Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái giải phẫu thích nghi và hoạt tính kháng khuẩn của chi rau mương ludwigia l ở khu bảo tồn đất ngập nước láng sen tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.24 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Văn Tiến Dũng

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI,
GIẢI PHẪU THÍCH NGHI VÀ HOẠT TÍNH
KHÁNG KHUẨN CỦA CHI RAU MƯƠNG
(Ludwigia L.) Ở KHU BẢO TỒN
ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN, TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Văn Tiến Dũng

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI,
GIẢI PHẪU THÍCH NGHI VÀ HOẠT TÍNH
KHÁNG KHUẨN CỦA CHI RAU MƯƠNG
(Ludwigia L.) Ở KHU BẢO TỒN
ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN, TỈNH LONG AN
Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số

: 8420120
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM VĂN NGỌT
TS. ĐẶNG THỊ NGỌC THANH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tơi dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Phạm Văn Ngọt và TS. Đặng Thị Ngọc Thanh.
Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả cơng
bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu
tham khảo trong tiểu luận đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Văn Tiến Dũng


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Phạm Văn Ngọt và TS. Đặng Thị
Ngọc Thanh đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm q
báo cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Tơi xin cảm ơn ThS. Quách Văn Toàn Em đã chia sẻ những phương pháp nghiên
cứu giải phẫu thực vật và hỗ trợ các thiết bị, dụng cụ cần thiết. Xin gửi lời cảm ơn

chân thành đến ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm đã tạo điều kiện cho tơi làm việc tại
phịng thí nghiệm Sinh thái – Thực vật.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngà và cô Hà Thị Bé Tư chun viên
phịng thí nghiệm khoa Sinh học – trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh;
thầy Nguyễn Văn Duy chuyên viên phòng thiết bị và nhóm sinh viên nghiên cứu
trường Đại học Sài Gịn. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban quản lí Khu Bảo tồn Đất ngập
nước Láng Sen, tỉnh Long An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài
luận văn này.
Cuối cùng, tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân,
bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Văn Tiến Dũng


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... v
Danh mục các bảng.................................................................................................... vi
Danh mục các hình ................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 4
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Láng Sen .................................................. 4
1.1.1. Vị trí địa lí .................................................................................................... 4

1.1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 4
1.2. Thông tin về chi rau mương (ludwigia l.) ở khu bảo tồn đất ngập nước
Láng Sen ..................................................................................................................... 9
1.2.1. Rau dừa nước (Ludwigia adscendens) ......................................................... 9
1.2.2. Rau mương thon (Ludwigia hyssopifolia).................................................. 10
1.3. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................ 11
1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu về hình thái, giải phẫu thích nghi ................... 11
1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn ................................ 13
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 16
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 16
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 16
2.1.2. Địa điểm thu mẫu ....................................................................................... 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 17
2.2.1. Nghiên cứu tài liệu ..................................................................................... 17
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa .................................................... 17
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm ..................................... 17
2.2.4. Phương pháp khảo sát hoạt tính kháng khuẩn ........................................... 21
2.2.5. Xử lí thống kê ............................................................................................. 24


iv

2.2.6. Quy trình thí nghiệm .................................................................................. 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 26
3.1. Đặc điểm về môi trường sống của một số loài trong chi rau mương (Luwigia
L.) 26
3.1.1. Tính chất của nước ở nơi thu mẫu.............................................................. 26
3.1.2. Đặc điểm thể nền thực vật .......................................................................... 27
3.2. Đặc điểm về hình thái, giải phẫu lồi rau dừa nước .......................................... 28
3.2.2. Đặc điểm hình thái ..................................................................................... 28

3.2.5. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu ........................................................................ 32
3.3. Đặc điểm về hình thái, giải phẫu loài rau mương thon ..................................... 45
3.3.2. Đặc điểm hình thái ..................................................................................... 45
3.3.5. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu ........................................................................ 49
3.4. Hoạt tính kháng khuẩn của một số loài trong chi rau mương (Luwigia L.) ...... 60
3.4.1. Hoạt tính kháng khuẩn của lồi Rau dừa nước .......................................... 60
3.4.2. Hoạt tính kháng khuẩn của lồi Rau mương thon ...................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 72
PHỤ LỤC ..............................................................................................................PL1


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
EC
KHTN

Chú giải
Độ dẫn điện (Electrical conductivity)
Khoa học tự nhiên

LB

Luria Bertani

Nxb

Nhà xuất bản


TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WETTI

Viện Nước và Cơng nghệ mơi trường Thành phố
Hồ

Chí

Minh

(Water

Technology Institute)

and

Environmental



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Tọa độ địa lí địa điểm thu mẫu cây...................................................... 17

Bảng 2.2.

Đánh giá mức độ của đường kính vịng vơ khuẩn ............................... 24

Bảng 3.1.

Một số tính chất nước tại điểm thu mẫu thực vật ................................ 26

Bảng 3.2.

Thành phần cơ giới và tính chất của đất tại điểm thu mẫu cây ........... 27

Bảng 3.3.

Độ dày các lớp mô của gân chính lá Rau dừa nước ............................ 33

Bảng 3.4.

Độ dày các lớp mô của phiến lá Rau dừa nước ................................... 35

Bảng 3.5.


Độ dày các lớp mô của rễ sơ cấp cây Rau dừa nước ........................... 39

Bảng 3.6.

Độ dài các lớp mô của thân Rau dừa nước .......................................... 42

Bảng 3.7.

Độ dày các lớp mơ của gân chính lá Rau mương thon ........................ 50

Bảng 3.8.

Độ dày các lớp mô của phiến lá Rau mương thon ............................... 52

Bảng 3.9.

Độ dày các lớp mô của rễ sơ cấp cây Rau mương thon....................... 54

Bảng 3.10. Độ dài các lớp mô của thân Rau mương thon ..................................... 58
Bảng 3.11. Giá trị đường kính vịng vơ khuẩn trên khuẩn Bacillus subtilis
thử nghiệm .......................................................................................... 60
Bảng 3.12. Giá trị đường kính vịng vơ khuẩn trên khuẩn Bacilus cereus thử
nghiệm.................................................................................................. 61
Bảng 3.13. Giá trị đường kính vịng vơ khuẩn trên khuẩn Escherichia coli thử
nghiệm ................................................................................................. 63
Bảng 3.14. Giá trị đường kính vịng vơ khuẩn trên khuẩn Bacillus subtilis thử
nghiệm ................................................................................................. 65
Bảng 3.15. Giá trị đường kính vịng vơ khuẩn trên khuẩn Escherichia coli thử
nghiệm ................................................................................................. 67



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Bản đồ vị trí Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An ..... 4

Hình 1.2.

Bản đồ địa hình Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen........................ 5

Hình 2.1.

Vị trí thu mẫu cây ................................................................................. 16

Hình 2.3.

Bột cây được ngâm tạo cao chiết ethanol ............................................ 21

Hình 2.4.

Máy cơ quay chân khơng tạo cao chiết ethanol ................................... 22

Hình 2.5.

Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn theo phương pháp khuếch tán ..... 24

Hình 2.6.


Sơ đồ quy trình thí nghiệm .................................................................. 25

Hình 3.1.

Hình thái cơ quan sinh dưỡng lồi Rau dừa nước ............................... 30

Hình 3.2.

Hình thái cơ quan sinh sản lồi Rau dừa nước .................................... 31

Hình 3.3.

Cấu tạo đại thể phiến lá Rau dừa nước cắt ngang................................ 33

Hình 3.4.

Cấu tạo gân giữa của lá Rau dừa nước ................................................ 33

Hình 3.5.

Cấu tạo phiến lá chính thức Rau dừa nước .......................................... 35

Hình 3.6.

Cấu tạo bó dẫn gân con ........................................................................ 36

Hình 3.7.

Khí khổng lá Rau dừa nước ................................................................. 36


Hình 3.8.

Khí khổng lá Rau dừa nước ................................................................. 36

Hình 3.9.

Cấu tạo giải phẫu rễ sơ cấp Rau dừa nước .......................................... 38

Hình 3.10. Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp cây Rau dừa nước .................................. 40
Hình 3.11. Cấu tạo sơ cấp thân cây Rau dừa nước ................................................ 42
Hình 3.12. Cấu tạo thứ cấp thân cây Rau dừa nước .............................................. 44
Hình 3.13. Hình thái cơ quan sinh dưỡng lồi Rau mương thon ........................... 47
Hình 3.14. Hình thái cơ quan sinh sản lồi Rau mương thon ................................ 48
Hình 3.15. Cấu tạo đại thể lá Rau mương thon cắt ngang ..................................... 49
Hình 3.16. Cấu tạo gân chính của lá Rau mương thon .......................................... 50
Hình 3.17. Cấu tạo phiến lá chính thức lồi Rau mương thon .............................. 51
Hình 3.18. Khí khổng lá Rau mương ..................................................................... 52
Hình 3.19. Khí khổng lá Rau mương ..................................................................... 52
Hình 3.20. Cấu tạo rễ sơ cấp cây Rau mương thon ............................................... 53
Hình 3.21. Cấu tạo chi tiết một phần rễ cây Rau mương thon .............................. 55
Hình 3.22. Cấu tạo sơ cấp thân cây Rau mương thon ........................................... 57


viii

Hình 3.23. Cấu tạo thứ cấp thân cây Rau mương thon .......................................... 59
Hình 3.24. Vịng kháng khuẩn của cao ethanol rễ, thân, lá loài Rau dừa nước
trên khuẩn Bacillus subtilis .................................................................. 61
Hình 3.25. Vịng kháng khuẩn của cao ethanol rễ, thân, lá loài Rau dừa nước
trên khuẩn Bacillus cereus ................................................................... 62

Hình 3.26. Vịng kháng khuẩn của cao ethanol rễ, thân, lá lồi Rau dừa nước
trên khuẩn Escherichia coli ................................................................. 63
Hình 3.27. Vòng kháng khuẩn của cao ethanol rễ, thân, lá lồi Rau mương thon
trên khuẩn Bacillus subtilis .................................................................. 66
Hình 3.28. Vịng kháng khuẩn của cao ethanol rễ, thân, lá lồi Rau mương thon
trên khuẩn Escherichia coli ................................................................. 68


1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen là một trong những hệ sinh thái đất ngập
nước quan trọng cịn sót lại của Đồng Tháp Mười, tọa lạc trên địa bàn 3 xã Vĩnh Lợi,
Vĩnh Đại và Vĩnh Châu B thuộc huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Tổng diện tích tự
nhiên của Khu Bảo tồn là 5.030 ha, nằm trong khu vực trũng của vùng Đồng Tháp
Mười, chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Cửu Long và chịu ngập lũ
hàng năm [1].
Hệ thực vật nơi đây có khoảng 220 lồi, 174 chi, 74 họ thuộc 2 ngành thực vật
bậc cao có mạch là ngành Dương Xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta). Các họ có nhiều lồi nhất là họ Hịa thảo (Poaceae) có 25 lồi, họ
Cúc (Asteraceae) có 17 lồi, họ Đậu (Fabaceae) có 16 lồi, họ Lác (Cyperaceae) có
15 lồi, họ Cà phê (Rubiaceae) có 10 lồi. Hệ thực vật nổi khá đa dạng và phong phú
với 114 loài, 37 họ, 25 bộ thuộc 6 ngành tảo [2].
Đời sống của thực vật luôn chịu tác động của các nhân tố mơi trường, đặc biệt
các lồi thực vật sống trong mơi trường đất ngập nước thì chế độ thủy văn là yếu tố
có ảnh hưởng rất lớn đối với sự sinh trưởng và phát triển của chúng [3]. Với chế độ
ngập nước theo mùa kéo dài từ 3 – 4 tháng, vùng ngập sâu trung bình khoảng 2,5 –
3,5 m trong các năm lũ lớn, các loài thực vật ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen
đã hình thành một số đặc điểm thích nghi về hình thái và giải phẫu phù hợp với vùng

đất ngập nước.
Ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen đã ghi nhận có 3 loài trong chi Rau
mương (Ludwigia. L): Rau mương hẹp (Ludwigia epilobioides Maxim.), Rau dừa
nước (Ludwigia adscendens (L.) H. Hara) và Rau mương nằm (Ludwigia prostrata
Roxb.) [7]. Các loài trong chi Rau mương (Ludwigia. L) được con người sử dụng làm
thuốc và có giá trị cao về mặt dược liệu. Theo kinh nghiệm dân gian, loài Rau mương
thon (Ludwigia hyssopifolia (G.Don) Exell) được dùng chữa nhiều bệnh như kiết lị,
tiêu chảy, viêm ruột, viêm họng, ho, cảm mạo, mụn nhọt ở trẻ em [4], [5]. Loài Rau
dừa nước (Ludwigia adscendens (L.) H. Hara) được dùng chữa cảm sốt, ho khan, phù
thũng, đắp ngoài chữa sưng lở hoặc vết thương do rắn cắn, bỏng [5]. Tuy nhiên, chưa


2

có cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về đặc điểm về hình thái,
giải phẫu thích nghi với chế độ ngập nước cũng như hoạt tính kháng khuẩn của các
lồi trong chi Rau mương (Ludwigia. L). Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Nghiên
cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu thích nghi và hoạt tính kháng khuẩn của chi
Rau mương (Ludwigia L.) ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An”
được tiến hành.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định được các đặc điểm về hình thái, giải phẫu thích nghi của một số loài
trong chi Rau mương (Ludwigia L.) nhằm duy trì mơi trường sống thích hợp, góp
phần bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái đất ngập nước.
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của 2 lồi trong chi Rau mương (Ludwigia L.).
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu 2 loài trong chi Rau mương (Ludwigia L.): Rau dừa nước
(Ludwigia adscendens (L.) H.Hara) và Rau mương thon (Ludwigia hyssopifolia
(G.Don) Exell).
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu một số đặc điểm của mơi trường ở nơi thu mẫu 2 lồi nghiên cứu.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản và cấu tạo
giải phẫu thích nghi rễ, thân, lá của loài Rau dừa nước (Ludwigia adscendens (L.)
H.Hara) và Rau mương thon (Ludwigia hyssopifolia (G.Don) Exell).
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao ethanol chiết xuất từ 2 loài nghiên cứu
trong chi Rau mương (Ludwigia L.).
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu của 2 loài trong chi Rau
mương (Ludwigia L.): Rau dừa nước (Ludwigia adscendens (L.) H.Hara) và Rau
mương thon (Ludwigia hyssopifolia (G.Don) Exell) ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước
Láng Sen.
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao ethanol chiết xuất từ các bộ phận rễ,
thân, lá của 2 loài nghiên cứu trên các chủng vi khuẩn thử nghiệm: Bacillus cereus,
Bacillus subtilis, Escherichia coli.


3

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Cung cấp dẫn liệu về đặc điểm hình thái, giải phẫu thích nghi và hoạt tính kháng
khuẩn của lồi Rau dừa nước (Ludwigia adscendens (L.) H.Hara) và Rau mương thon
(Ludwigia hyssopifolia (G.Don) Exell) nhằm phục vụ cho những nghiên cứu tiếp
theo.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA LÁNG SEN
1.1.1. Vị trí địa lí

Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen nằm ở thượng nguồn vùng Đồng Tháp
Mười, toạ lạc trên địa bàn 3 xã Vĩnh Lợi, Vĩnh Đại và Vĩnh Châu B thuộc huyện Tân
Hưng của tỉnh Long An, có tọa độ địa lí từ 10o 45'00" đến 11o 50'00" vĩ độ Bắc và từ
105o45'00" đến 105o50'00" kinh độ Đông, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150
km theo hướng Đơng Nam. Tổng diện tích tự nhiên của Khu Bảo tồn là 5.030 ha,
trong đó khu vực khá đặc biệt có diện tích khoảng 1.500 ha là một vùng đầm lầy có
nhiều sinh cảnh thích hợp cho động thực vật ưa nước và nơi dễ khôi phục các hệ sinh
thái đồng cỏ, bãi ăn và là nơi cư trú của nhiều loài chim nước [6].

Hình 1.1. Bản đồ vị trí Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An [1]
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình: Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen nằm trong vùng trũng thấp, có
độ cao dao động từ 0,7 đến 1,2 m so với mực nước biển. Với địa hình như vậy nên
khu vực này được xem như một vùng đầm lầy ngập nước chịu ảnh hưởng trực tiếp
chế độ thủy văn của sông Cửu Long và chịu ngập lũ hằng năm.
Do địa hình thấp trũng cộng với hệ thống sơng rạch dày đặc và xen lẫn bên trong
là những gò phù sa, giồng cát nên khu vực Láng Sen có địa mạo khá điển hình của
vùng Đồng Tháp Mười với các đặc trưng gồm: Gò phù sa cổ, trũng ngập nước ven
sông, đồng bằng thấp ngập nước, đồng bằng phẳng ngập nước và trũng nội địa.


5

Hình 1.2. Bản đồ địa hình Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen [2]
Thổ nhưỡng: Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen có 4 nhóm đất chính bao
gồm:
Đất phù sa cổ: Là nhóm đất chiếm diện tích ít nhất trong vùng và phân bố ở
những nơi có địa hình khá cao, từ 0,8 m đến 1,2 m.
Nhóm đất có phù sa có tầng sinh phèn: Đặc trưng của nhóm đất này là vật liệu

phù sa phủ lên trên một tầng sinh phèn (sulfidic). Phần lớn đất thuộc nhóm này giữ
ẩm tốt, ngập nước oxy không xâm nhập sâu vào bên trong đất nên có giá trị pH > 5,5.
Đất phèn hoạt động: Loại đất này được hình thành trong q trình oxy hóa
khống pyrite trong điều kiện thốt thủy và tạo thành khoáng jarosite màu vàng rơm
hiện diện trong vịng 50 cm tính từ mặt đất. Khống này tạo thành tầng phèn (sulfuric)
đặc trưng của đất phèn hoạt động. Tầng phèn có giá trị pH < 3,5, làm tăng độ chua
trong đất và hạn chế sự phát triển của các loài sinh vật.
Đất phèn tiềm tàng: Đặc trưng bởi tầng sinh phèn (sulfidic) cách mặt đất 50 cm
với khống Pyrite được hình thành trong điều kiện khử nhờ hoạt động của vi khuẩn.


6

Đất phèn tiềm tàng thường phân bố ở những khu vực ngập nước thường xuyên trong
năm [6].
1.1.2.2. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu: Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên vừa
mang các đặc tính đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những
đặc tính riêng biệt của vùng miền Đơng Nam Bộ.
Nhiệt độ trung bình từ 27,20 C đến 27,70 C. Lượng mưa hàng năm dao động từ
966 đến 1,325 m. Độ ẩm trung bình năm là 80 đến 82 %. Thời gian chiếu sáng bình
quân ngày từ 6,8 đến 7,5 giờ/ ngày và bình quân năm từ 2,500 – 2,800 giờ. Biên độ
nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2 - 40 C. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, có gió Tây Nam với tần suất 70%. Mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có
gió Đơng Bắc, tần suất 60 - 70% [6].
Thủy văn: Khu vực có mạng lưới sơng rạch khá dày, chịu ảnh hưởng trực tiếp
của sông Cửu Long. Mạng lưới sông rạch tự nhiên trong khu vực Láng Sen và vùng
lân cận khá dày, tuy nhiên lưu lượng không lớn do lưu vực nhỏ. Nguồn nước cung
cấp chủ yếu cho Khu vực Láng Sen thông qua là kênh 79 và rạch Bông Súng. Mặc

dù nằm sâu trong nội địa, nhưng cũng bị ảnh hưởng của thủy triều biển Đông theo
chế độ bán nhật triều và lớn nhất vào mùa khô. Tuy nhiên, biên độ dao động mực
nước lớn nhất trong khoảng < 0,5 m. Biên độ này giảm dần tới khi đỉnh lũ xuất hiện.
Vào đầu lũ, khu vực Láng Sen ngập chủ yếu do mưa và tụ nước từ vùng cao
phía Bắc. Vùng ngập sâu trung bình ở Láng Sen từ 2,5 - 3,5 m trong các năm lũ lớn.
Thời gian ngập từ 3 - 4 tháng. Hiện nay, do mạng lưới kinh, mương phát triển và mở
rộng nên thời gian ngập ngắn hơn 1 tháng so với trước đây [2].
Chất lượng nguồn nước thay đổi theo mùa và có sự khác biệt khác trong từng
khu vực. Tuyến kênh 79 đi qua vùng đất phèn nặng nên nước bị chua phèn và độ đục
thấp, độ pH thường thấp dưới 4,5. Chất lượng nước chỉ được cải thiện vào mùa lũ và
độ đục cũng tăng lên rất nhiều. Tuyến sơng Bơng Súng có chất lượng nước tốt hơn,
lượng phù sa tương đối ổn định và cao hơn. Vào mùa khô, khả năng trao đổi nước từ
2 nguồn nước kinh 79 và sông Bông Súng hạn chế nên có sự khác biệt đáng kể về độ


7

pH nước trong các kinh và vùng trung tâm Láng Sen - Cái He. Chất lượng nước trong
vùng trung tâm Láng Sen ít biến động [2].
1.1.2.3. Hệ sinh vật
Hệ sinh thái trong Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen rất đa dạng về sinh
cảnh, trong đó hệ sinh thái rừng tràm chiếm tỷ lệ lớn nhất (50,15%) còn hệ sinh thái
rừng ven sơng chiếm tỷ lệ ít nhất (1,81%) [2].
Hệ thực vật: Theo nghiên cứu của Viện nước và Cơng nghệ mơi trường Thành
phố Hồ Chí Minh (2010) và nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Sơn (2018), Khu Bảo
tồn Đất ngập nước Láng Sen có 220 lồi, 174 chi, 74 họ và thuộc hai ngành thực vật
bậc cao đó là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).
Trong đó, các họ chiếm nhiều nhất là họ Hồ bản (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ
Đậu (Fabaceae), họ Dền (Amaranthaceae), họ Ráy (Araceae), họ Diệp hạ châu
(Phyllanthaceae), họ Bông (Malvaceae), họ Ơ rơ (Acanthaceae). Ngồi ra, Khu Bảo

tồn Đất ngập nước Láng Sen có hệ thực vật nổi rất đa dạng với 114 loài, 37 họ, 25
bộ thuộc 6 ngành. Với tảo Lục là ngành chiếm ưu thế, tiếp đến là tảo Silic, tảo Lam,
tảo Mắt, tảo Vàng và tảo Giáp chiếm số lượng ít nhất. Khu vực có 3 loài trong Sách
đỏ Việt Nam (2007) là: Cà na (Elaeocarpus hygrophilus), Lau vôi (Hemisorghum
mekongense) và Lúa ma (Oryza rufipogon) [1], [2].
Theo Đặng Văn Sơn và cộng sự (2018), nơi đây có 4 kiểu sinh cảnh thực vật,
bao gồm sinh cảnh rừng Tràm, sinh cảnh đồng cỏ ngập nước theo mùa với 6 kiểu
quần hợp, sinh cảnh lung trấp với 3 kiểu quần hợp và sinh cảnh thực vật kênh rạch
với 8 kiểu quần hợp [2].
+ Sinh cảnh rừng tràm: Sinh cảnh này chiếm phần lớn diện tích ở Khu Bảo tồn
Đất ngập nước Láng Sen, trong đó Tràm trồng chiếm đa số, chỉ một phần nhỏ là Tràm
tái sinh. Tràm được trồng khá lâu với mật độ dày và tán khép kín, ngồi ra cịn có
một số quần thể Tràm phân tán ở các khu vực đất hoang hóa, đồng cỏ hay ven các
kênh rạch. Thành phần loài với Tràm (Melaleuca cajuputi) chiếm ưu thế trong sinh
cảnh, phía dưới tán có một số lồi khác như: Năng ống (Eleocharis dulcis), Năng kim
(Eleocharis ochrostachys), Mồm lông (Ischaemum polystachyum), Mồm mốc
(Ischaemum rugosum), Bòng bong dẻo (Lygodium flexuosum), Bòng bong nhật


8

(Lygodium japonicum), Bịng bong leo (Lygodium scandens), Choại (Stenochlaena
palustris), Đi chồn (Ceratophyllum demersum), Nhĩ cán tím (Utricularia
punctata), Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea), Bèo dâu (Azolla pinnata). Sinh cảnh
rừng Tràm gặp nhiều ở các Tiểu khu 1, 2, 3, 4 và 9 của Khu Bảo tồn.
+ Sinh cảnh đồng cỏ ngập nước theo mùa: Đây là sinh cảnh đặc trưng của vùng
Đồng Tháp Mười, chúng phân bố rộng khắp và trải dài từ hướng Đông Bắc đến Tây
Nam của Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen. Sinh cảnh này thường bị ngập chìm
trong nước từ 4 - 5 tháng/năm (từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm) và vào mùa khơ
thì đồng cỏ thường bị khơ, tạo điều kiện cho nhiều loài thực vật ưa ẩm phát triển, các

quần hợp thường gặp trong sinh cảnh này gồm: quần hợp thực vật ưu thế Cỏ ống
(Panicum repens), quần hợp thực vật ưu thế Mồm mốc (Ischaemum rugosum), quần
hợp thực vật ưu thế Cỏ gạo (Chionachne punctata), quần hợp thực vật ưu thế Cỏ bấc
(Leersia hexandra), quần hợp thực vật ưu thế Lúa ma (Oryza rufipogon).
+ Sinh cảnh lung, trấp: Đây là sinh cảnh ngập nước quanh năm, thường phân bố
ở những vùng đất thấp; thành phần thực vật ở đây chủ yếu là các lồi thủy sinh sống
chìm trong nước. Ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, các quần hợp thường gặp
trong sinh cảnh lung, trấp gồm: quần hợp thực vật ưu thế Súng (Nymphaea spp.),
quần hợp thực vật ưu thế Sen (Nelumbo nucifera), quần hợp thực vật ưu thế Bèo cái
(Pistia stratiotes).
+ Sinh cảnh thực vật trên kênh rạch: Đây là sinh cảnh đặc trưng cho vùng sông
nước Đồng Tháp Mười, bao gồm các sông rạch tự nhiên và kênh đào nhân tạo. Thành
phần thực vật ở đây tương đối phong phú và đa dạng, các quần hợp thường gặp: quần
hợp thực vật ưu thế Cỏ sướt nước (Centrostachys aquatica), quần hợp thực vật ưu thế
Lục bình (Eichhornia crassipes), quần hợp thực vật ưu thế Choại (Stenochlaena
palustris), quần hợp thực vật ưu thế Rau nhút (Neptunia oleracea), quần hợp thực vật
ưu thế Rau dừa nước (Ludwigia adscendens), quần hợp thực vật ưu thế Sậy
(Phragmites karka), quần hợp thực vật ưu thế Keo (Acacia spp.).
Hệ động vật: Theo nghiên cứu của Viện nước và Công nghệ môi trường Thành
phố Hồ Chí Minh (2010) thì hệ động vật ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen bao
gồm: Động vật nổi 68 lồi, Động vật đáy có 11 lồi, Cá có 36 lồi, Lưỡng cư có 4


9

lồi, Bị sát có 17 lồi, Chim có 122 lồi, Thú có 6 lồi. Đặc biệt, đây là nơi cư trú
của nhiều lồi chim nước, trong đó một số lồi có số lượng cá thể lớn như các lồi
Cị, Cịng cọc, Bạc má, Chim suốt, Trích, Dịng dọc, Điêng điểng,… Theo ước tính,
số lượng chim có khoảng trên 20.000 cá thể [1].
Thuỷ sản: Theo Trung tâm Khoa học và Môi trường TP. HCM (2017), nơi

đây có 36 lồi cá thuộc 14 họ. Theo thứ tự họ Cyprinidae chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp
đến là họ Bagridae và Họ Beloniidae, các họ khác chiếm tỷ lệ khơng đáng kể. Các
lồi đặc trưng trong khu vực như cá Thác Lát (Notopterus notopterus), cá Ngựa nam
(Hampala macrolepidota), cá Trê (Clarias spp.). Trong số đó, nhiều lồi như cá Lăng
(Mystus nemurus, Mytus filamentus), cá Trê (Clarias spp.), cá Lóc (Channa spp.), cá
Ét (Morulius chrysophekadion)… có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh có giá trị kinh tế
cao, các lồi cá nhỏ cịn có tiềm năng trong ngành cá cảnh như cá Ngựa (Doryichthys
boaja), cá Sặc vện (Nandus nandus), cá Lòng tong (Rasbora spp.) [2].
1.2. THÔNG TIN VỀ CHI RAU MƯƠNG (Ludwigia L.) Ở KHU BẢO TỒN
ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN
Lê Pha (2018) đã nghiên cứu thành phần loài và thảm thực vật ở Khu Bảo tồn
Đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An. Kết quả ghi nhận được 220 loài, 176 chi và
75 họ của 2 ngành thực vật bậc cao là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành
Mộc lan (Magnoliophyta); có 12 kiểu quần xã thuộc trong 4 dạng sinh cảnh thực vật
ở khu vực nghiên cứu gồm: sinh cảnh rừng Tràm, sinh cảnh đồng cỏ ngập nước theo
mùa, sinh cảnh lung, trấp và sinh cảnh thực vật trên kênh, rạch. Qua điều tra, trong
các loài thực vật đã ghi nhận ở khu vực nghiên cứu thì chi Rau mương (Ludwigia)
xuất hiện 3 lồi là Rau dừa nước (Ludwigia adscendens L.), Rau mương nằm
(Ludwigia prostrata Roxb.) và Rau mương hẹp (Ludwigia epilobioides Maxim.) [7].
1.2.1. Rau dừa nước (Ludwigia adscendens)
+ Phân bố, sinh thái: Cây thường mọc hoang hoặc được trồng ở những nơi ngập
nước như ruộng nước, vùng lầy, ở độ cao dưới 1500 m. Phân bố phổ biến ở Việt Nam,
ngồi ra cịn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia,
Malaysia, Indonexia… [27].


10

Ở Láng Sen, loài này phân bố nhiều ở các Tiểu khu 10, 11, 12 của Khu Bảo tồn,
cây dễ thích nghi với mọi mơi trường sống từ ngập nước quanh năm đến những nơi

có nền đất ẩm và khơ.
+ Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng. Thường dùng trị phù
thũng, tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, ho khan, nóng sốt, lên ban sởi, mụn
nhọt, áp xe vú, viêm tuyến mang tai, viêm da… Ngồi ra cịn được sử dụng làm thuốc
đắp ngồi da, chữa sưng lở, vết thương, bỏng, rắn cắn, chó cắn. Cả cây rau dừa nước
giã nát với dầu thầu dầu rồi xát lên đầu chữa nấm tóc và một số bệnh da đầu khác
[27], [37].
1.2.2. Rau mương thon (Ludwigia hyssopifolia)
+ Phân bố, sinh thái: Trên thế giới, loài Ludwigia hyssopifolia (G.Don) Exell
chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt đới, thường mọc ở những nơi ẩm ướt như ruộng lúa,
ven sông, suối, đầm lầy, đồng cỏ ngập nước, ở độ cao dưới 1500 m. Nó được xem
như lồi lồi cỏ dại lan rộng trên ruộng lúa và đất ngập nước của nhiều quốc gia như
Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Sri Lanka… [8]. Cây Rau mương thon phân bố nhiều
nơi tại Việt Nam, từ Lào Cai, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế vào các tỉnh
Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu sinh trưởng tốt tại những khu vực
ẩm ướt có nhiều sơng ngịi. Ngồi ra, cịn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia,
các nước nhiệt đới khác [27]. Ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng sen, loài này
thường mọc ở ven các kênh rạch hoặc nơi đất ẩm.
+ Công dụng: Dựa theo nghiên cứu của nền y học cổ truyền, cây Rau mương
thon có nhiều tác dụng chính như là thuốc xổ giun, tẩy giun sán và lợi tiểu. Ngồi ra,
nó cịn được sử dụng trong điều trị tiêu chảy, kiết lị, viêm ruột. Lá cây được dùng làm
thuốc đắp sử dụng trong việc điều trị mụn nhọt và các bệnh nhiễm trùng da. Nước sắc
Rau mương dùng làm nước súc miệng để chữa các bệnh ở hầu, họng, loét miệng. Ở
Bangladesh và Ấn Độ nước sắc của cây được sử dụng để điều trị tiêu chảy, kiết lị,
đầy hơi, bệnh trĩ và có tác dụng lọc máu. Ở Malaysia, cây Rau mương dùng để chữa
bệnh giang mai, ở Lào được dùng chữa bệnh đau khớp [8], [27], [37].


11


1.3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu về hình thái, giải phẫu thích nghi
1.3.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Deepak VS và cộng sự (2019) đã tiến hành nghiên cứu động lực học của loài
Ludwigia hyssopifolia (G. Don) Exell ở Ấn Độ. Kết quả cho thấy loài Ludwigia
hyssopifolia là một loại cỏ dại lá rộng phân bố rộng rãi ở Bangladesh, Ceylon và ở tất
cả các vùng của Ấn Độ. Trong y học cổ truyền, Ludwigia hyssopifolia được dùng để
điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, đầy hơi, vàng da… Ngoài ra, loài cây này cũng có tác dụng
tẩy giun sán và lợi tiểu. Điều tra thành phần hóa học, cho thấy có sự hiện diện của
các flavonoid như vitexin, isovitexin, orietin, isorietin, alkaloid như piperine và sterol
thực vật như β-sitosterol [8].
Das AK và Sivaperuman C. (2020) đã xác định loài Ludwigia adscendens (L.)
H. Hara là lồi thực vật hạt kín sống dưới nước, thuộc họ Onagraceae xuất hiện lần
đầu tiên ở Quần đảo Andaman và Nicobar (Ấn Độ). Ngoài ra, tác giả đã xác định một
số đặc điểm về hình thái, sinh thái và sự phân bố của loài này [9].
Barua IC. (2010) đã tiến hành nghiên cứu họ Rau mương (Onagraceae) ở Ấn
Độ. Kết quả đã xác định và mô tả về đặc điểm hình thái, sinh thái của 7 lồi trong họ
Rau mương là: L. adscendens, .L. octovalvis, L. peruviana, L. decurrens, L. linifolia,
L. prostrata, L. perennis [10].
Năm 2014, Folorunso AE và cộng sự đã tiến hành giải phẫu lá và thân để xác
định các loài thuộc chi Ludwigia ở Nigeria. Kết quả đã xác định chín lồi trong chi
Ludwigia là Ludwigia L. viz., Ludwigia abyssinica A. Rich., L. adscendens subsp.
diffusa (Forssk), L. decurrens A Walter., L. decurrens B Walter., L. erecta (Linn.)
Hara, L. hyssopifolia (G.Don) Exell, L. leptocarpa (Nutt.) và L. octovalvis (Jacq.)
Raven. Kết quả nghiên cứu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý các lồi thuộc
chi Ludwigia vì hầu hết chúng là các loài xâm lấn [11].
Aung và Chaw (2019) đã tiến hành nghiên cứu hình thái giải phẫu, giá trị dinh
dưỡng và hoạt tính kháng khuẩn của lá lồi Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven. Khi
phân tích thành phần bột lá, kết quả cho thấy có sự hiện diện của alkaloids, saponin,
carbohydrate, glycoside, flavonoid, tannin, hợp chất phenolic, terpenoit và steroid.



12

Bằng cách sử dụng phương pháp khuếch tán đĩa giấy, cao ethanol và methanol chiết
xuất từ loài Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven thể hiện hoạt tính cao nhất chống lại
các vi sinh vật gây bệnh khác nhau. Do đó, Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven có
nhiều tiềm năng về hoạt tính kháng khuẩn, giá trị dinh dưỡng và các hoạt chất sinh
học nhằm cung cấp nguồn dược liệu cho y học cổ truyền [12].
1.3.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
Theo tác giả Phạm Hồng Hộ (2003) đã ghi nhận và mơ tả đặc điểm hình thái,
sinh thái của 7 lồi trong chi Rau mương (Ludwigia. L) ở Việt Nam: Ludwigia
adscendens, Ludwigia epilobioides, Ludwigia hyssopifolia, Ludwigia octovalvis,
Ludwigia octovalvis subsp. sessiliflora (Michx), Ludwigia perennis L., Ludwigia
prostrata Roxb [28].
Đặng Văn Sơn và cộng sự (2018) đã ghi nhận ở thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
có 3 lồi trong họ Rau mương (Onagraceae): Rau mương (Ludwigia adscendens (L.)
H.Hara), Rau mương hẹp (Ludwigia epilobioides Maxim.) và Rau mương thon
(Ludwigia hyssopifolia (G.Don) Exell) [13].
Năm 2013, Nguyễn Thị Hạnh đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải
phẫu của một số đại diện nhóm cây thủy sinh nước ngọt tại huyện Mê Linh - Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm về thích nghi hình thái, giải phẫu của 6
lồi thực vật thủy sinh: Bèo tây (Eichhornia crassipes (Mart.) Solms.), Bèo cái (Pistia
stratiotes L.), Rau bợ nước (Marsilea quadrifolia), Rau dừa nước (Ludwidgia
adscendens), Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) và Trang (Nymphoides indica) [14].
Nghiên cứu đặc điểm thích nghi hình thái, cấu tạo và sinh thái của một số lồi
thực vật điển hình ở Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp gồm: 8 loài thực vật thường gặp Cỏ ống (Panicum repens L.), Mồm mốc
(Ischaemum rugosum Salisb.), Lúa ma (Oryza rufipogon Griff.), Năng ống
(Eleocharis dulcis (Burm.f.) Hensch.), Rau dừa nước (Ludwidgia adscendens (L.)

Hara.), Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.), Súng lam hay súng ma (Nymphaea nouchali
Burm.f.) và Tràm (Melaleuca leucadendra L.). Kết quả chỉ ra những đặc điểm thích
nghi hình thái, giải phẫu của các loài này ở vùng đất ngập nước giúp chúng có thể tồn
tại lâu dài trong mơi trường đặc biệt này [15].


13

Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2018) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình
thái và giải phẫu của một số loài thực vật thủy sinh. Kết quả đã mơ tả được đặc điểm
hình thái, cấu tạo giải phẫu thích nghi của các lồi Rau nhút, Rau dừa nước và Bèo
tây sống trong môi trường nước ao, hồ nhằm cung cấp những dữ liệu phục vụ trong
học tập và nghiên cứu [16].
1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn
Yakob và cộng sự (2012) đã nghiên cứu hoạt động chống oxy hóa và kháng
khuẩn của Ludwigia octovalvis trên Escherichia coli O157: H7 và một số vi khuẩn
gây bệnh. Nghiên cứu này đã thử nghiệm 12 chất chiết xuất từ loài L. octovalvis, kết
quả cho thấy 80% chiết xuất metanol của lá có nồng độ ức chế tối thiểu (MIC = 62,5
µg/mL) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC 125,0 µg/mL) chống lại Escherichia
coli O157: H7, Escherichia coli ATCC 25922 và Bacillus spizizenii (ATCC 6633),
trong khi 80% chiết xuất methanol của rễ cho giá trị MIC và MBC tương tự chống
lại Pseudomonas aeruginosa (ATCC 27853). Nghiên cứu cho thấy rằng lá L.
octovalvis như một nguồn hỗn hợp tự nhiên mới có thể chống oxy hóa và chống khuẩn
E. coli O157: H7 [17].
Nghiên cứu của Gobalakrishnan và cộng sự (2019) về các hợp chất có hoạt tính
sinh học từ loài Ludwigia parviflora Roxb. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành
phần kháng khuẩn và hoạt tính sinh học tự nhiên từ Ludwigia parviflora (chiết xuất
từ quả) có khả năng chống lại bốn chủng vi khuẩn và ba chủng nấm gây bệnh bằng
phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Chiết xuất etyl axetat và chiết xuất ethanol của L.
parviflora cho thấy hoạt động kháng khuẩn đáng kể chống lại tất cả các mầm bệnh

đã được kiểm nghiệm. Tóm lại, các hợp chất sinh học chiết xuất từ quả của L.
parviflora có thể điều trị nhiều loại bệnh ở người và có thể phát hiện ra các loại thuốc
điều trị mới [18].
Năm 2018, Smida và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu các đặc tính chống mụn
trứng cá, chống oxy hóa và độc tế bào của chiết xuất từ lá Ludwigia peploides. Chiết
xuất thể hiện khả năng chống oxy hóa bằng DPPH (IC 50 = 58 ± 6,0 µg mL-1 ) và thử
nghiệm NBT (IC 50 = 30 ± 2,8 µg mL-1 ), nó khơng độc trên tế bào HaCaT (IC 50 >
200 µg mL-1 ). Kết quả cho thấy, chiết xuất từ lá Ludwigia peploides có khả năng


14

chống lại vi khuẩn Propionibacterium acnes (MIC = 1,9 µg mL-1 ), có tác dụng diệt
khuẩn chống lại Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis và Salmonella
enterica, thể hiện hoạt tính chống tăng sinh (IC 50 = 5,5 ± 2,3 µg mL-1 ) [19].
Oyedeji và cộng sự (2010) đã tiến hành nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn,
kháng nấm của chiết xuất thơ từ lá loài Ludwigia abyssinica và Ludwigia decurrens
Walter. Nghiên cứu cho thấy chiết xuất n-butanol thể hiện hoạt tính phổ rộng chống
lại tất cả các vi khuẩn và nấm thử nghiệm và được so sánh với các đối chứng như
ampicillin, streptomycin và amphotericin B. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) được
của chiết xuất butanol và etyl axetat chống lại các loài vi khuẩn thử nghiệm nằm trong
khoảng 0,625 đến 5,0 mg ml-1 và 1,25 đến 5,0 mg ml-1. Tỷ lệ tiêu diệt của nồng độ
diệt khuẩn tối thiểu (MBC) chiết xuất n-butanol của L. abyssinica trên Escherichia
coli là khoảng 99,3% trong 120 phút trong khi đó là khoảng 98,2% đối với
Staphylococcus aureus [20].
Ahmed F và cộng sự (2005) đã nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của lồi
Rau dừa nước (Ludwigia adscendens) ở Bangladesh. Kết quả cho thấy chiết xuất
methanolic của toàn cây phổ kháng khuẩn rộng, thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên
các chủng vi khuẩn thử nghiệm trừ Stapylococcus aureus [21].
Năm 2009, Thái Quốc Khải đã tiến hành khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của

cây Rau mương thon (Ludwigia hyssopifolia), cây Rau dừa nước (Jussisaea repens
L.) và cây Cỏ xước (Achyranthes aspera L.). Kết quả thu được, cây Rau dừa nước có
phổ kháng khuẩn rộng, ức chế cả 8 chủng vi khuẩn thử nghiệm, MIC nhỏ nhất trên
chủng E. tarda (MIC = 64 μg/ml), kế đến là A. hydrophil, S. aureus, P. aeruginosa,
E. ictaluri (MIC từ 512μg/ml đến 1024μg/ml) và tác động yếu trên Salmonella spp,
E. coli, S. faecalis (MIC từ 2048 μg/ml đến 4096 μg/ml). Cây Rau mương thon có
phổ kháng khuẩn rộng, ức chế cả 8 chủng vi khuẩn thử nghiệm, MIC nhỏ nhất trên
chủng E. tarda (MIC = 32 μg/ml), kế đến là S. aureus, P. aeruginosa, A. hydrophila,
E. ictaluri (MIC từ 512 μg/ml đến 1024 μg/ml) và tác động yếu trên S. faecalis, E.
coli, Salmonella spp (MIC > 4096 μg/ml) [5].
Huỳnh Kim Diệu và Lê Thị Loan Em (2011) đã nghiên cứu sự thuần chủng và
hoạt tính kháng khuẩn của cây Sống đời (Kalanchoe pinnata) và cây Rau mương thon


15

(Ludwigia hyssopifolia) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả diện di cho thấy các
cây Sống đời thuần chủng có khả năng tác động trên vi khuẩn thử nghiệm, đặc biệt
tác động rất mạnh trên Edwardsiella ictaluri (MIC = 512 g/ml). Hoạt tính kháng
khuẩn các dịng Rau mương thon khác nhau nhưng đều tác động tốt trên vi khuẩn thử
nghiệm và tác động rất mạnh trên Edwardsiella tarda, Staphylococcus aureus,
Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila (MIC = 128 - 512 µg/ml) [3].
Hầu hết các cơng trình nghiên cứu về chi Rau mương (Ludwigia L.) ở trên thế
giới chủ yếu mô tả về các đặc điểm hình thái, sinh thái của các loài mà chưa đi sâu
vào nghiên cứu cấu tạo, giải phẫu thích nghi. Các cơng trình trong nước tập trung đi
vào nghiên cứu các đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của các loài trong chi Rau
mương (Ludwigia L.) thích nghi với những điều kiện mơi trường sống khác nhau.
Tuy nhiên các nghiên cứu về loài Rau dừa nước (Ludwigia adscendens (L.) H.Hara)
và Rau mương thon (Ludwigia hyssopifolia (G.Don) Exell) còn khá sơ xài, chưa
nghiên cứu chi tiết, đầy đủ và có hệ thống về đặc điểm hình thái, giải phẫu thích nghi

với chế độ ngập nước.


×