Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố hò chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Anh Phương

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Anh Phương

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM PHƯỚC MẠNH


Thành phố Hồ Chí Minh - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong
bất cứ cơng trình nào khác.
Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả luận văn

năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu “Thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ
Mẫu giáo 3-4 tuổi ở một số trường Mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh” tơi
xin bày tỏ lịng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc tới TS. Phạm Phước Mạnh – người
Thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ, định hướng cho tơi trong q trình
thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, q Thầy Cơ, các Khoa, Phịng,
Ban, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp tơi có
điều kiện thuận lợi được học tập, nghiên cứu trong thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các Thầy/Cô đang công tác tại các trường
Mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh và quý Phụ huynh đã nhiệt tình hỗ trợ và cho
tơi những lời góp ý q báu.
Và cuối cùng, tơi cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè, các chị học viên
giáo dục mầm non Khóa 30.1 đã luôn giúp đỡ, chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm

học và nghiên cứu, động viên tôi vượt qua giai đoạn khó khăn để hồn thành luận
văn này.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời Cam Đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ
MẪU GIÁO 3-4 TUỔI ....................................................................... 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 8
1.2. Lý luận về giáo dục giới tính ....................................................................... 15
1.2.1. Giới và giới tính .................................................................................... 15
1.2.2. Giáo dục giới tính ................................................................................. 17
1.2.3. Nguyên tắc giáo dục giới tính cho trẻ .................................................... 18
1.2.4. Đặc điểm nhận thức về giới tính của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi .................... 20
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi .......... 23
1.3. Một số vấn đề về quá trình giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
trong chế độ sinh hoạt hàng ngày ....................................................... 27
1.3.1. Chế độ sinh hoạt hàng ngày .................................................................. 27
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 35
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ MẪU
GIÁO 3-4 TUỔI TRONG CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG
NGÀY Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ................................................................................ 37

2.1. Khái quát về quá trình tổ chức khảo sát thực trạng ...................................... 37
2.1.1. Mục đích............................................................................................... 37
2.1.2. Nội dung khảo sát ................................................................................. 37
2.1.3. Đối tượng, địa bàn và thời gian khảo sát ............................................... 37


2.1.4. Phương pháp khảo sát ........................................................................... 40
2.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá .................................................................... 43
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ......................................................................... 47
2.2.1. Thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường
mầm non .............................................................................................. 47
Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ MẪU GIÁO
3-4 TUỔI TRONG CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI
MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON .................................................... 73
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
trong chế độ sinh hoạt hàng ngày ................................................................ 73
3.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và cho
trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng ............................................................. 73
3.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ............................... 73
3.1.3. Đảm bảo sự tính khoa học và tính thực tiễn .......................................... 74
3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống .......................................................................... 74
3.2. Đề xuất các biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong
chế độ sinh hoạt hàng ngày ......................................................................... 75
3.2.1. Tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt
động giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi cho giáo viên mầm
non ....................................................................................................... 75
3.2.2. Xây dựng mơi trường giáo dục giới tính thuận lợi, tích cực cho trẻ ....... 77
3.2.3. Sưu tầm, thiết kế trị chơi giáo dục giới tính cho trẻ .............................. 82
3.2.4. Giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua giải quyết các tình huống thực tế
xảy ra trong cuộc sống hàng ngày ........................................................ 85

3.2.5. Xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày lồng ghép nội dung giáo dục
giới tính cho trẻ .................................................................................... 87
3.2.6. Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – cộng đồng ........ 90
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3
– 4 tuổi ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh............ 93


3.2.8. Khảo sát tính khả thi của một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ
mẫu giáo 3-4 tuổi ở một trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí
Minh .................................................................................................... 94
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................102
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐSHHN

: Chế độ sinh hoạt hàng ngày

CBQL

: Cán bộ quản lý

GV

: Giáo viên

SL


: Số lượng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường
mầm non ............................................................................................ 29

Bảng 2.1.

Thực trạng trình độ chun mơn va thâm niên công tác của cán bộ
quản lý và giáo viên mầm non ............................................................ 38

Bảng 2.2.

Số lượng đối tượng khảo sát tại các trường mầm non ......................... 38

Bảng 2.3.

Thực trạng nhận thức của giáo viên sự cần thiết của việc giáo dục
giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ..................................................... 47

Bảng 2.4.

Thực trạng về mức độ thực hiện nội dung giáo dục giới tính cho trẻ
mẫu giáo 3-4 tuổi ............................................................................... 48

Bảng 2.5.


Thực trạng về phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4
tuổi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày ................................................ 52

Bảng 2.6.

Thực trạng sử dụng các phương tiện trong hoạt động giáo dục giới
tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày ........ 53

Bảng 2.7.

Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục giới tính cho trẻ
mẫu giáo 3-4 tuổi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày ........................... 54

Bảng 2.8.

Thực trạng về mức độ phối hợp với phụ huynh trong hoạt động
giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ....................................... 56

Bảng 2.9.

Thực trạng về khó khăn của giáo viên trong hoạt động giáo dục giới
tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày ........ 57

Bảng 2.10. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục giới
tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi............................................................. 58
Bảng 2.11. Thực trạng nhận thức của phụ huynh về sự cần thiết của việc giáo
dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ............................................... 60
Bảng 2.12. Quan điểm của phụ huynh về độ tuổi thích hợp để giáo dục giới tính....... 60
Bảng 2.13. Thực trạng về mức độ phối hợp với giáo viên trong hoạt động giáo

dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi .............................................. 61
Bảng 2.14. Thực trạng những nội dung phụ huynh quan tâm trong giáo dục giới
tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi............................................................. 62
Bảng 2.15. Thực trạng các hình thức phụ huynh đã sử dụng để phối hợp với


giáo viên trong hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4
tuổi..................................................................................................... 64
Bảng 2.16. Thực trạng những biện pháp phụ huynh đã sử dụng để giáo dục giới
tính trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ................................................................... 65
Bảng 2.17. Thực trạng mức độ nhận thức của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi về giới tính ........ 66
Bảng 3.1. Quy trình thiết kế trị chơi giáo dục giới tính cho trẻ ............................. 82
Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp giáo dục giới tính .................................. 95


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức UNESCO nhận định: Giáo dục là quyền cơ bản của con người và là
nền tảng dựa vào đó để xây dựng hịa bình và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Giáo
dục là sự cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với trẻ em. Trẻ em được
giáo dục ngay từ nhỏ được phát triển nhận thức và hoàn thiện nhân cách sẽ trở
thành một cơng dân có trách nhiệm và hữu ích cho xã hội trong tương lai để xây
dựng một xã hội tốt hơn.
Giáo dục giới tính là một phần thiết yếu của chất lượng giáo dục. Giáo dục
giới tính được quan tâm bắt nguồn từ việc xã hội ngày càng trở nên hiện đại để đáp
ứng được nhu cầu sống của con người để rồi kéo theo đó là sự xuất hiện và lây lan
của các phương tiện truyền thông, Internet, điện thoại; ngay cả căn bệnh thế kỉ
HIV/AIDS, mối lo ngại về việc lạm dụng tình dục ở trẻ em và thanh thiếu niên ngày

càng tăng, đặc biệt là sự thay đổi về thái độ tình dục và hành vi tình dục của giới trẻ
nên ở một số nước trên thế giới đã xuất một nhu cầu mới, đó là nhu cầu giáo dục
giới tính (WHO Regional Office for Europe and BZgA, 2010). Tuy nhiên, giáo dục
giới tính hiện nay vẫn cịn tập trung q nhiều cho độ tuổi thanh thiếu niên mà quên
mất rằng độ tuổi mẫu giáo mới chính là độ tuổi cần được quan tâm giáo dục. Bởi vì
trẻ em ngày nay phát triển rất nhanh và có nhiều biến đổi tâm sinh lý hơn thế hệ
trước.
Trong tâm lý học, đặc biệt là tâm lý học phát triển, đã chỉ ra rằng trẻ em được
sinh ra đã có bản chất về tính dục, mặc dù tính dục của trẻ khác đối với người lớn
khác nhau. (WHO Regional Office for Europe and BzgA, 2010). Mỗi giai đoạn phát
triển sẽ có những đặc điểm tâm sinh lý và hành vi tính dục khác nhau và giai đoạn
mẫu giáo 3-4 tuổi được cho là thời điểm thích hợp để bắt đầu giáo dục giới tính,
cung cấp cho trẻ những kiến thức về giới tính, hình thành những kĩ năng bảo vệ
chính bản thân mình và thái độ ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh, từ đó
góp phần giúp trẻ phát triển tồn diện. Giáo dục giới tính là một vấn đề nhạy cảm
đối với tất cả mọi người trong xã hội cho nên người lớn thường có phản ứng gay gắt
khi trẻ có những biểu hiện và nhu cầu muốn tìm hiểu về giới tính. Họ cho rằng đó là


2

một việc không phù hợp với trẻ nhỏ và từ chối giải thích hoặc giải thích qua loa khi
trẻ có nhu cầu được biết. Giáo viên khơng có đủ kiến thức để phản ứng một cách
thích hợp đối với những hành vi của trẻ, xem đó là hành vi bất thường và hiểu sai về
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, khiến trẻ cảm thấy xấu hổ về sự phát triển giới tính tự
nhiên của mình, và xem bản thân mình là một đứa trẻ khơng bình thường, từ đó
hình thành nên lỗ hổng trong sự nhận thức về giới tính của trẻ. (Martin, Riazi,
Firoozi, & Nasiri, 2020). Thêm vào đó, giáo dục giới tính cung cấp các kiến thức
như về sự phát triển của cơ thể, các bộ phận sinh dục một cách chính xác về mặt
khoa học. Vì vậy, việc giáo dục giới tính cho trẻ khơng phải là vấn đề dễ dàng và

địi hỏi gia đình và các giáo viên phải khôn khéo trong việc giáo dục cho trẻ.
Nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ mầm non và
nhất là trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi, một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay cũng đã chú trọng, chủ động đưa nội dung giáo dục giới tính lồng ghép vào
trong một số hoạt động giáo dục. Mặc dù, trong chương trình Giáo dục mầm non
hiện hành vẫn có những nội dung có yếu tố giáo dục giới tính nhưng vẫn chưa có
những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu, nội dung, phương pháp hay kết quả mong đợi
cho việc giáo dục giới tính cho trẻ nên các cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
vẫn còn gặp một số vấn đề khó khăn nhất định trong việc tiến hành giáo dục giới
tính cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng.
Từ những lý do trên, đề tài “Thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo
3-4 tuổi ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập và
nghiên cứu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo
3-4 tuổi, làm rõ thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở một số
trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp có tính
khả thi trong giáo dục giới tính cho trẻ ở độ tuổi này.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục giới tính và mơ tả thực trạng giáo dục
giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong CĐSHHN ở một số trường mầm non tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp có tính khả thi
cho việc giáo dục giới tính cho trẻ ở độ tuổi.


3

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Q trình giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong CĐSHHN ở một

số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở một số trường mầm non tại
Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn
một số tồn tại và hạn chế, nếu làm rõ được thực trạng cũng như nguyên nhân của
thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở một số trường mầm non tại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thì đây sẽ là cơ sở cho việc đề xuất một số biện
pháp có tính khả thi trong việc giáo dục giới tính cho trẻ ở độ tuổi này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về giáo dục giới tính và một số vấn đề liên quan đến
giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong CĐSHHN.
- Khảo sát và mơ tả, phân tích, đánh giá thực trạng; xác định nguyên nhân dẫn
đến thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong CĐSHHN ở một
số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Đề xuất và khảo nghiệm tính khả thi của một số biện pháp giáo dục giới tính
cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong CĐSHHN ở trường mầm non.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng giáo dục giới tính cho
trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong CĐSHHN ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ
Chí Minh, từ đó đề xuất một số biện pháp có tính khả thi trong giáo dục giới tính
cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.
Nghiên cứu này được thực hiện trên 90 giáo viên dạy lớp 3-4 tuổi, 30 trẻ mẫu
giáo 3 – 4 tuổi, 80 phụ huynh và cán bộ quản lý của 12 cơ sở giáo dục mầm non tại
Thành phố Hồ Chí Minh.


4

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Mục tiêu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài về giáo dục giới tính cho trẻ
mẫu giáo 3-4 tuổi.
Nội dung: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục giới tính và giáo dục giới
tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.
Các tài liệu liên quan đến vấn đề giáo dục giới tính, giáo dục giới tính cho trẻ
mầm non và cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi; phân tích và tổng hợp những nguồn tài liệu
có liên quan đến giáo dục giới tính: Giới và giới tính, giáo dục giới tính, nguyên tắc
giáo dục giới tính, đặc điểm nhận thức về giới tính của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi; các
yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi; q trình giáo
dục giới tính cho trẻ mẫu giáo trong CĐSHHN: Mục đích, nội dung, phương pháp,
phương tiện, đánh giá giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.
Đối tượng: Các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu, sách, báo, các bài báo khoa
học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngồi nước có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Cách thực hiện: Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong
CĐSHHN một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh và khảo nghiệm của
tính khả thi của các biện pháp được đề xuất, đề tài sử dụng phối hợp các phương
pháp nghiên cứu sau: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bảng hỏi,
phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu hồ sơ và phương pháp thống kê
toán học. Trong đó, phương pháp quan sát và điều tra bằng bảng hỏi là hai phương
pháp chính và các phương pháp cịn lại sẽ là phương pháp hỗ trợ.
7.2.1 Phương pháp quan sát
Mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở
một số trường mầm non hiện nay trong CĐSHHN.
Nội dung: Quan sát quá trình giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi của
giáo viên và mức độ hiểu biết về giới tính của trẻ.



5

Đối tượng: Quan sát 12 giáo viên, 30 trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở 6 lớp mẫu giáo 34 tuổi trong CĐSHHN ở 6 trường mầm non (Trường mầm non Hoa Hồng – Gò
Vấp; Mầm non Tam Phú – Thủ Đức, Mầm non Quận 11 – Quận 11; Mầm non Kim
Đồng – Tân Bình; Mầm non Minh Tâm – Bình Thạnh; Mầm non Mẹ Yêu Con –
Thủ Đức).
Cách thực hiện: Quan sát trực tiếp hoạt động giáo dục của giáo viên và trẻ
trong CĐSHHN trong 1 tuần/1 lớp ở trường mầm non, ghi chép, đầy đủ các chi tiết
và biểu hiện của trẻ; biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ của giáo viên.
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục tiêu: Thu thập thông tin về thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo
3 – 4 tuổi trong CĐSHHN ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung: Mơ tả mức độ nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên lớp 3-4 tuổi
và phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục giới tính, q trình giáo dục giới tính,
các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Cách giáo
viên lồng ghép nội dung và hình thức giáo dục giới tính cho trẻ 3-4 tuổi trong
CĐSHHN ở trường mầm non.
Đối tượng: cán bộ quản lý của các trường mầm non, 90 giáo viên lớp mẫu giáo
3-4 tuổi, 80 phụ huynh
Cách thực hiện: Thiết kế bảng câu hỏi, phát bảng hỏi cho giáo viên lớp 3-4
tuổi, cán bộ quản lý và phụ huynh trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở 12 trường mầm non tại
Thành phố Hồ Chí Minh, thu bảng hỏi và xử lý số liệu.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Mục tiêu: Làm rõ hơn về thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4
tuổi trong CĐSHHN tại một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về hoạt động
giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.
Đối tượng: Cán bộ quản lý của 6 trường mầm non, 20 giáo viên lớp 3-4 tuổi,
20 phụ huynh và 30 trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.
Cách thực hiện: Xây dựng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được

phỏng vấn để thu thập và ghi chép thông tin.


6

7.2.4. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
Mục tiêu: Tìm hiểu rõ hơn về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng giáo
dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi của giáo viên ở tường mầm non.
Nội dung: Tìm hiểu nội dung giáo dục giới tính trong kế hoạch giáo dục của
giáo viên, môi trường tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
ở trường mầm non.
Đối tượng: 6 kế hoạch giáo dục, đồ dùng dạy học, giáo cụ có liên quan đến
giáo dục giới tính của giáo viên, những sản phẩm hoạt động vẽ của trẻ.
Cách thực hiện: Thu thập kế hoạch, phiếu đánh giá hoạt động giáo dục và dạy
học của giáo viên và sản phẩm của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi để nghiên cứu, phân tích.
7.2.5 Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng phần mềm Excel xử lý số liệu khảo sát thực trạng giáo dục giới tính
cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong CĐSHHN ở một số trường mầm non tại Thành phố
Hồ Chí Minh và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất của đề tài.
8. Đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
trong CĐSHHN, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục giới tính
cho trẻ. Qua đó đề tài xác định những nội dung giáo dục giới tính cho trẻ và xây
dựng tiêu chí đánh giá sự hiểu biết về giới tính của trẻ, tiến hành khảo sát và điều
tra thực trạng. Trong nghiên cứu thực trạng, đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề về
giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hiện nay: Q trình giáo dục giới tính
cho trẻ vẫn chưa cụ thể, giáo viên tại các trường mầm non gặp những khó khăn như
thiếu các chương trình hướng dẫn cụ thể, họ vẫn chưa nắm rõ được các phương
pháp thích hợp để có thể giúp nâng cao hoạt động giáo dục và gặp các khó khăn
trong việc phối hợp với phụ huynh trẻ. Việc phối hợp với phụ huynh vẫn cịn chưa

được quan tâm, chưa có sự thống nhất và chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên và nhà
trường. Cuối cùng, đề tài đã đề xuất một số biện pháp giáo dục giới tính nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở một số trường mầm non
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các biện pháp được đề xuất dựa trên các cơ sở lý luận
và cơ sở thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm khắc phục những hạn chế


7

còn tồn đọng của giáo viên và nhà trường. Các biện pháp được đánh giá là có tính
khả thi và có thể áp dụng vào thực tế tại các trường mầm non.
9. Cấu trúc đề tài
Ngoài tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc luận văn gồm có 3 phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
Chương 2: Thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở một số
trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong chế độ
sinh hoạt hàng ngày
- Phần kết luận và khuyến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục


8

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO
TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Giáo dục giới tính từ lâu đã được quan tâm và chú trọng đưa vào trong
chương trình giáo dục. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử giáo dục dần dần
xuất hiện nhiều tư tưởng nghiên cứu trên thế giới và cả Việt Nam những năm gần
đây.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Giáo dục giới tính có lịch sử lâu đời ở hầu hết các nước Tây Âu, Hoa Kỳ và
toàn cầu miền Nam, được phát triển với mục đích đáp ứng các vấn đề nổi cộm của
xã hội và bị ảnh hưởng bởi các chuẩn mực, giá trị về tình dục, những người trẻ tuổi,
mơi trường chính trị tại một thời điểm của một quốc gia (Bonjour & Van der Vlugt,
2018). Trong nửa đầu thế kỉ XX, mục tiêu giáo dục giới tính ở các trường cơng lập
của Mỹ khuyến khích tiết chế quan hệ tình dục trước hôn nhân (Huber & Firmin,
2014). Giáo dục giới tính chỉ được giả định ở những tiết học nghiên cứu thực vật
hoặc các phép loại suy động vật, trẻ có thể tìm hiểu sự sinh sản của con người mà
khơng làm chúng kích thích sớm sở thích thực hành các hành vi tình dục (Reiss,
1995).
Trong những giai đoạn lịch sử này, Sigmund Freud – một nhà nghiên cứu
phân tâm học xem tình dục và khối cảm tình dục là trung tâm của cuộc sống con
người. Ông cho rằng trẻ em là sinh vật tình dục và những trải nghiệm thời thơ ấu có
hậu quả mạnh mẽ đối với hoạt động của người lớn (Phạm Minh Lăng, 2002). Mặc
dù Freud trước đây đã gặp phải nhiều tranh cãi nhưng đã có những đóng góp rất
quan trọng trong q trình nghiên cứu về lĩnh vực giới tính sau này.
Năm 1950, nước Mỹ đã cải tiến giáo dục giới tính như “giáo dục đời sống gia
đình”, giáo dục giới tính được xem là sự kiềm chế tình dục (Reiss, 1995). Đồng
quan điểm đó, Helen Manley cho rằng gia đình nên là nguồn giáo dục giới tính đầu
tiên của trẻ em, gia đình cung cấp một nơi lành mạnh và an toàn cho trẻ
(Manley,1964). Các mục đích khác của giáo dục giới tính đã được bổ sung theo thời


9


gian, khoảng năm 1970- 1980 hầu hết các chương trình giáo dục giới tính tìm cách
cung cấp kiến thức liên quan đến quá trình phát triển con người và sinh sản, đồng
thời cố gắng giảm bớt sự xấu hổ và giúp học sinh tự suy nghĩ về giới tính và hành vi
tình dục của mình. Nhiều chương trình cũng tìm cách phát triển các kỹ năng ra
quyết định hoặc như một động lực, trong khi một số chương trình khuyến khích
quan điểm nữ quyền và tình dục. Vào những năm đại dịch AIDS bùng lên mạnh mẽ,
giáo dục giới tính diễn ra được coi là một cách giảm thiểu những tình trạng bất hợp
pháp và giảm mức độ các bệnh lây qua đường tình dục. Các nhà giáo dục đều cho
rằng giáo dục giới tính sẽ giảm thiểu được việc mang thai ở tuổi vị thành niên và
giúp ngăn ngừa lây truyền HIV và các nguyên nhân khác của bệnh lây qua đường
tình dục (Ró, 1995).
Cũng khoảng thời gian nửa thế kỷ XX, giáo dục giới tính bắt đầu xuất hiện ở
Châu Âu lần đầu tiên ở Thụy Điển năm 1955, và tiếp tục lan rộng sang các nước
Tây Âu như: Pháp, Vương quốc Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ukraine,
Armenia, Ireland. Trọng tâm của giáo dục giới tính thay đổi phù hợp với các ưu tiên
giáo dục và sức khỏe cộng đồng thời đó, nhưng hầu hết các yếu tố chính vẫn được
giữ nguyên. Từ mục tiêu ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn (1960 – 1970), đến
sang phòng chống HIV những năm 1980, nâng cao nhận thức lạm dụng tình dục
những năm 1990, cuối cùng là phịng chống phân biệt giới tính, kỳ thị đồng tính và
bắt nạt trực tuyến từ năm 2000 trở đi.
Tại Châu Á, các chương trình giáo dục giới tính đang ở những mức độ khác
nhau. Indonesia, Mơng Cổ, Hàn Quốc có khung chính sách hệ thống về việc giáo
dục giới tính trong các trường học. Ấn Độ có các chương trình với mục tiêu hướng
tới trẻ em từ 9 tới 16 tuổi, những chính sách mà chính phủ các bang Ấn Độ đưa ra
thường gặp những ý kiến trái chiều của đảng chính trị vì cho rằng giáo dục giới tính
trái với văn hóa Ấn Độ, làm lệch hướng trẻ. Nhật Bản với việc giáo dục giới tính tại
nhà bắt buộc từ 10 hay 11 tuổi, chủ yếu đề cập đến các chủ đề sinh học như kinh
nguyệt và xuất tinh. Tại Trung Quốc giáo dục giới tính chủ yếu đề cập đến quan hệ
con người cũng như mang thai và ngăn ngừa HIV (Wikipedia, 2020). Ở Hồng
Kong, Bộ giáo dục đã lồng ghép giáo dục giới tính vào chương trình Giáo dục Đạo



10

đức và Cơng dân với mục đích hỗ trợ các trường học thực hiện giáo dục giới tính
một cách có hệ thống. Tuy nhiên vẫn thiếu một khung khái niệm rõ ràng, chương
trình chỉ tập trung vào các mối quan hệ xã hội và tình dục một cách nơng cạn mà
không quan tâm đến sự phát triển tâm lý xã hội như năng lực cảm xúc, năng lực đạo
đức (Leung et al.,2019). Ở Châu Á, giáo dục giới tính chủ yếu vẫn cịn tập trung ở
độ tuổi lớn, ít sự quan tâm đến độ tuổi mầm non, mà chung nhất là giáo dục về
những kiến thức tuổi dậy thì.
Xuyên suốt trong sự thay đổi về lịch sử giáo dục giới tính, ngày càng việc giáo
dục giới tính cho trẻ mầm non được nhiều các nhà nghiên cứu chú trọng và quan
tâm nhiều hơn. Tác giả Harevy và cộng sự quan tâm đến giáo dục giới tính với vai
trị phịng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo thơng qua các phương tiện mơ
hình, câu chuyện, phim (Harvey et al.,1988).
Một ấn phấm “Right From the Start: Guidelines for Sexuality Issues, Birth to
Five Years” ra đời bởi tổ chức SIECUS, chương trình giáo dục giới tính dành cho
trẻ em từ sơ sinh cho đến 5 tuổi với mục đích cung cấp một mơ hình giáo dục giới
tính cho trẻ em phù hợp với sự phát triển của mầm non, thúc đẩy và nuôi dưỡng thái
độ, hành vi lành mạnh đối với giới tính và sức khỏe giới tính, cung cấp hướng dẫn
cho nhà giáo dục ở trường mầm non và trung tâm chăm sóc trẻ em (SIECUS, 1998).
Kakavoulis nghiên cứu thái độ của giáo viên Hy lạp và Scotland đối với sự
phát triển giới tính của trẻ. Một nửa giáo viên Hy Lạp và chỉ có 14% giáo viên
Scotland cho rằng họ thoải mái cung cấp giáo dục giới tính cho trẻ thông qua hoạt
động hàng ngày. Sự khác biệt này có thể do khác nhau ở việc đào tạo và trình độ
của họ (Kakavoulis, 1998).
Cơng trình nghiên cứu về kiến thức tình dục ở trẻ em từ 2-6 tuổi của Renate
Volbert đã chỉ ra dù trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có kiến thức về nhận dạng giới, sự
khác biệt về bộ phận sinh dục. Nhưng chúng thể hiện rất ít hiểu biết về q trình

mang thai, sinh nở và sinh sản, hầu như không tiết lộ thông tin về hành vi tình dục
của người lớn. (Volbert, 2000). Davies và cộng sự cũng chứng minh trẻ em ở giai
đoạn trước tuổi đi học đã tò mò về cơ quan sinh dục thơng qua việc giám sát các trị
chơi của trẻ (Davies et al, 2000).


11

Năm 2009, Tổ chức UNESCO công bố Hướng dẫn Kỹ thuật về giáo dục giới
tính, cung cấp một tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về giáo dục giới tính (UNESCO,
2009).
Theo Friedrich và cộng sự nghiên cứu, hành vi tình dục ở trẻ em đạt đỉnh điểm
ở khoảng 5 tuổi đối với trẻ em trai và gái, sau đó giảm dần trong 7 năm tiếp theo.
Trẻ mẫu giáo tò mò về mơi trường xung quanh và những người trong mơi trường
đó. Bắt đầu nhận ra sự khác biệt trong giới tính và thử chạm vào bộ phận sinh dục
của chính mình cũng như những người lớn (Wurtele & Kenny, 2011).
Balter và cộng sự khám phá kinh nghiệm và nhận thức của các giáo viên mầm
non về phát triển giới tính trong thời thơ ấu. Cho thấy họ nhận thức được tầm quan
trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ đồng thời cũng bày tỏ việc giáo dục giới
tính sẽ gặp khó khăn ở thái độ và niềm tin của phụ huynh (Balter et al., 2016).
Quan tâm đến giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo , Martin, K.A và Bobier. L
đã nghiên cứu và nhận thấy rằng phần lớn giáo dục giới tính ở trường mầm non tồn
tại dưới dạng chương trình giảng dạy chính thức dựa trên việc phịng chống lạm
dụng tình dục ở trẻ em mà thay vì dựa vào phương pháp dựa trên bề rộng của giới
tính lành mạnh. Trong chương này, các tác giả đề xuất các biện pháp để giáo dục
giới tính cụ thể như: cung cấp cho trẻ những thông tin về cơ thể, trẻ sơ sinh đến từ
đâu, vệ sinh, kỹ năng ngừa xâm hại tình dục, vai trị giới, tơn trọng cơ thể bản thân;
giáo dục nên mang tính tương tác tạo nhiều cơ hội để đặt câu hỏi, trò chơi trực
quan; đưa giáo dục giới tính vào những khoảnh khắc có thể được dạy hàng ngày,
việc bắt chước các thói quen hàng ngày quen thuộc sẽ giúp truyền tải nội dung dễ

dàng hơn, trẻ được tham gia hoạt động thoải mái; cuối cùng là tác giả cho rằng nên
có sự phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục giới tính cho trẻ tại trường mầm
non (Martin & Bobier, 2017).
Nghiên cứu phương pháp giáo dục giới tính hiệu quả cho trẻ em dưới 12 tuổi
của nhóm Ganji. J, Emamian M. H, Massoumi. R, Keramat. A, Khoei. E.M, đã kết
luận rằng xây dựng kĩ năng cho cha mẹ phải là trọng tâm của các chương trình giáo
dục giới tính nhằm giải quyết các vấn đề phát triển giới tính của trẻ em (Ganji et
al.,2017).


12

Tại Indonesia, nhóm Astuti, B., Sugiyatno, S., Aminah, S., đã nghiên cứu tạo
ra các tài liệu giáo dục giới tính cho giáo viên mầm non. Cơng trình nghiên cứu bắt
đầu bằng cách tiến hành đánh giá các tài liệu giáo dục giới tính phù hợp với lứa tuổi
mầm non và vai trò của giáo viên và cha mẹ trong việc giáo dục giới tính. Cơng
trình được khảo sát bằng phương pháp bảng hỏi, kết quả nhận thấy rằng cung cấp
tài liệu về kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi nạn xâm hại tình dục là điều cần thiết
nhất đối với trẻ. Tiếp theo đó, là modul giới thiệu về giới tính, giới thiệu bản thân,
mối quan hệ của nam và nữ, cách duy trì sức khỏe, sự ra đời của các cơ quan và
chức năng sinh sản. Với nghiên cứu về tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ mầm non
này, được kỳ vọng là kim chỉ nam và tài liệu tham khảo trong việc giáo dục giới
tính (Astuti et al.,2017).
Giáo dục giới tính từ trước đến nay được xác định là chỉ cần thiết cho độ tuổi
thanh thiếu niên, thanh niên, chú trọng đến “kiêng khem, phòng chống lây nhiễm
đường tình dục”, ít có sự quan tâm đến độ tuổi mầm non bởi vì một số người quan
niệm rằng trẻ em chưa có đủ khả năng sinh sản. Ngày nay, một số nhà nghiên cứu
đã quan tâm đến sự phát triển giới tính của trẻ, nghiên cứu về những hành vi tính
dục của trẻ và đồng tình với quan điểm giáo dục giới tính cho trẻ càng sớm càng
tốt.Với nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu vẫn quan

tâm đến việc giáo dục, cung cấp cho trẻ mẫu giáo những nội dung, khái niệm liên
quan đến giới tính như thơng tin về cơ thể, trẻ sơ sinh đến từ đâu, vệ sinh, vai trị
giới, tơn trọng cơ thể bản thân, trẻ phát triển nhân cách, sự tin, tôn trọng, biết cư xử
đúng mực, kỹ năng ngừa xâm hại tình dục. Bằng những biện pháp, phương pháp
thích hợp để giáo dục giới tính cho trẻ mầm non phù hợp với sự phát triển, ví dụ
như: Kể chuyện, tranh ảnh, video, trò chuyện, phối hợp giữa gia đình, giáo dục
trong cuộc sống hàng ngày.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Những năm gần đây, giáo dục giới tính nhận được sự quan tâm của Nhà nước,
Bộ Giáo dục và Đào Tạo, các nhà khoa học và nhà giáo dục. Các tài liệu về giáo
dục giới tính được biên soạn với nhiều mục đích khác nhau.


13

Tài liệu “Hình thành và phát triển giới tính” của Trần Bồng Sơn cung cấp
thơng tin về q trình hình thành và phát triển giới tính của con người từ lúc sinh ra
(Trần Bồng Sơn, 2001).
Tài liệu “Tâm lý học giới tính và giáo dục giới tính” của Bùi Ngọc Oánh
nghiên cứu sâu về đời sống giới tính, mối liên hệ giữa giới tính với các hoạt động xã
hội của con người và cuộc sống của con người trong xã hội như sự phát triển sinh lí
cơ thể của nam và nữ đặc biệt là giai đoạn tuổi trưởng thành, đời sống tình dục, các
bệnh lí giới tính, vấn đề sức khỏe sinh sản, hay đời sống tình u hơn nhân (Bùi
Ngọc Oánh, 2006).
Tài liệu “Giáo dục giới tính” của Nguyễn Văn Lê và Nguyễn Thị Đoan lại
nghiên cứu giáo dục giới tính là một phận đặc biệt của giáo dục đời sống gia đình
và kế hoạch hóa dân số, nâng cao chất lượng giống nòi và chất lượng cuộc sống của
con người trưởng thành (Nguyễn Văn Lê & Nguyễn Thị Đoan, 1997). Những tài
liệu trên chủ yếu khai thác khía cạnh giáo dục giới tính trong đời sống gia đình và
hơn nhân, phục vụ cho chính sách dân số trước tình hình gia tăng dân số tại Việt

Nam, nhưng đây cũng chính là cơ sở cho việc giáo dục giới tính cho trẻ em và thanh
thiếu niên sau này.
Năm 2019-2020, Viện nghiên cứu Khoa học Giáo dục đã nghiên cứu và đưa ra
chương trình giáo dục giới tính ERA dành cho độ tuổi từ 3-5 với những kiến thức
về giáo dục giới tính và kỹ năng phịng tránh xâm hại cho trẻ. Cùng phối hợp với
nhà xuất bản giáo dục ban hành “Cẩm nang chương trình giáo dục giới tính ERA”,
gồm những nội dung chính như: Nhận biết giới tính bản thân, hiểu biết về các bộ
phận trên cơ thể, cách thức bảo vệ, có kỹ năng xử lí tình huống và các phịng tránh
nguy hiểm; kiến thức minh họa về vùng kín và phương thức bảo vệ; những nguyên
tắc và giới hạn trong việc bảo vệ thân thể; xử lí các mối quan hệ chung trong khn
khổ giới tính. Những nội dung góp phần giúp giáo viên và phụ huynh trang bị
những kiến thức và phương pháp giáo dục giới tính – phịng chống xâm hại tình dục
cho trẻ mầm non trong độ tuổi 3-5 (Hồ Đức Hùng nnk., 2019).
Giáo dục giới tính được một số nhà nghiên cứu thông qua các hoạt động vui
chơi như: Luận án “Các biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi


14

thông qua hoạt động vui chơi” của Nguyễn Thị Thu Hà. Luận án chứng minh rằng
hoạt động vui chơi – hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, nhất là trị chơi đóng vai
theo chủ đề và trị chơi dân gian là con đường chuyển tải nội dung giáo dục giới tính
phù hợp đối với trẻ 5-6 tuổi, các nội dung giáo dục giới tính tác giả đề xuất gồm:
Giáo dục tình cảm đối với các thành viên trong gia đình; phân tích một số dấu hiệu
đặc trưng bên ngồi của giới tính; giáo dục trẻ tự biết đánh giá hành vi của mình và
bạn; giáo dục ý thức giữ gìn sức khỏe và thói quen vệ sinh; giáo dục những đặc
điểm đặc trưng phù hợp với giới tính của trẻ; dạy trẻ biết giao tiếp ứng xử có thiện ý
với bạn khác giới; dạy trẻ biết tôn trọng bạn khác giới (Nguyễn Thị Thu Hà, 2002).
Tài liệu “Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động vui chơi” của
Trần Thị Hằng, tác giả cho rằng giáo dục giới tính thơng qua hoạt động vui chơi là

phương thức hiệu quả nhất để trẻ bộc lộ đặc điểm, đặc trưng giới tính của mình một
cách tự nhiên nhất (Trần Thị Hằng, 2017)
Ngồi ra, cịn có cơng trình nghiên cứu chương trình giáo dục giới tính của
Hoa Kỳ: “Một số nét về nội dung giáo dục giới tính cho trẻ em từ 5-12 tuổi của Hoa
Kì” của tác giả Trần Thị Kim Liên với những nội dung giáo dục giới tính trọng tâm
như sự hiểu biết về chức năng cơ bản của con người; về tuổi dậy thì; các khía cạnh
cơ bản trong hiểu biết về mỗi người của chính bản thân họ; các vấn đề mang thai và
tránh thai; bệnh lây qua đường tình dục và HIV; các mối quan hệ lành mạnh trong
gia đình, đồng nghiệp, đối tác; an toàn cá nhân (Trần Thị Kim Liên, 2017); “Biện
pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” của tác giả Huỳnh Thị Thùy
Dương: Trang bị kiến thức về giáo dục giới tính cho giáo viên mầm non và cán bộ
quản lý; sử dụng các trò chơi chứa nội dung giáo dục giới tính; đưa nội giáo dục
giới tính vào q trình tổ chức hoạt động vui chơi giáo dục giới tính lồng ghép vào
q trình chăm sóc – giáo dục hàng ngày, lồng ghép vào nội dung giáo dục khác
(Huỳnh Thị Thùy Dương, 2018).
Các tài liệu, công trình nghiên cứu trên về giáo dục giới tính cho trẻ mầm non ở
Việt Nam những năm gần đây tập trung vào giáo dục giới tính độ tuổi cuối cấp mẫu
giáo và chủ yếu lồng ghép các nội dung giáo dục giới tính trong hoạt động vui chơi


15

nhưng chưa có những nghiên cứu và đánh giá đúng về thực trạng giáo dục giới tính cho
trẻ trong CĐSHHN, nhất là ở độ tuổi mẫu giáo 3-4.
1.2. Lý luận về giáo dục giới tính
1.2.1. Giới và giới tính
- Giới (Gender)
Theo tổ chức WHO: Giới là các đặc điểm của phụ nữ, nam giới, trẻ em gái và
trẻ em trai được xây dựng về mặt xã hội. Bao gồm các chuẩn mực, hành vi và vai
trò liên quan đến việc trở thành phụ nữ, đàn ông, con gái hay con trai, cũng như các

mối quan hệ với nhau. Giới là một cấu trúc xã hội, giới khác nhau giữa các xã hội
và có thể thay đổi theo thời gian, sự khác nhau ở một số điểm như về vai trò kiếm
tiền, trang phục hay là về tính cách. (World Health Organization [WHO], 2020)
Cindy Faith Miller cũng đưa ra nhận định rằng giới cũng ảnh hưởng đến ngoại
hình, sở thích, hoạt động, tình bạn, phong cách giữa các cá nhân, sự lãng mạn của
một người trong các mối quan hệ và các quyết định nghề nghiệp (Miller, 2016).
Đơn cử ở việc phụ nữ thường được gắn với hình ảnh hiền thục, dịu dàng cịn đàn
ơng đi liền với sự mạnh mẽ. Nam mặc quần dài, để tóc ngắn trong khi đó nữ mặc
váy và trang điểm. Hay việc phụ nữ thường làm những công việc như giáo viên, y
tá, thợ may. Cịn nam giới thường làm những cơng việc kĩ sư, bác sĩ. Ở phương
Đông, từ lâu đời chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, nổi bật với quan niệm trọng
nam khinh nữ, thuyết tam tòng tứ đức - là một tư tưởng phân biệt giới tính. Nam
giới sẽ là người trụ cột, người ra ngoài kiếm tiền và phụ nữ là người có vai trị sinh
con, chăm sóc gia đình và con cái. Ở Châu Âu thời Trung cổ do phụ nữ thường
được gắn với vai trò liên quan đến y học và chữa bệnh nhưng đến giai đoạn săn lùng
phù thùy khắp Châu Âu kèm theo việc thể chế hóa y học thì vai trị này chỉ gắn liền
với nam giới. Đến ngày nay, vai trò chữa bệnh – y học trở nên trung lập ở Phương
Tây (Wikipedia, 2020).
Giới (gender) thường hay bị nhầm lẫn với giới sinh học – “sex”, trong tiếng
Anh cả hai thuật ngữ “gender” và “sex” thường bị sử dụng thay thế cho nhau trong
các tài liệu khoa hoc. Theo WHO, giới sinh học – sex là thuật ngữ “đề cập đến các


×