Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giáo án sinh học sp2 nhóm 6 as ah đến nảy mầm của hạt k11 chưa sửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.18 KB, 5 trang )

TÊN BÀI : SỰ ẢNH HƯỞNG ÁNH SÁNG ĐẾN TỈ LỆ
NẢY MẦM CỦA HẠT
(Thời lượng: 2 tiết – Lớp 11)
Yêu cầu cần đạt:
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm của hạt
- Nhận biết được ánh sáng không ảnh hưởng đế sự nảy mầm của hạt
- Thực hành được thí nghiệm chứng minh ảnh hưởng của ánh sáng đến sự nảy mầm
của hạt
I. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng được tỉ lệ nảy mầm của hạt.
- Nhận biết được ánh sáng không ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt.
- Vận dụng kiến thức khoa học giải thích được những yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy
mầm của hạt.
- Làm thí nghiệm và giải thích được một số hiện tượng trong thực tế, rèn luyện tư duy
khoa học thơng qua hoạt động thí nghiệm.
- Giải quyết vấn đề thực tiễn khoa học và sáng tạo.
2. Về phẩm chất
- Có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ mình được phân công
- Say mê nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào thực tiển
- Trung thực trong quan sát và ghi chép kết quả của nhóm khi được phân cơng
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Dụng cụ, vật liệu tiến hành thí nghiệm
ST Tên dụng cụ
Yêu cầu
Số lượng
T
1
Hạt đậu xanh
Hạt cịn ngun vẹn, khơng bị mọt.
100g


2
Chậu nhựa
Loại nhỏ, giống loại tô đựng thức ăn
08 cái
3
Cốc thủy tinh
Loại dùng trong phịng thí nghiệm dung 04 cái
tích khoảng 100ml
4
Đĩa petri
Loại dùng trong phịng thí nghiệm
04 cái
5
Đất trống
Loại đất sạch
Vừa đủ
6
Thùng giấy
Nguyên vẹn, kích thước khoảng 20 x 30 x 01 cái
30 (cm) hoặc tùy điều kiện
- Thiết bị hỗ trợ dạy học: Máy tính cá nhân, máy ảnh, Điện thoại thơng minh
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
1


a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, gợi mở tò mò, khám phá tri thức bài học cho học sinh, xác
định được nội dung chính của bài học là sự ảnh hưởng của ánh sáng tới sự nảy mầm
của hạt.
b) Tổ chức thực hiện:

(1) Chuyển giao nhiệm vụ: Các bước tiến hành được thực hiện chung ở lớp là GV
hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm tại phịng thí nghiệm và yêu cầu học sinh thực
hiện, sau đó theo dõi kết quả thí nghiệm.
* Bước 1: Hướng dẫn học sinh lựa chọn hạt ( đảm bảo bảo hạt còn nguyên vẹn không
bị mọt, to đều và không bị lép) - Học sinh dùng đĩa petri để lựa chọn hạt, mỗi nhóm
chọn 20 - 30 hạt ( gieo 10 -15 hạt/chậu)
* Bước 2: Hướng dẫn học sinh ngâm, ủ hạt đã lựa chọn bằng nước ấm ( khoảng 300C
- 350C) trong 30 phút.
* Bước 3: Hướng dẫn HS chuẩn bị đất ( lấy đất sạch bỏ vào trong chậu nhựa) - cho
đất vào chậu khoảng 3/4 chậu. Chậu phải được đục thủng lỗ nhỏ để đảm bảo sự thoát
nước
* Bước 4: Sau 30 phút ngâm hạt, HS cho hạt đã ngâm vào các chậu ( chia làm 4
nhóm, mỗi nhóm thí nghiệm 2 chậu, mỗi chậu gieo 10 - 15 hạt hoặc tùy điều kiện thực
tế), yêu cầu học sinh gieo đều hạt.
Trong đó:
- Lơ thí nghiệm 1 : gồm 4 chậu - số hạt 40 - 60 hạt.
- Lơ thí nghiệm 2: gồm 4 chậu - số hạt 40 - 60 hạt.
* Bước 5 : Hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm, tưới nước và che đậy lơ mẫu của thí
nghiệm 2 trong điều kiện khơng có ánh sáng bằng thùng giấy.
(2) Thực hiện nhiệm vụ : HS tiến hành thí nghiệm và theo dõi kết quả thí nghiệm,
thu thập hình ảnh về thí nghiệm trong từng ngày.
* Ngày 1: Ngày tiến hành thí nghiệm ( đã hướng dẫn HS làm thí nghiệm).
* Ngày 2: Hạt có dấu hiệu nảy mầm, thu nhập hình ảnh, tưới nước cho các chậu
( tránh tưới nhiều nước gây ngập úng ảnh hưởng sự nảy mầm của hạt).
* Ngày 3,4 và 5: Thu nhập hình ảnh tưới nước cho các chậu, chuẩn bị cho tiết học
trên lớp ( giai đoạn 3)
(3) Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS báo cáo kết quả thí nghiệm thu thập được, một số
HS khác nhận xét bổ sung.
(4) Kết luận, nhận định: Lơ hạt có tác động ánh sáng có sự nảy mầm gần bằng với lơ
hạt khơng có tác động ánh sáng.Từ đó nhận thấy rằng ánh sáng không làm ảnh hưởng

đến sự nảy mầm của hạt . Bài học hơm nay chúng ta đi tìm hiểu về vấn đề này
Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
a. Mục tiêu:
2


- Xác định và làm rõ kiến thức mới về ảnh hưởng của ánh sáng lên sự nảy mầm của
hạt (nêu được thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng lên sự nảy mầm của hạt)
b. Tổ chức thực hiện:
(1) Chuyển giao nhiệm vụ : Theo dõi kết quả thí nghiệm, thu thập hình ảnh
về thí nghiệm.
(2) Thực hiện nhiệm vụ
- Ngày 1: Ngày tiến hành thí nghiệm (đã hướng dẫn HS làm thí nghiệm).
- Ngày 2: Hạt có dấu hiện nảy mầm, thu nhập hình ảnh, tưới nước cho các chậu (tránh
tưới nhiều nước gây ngập úng ảnh hưởng sự nảy mầm của hạt).
- Ngày 3, 4 và 5: Thu nhập hình ảnh, tưới nước cho các chậu, chuẩn bị cho tiết học
trên lớp (giai đoạn 3).
(3) Báo cáo, thảo luận
Nghe báo cáo kết quả từng nhóm và đánh giá, nhận xét kết quả
(4) Kết luận, nhận định
Học sinh các nhóm có sự chuẩn bị tốt cho việc báo cáo cũng như đánh giá và
nhận xét kết quả của từng nhóm
Hoạt động 3: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
a. Mục tiêu:
Học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm và lựa chọn phương án thực hiện nhiệm vụ khi
tiến hành thí nghiệm
b. Tổ chức thực hiện:
(1) Chuyển giao nhiệm vụ:
Phân tích kết quả và tiến hành bài học tại lớp để rút ra các kết luận cần thiết.
(2) Thực hiện nhiệm vụ

- Bước 1: Cho HS mang mẫu lên lớp học.
- Bước 2: HS tiên hành quan sát về kết quả thu được, thống kê số liệu, thảo luận
nhóm và đưa ra kết luận
- Bước 3: Giáo viên nhận xét, cũng cố kiến thức cho HS và đánh giá.
- Bước 4: HS ghi nhận nội dung học tập (phiếu học tập GV phát kèm theo).
(3) Báo cáo, thảo luận
- Quan sát và nhận xét kết quả thu được của từng nhóm thống kê số liệu và đưa
ra kết luận
- Theo dõi việc ghi phiếu học tập của học sinh sau khi có kết quả
(4) Kết luận, nhận định
Học sinh các nhóm thực hiện tốt việc báo cáo kết quả thống kê số liệu, có kết luận
thơng qua kết quả mà nhóm đã thống kê được cũng như việc thực hiện ghi phiếu học
tập ở từng nhóm của học sinh
3


Hoạt động 4: CHẾ TẠO, THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ : Cho học sinh tự gieo
hạt ở nhà để làm giá (đỗ)/ làm rau mầm
a. Mục tiêu:
Cho các em tự thực hiện gieo hạt nảy mầm ở nhà để làm giá / đỗ hoặc làm rau mầm
Tạo sự hứng thứ cho các em khi tự tay mình làm ra sản phẩm
b. Tổ chức thực hiện:
(1) Chuyển giao nhiệm vụ: Cho học sinh tự thực hiện gieo hạt để tạo cải
mầm trên mãnh vườn trường/tại nhà các em có điều kiện
(2) Thực hiện nhiệm vụ
Các em tự làm theo hướng dẫn của giáo viên trên lớp (theo như hướng dẫn
phần trên)
(3) Báo cáo, thảo luận
Tạo ra kết quả (là rau mầm / giá (đỗ) sống). Thơng qua đó các em có thể rút
kinh nghiệm (nếu chưa như mong muốn) cho những lần tiếp theo

Hoạt động 5: CHIA SẺ, THẢO LUẬN VÀ ĐIỀU CHỈNH
a. Mục tiêu:
Mỗi nhóm báo cáo kết quả và nhận xét tỉ lệ nảy mầm của hạt ở chậu có ánh
sáng và chậu thiếu ánh sáng.
Trình bày ý tưởng, những điều chỉnh trong q trình chăm sóc sự nảy mầm của
hạt( ngoài ánh sáng, lượng nước cần tưới, nhiệt độ, nhiệt độ..)
Đề xuất được phương án cải tiến độ nảy mầm của hạt đạt kết quả cao nhất.
b. Tổ chức thực hiện:
(1) Chuyển giao nhiệm vụ
Học sinh các nhóm mô tả và giới thiệu tỉ lệ nảy mầm của hạt ở chậu có ánh sáng
và chậu thiếu ánh sáng.
Học sinh mỗi nhóm tự nhận xét tốc độ nảy mầm của hạt ở hai chậu( nhanh hay
chậm)
Học sinh nêu khó khăn, kinh nghiệm hoặc q trình chăm sóc hạt nảy mầm.
(2) Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh mơ tả và giói thiệu tỉ lệ nảy mầm của hạt ở chậu có ánh sáng và chậu
khơng có ánh sáng( một nhóm có tỉ lệ cao nhất và một nhóm có tỉ lệ thấp nhât)
Học sinh nhận xét tốc độ và tỉ lệ nảy mầm của hạt ở 2 chậu thí nghiệm, giải
thích, những điều chỉnh trong q trình chăm sóc hạt nảy mầm.
Anh sáng có ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm của hạt không?
Tại sao chúng ta phải ngâm hạt bằng nước ấm?
Vậy yếu tố quan trọng đối với sự nảy mầm của hạt?( yếu tố bên ngoài: nước,
nhiệt độ..; yếu tố bên trong: chất lượng hạt giống)
4


Gv: đánh giá, tổng kết, nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh, kết
quả sản phẩm của các nhóm. Chốt lại kiến thức các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy
mầm của hạt giống. Cơ sở khoa học của việc vận dụng kiến thức vào việc cải tiến độ
nảy mầm của hạt đạt kết quả cao nhất.

Gv: lưu ý học sinh tránh tưới nước quá nhiều gây hiện tượng ngập úng ảnh
hưởng đến sự nảy mầm của hạt, nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng hạt giống.
(3) Báo cáo, thảo luận
Học sinh mỗi nhóm nhân xét sản phẩm của từng nhóm
(4) Kết luận, nhận định
Giáo viên kết luận việc vận dụng kiến thức trong quá trình chăm sóc độ nảy mầm
của hạt giống.
Giáo viên cho học sinh đánh giá chéo về sản phẩm của mỗi nhóm và giáo viên
đánh giá tổng kết về sản phẩm mỗi nhóm.

CÁC YẾU TỐ STEM TRONG CHỦ ĐỀ

Máy tính, điện
thoại, các loại
chậu, đĩa petri

Quy trình chăm
sóc sự nảy mầm
của hạt

Số lượng hạt
giống, tốc độ, tỉ
lệ, thời gian nảy
mầm của hat.

Qúa trình chuyển hóa
vật chất và năng lượng ở
sinh vật.

5




×