đua ghe Ngo là một phần
hội không thể thiếu của lễ cúng trăng, nên đã tập trung làm rõ nguồn gốc lịch sử của
chiếc ghe Ngo, mơ tả hình dáng và cơng dụng của nó, nơi tổ chức những cuộc đua
ghe Ngo; bổ sung thêm những các bài thơ liên quan đến hội đua ghe Ngo. Do viết
dưới dạng chuyện kể nên bài viết chỉ có tính chất mơ tả và thơng tin tham khảo,
chưa đi sâu vào khía cạnh văn hóa của lễ hội Ok Om Bok.
Ngày 29/05/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch phối hợp cùng Phân viện văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại thành phố Hồ
Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn phát huy lễ hội Óc Om Boc –Đua

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-8-

ghe Ngo Sóc Trăng”. Đây là một trong những hội thảo đầu tiên về lễ hội Ok Om
Bok với nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng tham dự. Đáng chú ý là các bài viết “Oc
Om Bok, lễ nghi nông nghiệp của người Khmer Nam bộ” của Phan An; bài “Tâm

thức ứng xử với nước của người Khmer qua lễ hội Ok-Angbok - Tiếp cận sinh thái
văn hóa” của Phan Thị Yến Tuyết; bài “Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội
cúng trăng, Loy-Protip, đua ghe Ngo của người Khmer” của Hứa Sa Ni. Đa phần
các bài viết tập trung nghiên cứu về lễ hội Ok Om Bok ở Sóc Trăng và các bài viết
về lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam bộ nói chung theo hướng tiếp cận lễ
hội Ok Om Bok là lễ nghi nơng nghiệp, hoặc là lễ nghi tơn giáo.
Qua đó, chúng tơi nhận thấy dù có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về lễ hội
Ok Om Bok của người Khmer Nam bộ nhưng chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu
vào các mối quan hệ văn hóa của lễ hội, vấn đề biến đổi văn hóa trong lễ hội và
định hướng khai thác phát triển du lịch lễ hội gắn với yếu tố bảo tồn. Do đó, chúng
tơi sẽ thực hiện khai thác những vấn đề này trong luận văn của mình và hướng
nghiên cứu của đề tài hồn tồn khơng trùng lắp với các cơng trình nghiên cứu
trước tác.

3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những giá trị văn hóa tiêu biểu của cộng đồng người Khmer
Nam bộ (chủ thể văn hóa trong lễ hội Ok Om Bok) và thành tố văn hóa lễ hội Ok
Om Bok trong q trình giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội của tộc người
này.
Cụ thể, chúng tôi tiến hành phân tích mối quan hệ giữa lễ hội Ok Om Bok với
văn hóa nơng nghiệp, văn hóa Phật giáo. Từ đó khẳng định lại những giá trị di sản
văn hóa phi vật thể (giá trị lịch sử, văn hóa, sinh thái học tâm linh) đã được công
nhận của lễ hội Ok Om Bok. Đồng thời, tiếp cận lễ hội Ok Om Bok qua sự tham
chiếu với các lễ hội ở Ấn Độ và Đơng Nam Á nhằm tìm hiểu nguồn gốc của lễ hội.
Sự tham chiếu này giúp chúng tôi giải mã các lớp tàn tích văn hóa như Bà La Mơn
giáo, tín ngưỡng dân gian, Phật giáo Nam tơng tồn tại trong lễ hội Ok Om Bok.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-9-

Lễ hội Ok Om Bok ngày nay đã trở thành sự kiện văn hóa cấp quốc gia thu hút
khơng chỉ người dân địa phương mà cịn cả khách du lịch. Trước xu thế phát triển
kinh tế - xã hội như hiện nay, lễ hội Ok Om Bok không chỉ bị biến đổi trong nội tại
của những người dân địa phương mà còn bị tác động bởi những hoạt động của tiến
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, đề tài cũng hướng đến phân tích sự
biến đổi văn hóa của lễ hội Ok Om Bok từ đời sống của người dân Khmer địa
phương và từ hoạt động phát triển du lịch. Qua đó, đề tài đề xuất những định hướng
bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của lễ hội Ok Om Bok được tốt hơn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: lễ hội Ok Om Bok
Chủ thể nghiên cứu: người Khmer Nam bộ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
sử dụng khái niệm “người Khmer Nam bộ” vì khái niệm này thể hiện hai yếu tố:
một là, “xét trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, danh tộc Khmer thuộc nhóm ngơn
ngữ Mơn – Khmer”; hai là “xét trong cộng đồng miền của người Việt Nam, họ là
người Nam bộ” [Phạm Thị Phương Hạnh 2013, tr.8].
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nằm ở cuối lưu vực sông Mekong, Sóc Trăng giáp với các tỉnh Trà Vinh,
Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và biển Đơng. Đơn vị hành chính gồm 1 thành
phố, 2 thị xã và 8 huyện. Dân số tồn tỉnh năm 2015 là 1.310.700 người; trong đó
người Khmer chiếm 28% dân số và tập trung nhiều ở các địa bàn như Vĩnh Châu,
Trần Đề, Châu Thành, Long Phú2. Sinh kế chủ yếu của người Khmer Sóc Trăng là
trồng lúa, cây ngắn ngày, chăn nuôi, đánh cá và các nghề thủ cơng nên đời sống văn
hóa nhất là lễ hội của họ cũng gắn liền với nông nghiệp. Ok Om Bok là lễ hội được
tổ chức lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng vì có sự kiện giải

đua ghe Ngo cấp quốc gia.

2

Dẫn theo website Tổng cục Du lịch Việt Nam,
/>
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-10-

Trà Vinh nằm ở hạ lưu sông Mekong được bao bọc bởi sơng Tiền và sơng
Hậu, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long, phía Tây và Tây Nam giáp Sóc
Trăng, phía Đơng giáp biển Đơng. Đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 7 huyện.
Dân số tồn tỉnh năm 2015 là 1.034.600 người, trong đó người Khmer chiếm
31,62% dân số, tập trung đông nhất ở huyện Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang, Cầu
Kè, Tiểu Cần… Ngành nghề chủ yếu của họ là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp 3. Địa thế bán đảo hai mặt sông một mặt biển đã tạo cho Trà Vinh sự biệt lập
nhất định; quy định tín ngưỡng và lễ hội có những nét đặc thù gần với truyền thống
hơn so với các tỉnh lân cận của Đồng bằng sông Cửu Long [Trần Dũng – Đặng Tấn
Đức 2012, tr.12]. Vì vậy, lễ hội Ok Om Bok Trà Vinh được vinh dự nhận bằng cơng
nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2014.
Vì vậy, chúng tơi lựa chọn hai địa bàn Sóc Trăng và Trà Vinh, nơi có đơng
đồng bào Khmer sinh sống, đồng thời có hai sự kiện tiêu biểu gắn với lễ hội Ok Om
Bok (giải đua ghe Ngo và công nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể) để tiến
hành nghiên cứu về lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam bộ. Thời gian chúng
tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực địa từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 11 năm
2016.


5. Cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1 Cơ sở lý thuyết
Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các lý thuyết nghiên cứu sau:
- Sinh thái học văn hóa (Cultural ecology): Lý thuyết này được vận dụng
nghiên cứu lễ hội Ok Om Bok trong mối quan hệ thống nhất và tương tác giữa tự
nhiên và cộng đồng người Khmer Nam bộ; sự gắn kết của lễ hội Ok Om Bok với
những hình tượng nơng nghiệp như mặt trăng, cốm dẹp, nguồn nước, gió…
- Sinh thái học tâm linh (Spiritual ecology): Lý thuyết này được vận dụng để
nghiên cứu môi trường sinh thái nông nghiệp có ảnh hưởng to lớn trong văn hóa lễ
hội của người Khmer Nam bộ, đặc biệt là lễ hội Ok Om Bok. Chính lý thuyết này là
cơ sở lý giải vì sao lễ hội Ok Om Bok vừa là lễ hội dân gian và lễ hội Phật giáo.
3

Dẫn theo website Ban tuyên giáo tỉnh ủy Trà Vinh, />
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-11-

- Du lịch văn hóa (Cutural tourism): Lý thuyết này được vận dụng để chứng
minh mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và du lịch; từ đó tạo cơ sở hình thành
những định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lễ hội trong điều kiện
phát triển du lịch.
- Địa văn hóa (Geographical Culture): Lý thuyết này được vận dụng nghiên
cứu nét văn hóa đặc trưng của lễ hội Ok Om Bok ở các vùng cư trú khác nhau của
người Khmer (Trà Vinh, Sóc Trăng) và với một số lễ hội khác có chung nguồn gốc.
- Chức năng luận (Functionism): Lý thuyết này được vận dụng nghiên cứu vai

trò và chức năng của lễ hội Ok Om Bok trong nền văn hóa nơng nghiệp và văn hóa
Phật giáo.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống cấu trúc (Structural Method): Phương pháp này được
chúng tôi sử dụng để tiếp cận lễ hội Ok Om Bok trong mối quan hệ các thành tố
khác trong hệ thống văn hóa của người Khmer Nam bộ. Dựa vào mối quan hệ tương
tác này, chúng tôi ghi nhận về nguồn gốc, giá trị văn hóa, sự biến đổi của lễ hội Ok
Om Bok trong đời sống văn hóa của cộng đồng Khmer Nam bộ
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (Inter-Disciplnary Method): Phương
pháp này được vận dụng để nghiên cứu và tổng hợp các thành tựu khoa học từ các
chun ngành có liên quan như: tơn giáo học, biểu tượng học, du lịch học … để
tham chiếu với các giá trị văn hóa của lễ hội Ok Om Bok.
- Phương pháp so sánh (Comparative Method): Chúng tôi vận dụng phương
pháp này để tiếp cận mối quan hệ nguồn gốc của lễ hội Ok Om Bok ở Nam Bộ và
một số lễ hội ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Từ đó, ghi nhận được những nét đặc trưng
và tính đặc thù của lễ hội Ok Om Bok trong văn hóa lễ hội của người Khmer Nam
bộ. Đồng thời, từ phương pháp này chúng tơi đã tìm thấy q trình biến đổi văn hóa
của lễ hội Ok Om Bok dưới tác động của nền kinh tế - xã hội trong cộng đồng
Khmer, cũng như sự tác động của du lịch khi khai thác lễ hội thành sản phẩm du
lịch đặc thù.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-12-

- Phương pháp nghiên cứu thực địa (Field Work Study Meethod): Vận dụng
phương pháp này, chúng tôi tiến hành được ba cuộc khảo sát thực tế tại Sóc Trăng,

Trà Vinh (nơi có đơng đồng bào Khmer và cũng là nơi có nhiều sự kiện tổ chức
trong lễ hội OK Om Bok) vào tháng 11/2015, 8/2016 và 11/2016. Với tư cách là
thành viên tham gia lễ hội cùng cộng đồng địa phương, chúng tơi đã thu thập được
nhiều hình ảnh và tư liệu về lễ hội Ok Om Bok.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Vận dụng phương pháp này để tiến hành
phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố lịch sử các đối tượng được lựa chọn (các vị Achar,
sư sãi trong chùa, đại diện ban tổ chức, người dân Khmer tham dự lễ hội Ok Om
Bok) cũng như những thao tác chính trong q trình thu thập dữ liệu tại hiện trường.
Qua đó, chúng tơi thu thập được nhiều nguồn tư liệu, hình ảnh, ý kiến đóng góp quý
báu từ những người “trong cuộc” trực tiếp tham gia lễ hội OK Om Bok. Đồng thời
thấy được nguồn gốc, giá trị văn hóa, những biến đổi của lễ hội.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Chúng tôi tiến hành thiết kế bảng hỏi
định lượng để khảo sát 200 đối tượng là người dân Khmer và 100 đối tượng du
khách ở nơi khác đến tham dự lễ hội Ok Om Bok tại Sóc Trăng, Trà Vinh. Từ đó,
chúng tơi xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 để xác định được sự biến đổi văn
hóa trong lễ hội Ok Om Bok, cũng như đánh giá của du khách về lễ hội này. Chúng
tôi đã ghi nhận lại nhận thức của du khách về giá trị văn hóa lễ hội Ok Om Bok qua
ba hình thái cảm nhận: trước, trong và sau khi tham dự lễ hội. Cụ thể các phương
pháp phân tích dữ liệu được sử dụng gồm: phân tích thống kê mơ tả (tần suất (%),
số trung bình) và đánh giá mức độ hài lòng của du khách bằng thang đo Likert 5
mức độ (1: Hồn tồn khơng hài lịng, 2: Khơng hài lịng, 3: Bình thường, 4: Hài
lịng, 5: Hồn tồn hài lịng). Giá trị khoảng cách của các mức độ và ý nghĩa của
từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng cách như sau:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minnimum)/n = (5-1) = 0,8
-

Giá trị trung bình từ 1,00 đến 1,80: Hồn tồn khơng hài lịng

-


Giá trị trung bình từ 1,81 đến 2,60: Khơng hài lịng

-

Giá trị trung bình từ 2,61 đến 3,40: Bình thường

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×