Lời Cảm Ơn
Hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự
giúp đỡ quý báu của rất nhiều thầy, cô giáo và bạn
bè, qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các
thầy, cô giáo trong Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm
non Trường Đại học Quảng Bình, đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các
giáo viên và các cháu Trường Mầm non Nam Lý đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và
những người thân đã quan tâm, động viên, khích lệ
tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân
Hương - người đã dành cho tôi sự chỉ bảo tận tình,
góp phần giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Bước đầu làm công tác nghiên cứu khoa học nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các
bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 05 năm 2017
Tác giả
Trần Thị Hương Trinh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, các số liệu và kết
quả trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được công bố trong một công trình
nào khác.
Đồng Hới, tháng 05 năm 2017
Tác giả
Trần Thị Hương Trinh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1
ĐVTCĐ
Đóng vai theo chủ đề
2
GV
Giáo viên
3
GDMN
Giáo dục mầm non
4
GDGT
Giáo dục giới tính
5
MG
Mẫu giáo
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
TT
1
TÊN BẢNG
Bảng 3.1. Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của việc GDGT đối với trẻ MG
5-6 tuổi.
2
Bảng 3.2. Mức độ tổ chức GDGT của GV
3
Bảng 3.3. Bảng đánh giá mức độ hiểu biết của trẻ về giới tính
4
Bảng 3.4: Những nội dung giáo viên GDGT cho trẻ
5
Bảng 3.5 : Mức độ sử dụng các phương pháp GDGT cho trẻ
6
Bảng 3.6. Bảng các biện pháp giáo viên đã sử dụng để GDGT cho trẻ
7
Bảng 3.7: Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc GDGT cho trẻ
8
Bảng 3.8: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến GDGT cho trẻ.
TT
1
TÊN BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Nhận thức của giáo viên về GDGT cho trẻ MG 5-6 tuổi.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................................2
4. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................................... 2
6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 2
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 3
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ........................................................................ 3
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..................................................................... 3
7.3. Phương pháp thống kê toán học ..................................................................................... 3
8. Cấu trúc khóa luận ............................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI. ............................................................................................ 4
1.1. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................... 4
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................................................. 4
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước....................................................................... 7
1.2. Một số vấn đề lý luận về giới tính và giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
.................................................................................................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm giới và giới tính ......................................................................................... 8
1.2.2. Khái niệm giáo dục giới tính ....................................................................................... 9
1.3 Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ........................................ 11
1.3.1. Đặc điểm phát triển sinh lý ........................................................................................ 11
1.3.2. Đặc điểm phát triển tâm lý. ........................................................................................ 12
1.3.2.1. Đặc điểm phát triển tư duy. ..............................................................................12
1.3.2.2. Đặc điểm phát triển chú ý .................................................................................13
1.3.2.3. Đặc điểm phát triển xúc cảm ............................................................................13
1.4. Một số vấn đề về giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. .............................. 13
1.4.1. Mục đích của GDGT đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ................................................ 13
1.4.2. Nhiệm vụ của GDGT .................................................................................................. 13
1.4.3. Vai trò của giáo dục giới tính đối với trẻ mẫu giáo. ............................................... 14
1.4.3.1. Giáo dục giới tính giúp cho trẻ những hiểu biết về cơ thể. ..............................14
1.4.3.2. Giáo dục giới tính có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách. ........ 15
1.4.3.3. Giáo dục giới tính có vai trò đặc biệt trong tình hình phức tạp và gia tăng của
các vấn đề tiêu cực của xã hội hiện nay. .......................................................................15
1.4.4. Nội dung giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ......................................16
1.5. Phương pháp GDGT cho trẻ MG 5-6 tuổi................................................................... 16
1.5.1. Phương pháp trò chuyện ............................................................................................. 17
1.5.2. Phương pháp giải thích kết hợp với hỏi đáp gợi mở và tranh ảnh minh họa ....... 18
1.5.3.Phương pháp rèn luyện theo chế độ sinh hoạt hàng ngày....................................18
1.5.4. Phương pháp tạo tình huống giáo dục .................................................................21
1.5.5. Phương pháp trò chơi ..........................................................................................22
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo trong trường
mầm non. .......................................................................................................................24
1.6.1. Yếu tố chủ quan ........................................................................................................... 24
1.6.2. Yếu tố khách quan ....................................................................................................... 24
1.6.2.1. Gia đình ............................................................................................................24
1.6.2.2. Nhà trường ........................................................................................................25
1.6.2.3. Xã hội ...............................................................................................................26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 28
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ................................................................ 28
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ................................................................................... 28
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu .........................................................................31
2.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................................31
2.3. Triển khai nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cụ thể ....................................31
2.3.1. Nghiên cứu lí luận ...............................................................................................31
2.3.2. Nghiên cứu thực trạng .........................................................................................32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 32
2.3.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận .................................................................... 32
2.3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (thực trạng) .......................................... 32
2.3.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Phương pháp chính) .............................32
2.3.2.2. Phương pháp quan sát .............................................................................................. 35
2.3.2.3. Phương pháp đàm thoại ........................................................................................... 35
2.3.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. ...................................................................... 36
2.3.3. Phương pháp thống kê toán học ................................................................................ 36
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 37
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NAM LÝ - ĐỒNG HỚI – QUẢNG BÌNH. ....... 38
3.1. Thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Nam
Lý – Đồng Hới – Quảng Bình .............................................................................................. 38
3.1.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của giáo dục giới tính cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ............................................................................................................. 38
3.1.1.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục giới tính cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi. ..................................................................................................................38
3.1.1.2. Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của việc giáo dục giới tính đối với trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi. ..................................................................................................................39
3.1.1.3. Mức độ GDGT của giáo viên ...........................................................................41
3.1.2. Biểu hiện sự hiểu biết của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi về giới tính .............................42
3.1.3. Các nội dung giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi . ...............................44
3.1.4. Các phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi . .......................... 46
3.1.5. Các biện pháp giáo viên sử dụng để giáo dục giới tính cho trẻ...........................48
3.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ............ 49
3.1.6.1. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc giáo dục giới tính cho trẻ. ..............49
3.1.6.2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến giáo dục giới tính cho trẻ. ..................50
3.2. Biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. .......................................... 52
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng chủ đề giáo dục giới tính và tổ chức cho trẻ khám phá
chủ đề giáo dục giới tính. ...................................................................................................... 52
3.2.2. Biện pháp 2: Lồng ghép việc giáo dục giới tính trong tất cả các chủ đề của trẻ
trong trường mầm non ........................................................................................................... 55
3.2.3. Biện pháp 3: Giáo viên thiết kế các trò chơi để giáo dục giới tính cho trẻ đưa vào
các hoạt động. ......................................................................................................................... 57
3.2.4. Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc
giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ...................................................................... 61
3.2.5. Biện pháp 5: Giáo viên mầm non không ngừng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về
những phương pháp và kiến thức giáo dục giới tính cho trẻ. ........................................... 65
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 69
1. Kết luận ............................................................................................................................... 69
1.1. Về mặt lý luận ................................................................................................................. 69
1.2. Về mặt thực tiễn .............................................................................................................. 69
2. Kiến nghị............................................................................................................................. 70
2.1. Đối với gia đình .............................................................................................................. 70
2.2. Đối với trường mầm non ............................................................................................... 70
2.3. Đối với giáo viên mầm non ........................................................................................... 70
2.4. Đối với xã hội.................................................................................................................. 71
2.5. Đối với trẻ ........................................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 72
PHỤ LỤC ` ...................................................................................................................................
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực đất nước, Đảng ta nhấn mạnh “con
người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”. Tổ chức Văn
hóa – Khoa học – Giáo dục của liên hợp quốc (UNESCO) đã khuyến nghị bốn mục
tiêu của nền giáo dục năm 2000 và cho cả thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm, học
để chung sống, học để khẳng định [22]. Xu hướng giáo dục ngày nay coi trọng giáo
dục và phát triển nhân cách toàn diện, phải chăm sóc và giáo dục nhân cách ngay từ
khi trẻ lọt lòng mẹ và liên tục trong suốt thời kì thơ ấu đến tuổi trưởng thành. Chính vì
vậy, Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng, khi đề cập đến chiến lược con người đã
nhấn mạnh phải “chăm lo và phát triển giáo dục mầm non”.
Bậc học mầm non là bậc thang đầu tiên đưa trẻ tới sự phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người,
những tác động giáo dục đúng đắn trong thời kì này sẽ là những mảng màu đẹp, tạo
nên bức tranh nhân cách toàn diện cho trẻ.
Ở lứa tuổi MG những nét đặc trưng của tính cách một cá thể đã hình thành và
phát triển, trẻ đã có ý thức về bản thân mình, ý thức được sự khác nhau giữa bản thân
trẻ và người khác. Vì thế GDGT có thể tiến hành ngay từ tuổi mẫu giáo. GDGT giúp
cho trẻ có những hiểu biết về cơ thể, biết phân biệt mình với người khác từ đó có
những hành thái độ, hành vi phù hợp với giới tính của mình…Có thể tích hợp GTGT
vào các hoạt động hàng ngày của trẻ như vui chơi, các giờ học, các hoạt động chăm
sóc khác.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính, rất nhiều nước trên
thế giới đã chú trọng tới việc giáo dục giới tính cho trẻ ngay từ khi trẻ mới là những bé
mầm non. Những nghiên cứu gần đây về sinh học phát triển của trẻ em Việt Nam từ 0
đến 6 tuổi cho biết: Có hiện tượng tăng tốc phát triển trẻ em, biểu hiện ở ba dấu hiệu
chủ yếu sau: Tăng kích thước cơ thể, trưởng thành sinh dục sớm, phát triển trí tuệ sớm
hơn. Tuy nhiên hiện nay, ở các trường mầm non giáo dục giới tính vẫn là một vấn đề
luôn bị “né tránh” và được xem là “tế nhị” chưa được chú trọng, nội dung giáo dục
giới tính chưa phong phú, các phương pháp giáo dục chưa đúng cách.
Giáo dục giới tính là một đề tài được rất nhiều những nhà khoa học lựa chọn và
nghiên cứu, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về việc giáo dục giới tính cho trẻ cụ thể
1
ở một độ tuổi. Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa thực tiễn của GDGT đối với sự phát triển
nhân cách toàn diện của trẻ, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thực trạng giáo dục giới tính
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Nam Lý - Đồng Hới – Quảng Bình” để
làm đề tài khóa luận của mình, với hi vọng sẽ có thêm những hiểu biết về một số vấn
đề đang rất được quan tâm – giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ở Trường Mầm non Nam Lý - Đồng Hới - Quảng Bình, từ đó đề xuất một số
biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho trẻ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Nam
Lý - Đồng Hới - Quảng Bình.
3.2. Khách thể nghiên cứu
30 giáo viên Trường Mầm non Nam Lý - Đồng Hới - Quảng Bình.
40 trẻ 5-6 tuổi, Trường Mầm non Nam Lý - Đồng Hới - Quảng Bình.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục giới tính cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non là một việc làm cần thiết và
rất quan trọng. Nếu giáo dục giới tính cho trẻ với những nội dung, phương pháp, cách
thức tốt, phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính, tạo tiền đề cho
sự phát triển nhân cách của trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giới tính và giáo dục giới tính cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi ở trường mầm non. .
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường
mầm non.
6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
6.1. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu 40 trẻ, lấy ý kiến của 30 giáo viên Trường Mầm non Nam Lý Đồng Hới - Quảng Bình.
2
6.2. Thời gian nghiên cứu:
Bắt đầu nghiên cứu từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2017.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các nguồn tài liệu, lí luận văn bản, sách tham khảo và các công trình
nghiên cứu liên quan đến giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Phương pháp quan sát
Trực tiếp quan sát các hoạt động của trẻ và giáo viên tại địa bàn khảo sát. Sử
dụng phiếu quan sát để thu thập những thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu của đề
tài.
b. Phương pháp điều tra bằng anket ( bảng hỏi)
Sử dụng hệ thống các câu hỏi để thu thập ý kiến của giáo viên và phụ huynh.
Khảo sát, đánh giá nhận thức của giáo viên về thực trạng giáo dục giới tính cho
trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở trường mầm non. Những yếu tố ảnh hưởng và
các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để GDGT cho trẻ 5-6 tuổi.
c. Phương pháp đàm thoại
Trực tiếp trao đổi với giáo viên và trẻ nhằm chính xác hóa những thông tin thu
được từ các phương pháp nghiên cứu khác.
d. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Nhằm thu thập ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong
lĩnh vực nghiên cứu.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Thông qua các số liệu, thông tin thu thập được, tiến hành xử lý số liệu qua đó rút
ra những kết luận để đánh giá các giả thuyết, nhận định về việc giáo dục giới tính cho
trẻ 5-6 tuổi và nhằm khẳng định độ tin cậy, tính thuyết phục của đề tài.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận – kiến nghị, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giới tính và giáo dục giới tính cho trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng và biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở
Trường Mầm non Nam Lý - Đồng Hới - Quảng Bình.
3
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỚI TÍNH
VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
1.1. Lịch sử vấn đề
Giáo dục giới tính là một đề tài nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà
khoa học trong nước cũng như trên thế giới. Ngay từ khi xuất hiện con người đã có
nhu cầu nhận thức thế giới, trong đó có cả việc nhận thức về chính bản thân mình.
Nhận thức về giới tính cũng là một trong số những vấn đề mà con người luôn muốn
khám phá và tìm hiểu. Chính bởi điều này mà giáo dục giới tính luôn là một đề tài tốn
nhiều giấy mực và công sức của các nhà khoa học. Đây không phải là một vấn đề mới,
thế nhưng những khám phá mới lạ về vấn đề này chưa bao giờ dừng lại, giáo dục giới
tính vẫn là một đề tài nóng và rất được quan tâm.
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
GDGT là một vấn đề được nhiều nước rất quan tâm và giáo dục cho trẻ từ rất sớm.
Tại Anh, trẻ mầm non phải được giáo dục giới tính. Điều này được quy định là
khi trẻ 5 tuổi trẻ sẽ bắt đầu học về giới tính như một môn học bắt buộc cho đến khi tốt
nghiệp trung học cơ sở. Bất kể là trường công lập hay trường tư thục đều phải có môn
học này, chính phủ yêu cầu điều này trong chương trình giảng dạy. Có thể thấy rằng ở
Anh, nhà nước rất quan tâm đến việc giáo dục giới tính, để cho giới trẻ nhận thức được
rằng phải có những kiến thức về giới tính [20].
Tại Malaysia, trẻ em học giới tính từ khi lên 4. Malaysia là một trong những
nước đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á thực hiện công tác phổ cập giáo dục cho trẻ
em từ năm 4 tuổi. Chương trình học của các bé sẽ do bộ phát triển phụ nữ gia đình và
cộng đồng, bộ giáo dục, các chuyên gia và các tổ chức chính phủ biên soạn. Nhà nước
quan tâm đến việc giáo dục giới tính cho trẻ từ khi còn nhỏ nhằm tạo nền tảng để phát
triển nhận thức [20].
Tại Thụy Điển, việc giáo dục giới tính được tổ chức theo nhiều hình thức khác
nhau, giáo dục giới tính cho trẻ thông qua truyền hình được triển khai từ năm 1942
[20].
Tại Hà Lan, cả nhà trò chuyện về giới tính trong bữa ăn thậm chí các vấn đề về
chuyển đổi giới tính, lưỡng tính hay đồng tính cũng được nói đến rất nhiều ở quốc gia
này. Ở quốc gia này, vấn đề giáo dục giới tính được trao đổi cởi mở, thẳng thắn, góp
phần cung cấp cho trẻ những kiến thức về giới tính mọi lúc mọi nơi [20].
4
Các nhà khoa học cũng rất quan tâm đến giáo dục giới tính, có rất nhiều những
nghiên cứu khoa học về giáo dục giới tính trên thế giới, ta có thể kể đến như:
Nhà khoa học nổi tiếng người Úc, ông Wihelm Reich (24/3/1897 – 3/11/1957) đã
khẳng định rằng: “Việc giáo dục giới tính ở thời kì của ông là một trò lừa bịp, tập
trung vào sinh học trong khi che đậy sự kích thích, khêu gợi, là cái mà các cá nhân tới
tuổi dậy thì quan tâm nhất”. Việc giáo dục giới tính thời kì này chưa được rõ ràng mới
chỉ nói đến cấu tạo các bộ phận cơ thể , chưa bám sát những đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ [12].
Maccoby – một nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ khi nói về giáo dục giới tính
ông lại đi sâu vào việc phân tích các nhận định truyền thống của các nền văn hóa giới
tính. Ông đã khẳng định rằng: rất nhiều những nhận định của các nền văn hóa về giới
tính là không có cơ sở thực tiễn cụ thể [3].
Nhận định
Thực tiễn
của các nền văn hoá
Ở cả hai giới tính đề quan tâm như nhau đến kích
1. Nữ giới có tính xã hội hơn
nam giới
thích xã hội, đến đáp ứng các củng cố xã hội và
thu lợi ngang nhau khi học hỏi mô hình xã hội. Có
những độ tuổi con trai dành nhiều thời gian cho
bạn hơn con gái.
Phần lớn các nghiên cứu về tính dễ bị lay chuyển
2. Phụ nữ dễ bị lay chyển hơn
nam giới
không chỉ ra sự khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi con
trai dễ tiếp nhận những giá trị nhóm hơn con gái,
mặc dù những giá trị này xung đột với giá trị của
bản thân.
Hai giới rất giống nhau trong bình diện tự đánh giá
3. Phụ nữ có sự tự đánh giá thấp
hơn nam giới
trong suốt giai đoạn thanh thiếu niên. Sự khác biệt
sau này giữa hai giới tính có lẽ là sự phản ánh của
việc nam giới có nhiều tự do hơn và được khuyến
khích giữ vai phương tiện.
5
4. Phụ nữ làm tốt những thao tác
đơn giản, lặp đi lặp lại, trong khi
nam giới nổi bật trong những
thao tác đòi hỏi trí tuệ cao
Những bằng chứng đã thấy không ủng hộ khẳng
định này. Cả hai giới tính đều làm tốt thao tác học
hỏi cơ bản lẫn thao tác trí tuệ cao.
Sự khác biệt về khả năng trí tuệ giữa hai giới tính
5. Nam giới lý trí hơn phụ nữ
rất nhỏ. Họ không khác biệt nhau trong các test về
phân tích và lôgic.
6. Phụ nữ không có động cơ
thành đạt
Không tồn tại một sự khác biệt nào cả. Sở dĩ tồn
tại này tồn tại một cách dai dẳng vì hai giới tính
hướng tới mục tiêu thành đạt khác hẳn nhau.
Đa số nhận định các nền văn hóa cho rằng, nam giới có thể làm tốt mọi thứ hơn
nữ giới. Ông đã đưa ra những nhận định riêng của mình, ông cho rằng nam giới và nữ
giới đều có khả năng như nhau và thực tế đã chứng minh điều ông nói là đúng, vì hiện
nay phụ nữ cũng làm nhiều thứ khác nhau không thua kém đàn ông. Từ nhận định của
ông ta có thể thấy rằng dù là bé trai hay bé gái thì cũng cần được giáo dục như nhau,
để có một sự phát triển đồng đều giữa các giới tính.
Goldberg, một nhà khoa học khác của Mỹ, khi nghiên cứu về giáo dục giới tính
ông đã lựa chọn vấn đề: “Tác động của quan điểm truyền thống đối với sự khác biệt
của giới tính” là đề tài của mình. Ông đã nghiên cứu rất sâu về tác động của những
quan điểm truyền thống tới gia đình và nhà trường, cũng như những suy nghĩ của từng
đối tượng về giới tính. Theo đó ở các gia đình, bố mẹ thường góp phần tạo nên sự khác
biệt giới tính về năng lực và tự nhận biết của giới trẻ thông qua sự phân biệt đối xử
giữa con trai và con gái. Còn ở tại trường học, thầy cô cũng có niềm tin dựa trên mẫu
giới tính về khả năng của con trai và con gái trong những bộ môn khác nhau. . Đối với
chính các bạn trẻ khi đánh giá một vấn đề, ví dụ như đánh giá tác phẩm này của ai, các
bạn trẻ đều dựa trên nhận định rằng những tác phẩm được viết do nam tác giả có chất
lượng cao hơn các tác phẩm được viết do nữ tác giả. Đề tài của ông quá nâng cao vấn
đề sự khác biệt về giới tính. Điều này không còn đúng với thực tế nữa bởi vì khả năng
và trình độ của mỗi người phụ thuộc vào điều kiện sống và môi trường giáo dục còn
vấn đề giới tính chỉ là một yếu tố rất nhỏ [17].
6
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước
Việt Nam – một nước phương Đông, trước đây chịu ảnh hưởng nhiều của tư
tưởng phong kiến, vì thế vấn đề giáo dục giới tính với đứng nghĩa của nó thì hầu như
bị “né tránh”, “thả nổi”hoặc có nói đến thì cũng đề cập đến khía cạnh đạo đức. Tuy
nhiên, vài năm trở lại đây, các chương trình giáo dục giới tính đã được dành cho học
sinh. Ở các trường mầm non hiện nay cũng được chú trọng và ngày càng có nhiều
những công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này.
Năm 1989, đề án VIE/88/P09, với sự tài trợ của UNFPA và sự giúp đỡ về kĩ thuật
của UNESCO, đã được triển khai, nghiên cứu về GDGT và đời sống gia đình cho học
sinh trung học cơ sở va trung học một cách hệ thống [20].
Sau đó, một số nhà tâm lí học tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề GDGT đề xuất
đưa GDGT vào bậc mầm non (Trần Trọng Thủy, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Đoan,
Nguyễn Khắc Viện,….) và có một số cán bộ chuyên ngành giáo dục mầm non đề cập
nội dung GDGT cho trẻ MG và chương trình GDGT cho các cô giáo mầm non tương
lai trong luận án tiến sĩ, thạc sĩ của họ.
Bác sĩ Hồ Đắc Duy khi nghiên cứu về giáo dục giới tính đã chỉ ra rằng: “Học
được sự hòa hợp đó là mục đích của giáo dục giới tính”. Giáo dục giới tính là dạy cho
con người ta biết các bí quyết về sự hòa hợp giữa âm và dương, biết khái niệm thế nào
là nam thế nào là nữ (giới tính), khái niệm về nhân cách để con người phát triển một
cách toàn diện. Giáo dục giới tính là một khoa học nghệ thuật dạy cho con người có
đạo đức và hành vi lành mạnh, xây dựng một nhân cách phù hợp với mong muốn của
xã hội và hình thành mối quan hệ có trách nhiệm trong tình bạn cũng như trong tình
yêu [19].
Tiến sĩ Nguyễn Văn Đồng, trong cuốn tâm lí học phát triển, khi nói về giáo dục
giới tính ông cho rằng: “giới tính là do di truyền tạo ra. Có ba loại giới tính: nam, nữ
và lưỡng tính”. Ông nghiên cứu sâu về chuẩn mực vai giới trong xã hội, những khác
biệt tâm lí giữa các giới tính, nhận định truyền thống của các nền văn hóa về giới tính
cũng như sự tác động của các quan điểm truyền thống đối với sự khác biệt về giới tính
[7].
Nhóm các tác giả Bùi Thị Thơm – Nguyễn Thị Vân Anh – Phạm Mai Hương đã
cùng nhau xây dựng nên cuốn “ Giáo dục giới tính cho trẻ em” đã chỉ ra sự cần thiết
của việc giáo dục giới tính cho trẻ. “Đó là một việc làm quan trọng, cần được quan
7
tâm, không thể lảng tránh và ảnh hưởng đến tương lai của trẻ” đồng thời các tác giả
cũng đưa ra một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ như: Hãy là bạn của trẻ trước
khi trở thành một nhà giáo dục trẻ, những điều trẻ muốn biết hãy đề trẻ biết, sử dụng
đồ chơi để giáo dục giới tính cho trẻ, tất cả mọi người toàn xã hội hãy cùng chung tay
giáo dục giới tính cho trẻ [13].
Tác giả Bùi Ngọc Oánh trong cuốn “Tâm lí học giới tính và giáo dục giới tính”
đã chỉ ra những đặc điểm tâm lí về giới tính và những nội dung, phương pháp giáo dục
giới tính cho từng độ tuổi. Ông đã chỉ ra những quan điểm sai lầm về giới tính. Ông
nhận định rằng: “Giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con người, nhằm làm cho họ
có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp
sống văn hóa giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân
cách toàn diện, phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống
riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển”. Nhận định trên khá
đầy đủ và bao quát hết các vấn đề về giới tính đồng thời cho ta thấy rằng việc giáo dục
giới tính gắn liền với giáo dục đạo đức tư tưởng và các mặt khác trong nền giáo dục
toàn diện [12].
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hà đã chọn đề tài: “Các biện pháp GDGT cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi” để làm luận án tiến sĩ của mình. Mục đích của
đề tài này là giúp trẻ nhân ra tính ưu việt của hai giới nam và nữ để phát triển nhân
cách toàn diện, đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển thuận lợi giới tính để chuẩn
bị trở thành con trai – đàn ông, con gái – đàn bà về mặt tâm lí xã hội [5].
Như vậy, qua một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước,
chúng ta có thể khẳng định sự cần thiết của việc GDGT. Tuy nhiên, chưa có nhà giáo
dục nào thực sự quan tâm đến vấn đề GDGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, do đó, đây
chính là hướng quan tâm mà đề tài khai thác.
1.2. Một số vấn đề lý luận về giới tính và giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5- 6
tuổi
1.2.1. Khái niệm giới và giới tính
1.2.1.1. Khái niệm về giới
Thuật ngữ giới “Gender” mà ta quen dùng là một khái niệm xã hội học hiện đại,
một phạm trù triết học chỉ vai trò, trách nhiệm, hành vi, cách sống, mối quan hệ của
nam, nữa giới trong xã hội.
8
Giới sinh học (sex) đã được quyết định ngay từ khi con người ra đời, thuộc về
nam (male) hay nữ (female) [9].
1.2.1.2. Khái niệm về giới tính
Trước hết, theo từ ngữ, giới tính được hiểu là những đặc điểm của giới. Những
đặc điểm này có thể rất phong phú và đa dạng. Vì giới bao gồm những thuộc tính về
sinh học và những thuộc tính về tâm lí xã hội nên giới tính cũng bao gồm những đặc
điểm về sinh lí cơ thể và tâm lí xã hội.
Giới tính cũng có thể được hiểu là những đặc điểm tạo nên những đặc trưng của
giới, giúp chúng ta phân biệt giới này với giới kia. Những đặc điểm về giới tính có thể
là những đặc điểm sinh lí cơ thể như: cấu trúc và chức năng của các bộ phận trên cơ
thể đặc biệt là hệ cơ quan sinh dục con người…Những đặc điểm về giới tính có thể là
những đặc điểm tâm lí, tính cách, như sự dịu dàng, hiền hậu, kín đáo, tính cương trực
thẳng thắn, tính dũng mãnh… Những đặc điểm trên thường mang đặc trưng của từng
giới tạo nên sự khác biệt giữa 2 giới. Giới tính là yếu tố xác định sự khác biệt giữa
giới này với giới kia. Trong đời sống con người, 2 giới không thể tồn tại độc lập mà
luôn luôn tác động đến nhau, có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.
Có thể định nghĩa: Giới tính là những đặc điểm riêng biệt về mặt giải phẫu sinh
lí cơ thể, những đặc điểm riêng biệt về mặt tâm lý (hứng thú, tình cảm, xúc cảm, tính
cách, năng lực…) ở con người, tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ.
1.2.2. Khái niệm giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính là một lĩnh vực phức tạp. Có rất nhiều qua niệm, nhiều ý kiến
khác nhau về vấn đề này:
Có những ý kiến cho rằng chỉ nên tiến hành giáo dục giới tính khi các em vào
thời kì chín muồi giới tính. Nhưng A.V. Petrovxki đã khẳng định:“Quan niệm đó
không đúng bởi vì một loạt vấn đề liên quan đến giáo dục giới tính phải được giải
quyết ngay từ thời kì thơ ấu”. Định nghĩa này cho thấy giáo dục giới tính phải được
tiến hành càng sớm càng tốt [12].
Có một số người cho rằng, không nên giáo dục giới tính vì như thế sẽ làm hoen ố
tâm hồn thanh cao của các em, là thiếu tế nhị, không phù hợp với môi trường sư phạm
là “vẽ đường cho hươu chạy”.
Gần đây, việc nghiên cứu về giáo dục giới tính đã được xã hội quan tâm nhiều,
được tiến hành một cách có hệ thống khoa học. Dần dần vấn đề này đã ngày càng được
9
đánh giá đầy đủ, đúng đắn hơn. Quan niệm về giáo dục giới tính ngày càng cụ thể rõ
ràng.
Theo A.G.Khơricôpva và D.V.Kolevex “Giáo dục giới tính là một quá trình
hướng vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất, những đặc trưng và khuynh
hướng phát triển của nhân cách nhằm xác định rõ thái độ xã hội cần thiết của con
người đối với những người thuộc giới khác”. Định nghĩa này cho thấy phạm vi của
giáo dục giới tính không chỉ bó hẹp ở việc giáo dục mối quan hệ giữa nam và nữ mà
bao gồm cả việc giáo dục những mối quan hệ nam nữ trong đời sống cũng như trong
học tập, lao động nghỉ ngơi, giải trí…giáo dục cho con người biết rèn luyện những
phẩm chất giới tính nhằm phát huy thế mạnh của giới tính” [12].
GDGT là một bộ phận hữu cơ của phức hợp các vấn đề giáo dục nhân cách, giáo
dục con người, giáo dục phát triển toàn diện, kết hợp một cách hữu cơ, hài hòa sự
phong phú về tinh thần, sự thuần khiết về đạo đức. Theo A.X. Makarenko “ Khi giáo
dục cho đứa trẻ tính ngay thẳng, khả năng làm việc, tính chân thật, tôn trọng người
khác, tôn trọng những cảm xúc và hứng thú của họ là đồng thời chúng ta đã giáo dục
nó về quan hệ giới tính” [13].
Theo từ điển bách khoa về giáo dục: “GDGT là giáo dục chức năng làm một con
người có giới tính, điều quan trọng là đề cập vấn đề giới tính một cách công khai đầy
đủ ở lớp từ nhà trẻ đến đại họ, giúp học sinh cảm thấy an toàn và tự dotrong việc biểu
hiện cảm xúc liên quan đến đời sống giới tính” [8].
Theo Bách khoa toàn thư y học phổ thông – Pêtrốpxki chủ biên: “Giáo dục giới
tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáo dục cho nhi đồng, thanh
niên, thiếu niên có thái độ đúng đắn đối với các vấn đề về giới tính”. Định nghĩa này
ngoài góc độ giáo dục còn đứng ở góc độ y học để xem xét nội dung giáo dục giới
tính, giúp thế hệ trẻ biết bảo vệ sức khỏe của mình và những người khác [22].
Giáo sư Trần Trọng Thủy - Giáo sư Đặng Xuân Hoài cho rằng: “ GDGT có phạm
vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến tâm lí đạo đức con người, “hình thành những
tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm kính của đời sống con
người, hình thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, thanh
nam và thanh nữ, giáo dục những sự kiềm chế có đạo đức, sự thuần khiết và tươi mát
về đạo đức trong tình cảm của các em”. Nhận định này cho thấy giáo dục giới tính có
ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành những tiêu chuẩn đạo đức tốt đẹp [17].
10
Theo từ điển bách khoa về giáo dục: “Giáo dục giới tính là giáo dục về chức
năng làm một con người có giới tính. Điều quan trọng là đề cập vấn đề giới tính một
cách công khai và đầy đủ trong lớp học, từ nhà trẻ đến đại học, giúp cho học sinh cảm
thấy an toàn và tự do trong việc biểu lộ cảm xúc liên quan đến đời sống giới tính”
[22]. Định nghĩa này nêu bật được bản chất của công tác GDGT đó là con người phải
nhận thức được giới tính của mình và phải cư xử, hành động phù hợp với giới tính.
Con gái phải nhẹ nhàng, tinh tế… còn con trai phải mạnh mẽ, độ lượng…Định nghĩa
còn đề cập đến các cơ quan giáo dục – của nhà trường là nơi có đủ điều kiện thận lợi
trong việc truyền thụ cho thế hệ trẻ những kiến thức giới tính một cách hệ thống.
Trong cuốn Giáo dục giới tính của các tác giả Nguyễn Văn Lê – Nguyễn Thị
Đoan cho rằng: “Giáo dục giới tính có nội dung rất sâu rộng. Đó là quá trình rèn
luyện cho thế hệ trẻ những phẩm chất, tính cách, hành vi thái độ cần thiết đúng đắn
trong quan hệ với người khác giới, hình thành ở họ những quan hệ đạo đức lành mạnh
cũng như tình cảm trong sáng đẹp đẽ giữa nam và nữ” [9].
Từ những quan niệm trên , có thể đi tới kết luận: “Giáo dục giới tính quá trình
tác động có mục đích có nội dung có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết
ban đầu về giới tính, hình thành ở trẻ thái độ và hành vi phù hợp với giới tính của
mình trong đời sống hàng ngày.
1.3 Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.3.1. Đặc điểm phát triển sinh lý
Trẻ MG 5-6 tuổi đã có sự phát triển sinh lý ở mức độ nhất định, đáp ứng được
một số hoạt động giáo dục. Cụ thể là: Hệ xương của trẻ 5 tuổi bắt đầu được cốt hóa,
các cơ quan phát triển mạnh. Hệ tuần hoàn và các cơ quan hô hấp phát triển, nhịp thỏ
sâu. Hệ cơ xương của trẻ phát triển chắc, giúp trẻ có thể đi đứng vững vàng, chạy
nhảy nhẹ nhàng, trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt và có thể tham gia tốt các hoạt động vui
chơi, học tập.
Hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ 5-6 tuổi có cường độ và tính linh hoạt tăng lên
giúp cho hoạt động của trẻ phối hợp được tốt hơn. Đặc biệt hệ thần kinh ở trẻ hưng
phấn mạnh hơn ức chế, hưng phấn có chiều hướng lan rộng nên trẻ em rất hiếu động,
trẻ dễ bị xúc cảm. Hoạt động thần kinh câp cao của trẻ phát triển cùng với sự trưởng
thành về hình thái của não. Trọng lượng của não tăng nhanh từ 1110g đến 1350g, gần
bằng trọng lượng não của người lớn.những nhà sinh lý và giải phẫu học cho biết, bộ
11
não của trẻ 5-6 tuổi không khác gì bộ não người lớn trưởng thành là bao nhiêu. Nhờ có
vỏ bán cầu đại não phát triển nên vai trò điều chỉnh và kiểm tra của nó đối với vùng
dưới vỏ tăng lên rõ rệt hơn, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện tăng lên nhanh
chóng và được cũng cố, những kích thích bên ngoài đột ngột không ảnh hưởng mạnh
đến các phản xạn có điều kiện đã được thành lập. Với một tỉ rưỡi tế bào thần kinh và
hàng vạn tế bào phụ trợ khác trong đại não, trẻ đã biểu hiện năng lực trí tuệ qua hoạt
động tổng hợp lời nói. Qua suy nghĩ, quan sát, tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ, liên
tưởng, tưởng tượng và khả năng giải quyết những nhiệm vụ chơi, học, sinh hoạt của
mình một cách sáng tạo. Sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, hoạt động của não
và sự thành lập các phản xạ có điều kiện tương đối ổn định và vững chắc, điều đó giúp
trẻ có thể tập trung lâu, trẻ tiếp thu những kiến thức về GDGT và thực hiện tốt các yêu
cầu của cô.
Ở lứa tuổi 5-6 tuổi, do việc giao tiếp bằng ngôn ngữ được mở rộng trong những
năm trước đó, tai âm vị được rèn luyện thường xuyên để tiếp nhận các ngữ âm khi
nghe người lớn nói. Đó là điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia các hoạt động.
Sự biến đổi của tuyến nội tiết hóoc môn dẫn đến sự phân hóa giới tính được biểu
hiện khá rõ. Giới tính của trẻ thể hiện rõ ở cách đi đứng, ăn mặc, nói năng giao tiếp…
Sự phát triển nhanh như vậy đã tạo nên những điều kiện cần thiết để trẻ 5-6 tuổi
có thể tham gia độc lập được nhiều hơn và giúp chúng lĩnh hội những hình thức mới
của kinh nghiệm xã hội trong quá trình tiếp nhận giáo dục.
1.3.2. Đặc điểm phát triển tâm lý
Ở tuổi MG lớn, những cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người được hình thành ở
giai đoạn trước vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Trẻ ham thích tìm tòi, khám phá những
điều mới lạ từ cuộc sống, đặc biệt đó là những bộ phận trên cơ thể mình. Với sự giáo
dục của người lớn, những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện một cách tốt đẹp về
mọi phương diện của hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm, ý chí…) để hoàn thành
việc xây dựng những cơ sở nhân cách ban đầu của con người.
1.3.2.1. Đặc điểm phát triển tư duy
Ở tuổi MG 5-6 tuổi, bên cạnh sự phát triển tư duy hình tượng vẫn mạnh mẽ như
trước đây, còn cần phải phát triển thêm một kiểu tư duy trực quan hình tượng mới để
đáp ứng với khả năng và nhu cầu phát triển của trẻ đó là kiểu tư duy trực quan sơ đồ.
12
Kiểu tư duy này tạo cho trẻ khả năng phản ánh mối liên hệ tồn tại khách quan, không
bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân trẻ.
1.3.2.2. Đặc điểm phát triển chú ý
Do yêu cầu của hoạt động ngày càng trở nên phức tạp, trẻ 5-6 tuổi bắt đầu điều
khiển chú ý của mình bằng những đối tượng nhất định. Chú ý có chủ định phát triển
mạnh, nhưng chú ý không có chủ định vẫn chiếm ưu thế.
Sự phát triển chú ý có chủ định ở trẻ 5-6 tuổi thường gắn liền với mục đích của
hành động và chức năng của ngôn ngữ. Điều đó có nghĩa là cái gì trở thành đối tượng
của hành động có mục đích lại được thể hiện bằng lời nói mạng tính định hướng sẽ
làm cho trẻ chú ý bền hơn, tập trung hơn.
Trong quá trình GDGT, GV hướng trẻ vào các hoạt động bằng chính lời nói của
mình. Trẻ phải tập trung nhớ những gì cô dạy thì mới có kiến thức về giới tính, những
khám phá mới về cơ thể. Vì vậy trẻ phải chú ý và ghi nhớ một cách có chủ định.
1.3.2.3. Đặc điểm phát triển xúc cảm
Xúc cảm của trẻ đã được ổn định và trở nên bền vững, sâu sắc hơn. Mọi hành
động của trẻ đều bị chi phối bởi tình cảm, tình cảm của trẻ bộc lộ chân thực hồn nhiên,
trẻ chưa kiềm chế được tình cảm của mình vì hệ thần kinh ở trạng thái hưng phấn
mạnh.
GDGT có tác động rất mạnh mẽ đến sự phát triển tình cảm của trẻ MG. Thông
qua các trò chơi để GDGT giúp trẻ nhận ra giới tính của mình và bạn đồng thời trẻ
cảm nhận được những cái hay, cái đẹp từ cuộc sống, bồi đắp thêm vào thế giới tình
cảm của trẻ, giúp cho đời sống tình cảm của trẻ ngày càng phong phú và sâu sắc.
1.4. Một số vấn đề về giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
1.4.1. Mục đích của GDGT đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Hình thành ở trẻ em sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của các tiêu chuẩn và tâm
thế đạo đức trong các lĩnh vực, các mối quan hệ qua lại giữa hai giới, và nhu cầu hành
động theo các tiêu chuẩn và tâm thế đó trong tất cả các lĩnh vực hoạt động.
1.4.2. Nhiệm vụ của GDGT
- Giúp cho trẻ có một số hiểu biết nhất định về đặc điểm giới tính và có thiện cảm
trong mối quan hệ của mình với những người khác trên cơ sở tính đến những đặc điểm
giới tính của họ.
- Hình thành và giáo dục nhận biết ban đầu một số phẩm chất đạo đức giới tính.
13
- Giáo dục trẻ nhận thức về giới tính và bước đầu biết tự đánh giá, phân biệt đúng
sai, tốt xấu về hành vi của mình trong quan hệ với bạn cùng giới và khác giới.
- Giáo dục ý thức giữ gìn và rèn luyện sức khỏe của mình, trong đó có cơ quan
sinh dục.
1.4.3. Vai trò của giáo dục giới tính đối với trẻ mẫu giáo
1.4.3.1. Giáo dục giới tính giúp cho trẻ những hiểu biết về cơ thể.
Bác sĩ Benjamin Spock (Mĩ) phân tích rằng: “ Khi một đứa con trai lên 3 thấy
một đứa con gái ở truồng nó có thể ngạc nhiên lạ lùng vì đứa con gái ấy không có
“chim” như nó. Chuyện tương tự cũng có thể xảy ra với đứa con gái lần đầu tiên
trông thấy đứa con trai không giống nó. Thế rồi nó lo lắng “Cái gì đã xảy ra với nó?
Nó muốn biết tại sao chúng không giống nhau? Nó sẽ hỏi cha mẹ”. Ông khuyên
những người làm cha mẹ: “Bạn đừng nghĩa rằng những câu hỏi về giới tính là sự
quan tâm không lành mạnh. Đối với trẻ câu hỏi ấy cũng như mọi câu hỏi khác, không
hề có ý nghĩa gì đặc biệt cả. Nếu người lớn bắt trẻ phải im lặng không được hỏi hoặc
mắng trẻ, hoặc đỏ mặt lên không chịu trả lời, đi ngược với sự quan tâm của trẻ thì
chính thái độ ấy của người lớn sẽ gây cho trẻ những ấn tượng xấu về chính giới tính
của mình, đó chính là điều bạn nên tránh”[24].
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cũng nhận xét đại ý rằng từ một tuổi trở đi trẻ bắt đầu
tập đi tiểu tiện, đại tiện có kỉ luật chính vì thế mà bé trai nhận ra mình có con” chim”
còn bé gái nhận ra mình chỉ có “ bướm”, không có “chim” như bạn. Từ đó trẻ thắc
mắc “ Tại sao có người có có người không”, tại sao phải đái đứng, đái ngồi”. thêm vào
đó một số người lớn lại hay đùa dọa trẻ “ cắt chim”, “ chim bay mất rồi”, tất cả những
điều trên đều tác động đến trẻ khiến trẻ quan tâm và nhận biết giới tính của mình. Như
vậy là từ bậc học mầm non, khi trẻ tò mò muốn biết về mọi cái xung quanh thì sự khác
biệt về giới tính cũng nằm trong tầm mắt của trẻ khiến chúng thắc mắc và tìm hiểu vì
vậy cần GDGT cho trẻ càng sớm càng tốt [22].
Trẻ ở lứa tuổi mầm non có những đặc điểm tâm sinh lí rất phức tạp, đặc biệt là ở
lứa tuổi 5-6 tuổi, khi mà trẻ đã có những hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh và
bản thân, thì trẻ lại càng muốn được biết nhiều hơn nữa thể hiện ở việc trẻ luôn đặt ra
những câu hỏi dành cho những người xung quanh mình. Có rất nhiều câu hỏi của trẻ,
khi trẻ hỏi chính là khi trẻ đang thắc mắc và muốn biết câu trả lời để thỏa mãn nhu cầu
của mình. Chính những câu trả lời tinh tế, phù hợp của giáo viên sẽ giúp trẻ nhớ và
14
hiểu, từ đó trẻ sẽ có kiến thức về giới tính của mình, những điều lí thú của các bộ phận
trên cơ thể.
1.4.3.2. Giáo dục giới tính có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách
Mục đích giáo dục của chúng ta hiện nay là đào tạo con người mới phát triển
toàn diện. Đó chính là con người có nhân cách phát triển về mọi mặt: đạo đức, trí tuệ,
có khả năng góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, phát triển. Nhưng chính nhứng phẩm
chất tốt đẹp của nhân cách, và sự đóng góp hiệu quả của con người đối với xã hội lại
phụ thuộc vào đời sống giới tính của họ. Nhiều phẩm chất nhân cách quan hệ mật thiết
với giới tính, hoặc cũng chính là những đặc điểm của giới tính và ngược lại. Chính vì
những điều đó, nên chúng ta cần nhận thức được rằng, việc giáo dục giới tính là càng
sớm càng tốt, ngay từ bậc học mầm non. Trẻ ở lứa tuổi mầm non chưa có nhiều ý thức
xã hội, lúc này trẻ chưa biết xấu hổ khi nhắc đến chuyện riêng tư, cần phải dạy trẻ
những hành vi cư xử đúng mực, lịch sự văn minh với người khác, ngoài ra còn cho trẻ
biết được khi đi ra ngoài xã hội người đàn ông có khuynh hướng như thế nào, người
phụ nữ thì như thế nào… những kiến thức đó nhằm hình thành ở trẻ một tiêu chuẩn
đạo đức nhất định và có những hành động đúng với giới tính của mình, điều này có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
1.4.3.3. Giáo dục giới tính có vai trò đặc biệt trong tình hình phức tạp và gia tăng
của các vấn đề tiêu cực của xã hội hiện nay
Thạc sĩ giáo dục Ngô Thanh Giang nói rằng: “ Cần phải nói cho trẻ biết những bộ
phận trên cơ thể đều rất quý giá, đặc biệt đối với con và bố mẹ, không ai có quyền
quyết định cơ thể của con ngoài con cả, những người thể hiện sự âu yếm với con họ
phải tôn trọng con, giữ cự li nhất định với con” [21].
Xã hội ngày nay có quá nhiều điều phức tạp, nổi cộm lên đó là vấn đề “xâm hại
tình dục ở trẻ em”. Đây là 1 vấn đề “nóng” cần được quan tâm. Việc giáo dục giới tính
cho trẻ giúp trẻ nhận thức được giới tính của mình, giúp trẻ biết được bản thân mình
khác các bạn cái gì, mình là trai hay gái, phải làm gì để bảo vệ cơ thể của mình, phải
làm như thế nào khi người lạ đến gần mình, khi cần giúp đỡ thì gọi cho ai, cho trẻ biết
được tầm quan trọng của các bộ phận trên cơ thể mình, bộ phận nào không để người
khác nhìn thấy từ đó trẻ biết bảo vệ cơ thể của mình, tránh những xâm hại. Như vậy,
việc giáo dục giới tính cho trẻ là hết sức cần thiết và có vai trò cực kì quan trọng.
15
1.4.4. Nội dung giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
- Hình thành cho trẻ những thái độ tự nhiên đối với những dấu hiệu đặc trưng cho
giới tính ở bề ngoài cơ thể. Khi thấy trẻ máy mó, nghịch cơ quan sinh dục của mình
giáo viên cần nhắc nhở trẻ, và giáo dục trẻ rằng: “Tay con đã bẩn rồi sao lại sờ chim
cho chim cũng bẩn, nó có thể gây ngứa hoặc sưng đau bây giờ!”. Giáo viên phải giải
thích cho trẻ một cách tự nhiên nhất để hình thành ở trẻ thái độ tự nhiên coi cơ quan
sinh dục như mọi bộ phận của cơ thể.
- Giáo dục những đặc trưng “tính nữ, tính nam” cho trẻ, con trai thì phải như thế
nào và con gái thì phải như thế nào, thông qua việc đưa trẻ vào nề nếp sinh hoạt gia
đình, qua quan hệ của cha mẹ đối với nhau, qua quan hệ bạn bè, đặc biệt là thông qua
trò chơi. Ví dụ qua trò chơi, cô giáo tổ chức trò chơi mẹ con, cho trẻ chơi với búp bê,
giúp cho trẻ thể hiện tình cảm, dạy trẻ thể hiện tình cảm tốt với búp bê, dạy trẻ biết
giữ gìn váy áo búp bê sạch sẽ, không đánh đập làm búp bê bị thương, tỏ thái độ âu
yếm với búp bê như chính bản thân trẻ.
- Rèn luyện cho trẻ thói quen giữ gìn cơ quan sinh dục. Việc chăm sóc trẻ cần
tuân thủ những yêu cầu vệ sinh tránh cho trẻ mặc quần áo chật, loại trừ những kích
thích tác động đến vùng nhạy cảm. Khi thay quần áo phải thay nơi kín đáo, không để
người khác nhìn thấy các bộ phận bên trong cơ thể mình. Đi vệ sinh phải đi đúng nơi,
đúng chỗ, không đi vệ sinh bừa bãi, để tránh những bệnh về cơ quan sinh dục.
- Dạy trẻ cách ứng xử phù hợp đối với các bạn trai bạn gái trong quan hệ bạn bè.
Phải luôn nhường nhịn nhau, phải biết tôn trọng giới tính của bản thân cũng như của
các bạn, bạn trai phải biết giúp đỡ bạn gái làm những việc nặng hơn như cất ghế, cất
bàn...
1.5. Phương pháp GDGT cho trẻ MG 5-6 tuổi
Giới tính là một bộ phận của nhân cách nên về cơ bản người ta vẫn sử dụng các nhóm
phương pháp giáo dục nhân cách trong quá trình GDGT, đó là:
+ Nhóm phương pháp hình thành ý thức cá nhân ( diễn giảng, trò chuyện, tranh luận,
nêu gương, thuyết phục).
+ Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động: tạo tình huống giáo dục, trò chơi …
+ Nhóm phương pháp kích thích hành vi qua khen thưởng và trách phạt.
Việc lựa chọn hình thức, phương pháp GDGT phụ thuộc vào lứa tuổi và mức độ phát
triển trí tuệ, phát triển tâm lý của đối tượng giáo dục và nội dung vấn đề cần giáo dục.
16
Dưới đây là những hình thức, phương pháp thường sử dụng trong quá trình GDGT:
1.5.1. Phương pháp trò chuyện
Trò chuyện hai người là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong giáo dục.
Cô – Trẻ, Cha – con, Mẹ - con có thể trò chuyện thân mật để có thể giúp trẻ nhận thức
được những vấn đề về giới tính.
Thực tế các GV và phụ huynh đều có những quan điểm khác nhau đối với việc
trả lời các câu hỏi về giới tính của trẻ.
- Cách trả lời thứ nhất: “Con còn nhỏ lắm lớn lên con sẽ hiểu”. Theo Makarenco thì
“Chẳng cần gì phải chộp lấy một câu hỏi ngẫu nhiên của trẻ để vội vàng nói cho trẻ
biết những bí mật trong việc em bé ra đời” [24]. Ông cho rằng khi trẻ có những thắc
mắc về cơ thể, thì người lớn nên nói một câu bông đùa hoặc mỉm cười để lờ câu hỏi
đó đi một cách khéo léo lúc đó đứa trẻ sẽ quên câu hỏi của nó và nghĩ sang chuyện
khác. Suy nghĩ của ông cho thấy ông là đại diện tiêu biểu cho trường phái “ không nên
trả lời” những câu hỏi về giới tính của trẻ. Makarenco đã mất từ năm 1939 nhưng
quan điểm này vẫn còn tồn tại ở một số người làm cha làm mẹ ở thế kỉ XXI này.
- Cách trả lời thứ hai: Bịa ra một lí do nào đấy để trả lời trẻ, đại loại như: “Bố mẹ nhặt
các con ở ngoài đường”,“ Nhặt được con cạnh đống rơm”. Theo Xukhomlinxki thì khi
gặp những điều thầm kín mà không thể lảng tránh với trẻ thì nói nửa vời, phải sử dụng
hình tượng thơ ca, nếu làm khác đi thì rơi vào sự dung tục [24]. Xukhomlinxki đã mất
từ năm 1970, nhưng quan điểm của ông vẫn còn mang tính thời sự ở không ít những
bậc làm cha làm mẹ.
- Cách trả lời thứ ba là cách trả lời theo quan điểm của các nhà nghiên cứu vấn đề
GDGT hiện nay. Những yêu cầu đặt ra trong việc trả lời các câu hỏi của trẻ là:
+ Nội dung câu trả lời phải đúng khoa học, đúng sự thật.
Theo ý kiến của Tiến sĩ y khoa D.V.Kooleexop thì không nên dựa vào các
chuyện cổ tích. Người giáo dục trẻ phải giúp trẻ xác nhận sự thật. Chẳng hạn đáp lại
câu hỏi “ em bé từ đâu ra?”, nhà giáo dục phải nói cho trẻ biết rằng em bé từ bụng mẹ
mà ra và nói cho trẻ biết quá trình hình thành em bé.
A.G. Khơripcova - Tiến sĩ khoa học sư phạm chuyên nghiên cứu về vấn đề
GDGT đã nhấn mạnh rằng: “ Khi chúng tôi nói rằng, chúng ta không nên nói dối trẻ
em mà chỉ được nói sự thật với chúng, điều đó không có nghĩa là chúng ta phải kể tất
cả những gì mà người lớn biết về điều đó. Ở đây có vấn đề nghệ thuật của nhà sư
17
phạm là nói sự thật với trẻ em, biết cách chọn lựa hình thức và nội dung phù hợp với
tuổi thơ” [21].
+ Câu trả lời đúng lúc, đúng chỗ.
Mặc dù trẻ có thể đặt câu hỏi ở bất kì lúc nào, nhưng người giáo dục trẻ phải
lựa chọn hoàn cảnh và điều kiện thuận lợi cho ý định giáo dục của mình để trả lời trẻ.
+ Lượng thông tin và hình thức thông tin phải ở mức mà trẻ hiểu được và có lợi cho
trẻ.
+ Câu trả lời càng gắn với khái niệm chung càng tốt, đồng thời khai thác triệt để mặt
đạo đức của vấn đề trẻ hỏi để thực hiện yêu cầu GDGT.
+ Câu trả lời phải dí dỏm, kiểu nói chuyện phù hợp với trẻ để trẻ cảm thấy vui thích
khi nói chuyện với bạn.
Khi trò chuyện với trẻ cần tạo không khí gần gũi thân mật, để xóa đi khoảng cách
giữa Cô và trẻ, nhằm trao đổi một cách tự nhiên nhất. Khi trẻ nhận được câu trả lời đáp
ứng nhu cầu hiểu biết của trẻ, trẻ càng tin cậy và thường xuyên đặt câu hỏi với người
đó. Đó là điều kiện thuận lợi để nhà giáo dục luôn có khả năng tác động đến trẻ em
theo hướng cần thiết, kiểm soát các hoạt động của trẻ, từ đó đưa ra những điều chỉnh
kịp thời cho những trẻ chưa hiểu đúng đắn.
1.5.2. Phương pháp giải thích kết hợp với hỏi đáp gợi mở và tranh ảnh minh họa
GDGT không chỉ là sự truyền thụ kiến thức sinh học mà còn bao gồm những
kiến thức tổng hợp về tâm lí học, y học, những kiến thức thực tế…điều đó đòi hỏi GV
phải có kiến thức sâu rộng và vận dụng kiến thức tổng hợp một cách nhuần nhuyễn.
GV cần thiết kế bài dạy sinh động để thuyết phục trẻ. Ví dụ với câu hỏi: “Con
đã được sinh ra như thế nào”, GV phải trả lời trẻ thông qua hoạt động khám phá cơ
thể, với bài học “ Câu chuyện của chú tinh trùng Gunni”, với hình thức trình chiếu
Powpoint, qua câu chuyện trẻ đã biết được con sinh ra là vì tinh trùng gặp trứng trong
bụng mẹ.
1.5.3. Phương pháp rèn luyện theo chế độ sinh hoạt hàng ngày
Chế độ sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa giáo dục giới tính đối với trẻ. Do sự lặp
lại thường xuyên các thao tác, các hoạt động trong một thời gian nhất định, nên khi kết
hợp việc giáo dục giới tính trong sinh hoạt hàng ngày làm cho trẻ nắm được những
kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo về giới tính. Giáo viên có thể giáo dục giới tính cho trẻ
thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày cụ thể trong các thời điểm:
18