Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Công tác xã hội cá nhân với trẻ em sao lãng học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.08 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC

`
BÁO CÁO
THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Học viên : Bùi Thị Bích Ngọc
Lớp : CTXH 1 - 2012
GVHD : TS. Mai Thị Kim Thanh
Địa điểm thực hành : Trường THCS Tư Mại, Yên Dũng, Bắc Giang
Đề tài thực hành : Công tác xã hội cá nhân với trẻ sao lãng học tập
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
Phần 1: Tổng quan về địa bàn 3
1. Giới thiệu về trường THCS Tư Mại 3
1.1. Vị trị địa lý 3
1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 3
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ 3
1.3. Thuận lợi và khó khăn 4
1.3.1. Thuận lợi 4
1.3.2. Khó khăn 4
2. Những công việc chính và kỹ năng khi nhân viên công tác xã hội làm việc tại trường học. .5
2.1. Những công việc chính 5
2.2. Kỹ năng 6
Phần 2: Kinh nghiệm cá nhân trong thực tập cho phát triển nghề, chuyên môn sau này 7
1. Đánh giá về mục tiêu thực tập 7
2. Kinh nghiệm học hỏi được từ kiểm huấn viên 9
3. Ý nghĩa của các môn học chuyên ngành với quá trình thực hành 10


Phần 3: Phương án can thiệp 13
NHẬT KÝ PHẢN ÁNH THỰC HÀNH 13
BÁO CÁO THỰC HÀNH 16
I. Họ tên Học viên: Bùi Thị Bích Ngọc 16
II. HỒ SƠ CÁ NHÂN – THÂN CHỦ 16
1. Thông tin cá nhân 16
2. Thông tin về gia đình, người thân: 17
3. Môi trường sống hiện tại: 19
III. KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP 20
IV. TIẾN TRÌNH TRỢ GIÚP 21
1. Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ và phát hiện vấn đề 21
1.1. Tiếp cận thân chủ 21
1.2. Phát hiện vấn đề 22
2. Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạch trợ giúp 23
2.1. Đánh giá 23
2.2. Lập kế hoạch trợ giúp 24
3. Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch can thiệp 24
4. Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc 27
4.1. Kết quả đạt được với TC 27
4.2. Kỹ năng NVXH đã sử dụng 28
4.3. Những tồn tại 29
2
Phần 1: Tổng quan về địa bàn
1. Giới thiệu về trường THCS Tư Mại
1.1. Vị trị địa lý
Trường THCS Tư Mại nằm trên địa bàn thôn Đông Khánh, xã Tư Mại,
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Điện thoại: 0240. 3870. 413
Email:
Tư Mại là xã miền núi thấp gồm 9 thôn, nghề nghiệp chính là cấy lúa và

trồng màu, có thêm một số dịch vụ nhỏ đang phát triển
Đảng bộ, chính quyền địa phương và các ban ngành của địa phương đều
quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
Tình hình chính trị, kinh tế của địa phương đang có nhiều chuyển biến
tích cực, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhận thức của người dân, đời
sống của nhân dân tương đối ổn định.
Đảng bộ, chính quyền và các ban ngành của địa phương từ xã đến cơ sở
đều quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Do vậy sự nghiệp giáo dục của xã ngày
càng phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng.
1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ
Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục
tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các
hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo
dục.
2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản
lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
3
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.
Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy
định của Nhà nước.
7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Năm học 2013 - 2014 trường THCS Tư Mại có 39 cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong đó có 3 cán bộ quản lý(1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó), 4 nhân viên và 32
giáo viên; 15 lớp với 430 học sinh. Giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên
100%, trong đó trên chuẩn 20 %.
1.3. Thuận lợi và khó khăn
1.3.1. Thuận lợi
Ngay từ ban đầu, do có sự chuẩn bị kĩ càng việc liên hệ với cơ sở thực
hành, trình bày kế hoạch thực hành với cơ sở nên học viên nhận được sự giúp đỡ
và ủng hộ từ phía lãnh đạo cơ sở thực hành và kiểm huấn viên cũng như cán bộ
giáo viên trong trường.
Học viên thực hành tại cơ quan mà mình đang công tác nên có thêm điều
kiện để hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra trong thời gian thực hành.
1.3.2. Khó khăn
Cán bộ kiểm huấn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn thực
hành lĩnh vực liên quan đến công tác xã hội.
Cơ sở thực hành ngay từ lãnh đạo tới cán bộ giáo viên có ít hiểu biết về
công tác xã hội nên học viên cũng gặp những khó khăn trong việc triển khai các
mục tiêu, các hành động của mình. Học viên mất nhiều thời gian hơn trong việc
giúp mọi người hiểu biết về công tác xã hội.
4
Gia đình của thân chủ còn hiểu sai về mục đích hỗ trợ của học viên và cho
rằng bản thân học viên phải tự mình giải quyết các vấn đề của thân chủ chứ
không cần dựa vào sự giúp đỡ của gia đình thân chủ.
Học viên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác xã hội
với trẻ em.
2. Những công việc chính và kỹ năng khi nhân viên công tác xã hội làm việc
tại trường học
2.1. Những công việc chính
1. Xây dựng các kỹ năng xã hội mới hoặc năng lực cho người lớn, phụ
huynh và trẻ em.

2. Xác định các nguồn tài nguyên mới và các cơ sở dịch vụ xã hội hỗ trợ
trẻ em
và gia đình cũng như triển khai các chương trình mới tại trường và tại
cộng đồng.
3. Thay đổi quan điểm người lớn (như các giáo viên thường có các quan
điểm tiêu cực về học sinh).
4. Nâng cao kiến thức và sự thông hiểu ( như tập huấn tại chức cho giáo
viên về trẻ bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi).
5. Tái cấu trúc các hoạt động (như phụ đạo cho các học sinh gặp khó khăn
trong học tập).
6. Phát triển các mối liên kết với các cơ quan tại cộng đồng ( cơ sở dịch
vụ cho trẻ và sức khỏe tâm thần).
7. Phát triển các vai trò mới cho giáo viên, phụ huynh ( nguồn tài nguyên
hỗ trợ).
8. Triển khai các chương trình mới khi có nhu cầu (như chương trình sau
giờ học cho các trẻ có bố mẹ phải làm việc, chương trình giáo dục thể chất…).
9. Biện hộ cho học sinh khi học sinh phải ra trước Hội đồng kỷ luật của
nhà trường.
5
2.2. Kỹ năng
1. Kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ có mục đích với các cá
nhân trong hệ thống thân chủ.
2. Kỹ năng quan sát có hệ thống và đánh giá nhu cầu và các đặc tính của
học sinh, phụ huynh, hệ thống học đường, lối xóm của học sinh, cộng đồng và
kỹ năng đánh giá các ảnh hưởng của mối tương tác của các đặc tính này với đặc
tính của học sinh.
3. Thu thập thông tin thích hợp về các khía cạnh sinh học, tâm lý, văn
hóa, cảm xúc, luật pháp, môi trường có ảnh hưởng đến tiến trình học tập của học
sinh.
4. Phân tích và tác động đến chính sách ở các cấp địa phương.

5. Tham vấn ý kiến những người trong hệ thống thân chủ nhằm phân loại
tình huống; cung cấp và nhận thông tin, theo dõi tiến triển trong kế hoạch can
thiệp hay thương thảo giữa các quan điểm trái ngược nhau.
6. Đánh giá các ảnh hưởng chi phối các mối quan hệ trường học – cộng
đồng – học sinh – phụ huynh và diễn giải các ảnh hưởng đó.
6
Phần 2: Kinh nghiệm cá nhân trong thực tập cho phát triển nghề, chuyên
môn sau này
1. Đánh giá về mục tiêu thực tập
Trước và trong quá trình thực hành, học viên đã đặt ra những mực tiêu để
bản thân có định hướng thực hiện và hoàn thành kế hoạch thực hành một cách
tốt nhất. Những mục tiêu mà học viên đặt ra:
- Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng CTXH và điểm mạnh của học viên
vào thực hành tại cơ sở
- Đề xuất một số kiến nghị nâng cao chất lượng học tập cho học sinh tại
cơ sở thực hành
Đánh giá những mặt đạt được:
Về cơ bản, học viên đã đạt được khoảng 85% mục tiêu đề ra ban đầu. Về
việc ứng dụng kiến thức, kỹ năng CTXH vào thực hành:
- Ngay từ đầu học viên đã sử dụng kỹ tốt kỹ năng giao tiếp để nhận được
sự giúp đỡ tích cực từ lãnh đạo cơ sở thực tập và kiểm huấn viên. Lãnh đạo cơ
sở thực tập đã lắng nghe kế hoạch thực tập của học viên, đóng góp ý kiến chân
thành đồng thời đề xuất cán bộ kiểm huấn có kinh nghiệm tại cơ sở thực hành
cho học viên.
- Trong suốt thời gian thực hành, nhất là thời gian thực hiện kế hoạch can
thiệp với thân chủ, học viên từng bước sử dụng các kỹ năng tạo lập mối quan hệ,
kỹ năng thấu cảm, chia sẻ, huy động nguồn lực từ phía nhà trường, gia đình để
tìm hiểu, làm quen, phát hiện vấn đề từ đó cùng thân chủ giải quyết vấn đề của
mình.
- Trước những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hành như bối rối

trước diễn biến tâm lý của thân chủ, học viên đã bình tĩnh ghi chép lại vấn đề rồi
cùng thảo luận với kiểm huấn viên, gia đình cũng như thầy cô giáo trực tiếp
giảng dạy thân chủ để tìm ra câu trả lời và biện pháp phù hợp. Với việc người
thân thân chủ hiểu sai mục đích của việc trợ giúp thân chủ(nghĩ học viên là
người duy nhất giúp đỡ thân chủ giải quyết vấn đề), học viên đã cùng kiểm huấn
viên gặp gỡ, trò chuyện và từng bước giải thích cho gia đình thân chủ hiểu mục
7
đích và ý nghĩa của hoạt động trợ giúp. Kết quả là gia đình thân chủ đã dần hiểu
ra mục đích trợ giúp của học viên và họ cũng hỗ trợ học viên trong quá trình
thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề cho thân chủ.
- Học viên sử dụng kỹ năng biện hộ, phát huy vai trò cầu nối để thân chủ
có thể tiếp tục tham gia học tập tại trường và có mối quan hệ tốt hơn với thầy cô,
bạn bè và được mọi người trong tập thể lớp giúp đỡ.
- Học viên mạnh dạn đưa ra các ý kiến đánh giá nhận xét về thân chủ sau
khi đã kết thức hoạt động trợ giúp với kiểm huấn viên. Kiểm huấn viên cũng đã
chia sẻ cùng học viên về những ý kiến mà học viên đưa ra để từ đó có đánh giá
khách quan nhất.
Dựa trên quan sát và kinh nghiệm trong quá trình thực hành; sự đánh giá
của kiểm huấn viên, học viên đưa ra một số kiến nghị trong việc nâng cao chất
lượng học tập cho học sinh tại cơ sở thực hành: đề xuất có thêm các hoạt động
ngoại khóa tại nhà trường để học sinh được tham gia nhiều hơn từ đó tránh xa
các hoạt động ngoài lề ảnh hưởng xấu tới học tập như game online; tổ chức đa
dạng các câu lạc bộ trong nhà trường, tiếp tục phát huy phong trào "Đôi bạn
cùng tiến".
Đánh giá những mặt chưa đạt được:
Thời gian thực tập tại cơ sở ngắn cho nên học viên chưa đi sâu được vào
các nội dung của kế hoạch can thiệp. Học viên cũng chưa thể triển khai các hoạt
động hỗ trợ nhằm phát huy tối đa nội lực, khả năng vốn có của thân chủ.
Trong quá trình thực tập, học viên ban đầu còn lúng túng khi gặp phải
những tình huống bất ngờ, những diễn biến tâm lý ở thân chủ.

Tóm lại, quá trình hoàn thành các mục tiêu tại cơ sở thực hành của học
viên là một quá trình làm việc liên tục và có sự liên kết giữa các hoạt động của
học viên, hoạt động của thân chủ và hoạt động của các nguồn lực khác có liên
quan. Để hoàn thành các mục tiêu, học viên đã phải bám sát các kế hoạch đã đặt
ra, vận dụng linh hoạt các kỹ năng nghề nghiệp và sẵn sàng tiếp thu các tri thức
mới. Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhưng những gì học viên đã làm được là
tiền đề vững chắc cho hoạt động nghề nghiệp thực tế sau này của học viên.
8
2. Kinh nghiệm học hỏi được từ kiểm huấn viên
Quá trình thực tập tại cơ sở giúp học viên tiếp xúc với đối tượng, thực
hành các kỹ năng nghề nghiệp đồng thời tiếp thu được những bài học kinh
nghiệm rất quý báu từ kiểm huấn viên.
Kinh nghiệm đầu tiên đó là việc sắp xếp thời gian. Do thời gian thực hành
tại cơ sở của học viên ngắn, thân chủ thì ngoài việc học trên lớp còn tham gia
các hoạt động khác như học thêm, phụ giúp gia đình làm một số công việc khác
nên kiểm huấn viên đã hướng dẫn cho học viên cách sắp xếp thời gian biểu làm
việc, gặp gỡ với thân chủ linh hoạt giữa thời gian thân chủ học tập tại trường và
thời gian thân chủ ở tại gia đình. Việc sắp xếp thời gian hợp lý này có ý nghĩa
rất quan trọng và ảnh hưởng tới thành công của hoạt động can thiệp của học viên
đối với thân chủ.
Bài học kinh nghiệm thứ hai đó là việc tiếp nhận, xử lý thông tin và đánh
giá đa chiều trong quá trình làm việc. Kiểm huấn viên đã đưa ra những ví dụ rất
cụ thể và thực tiễn về việc đánh giá các thông tin mà học viên thu thập được từ
các nguồn khác nhau. Ví dụ khi thu thập thông tin về thái độ học tập của thân
chủ, phía giáo viên, nhà trường và gia đình thân chủ đưa ra thông tin có phần
mâu thuẫn nhau thì học viên chưa nên kết luận vội nguồn tin nào là chính xác;
học viên cần bình tĩnh, kiểm tra thông tin bằng nhiều cách khác nhau như trực
tiếp quan sát thân chủ, test thông tin qua bạn cùng học với thân chủ, các bài tập
cá nhân, bài tập nhóm mà thân chủ tham gia. Từ đó học viên mới đưa ra các
đánh giá và có kết luận cuối cùng.

Bài học kinh nghiệm thứ ba là bình tĩnh giải quyết các tình huống bất ngờ
gặp phải và báo cáo ngay cho kiểm huấn viên hoặc lãnh đạo cơ sở thực hành khi
học viên gặp khó khăn. Kinh nghiệm này hẳn là không có gì mới song đôi khi
do sự chủ quan, tính nóng vội muốn giải quyết ngay vấn đề mà học viên có thể
quên đi. Kiểm huấn viên đã chỉ ra cho học viên rằng khi gặp bất kì tình huống
nào ngoài dự kiến, việc báo cáo lại với kiểm huấn viên và lãnh đạo cơ sở thực
hành sẽ giúp học viên có thêm nguồn lực để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
9
Những bài học kinh nghiệm nói trên có thể là không hề mới thậm chí là
rất đơn giản nhưng nếu không có sự chú ý trong quá trình thực hành thì học viên
rất dễ bỏ qua và dẫn đến những sai lầm không đáng có. Điều này phần nào cũng
khẳng định tầm quan trọng của kiểm huấn viên trong hoạt động thực hành nghề
nghiệp của nhân viên công tác xã hội.
3. Ý nghĩa của các môn học chuyên ngành với quá trình thực hành
Cơ sở lý thuyết của các môn học chuyên ngành công tác xã hội thực sự có
ý nghĩa rất lớn trong quá trình thực hành môn học của học viên tại cơ sở.
1. Làm việc trực tiếp với cá nhân
Khi làm việc trực tiếp với cá nhân, người nhân viên CTXH có thể là một
giáo dục viên, một NVCTXH làm việc với cá nhân, một nhân viên làm việc
trong nhóm, làm việc trực tiếp cung cấp những dịch vụ, trị liệu/tham vấn hôn
nhân và gia đình.
2. Làm vai trò cầu nối với liên kết các hệ thống
Quản lý ca, điều phối
Cầu nối thân chủ với các hệ thống, chương trình hỗ trợ
Truyền thông vận động, các hệ thống XH có lợi cho thân chủ
3. Làm việc với nhóm (tự nhiện và nhóm thành lập)
Người điều hành
Người tổ chức
Người hòa giải
4. Nhân viên CTXH có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước ở các

cấp, ở cộng đồng và trong các cơ sở cung cấp dịch vụ, trong các trung tâm như
cơ sở bảo trợ xã hội, trường giáo dưỡng, mái ấm, nhà mở hay các tổ chức phi
chính phủ. Khi nhân viên CTXH ở những vị trí khác nhau thì vai trò và các hoạt
động của họ cũng rất khác nhau, tùy theo chức năng và nhóm thân chủ mà họ
làm việc.
- Vai trò là người vận động nguồn lực: là người trợ giúp thân chủ (cá
nhân, gia đình, cộng đồng ) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải
10
quyết vấn đề. Nguồn lực có thể bao gồm về con người, về cơ sở vật chất, về tài
chính, kỹ thụật, thông tin, sự ủng hộ về chính sách, chính trị và quan điểm
- Vai trò là người kết nối - còn gọi là trung gian: NVCTXH là người có
được những thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho thân chủ các
chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ
chức để họ tiếp cận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ thuật để có
thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề.
- Vai trò là người biện hộ: là người bảo vệ quyền lợi cho thân chủ để họ
được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những
trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng.
- Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội: là nhà vận động xã hội tổ
chức các hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, cổ vũ
tuyên truyền. Ví dụ như sự vận động cho quyền lợi của những người khuyết tật
được hưởng chính sách hoà nhập.
- Vai trò là người giáo dục: là người cung cấp kiến thức kỹ năng liên quan
tới vấn đề họ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm hay
cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự
mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn
đề cần giải quyết.
- Vai trò người tạo sự thay đổi: người NVCTXH được xem như người tạo
ra sự thay đổi cho cá nhân, giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu cực
hướng tới những suy nghĩ và hành vi tốt đẹp hơn.

- Vai trò là người tư vấn: NVCTXH tham gia như người cung cấp thông
tin tư vấn cho các thân chủ cần có những thông tin như thông tin về chăm sóc
sức khoẻ sinh sản, thông tin về bảo vệ môi trường, dinh dưỡng cho trẻ nhỏ hay
người già.
- Vai trò là người tham vấn: NVCTXH trợ giúp gia đình và cá nhân tự
mình xem xét vấn đề, và tự thay đổi. Ví dụ như NVCTXH tham gia tham vấn
giúp trẻ em bị xâm hại tình dục hay phụ nữ bị bạo hành vượt qua khủng hoảng.
11
các bạn ở lớp, hết học kì I, TC xếp thứ 34/35 học sinh. TC lại hay gây gổ, đánh
nhau với các bạn cùng lớp, cùng trường.
Ở nhà TC mải chơi, lười học, thậm chí T đã 2 lần lấy trộm tiền của ông bà
đi ăn quà, khi ông bà hỏi thì TC nói trước đây cũng lấy tiền của bố mẹ nhưng bố
mẹ không biết nên TC tiếp tục phạm lỗi.
Kết thúc học kì I, hiệu trưởng có gặp bà TC và trao đổi rằng TC học quá
kém và nghịch, khó có thể tiếp tục theo học tại trường. Bà, ông và cô TC rất lo
lắng.
2. Thông tin về gia đình, người thân:
17
Ông
ngoại
Cậu
TC
Bố
Ông nội
Mẹ
Mợ

ngoại

nội

em
gái
Em
họ
18
: Nữ
: Nam
: Kết hôn
: Quan hệ xa cách
: Quan hệ 1 chiều
:Quan hệ 2 chiều
3. Môi trường sống hiện tại:
Nhận xét về sơ đồ sinh thái:
+ TC có mối quan hệ mật thiết với ông bà nội và nhân viên xã hội, em gái TC rất
quý mến anh trai mình nhưng TC là cậu bé bướng bỉnh, hay trêu chọc em.
+ Cô giáo chủ nhiệm của TC cũng quan tâm tới em
+ Bạn bè, cô hiệu trưởng có quan hệ khá xa cách với TC.
+ Bố mẹ TC, ông bà ngoại và cậu mợ TC có mối quan hệ khá xa cách với TC. Bố
TC thì bận đi làm kiếm tiền, ít có thời gian quan tâm tới con mình; mẹ TC thì đi
19
TC
Ông bà nội
Bố, mẹ, ông
bà ngoại, cậu
mợ
Thầy cô giáo
Học viên –
Nhân viên xã
hội
Bạn bè

Em gái TC
XKLĐ ở xa nên thỉnh thoảng mới gọi điện hỏi han sức khỏe, tình hình học tập của
con; ông bà ngoại và cậu mợ TC thì rất ít quan tâm tới TC…
Như vậy, khi trợ giúp thân chủ chủ yếu dựa nhiều vào các mối quan hệ tốt
đẹp, tạo điều kiện cho TC có cơ hội gần gũi tiếp xúc với người thân và giúp người
thân TC ý thức được TC rất cần sự quan tâm từ phía gia đình…
III. KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP
ST
T
Mục tiêu Hoạt động Người thực
hiện
Thời gian Kết quả
mong đợi
1 Giúp TC có cơ hội
được tiếp tục học ở
trường gần nhà ông
bà nội
Gặp hiệu
trưởng
TC, học
viên, ông
bà TC và
bố TC
02/5 TC có cơ hội
tiếp tục học
2 Tìm giáo viên kèm
cặp việc học cho
TC
Liên hệ tìm
gia sư

Học viên,
Ông bà TC
02/5 - 09/5 Liên hệ được
với gia sư dạy
kèm cho TC
3 Giúp TC có ý thức
học tập tốt hơn và
nhận thức hành vi
trộm tiền của mình
là sai
Tham vấn
cho TC
TC, học
viên
10/5 - 17/5 T có ý thức
học tập và
nhận thức
được hành vi
của mình là
chưa đúng và
biết sửa lỗi
4 TC học tập tiến bộ Giám sát
việc học
của TC tại
nhà và trên
lớp
TC, học
viên, ông
bà, cô TC,
cô giáo

17/5 - 24/5 TC tiến bộ
trong học tập
20
IV. TIẾN TRÌNH TRỢ GIÚP
1. Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ và phát hiện vấn đề
1.1. Tiếp cận thân chủ
(Tóm tắt phúc trình ghi dưới dạng nhật ký)
Khi mới gặp tôi, TC còn nhút nhát, e ngại, thỉnh thoảng lại đưa mắt “nhìn
trộm” thăm dò phản ứng của tôi. Hiểu được tâm trạng tò mò, hoài nghi của TC,
tôi đã chủ động vui vẻ làm quen với TC. Cậu bé đã tỏ ra bớt xa lạ hơn, hay cười
và còn kể cho tôi nghe một số chuyện diễn ra ở trường nữa. Tôi chăm chú lắng
nghe câu chuyện của cậu bé. Cậu bé vui vẻ và cởi mở hơn rất nhiều. Phần lớn
cậu bé kể về những trò chơi, những lúc vui đùa với bạn bè. Qua câu chuyện của
em, tôi biết rằng bạn bè cũng khá quý mến em mặc dù em mới chuyển tới lớp
chưa được bao lâu.
Tôi khéo léo chuyển sang trò chuyện với em về tình hình học tập. Tuy
nhiên, nét mặt, thái đội em thay đổi, chuyển từ vui vẻ hoạt bát sang im lặng, thờ
ơ. Tôi cũng im lặng một lúc rồi hỏi em: ở lớp em thích học môn học gì và thầy
cô, bạn bè có giúp đỡ em trong học tập hay không? Em lơ đãng nhìn xa xăm một
hồi rồi mới trả lời tôi rằng cô giáo chủ nhiệm, các bạn có giúp đỡ em nhưng kì I
vừa rồi em học không được tốt, môn học em yêu thích là môn toán.
Khi tôi hỏi em về cảm giác khi ở với ông bà, em cười rất thoải mái và nói
em vui lắm, em và em gái em được ông bà mua cho nhiều quần áo đẹp, sách vở
và đồ chơi nữa nhưng em nhớ mẹ, ông bà ngoại, cậu mợ và các dì thì càng ngày
càng ít đón em về chơi… Tôi thấu hiểu tâm trạng của em lúc này, cậu bé còn
nhỏ, đang tuổi ăn tuổi học và cũng rất cần tình yêu thương của mọi người nhưng
mẹ em, người em yêu thương nhất thì lại đang ở rất xa em. Tôi xoa đầu cậu bé,
động viên em cố gắng ngoan, chăm học, giúp ông bà chăm sóc em gái, đỡ đần
việc nhà, mẹ em đi làm xa sẽ yên tâm hơn, rồi mẹ em sẽ về nhà mà. Cậu bé nhìn
tôi như còn hoài nghi lắm nhưng trước thái độ ân cần của tôi, cậu bé gật đầu tán

thành. Tôi vui khi em có phản ứng như vậy, tôi hỏi ý kiến em về việc thỉnh
thoảng tôi qua chơi với em, em vui sướng reo lên “đồng ý ạ”. Tôi hơi bất ngờ vì
21
không nghĩ cậu bé lại mau quen với tôi đến vậy. Trước khi ra về, tôi và cậu bé
cùng nhau thảo luận một bài đoán đố vui nho nhỏ, tôi hứa với cậu bé lần sau tới
tôi sẽ có quà nếu em giải được câu đố. Đồng thời tôi nói với cậu bé rằng, tôi rất
vui nếu lần sau được trò chuyện và cùng cậu bé làm bài tập…
Sau đó tôi tiếp tục tìm hiểu thông tin về tình hình học tập của thân chủ tại
trường thông qua giáo viên chủ nhiệm của em.
1.2. Phát hiện vấn đề
Sau khi đã có những thông tin ban đầu về thân chủ, kết hợp với kỹ năng
quan sát, lắng nghe, phân tích thông tin, tôi đã tìm ra được vấn đề mà em T đang
gặp phải như sau:
- Thân chủ: Trần Văn T(TVT), học lớp 6, 12 tuổi
Bảng phân tích điểm mạnh điểm yếu
TC Ông bà
nội và cô
Ông bà
ngoại,
cậu mợ
Bố mẹ Cô chủ
nhiệm
Bạn bè, cô
hiệu
trưởng
Điểm mạnh - Nhanh
nhẹn
- Yêu
thương
cháu, có

chuyên
môn sư
phạm
- Có sức
khỏe
- Chiều
con
- Quan
tâm học
sinh
- Là người
gần gũi TC
mỗi ngày
tới trường
Điểm yếu
- Nghịch
ngợm
- Học kém
- Lấy
trộm tiền
của bố
mẹ, ông

- Quá
nghiêm
khắc
- Ít quan
tâm,ít có
thời gian
dành cho

TC, ở xa
- Ít quan
tâm, quá
nuông
chiều
con, trình
độ học
vấn thấp
- Lớp
đông học
sinh nên
không
quan tâm
tới TC
chu đáo
- Chưa
hiểu tính
cách TC
- T có nguy cơ không được học tại trường gần nhà ông bà nội
22
- Bố mẹ và họ hàng bên ngoại ít quan tâm tới T
- T nghịch ngợm, học kém
- T không biết đỡ đần ông bà nội việc nhà, mải chơi
- T có hành vi lấy trộm tiền của bố mẹ, ông bà
2. Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạch trợ giúp
2.1. Đánh giá
Cây vấn đề
Phân tích cây vấn đề:
Những vấn đề của em T xuất phát chủ yếu từ cách giáo dục trong môi
trường gia đình, nhất là ảnh hưởng từ sự giáo dục của bố mẹ em T. Bố mẹ có

trình độ học vấn thấp và luôn mong con học giỏi. Ban đầu, người mẹ quan tâm
con bằng cách dạy con học trước bài khi còn nhỏ, nhưng sau này khi không có
điều kiện dạy con học, người mẹ và người bố lại dùng bạo lực, đòn roi để giáo
dục con. Cách giáo dục này gây phản tác dụng. Em T không những không thay
23
Học hành sa sút, ý thức kém, ít được người thân quan tâm
Học tập kém, mải chơi,
ăn trộm tiền
Bố mẹ, ông bà ngoại
không quan tâm
Bố mẹ
quá
nuông
chiều
Mất gốc
về học
tập, lười
học, chưa
thích nghi
được với
môi
trường
mới
Lười lao
động, ý
thức chưa
tốt
Mẹ sinh
em nhỏ,
đi làm

ăn xa,
bố mải
đi làm
Ông bà
ngoại
bận
chăm
sóc
cháu
nhỏ
Bố mẹ

trình
độ học
vấn
thấp
đổi mà còn tiếp tục phạm lỗi: học hành sa sút, gây gổ đánh nhau, có hành vi lấy
tiền của người thân…
Tất cả những vấn đề này xuất phát từ sự giáo dục bất cập, không phù hợp
của bố mẹ thân chủ. Từ đó dẫn đến hàng loạt các vấn đề của thân chủ như lười
học, ham chơi, nghịch ngợm…
2.2. Lập kế hoạch trợ giúp
ST
T
Mục tiêu Hoạt động Người thực
hiện
Thời gian Kết quả
mong đợi
1 Giúp TC có cơ hội
được tiếp tục học ở

trường gần nhà ông
bà nội
Gặp hiệu
trưởng
TC, học
viên, ông
bà TC và
bố TC
02/5 TC có cơ hội
tiếp tục học
2 Tìm giáo viên kèm
cặp việc học cho
TC
Liên hệ tìm
gia sư
Học viên,
Ông bà TC
02/5 - 09/5 Liên hệ được
với gia sư dạy
kèm cho TC
3 Giúp TC có ý thức
học tập tốt hơn và
nhận thức hành vi
trộm tiền của mình
là sai
Tham vấn
cho TC
TC, học
viên
10/5 - 17/5 T có ý thức

học tập và
nhận thức
được hành vi
của mình là
chưa đúng và
biết sửa lỗi
4 TC học tập tiến bộ Giám sát
việc học
của TC tại
nhà và trên
lớp
TC, học
viên, ông
bà, cô TC,
cô giáo
17/5 - 24/5 TC tiến bộ
trong học tập
3. Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch can thiệp
3.1. Mục tiêu 1: Giúp TC có cơ hội được tiếp tục học ở trường gần nhà
ông bà nội
24
Các hoạt động thực hiện:
- Biện hộ cho thân chủ trước hiệu trưởng trường THCS TC đang theo học
- Tham vấn với gia đình TC để tạo điều kiện học tập cho TC
Lượng giá:
- Kết quả so với mục tiêu đề ra:
+ Đã tìm kiếm được sự giúp đỡ từ phía nhà trường, nhà trường tạo điều
kiện cho TC có cơ hội được cố gắng hơn trong học tập và rèn luyện ở học kỳ II
này
- Các kỹ năng vận dụng được:

+ NVXH sử dụng kỹ năng tóm lược lại vấn đề, phản hồi tâm trạng, suy nghĩ
của cô HT
+ NVXH sử dụng kỹ năng biện hộ - nêu ưu điểm của TC nhằm tạo dựng
nguồn lực hỗ trợ từ phía nhà trường – thầy cô giáo – bạn bè – những người gần gũi
em nhất trong thời gian ở trường;
+ NVXH tiếp tục sử dụng kỹ năng biện hộ để cô HT chấp nhận cho TC được
có cơ hội học tập và rèn luyện đồng thời sử dụng kỹ năng phản hồi để hiểu thêm
suy nghĩ của cô HT, đồng cảm với cô
Bằng việc sử dụng thành thạo và kết hợp các kỹ năng trên, NVXH đã thành
công trong việc tiếp cận cô HT, biện hộ cho TC và huy động sự giúp đỡ từ phía nhà
trường.
- Kế hoạch cho lần làm việc sau:
+ Cùng cô HT, GVCN và các thầy cô giáo bộ môn lớp TC bàn bạc, lên kế
hoạch trợ giúp TC học tập tốt tại trường đồng thời nâng cao ý thức tự giác, ý
thức tôn trọng mọi người cho TC.
3.2. Mục tiêu 2: Tìm giáo viên kèm cặp việc học cho TC
Các hoạt động: cùng giáo viên chủ nhiệm của thân chủ và các giáo viên bộ
môn đánh giá tình trạng học tập của thân chủ để có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức
kịp thời cho TC chuẩn bị vào kì thi học kì 2
Lượng giá:
- Kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra:
25

×