Tải bản đầy đủ (.doc) (183 trang)

Nghiên cứu thành phần loài, phân bố, vai trò truyền bệnh của muỗi anopheles và ứng dụng lưới zerofly® phòng chống véc tơ sốt rét tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, đắk lắk (2020 2023)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 183 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG
-----------------*-------------------

PHẠM VĂN QUANG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LỒI, PHÂN BỐ, VAI
TRỊ TRUYỀN BỆNH CỦA MUỖI ANOPHELES VÀ
ỨNG DỤNG LƯỚI ZeroFly® PHỊNG CHỐNG VÉC
TƠ SỐT RÉT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN EA
SÔ, ĐẮK LẮK (2020-2023)

LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC

Hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Trần Thanh Dương
2. TS. Nguyễn Văn Dũng

Hà Nội – Năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG
-----------------*-------------------


PHẠM VĂN QUANG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LỒI, PHÂN BỐ, VAI
TRỊ TRUYỀN BỆNH CỦA MUỖI ANOPHELES VÀ
ỨNG DỤNG LƯỚI ZeroFly® PHỊNG CHỐNG VÉC
TƠ SỐT RÉT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN EA
SÔ, ĐẮK LẮK (2020-2023)
Chuyên ngành: Côn trùng học
Mã số: 942 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Trần Thanh Dương
2. TS. Nguyễn Văn Dũng

Hà Nội – Năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa
từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án

Phạm Văn Quang


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Trần Thanh Dương, TS.

Nguyễn Văn Dũng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành
luận án.
Trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
trung ương đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận án.
Chân thành cảm ơn PGS. TS. Cao Bá Lợi, Trưởng Phòng Khoa học và
Đào tạo, cùng cán bộ trong Phòng đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Trân trọng cảm ơn TS. Lê Trung Kiên, TS. Vũ Việt Hưng, ThS. Trần Thị
Huyền, CN. Nguyễn Anh Tuấn, các anh, chị em Khoa Hóa thực nghiệm và Khoa
Cơn trùng đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong
suốt q trình học tập, nghiên cứu luận án.
Cảm ơn Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Y tế
huyện Ea Kar, Trạm y tế xã Ea Sô, Ban quản lý khu bảo tồn Ea Sơ đã giúp tơi
trong q trình thu thập số liệu tại thực địa.
Trân trọng cảm ơn PGS. TS. Vũ Đức Chính, PGS. TS. Nguyễn Văn
Quảng, các thầy cơ giáo, đồng nghiệp trong và ngoài Viện Sốt rét - Ký sinh
trùng - Cơn trùng Trung ương đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị khoa học trong
thời gian hồn chỉnh luận án.
Chân thành cảm ơn gia đình, anh chị em, bạn bè đã khuyến khích, động
viên, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu, hoàn chỉnh luận án.

Phạm Văn Quang


i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt

Viết đầy đủ tiếng Anh


Viết đầy đủ tiếng Việt

BĐTN

Bẫy đèn trong nhà

BĐNN

Bẫy đèn ngoài nhà

BMKTN

Bẫy màn kép sử dụng mồi người
trong nhà

BMKNN

Bẫy màn kép sử dụng mồi người
ngồi nhà

BNSR

Bệnh nhân sốt rét

DDT

Dichloro-diphenyl-trichloroethane

DEET


N, N-Diethyl-m-toluamide

Hóa chất DEET

EIR

Entomological Inoculation Rate

Chỉ số lan truyền côn trùng

ELISA

Enzyme - Linked Immunorbent
Assay

Thử nghiệm miễn dịch liên kết
enzyme

KSTSR

Ký sinh trùng sốt rét

LLINs

Long-lasting insecticidal treated nets Màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu

LLIHN

Long-lasting insecticidal hammock
nets



PCR

Võng màn tẩm hóa chất tồn lưu
lâu
Mật độ

Polymerase chain reaction

Phản ứng chuỗi Polymerase

PCSR

Phòng chống sốt rét

SCGS

Soi chuồng gia súc

SC

Suspension concentrate

VTSR
WHO

Huyền phù đậm đặc
Véc tơ sốt rét


World health Organization

Tổ chức Y tế thế giới

WP

Wettable Powder

Bột tan trong nước

WG

Wettable granules

Hóa chất dạng hạt tan trong nước


ii
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 3
1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới, tại Việt Nam và điểm nghiên cứu..................3
1.1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới......................................................................3
1.1.2. Tình hình sốt rét tại Việt Nam.....................................................................3
1.1.3. Tình hình sốt rét tại tỉnh Đắk Lắk và điểm nghiên cứu...............................4
1.2. Thành phần lồi, phân bố, vai trị truyền bệnh của muỗi Anopheles.............5
1.2.1. Thành phần loài, phân bố của muỗi Anopheles trên thế giới...................... 5
1.2.2. Thành phần loài, phân bố của muỗi Anopheles tại Việt Nam.....................7
1.2.3. Thành phần loài, phân bố của muỗi, bọ gậy An. dirus, An. minimus tại khu
bảo tồn thiên nhiên Ea Sơ....................................................................................12

1.3. Vai trị truyền bệnh sốt rét của muỗi Anopheles.......................................... 13
1.3.1. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở muỗi Anopheles.................................14
1.3.2. Một số đặc tính sinh thái liên quan đến vai trò truyền bệnh sốt rét của muỗi

Anopheles............................................................................................................ 18
1.3.3. Vai trò truyền bệnh sốt rét của một số véc tơ phụ ở Việt Nam.................23
1.4. Nghiên cứu độ nhạy cảm của muỗi Anopheles với hoá chất diệt côn trùng 23
1.4.1. Độ nhạy cảm của véc tơ sốt rét với hóa chất diệt cơn trùng trên thế giới. 24
1.4.2. Độ nhạy cảm của véc tơ sốt rét với hóa chất diệt cơn trùng tại Việt Nam 25
1.5. Các biện pháp chính phịng chống véc tơ sốt rét..........................................27
1.5.1. Biện pháp phun tồn lưu.............................................................................28
1.5.2. Biện pháp sử dụng màn tẩm hóa chất........................................................30
1.5.3. Sử dụng chất xua cơn trùng.......................................................................31
1.5.4. Sử dụng võng màn tẩm hóa chất...............................................................32
1.5.5. Biện pháp sử dụng lưới ZeroFly® phịng chống muỗi Anopheles............32
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................40


iii
2.1. Mục tiêu 1: Xác định thành phần loài, phân bố, một số đặc tính sinh thái và vai
trị truyền bệnh của muỗi Anopheles tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, Đắk Lắk

2020-2021 ..................................................................................................................... 40
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 40
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 40
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 42
2.1.4. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 44
2.1.5. Phương pháp xác định biến số, đo lường, chỉ số đánh giá .............................. 45
2.1.6. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu ............................................................ 47
2.2. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả ứng dụng lưới ZeroFly® phịng chống muỗi

truyền bệnh sốt rét trong phịng thí nghiệm và tại thực địa ....................................... 55
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 55
2.2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 55
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 56
2.2.4. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 57
2.2.5. Phương pháp xác định biến số, đo lường, chỉ số đánh giá .............................. 58
2.2.6. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu ............................................................ 61
2.3. Phương pháp kiểm soát nhiễu, sai số ..................................................................... 64
2.4. Công cụ thu thập số liệu nghiên cứu ...................................................................... 65
2.5. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................................... 65
2.6. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................................. 65
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 67
3.1. Thành phần loài, phân bố, một số đặc tính sinh thái và vai trị truyền bệnh của

muỗi Anopheles tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, tỉnh Đắk Lắk............................ 67
3.1.1. Thành phần loài, phân bố muỗi Anopheles, một số đặc tính sinh thái của véc

tơ sốt rét tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô ............................................................... 67
3.1.2. Vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét tại điểm nghiên cứu ............................. 83
3.2. Hiệu quả ứng dụng lưới ZeroFly® phịng chống muỗi truyền bệnh sốt rét trong

phịng thí nghiệm và tại thực địa .................................................................................92


iv
3.2.1. Độ nhạy cảm với hóa chất diệt cơn trùng của muỗi Anopheles tại điểm
nghiên cứu........................................................................................................... 93
3.2.2. Hiệu lực diệt muỗi của lưới ZeroFly® trong phịng thí nghiệm và tại thực địa . 94

3.2.3. Hiệu lực phòng chống muỗi đốt người của lưới ZeroFly®.......................96

3.2.4. Tác dụng khơng mong muốn và sự chấp nhận của người sử dụng lưới
ZeroFly®.............................................................................................................97
Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................... 101
4.1. Bàn luận về thành phần loài, phân bố, một số đặc tính sinh thái và vai trị
truyền bệnh của véc tơ sốt rét tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sơ, tỉnh Đắk Lắk
...........................................................................................................................101
4.1.1. Thành phần lồi, phân bố muỗi truyền bệnh sốt rét................................101
4.1.2. Vai trò truyền bệnh của muỗi truyền sốt rét tại điểm nghiên cứu...........113
4.2. Bàn luận về hiệu quả ứng dụng lưới ZeroFly® phịng chống muỗi truyền bệnh

sốt rét trong phịng thí nghiệm và tại thực địa...................................................123
4.2.1. Độ nhạy cảm của muỗi truyền sốt rét với một số hố chất diệt cơn trùng tại

điểm nghiên cứu................................................................................................ 123
4.2.2. Hiệu lực diệt muỗi Anopheles của lưới ZeroFly® trong phịng thí nghiệm
và tại thực địa....................................................................................................125
4.2.3. Hiệu lực phịng chống muỗi đốt người của lưới ZeroFly®.....................128
4.2.4. Tác dụng khơng mong muốn và sự chấp nhận của người sử dụng lưới
ZeroFly®...........................................................................................................129
4.3. Hạn chế của đề tài...................................................................................... 130
KẾT LUẬN.......................................................................................................132
KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 134
TÍNH KHOA HỌC, TÍNH MỚI.......................................................................135
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN NỘI DUNG ĐỀ TÀI....................................................................136


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc tính kỹ thuật của lưới ZeroFly®..................................................33

Bảng 2.1. Biến số và phương pháp xác định ở mục tiêu 1..................................45
Bảng 2.2. Hệ mồi và đầu dò cho kỹ thuật realtime PCR.................................... 54
Bảng 2.3. Thành phẩn phản ứng qPCR...............................................................55
Bảng 2.4. Các bước và điều kiện phản ứng qPCR..............................................55
Bảng 2.5. Biến số và phương pháp xác định ở mục tiêu 2..................................59
Bảng 2.6. Ma trận thử nghiệm hiệu lực phòng chống muỗi của lưới ZeroFly®
bằng bẫy màn kép sử dụng mồi người bắt muỗi.................................................63
Bảng 3.1. Thành phần loài, phân bố muỗi Anopheles theo sinh cảnh tại khu vực
Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô năm 2020-2021................................................. 67
Bảng 3.2. Số lượng, tỷ lệ cá thể các loài muỗi thu được tại khu dân cư năm 2020-2021 . 69

Bảng 3.3. Số lượng, tỷ lệ cá thể các loài muỗi thu được ở bìa rừng năm 2020-2021 70
Bảng 3.4. Số lượng, tỷ lệ cá thể các loài muỗi thu được ở trong rừng năm 2020-2021 .72

Bảng 3.5. Số lượng, mật độ các loài muỗi Anopheles thu được vào đầu và cuối
mùa mưa tại khu dân cư xã Ea Sô năm 2020......................................................74
Bảng 3.6. Số lượng, mật độ các loài muỗi Anopheles đầu mùa mưa và đầu mùa
khô tại khu dân cư năm 2021..............................................................................75
Bảng 3.7. Số lượng, mật độ các loài Anopheles thu được theo mùa tại bìa rừng
xã Ea Sơ năm 2020 - 2021..................................................................................76
Bảng 3.8. Số lượng, mật độ các loài Anopheles theo mùa tại sinh cảnh trong
rừng xã Ea Sô năm 2020-2021............................................................................78
Bảng 3.9. Số lượng và tỷ lệ bọ gậy tại các thủy vực khu vực khu bảo tồn thiên
nhiên Ea Sô năm 2020-2021...............................................................................80
Bảng 3.10. Tỷ lệ bọ gậy Anopheles tại các sinh cảnh khu vực khu bảo tồn thiên
nhiên Ea Sô năm 2020-2021...............................................................................82
Bảng 3.11. Tỷ lệ véc tơ nhiễm các loài ký sinh trùng sốt rét tại xã Ea Sô bằng
phương pháp PCR...............................................................................................84
Bảng 3.12. Tỷ lệ véc tơ nhiễm ký sinh trùng sốt rét theo sinh cảnh...................85



vi
Bảng 3.13. Chỉ số lan truyền sốt rét của An. dirus tại xã Ea Sô tại các thời điểm
điều tra năm 2020 và năm 2021..........................................................................86
Bảng 3.14. Kết quả xác định máu vật chủ trong muỗi truyền sốt rét tại xã Ea Sơ
năm 2021.............................................................................................................87
Bảng 3.15. Mật độ trung bình của véc tơ sốt rét đốt mồi trong rừng theo giờ năm 2020 . 88

Bảng 3.16. So sánh mật độ của An. dirus đốt mồi trong rừng theo mùa năm 2020 88
Bảng 3.17. Hoạt động đốt mồi của muỗi truyền sốt rét trong rừng tháng 12/2021 90

Bảng 3.18. So sánh mật độ của An. dirus đốt mồi trong rừng theo mùa năm 2021
.............................................................................................................................92
Bảng 3.19. Kết quả thử nhạy cảm của An. dirus chủng phịng thí nghiệm với hóa
chất diệt cơn trùng...............................................................................................93
Bảng 3.20. Kết quả thử nhạy cảm của quần thể An. dirus trong rừng xã Ea Sơ
với hóa chất diệt cơn trùng năm 2020-2021........................................................94
Bảng 3.21. Hiệu lực diệt An. dirus của lưới ZeroFly® chủng phịng thí nghiệm
và thực địa...........................................................................................................95
Bảng 3.22. So sánh mật độ An. dirus thu được bằng phương pháp bẫy màn kép
sử dụng mồi người tại các phòng thử nghiệm và đối chứng...............................96
Bảng 3.23. Hiệu lực phòng chống An. dirus của lưới ZeroFly®) tại thực địa....97
Bảng 3.24. Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn tác dụng khơng mong muốn của
ZeroFly®) với người trực tiếp thử nghiệm......................................................... 98
Bảng 3.25. Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn tác dụng không mong muốn của
lưới ZeroFly®) với người sống tại các trạm can thiệp....................................... 99
Bảng 3.26. Sự chấp nhận của người sử dụng lưới ZeroFly®) tại thực địa............100


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tình hình bệnh nhân sốt rét xã Ea Sơ từ năm 2015- 2020 .................... 4
Hình 1.2. Bản đồ phân bố véc tơ sốt rét chính trên thế giới ................................. 6
Hình 2.1. Bản đồ điểm điều tra ........................................................................... 41
Hình 2.2. Vị trí điều tra muỗi, bọ gậy khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sơ ................ 42
Hình 2.3. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 66
Hình 3.1. Tỷ lệ muỗi Anopheles tại 3 sinh cảnh năm 2020-2021 ....................... 68
Hình 3.2. Sự hiện diện của véc tơ sốt rét tại các điểm điều tra ở bìa rừng Ea Sơ
năm 2020-2021 .................................................................................................... 71

Hình 3.3. Sự hiện diện véc tơ sốt rét tại điểm điều tra ở trong rừng Ea Sô năm
2020-2021............................................................................................................ 73

Hình 3.4. Tỷ lệ bọ gậy thu được tại khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô năm
2020-2021............................................................................................................ 81
Hình 3.5. Hình ảnh sản phẩm PCR phát hiện KSTSR tại xã Ea Sơ ................... 84
Hình 3.6. Hình ảnh dương tính với máu người trong dạ dày của An. dirus xã Ea
Sơ Năm 2021 ....................................................................................................... 87
Hình 3.7. Hoạt động đốt mồi của muỗi An. dirus trong rừng tại xã Ea Sơ năm 2020.. 89
Hình 3.8. Diễn biến hoạt động muỗi An. dirus đốt mồi trong rừng Ea Sô tháng

12 theo giờ năm 2021 .......................................................................................... 91
Hình 3.9. Mật độ trung bình An. dirus thu được bằng phương pháp bẫy màn kép
sử dụng mồi người tại các phòng thử nghiệm và đối chứng ............................... 96


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây nên.
Bệnh chủ yếu là do muỗi Anopheles truyền, biểu hiện lâm sàng điển hình: rét

run, sốt, vã mồ hơi, bệnh lưu hành địa phương có thể gây thành dịch [1].
Tại Việt Nam, cơng cuộc phịng chống và loại trừ bệnh sốt rét đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Trong năm 2019, Việt Nam đã có 25 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương được cơng nhận loại trừ bệnh sốt rét. Mặc dù khơng có tử
vong do sốt rét và khơng có dịch sốt rét xảy ra nhưng năm 2019 vẫn ghi nhận
5.887 bệnh nhân sốt rét trong đó có 4.665 trường hợp nhiễm ký sinh trùng sốt
rét, có 12 ca bệnh sốt rét ác tính. Tình hình sốt rét cịn phức tạp ở một số tỉnh,
tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, miền Trung - Tây Nguyên.
Trong đó số bệnh nhân sốt rét tỉnh Đắk Lắk năm 2019 giảm 16,03% so với năm
2018 nhưng vẫn giữ ở mức cao với 660 ca [2].
Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, xã Ea Sô, huyện Ea kar, tỉnh Đắk Lắk là
khu rừng được bảo vệ; thảm thực vật phát triển tốt, các ổ nước phong phú tạo
điều kiện thuận lợi cho muỗi Anopheles phát triển. Người dân địa phương đã
được chuyển ra sinh sống tại vùng đệm tạo nên các sinh cảnh khác nhau đặc
trưng giữa khu dân cư, bìa rừng và trong rừng dẫn tới phân bố véc tơ sốt rét và
lan truyền sốt rét tại các khu vực này cũng khác nhau. Bệnh nhân mắc sốt rét chủ
yếu là người dân và cán bộ kiểm lâm vào khu bảo tồn lao động và khai thác lâm
sản [3], [4]. Công tác phịng chống sốt rét cho đối tượng có nguy cơ cao mắc sốt
rét có liên quan đến khu bảo tồn có nhiều đặc điểm khác biệt nên diễn biến sốt
rét tại các khu vực này còn diễn biến phức tạp do đó cần có biện pháp phịng
chống phù hợp với đặc điểm sinh cảnh và tập quán sinh sống của người dân, các
cán bộ kiểm lâm.
Các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét có hiệu quả cao vẫn được thực
hiện như phun tồn lưu, sử dụng màn tẩm hóa chất và các biện pháp bảo vệ cá
nhân cho đối tượng đi rừng, ngủ rẫy và các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh
sốt rét. Tuy nhiên, kinh phí để phục vụ cho công tác phun, tẩm, công tác truyền


2
thông bị cắt giảm [4] là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình hình sốt rét diễn

biến phức tạp cho khu vực này. Bên cạnh đó các kiến trúc nhà ở sơ sài cũng hạn
chế hiệu quả của các biện pháp nêu trên nhất là biện pháp phun tồn lưu. Để duy
trì và củng cố các kết quả đạt được và để chuyển sang hướng loại trừ bệnh sốt
rét ngày càng có nhiều các biện pháp can thiệp bổ sung, thay thế được áp dụng,
trong đó lưới tẩm hóa chất diệt cơn trùng ZeroFly®, một giải pháp thay thế lâu
dài cho việc phun tồn lưu trong nhà, với công nghệ dệt tích hợp sợi polyme có
hàm lượng hoạt chất deltamethrin 4,5g/kg và hiệu lực tồn lưu 2 - 3 năm [5], [6].
Đã có nghiên cứu về bệnh sốt rét nói chung và muỗi truyền bệnh sốt rét nói
riêng tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ dừng
lại ở sinh cảnh bìa rừng và khu dân cư [7], chưa có nghiên cứu sâu hơn ở sinh
cảnh trong rừng. Đồng thời câu hỏi đặt ra là thành phần, phân bố và vai trò
truyền bệnh của các véc tơ sốt rét tại các sinh cảnh có sự khác biệt hay khơng và
biện pháp phịng chống nào phù hợp, hiệu quả hơn để phòng chống bệnh sốt rét
trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là cho nhóm nguy cơ cao như người đi rừng,
ngủ rẫy, cán bộ kiểm lâm.
Chính vì những lý do trên, chúng tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành
phần loài, phân bố, vai trị truyền bệnh của muỗi Anopheles và ứng dụng
lưới Zerofly® phòng chống véc tơ sốt rét tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô,
Đắk Lắk (2020-2023)” với mục tiêu:
1. Xác định thành phần lồi, phân bố, một số đặc tính sinh thái và vai trò
truyền bệnh của muỗi Anopheles tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, Đắk Lắk
2020-2021.
2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng lưới ZeroFly® phịng chống muỗi truyền bệnh
sốt rét trong phịng thí nghiệm và tại thực địa.


3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới, tại Việt Nam và điểm nghiên cứu
1.1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2022), trên toàn thế giới
có khoảng 247 triệu người mắc bệnh và 619.000 người chết do sốt rét trong năm
2021 tăng 2 triệu trường hợp so với năm 2020. Trong đó khu vực Châu Phi có
tình hình sốt rét nặng nhất với 234 triệu trường hợp mắc (chiếm 95%), sau đó là
đến khu vực Tây Nam Á với khoảng 5,4 triệu trường hợp mắc (chiếm 2,2%) và
khu vực Tây Thái Bình Dương, có khoảng 1,4 triệu trường hợp mắc (chiếm
0,56%) số trường hợp mắc sốt rét trên toàn cầu [8].
Kể từ năm 2000, số ca tử vong do sốt rét giảm dần từ 897.000 xuống
577.000 vào năm 2015 và 568.000 vào năm 2019. Tuy nhiên, năm 2020, số ca tử
vong do sốt rét là 625.000 ca, tăng 57.000 ca tử vong so với năm 2019. Số ca tử
vong ước tính vào năm 2021 là 619.000, giảm nhẹ so với năm 2020 [8].
Như vậy tình hình bệnh sốt rét trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp và là
một trong những bệnh cần phải được quan tâm phịng chống.
1.1.2. Tình hình sốt rét tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cơng cuộc phịng chống và loại trừ bệnh sốt rét đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Cho đến hết năm 2022, Việt Nam đã có 42 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương được công nhận loại trừ bệnh sốt rét. Tình hình bệnh
sốt rét giảm mạnh từ 19.638 BNSR năm 2012 xuống 455 BNSR năm 2022, tuy
nhiên vẫn diễn biến phức tạp ở một số khu vực, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, gia
tăng và quay trở lại. Năm 2022, cả nước ghi nhận 455 BNSR giảm 2,57% so với
cùng kỳ năm 2021. Số trường hợp bệnh nhân ác tính tăng 7 trường hợp so với
cùng kỳ năm 2021 [9].
Trong năm 2022, số BNSR có KSTSR tập trung ở 3 khu vực chính là Tây
Nguyên (48,79%), Miền núi phía Bắc (23,52%), Miền Trung (16,48%). Số bệnh
nhân sốt rét giảm ở khu vực Tây nguyên, Miền Trung, Đông Nam Bộ. Ở Miền


4
núi phía Bắc số trường hợp bệnh sốt rét ở tỉnh Lai Châu chiếm 96,26% tổng số
BNSR của khu vực. Trong số 10 tỉnh có số lượng KSTSR cao nhất cả nước năm

2022 thì có 5 tỉnh có số lượng KSTSR tăng so với năm 2021 gồm Lai Châu,
Quảng Trị, Nghệ An, Khánh Hịa, Ninh Thuận. Nhóm trên 15 tuổi có tỷ lệ mắc
75,38%, cao hơn so với các tuổi khác. Người có cơng việc liên quan đến đi rừng,
làm rẫy chiếm tỷ lệ cao [9].
Mặc dù bệnh sốt rét có chiều hướng giảm trong những năm gần đây nhưng
vẫn diễn biến phức tạp và để loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam thì việc phịng
chống cho người vào rừng rẫy là một thách thức cần được quan tâm.
1.1.3. Tình hình sốt rét tại tỉnh Đắk Lắk và điểm nghiên cứu
Đắk Lắk là 1 trong 6 tỉnh trọng điểm trong 5 năm gần nhất và là 1 trong 7
tỉnh có số KSTSR cao nhất cả nước năm 2022 với 11 trường hợp [9]. Trong đó
huyện Ea Kar là địa phương có nhiều trường hợp mắc sốt rét tại Đắk Lắk, tập
trung nhiều ở 2 xã Ea Sar và Ea Sô. Năm 2014 hai xã Ea Sar và Ea Sô thuộc
vùng 4 là vùng sốt rét lưu hành vừa. Tuy nhiên theo báo cáo dịch tễ sốt rét năm
2019, hai xã này đã thay đổi thành vùng 5 là vùng sốt rét lưu hành nặng [10].

Hình 1.1. Tình hình bệnh nhân sốt rét xã Ea Sô từ năm 2015- 2020


5
Theo số liệu của Trạm y tế xã Ea Sô, năm 2018 phát hiện 75 bệnh nhân có
KSTSR. Năm 2019, tại xã phát hiện 86 bệnh nhân có KSTSR. Tuy nhiên năm
2020 chỉ có 8 bệnh nhân có KSTSR (hình 1.1).
Nhìn chung, nguy cơ dịch sốt rét bùng phát trở lại tại tỉnh Đắk Lắk vẫn
cịn hiện hữu. Cần có các biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét cho các đối
tượng dễ bị lây nhiễm bệnh sốt rét như lực lượng trông giữ rừng tại khu bảo tồn
thiên nhiên Ea Sô và người dân thường xuyên vào rừng.
1.2. Thành phần lồi, phân bố, vai trị truyền bệnh của muỗi Anopheles
1.2.1. Thành phần loài, phân bố của muỗi Anopheles trên thế giới
Việc xác định thành phần loài, phân bố của muỗi Anopheles cụ thể của từng
địa điểm, từng sinh cảnh là hết sức cần thiết để xác định tất cả các lồi muỗi có

khả năng truyền bệnh sốt rét tại địa điểm nghiên cứu. Đồng thời việc xác định
vai trò truyền bệnh của muỗi để biết được loài muỗi nào là véc tơ chính, lồi nào
là véc tơ phụ làm cơ sở xây dựng các biện pháp, lập kế hoạch, xây dựng chiến
lược phòng chống véc tơ sốt rét hiệu quả.
Anopheles được mô tả đầu tiên bởi nhà côn trùng học người Đức Johann
Wilhelm Meigen vào năm 1818 và Ronald Ross đã chỉ ra rằng muỗi truyền
KSTSR vào năm 1897 [11]. Đầu thế kỷ 20, Watson là nhà khoa học đầu tiên
nghiên cứu biện pháp phòng chống muỗi [12].
Đến năm 2010, họ muỗi Culicidae Meigen, 1818 có 3.528 lồi, được chia
thành 2 phân họ là Culicinae Meigen, 1818 và Anophelinae Grassi, 1900. Phân
họ Anophelinae Grassi được chia thành 3 giống là Anopheles Meigen, 1818;
Bironella Theobald, 1905; Chagasia Cruz, 1906. Các lồi muỗi có khả năng
truyền bệnh sốt rét gọi là véc tơ sốt rét đều thuộc giống Anopheles [13].
Dựa trên số liệu về 465 loài Anopheles và hơn 50 loài chưa được đặt tên
trên thế giới của Harbach (2011) [14] và cùng với số liệu về hơn 70 lồi
Anopheles có khả năng truyền bệnh của Service (2002) [15], cùng với dữ liệu về
hơn 41 loài là véc tơ sốt rét chính của Hay SI (2010), Sinka và cộng sự (2012)
[16] đã tổng hợp và thể hiện thành bản đồ phân bố của 41 loài/phức hợp loài véc


6
tơ sốt rét chính trên thế giới, trong đó 9 loài/phức hợp loài véc tơ phân bố ở
Châu Mỹ phát hiện, 6 loài/phức hợp loài véc tơ phân bố ở Châu Âu và Trung
Đơng, 7 lồi/phức hợp lồi phân bố ở Châu Phi và 17 loài/phức hợp loài phân bố
ở Châu Á (Hình 1.2).

Hình 1.2. Bản đồ phân bố véc tơ sốt rét chính trên thế giới
(Nguồn: Sinka và cộng sự, 2012)
Trong số 41 loài/phức hợp loài véc tơ sốt rét chính đã được phát hiện trên
thế giới, có 3 véc tơ chính là An. dirus, An. minimus và An. epiroticus phân bố ở

Việt Nam, trong đó có một số nghiên cứu đã phát hiện 2 véc tơ An. dirus và An.
minimus có mặt tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sơ.
Theo Coosemans và cộng sự (2007), các lồi muỗi Anopheles ở Đơng Nam
Á có tính đa dạng cao và véc tơ sốt rét chính phần lớn thuộc về phức hợp lồi
hoặc thuộc nhóm các lồi có quan hệ gần gũi, khó hoặc khơng thể phân biệt
được do sự tương đồng về đặc điểm hình thái. An. minimus và An. dirus là hai
lồi véc tơ chính truyền bệnh sốt rét ở các nước Đơng Nam Á, trong đó có Việt
Nam, đều là thành viên của phức hợp loài Minimus và Dirus. Trong đó phức
hợp lồi Minimus gồm 3 lồi, phức hợp loài Dirus gồm 7 loài. Bằng việc áp


7
dụng các phương pháp định loại bằng kỹ thuật sinh học phân tử, các loài trong 2
phức hợp này và các lồi có quan hệ gần gũi đã được xác định chính xác [17].
Các nghiên cứu cho thấy nơi đẻ trứng của An. dirus là các vũng nước có tán
cây che phủ. Vào mùa khô nơi đẻ trứng của An. dirus là các ổ nước trong rừng
sâu. Vào mùa mưa nơi đẻ trứng của An. dirus ở gần các khu dân cư hơn. Dutta
và cộng sự (2010), điều tra tại Đông Bắc Ấn Độ, phát hiện bọ gậy An. dirus
trong rừng và bìa rừng chủ yếu ở các vũng nước và vết chân voi [18].
An. minimus thường đẻ trứng ở dịng suối, mương nước, nước trong, chảy
chậm, có thực vật thuỷ sinh mọc ven bờ. Tại Ấn Độ, An. minimus đẻ trứng
quanh năm ở suối nước trong, nước chảy chậm và một số mương nước chảy vào
ruộng có cỏ mọc bên bờ [19].
Shao-sen Zhang (2018) nghiên cứu tại quận Tengchong, tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc gần biên giới Trung Quốc - Myanmar qua điều tra cho thấy bọ gậy
An. minimus chiếm 32,29% số bọ gậy thu được ở ao, chiếm 36,36% số bọ gậy
thu được ở hồ nước, chiếm 92% số bọ gậy thu được ở mương nước, chiếm 50%
số bọ gậy thu được ở cánh đồng trồng lúa [20].
1.2.2. Thành phần loài, phân bố của muỗi Anopheles tại Việt Nam
Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng (1968) đã xuất bản khoá định loại

muỗi Anopheles ở Việt Nam gồm 32 loài [21].
Trần Đức Hinh (1987, 1995) tổng hợp danh sách 58 loài Anopheles và 1
dạng sp trên toàn quốc. Tác giả nhận xét về phân bố của muỗi Anopheles theo
cảnh quan, độ cao, vùng địa lý tự nhiên: 5 loài gặp ở mọi vùng tự nhiên, 20 loài
chỉ phát hiện ở vùng núi đồi, 2 loài chỉ phân bố ở vùng nước lợ, 29 loài chỉ gặp
ở một số khu địa lý nhất định [22].
Hồ Đình Trung (2005) đã tổng hợp danh sách 59 loài Anopheles, chưa kể
một số là phức hợp đồng hình gồm nhiều lồi thành viên như An. minimus có 2
lồi, An. maculatus có ít nhất 10 loài [23].
Đến năm 2015, Việt Nam xác định được 64 lồi muỗi Anopheles, 15 lồi có
khả năng truyền bệnh sốt rét. Trong đó 3 véc tơ chính truyền bệnh sốt rét là


8
An. dirus, An. minimus và An. epiroticus. Các véc tơ phụ gồm An. aconitus, An.
jeyporiensis, An. maculatus, An. sinensis, An. subpictus, An. vagus. Ngoài ra
một số loài nghi ngờ là véc tơ sốt rét như An. lesteri, An. nimpe, An. interruptus,
An. culicifacies [24], [25]. Ở miền Bắc nước ta có 33 lồi Anopheles; Nam
Trung bộ và Tây Ngun có 45 lồi; Nam bộ và Lâm Đồng có 44 lồi [26]
Nguyễn Văn Tuấn (2015), nghiên cứu tại tỉnh Bình Phước và Đắk Nơng
cho thấy có mặt 19 lồi Anopheles tại điểm nghiên cứu, trong đó có mặt 2 véc tơ
chính An. dirus, An. minimus [27].
Phùng Thị Kim Huệ (2015), nghiên cứu thành phần loài muỗi Anophels tại
khu vực thuỷ điện, thuỷ lợi tỉnh Gia Lai từ 2013-2014 thu được 23 loài muỗi
Anopheles, có mặt 2 véc tơ chính An. dirus, An. minimus [28].
Ngơ Kim Kh (2019) nghiên cứu thành phần lồi muỗi Anopheles ở khu
vực miền Trung – Tây Nguyên, kết quả thu được 18 loài Anopheles (khu vực
miền trung thu được 16 loài Anopheles và khu vực Tây Nguyên thu được 14 lồi
Anopheles). Trong đó cả hai khu vực nghiên cứu đều xuất hiện cả 2 véc tơ chính
truyền bệnh sốt rét là An. dirus và An. minimus [29].

Vũ Việt Hưng (2020), nghiên cứu ở huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú n thu
được 13 lồi Anopheles, trong đó có 2 véc tơ chính An. dirus, An. minimus và 3
véc tơ phụ An. aconitus, An. jeyporiensis, An. maculatus [30].
Như vậy muỗi Anopheles có thành phần lồi đa dạng với 64 lồi phân bố
trên tồn quốc, trong đó khu vực Miền Trung - Tây Ngun và Đơng Nam Bộ
nói chung hay khu bảo tồn thiên nhiên nói riêng có mặt 2 lồi véc tơ chính
truyền bệnh sốt rét là An. dirus, An. minimus và 3 loài véc tơ phụ An. aconitus,
An. jeyporiensis, An. maculatus.
1.2.2.1. Phân bố An. dirus tại Việt Nam
Tại Việt Nam, An. dirus phân bố ở vùng rừng núi từ nam Thanh Hóa trở
vào phía Nam, kể cả một số đảo như Cơn Đảo, Phú Quốc. Lồi muỗi này có
phân bố gắn liền với rừng, thích hợp nhất là rừng rậm tự nhiên, sinh sản ở các
vũng nước trong ven suối hoặc các ổ nước đọng trong rừng có bóng râm che


9
phủ. Trong những năm gần đây diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp do phá rừng
để lấy đất canh tác nên diện phân bố của loài này cũng bị thu lại. Một số vùng
sốt rét lưu hành nặng trước đây như Thanh Hóa, Nghệ An lồi này có mật độ rất
cao nhưng đến nay hầu như khơng tìm thấy [31]. Có nhiều nghiên cứu về thành
phần lồi, phân bố của An. dirus tại các địa điểm cụ thể:
Trần Đức Hinh (1996) tổng kết các nghiên cứu cho thấy An. dirus có mặt ở
vùng rừng, núi từ 20 vĩ độ bắc (Nam Thanh Hố) trở vào phía Nam. Phân bố của
An. dirus liên quan chặt chẽ với rừng, vườn cây [22].
Takano cộng sự (2010), bằng phương pháp mơ tả hình thái và kỹ thuật PCR
đã xác định An. dirus ở Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Khánh Hồ, Phú
n là loài An. dirus. Ở Bắc Kạn là loài An. takasagoensis [32].
Vũ Đức Chính (2011) tổng hợp các nghiên cứu từ 2003 đến 2010 cho thấy
An. dirus phân bố ở 15/71 điểm điều tra trên toàn quốc, từ Nghệ An đến Bình
Phước, ngồi ra cịn phát hiện ở Cơn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Phú Quốc,

tỉnh Kiên Giang. An. dirus phân bố chủ yếu trong rừng, rẫy [33].
Vũ Việt Hưng (2014), điều tra tại xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hoà, tỉnh
Phú Yên bằng phương pháp mồi người thu được An. dirus trong rừng với mật độ
22,29 con/người/đêm và trong khu dân cư là 0,5 con/người/đêm [34].
Nguyễn Văn Tuấn (2015), nghiên cứu tại tỉnh Bình Phước và Đắk Nơng
cho thấy An. dirus chiếm 66,75% số lượng muỗi Anopheles thu được. An. dirus
phân bố ở cả 3 sinh cảnh khu dân cư, bìa rừng và trong rừng [27].
Vũ Đức Chính và cộng sự (2017), điều tra tại xã Sơn Thái, tỉnh Khánh Hoà
thu được An. dirus ở rẫy là 77,39%; ở rừng là 22,61%, trong khu dân cư không
thu thập được An. dirus [35].
Nguyễn Xuân Quang (2017), điều tra ở Gia Lai thu được An. dirus chiếm
54,4% số muỗi thu được trong rừng; 1,3% số muỗi thu được trong rẫy, trong khu
dân cư không thu thập được An. dirus [36].
Ngô Kim Khuê (2019) nghiên cứu thành phần, phân bố của véc tơ sốt rét ở
khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho thấy An. dirus có mặt tại khu vực ven



×