Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn Bông Sen Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 79 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I. Lí do chọn đề tài: 3
II. Mục tiêu của đề tài: 4
III. Nội dung của đề tài: 5
IV. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 5
V. Ý nghĩa của đề tài: 5
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1 Tìm hiểu về Buffet 6
1.1.1 Lịch sử 6
1.1.2 Khái niệm 6
1.1.3 Các loại tiệc 6
1.1.4 Bày bàn ăn sáng kiểu buffet 8
1.1.5 Cách dọn tiệc buffet và cách phục vụ 8
1.2) Điểm đặc sắc của buffet 9
1.2.1) Văn hóa tiệc buffet 10
1.2.2) Ăn buffet đúng cách 11
1.2.3) Ưu điểm và khuyết điểm của việc tổ chức buffet 12
1.3) Tóm tắt cách sử dụng dụng cụ ăn 13
1.3.1) Sử dụng thìa dĩa 13
1.3.2) Cách dùng thức uống các loại 14
1.3.3) Cách dùng các món ăn khác nhau 14
1.4) Dấu hiệu để người phục vụ dọn đĩa ăn 15
1.5) Yếu tố ảnh hưởng đến tiệc buffet 16
1.5.1) Tiêu chuẩn thiết kế buffet (buffet design): 16
1.5.2) Nguyên tắc sắp xếp buffet 16
Chương II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI


KHÁCH SẠN BÔNG SEN SÀI GÒN 18
2.1) Tình hình hoạt động của khách sạn Bông Sen Sài Gòn 18
2.1.1) Vị trí của khách sạn 18
2.1.2) Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn 18
2.1.3) Cơ sở vật chất: số lượng dịch vụ và trang thiết bị tại khách sạn Bông Sen
Sài Gòn 22
2.1.4) Các bộ phận trong khách sạn, nhiệm vụ và ý nghĩa của từng bộ phận 24
2.1.5) Sơ đồ tổ chức bộ phận ẩm thực: 31
2.2 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tại khách sạn Bông Sen Sài
Gòn trong thời gian qua 32
2.2.1 Tình hình khách và doanh thu 32
2.2.2 Tình hình chi phí và giá thành 34
2.2.3 Tình hình tài chính (vốn, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách…) 35
2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng quy trình phục vụ buffet tại nhà hàng
Buffet Gánh thuộc khách sạn Bông Sen Sài Gòn 35
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

2
2.3.1 Tổ chức bộ phận nhà hàng và tổ chuyên trách 36
2.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ 37
2.3.3 Nguồn lực và quản lý phục vụ 38
2.3.4 Sản phẩm- dịch vụ. 44
2.3.5 Quy trình phục vụ buffet 45
2.3.6 Môi trường làm việc 48
2.3.7 Cơ chế chính sách. 50
2.3.8 Đánh giá công tác nâng cao quy trình phục vụ buffet tại nhà hàng Buffet
Gánh khách sạn Bông Sen 50
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHỤC
VỤ BUFFET TẠI NHÀ HÀNG BUFFET GÁNH TẠI KHÁCH SẠN BÔNG SEN

SÀI GÒN 55
3.1 Phương hướng và các mục tiêu phát triển của khách sạn 55
3.1.1 Phương hướng phát triển của khách sạn 55
3.1.2 Các mục tiêu phát triển của khách sạn 55
3.1.3 Phương hướng và mục tiêu phát triển lĩnh vực nhà hàng của khách sạn
Bông Sen 55
3.2 Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ buffet tại nhà
hàng Buffet Gánh 56
3.2.1 Tổ chức bộ phận nhà hàng và tổ chuyên trách 56
3.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ 58
3.2.3 Nguồn lực và quản lý phục vụ 59
3.2.4 Sản phẩm- dịch vụ. 61
3.2.5 Quy trình phục vụ 62
3.2.6 Môi trường làm việc 65
3.2.7 Cơ chế chính sách. 66
3.2.8 Đánh giá khuôn khổ của chất lượng phục vụ 68
KẾT LUẬN 71
PHỤ LỤC A 73
Loại phòng 73
Tiện nghi phòng 74
Tiện nghi đặc biệt 75
PHỤ LỤC B 76
Một số hình ảnh của nhà hàng Buffet Gánh 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
A. Sách: 79
B. Website 79

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711


3
LỜI MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
“ Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng quan trọng của đời sống hiện
đại”. Đó là chiều hướng của thế giới đương đại.
Công nghiệp du lịch đã đang được các nước trên thế giới coi như “con gà đẻ
trứng vàng” là “ngành công nghiệp không khói” hay là “ngòi nổ để phát triển kinh
tế”. Đây là sự khẳng định chung của các nhà kinh tế trên toàn cầu đối với sự đóng
góp đáng kể của ngành kinh doanh du lịch trong quá trình phát triển nền kinh tế thế
giới. Du lịch là một sinh hoạt đã có từ lâu, nhưng chỉ mới phát triển với tốc độ
nhanh và rầm rộ trong vòng 50 năm qua. Nó đã trở thành một ngành kinh tế quan
trọng trong cơ cấu kinh tế chung của cả các quốc gia và đem lại hiệu quả kinh tế rất
cao. Nếu so sánh với các ngành kinh tế khác thì du lịch là một trong những ngành
đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện
cho các ngành kinh tế xã hội khác phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho một lực
lượng nhàn rỗi trong xã hội.
Việt Nam là một bộ phận của thế giới, cho nên chịu sự ảnh hưởng của xu hướng
phát triển kinh tế trên toàn cầu. Chính vì vậy, Việt Nam cũng xem du lịch là một
ngành kinh tế quan trọng, thông qua du lịch làm đòn bẩy cho sự phát triển của các
ngành kinh tế khác.
Tuy nhiên sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch lại phụ thuộc và chịu sự chi
phối của nhiều yếu tố trong đó có nhân tố nguồn khách. Đây là nhân tố mang tính
sống còn đối với hoạt động kinh doanh du lịch. Không có khách thì hoạt động kinh
doanh du lịch trở nên vô nghĩa.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch thì hoạt động kinh doanh khách sạn chiếm
một tỷ lệ lớn. Đây là một mảng quan trọng trong kinh doanh du lịch, bởi vì ăn ngủ là
những nhu cầu thiết yếu của mỗi con người để duy trì cuộc sống. Tuy không phải là
mục đích chính của chuyến đi nhưng chất lượng của nó lại ảnh hưởng đến chất
lượng của chuyến đi.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi

SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

4
Vì vậy, hoạt động kinh doanh khách sạn cũng chịu ảnh hưởng của nguồn khách.
Khách có ý nghĩa trong sự tồn tại và phát triển của một khách sạn. Đánh giá được
tầm quan trọng của nguồn khách đối với kinh doanh du lịch và việc nghiên cứu
khách du lịch và những đặc điểm của nó là một tấ yếu đối với các doanh nghiệp du
lịch nói chung và doanh nghiệp khách sạn nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá
đặc điểm nguồn khách của doanh nghiệp, có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu,
để thu hút khách.
Khách sạn Bông Sen là khách sạn kinh doanh nhiều lĩnh vực liên quan đến ăn
uống, lưu trú, và các lĩnh vực liên quan đến du lịch. Để thu hút được nhiền khách và
có khả năng cạnh tranh với các khách sạn khác trong khu vực thì khách sạn Bông
Sen Sài Gòn cần phải xác định rõ nguồn khách mục tiên của mình.
Kinh doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống trong khách sạn luôn tồn tại song
song với nhau. Tuy nhiên em chọn đề bài bên lĩnh vực ăn uống đặc biệt đi sâu vào
qui trình phục vụ Buffet tại nhà hàng Buffet Gánh của khách sạn Bông Sen Sài Gòn
nhằm phân tích về thực trang và các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phục vụ
của nhà hàng nói riêng và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho khách sạn nói chung.
Trong quá trình thực tập tại khách sạn em đã được các anh chị trong khách sạn
Bông Sen giúp đỡ rất tận tình. Em được thực tập cả 2 bộ phận: F&B và
houskeeping, và em chọn lĩnh vực F&B vì em cảm thấy quy trình phục vụ buffet tại
nhà hàng Buffet Gánh khá hay giúp em nhiều kiến thức cho công việc sau này.
Chính vì thế em đưa ra đề tài “Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phục vụ
buffet tại nhà hàng Buffet Gánh thuộc khách sạn Bông Sen Sài Gòn”.
II. Mục tiêu của đề tài:
- Xây dựng cơ sở lý luận về quy trình phục vụ Buffet của nhà hàng Buffet Gánh
của khách sạn Bông Sen Sài Gòn.
- Phát hiện các vấn đề còn tồn tại trong quy trình phục vụ bộ phận nhà hàng
khách sạn Bông Sen Sài Gòn.

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao quy trình phục vụ.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

5
III. Nội dung của đề tài:
Chuyên đề tập trung nghiên cứu các vấn đề:
- Những cơ sở lý luận về quy trình phục vụ buffet.
- Thực trạng về nhà hàng – khách sạn Bông Sen – BongSen hotel SaiGon.
- Những giải pháp nhằm nâng cao quy trình phục vụ tại nhà hàng Buffet Gánh –
khách sạn Bông Sen – BongSen hotel SaiGon.
IV. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu chuyên đề này chỉ dừng lại ở phạm phục vụ Buffet tại
nhà hàng Buffet Gánh của khách sạn Bông Sen Sài Gòn.
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thu nhập
thông tin, xử lý số liệu, quan sát và qua internet: Vận dụng lý thuyết đã học về chất
lượng dịch vụ của khách sạn kết hợp với thực tế của khách sạn thông qua quan sát
của bản thân trong quá trình thực tập rồi tổng hợp lại. Phát hiện ra những vấn đề của
bộ phận nhà hàng trong khách sạn, cuối cùng đưa ra các phương hướng, giải pháp
giải quyết vấn đề.
V. Ý nghĩa của đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài thể hiện những nhận định tổng quát của bản thân em về
những điểm mạnh, điểm yếu cũng như định hướng hoạt động của bộ phận nhà hàng
- khách sạn Bông Sen trong thời gian sắp tới, phản ánh những mặt làm được và chưa
làm được của nhà hàng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà
hàng.
Phân tích thị trường, khách hàng mục tiêu và thực trạng việc nâng cao chất
lượng dịch vụ tại nhà hàng – khách sạn Bông Sen nhằm đề ra những giải pháp hợp
lý, những kế hoạch cụ thể để giúp nhà hàng đáp ứng được chất lượng dịch vụ khi
khách hàng yêu cầu và có thể đứng vững và phát triển hơn nũa trong tương lai.




Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

6
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tìm hiểu về Buffet
1.1.1 Lịch sử
Đến ngày nay, không ai dám khẳng định Buffet có nguồn gốc từ đâu. Chỉ biết
rằng buffet là một từ tiếng Pháp và có lẽ người Pháp đã sáng tạo ra buffet.
Vào thế kỷ XVIII, những bữa tiệc ngoài trời phục vụ một số lượng lớn khách mời,
với dãy bàn dài bày sẵn đồ ăn, bắt đầu xuất hiện ở Pháp, rồi lan sang Anh và các
nước Châu Âu.
Mãi đến giữa thế kỷ XIX, người Mỹ mới biết đến buffet, nhờ sự sáng tạo của
một nhà hàng Trung Hoa mở trên đất Mỹ. Buffet trở nên đặc biệt thịnh hành ở Mỹ
vào những năm 1930 với nhiều biến tấu hiện đại.
1.1.2 Khái niệm
Buffet (tự chọn) còn gọi là tiệc đứng, nghĩa là thực khách có thể đi lại, đứng
ngồi tùy thích khi ăn uống. Buffet là kiểu tiệc du nhập từ phương Tây. Sẽ không có
người phục vụ bưng bê thức ăn cho bạn, chỉ có nhân viên thu dọn bàn. Do đó ăn gì,
uống gì bạn phải tự phục vụ cho mình từ tìm chén dĩa, đũa muỗng, lấy thức ăn, tự
tìm chỗ ngồi nếu muốn. Do là 1 tiệc theo kiểu phương Tây nên thức ăn cũng có các
món đặc trưng, đa số là các món Tây, món Âu.
1.1.3 Các loại tiệc
Có hai loại: Buffet đứng và Buffet ngồi
Buffet đứng:
Thực khách lựa chọn các loại đồ ăn và dùng dụng cụ ăn trực tiếp trên tay. Loại
tiệc này không bố trí bàn tiệc. Đôi khi sẽ có bày sẵn ghế để thực khách có thể nghỉ

chân. Với loại tiệc này, thực khách phải tự phục vụ đồ uống.
Thường không có món pass around ( là món ăn được sắp xếp trên khay và được
nhân viên phục vụ mang đến phục vụ từng khách đứng trong phòng tiệc ), hoặc có
thì rất ít trong lúc chờ đợi .
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

7
Thực đơn của tiệc buffet rất đa dạng phong phú đầy đủ nên các bàn buffet rất
nhiều. Tuy nhiên đây vẫn là tiệc đứng nên thức ăn phải được tính toán cho phù hợp
với đứng ăn.
+ Quy luật chọn món: Buffet là tiệc tự chọn với nhiều đồ ăn khác nhau được đặt trên
bàn theo hàng dãy. Bạn có thể chọn những món bạn thích nhưng phải theo quy luật
từ món khai vị đến món tráng miệng, từ mặn tới ngọt, từ món khô rồi mới đến món
nước, món nguội trước rồi món nóng sau, nhưng cái hay của tiệc đứng là bạn không
bị ép hay phải ăn tất cả các món như thế. Tốt nhất bạn nên dành một chút thời gian
xem qua bàn tiệc để có thể lựa chọn những món bạn thích.
+ Bước thứ hai là chuẩn bị dụng cụ: bạn có thể chọn dao, nĩa hay thìa, còn phụ
thuộc vào món bạn chọn. Bạn chú ý một tay cầm đĩa thức ăn, một tay cầm dụng cụ
để tránh làm rơi dao nĩa.

+ Một số lưu ý: Trong khi chọn thức ăn bạn không nên chen lấn, không nên đứng
trước một món quá lâu để nhường chỗ cho người chọn, trong khi gắp thức ăn phải
dùng dụng cụ gắp riêng không được dùng thìa nĩa của mình. Khi ăn bạn không nên
phát ra tiếng động quá to, ăn nhỏ nhẹ, lần lượt từng món, không nên ngậm thìa hay
dĩa. Khi ăn xong bạn hãy gác dao nĩa chéo theo hình chữ X lên đĩa có nghĩa là bạn
đã ăn xong để phục vụ đến thu dọn. Sau đó bạn có thể chọn món khác theo ý thích.
Buffet ngồi:
Là loại tiệc buffet lớn. Có thêm bàn ngồi cho tất cả khách. Không có hạn chế
về món ăn vì tất cả khách đều ngồi ăn với đầy đủ dụng cụ ăn uống. Không gian tiệc

bao gồm các quầy phục vụ và các bàn ăn đã được setup trước. Đồ ăn phục vụ nhiều
và đa dạng hơn. Thực khách dùng đồ ăn và có thể được phục vụ đồ uống tại bàn.
Thực khách có thể chọn những món mình thích nhưng phải theo quy luật từ món
khai vị đến món tráng miệng, từ mặn tới ngọt, từ món khô rồi mới đến món nước,
món nguội trước rồi món nóng sau, nhưng cái hay của tiệc đứng là thực khách
không bị ép hay phải ăn tất cả các món như thế. Tốt nhất nên dành một chút thời
gian xem qua bàn tiệc để có thể lựa chọn những món mình thích.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

8
1.1.4 Bày bàn ăn sáng kiểu buffet
Thông thường ăn sáng theo kiểu buffet khách tự lựa chọn các món ăn và thức
uống do mình lựa chọn. Do đó, việc bày bàn ăn đơn giản hơn.
Các nhóm thức ăn thường thấy của buffet:
Nước trái cây : Fruit juice
Trái cây tươi : Fresh fruit
Các loại ngũ cốc : Cereal
Bơ, mứt, mật ong : Butter, jam, honey
Bánh mỳ các loại : Kinds of bread
Các loại đồ nguội : Cool food
Các loại xúc xích : Sausage
Món nóng : Hot dish
Cà phê, trà : Coffee, tea
Dụng cụ và gia vị phục vụ trong buffet
Thông thường, trên mỗi món đều có một đồ gắp thức ăn hoặc một chiếc muỗng.
Chúng ta có thể sử dụng rồi để lại chỗ cũ chứ không cầm đi để dùng món khác. Mỗi
món ăn đều có một hương vị riêng, nếu dùng lẫn lộn sẽ dễ làm mất đi hương vị độc
đáo của nó, ăn sẽ mất ngon.
Ngoài ra, trên các quầy phục vụ bao giờ cũng đã có các đĩa ăn và dụng cụ ăn đi

kèm. Thông thường đĩa ăn nhỏ và dĩa ăn nhỏ sẽ được dùng cho các món salad và
các món lạnh. Đĩa ăn lớn hơn và dĩa lớn hơn dùng cho các món nóng.
Bát soup và bát ăn các loại mỳ, cháo, phở cũng được phục vụ tại quầy. Thìa
trong sâu lòng dùng để ăn soup. Thìa thuôn và nông hơn dùng để ăn các món chính.
Dĩa nhỏ dùng để ăn các loại salad. Dĩa lớn và dao lớn để ăn các món chính. Dao nhỏ
hơn dùng để ăn bánh mỳ.
1.1.5 Cách dọn tiệc buffet và cách phục vụ
Các bữa điểm tâm, bữa ăn trưa, chiều, tối dù thuộc loại theo nghi lễ long trọng
hay thân mật thông thường đều có thể tổ chức dưới hình thức tiệc buffet. Thể loại
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

9
tiệc buffet phù hợp cho mọi trường hợp, dễ tổ chức nên rất thuận lợi, khách có thể
chọn bất kỳ món nào mình ưa thích và ăn bao nhiêu tùy ý.
Có thể dùng một bàn lớn hay nhiều bàn nhỏ ghép sát vào nhau cho đủ chỗ bày
biện. Ở một đầu, ta có thể sắp một chồng đĩa ăn, thìa dĩa với số lượng tương ứng.
Thức ăn tráng miệng, thức uống, ly tách thìa dĩa dùng để ăn uống các món này sẽ
được bày ở một đầu khác.
Ở phần giữa bàn tiệc, bày các món ăn, bánh mì… Đồ dùng cho món ăn nào cần
được đặt ngay cạnh món ăn đó.
Ở tiệc buffet nên tránh làm các món ăn nước như súp hay những món phải cắt
bằng dao.
Tất cả cần được chuẩn bị sẵn sàng trên bàn trước khi khách tự phục vụ.
Về cách phục vụ tiệc buffet:
Nhân viên phục vụ sẽ đứng gần bàn tiệc để giúp đỡ như nói về cách chế biến
món ăn đó hay những gì mà khách thắc mắc muốn hỏi…và phục vụ khách thu dọn
dụng cụ khi khách dùng xong.
Hiệu quả trong phục vụ:
- Giảm thiểu bước đi

- Chú ý tới khách
1.2) Điểm đặc sắc của buffet
Cái lợi của tiệc buffet là có thể phục vụ cho nhiều người so với tiệc ngồi. Buffet
có cái hay vì nó tạo rất nhiều cơ hội để thực khách giao tiếp với nhau, vì nhất là
những buổi tiệc có tính chất xã giao. Thời gian ăn buffet có thể kéo dài là vì
vậy.Một kiểu biến tấu thú vị là buffet kinh doanh. Thay vì phải phục vụ khách hàng
bằng nhiều món ăn khác nhau vừa tốn thời gian, vừa tốn nhân lực, một số nhà hàng
kinh doanh theo nhiều dạng buffet trưa, buffet chiều, buffet sáng, buffet dạ tiệc.
Khách chỉ cần bỏ ra một số tiền nhất định là có thể ăn - uống thỏa thích theo ý mình.
Buffet là kiểu tiệc du nhập từ phương Tây, sẽ không có người phục vụ bưng bê thức
ăn cho bạn, chỉ có nhân viên thu dọn bàn, do đó ăn gì, uống gì bạn phải tự phục vụ
cho mình từ tìm chén dĩa, đũa muỗng, lấy thức ăn, tự tìm chỗ ngồi nếu muốn. Tuy là
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

10
thế nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận là tiệc buffet có cái đặc sắc của nó: bạn
thích gặp gỡ, trò chuyện với ai trong lúc ăn uống tùy thích, bạn thích ăn gì, ăn bao
nhiêu tùy thích, thích ngồi thì ngồi, thích đứng thì đứng, . . . ai cũng thế cả, mọi
người trong buổi tiệc đều được đối xử như nhau từ khách mời cho đến chủ nhân
buổi tiệc.
1.2.1) Văn hóa tiệc buffet
Đối với các nước Tây phương, văn hóa ăn tiệc buffet rất được tôn trọng bằng
thái độ xếp hàng tuần tự vào lấy từng món ăn cho vào đĩa của mình vừa đủ, không
tranh giành hay bỏ thừa mứa thức ăn. Với người Việt, sau thời gian đầu thường chen
lấn và lấy dư thừa thức ăn (khi dạng tiệc buffet mới có) thì nay cũng đã thưởng thức
tiệc buffet đúng kiểu. Bởi dự một bữa tiệc buffet không chỉ đơn giản là đến ăn, mà
còn thể hiện văn hóa thưởng thức của người tham dự.
- Với tiệc đứng như buffet, chúng ta phải có cách chọn thức ăn ( không chọn quá
nhiều, tay không mang nhiều thứ, không chen lấn, di chuyển theo hàng, không dùng

lẫn lộn các loại đồ gắp trên khay ), giao lưu thì phải có đồ uống trên tay, ăn xong
để dụng cụ ở chỗ ngồi hay ở góc trái bàn đựng thức ăn…
- Với tiệc ngồi, bộ dụng cụ có phần phức tạp hơn, với ly, dao, muỗng, nĩa có một
cách thức bài trí, mục đích sử dụng khác nhau. Cách thức ăn cũng cầu kì hơn, thể
hiện ở cách trải khăn ăn trên đùi, vuốt nhẹ khăn đặt ở trên bàn, dùng góc khăn lau
miệng, tránh quơ dụng cụ ăn lung tung khi vừa ăn vừa nói chuyện, không để dụng
cụ va chạm quá to,… Khi ăn xong để dụng cụ song song trong thành đĩa, tránh dùng
dụng cụ cá nhân để múc vào dĩa thức ăn chung. Khi uống rượu tránh chìa một vài
ngón tay ra ngoài, uống trước khi ăn xong, uống từng ngụm…
Những kĩ năng trên tưởng chừng như rất nhỏ nhặt nhưng nếu chúng ta không biết
đến sẽ gây những phản cảm không tốt, nhưng văn hoá giao tiếp và ứng xử khi đi dự
tiệc mới chính là nhân tố quyết định. Giao tiếp và ứng xử là phần quan trọng nhất,
bởi vì sẽ ít có ai để ý quá kĩ đến những kĩ năng, nhưng những điều làm cho họ nhớ
nhất chính là phong cách của chúng ta. Dự tiệc có thể là một thử thách nhưng là một
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

11
cơ hội lớn cho chúng ta thể hiện mình là người có văn hoá và mang lại khả năng đạt
được những thành công trong tương lai.
1.2.2) Ăn buffet đúng cách
Những cách ăn nên tránh:
- Lấy quá nhiều món ăn trong một lần, lấy quá nhiều số lượng của mỗi món.
Thường chỉ nên lấy không quá 2 cái dĩa cùng lúc, mỗi dĩa nên có khoảng tối đa 2-3
món, số lượng vừa phải.
Hiện tượng: nhiều người lấy thức ăn đến mức vun cao lên trong 1 cái dĩa. Ngồi ăn
ngấu nghiến, no ngay và ngồi chơi hoặc ra về sớm. Ăn không hết, phí phạm thức ăn
Chỉ lấy một loại nguyên liệu trong 1 món chế biến tại chỗ. Ví dụ món lẩu, gồm
nhiều loại như hải sản (tôm, cá, mực ) và thịt (phổ biến là thịt bò). Nhiều người
tham lam chỉ lấy tôm và thịt bò với số lượng nguyên dĩa. Thực khách kế tiếp không

còn một miếng nguyên liệu đó.
- Chen lấn khi lấy thức ăn. Có vài nhà hàng bố trí nơi lấy thức ăn quá chật chội,
khiến thực khách dễ va chạm nhau và tạo cảm giác giành giật khi lấy thức ăn. Với
tất cả tiệc buffets luôn luôn có 2 bàn thức ăn để tránh tình trạng khách phải xếp hàng
chọn món mà họ ưa thích và phải có bàn để đồ uống và để chén dĩa riêng.
- Di chuyển quá nhanh trong sảnh ăn.
- Để thức ăn thừa mứa, không ăn hết.
Cách ăn nên có:
- Ăn chậm rãi, ăn thưởng thức, vừa ăn vừa đàm đạo với bạn bè.
- Không ngại đi lại nhiều lần để lấy thức ăn hoặc nước uống.
- Giữ trật tự, nhường và chờ đợi người đến trước lấy xong mới đến lượt mình.
- Cầm dĩa thức ăn trên tay, di chuyển chậm và cẩn trọng, không va chạm vào
người khác. Không để trẻ nhỏ tự do chạy nhảy trong khu vực nhà hàng để tránh
những ảnh hưởng đối với người khác và giữ an toàn cho trẻ.
Khi nào không nên ăn buffet:
- Chỉ đi ăn có một mình.
- Kén ăn.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

12
- Eo hẹp về quỹ thời gian ( ít nhất cũng phải có 2 tiếng đồng hồ cho buổi tiệc).
- Tâm trạng không thoải mái, đang lo âu nhiều việc chưa giải quyết được.
Do đây là phương pháp phục vụ số lượng người ăn lớn với đội ngũ nhân viên cực
mỏng, nên cách thức này rất được ưa chuộng tại các nhà hàng lớn.
Những lưu ý nhỏ cho bạn khi dự một bữa tiệc đứng:
- Phải chờ tới lượt mình, không chen lấn xô đẩy trong khi lấy thức ăn.
- Không nên đứng trước một món quá lâu để nhường chỗ cho người khác
chọn, trong khi gắp thức ăn phải dùng dụng cụ gắp riêng không được dùng thìa nĩa
của mình.

- Khi ăn bạn không nên phát ra tiếng động quá to, ăn nhỏ nhẹ, lần lượt từng
món, không nên ngậm thìa hay dĩa.
- Không nên lấy quá nhiều món ăn trong một lần. Bỏ phí thừa thãi, rất bất lịch
sự.
- Ăn chậm rãi, thưởng thức món ăn từ tốn.
- Khi được mời ăn buffet, bạn nên nhớ hãy chỉ lấy những gì bạn ăn hết, đó là
nguyên tắc cần ghi nhớ trước khi ăn buffet.
- Khi ăn xong bạn hãy gác dao nĩa chéo theo hình chữ X lên đĩa có nghĩa là bạn
đã ăn xong để phục vụ đến thu dọn. Sau đó bạn có thể chọn món khác theo ý thích.
- Không nên có thái độ ăn buffet là phải tranh thủ ăn ‘thật lực” nhiều món “cho
đáng đồng tiền” mình bỏ ra.
1.2.3) Ưu điểm và khuyết điểm của việc tổ chức buffet
Ưu điểm
Phục vụ, kinh doanh tiệc Buffet rất tiện lợi và dễ tổ chức. Tổ chức tiệc Buffet có
nhiều tiện lợi như sau:
- Nhân viên phục vụ không nhiều.
- Không tốn công phục vụ tại bàn ( tiệc tự chọn, tự phục vụ).
- Setup bàn đơn giản.
- Không tốn nhiều dụng cụ bày biện thức ăn theo từng đĩa ( vì sẽ đựng trong
các
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

13
đĩa lớn và các chafer giữ nóng chuyên dụng ).
- Chuẩn bị thực phẩm dễ dàng hơn, tận dụng được nhiều thực phẩm.
- Lãi suất cao.
- Đầu tư trang thiết bị phục vụ tiệc đơn giãn, dụng cụ là những loại có độ bền
cao, khấu hao lâu dài.
Khuyết điểm

- Chi phí thức ăn lớn.
- Phòng ăn phải rộng.
1.3) Tóm tắt cách sử dụng dụng cụ ăn
1.3.1) Sử dụng thìa dĩa
Theo cách ăn của người Mỹ, bạn sẽ cầm dĩa quay đầu nhọn xuống dưới bằng tay trái
và giữ thức ăn trên đĩa khi phải cắt thức ăn bằng dao cầm bên phải. Sau đó bạn đặt
dao xuống và chuyển dĩa ăn qua tay phải. Khi đưa từng miếng thức ăn lên miệng,
bạn dùng dĩa với đầu nhọn quay lên trên. Nếu cần cắt một miếng thức ăn khác, bạn
lại chuyển dĩa qua tay trái và lặp lại quá trình trên.
Theo cách ăn của Châu Âu, bạn cầm dĩa bằng tay trái mũi nhọn chĩa xuống và cắt
với dao trong tay phải. Sau đó bạn sẽ tiếp tục cầm dĩa trong tư thế ban đầu và xiên
thức ăn đưa lên miệng. Không cần phải hoán chuyển qua tay phải. Khi chỉ dùng
chiếc dĩa, đặt dao nằm chéo bên phải của đĩa ăn và cầm dĩa bằng tay phải.
Lẽ dĩ nhiên cả hai cách đều đúng. Tuy nhiên cách ăn Châu Âu thoải mái hơn và có
thể phối hợp với cách ăn của kiểu Mỹ để trở thành một cách ăn khá quen thuộc
trong giới thượng lưu. Kiểu cách đó chỉ đơn thuần giúp dễ dàng gom được các mẫu
thức ăn nhỏ trên đĩa như loại đậu Hà Lan. Bạn có thể dùng dao cầm trong tay phải
đẩy thức ăn vào dĩa cầm ở tay trái.
Bánh mì có thể được chấm vào nước sốt và sau đó xiên lên ăn bằng dĩa. Cần lưu ý
rằng dùng thìa để vét từng tí thưc ăn trên đĩa bị coi là bất lịch sự và là điều cần
tránh.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

14
1.3.2) Cách dùng thức uống các loại
Không nên dùng thìa cà phê để uống từng ngụm nhỏ thức uống hãy quá nóng. Nên
nhấp thử một hớp nhỏ thật nhanh. Trường hợp thức uống còn quá nóng bạn đừng
bao giờ khuấy hay thổi cho mau nguội. Hãy chờ cho thức uống tự nguội dần đi.


Dùng thìa khô để xúc đường. Trước khi uống, hãy bỏ thìa ra ngoài ly tách. Uống
nước trong khi vẫn còn thức ăn nhai dở trong miệng đôi lúc làm cho vài mẫu thức
ăn rơi vào trong tách, cung cách ấy trông rất thiếu lịch sự.
Phụ nữ có thể dùng khăn tay thấm sơ quanh môi nhằm tránh không lưu lại dấu son
môi trên tách uống.
1.3.3) Cách dùng các món ăn khác nhau
- Thịt muối xắt lát ( bacon ): Thường dùng dao dĩa để ăn, nhưng nếu thịt khô dòn
có thể dùng ngón tay cầm ăn được.
- Tôm các loại: Thường thì tôm được dọn ra trong thủy tinh ướp đá. Dùng dĩa chọn
con nào bạn thích bỏ vào đĩa ăn. Sau đó dùng dao cắt làm 2, 3 và dùng dĩa xiên
miếng tôm chấm vào nước sauce để ăn.
- Salat: Nếu salat to quá, dùng dao và dĩa để cắt salat ra từng miếng nhỏ vừa ăn.
Trong những trường hợp các loại rau trộn khác, bạn dùng dĩa xiên salat lên để ăn.
- Bánh mì: Chớ phết bơ lên cả miếng bánh mì trừ phi bạn làm sandwich. Hãy bẻ
bánh ra từng miếng, phết bơ và ăn từng miếng nhỏ một mỗi lần. Dùng dao xắt bơ
thành một lát mỏng và phết lên miếng bánh mì.
- Sandwich ( bánh mì kẹp thịt ): Nếu là loại sandwich nhỏ ( 4cm x 4cm ) hay bánh
nướng tráng thịt ( canapé ), bạn dùng tay cầm ăn. Nếu là bánh mì kẹp thịt cỡ to, loại
2, 3 lớp bạn nên dùng dao dĩa để cắt ra. Sau khi cắt xong từng miếng nhỏ, có thể
dùng tay hoặc dĩa để ăn tùy thích. Nếu là bánh mì sandwich phủ thức ăn nóng dĩ
nhiên bạn dùng dao dĩa để ăn.
- Bánh ngọt: Nếu bánh nhỏ và gọn gàng, dùng tay cầm ăn. Nếu bánh lớn phết kem
hay có những lớp nhân mứt thì nên dùng dĩa dễ ăn.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

15
- Dưa hấu: Thường được ăn bằng dĩa. Khi được cắt sẵn thành miếng quân cơ, dùng
thìa để ăn. Nhả hạt dưa vào tay sau đó bỏ một bên mép đĩa ăn.

- Trái cây: Theo cách ăn Châu Âu, người ta dùng dao và dĩa để cắt trái cây ra và
ăn. Theo cách ăn Mỹ thì người ta bổ dọc trái cây ra làm đôi hoặc làm tư và dung tay
cầm từng miếng để ăn
1.4) Dấu hiệu để người phục vụ dọn đĩa ăn
Trên bàn ăn tại nhà hàng, dao và dĩa luôn luôn được sắp đặt ngăn nắp theo một thứ
tự nhất định (từ ngoài vào trong ). Vị trí của dao và dĩa là dấu hiệu cho người phục
vụ biết rằng khách đang tạm dừng ăn chưa xong hoặc đã dùng xong.
Đang khi dùng bữa mà khách muốn tạm dừng một chốc, nếu đang ăn theo kiểu Hoa
Kỳ, khách có thể đặt dao dĩa song song bên tay phải của đĩa ăn. Mũi nhọn của dĩa ăn
quay xuống dưới.
Nếu đang dùng bữa ăn theo kiểu Châu Âu, khi khách tạm dừng thì khách có thể đặt
dao dĩa thành một góc nhọn ngay giữa đĩa ăn, mũi nhọn của dĩa quay xuống. Vị trí
của dĩa là dấu hiệu để người phục vụ biết rằng khách đang tạm dừng và ăn chưa
xong.
Trong nhà hàng, người phục vụ bàn rất nhanh nhẹn trong khâu phục vụ, nếu cái dĩa
đặt sai qui ước có thể là dấu hiệu bị hiểu lầm và một món ăn ngon giữa chừng sẽ bị
dọn đi.
Khi ăn xong một món hay bữa ăn, đặt dao dĩa chung với nhau bên tay phải của đĩa
ăn, mũi nhọn của dĩa quay phía trên. Dấu hiệu này sẽ báo cho người phục vụ biết để
dọn đĩa thức ăn đã dùng xong.
Nếu bạn gác chéo muỗng và nĩa theo hình chữ X lên đĩa là bạn đã dùng xong món
đó và người phục vụ sẽ tự động đến thu dọn, tiếp tục bạn có thể đến chọn món ăn
khác.
Khi cần đưa đĩa để tiếp món ăn lần thứ hai, khách đặt dao dĩa bên tay phải, mũi
nhọn của dĩa quay lên trên và lưỡi dao gài vào giữa răng dĩa.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

16
1.5) Yếu tố ảnh hưởng đến tiệc buffet

1.5.1) Tiêu chuẩn thiết kế buffet (buffet design):
Nghệ thuật trang trí
- Ấm cúng về không gian, có máy điều hóa nhiệt độ, không ồn ào.
- Hệ thống âm thanh nên sử dụng các loại nhạc nhẹ.
- Tranh ảnh bố trí nên là tranh phong cảnh, hoa quả quí hiếm để tăng vẻ đẹp,
cây cảnh loại lá to, xanh.
- Ánh sáng êm dịu tạo nên cảm giác ấm cúng.
- Bố cục ( Textures ): sử dụng những chất liệu khác nhau phải đảm bảo tăng vẻ
đẹp và sự sang trọng.
- Độ cao ( Heights ): thường người ta dùng các khung một hoặc nhiều tầng để
bày thức ăn cao thấp khác nhau. Không dùng giá đựng ly ( glass rack ), đồ đậy thức
ăn ( food cover ), bọc vải để kê thức ăn.
- Đơn giản ( Simplicity ): bày trí buffet phải đảm bảo tôn tạo sự hấp dẫn của
thức ăn, đồ uống. Hạn chế đồ trang trí trên buffet, không chất quá nhiều dụng cụ ăn
uống trên buffet.
- Sự luân chuyển của khách quanh buffet ( customer flow ) phải dễ dàng di
chuyển để lấy thức ăn và bổ sung thức ăn.
- Toàn bộ buffet phải phù hợp với không gian và thiết kế của phòng tiệc
1.5.2) Nguyên tắc sắp xếp buffet
- Phải đảm bảo cho khách dễ lấy thức ăn và tránh ùn tắc.
- Không bày quá nhiều dụng cụ phục vụ ăn uống trên bàn buffet.
- Chú ý ánh sáng cho khu vực buffet để làm cho thức ăn bầy trên đó thêm hấp
dẫn.
- Cách sắp xếp món ăn, dụng cụ phục vụ ăn uống và gia vị kèm theo phải hợp
lý và đúng với cách phục vụ các món ăn đó.

Xu hướng mới của việc sắp buffet hiện nay:
- Chia ra thành nhiều quầy, không làm thành một hàng dài.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711


17
- Không trang trí rườm rà, phải đơn giản ( simple) nhưng vẫn đảm bảo thanh
lịch trang trọng ( elegant ).
- Dùng các loại bàn gỗ hoặc sắt được thiết kế đẹp sang trọng (furnitures ) để
không phải dùng khăn trải bàn (table cloth) và khăn viền bàn (skirting).
- Sự xuất hiện thêm nhiều quầy Action / Cooking stations & carving đối với
tiệc, bếp đặt trong nhà hàng nấu trước mặt khách (open kitchen) đối với nhà hàng.













Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

18
Chương II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI KHÁCH SẠN BÔNG SEN SÀI GÒN
2.1) Tình hình hoạt động của khách sạn Bông Sen Sài Gòn
Hình 2.1: Sãnh chờ khách sạn Bông Sen Sài Gòn
2.1.1) Vị trí của khách sạn

Khách sạn Bông Sen tọa lạc tại 117-123 Đồng Khởi .Q1-Thành phố Hồ Chí Minh,
được mệnh danh là thiên đường mua sắm, sang trọng bậc nhất ở Sài Gòn. Đây còn
là nơi tập trung nhiều khách du lịch và là khu mua sắm đông đúc, náo nhiệt của
thành phố. Được bao vây bởi các cơ sở hạ tầng sang trọng như Sheraton
towel&hotel, ngân hàng thành phố,…Những tụ điểm vui chơi, trưng bày như: đường
hoa Nguyễn Huệ, nhà hát lớn thành phố, Bến Bạch Đằng, chợ Bến Thành…
Từ khách sạn ra sân bay mất 15 phút, ra nhà ga mất 10 phút và để đến bến Bạch
Đằng mất 5 phút
2.1.2) Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn
* Từ 1976 đến 1990 :
Đơn vị gồm 2 cơ sở kinh doanh trực thuộc tổng công ty du lịch Sài Gòn
(SaiGonTourist)
Khách sạn Bông Sen có từ trước năm 1975, tọa lạc tại số 117 – 119 Đồng Khởi
Quận 1 với tên là Miranar là khách sạn loại trung bình do tư nhân quản lý có 85
phòng ngủ và một nhà hàng tại lầu 8.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

19
Khách sạn Hương Sen tọa lạc tại số 68 – 70 Đồng Khởi Quận 1 với tên gọi là Astor
trước giải phóng, do tư nhân quản lý với 50 phòng ngủ và 1 nhà hàng tại lầu 6.
Trong thời gian này hai khách sạn vẫn duy trì cấu trúc cũ, chủ yếu khai thác khách
nội địa và một số khách quồc tế khu vực 1(các nước trong hệ thống XHCN).
* Từ 1991 đến 1995:
Năm 1991 nhận bàn giao cụm nhà hàng – bánh Brodard trực thuộc sở ăn uống -
khách sạn trước đây, gồm có nhà số 4 Nguyễn Thiệp, xưởng bánh Brodard số 11
Nguyễn Thiệp, nhà hàng Brodard số 131 Đồng Khởi và nhà hàng Hòang Gia số 95 –
97 Đồng Khởi quận 1
Tháng 2 / 1991 Đền bù giả tỏa nhà tập thể 121 Đồng Khởi (Tô Châu)
Tháng 4 / 1992 Khai trương nhà hàng Vietnam House

Năm 1992 sang nhượng lại khách sạn Bông Hồng của lực lượng Thanh Niên Xung
Phong thành phố với cơ sở kinh doanh hiện hữu là 30 phòng
Tháng 4 / 1993 đưa vào kinh doanh 20 phòng ở Tô Châu
Tháng 12 / 1993 bàn giao khách sạn Hương Sen cho Uỷ ban nhân dân TP.HCM để
làm nhà khách
Tháng 12 /1993 nhận cao ốc 61- 63 Hai Bà Trưng của nhà tập thể xưởng phim
Nguyễn Đình Chiểu (khách sạn Bông Sen 2 hiện nay)
* Từ 1996 đến 2000:
Tháng 7 /1996 khai trương nhà hàng Lemongrass tại số 4 Nguyễn Thiệp.
Tháng 11 /1996 hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo nhà hàng Brodard
Tháng 9 /1997 khai trương khách sạn Bông Sen 2 với 57 phòng ngủ, 1 nhà hàng ở
lầu 8 và 1 nhà giặt ở lầu 10
Tháng 11 /1998 hoàn thành việc thông sảnh nối liền 3 căn nhà (KS Bông Sen, Tô
Châu, Bông Hồng ), cải tạo nâng cấp thành khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao với 135
phòng ngủ và các dịch vụ phụ trợ ( phòng họp sauna – massage, business center,
quầy bar,…)
Tháng 11 /1998 tiếp nhận nhà số 5 – 15 Hồ Huấn Nghiệp, quận 1 để cải tạo thành
nhà hàng vũ trường Mưa Rừng và đưa vào hoạt động vào tháng 2/1999
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

20
Tháng 1/1999 tiếp nhận nhà hàng Givral tại số 169 Đồng Khởi, Quận 1 (sữa chữa
nâng cấp vào tháng 5 /2001)
Tháng 2 /1999 khai trương cửa hàng mỹ nghệ 113 Đồng Khởi, Quận 1.
Tháng 4 /2000 nhận bàn giao cưởng bánh Givral số 144 Nguyễn Văn Trỗi Quận Phú
Nhuận và cửa hàng bánh Givral số 2A Lê Lợi Quận 1
* Từ 2001 đến 2003:
Tháng 3 / 2001 khai trương xưởng bánh và cửa hàng bánh kem – cà phê Givral tại
số 144 Nguyễn Văn Trỗi

Tháng 3 / 2003 Khai trương cửa hàng cà phê Green Leaf tại khách sạn Bông Sen 1
Tháng 11/2003 Khai trương tầng Executive từ lầu 7 đến lầu 10 khách sạn Bông Sen
1
* Năm 2004
Ngày 01/06/2004 tiếp nhận bàn giao khách sạn Palace, số 56-66 Nguyễn Huệ, quận
1
Ngày 28/07/2004 xưởng sản xuất cửa hàng bánh kem – cà phê Givral được chuyển
đổi thành công ty cổ phần Sài Gòn Givral
Ngày 08/10/2004 sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh cho công ty cổ phần Sài Gòn Givral
Ngày 18/11/2004 Uỷ ban nhân dân TP.HCM quyết định chuyển đổi doanh nghiệp
nhà nước khách sạn Bông Sen thành công ty cổ phần khách sạn Bông Sen theo
quyết định số 5739/QĐ-UB
Ngày 27/12/2004 sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 4103002997 cho công ty cổ phần khách sạn Bông Sen
31/12/2004 bàn giao nhà hàng vũ trường Mưa Rừng cho khách sạn Grand
* Năm 2005:
Tháng 06/2005 Khai trương cửa hàng cà phê Givral Palace
Tháng 09/2005 thành lập bộ phận kinh doanh lữ hành với tên gọi “Lotus Tour”
Tháng 12/2005 hòan thành việc nâng cấp, cải tạo lầu 14, 15, 16 khách sạn Palace
với tên gọi mới là nhà hàng Fusions ( lầu 14 ) và quầy bar Saigon Pear ( lầu 15 )
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

21
* Năm 2006 đến nay:
Ngày 28/04/2006 sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM cho phép công ty đổi tên thành
Khách sạn Bông Sen tọa lạc tại 117-123 Đồng Khởi .Q1-Thành phố Hồ Chí Minh.
Bông Sen còn là khách sạn 3 sao duy nhất có tầng Executive chuyên dành phục vụ
cho giới doanh nhân cao cấp.

Khách sạn Bông Sen Annex nằm tại 61-63 Hai Bà Trưng.Quận 1.
Khách sạn Palace tọa lạc trên đại lộ Nguyễn Huệ được bao vây bởi trung tâm mua
sắm sang trọng, cao ốc văn phòng, cơ quan nhà nước, ngân hàng.
Tiệm bánh Girval ở 169 Đồng Khởi.Quận 1.
Lemongrass nằm tại số 4 Nguyễn Thiệp.Quận 1.
VietNam house nằm ở 93-94 Đồng Khởi.Quận 1



Hình 2.2: Logo khách sạn Bông Sen









Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

22

2.1.3) Cơ sở vật chất: số lượng dịch vụ và trang thiết bị tại khách sạn Bông Sen
Sài Gòn

Hình ảnh 2.3: Hình ảnh phòng standard room của khách sạn Bông Sen
Cơ sở vật chất
Khách sạn Bông Sen có từ trước năm 1975, ban đầu có tên là Miramar là khách sạn

loại trung bình do tư nhân quản lý có 85 phòng ngủ và 1 nhà hàng ở tầng 8. Đến
tháng 2/ 1991 đền bù giải tỏa nhà tập thể 121 Đồng Khởi (gọi là khối Tô Châu) gồm
có 20 phòng, đến 4/1993 đưa vào hoạt động. Năm 1992 sang nhượng lại khách sạn
Bông Hông của lực lượng thanh niên xung phong thành phố với cơ sở kinh doanh
hiện hữu là 30 phòng. Sau khi xác nhập 3 khách sạn nâng cấp sữa chữa đưa vào hoạt
động với tổng số phòng của khách sạn là 135 phòng ngủ. Sau đó hình thành khu
exective Lounge và kinh doanh 127 phòng và 4 phòng họp, 3 nhà hàng, 1 phòng tập
thể dục và 2 khu vực massage lấy tên gọi là khách sạn Bông Sen.
Khách sạn Bông Sen Sài Gòn có hệ thống wifi miễn phí trong mỗi tầng lầu. Khách ở
phòng kết nối mạng dễ dàng.



Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

23
Giá phòng:
Bảng 1.1: Giá phòng tại khách sạn Bông Sen Sài Gòn
Giá trên bao gồm buffe breakfast, 5% phí phục vụ và 10% VAT
Check out time: 12:00 noon
Check in time: 14:00 PM
Đặc biệt có 4 phòng Executive:
Các loại phòng.
Khách sạn Bông Sen có 135 phòng, 5 phòng họp trong đó có một phòng họp lớn có
sức chứa khoảng 100 khách và 4 phòng họp nhỏ từ 10 đến 25 khách bao gồm các
phòng :Standard, Superior, Family Deluxe, Deluxe, Junior Suite
Đặc biệt có 4 phòng Executive:
1 phòng Executive Deluxe
1 phòng Executive Suite

1 phòng Executive Bông Sen Siute
Diện tích trung bình 28m² đến 80m², phòng super deluxe có view hướng ra đườn
Đồng Khởi






Loại phòng
Single($)
Double($)
Standard
85
115
Superior
95
125
Family Deluxe
120
150
Deluxe
130
160
Junior Suite
140
170
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711


24
Các trang thiết bị tiện nghi trong phòng
Tivi màn hình tinh thể lỏng

Quầy minibar

Truyền hình cáp với hơn 50 kênh

Két sắt(safety box)

Máy điều hòa

Phòng tắm cao cấp (bồn tắm, vòi sen,…)

Bàn làm việc

Điện thoại quốc tế
Giường

Máy sấy tóc

Tranh ảnh nghệ thuật


Tủ quần áo âm tường

Bàn ghế sofa

Thiết bị ánh sáng(đèn ngủ, đèn làm
việc,…)


Khách sạn Bông Sen có 3 nhà hàng:
Nhà hàng Buffet Gánh phục vụ các món ăn Việt Nam buổi trưa và buổi tối hàng
ngày
Nhà hàng Greenleaf phục vụ món Âu (a la carte)
Nhà hàng lầu 7 phục vụ món Âu và Á (a la carte và set menu) tổ chức hội họp cho
các công ty, hoặc nhóm gia đình. Ngoài ra phục vụ in room dining.
2.1.4) Các bộ phận trong khách sạn, nhiệm vụ và ý nghĩa của từng bộ phận
Khách sạn có 7 bộ phận chính
2.1.4.1.Bộ phận tiếp tân
Bộ phận tiếp tân là bộ mặt của khách sạn. Là nơi gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng
đầu tiên, khách đến đăng ký các thủ tục lưu trú dài hay ngắn, là nơi thanh toán mọi
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Thúy Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Phúc MSSV: 08117711

25
chi phí khi khách rời khỏi khách sạn. Nơi này cung cấp đầy đủ các thông tin và dịch
vụ cần thiết cho khách hàng. Nhân viên trong bộ phận này phải làm việc một cách
chuyên nghiệp về trình độ cũng như tác phong làm việc
2.1.4.2. Bộ phận phòng
Đây là bộ phận chính tạo ra doanh thu của một khách sạn. Nhân viên bộ phận phòng
phải là người chăm sóc phòng một cặn kẽ và sạch sẽ, giúp khách thoải mái mỗi khi
trở về phòng của mình. Tạo cho họ cảm giác như đang ở trong ngôi nhà của họ
2.1.4.3. Bộ phận F& B:
Khách sạn Bông Sen Sài Gòn có 3 nhà hàng:
Nhà hàng Buffet Gánh phục vụ các món ăn Việt Nam buổi trưa và buổi tối hàng
ngày.
Nhà hàng Greenleaf phục vụ món Âu (a la carte)
Nhà hàng lầu 7 phục vụ mòn Âu và á (a la carte và Set menu) tổ chức hội họp và
tiệc cho các công ty, hoặc nhóm gia đình. Ngoài ra phục vụ in room dining.

2.1.4.3.1 Nhà hàng Buffet Gánh

Hình 2.4: Nhà hàng Buffet Gánh
Nằm ở tầng trệt khách sạn Bông Sen, phục vụ Buffet trưa và tối cho khách bên trong
và ngoài khách sạn. Thiết kế nhà hàng vừa Âu và Á, trang trí Gánh tượng trưng cho
món ăn hè phố. Không gian thoáng và sạch sẽ Nhà hàng nổi tiếng với các mòn gỏi,
các món chè đặt biệt là bánh xèo, chả giò chuối, đậu hũ nước đường, nước mía sạch.

×