Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá hiệu lực của nến xua với muỗi anopheles epiroticus và culex vishnui

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------

Phạm Văn Quang

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA NẾN XUA VỚI MUỖI ANOPHELES
EPIROTICUS VÀ CULEX VISHNUI (DIPTERA: CULICIDAE)
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ THỰC ĐỊA TẠI XÃ AN THỚI
ĐÔNG HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------

Phạm Văn Quang

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA NẾN XUA VỚI MUỖI ANOPHELES
EPIROTICUS VÀ CULEX VISHNUI (DIPTERA: CULICIDAE)
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ THỰC ĐỊA TẠI XÃ AN THỚI
ĐÔNG HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60420103

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Cán bộ hƣớng dẫn:

TS. Vũ Đức Chính
PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng

Hà Nội 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Đức Chính, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn
trùng Trung ƣơng và PGS. TS. Nguyễn Văn Quảng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
cũng nhƣ nghiên cứu khoa học.
Em xin cảm ơn lãnh đạo và các cán bộ Khoa Hóa thực nghiệm, Khoa Côn trùng
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
học tập và thực hiện tốt luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Động vật không xƣơng sống,
các thầy giáo, cô giáo Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện luận văn.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đã động viên tinh thần và tạo điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2017

Học viên

Phạm Văn Quang



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
1.1. Sơ bộ về muỗi An. epiroticus và Cx. vishnui và các biện pháp phòng chống muỗi
trên thế giới ................................................................................................................... 3
1.1.1.

Muỗi Anopheles epiroticus và Culex vishnui .................................................. 3

1.1.2.

Các biện pháp phòng chống véc tơ ................................................................. 4

1.1.2.1. Các biện pháp vật lý và môi trường ................................................................ 4
1.1.2.2. Các biện pháp sinh học ................................................................................... 5
1.1.2.3. Các biện pháp hoá học .................................................................................... 5
1.2. Sơ bộ về muỗi An. epiroticus và Cx. vishnui và biện pháp phòng chống muỗi ở
Việt Nam..................................................................................................................... 10
1.2.1.

Một số đặc điểm của An. epiroticus, Cx. vishnui và vai trò truyền bệnh ở

Việt Nam ..................................................................................................................... 10
1.2.2.

Nghiên cứu các biện pháp phòng chống véc tơ ở Việt Nam......................... 12

1.2.2.1. Các biện pháp vật lý và môi trường .............................................................. 12
1.2.2.2. Các biện pháp sinh học: ................................................................................ 12
1.2.2.3. Các biện pháp hoá học: ................................................................................. 14

1.3. Một số đặc điểm tự nhiên, xã hội của Xã An Thới Đông huyện Cần Giờ Thành
phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................ 18
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................................. 19
2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................ 19


2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 19
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 20
2.4. Nến nghiên cứu .................................................................................................... 20
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 21
2.5.1. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ................................................................. 21
2.5.1.1. Chuẩn bị ...................................................................................................... 21
2.5.1.2. Các bước tiến hành ........................................................................................ 23
2.5.1.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm......................................................................... 24
2.5.1.4. Đánh giá tác dụng không mong muốn của nến đối với người trực tiếp tham
gia thí nghiệm ............................................................................................................. 24
2.5.2. Nghiên cứu tại thực địa ..................................................................................... 24
2.5.2. 1. Đánh giá hiệu lực của nến insecticandel ...................................................... 24
2.5.2.2. Đánh giá tác dụng không mong muốn và sự chấp nhận của cộng đồng ....... 26
2.5.3.

Phân tích và xử lý số liệu .............................................................................. 26

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu. .................................................................................. 27
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ....................................................................... 29
3.1. Hiệu lực và tác dụng không mong muốn của nến insecticandel trong
phòng thí nghiệm. .................................................................................................... 29
3.1.1. Hiệu lực của nến Insecticandel với An. epiroticus trong phòng thí nghiệm .......... 30
3.1.2. Tác dụng không mong muốn của nến insecticandel với ngƣời trực tiếp thử

nghiệm. ...................................................................................................................... 35
3.2. Hiệu lực và tác dụng không mong muốn của nến insecticandel tại thực địa ....... 37
3.2.1. Hiệu lực xua muỗi của nến .................................................................................. 37


3.2.1.1. Thành phần loài mu i tại thôn An Đông xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ,
Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................. 37
3.2.1.2. Hoạt động đốt mồi của An. epiroticus và Cx. vishnui theo thời gian ............ 38
3.2.1.3. Hiệu lực xua mu i của nến insecticandel tại thực địa................................... 39
3.2.1.4. Hiệu lực xua mu i của nến với An. epiroticus ............................................... 39
3.2.1.5. Hiệu lực xua mu i của nến với Cx. vishnui ................................................... 42
3.2.2. Tác dụng không mong muốn và sự chấp nhận của cộng đồng với nến xua tại
thực địa ....................................................................................................................... 44
3.2.2.1. Tác dụng không mong muốn của nến Insecticandel ............................. 44
3.2.2.2. Sự chấp nhận của cộng đồng với nến Insecticandel ...................................... 45
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 46
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 47
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 1


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số lƣợng muỗi An. epiroticus ngã gục tức thời và tỷ lệ chết sau 24 giờ .......... 30
Bảng 3.2. Tỷ lệ % muỗi ngã gục ở các thí nghiệm tại các thời điểm ................................ 32
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả thử nghệm hiệu lực diệt muỗi An. epiroticus ...................... 34
Bảng 3.4. Tổng hợp tác dụng không mong muốn đối với ngƣời trực tiếp thử nghiệm..... 36
Bảng 3.5. Số lƣợng cá thể và tỷ lệ các loài muỗi thu đƣợc tại thôn An Đông .................. 37
Bảng 3.6. Số lƣợng và mật độ muỗi thu đƣợc tại các thời điểm trong đêm ...................... 38
Bảng 3.7. So sánh mật độ muỗi An. epiroticus đốt ngƣời ................................................. 40
Bảng 3.8. Hiệu lực phòng chống muỗi An. epiroticus của nến theo giờ ........................... 41

Bảng 3.9. So sánh mật độ muỗi Cx. vishnui đốt ngƣời của nhóm thử nghiệm ................ 42
Bảng 3.10. Hiệu lực phòng chống muỗi Cx. vishnui của nến xua muỗi theo giờ ............ 43
Bảng 3.11. Kết quả phỏng vấn tác dụng không mong muốn của nến xua muỗi ............... 44
Bảng 3.12. Số lƣợng và tỷ lệ (%) hộ gia đình sử dụng nến xua muỗi ............................... 45


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc hoá học của transfluthrin..................................................................... 10
Hình 2.1. Bản đồ Xã An Thới Đông huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh ............... 19
Hình 2.2. Nến thử nghiệm ................................................................................................. 20
Hình 2.3. Buồng thử Peet Grady ....................................................................................... 22
Hình 3.1. Thí nghiệm nến xua trong buồng thử Peet Grady 1,8 x 1,8 x1,8m .................. 29
Hình 3.2. Tỷ lệ % trung bình muỗi ngã gục theo thời gian thử nghiệm............................ 31
Hình 3.3. Tỷ lệ % muỗi chết ở các thí nghiệm đƣợc tiến hành tại các thời điểm
khác nhau sau khi đốt nến .............................................................................................. 33
Hình 3.4. Hoạt động đốt mồi của muỗi theo thời gian thí nghiệm trong đêm .................. 38


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
An.

Anopheles

Ae.

Aedes

Cs

Cộng sự


Cx.

Culex

PCSR

Phòng chống sốt rét

SR

Sốt rét

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VNNB

Viêm não Nhật Bản

KT50

Thời gian muỗi ngã gục 50% (Knock – down time)

KT90

Thời gian muỗi ngã gục 90% (Knock – down time)

WHO


Tổ chức Y tế thế giới (World health Organization)

CDC

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh
(Centrers for disease control and prevention)


MỞ ĐẦU
Sốt rét (SR) là bệnh truyền nhiễm với sức khoẻ cộng đồng ở nhiều nƣớc trên
thế giới và Việt Nam, bệnh gây ra bởi ký sinh trùng thuộc giống Plasmodium, qua
trung gian truyền bệnh là các loài muỗi thuộc giống Anopheles (An.) [2, 4]. Theo
báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về SR năm 2015, ƣớc tính có khoảng
212 triệu trƣờng hợp mắc bệnh sốt rét; có 429,000 ngƣời tử vong do sốt rét trên
toàn cầu [50]
Cho đến hiện nay, bệnh sốt rét chƣa có vắc xin phòng bệnh, do đó phòng
chống véc tơ là một phần quan trọng trong chiến lƣợc phòng chống SR toàn cầu
của (WHO) với mục tiêu chính là cắt đứt sự lan truyền ký sinh trùng SR.
Biện pháp phun tồn lƣu và tẩm màn với hóa chất diệt côn trùng là hai biện
pháp chính sử dụng trong Chƣơng trình Quốc gia phòng chống và loại trừ SR tại
Việt Nam. Hai biện pháp này có hiệu quả trong phòng chống sốt rét (PCSR) cho
cộng đồng ngƣời sinh sống ở khu vực dân cƣ (thôn, bản..) tuy nhiên hai biện pháp
này không bảo vệ đƣợc con ngƣời trong thời gian trƣớc khi ngủ và sáng sớm, khi ở
ngoài màn. Biện pháp xua muỗi bảo vệ cá nhân đóng vai trò quan trọng trong ức
chế hút máu của muỗi cũng nhƣ hạn chế muỗi tiếp xúc với ngƣời của véc tơ sốt rét.
Hiện có một số công cụ bảo vệ cá nhân phổ biến nhƣ bình xịt, kem xoa xua muỗi,
hƣơng xua… nhƣng mỗi loại sản phẩm đều có những ƣu điểm và hạn chế riêng về
hiệu lực và cách thức sử dụng. Biện pháp xua muỗi bảo vệ cá nhân làm giảm nguy
cơ truyền bệnh bằng việc hạn chế tiếp xúc giữa muỗi và ngƣời đóng vai trò quan

trọng trong công cuộc loại trừ sốt rét tại Việt Nam.
Một số nghiên cứu dùng nến xua diệt muỗi trên thế giới với hoạt chất
Transfluthrin cho hiệu quả xua muỗi tốt, nhƣ nghiên cứu của Gunter và cộng sự
(cs) [35-37] và đặc biệt nghiên cứu tại Malaysia với nến chứa Transfluthrin 4%
cho hiệu quả xua đƣợc 94% muỗi Culex (Cx.) quinquefasciatus [34]. Ở Việt Nam
ngƣời ta cũng sử dụng nến thay thế đèn khi mất điện, một số vùng sâu vùng xa đặc
biệt là ở những nhà không có điện có thể sử dụng nến để thắp sáng và nếu trong

1


nến có chất xua thì đồng thời có hai tác dụng thắp sáng và xua muỗi. Mặt khác có
thể sử dụng nến xua thay thế hƣơng xua vì một số nơi không thích dùng hƣơng xua
do tín ngƣỡng và một số vùng thuộc Tây Nguyên có nhiều ngƣời theo đạo tin lành
có thói quen sử dụng nến.
Muỗi Anopheles epiroticus là một trong ba véc tơ chính truyền Sốt rét (SR)
chủ yếu ở Việt Nam. Muỗi Anopheles epiroticus phân bố vùng ven biển nƣớc lợ,
mật độ cao ở vùng nuôi tôm, loài muỗi này phát triển quanh năm, sử dụng hóa chất
diệt để phòng chống gặp khó khăn do muỗi đã kháng với một số hóa chất diệt côn
trùng, ngoài ra ở vùng này muỗi Culex vishnui là véc tơ truyền bệnh Viêm não
Nhật Bản (VNNB) cũng là loài chiếm ƣu thế. Để góp phần tìm biện pháp phòng
chống muỗi đốt phù hợp cho khu vực này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu lực của nến xua với mu i Anopheles epiroticus và Culex vishnui
trong phòng thí nghiệm và thực địa tại xã An Thới Đông huyện Cần Giờ thành phố
Hồ Chí Minh” với các mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu lực diệt muỗi Anopheles epiroticus của nến Insecticandel và
tác dụng không mong muốn với ngƣời trực tiếp tham gia thử nghiệm trong phòng
thí nghiệm.
2. Đánh giá hiệu lực xua muỗi Anopheles epiroticus và Culex vishnui của nến
xua Insecticandel và tác dụng không mong muốn, sự chấp nhận của cộng đồng tại

thôn An Đông, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TPHCM.

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ bộ về muỗi An. epiroticus và Cx. vishnui và các biện pháp phòng chống
muỗi trên thế giới
1.1.1. Muỗi Anopheles epiroticus và Culex vishnui
An. epiroticus là tên đồng vật do Linton và Harbach công bố năm 2005. Trƣớc
đây vẫn đƣợc coi là véc tơ SR chính với tên gọi An. sundaicus, vùng phân bố của
chúng tại khu vực Đông Nam Á. Loài này là véc tơ truyền SR chính ở vùng nƣớc lợ
ven biển, Nam Việt Nam, Căm Pu Chia, Thái Lan và phía đông bán đảo Malaysia,
chúng đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và cũng có nhiều công trình công bố
trên nhiều khía cạnh từ phân loại, phân bố, sinh học, sinh thái học, vai trò truyền
bệnh, phòng chống… [24, 25].
Cx. vishnui Theobald, 1901 là một trong 3 loài thuộc phân nhóm Cx. vishnui là véc
tơ quan trọng truyền bệnh Viêm não Nhật Bản (VNNB) [43]. Loài muỗi này cũng là
véc tơ truyền bệnh VNNB quan trọng ở Đài Loan, Malaysia, Ấn Độ, Đông Timor [33]
và Việt Nam [18]. Muỗi trƣởng thành thích hút máu động vật và thƣờng gặp ở chuồng
lợn.
Viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh truyền nhiễm sang ngƣời từ động vật do
Flavivirus gây ra. Trong tự nhiên, vi rút đƣợc duy trì và lây truyền qua chu trình muỗi,
chim và động vật. Lợn đƣợc coi là động vật cảm nhiễm cao nhất. Sau khi xâm nhập vào
máu, vi rút sinh sản nhanh chóng, mật độ vi rút trong cơ thể lợn rất cao, do đó có khả
năng truyền sang cho ngƣời và các động vật qua muỗi, kết quả có thể gây thành dịch
(Chu và Joo, 1993) [26]. Sự hiện diện của véc tơ truyền bệnh VNNB, cùng với chăn
nuôi lợn là yếu tố quan trọng trong chu trình truyền bệnh VNNB.


3


1.1.2. Các biện pháp phòng chống véc tơ
Các biện pháp phòng chống véc tơ đƣợc áp dụng nhằm diệt muỗi hoặc bọ gậy
làm giảm mật độ muỗi, hoặc xua muỗi, ngăn cản muỗi tiếp xúc với ngƣời để đạt đƣợc
mục tiêu cuối cùng là hạn chế khả năng truyền bệnh của véc tơ. Các biện pháp phòng
chống véc tơ đƣợc xây dựng dựa trên những hiểu biết về đặc điểm sinh học, sinh thái
học véc tơ (thành phần loài, phân bố, khả năng truyền bệnh, mùa sinh sản và phát
triển, tập tính đốt mồi…)
Từ khi phát hiện muỗi có thể truyền một số bệnh nguy hiểm các nhà khoa học đã
tập trung nghiên cứu các biện pháp phòng chống. Những biện pháp mới đƣợc cải tiến
và hoàn thiện, hiệu quả ngày càng cao. Mỗi biện pháp đều có những ƣu, nhƣợc điểm
riêng và đƣợc áp dụng sao cho phù hợp với mỗi vùng. Có thể phân loại các biện pháp
phòng chống thành 3 nhóm theo cách sử dụng là: Biện pháp vật lý - môi trƣờng, biện
pháp sinh học và biện pháp hoá học.
1.1.2.1. Các biện pháp vật lý và môi trường
Các biện pháp vật lý có từ cổ xƣa khá đơn giản nhằm để xua, diệt, ngăn muỗi tiếp
xúc đốt ngƣời dƣới các hình thức cơ học nhƣ đập, xua bằng cành lá, hun khói, đóng
kín cửa, mặc quần áo dài… Các biện pháp mới hơn nhƣ lƣới chống muỗi cho cửa nhà
ở hoặc nằm màn tránh muỗi đốt. Trong những năm gần đây là vợt tích điện, bẫy đèn...
Các biện pháp cải tạo môi trƣờng nhƣ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, đổ
dầu, thả hạt xốp, bèo che mặt nƣớc cũng đƣợc sử dụng phổ biến [24].
Vinod (1991) đã nghiên cứu việc quản lý môi trƣờng trong phòng chống véc tơ
An. culicifacies và An. stephensi ở Ấn Độ [45], Gorgas đã thành công trong việc sử
dụng những biện pháp quản lý môi trƣờng để làm giảm đi bệnh SR cho công nhân trên
kênh đào Panama.

4



1.1.2.2. Các biện pháp sinh học
Có thể kể đến nhƣ thả cá ăn bọ gậy hoặc cá ăn rong, cỏ phá ổ đẻ của muỗi, nơi trú
ẩn của bọ gậy, sử dụng muỗi biến đổi gen…
Năm 2014, Griffin tiến hành nghiên cứu đánh giá sự ăn thịt của 4 loài cá
Pseudomugil signifier, Hyseleotris galii, Pseudogobius sp. và Gambusia holbrooki
dùng trong phòng chống bọ gậy Aedes vigilax. Cả 4 loài tiêu thụ số lƣợng lớn bọ gậy
cả tuổi 2 và tuổi 4. Tất cả các loài cho khả năng tiêu thụ bọ gậy là nhƣ nhau trong giờ
đầu tiên ở các thí nghiệm, trƣớc khi giảm xuống tới một tỷ lệ ăn không đổi. Cá
Gambusia holbrooki tỏ ra có tỷ lệ ăn bọ gậy cao nhất nhƣng không phù hợp để phòng
chống muỗi do là sinh vật ngoại lai ở Australia. 3 loài cá bản địa Pseudomugil signifier
cho thấy tiềm năng lớn nhƣ là một tác nhân phòng chống muỗi, có tỷ lệ tiêu thụ bọ gậy
có thể so sánh với cá Gambusia holbrooki và ở những loài này tỷ lệ tiêu thụ bọ gậy
vào ban đêm không giảm mạnh [29].
1.1.2.3. Các biện pháp hoá học
Biện pháp hóa học đƣợc sử dụng hiệu quả trong phòng chống véc tơ bao gồm các
biện pháp phun tồn lƣu, tẩm màn bằng hóa chất, phun không gian ... Ngoài ra cũng có
một số nghiên cứu biện pháp bảo vệ cá nhân nhƣ: Tẩm tấm đắp, tẩm võng, tẩm rèm
bằng hóa chất diệt muỗi hoặc sử dụng chất xua côn trùng... Dƣới đây là một số biện
pháp quan trọng để PCVT:
- Biện pháp phun tồn lưu:
Năm 2015, Haji và cộng sự nghiên cứu hiệu quả tồn lƣu của pirimiphos-methyl
(Actellic 300CS) với chủng muỗi nhạy và kháng trên 5 loại tƣờng (tƣờng đất, tƣờng
sơn dầu, tƣờng vôi, tƣờng gạch và tƣờng đá) ở Zanzibar. Kết quả thử nghiệm hiệu lực
sinh học sau 24 giờ phun hoá chất cho thấy tất cả 5 loại tƣờng đều cho tỷ lệ muỗi chết
100%. Hiệu quả tồn lƣu này đƣợc duy trì 8 tháng liên tiếp. Kết quả thử nghiệm sinh
học sau 9 tháng phun hoá chất, tƣờng vôi, tƣờng đất, tƣờng gạch và tƣờng đá cho tỷ lệ
muỗi chết ≤80%, chỉ có tƣờng sơn dầu cho tỷ lệ muỗi chết ≥ 97% [33].

5



- Biện pháp phun không gian:
Phun không gian là một hoá chất dạng dung dịch đƣợc phát tán trong không khí
dƣới dạng hàng trăm triệu hạt đƣờng kính nhỏ hơn 30µm. Nó chỉ hiệu quả khi những
hạt hoá chất này đƣợc bay lơ lửng trong không khí. Phun không gian đƣợc thực hiện
chủ yếu nhƣ là phun mù nóng và phun mù lạnh.
Hoá chất sử dụng trong phun không gian là những hoá chất thông thƣờng đƣợc sử
dụng nhƣ fenitrothion, malathion, pirimiphos – methyl, cyfluthrin, cypermethrin,
deltamethrin…[46].

Laura Harburguer và cs năm 2012 đã nghiên cứu so sánh hiệu lực phòng chống
muỗi Ae. aegypti của phƣơng pháp phun mù nóng và mù lạnh sử dụng dầu và diesel
làm dung môi . Kết quả chỉ ra rằng khi nƣớc đƣợc sử dụng nhƣ là dung môi, phun mù
nóng và mù lạnh đều cho hiệu quả nhƣ nhau về tỷ lệ muỗi chết (khoảng 90%). Khi
phun mù nóng với nƣớc là dung môi tỷ lệ muỗi chết bên ngoài nhà (85%) cao hơn khi
phun mù nóng với diesel (65%) nhƣng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết
quả ngƣợc lại khi phun trong nhà (22% và 58%) [39].
- Biện pháp tẩm màn:
Biện pháp tẩm màn với hóa chất diệt côn trùng nhằm ngăn cản và làm giảm mức
độ tiếp xúc giữa muỗi và ngƣời. Biện pháp này thiên về bảo vệ cá nhân hơn là bảo vệ
cộng đồng. Tuy vậy, muỗi sau khi tiếp xúc với hoá chất tẩm trên màn có thể bị chết
cho nên biện pháp này cũng có tác dụng bảo vệ cộng đồng, nhất là khi màn tẩm hóa
chất đƣợc sử dụng trên diện rộng với tỷ lệ ngƣời ngủ trong màn cao. Ngƣời sử dụng
màn tẩm hóa chất diệt côn trùng hàng đêm ngủ trong màn phải tiếp xúc trực tiếp với
hóa chất trên màn nên các hóa chất đƣợc lựa chọn để tẩm màn phải có tiêu chuẩn về
độ an toàn, không gây tác dụng phụ không mong muốn và không có mùi khó chịu.
Hóa chất để tẩm màn hiện nay thƣờng đƣợc lựa chọn là hóa chất ICON 2,5 CS với liều
20 mg hoạt chất/m2 và Fendona 10 SC với liều 25 mg hoạt chất/m2 [14].


6


- Biện pháp bảo vệ cá nhân bằng sử dụng chất xua côn trùng:
Hóa chất xua đƣợc sử dụng phổ biến để ngăn ngừa các loài côn trùng hút máu.
Các chất này đƣợc xoa trực tiếp lên da, hoặc đƣợc xoa, tẩm vào quần áo, màn, lƣới
chống côn trùng. Hiệu quả và thời gian bảo vệ tùy thuộc vào loại hóa chất, cách sử
dụng, điều kiện môi trƣờng (nhiệt độ, độ ẩm, gió...), mức nhạy cảm của côn trùng với
hóa chất... Thông thƣờng, thời gian hiệu lực của các chất xua kéo dài từ 15 phút đến
10 giờ khi xoa lên da, còn khi sử dụng trên quần áo, vải vóc thì thời gian tác dụng có
thể dài hơn. Hóa chất xua rất có giá trị trong những tình huống mà các biện pháp
khác không có hoặc kém tác dụng. Hóa chất xua thƣờng đƣợc sử dụng để bảo vệ cho
những ngƣời thƣờng xuyên hoạt động ban đêm ngoài nhà và ở lại ban đêm trong
rừng, rẫy. Tuy nhiên, có thể sử dụng khi ở nhà vào thời gian lúc sớm trong đêm trƣớc
khi buông màn đi ngủ để ngăn cản muỗi đốt ngƣời [36].
Hóa chất sử dụng xua muỗi thông dụng là DEET (N, N-diethyl-3methylbenzamide, trƣớc đây đƣợc gọi là N, N-diethyl-m-toluamide). Một số hóa chất
tổng hợp nhóm pyrethroid cũng có hiệu lực xua muỗi nhƣ permethrin, allethrin... Chất
xua côn trùng có nguồn gốc thực vật đang ngày càng trở nên phổ biến vì có độc tính
thấp, các sản phẩm từ sả, dầu đậu tƣơng và bạch đàn...Năm 2005, Trung tâm tâm kiểm
soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã khuyến cáo về hoá chất phòng chống muỗi và
bổ sung thêm hai chất xua mới, ngoài DEET là: Picaridin [1-Piperidinecarboxylic acid,
2 - (2-hydroxyetyl) -, 1-methylpropylester và dầu của Lemon-Eucalyptus [p-menthane
3,8-diol (PMD)]. Các sản phẩm phân phối rộng rãi trên thị trƣờng đã chứng minh chất
xua picaridin có hiệu quả nhƣ DEET [35].
Vùng Amazon có véc tơ chính là An. darlingi có đỉnh hoạt động đốt ngƣời cao
trƣớc nửa đêm trƣớc khi mọi ngƣời đi ngủ (cũng có nghĩa là ngƣời dân chƣa sử dụng
màn) nên việc kết hợp sử dụng kem xua muỗi và nằm màn tẩm hóa chất làm giảm mắc
SR tới 80% so với nằm màn đơn thuần [40].
Kết quả nghiên cứu tại một ngôi làng miền đông Afghanistan cho thấy, sử dụng
Mosbar (xà phòng chống thấm có chứa DEET) làm giảm 45 % tỷ lệ mắc SR, mặt


7


khác việc kết hợp giữa Mosbar và màn tẩm hóa chất (ITNs) làm giảm 69 % tỷ lệ mắc
SR. Sử dụng Mosbar đã ngăn chặn An. stephensi và An. nigerimus đốt trong suốt thời
gian từ sau khi hoàng hôn đến sáng sớm. Đánh giá của ngƣời dân cho biết, 74 % hài
lòng khi sử dụng sản phẩm Mosbar và chỉ có 8 % không hài lòng khi sử dụng màn
tẩm hóa chất [42].
Karel Van Roey và cs năm 2014 nghiên cứu hiệu lực xua muỗi của picaridin tại
Lào cho thấy tỷ lệ xua muỗi trong 5 giờ là 97,4% và không giảm theo thời gian.
Picaridin 20% có hiệu lực tƣơng tự nhƣ Deet 20%, và tốt hơn Picaridin 10%. Hiệu quả
xua muỗi của Picaridin tốt hơn khi so với muỗi Mansonia và muỗi Culex khi so sánh
với muỗi Anopheles. Hiệu lực xua muỗi của Picaridin thấp hơn khi sử dụng với mu i
Ae. aegypti và Ae. albopictus [38].
Một số tinh dầu có hiệu quả xua muỗi tốt nhƣ tinh dầu sả, tinh dầu húng
tây, geraniol, tinh dầu bạc hà, tinh dầu tuyết tùng, tinh dầu đinh hƣơng...đã đƣợc
sử dụng trong phòng chống muỗi. Hầu hết các loại tinh dầu bay hơi nhanh nên
xua đuổi muỗi kém hiệu quả. Tinh dầu tách chiết từ các thành viên của họ
Lamiaceae (họ bạc hà trong đó bao gồm các loại thảo mộc, dƣợc liệu), họ
Poaceae (cỏ thơm) và họ Pinaceae (thông) cũng thƣờng đƣợc sử dụng phòng
chống côn trùng trên thế giới.
Năm 2011, Anitha và cộng sự cũng tiến hành nghiên cứu về đƣa các hạt dầu sả
chanh vào sợi dệt polyester xua muỗi và kết quả cho thấy, vải polyester tẩm tinh
dầu cho hoạt động phòng chống muỗi cao (92%) [41].
Năm 2014, Jayant Udakhe và cộng sự đã tập trung vào việc nghiên cứu tìm
kiếm giải pháp tự nhiên thân thiện để thay thế các hóa chất thƣơng mại. Bạch đàn,
hoa oải hƣơng, và các viên nang siêu nhỏ sả đã đƣợc khám phá nhƣ giải pháp thay
thế tự nhiên đã cho kết kết quả tốt [37].
Trong thập kỷ 20, nhiều chất xua tổng hợp đã đƣợc sản xuất. Các chất này có

tác dụng kéo dài, không độc hại, có hiệu quả với nhiều loại côn trùng [14].
Gunter và cộng sự năm 2008 nghiên cứu khả năng của nến chứa tinh dầu để xua

8


côn trùng đốt ở môi trƣờng tỷ lệ muỗi đốt thấp và cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở ngoài
trời, ở khoảng cách 1 mét nến chứa citronela làm giảm tỷ lệ muỗi cái bắt đƣợc trong
bẫy CDC 35,4% và muỗi cát là 15,4%. Nến chứa linalool làm tỷ lệ muỗi cái bắt đƣợc
trong bẫy CDC giảm 64,9% và muỗi cát là 48,5%, trong khi nến chứa geraniol làm
giảm tỷ lệ muỗi cái bắt đƣợc trong bẫy CDC 81,5% và muỗi cát là 69,8%. Tăng
khoảng cách đến 2 mét và 3 mét hiệu quả xua giảm mạnh. Sử dụng nến chứa geraniol
để bảo vệ tình nguyện viên ở môi trƣờng muỗi đốt nhiều thì khả năng xua muỗi là 56%
và với muỗi cát là 62% ở khoảng cách 1 mét. Ở nơi ít muỗi thì khả năng xua của nến
geraniol là 62% và không thấy xuất hiện muỗi cát [30].
Cũng trong năm 2008, Gunter và cộng sự nghiên cứu sự bảo vệ khỏi muỗi đốt
trong nhà: so sánh giữa nến chứa 5% citronela, linalool và geraniol. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng hiệu quả xua của nến chứa citronela là 29%, nến chứa linalool là
71,1% và nến chứa geraniol là 85,4%. hiệu quả xua đối với muỗi cát của nến chứa
citronela là 24,7%, nến chứa linalool là 55,2% và nến chứa geraniol là 79,7% [31].
Gunter và cs (2009) nghiên cứu khả năng xua muỗi của nến chứa 5% citronela,
linalool và geraniol và bộ khuếch tán tinh dầu với 20g tinh dầu. Ở trong nhà, tỷ lệ xua
muỗi của nến chứa citronela là 14% trong khi tỷ lệ xua muỗi của bộ khuếch tán
citronela là 68%. Tỷ lệ xua muỗi của nến chứa geraniol là 50% trong khi tỷ lệ xua của
bộ khuếch tán geraniol là 97%. Nến chứa linalool không đƣợc thử nghiệm nhƣng bộ
khuếch tán linalool có tỷ lệ xua muỗi là 93%. Ngoài nhà, bộ khuếch tán chứa citronela
đặt cách bẫy 6m xua 22%, chứa linalool xua 58%, và chứa geraniol 75% [32].
- Giới thiệu về nến xua mu i Insecticandel:
Nến xua muỗi Insecticandel đƣợc công ty Candelax sản xuất. sản xuất thành
phần chính là nến có thành phần Transfluthrin 4% là chất xua muỗi. Công thức hóa

học là: C15H12Cl2F4O2: TRANSFLUTHRIN 2,3,5,6-tetrafluorobenzyl(1R,3S)-3(2,2-dichlorovinyl)-2,2- dimethyl cyclopropane carboxylate. Chất này đã đƣợc
WHO khuyến cáo sử dụng để phòng chống côn trùng năm 2006 [47].
Theo khuyến cáo của WHO thì transfluthrin thuộc độ độc nhóm II (độ độc

9


thấp) là một hoạt chất dùng để sản xuất hƣơng xua, dung dịch bốc hơi xua muỗi
dùng điện..., an toàn và dễ ứng dụng. Transfluthrin thuộc họ pyrethroid tổng hợp,
có công thức hóa học là C 15H12Cl2O2

Hình 1.1. Cấu trúc hoá học của transfluthrin
Tên hóa học: 2,3,5,6 - tetrafluorobenzyl (1R,3S) – 3 - (2,2-dichlorovinyl) - 2,2 dimethylcyclopropanecarboxylate [47].
Nến xua muỗi Insecticandel đã đƣợc Đại học Tổng hợp Sain Penang Malaysia
đánh giá hiệu lực diệt trong phòng thí nghiệm khi sử dụng buồng Pet Grady là 100%
với muỗi Ae. aegypti. Hiệu lực xua tại thực địa transfluthrin 3% và transfluthrin 4%
làm giảm 85,43% và 94% tƣơng ứng với muỗi Cx.quinquefasciatus [34].
1.2. Sơ bộ về muỗi An. epiroticus và Cx. vishnui và biện pháp phòng chống muỗi ở
Việt Nam
1.2.1. Một số đặc điểm của An. epiroticus, Cx. vishnui và vai trò truyền bệnh ở
Việt Nam
Nhìn chung hoạt động tìm mồi của An. epiroticus diễn ra suốt đêm nhƣng đỉnh
đốt mồi thay đổi theo từng địa phƣơng và thƣờng đỉnh cao vào 10 giờ đêm tới 2 giờ
sáng. An. epiroticus hút máu cả ngƣời và gia súc, tỷ lệ hút máu ngƣời và gia súc ở các
vùng khác nhau cũng khác nhau. Một số nghiên cứu ở miền Nam Việt Nam thấy An.
epiroticus đốt ngƣời nhiều hơn đốt gia súc [25].
Nơi đẻ của An. epiroticus là các thuỷ vực nƣớc lợ ven biển, nƣớc không chảy
hoặc chảy chậm, có thực vật thuỷ sinh. Vùng ven biển Nam Việt Nam An. epiroticus
ƣa đẻ ở các thuỷ vực nƣớc đứng có độ mặn từ 3% đến 28%, độ mặn thích hợp nhất
của loài này khoảng 7% [12]. Các ao nuôi tôm (vuông tôm) nƣớc lợ có rong là thuỷ


10


vực rất thích hợp cho bọ gậy An. epiroticus phát triển [27].
Ở Việt Nam, An. epiroticus đƣợc coi là có tập tính trú đậu trong nhà ban ngày.
Tuy vậy, dƣới áp lực của hoá chất diệt côn trùng sử dụng trong phòng chống véc tơ sốt
rét, một tỷ lệ đáng kể An. epiroticus chuyển ra trú ẩn ngoài nhà [14].
Vai trò truyền bệnh của An. epiroticus đã đƣợc xác định là véc tơ sốt rét chính ở
vùng ven biển Nam Bộ. Tuy nhiên ở một số nơi thể hiện không rõ ràng bởi tỷ lệ mắc
trong cộng đồng rất thấp chẳng hạn nhƣ điều tra ở Bạc Liêu miền Nam Việt Nam.
Coosemans và cộng sự (1998) thấy rằng tuy không thấy muỗi nhiễm ký sinh trùng
nhƣng mật độ đốt ngƣời trung bình của An. epiroticus rất cao 12,8 con/giờ/ngƣời
chứng tỏ mức độ nguy hiểm của loài này nếu nhƣ ở đây có mầm bệnh [28].
Cx. vishnui sống chủ yếu ngoài nhà, hoạt động đốt mồi chủ yếu ở chuồng gia súc,
bọ gậy sống trên đồng ruộng, đặc biệt là ruộng lúa, vùng trồng đào, cây cảnh, rau màu
nơi dùng hóa chất bảo vệ thực vật thƣờng xuyên và kéo dài... nên loài này chịu tác
động trực tiếp của các hóa chất đƣợc sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp và một
phần ảnh hƣởng bởi các hóa chất dùng để diệt muỗi trong chƣơng trình phòng chống
sốt rét, sốt xuất huyết [10].
Viêm não Nhật Bản (VNNB) có mặt ở Việt Nam từ đầu năm 1950, dịch lƣu hành
nặng tại một số tỉnh phía Bắc [4]. Trong các thập niên 1980, 1990 và đầu những năm
2000, viêm não nhật bản đƣợc xác định có mặt tại một số tỉnh thành phía Nam [11].
Hồ Thị Việt Thu (2012) điều tra cắt ngang về thành phần loài muỗi Culex và tỷ lệ
nhiễm vi rút VNNB trên lợn đƣợc thực hiện đồng thời tại quận Ninh Kiều và huyện
Cờ Đỏ thuộc thành phố Cần Thơ, huyện Vĩnh Lợi và huyện Đông Hải thuộc tỉnh Bạc
Liêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy muỗi Culex là giống muỗi có mật độ cao nhất
chiếm tỷ lệ 57,59% trong tổng số muỗi thu thập. Trong tổng số muỗi Culex thu thập
đƣợc, Cx. tritaeniorhynchus có số lƣợng cao nhất chiếm tỷ lệ 52,88%, tiếp theo đó là
Cx. vishnui với tỷ lệ 24,84%. Tỷ lệ nhiễm vi rút VNNB trên theo có mối tƣơng quan

cao với mật độ muỗi trung bình của muỗi Culex (R2 = 0,9996), trong đó tƣơng quan
cao với loài muỗi Cx. tritaeniorhynchus (R2 =0,9998) và Cx. vishnui (R2 =0,6629)

11


nhƣng không có tƣơng quan với các loài muỗi Culex khác [22].
Nghiên cứu của Đặng Tuấn Đạt (2009) cho thấy đã phân lập đƣợc virus viêm não
Nhật bản từ máu lợn nuôi nơi có mặt các loài muỗi Cx. tritaeniorhynchus, Cx. vishnui,
Cx. gelidus và Cx. fuscocephala [5].
1.2.2. Nghiên cứu các biện pháp phòng chống véc tơ ở Việt Nam
Các biện pháp phòng chống véc tơ SR tại Việt Nam cũng tƣơng tự với các biện
pháp phòng chống trên thế giới, gồm 3 nhóm chủ yếu: Vật lý - môi trƣờng; sinh học và
hoá học.
1.2.2.1. Các biện pháp vật lý và môi trường
Trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết theo quyết định số 3711 của Bộ
y tế khuyến cáo việc phòng muỗi đốt là làm lƣới chắn muỗi vào nhà, thƣờng xuyên
ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài nếu có thể, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sốt xuất huyết Dengue và huy động sự tham
gia của cộng đồng phát hiện loại bỏ ổ lăng quăng/bọ gậy: loại bỏ các vật dụng phế
thải, sử dụng tác nhân sinh học diệt lăng quăng/bọ gậy (thả cá, Mesocyclops).
Loại trừ ổ bọ gậy: Dụng cụ chứa nƣớc sinh hoạt (chum vại, bể nƣớc mƣa, cây
cảnh...): dùng các biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh đẻ (có nắp đậy thật kín, thả cá...);
Lật úp các dụng cụ gia đình nhƣ xô, chậu, bát, máng nƣớc gia cầm. Đối với bẫy kiến,
lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nƣớc tủ lạnh hoặc điều hòa nhiệt độ: Dùng dầu hoặc cho
muối vào, thay nƣớc 1 lần/tuần, cọ rửa thành dụng cụ chứa nƣớc để diệt trứng
muỗi Aedes aegypti, Aedes albopictus; Thu dọn, phá hủy các ổ chứa nƣớc tự nhiên
hoặc nhân tạo (chai, lọ, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa...) cho vào túi rồi
chuyển tới nơi thu gom phế thải của địa phƣơng hoặc hủy bỏ bằng chôn, đốt; Các hốc
chứa nƣớc tự nhiên (hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa...): loại bỏ, lấp kín, chọc thủng hoặc

làm biến đổi [20].
1.2.2.2. Các biện pháp sinh học:
Một số biện pháp đƣợc sử dụng nhƣ thả cá ăn bọ gậy [24]. Một số chủng vi

12


khuẩn Bacilluss có khả năng tiết độc tố diệt côn trùng. Một số chủng nấm ký sinh để
gây bệnh cho muỗi. Những thay đổi ở gene muỗi gây bất thụ hoặc không cho ký sinh
trùng tồn tại trong cơ thể muỗi [19].
Trƣơng Quang Học và cs năm 2011 nghiên cứu sử dụng vi khuẩn nội bào tồn tại
sẵn trong cơ thể vật chủ, Wolbachia pipientis, nhằm ngăn chặn khả năng làm lây
truyền virus sốt xuất huyết của véc tơ chủ yếu của bệnh là muỗi vằn Aedes aegypti.
Vi khuẩn Wolbachia là vi khuẩn nội bào và không lây nhiễm từ cá thể muỗi này sang
cá thể muỗi khác nhƣng lại di truyền theo chiều dọc thông qua trứng của côn trùng
mang vi khuẩn. Nó tạo ra cơ chế sinh sản đƣợc biết tới với tên gọi tƣơng kỵ chất tế
bào, nghĩa là Wolbachia có thể thâm nhập vào quần thể côn trùng thông qua giao
phối bằng cách làm giảm khả năng sinh sản của côn trùng cái không mang
Wolbachia nếu chúng giao phối với côn trùng đực mang Wolbachia. Giao phối giữa
hai cá thể côn trùng mang Wolbachia sẽ cho ra thế hệ con mang vi khuẩn này [13].
Nhóm các nhà khoa học đánh giá các tác động không mong muốn có thể xảy ra khi
phóng thả muỗi Ae. aegypti mang Wolbachia nhằm phòng chống Sốt xuất huyết tại
Việt Nam đã đƣa ra kết luận: Khả năng và hậu quả của đa phần nguy cơ đƣợc các
chuyên gia đánh giá và ƣớc tính ở mức độ “có thể bỏ qua” [13].
Năm 2015, Hien Tran Nguyen và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá thực địa khả
năng áp dụng của muỗi mang Wolbachia ở Australia và Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng
sự xâm lấn của muỗi mang vi khuẩn vào quần thể tự nhiên không đều ở thực địa
Australia và đồng đều tại đảo Trí Nguyên, Khánh Hòa. Sau khi ngừng thả muỗi vào
khu thử nghiệm tần suất muỗi mang vi khuẩn giảm ở các khu vực thử nghiệm. Tần
suất giảm nhanh nhất là ở Babinda và Trí Nguyên [44].

Năm 2016, Trần Vũ Phong và cộng sự nghiên cứu đánh giá tác dụng diệt bọ gậy
muỗi Aedes của chế phẩm Bactivec (Bacillus thuringiensis14) trên thực địa tại Thanh
Hóa, năm 2015. Kết quả cho thấy sau khi thả Bactivec mỗi tháng 1 lần trong 6 tháng
liên tục, mật độ bọ gậy Aedes đã giảm mạnh và duy trì ổn định ở mức rất thấp, dao
động quanh mức 0,01 (con/nhà). Chỉ số này giảm mạnh so với trƣớc thử nghiệm 32
lần đối với Ae. aegypti và hơn 300 lần đối với Ae. albopictus trong 6 tháng áp dụng

13


chế phẩm. Ở giai đoạn theo dõi tiếp theo, cho thấy mật độ quần thể của cả hai loài
Ae. aegypti và Ae. albopictus đều bị khống chế ở mức rất thấp (< 0,06 con/nhà) và sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các chỉ số này ở nhóm đối chứng. Kết quả giám
sát dịch tễ học cho thấy không có trƣờng hợp nghi mắc sốt xuất huyết Dengue nào
đƣợc ghi nhận tại xã Hoằng Phụ trong suốt thời gian thử nghiệm [19].
1.2.2.3. Các biện pháp hoá học:
Các biện pháp hoá học phòng chống muỗi trƣởng thành đã chứng tỏ hiệu quả và
đã góp phần to lớn cho thành công của chƣơng trình PCSR ở Việt Nam.
Các biện pháp hóa học phòng chống véc tơ SR đƣợc lựa chọn trong chƣơng
trình quốc gia PCSR là phun tồn lƣu và tẩm màn bằng hóa chất. Ngoài ra cũng có
một số nghiên cứu biện pháp bảo vệ cá nhân nhƣ: Tẩm tấm đắp, tẩm bọc võng, tẩm
rèm bằng hóa chất diệt muỗi, sử dụng chất xua côn trùng...
- Biện pháp phun tồn lưu:
Chƣơng trình quốc gia PCSR ở Việt Nam đã đƣa vào thử nghiệm nhiều loại
hóa chất để phòng chống véc tơ bằng phun tồn lƣu thay cho DDT. Một số hóa chất
thuộc nhóm Pyrethroid đã đƣợc chọn và sử dụng để phun nhƣng sử dụng rộng rãi
nhất hiện nay là lambda cyhalothrin (ICON 10 WP) và alpha cypermethrin
(Fendona 10 SC) phun với liều 30mg/m 2 (Lê Khánh Thuận, Trƣơng Văn Có và CS
năm 1997) [23].
Năm 2016, Vũ Đức Chính và cộng sự nghiên cứu đánh giá hiệu quả biện pháp

phun tồn lƣu hóa chất Fendona 10SC trong phòng chống sốt xuất huyết chủ động
tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả phun hoá chất tồn
lƣu Fendona 10SC trên tƣờng gạch với muỗi Ae. aegypti chủng phòng thí nghiệm
cho thấy hoá chất có hiệu lực tồn lƣu trong vòng 5 tháng. Hoá chất Fendona 10SC
có hiệu lực diệt tốt với chủng thực địa trong 3 tháng sau khi phun từ 87,05% sau 7
ngày xuống 56,25% sau 3 tháng can thiệp [4].
- Biện pháp phun không gian:

14


Năm 2015, Trần Thanh Dƣơng và cộng sự tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu
lực diệt muỗi Ae. aegypti của hoá chất Pirimiphos methyl bằng phƣơng pháp phun
mù nóng và mù lạnh. Kết quả cho thấy đối với phƣơng pháp phun thể tích hạt cực
nhỏ mù lạnh Pirimiphos methyl 50% với liều 200g hoạt chất/ha cho kết quả thử
nghiệm với tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ là 97-99,08%. Đối với phƣơng pháp phun
ULV mù nóng, Pirimiphos methyl 50% với liều 100g hoạt chất/ha cho kết quả thử
nghiệm với tỷ lệ muỗi chết là 95-98,75%. Chế phẩm Pirimiphos methyl 50% có
hiệu lực diệt tốt với muỗi Ae. aegypyti, đặc biệt là đối với muỗi đã kháng với một
số hoá chất [7].
- Biện pháp tẩm màn:
Tác động của màn tẩm hóa chất là xua và ngăn không cho muỗi hút máu ngƣời,
tất cả mọi ngƣời dùng màn đều đƣợc bảo vệ. Màn đã tẩm hóa chất sẽ có tác dụng diệt
chết hoặc xua đuổi muỗi bay đi, không vào màn đốt ngƣời đƣợc. Màn tẩm hóa chất
diệt côn trùng tồn lƣu lâu có thể giặt trong quá trình sử dụng (ít nhất chịu đƣợc 20 lần
giặt) và hóa chất trên màn vẫn có hiệu lực trong quá trình sử dụng tới 3 năm (Lê Xuân
Hùng và Nguyễn Mạnh Hùng, 2010) [15].
Phạm Thị Khoa và Cs (2015) đã tiến hành nghiên cứu hiệu lực tồn lƣu và khả
năng chịu giặt của màn Permanet 2.0 extra với muỗi trong phòng thí nghiệm. Kết quả
cho thấy với muỗi An. dirus sau 20 lần giặt, tỷ lệ muỗi chết là 92,5% (chân màn) và

92,2% (mặt bên màn và nóc); Với muỗi Ae. aegypti, tỷ lệ muỗi chết trên màn giặt 20
lần là 99,1% (chân màn) và 97,7% (mặt bên và nóc). Nhƣ vậy màn có tác dụng diệt
muỗi tốt [17].
Vũ Đức Chính (2016) và cộng sự nghiên cứu đánh giá độ bền, hiệu lực tồn lƣu và
sự chấp nhận của cộng đồng với màn tẩm hóa chất có tác dụng tồn lƣu dài Yorkool, tại
vùng sốt rét lƣu hành nặng tỉnh Bình Phƣớc năm 2015. Kết quả cho thấy sau 3 năm sử
dụng thì số hộ có màn Yorkool bị rách chiếm tỷ lệ cao là 64,22% trong đó màn bị rách
tỷ lệ nhỏ (< 0,5 cm) chiếm 31,97%, 0,5 – 2 cm chiếm 30,57%, 10 – 25 cm chiếm 9,4%
và > 25cm chiếm 3,3%. Có sự chấp nhận của cộng đồng đối với màn tẩm hóa chất có

15


tác dụng tồn lƣu dài Yorkool. Màn Yorkool sau 3 năm sử dụng vẫn còn hiệu lực với
muỗi An. dirus chủng nhạy phòng thí nghiệm đạt tỷ lệ trung bình 82% [3].
- Biện pháp bảo vệ cá nhân bằng sử dụng chất xua côn trùng:
Tại Việt Nam, hóa chất xua đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến để ngăn ngừa các
loài côn trùng hút máu. Các chất này đƣợc xoa trực tiếp lên da, hoặc đƣợc xoa, tẩm
vào quần áo, màn, võng. Ngoài ra trên thị trƣờng còn có các hóa chất xua muỗi dạng
dung dịch, tấm xua, vòng tay xua muỗi…
Chế Ngọc Thạch (2014) nghiên cứu đánh giá hiệu lực của kem xua muỗi kết
hợp với màn Permanet 2.0 đối với véc tơ sốt rét tại một số địa phƣơng lƣu hành sốt
rét nặng tỉnh Bình Thuận. Kết quả chỉ ra rằng An. dirus chủng phòng thí nghiệm và
chủng thu thập tại thực địa sau khi tiếp xúc với màn Permanet 2.0 đã sử dụng ngoài
thực địa 7 tháng tỷ lệ chết là 100%. Hiệu lực của kem xua chống muỗi An. dirus đốt
ngƣời là 89% trong khoảng thời gian 7-8 giờ. Hiệu lực của kem xua kết hợp với mà
Permanet 2.0 chống muỗi An. dirus đốt ngƣời là 93% [21].
Trần Thanh Dƣơng và cộng sự (2015) nghiên cứu sản xuất bình xịt diệt côn
trùng NIMPE hƣơng chanh. Kết quả hiệu lực diệt muỗi của bình xịt trong phòng thí
nghiệm cho tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ tiếp xúc là 100%. Bình xịt diệt côn trùng

NIMPE hƣơng chanh cho hiệu quả diệt tốt với Ae. aegypti chủng phòng thí nghiệm
và chủng thực địa [9].
Vũ Việt Hƣng và cs (2015) nghiên cứu hiệu lực xua cả kem xua và hƣơng xua
với muỗi Anopheles tại xã Trà Đơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Kết quả
cho thấy hiệu lực xua trung bình trong 6 giờ của kem xua Soffell với muỗi
Anopheles là 90,11%. Với sản phẩm này có 91,43% hộ gia đình sử dụng kem xua,
53,03% ngƣời bôi kem xua thƣờng xuyên, 25,25% ngƣời thỉnh thoảng bôi kem và
21,72% ngƣời không bôi kem. Trong đó chỉ có 0,65% ngƣời bôi kem xua bị tác
dụng không mong muốn là ngứa da. Sản phẩm hƣơng xua (do Viện Sốt rét – ký sinh
trùng – Côn trùng Trung ƣơng sản xuất) có hiệu lực xua trung bình trong 6 giờ với
muỗi Anopheles là 89,43%, có 100% hộ gia đình đốt hƣơng xua, trong đó có 99,09%

16


×