Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Khbd vật lí 11 hk1 bài 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.55 KB, 12 trang )

VẬT LÍ 11 – HK1

Trường: THPT Trần Hưng Đạo
Tổ: Vật lí - CNCN

Chương 1
Bài

1

Họ và tên giáo viên: Phạm Huỳnh Nhật Khánh

DAO ĐỘNG
MƠ TẢ DAO ĐỘNG
Mơn học/Hoạt động giáo dục: Vật lí ; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 04 tiết

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động và mô tả được một số ví dụ
đơn giản về dao động tự do.
- Dùng đồ thị li độ – thời gian có dạng hình sin (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình
vẽ cho trước), nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha.
- Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để
mơ tả dao động điều hồ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh đọc và nghiên cứu bài tại nhà. Chuẩn bị các câu
hỏi cần trao đổi với giáo viên.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm theo u cầu của gv để hồn
thành các câu hỏi trong SGK và PHT.


- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thiết kế được phương án thí nghiệm và thực
hiện được thí nghiệm đơn giản tạo ra dao động.
b. Năng lực đặc thù môn học
- Nhận thức vật lí:
+ Nêu được khái niệm dao động tự do, dao động điều hòa, nêu được một số ví dụ đơn
giản về dao động tuần hồn, dao động tự do.
+ Nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha dựa vào đồ thị li
độ - thời gian có dạng hình sin (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước).
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:
+ Thiết kế được phương án thí nghiệm, thực hiện được thí nghiệm đơn giản tạo ra dao
động.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mơ
tả dao động điều hồ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tịi và sáng tạo trong các câu hỏi cá nhân. Có ý chí vượt qua
khó khăn để đạt kết quả tốt trong hoạt động nhóm khi thực hiện thí nghiệm.

1


VẬT LÍ 11 – HK1

- Trách nhiệm: Học sinh tham gia thảo luận nhóm để thiết kế được phương án thí nghiệm
và thực hiện được thí nghiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Các hình ảnh, slide powerpoint và video liên quan đến nội dung bài học.
- Phiếu học tập.
- Laptop, màn hình TV, Bảng đen.

- Dụng cụ thí nghiệm.
- Sách giáo viên, kế hoạch bài dạy.
PHIẾU LUYỆN TẬP
Câu 1. Dao động điều hòa là:
A. Dao động được mô tả bằng 1 định luật dạng sin (hay cosin) đối với thời gian
B. Những chuyển động có trạng thái lặp đi lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian
bằng nhau
C. Dao động có biên độ phụ thuộc vào tần số riêng của hệ dao động.
D. Những chuyển động có giới hạn trong khơng gian, lặp đi lặp lại quanh 1 VTCB
Câu 2. Chu kì dao động là
A. thời gian để trạng thái dao động lặp lại như cũ.
B. thời gian ngắn nhất để trạng thái dao động lặp lại như cũ.
C. thời gian để vật thực hiện được một dao động.
D. Câu B và C đều đúng.
Câu 3. Tần số của dao động tuần hoàn là
A. số chu kì thực hiện được trong một giây.
B. số lần trạng thái dao động lặp lại như cũ trong 1 đơn vị thời gian.
C. số dao động thực hiện được trong thời gian 1 giây.
D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng.
Câu 4. Pha của dao động được dùng để xác định:
A. Biên độ dao động
B. Tần số dao động
C. Trạng thái dao động
D. Chu kỳ dao động
Câu 5. Một vật dao động điều hịa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc
của li độ x vào thời gian t. Tần số góc của dao động là:

A. 10 rad/s
B. 10 rad/s
C. 5 rad/s

Câu 6. Đồ thị nào trong các đồ thị sau mô tả 2 dao động cùng pha:

D. 5 rad/s.
x
x1

O

A.

B.

C.

t
x2

D.

2


VẬT LÍ 11 – HK1

2. Học sinh
- Ơn lại những kiến thức đã được học về chuyển động tròn đều ở lớp 10
- Ôn lại những kiến thức đã được học về dao động ở cấp THCS.
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu:
- Kích thích sự tị mị, tạo sự hào hứng cho HS trước khi vào bài học mới.
b. Nội dung:
- HS xem slide powerpoint (hoặc video clip) và trả lời câu hỏi “Dao động có đặc điểm
gì và được mô tả như thế nào?
c. Sản phẩm:
- Dao động cơ là sự chuyển động có giới hạn trong khơng gian của một vật quanh một
vị trí xác định. Dao động được mơ tả theo định luật hình sin (cos) theo thời gian
- Dao động đó có thể được mơ tả bằng lời hoặc thơng qua các phương trình tốn học
dựa vào các thông tin như biên độ, li độ, tần số, chu kì.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- HS xem hình ảnh (hoặc video clip) và trả lời câu hỏi “Dao động có đặc điểm gì và
được mơ tả như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS phát hiện vấn đề cần giải quyết.
- HS hình thành giả thuyết để giải quyết vấn đề được đặt ra
- HS trình bày câu trả lời.
- GV theo dõi, gợi ý nếu HS gặp khó khăn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời.
+ Dao động cơ là sự chuyển động có giới hạn trong khơng gian của một vật quanh
một vị trí xác định. Dao động được mơ tả theo định luật hình sin (cos) theo thời gian
+ Dao động đó có thể được mơ tả bằng lời hoặc thơng qua các phương trình tốn
học dựa vào các thơng tin như biên độ, li độ, tần số, chu kì.
- Các HS khác theo dõi, góp ý.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, cộng điểm khuyến khích cho HS trình bày tốt câu trả lời.
- Hướng dẫn HS vào bài học mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1: Khái niệm dao động tự do
a. Mục tiêu:
- Thực hiện được thí nghiệm đơn giản tạo ra dao động.
- Nêu được khái niệm dao động tự do, dao động tuần hồn.
- Nêu được một số ví dụ đơn giản về dao động tuần hoàn, dao động tự do.
- Nêu được ứng dụng của dao động tuần hoàn trong cuộc sống.
b. Nội dung:

3


VẬT LÍ 11 – HK1

- HS đọc SGK, trả lời câu thảo luận số 1 và số 2, câu luyện tập số 1.
c. Sản phẩm:
1. Khái niệm dao động tự do
a. Khái niệm dao động cơ: Dao động cơ học là sự chuyển động có giới hạn trong
khơng gian của một vật quanh một vị trí xác định. Vị trí đó gọi là vị trí cân bằng.
b. Dao động tuần hoàn: Dao động mà trạng thái chuyển động của vật (vị trí và vận
tốc) được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
c. Dao động tự do: Dao động của hệ xảy ra dưới tác dụng chỉ của nội lực được gọi là
dao động tự do (dao động riêng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- Phân cơng nhóm học tập (mỗi nhóm từ 2 đến 5 HS).
- Các nhóm đọc SGK, trả lời câu thảo luận số 1, nêu được khái niệm dao động, dao
động tuần hồn.
- Các nhóm đọc SGK, trả lời câu thảo luận số 2. 3.
- Các nhóm đọc SGK nêu được khái niệm dao động tự do, trả lời câu luyện tập số 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm xác định vấn đề cần thu thập ý kiến.
- Tất cả các thành viên đưa ra ý kiến trong thời gian quy định.
- Thư ký nhóm tổng hợp ý kiến, đánh giá lựa chọn các ý kiến phù hợp.
- Rút ra kết luận.
- GV theo dõi quá trình làm việc của các nhóm, nêu gợi ý nếu các nhóm gặp khó khăn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Một HS đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày câu trả lời.
Câu TL1:
a) Các em tự thực hành thí nghiệm đơn giản này với các dụng cụ và hướng dẫn trên.
b) Mô tả chuyển động của các vật:
- Cả hai vật đều dao động quanh một vị trí cân bằng (VTCB) xác định: đối với con
lắc lị xo thì VTCB là vị trí sau khi treo quả nặng đến khi lò xo cân bằng; đối với con lắc
đơn là vị trí thấp nhất của vật (khi sợi dây có phương thẳng đứng).
- Trong quá trình dao động thì vật sẽ chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng đó.
- Con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng.
- Con lắc đơn dao động trên một cung tròn với biên độ góc xác định.
Khái niệm: Dao động cơ học là sự chuyển động có giới hạn trong khơng gian của
một vật quanh một vị trí xác định. Vị trí đó gọi là vị trí cân bằng.
Khái niệm: Dao động mà trạng thái chuyển động của vật (vị trí và vận tốc) được lặp
lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau được gọi là dao động tuần hoàn.
Câu TL2: Ví dụ dao động tuần hồn: dao động của con lắc đồng hồ, chuyển động
của con lắc đơn; chuyển động lên xuống của lị xo; dao động của sóng điện từ,…
Câu TL3: Ứng dụng dao động tuần hoàn: Ứng dụng vào chuyển động của pit-tông
trong động cơ xe, dao động con lắc đồng hồ…
Khái niệm: Dao động của hệ xảy ra dưới tác dụng chỉ của nội lực được gọi là dao
động tự do (dao động riêng).
Câu LT1: Ví dụ dao động tự do: dao động của con lắc lò xo, con lắc đơn.

4



VẬT LÍ 11 – HK1

- Các HS khác theo dõi, góp ý.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, cộng điểm khuyến khích cho nhóm trình bày tốt nhất.
- Hướng dẫn HS ghi nhận kiến thức mới.
- Yêu cầu các nhóm đọc SGK và trả lời câu thảo luận số 4
Hoạt động 2.2: Dao động điều hòa
a. Mục tiêu:
- Dùng đồ thị li độ - thời gian có dạng hình sin (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình
vẽ cho trước), nêu được khái niệm: li độ, chu kì, tần số, dao động điều hịa, tần số góc, độ
lệch pha.
- Vận dụng được các khái niệm: li độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mơ
tả dao động điều hồ.
b. Nội dung:
- HS đọc SGK, trả lời câu thảo luận số 4, 5, 6, 7, 8, 9.
c. Sản phẩm:
2. Dao động điều hòa
a. Li độ, biên độ, chu kì dao động, tần số dao động.

- Li độ x của vật dao động là tọa độ của vật mà gốc tọa độ được chọn trùng với vị trí
cân bằng.
- Biên độ A là độ lớn cực đại của li độ.
- Chu kì dao động T là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động. Tần số
dao động f được xác định bởi số dao động mà vật thực hiện được trong một giây
f 

1
(1.1)

T

- Trong hệ SI, chu kì dao động có đơn vị là giây (s), tần số dao động có đơn vị là Héc
(Hz)
b. Khái niệm dao động điều hòa
- Dao động điều hịa là dao động tuần hồn mà li độ của vật dao động là một hàm
cosin (hoặc sin) theo thời gian.
c. Pha dao động, độ lệch pha, tần số góc.
- Pha dao động là một đại lượng đặc trưng cho trạng thái của vật trong quá trình dao
động. Độ lệch pha giữa hai dao động điều hòa cùng chu kì (cùng tần số) được xác
định theo cơng thức:
  2

t
T

(1.2)

- Tần số góc của dao động là đại lượng đặc trưng cho tốc độ biến thiên của pha dao
động. Đối với dao động điều hòa, tần số góc có giá trị khơng đổi và được xác định
theo công thức

5


VẬT LÍ 11 – HK1



 2


(1.3)
t
T

Với φ1 và φ2 lần lượt là pha dao dộng tại thời điểm t1 và t2
Trong hệ SI, tần số góc có đơn vị là radian trên giây (rad/s).
d. Vận dụng các đại lượng vật lí đặc trưng để mơ tả dao động điều hịa
- Vd1 (SGK tr11)
- Vd2 (SGK tr11)
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- Phân cơng nhóm học tập (mỗi nhóm từ 2 đến 5 HS).
- Các nhóm đọc SGK, trả lời câu thảo luận số 4.
- Các nhóm đọc SGK, trả lời câu thảo luận số 5, nêu được khái niệm: li độ, chu kì,
tần số.
- Các nhóm đọc SGK, trả lời câu thảo luận số 6.
- Các nhóm đọc SGK, nêu được khái niệm dao động điều hịa.
- Các nhóm đọc SGK, trả lời câu thảo luận số 7, nêu được khái niệm pha dao động,
độ lệch pha, tần số góc.
- Các nhóm đọc SGK, trả lời câu thảo luận số 8.
- Các nhóm đọc SGK, trả lời câu thảo luận số 9, giải được ví dụ 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm xác định vấn đề cần thu thập ý kiến.
- Tất cả các thành viên đưa ra ý kiến trong thời gian quy định.
- Thư ký nhóm tổng hợp ý kiến, đánh giá lựa chọn các ý kiến phù hợp.
- Rút ra kết luận.
- GV theo dõi quá trình làm việc của các nhóm, nêu gợi ý nếu các nhóm gặp khó khăn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Một HS đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày câu trả lời.

Câu TL4: Quan sát đồ thị, ta thấy được
- Hình dạng đồ thị toạ độ – thời gian của vật là một đường cong (hình sin) có sự
lặp lại sau những khoảng thời gian bằng nhau.
- Toạ độ của vật có thể nhận các giá trị dương, âm hoặc bằng 0.
- Khoảng cách từ gốc toạ độ đến các vị trí mà toạ độ có độ lớn cực đại là khơng
đổi.
Câu TL5:
a) Các điểm G, P có tọa độ dương; điểm E, M, R có tọa độ âm; điểm F, H, N, Q có
tọa độ bằng 0.
b) Các điểm E, G, M, P, R có khoảng cách đến vị trí cân bằng cực đại.
c) Các cặp điểm G và P; F và N; H và Q; E, M và R là những điểm gần nhau nhất
có cùng trạng thái chuyển động.
Khái niệm: Li độ x của vật dao động là tọa độ của vật mà gốc tọa độ được chọn trùng
với vị trí cân bằng.
- Biên độ A là độ lớn cực đại của li độ.

6


VẬT LÍ 11 – HK1

Khái niệm: Chu kì dao động T là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao
động. Tần số dao động f được xác định bởi số dao động mà vật thực hiện được trong
một giây
f 

1
(1.1)
T


Câu TL6: Cánh ong mật này thực hiện 300 dao động trong 1s.
Chu kì dao động của cánh ong là: T = 1/f =1/300 =0,0033s
Khái niệm: Dao động điều hịa là dao động tuần hồn mà li độ của vật dao động là
một hàm cosin (hoặc sin) theo thời gian.
Câu TL7:
- Biên độ của hai dao động 1 và 2 bằng nhau.
- Tại mỗi thời điểm, li độ của hai dao động khác nhau:
+ Tại thời điểm ban đầu, dao động 1 có li độ bằng 0 (vật đang ở VTCB) trong khi đó
dao động 2 đang có li độ âm.
+ Sau khoảng thời gian Δt thì dao động 1 đang có li độ cực đại dương, dao động 2
đang có li độ bằng 0 (ở VTCB).
+ Sau đó hai dao động có thời điểm cùng li độ (điểm giao nhau của hai đồ thị).
Khái niệm: Pha dao động là một đại lượng đặc trưng cho trạng thái của vật trong
quá trình dao động. Độ lệch pha giữa hai dao động điều hịa cùng chu kì (cùng tần
số) được xác định theo công thức:
  2

t
T

(1.2)

Khái niệm: Tần số góc của dao động là đại lượng đặc trưng cho tốc độ biến thiên
của pha dao động. Đối với dao động điều hịa, tần số góc có giá trị khơng đổi và được
xác định theo công thức
 2


(1.3)
t


T

Với φ1 và φ2 lần lượt là pha dao dộng tại thời điểm t1 và t2
Trong hệ SI, tần số góc có đơn vị là radian trên giây (rad/s).
Câu TL8: Tần số góc khi ong đập cánh là: ω = 2πf =2π.300 = 600π (rad/s)
Câu TL9:
- Hai vật dao động cùng biên độ A = 20 cm
- Hai vật dao động cùng chu kì T = 2 s
- Trong quá trình dao động, vật 1 đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương thì vật 2 đi
qua vị trí biên dương theo chiều âm. Nghĩa là sau khoảng thời gian ngắn nhất để hai vật
có cùng trạng thái chuyển động là Δφ = T/4.
- Khi đó hai dao động lệch pha Δφ =


T

∆t = π/2 (rad) tức là dao động vuông pha với

nhau.
Bài giải Vd1, 2 (SGK tr11)
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, cộng điểm khuyến khích cho nhóm trình bày tốt nhất.
- Hướng dẫn HS ghi nhận kiến thức mới.
- Yêu cầu các nhóm đọc SGK và trả lời PHT, câu luyện tập số 2, 3.
Hoạt động 3: Luyện tập

7



VẬT LÍ 11 – HK1

a. Mục tiêu:
- Vận dụng được kiến thức vừa học vào việc giải các bài tập đơn giản.
b. Nội dung:
- HS đọc SGK và PHT (xem slide powerpoint), trả lời PHT và câu luyện tập số 2, 3.
c. Sản phẩm:
PHIẾU LUYỆN TẬP
Câu 1. Dao động điều hịa là:
A. Dao động được mơ tả bằng 1 định luật dạng sin (hay cosin) đối với thời gian
B. Những chuyển động có trạng thái lặp đi lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian
bằng nhau
C. Dao động có biên độ phụ thuộc vào tần số riêng của hệ dao động.
D. Những chuyển động có giới hạn trong khơng gian, lặp đi lặp lại quanh 1 VTCB
Câu 2. Chu kì dao động là
A. thời gian để trạng thái dao động lặp lại như cũ.
B. thời gian ngắn nhất để trạng thái dao động lặp lại như cũ.
C. thời gian để vật thực hiện được một dao động.
D. Câu B và C đều đúng.
Câu 3. Tần số của dao động tuần hồn là
A. số chu kì thực hiện được trong một giây.
B. số lần trạng thái dao động lặp lại như cũ trong 1 đơn vị thời gian.
C. số dao động thực hiện được trong thời gian 1 giây.
D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng.
Câu 4. Pha của dao động được dùng để xác định:
A. Biên độ dao động
B. Tần số dao động
C. Trạng thái dao động
D. Chu kỳ dao động
Câu 5. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc

của li độ x vào thời gian t. Tần số góc của dao động là:

A. 10 rad/s
B. 10 rad/s
C. 5 rad/s
Câu 6. Đồ thị nào trong các đồ thị sau mô tả 2 dao động cùng pha:

D. 5 rad/s.
x
x1

O

A.

B.

Câu LT2:
- Hai vật dao động cùng biên độ A = 10 cm
- Hai vật dao động cùng chu kì T = 1 s
- Hai vật dao động cùng tần số f = 1/T = 1 Hz
- Tần số góc của hai dao động: ω = 2πf = 2π (rad/s).

C.

t
x2

D.


8


VẬT LÍ 11 – HK1

- Trong q trình dao động, vật 1 đi qua VTCB theo chiều dương thì vật 2 đi qua
VTCB theo chiều âm. Nghĩa là khoảng thời gian ngắn nhất để hai vật có cùng trạng thái
dao động là Δt = 0,5 s nên độ lệch pha là Δφ =


T

∆t = π (rad) hay nói cách khác hai dao

động ngược pha với nhau.
Câu LT3: Vật thứ nhất bắt đầu dao động điều hồ từ vị trí cân bằng, mà hai dao động
lệch pha Δφ = π/4 rad tức là vật thứ 2 sẽ bắt đầu dao động từ vị trí

A2 √2
2

. Giả sử hai dao

động đều cùng chuyển động từ vị trí ban đầu của chúng đi theo chiều dương, ta có đồ thị
sau:

d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- Phân cơng nhóm học tập (mỗi nhóm từ 2 đến 5 HS).
- Các nhóm đọc SGK và PHT (xem slide powerpoint), trả lời PHT và câu luyện tập

số 2, 3.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm xác định vấn đề cần thu thập ý kiến.
- Tất cả các thành viên đưa ra ý kiến trong thời gian quy định.
- Thư ký nhóm tổng hợp ý kiến, đánh giá lựa chọn các ý kiến phù hợp.
- Rút ra kết luận.
- GV theo dõi q trình làm việc của các nhóm, nêu gợi ý nếu các nhóm gặp khó khăn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận

9


VẬT LÍ 11 – HK1

- Một HS đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày câu trả lời.
PHIẾU LUYỆN TẬP
Câu 1. Dao động điều hịa là:
A. Dao động được mơ tả bằng 1 định luật dạng sin (hay cosin) đối với thời gian
B. Những chuyển động có trạng thái lặp đi lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian
bằng nhau
C. Dao động có biên độ phụ thuộc vào tần số riêng của hệ dao động.
D. Những chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại quanh 1 VTCB
Câu 2. Chu kì dao động là
A. thời gian để trạng thái dao động lặp lại như cũ.
B. thời gian ngắn nhất để trạng thái dao động lặp lại như cũ.
C. thời gian để vật thực hiện được một dao động.
D. Câu B và C đều đúng.
Câu 3. Tần số của dao động tuần hồn là
A. số chu kì thực hiện được trong một giây.
B. số lần trạng thái dao động lặp lại như cũ trong 1 đơn vị thời gian.

C. số dao động thực hiện được trong thời gian 1 giây.
D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng.
Câu 4. Pha của dao động được dùng để xác định:
A. Biên độ dao động
B. Tần số dao động
C. Trạng thái dao động
D. Chu kỳ dao động
Câu 5. Một vật dao động điều hịa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc
của li độ x vào thời gian t. Tần số góc của dao động là:

A. 10 rad/s
B. 10 rad/s
C. 5 rad/s
Câu 6. Đồ thị nào trong các đồ thị sau mô tả 2 dao động cùng pha:

D. 5 rad/s.
x
x1

O

A.

B.

C.

t
x2


D.

Câu LT2:
- Hai vật dao động cùng biên độ A = 10 cm
- Hai vật dao động cùng chu kì T = 1 s
- Hai vật dao động cùng tần số f = 1/T = 1 Hz
- Tần số góc của hai dao động: ω = 2πf = 2π (rad/s).
- Trong quá trình dao động, vật 1 đi qua VTCB theo chiều dương thì vật 2 đi qua
VTCB theo chiều âm. Nghĩa là khoảng thời gian ngắn nhất để hai vật có cùng trạng thái
dao động là Δt = 0,5 s nên độ lệch pha là Δφ =
động ngược pha với nhau.


T

∆t = π (rad) hay nói cách khác hai dao

10


VẬT LÍ 11 – HK1

Câu LT3: Vật thứ nhất bắt đầu dao động điều hồ từ vị trí cân bằng, mà hai dao
động lệch pha Δφ = π/4 rad tức là vật thứ 2 sẽ bắt đầu dao động từ vị trí

A2 √2
.
2

Giả sử


hai dao động đều cùng chuyển động từ vị trí ban đầu của chúng đi theo chiều dương, ta
có đồ thị sau:

- Các HS khác theo dõi, góp ý.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, cộng điểm khuyến khích cho nhóm trình bày tốt nhất.
- Hướng dẫn HS ghi nhận kiến thức mới.
- u cầu HS về nhà, tìm kiếm thơng tin, trả lời câu vận dụng số 1.
Hoạt động 4: Vận dụng.
a. Mục tiêu:
- Tìm hiểu và trình bày một số ứng dụng thực tiễn của hiện tượng dao động.
b. Nội dung:
- HS đọc SGK, trả lời câu vận dụng số 1.
c. Sản phẩm:
- Một số ứng dụng thực tiễn của hiện tượng dao động.
+ Dao động của dây đàn ghita khi ta gẩy dây đàn làm phát ra âm thanh.

+ Dao động của pittong trong các xilanh động cơ.

11


VẬT LÍ 11 – HK1

d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- Phân cơng nhóm học tập (mỗi nhóm từ 2 đến 5 HS).
- Các nhóm về nhà, tìm kiếm thơng tin, trả lời câu vận dụng số 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm xác định vấn đề cần thu thập ý kiến.
- Tất cả các thành viên tìm hiểu thơng tin từ các nguồn khác nhau.
- Thư ký nhóm tổng hợp ý kiến, đánh giá lựa chọn các ý kiến phù hợp.
- Rút ra kết luận.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm nộp báo cáo cho GV vào giờ học tới.
- Một số ứng dụng thực tiễn của hiện tượng dao động:
+ Dao động của dây đàn ghita khi ta gẩy dây đàn làm phát ra âm thanh.

+ Dao động của pittong trong các xilanh động cơ.

Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, cộng điểm khuyến khích cho nhóm trình bày tốt nhất.

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×