Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Chuyên đề các phạm trù lý luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.24 KB, 16 trang )

CHUYÊN ĐỀ: CÁC PHẠM TRÙ LÝ LUẬN VĂN HỌC
A/ VĂN HỌC:
Văn học là những tác phẩm nghệ thuật được nhà văn tái hiện đời sống, hiện thực bằng nghệ
thuật ngôn từ qua nhiều hình thức thể loại như: văn xi, thơ ca, kịch, lý luận phê bình… Qua
đó, người tiếp nhận có thể cảm nhận được thế giới qua nhãn quan của người nghệ sĩ.
Văn học đã xuất hiện lâu đời từ thời chưa khai sinh chữ viết, văn học đã được đón nhận qua
thể loại văn học dân gian qua hình thức truyền miệng. Theo sự phát triển của nhân loại, văn
học viết dần hình thành. Suốt một chiều dài “nghìn năm văn hiến”, văn học như một thứ tất
yếu trong đời sống tinh thần của nhân loại trên tồn thế giới.

I/ Đặc trưng văn học.
1. Ngơn từ văn học:
“Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn từ, cơng cụ chủ yếu của nó và – cùng với các sự
kiện, các hiện tượng của cuộc sống – là chất liệu của văn học”
(M.Gorki)
“ yếu tố thứ nhất của văn học”
“viện bảo tàng lưu giữ tinh hoa”
a. Ngôn từ khác với ngôn ngữ như thế nào?
- Ngôn ngữ (Tiếng) là tổng thể tất cả các đơn vị, phương tiện, các kết
hợp mà lời nói sử dụng (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, các phương thức
tu từ). Từ đó tạo nên lời nói (phát ngơn nói và viết) là hình thức tồn tại
thực tế của ngôn ngữ vốn phong phú, sinh động, đa dạng.
- Ngơn từ là lời nói được sử dụng với tất cả phẩm chất thẩm mĩ và khả
năng nghệ thuật của nó. Nói văn học là nghệ thuật ngơn từ, thực chất là
nói văn học là nghệ thuật sử dụng câu văn, lời văn, bài văn vào mục
đích nghệ thuật.
“Nhà văn như nhà khoa học tìm cho vật chất những tính năng mới.
Than đá là chất đốt, giờ lại thành chất chế ra vải mặc, thuốc uống”
(Chế Lan Viên)
Như thế, ngôn ngữ nhân dân là “than đá”. Từ “than đá” ấy, nghệ sĩ
sáng tạo đã phát kiến chế tác thành “vải mặc, thuốc uống”, đó là ngơn


từ văn học.
b. Phẩm chất ngơn từ:
- Tính hình tượng:
Do nhiệm vụ của văn học là biểu đạt thế giới bằng hình tượng nên
ngơn từ trong tác phẩm văn học cần phải giàu tính hình tượng - đó là
khả năng làm ta như thấy sự sống động đang vận động trước mắt mình,
điều kì diệu nhất của văn chương là làm như con người như thấy được
“sự sinh thành của bản thân đời sống” (Nguyễn Minh Châu)
Biểu hiện của tính hình tượng là gì?
Các loại từ “hình tượng”: tượng thanh, tượng hình, mơ tả trạng thái,


-

-

-

+

cảm giác…
Phương thức chuyển nghĩa của từ: ví von, ẩn dụ, hốn dụ. Khả năng
của ngơn từ trong việc soi sáng một vật này lên một vật khác.
Thể hiện hiện thực cuộc sống: bất kì lời nói, lời viết nào cũng có thể
xem như là một chi tiết của cuộc sống, bộc lộ những bản chất sâu kín
của đời sống khác với nội dung trực tiếp của lời nói. Chất liệu ngơn từ
khơng phải là yếu tố hình thức thuần túy mà cịn mang yếu tố nội dung.
Tính biểu cảm:
+ Văn chương là tiếng nói tình cảm, nên ngơn từ nghệ thuật có
tính biểu cảm. Văn chương có giọng điệu, và giọng điệu chính

là phương diện thể hiện tình cảm của nhà văn đối với tượng
hình mơ tả. Ngay cả khi tiết chế cảm xúc, thì sự tiết chế cũng là
ký hiệu tình cảm. (VD: Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp, Kafka).
+ Tính biểu cảm biểu hiện qua tác phẩm bằng hình tượng bao
quát và ngay trong những từ ngữ cụ thể. Tính biểu cảm biểu
hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như gián tiếp, trực tiếp,
có hình ảnh hoặc chỉ là ngơn ngữ thuần t. Tuy vậy, tính biểu
cảm bộc lộ rõ nhất ấy là khi tác giả muốn nhấn mạnh cảm xúc
nội tâm.
+ Một vài ví dụ:
“Con sơng bên lở bên bồi
Một con cá lội biết mấy người buông câu”
(Ca dao)
“Bốn bề ánh bạc biển pha lê
Chiếc đảo hồn tơi rợn bốn bề
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê”
(Xuân Diệu - Nguyệt cầm)
Tính mơ hồ, đa nghĩa:
+ Văn chương luôn nắm bắt sự sống ở trong trạng thái động, luôn
lắng nghe đời sống từ nhiều chiều. Bởi thế ngôn từ văn chương
bao giờ cũng mở căng các lớp nghĩa, kiếm tìm những chiều
sâu, tạo ra những độ nén và điểm rơi để người đọc tham gia,
đồng sáng tạo.
+ Bắt nguồn từ: mẫu cổ, giấc mơ văn học, co-author, tư duy con
người.
Tính sinh sản:
+ Văn chương cho phép ngơn từ có thể thắng được những thói
quen trong ngơn ngữ. Các nhà văn khơng chỉ là người nương
theo những quy chuẩn mà anh ta còn tạo ra những xô lệch

những quy phạm, dám tạo ra những cách nói riêng biệt, cách
nói chưa từng có, đề từ đó sáng tạo nên những điều chưa từng
có, sáng tạo cách nói mới.
Ví dụ: Chữ bầu lên nhà thơ ( Lê Đạt )


Anh tìm về địa chỉ tuổi thơ
Nhà số lẻ
phố trị chơi bỏ dở
Mộng anh hường
tim mơi em bói đỏ
Giàn trầu già
khua
những át cơ rơi…
( Át cơ )
(Nguồn: Lê Đạt, Bóng chữ, NXB Hội nhà văn, 1994)

2.

Đối tượng văn học:
Mĩ học duy tâm khách quan từ thời Platông đến Hêghen đều cho rằng đối
tượng của nghệ thuật chính là biểu hiện của thế giới thần linh, của những linh
cảm thần thánh, của ý niệm tuyệt đối - một thế giới sản sinh trước loài người.
Nghĩa là, mọi đối tượng của nghệ thuật cũng như của văn học đều là thế giới
của thần linh, của những điều huyền bí, cao cả. Văn học nghệ thuật suy cho
cùng là sự hồi tưởng và miêu tả thế giới ấy, một thế giới không thuộc phạm vi
đời sống hiện thực.
Mĩ học duy tâm chủ quan lại cho rằng, đối tượng nghệ thuật chính là những
cảm giác chủ quan, là cái tôi bề sâu trong bản chất con người của nghệ sĩ,
khơng liên quan gì đến đời sống hiện thực. Đây là một quan điểm đầy mâu

thuẫn, bởi mọi cảm giác của con người bao giờ cũng chính là sự phản ánh
của thế giới hiện thực. Còn các nhà mĩ học duy vật từ xưa đến nay đều khẳng
định, đối tượng của nghệ thuật chính là toàn bộ đời sống hiện thực khách
quan.

➔ Đối tượng của văn học nói riêng, nghệ thuật nói chung, là tồn bộ
thế giới hiện thực có ý nghĩa đối với sự sống con người, mang tư
tưởng, tình cảm, khát vọng của con người. “Nghệ thuật được tác
thành bởi con người. Nó là sự biểu đạt của con người trước thế
giới tự nhiên và đời sống” (Bách khoa toàn thư Comtorp’s).
Trong toàn bộ thế giới hiện thực đó, con người với tồn bộ các
quan hệ của nó là đối tượng trung tâm của văn học. Toàn bộ thế
giới khi được tái hiện trong tác phẩm đều được tái hiện dưới con
mắt một con người cụ thể. Đó có thể là người kể chuyện, là nhân
vật hoặc nhân vật trữ tình... Con người trong văn học trở thành
những trung tâm giá trị, trung tâm đánh giá, trung tâm kết tinh
các kinh nghiệm quan hệ giữa con người và thế giới. Khi lấy con
người làm hệ quy chiếu, làm trung tâm miêu tả, văn học có một
điểm tựa nhìn ra thế giới, bởi văn học nhìn thế giới qua lăng kính
của những con người có cá tính riêng. Do đó, miêu tả con người
là phương thức miêu tả toàn thế giới
➔ Song, khi văn học đặt ánh nhìn về đời sống nó khơng soi nhìn


một cách hời hợt nơng cạn bề ngồi. Văn học không quan tâm
đến những cấu tạo vật chất của thế giới ngược lại văn học chạm
đến những vấn đề về tinh thần về ý nghĩa tồn tại của vật chất của
con người. Nhận thức của văn học khác với nhận thức của khoa
học nếu như khoa học diễn giải thế giới bằng các định lượng về
chất với những phân tích cấu thành đối tượng thì với văn chương

Nhà văn tiếp cận thế giới bằng các mối quan hệ nghĩa là nhà văn
luôn đặt sự vật hiện tượng trong các mối quan hệ với sự vật hiện
tượng khác với các ý niệm tinh thần để tìm kiếm các ý nghĩa.
Ví dụ: Mây biếc về đâu bay gấp gấp (Xuân Diệu).
➔ Bản thân con người cũng cực kỳ phức tạp và bản thân con người
cũng là tâm điểm của nhiều lĩnh vực khác và văn học quan tâm đến
chiều kích cá nhân con người với những cá tính tư tưởng tâm trạng.
Hệ quả của việc đi sâu vào khám phá chiều kích cá nhân văn học
luôn đặt ra những định nghĩa về con người hoặc thách thức mọi
định nghĩa có sẵn về con người văn học nhìn con người ở bình diện
đa chiều, không dễ dãi, không phán xét, không định kiến.
3. Nội dung văn học:
Nội dung tác phẩm văn học là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm
nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau. Cụ thể hơn, nội dung văn học là
bức tranh đời sống được tái tạo trong các tác phẩm văn học - một thế giới nghệ
thuật sống động phong phú
Văn học không phản ánh đời sống một cách nguyên xi, như sự phản chiếu của
tấm gương. Hiện thực văn học bao giờ cũng được tái tạo, chuyển hóa thơng qua
đơi bàn tay sáng tạo của người nghệ sĩ. Hiện thực đi vào tác phẩm nghệ thuật
có bóng dáng cuộc đời, chứ khơng phải trùng khít với cuộc đời.
Sâu hơn nữa, hiện thực văn học khám phá nhiều nhất là hiện thực tinh thần con
người, những chiều kích cá nhân. Văn học nhìn ra được những hiện thực bị
khuất lấp đó, dễ bị gạt ra bên lề, vơ hình trong cuộc sống.
Văn học đã khiến chúng ta nhận ra điều gì về “kẻ khác”?
4. Hình tượng nghệ thuật:
Nếu khoa học chiếm lĩnh đối tượng bằng các khái niệm, định nghĩa thì với
người nghệ sĩ anh ta sẽ cụ thể hóa đối tượng bằng những hình ảnh cảm tính.
Điều kỳ diệu đó đã tác động trực tiếp vào cảm giác của người đọc, người nghe,
khơi dậy những liên tưởng - sự sống đang hình thành.

➔ Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể
hiện và tái tạo theo quy luật của nghệ thuật. (là các khách thể đời sống
được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo)


Các phương diện:
Nhận thức: Nhà văn nói về thế giới, biểu đạt nhận thức của mình
về thế giới bằng hình tượng, cho nên mỗi hình tượng là một phát
hiện của nhà văn về đời sống.
Cấu trúc: Sự thống nhất của các mặt đối lập: cảm tính - lý tính,
chủ quan - khách quan, hữu hình - vơ hình -> cấu trúc đặt biệt làm
cho hình tượng nghệ thuật trở nên sống động, phong phú, khắc
chế những thứ đã trở thành qn tính, thói quen.
Hình tượng nghệ thuật sống động vì:
+
vừa nói ra, vừa khơng nói ra
+
vừa rõ ràng đơn nghĩa, vừa mơ hồ đa nghĩa
+
vừa mời gọi sự diễn giải, vừa khước từ sự diễn giải
II/ Chức năng / giá trị văn học:
1. Chức năng nhận thức:
Chức năng nhận thức thể hiện ở vai trò phản ánh hiện thực của văn học. Nó có
thể đem đến cho người đọc một thế giới tri thức mênh mông về đời sống vật
chất và đời sống tinh thần của nhân loại từ xưa đến nay; về vẻ đẹp thiên nhiên
ở nước mình và trên khắp thế giới.
Văn học là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống. Ăngghen cho rằng đọc tiểu
thuyết của Balzac, người ta có thể hình dung và hiểu về xã hội nước Pháp hơn
là đọc sách của nhiều ngành khoa học xã hội cộng lại. Được như vậy là nhờ
chức năng nhận thức của văn học.

Mặt khác, văn học cịn giúp con người nhận thức về bản thân mình. Từ bao
nhiêu thế kỷ nay, con người thường băn khoăn trước những câu hỏi lớn:
“Mình từ đâu đến ?”; “Mình sống để làm gì?”; “Vì sao đau khổ; “Làm thế nào
để sung sướng, hạnh phúc ?”… Toàn bộ văn học cổ kim, đơng tây đều thể hiện
sự tìm tịi, suy nghĩ không mệt mỏi của con người để giải đáp những câu hỏi
đó. Ở nước ta, văn học dân gian và các tác phẩm của những nhà văn, nhà thơ
nổi tiếng như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí
Minh, Ngơ Tất Tố, Nam Cao, Tố Hữu… đều cho thấy cái gì là đáng yêu, đáng
ghét trong xã hội, giúp chúng ta có khả năng phân tích, đánh giá để nhận ra
chân giá trị của mỗi con người. Nguyễn Du miêu tả những cảnh đời, những số
phận bị vùi dập, khổ đau để thấy khát vọng về quyền sống của con người mãnh
liệt biết chừng nào. Văn học cách mạng thể hiện quan điểm sống chết của nhiều
thế hệ sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước. Thậm chí, từ những
chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt trong cuộc sống được nhà ván đưa vào tác phẩm
cũng giúp người đọc soi mình vào đó để sống tốt hơn. (Đi đường, Tự khuyên
mình, Ốm nặng – Hồ Chí Minh; Con cá chột nưa, Trăng trối – Tố Hữu…).
2. Chức năng giáo dục:


Văn học ni dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người. Định nghĩa
nổi tiếng của nhà văn M.Gorki: Văn học là nhân học trước hết nhấn mạnh đến
mục đích của văn học là giúp con người hiểu được chính mình, nâng cao niềm
tin vào bản thân và làm nảy sinh trong con người một khát vọng hướng tới chân
lí, biết đấu tranh với cái xấu, biết tìm tịi và hướng tới cái đẹp của con người và
cuộc sống.
Như vậy, ngồi chức năng nhận thức, văn học cịn có chức năng ni dưỡng
tâm hồn, trí tuệ, tình cảm, đạo đức cho con người. Văn học luyện cho người
đọc thói quen cảm thụ tinh tế, mài sắc khả năng nhận ra cái thật, cái giả, cái
thiện, cái ác trong cuộc sống.
Văn học nâng đỡ cho nhân cách, giúp hình thành nhân cách, giáo dục con

người tình cảm đúng đắn, trong sáng, biết yêu cái tốt, ghét cái xấu, dám xả thân
vì nghĩa và biết sống đúng đạo lí làm người. Đặc điểm của văn học là thơng
qua sự kiện, hình tượng trong tác phẩm để khơi gợi, kích thích người đọc về
mặt tình cảm, buộc họ phải bày tỏ thái độ và suy nghĩ để có hành động đúng.
Mặt khác, văn học giúp con người tự giáo dục, tự hoàn thiện để sống tốt đẹp
hơn, hữu ích hơn cho xã hội.
3. Chức năng thẩm mĩ:
Văn học mang lại sự hưởng thụ lành mạnh, bổ ích cho tâm hồn. Đặc điểm của
hưởng thụ thẩm mĩ là nâng cao con người lên trên những dục vọng và lợi ích
vật chất tầm thường. Đi vào thế giới của văn học, người đọc chia sẻ buồn vui,
sướng khổ với nhân vật. Yêu kẻ này, ghét kẻ kia hồn tồn khơng dính dáng gì
đến lợi ích vật chất nào ngoài đời. Những giờ phút sống với tác phẩm là những
giờ phút tâm hồn trong sáng, thanh thản nhất. Do đó văn học đem đến cho con
người một niềm vui tinh thần hồn tồn vơ tư nhưng khơng bàng quan, vơ trách
nhiệm.
Văn học cịn làm thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ của người đọc bằng vẻ đẹp ngôn
từ, vần điệu, bằng kết cấu khéo léo, lôi cuốn của từng tác phẩm. Nó làm cho
tâm hồn chúng ta rung động trước những hình tượng nhân vật điển hình, trước
cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về con người và cuộc đời. Nhà văn chân
chính là người có tâm hồn phong phú, đẹp đẽ. Họ lấy tâm hồn chân thành của
mình để soi sáng những cảnh đời tối tăm, vỗ về người đau khổ, lên tiếng vạch
trần cái xấu, cái ác, ca ngợi phẩm chất cao đẹp… Những điều đó có tác dụng
rất lớn tới q trình cảm thụ và hướng tới những giá trị Chân, Thiện, Mĩ của
người đọc.
Chức năng thẩm mĩ của văn học làm cho tầm vóc con người lớn hơn, đời sống
tinh thần trong sáng, phong phú hơn. Nhưng sự hưởng thụ thẩm mĩ chỉ xuất
hiện khi tác phẩm có nội dung sâu sắc và tính nghệ thuật cao, vì chỉ khi đó văn
học mới bảo đảm thỏa mãn tối đa về mặt tinh thần cho người đọc.
III/Thể loại văn học:



Các thể loại văn học đề cập đến phân loại theo nhóm hoặc thể loại của các tác phẩm
văn học khác nhau. Chúng được phân chia dựa trên cấu trúc của chúng cũng như nội
dung. Nói cách khác, chúng ta đang nói về các nhóm lớn, trong đó có tất cả các tác
phẩm văn học.
1. Tác phẩm trữ tình ( thơ ca ):
Thơ là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu cũng như hết sức
quen thuộc với chúng ta. Thơ tác động rộng đến người đọc người nghe bằng sự
nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú. Thơ ca là tấm
gương phản chiếu tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung
động của trái tim trước cuộc đời. Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của
tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Cốt lõi cơ bản của thơ là trữ tình.
Ngơn ngữ thơ cơ đọng, hàm súc, giàu nhịp điệu, hình ảnh sinh động, được tổ
chức đặc biệt theo thể thơ.
-> Phân biệt các thời kỳ, thể loại thơ: thơ Trung Đại, thơ Mới, thơ
Hiện đại,...
2. Truyện:
Khác với thơ ca in đậm dấu ấn chủ quan, truyện phản ánh hiện thực trong tính
khách quan của nó. Truyện thường có cốt truyện, nhân vật, tình huống, mâu
thuẫn diễn ra trong hồn cảnh khơng gian và thời gian nhất định. Truyện sử
dụng nhiều hình thức ngơn ngữ khác nhau, có ngơn ngữ truyện có lời người kể
chuyện, lời nhân vật, đối thoại nội tâm,… Ngôn ngữ truyện gần với ngôn ngữ
đời sống.
Cùng với sự phát triển lịch sử của văn học, truyện cũng có những kiểu loại
khác nhau.
+ Văn học dân gian có nhiều kiểu truyện: Thần thoại, truyền thuyết,
truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngơn.
+ Văn học trung đại có loại truyện viết bằng chữ Hán và loại truyện viết
bằng chữ Nôm (chia theo hình thức văn tự).
+ Trong văn học hiện đại, theo quy mô văn bản và dung lượng hiện thực,

người ta phân ra truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài (tiểu thuyết).
3. Giao thoa thể loại:
Mỗi thể loại giữ một vị trí khác nhau, chức năng khác nhau. Có sự kết
hợp, giao đối cũng chỉ là ẩn hiện, phảng phất, không thực rõ ràng. Do đó mà
khi đưa thể loại này vào thể loại kia, nhà nghệ thuật chỉ "mạo muội" lấy cái
"chất" của thể loại này để bổ túc thêm ý nghĩa và giá trị cho thể loại kia. Vậy
nên, trong văn chương tồn tại những dạng thức như chất thơ trong văn xuôi
(truyện ngắn, tiểu thuyết); chất thơ trong kịch, điện ảnh (các thủ pháp và nét
diễn của nhân vật), nhiếp ảnh; chất văn xuôi (màu sắc tự sự) trong thơ...
Mặc dù người đọc bao thế hệ quen gọi Đoạn trường tân thanh là truyện
Kiều thế nhưng thực chất, nếu xét về mặt hình thức thì truyện Kiều thực ra là


một áng thơ viết theo thể lục bát. Tuy nhiên trong truyện Kiều, khơng chỉ có
cái tình mà Nguyễn Du gửi vào trong câu thơ, cái tâm mà Nguyễn Du rót vào ý
tứ mà cịn có cốt truyện, có tâm lý, có tình tiết, có suy nghĩ, có quan điểm của
nhân vật về thế giới, về thân phận mình. Trong văn xi, người ta lấy hai đặc
trưng chính là "sự" và "cái thơ nhám" đối lập với "tình" và "cái hoa mỹ" vốn dĩ
trong thơ, để cho nó nhập vào trong cấu trúc trữ tình và "cư trú" vào trong các
"bình diện thi pháp". Như khi Kiều cùng Đạm Tiên họa câu "đoạn trường" dù
là thơ nhưng mang đầy màu sắc tự sự:
"Kiều vâng lĩnh ý đề bài
Tay tiên một vẩy đủ mười khúc ngâm
Xem thơ nức nở khen thầm
Giá đành tú khẩu cẩm tâm khác thường
Ví đem vào tập đoạn trường
Thì treo giải nhất chi nhường cho ai"

B/ NHÀ VĂN VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO:
Nhà văn là người chuyên sáng tác ra các tác phẩm văn học, đã có tác phẩm

được cơng bố và ít nhiều đã được độc giả thừa nhận giá trị của một số tác phẩm.
Như vậy, nhà văn là người viết văn làm thơ, sáng tạo nên những tác phẩm nghệ
thuật ngôn từ. Đây là loại thơ văn có hình ảnh, hình tượng, nhịp điệu, có cách diễn đạt
lơi cuốn, hấp dẫn, chứa đựng những tư tưởng, tình cảm sâu sắc, làm rung động con
tim, khối óc người đọc. Nhà văn trước hết có tấm lịng gắn bó tha thiết với cuộc sống
con người, ln khao khát cái đẹp, giàu suy tư, dễ xúc động và nhạy cảm trước mọi
hiện tượng cuộc sống. Cái tình đời của người nghệ sĩ luôn sâu nặng, đắm đuối :
Tơi chỉ là một khách tình si
Ham vẻ đẹp mn hình mn thể
(Cây đàn mn điệu - Thế Lữ ).
I/ Bản chất của quá trình sáng tạo:
Quá trình sáng tác nghệ thuật là hình thái lao động tinh thần đặc thù của
con người.
1. Tại sao là hình thái lao động tinh thần:
Đối lập với hoạt động sản xuất vật chất, q trình sáng tạo nghệ thuật địi hỏi
người nghệ sĩ phải phát huy năng lực tinh thần của mình để nhận thức chiếm
lĩnh, cảm biến thực tại.
-> năng lực tinh thần -> giá trị tinh thần
Văn học là sản phẩm sáng tạo của con người, nhưng không phải ai cũng sáng


tạo ra được tác phẩm văn học.Người nghệ sĩ có những phẩm chất và tài năng
đặc biệt mới có thể làm được điều đó.Trong sáng tác văn học, tính chủ thể là
tất yếu, bởi nhà văn không thể sáng tác khi tâm hồn nguội lạnh, dửng dưng.Trái
lại khi cảm hứng đến, nhà văn khơng thể kìm nén được mà phải viết. Lúc đó
tồn bộ thế giới chủ quan của nhà văn như trút vào tác phẩm.Trong văn học
tính chủ thể thể hiện ở tư tưởng, quan niệm, tâm hồn, tình cảm thị hiếu, vốn
sống, kinh nghiệm tài nghệ của cá nhân nghệ sĩ.Qua sáng tác nhà văn như hé
mở cánh cửa tâm hồn riêng của mình cho người đọc.
2. INPUT - Những năng lực tinh thần của nhà văn:

- Năng lực tưởng tượng: Tưởng tượng không chỉ là sự thêu dệt, viễn
tưởng. Tưởng tượng còn là cách con người ta tư duy về những khả năng
của thế giới, những khả thể trong đời sống. Chừng nào con người cịn có
thể tư duy những khả năng về thế giới, chừng đó con người cịn có thể
đẩy lùi được những giới hạn của thực tại.
- Năng lực cảm xúc: Người nghệ sĩ cần có khả năng nhạy cảm với cuộc
đời, rung động và trắc ẩn trước sự sống mn hình vạn trạng, có khả
năng đồng cảm, thấu hiểu kẻ khác, cái khác. Thiếu năng lực cảm xúc,
người nghệ sĩ khó có thể hóa thân, nhập thân vào trong thế giới tinh thần
của các nhân vật, khó có khả năng phát hiện ra giá trị của sự sống.
- Năng lực sáng tạo thẩm mĩ: là những năng lực biểu đạt những nhận
thức của nhà văn về đời sống. Phân biệt cách biểu đạt tư tưởng của nhà
văn khác với nhà tư tưởng/ nhà khoa học. Nhà tư tưởng sử dụng ngôn
ngữ các khái niệm để biểu đạt tư tưởng của mình, mang tính chất khơ
khan, thuần túy. Cịn tư tưởng, ngơn từ nghệ thuật bao giờ cũng quyện
hịa trong tình cảm, đặc biệt nó cịn tồn tại bằng các hình thức thẩm mỹ,
nên có sự hấp dẫn và dễ khắc ghi.
3. OUTPUT - Giá trị tinh thần nhà văn mang lại:
Kết quả của quá trình sáng tạo nghệ thuật là sản phẩm mang giá trị tinh thần.
Cuộc sống luôn chờ đợi những tác phẩm có giá trị. Nhất là hiện nay, khi đời
sống của con người phải đối mặt với quá nhiều thách thức, quá nhiều những bất
trắc, âu lo thì người đọc càng mong chờ những tác phẩm đi sâu vào thân phận
con người – những tác phẩm mà số phận nhân vật có thể chạm đến nơi sâu nhất
của trái tim mỗi người. Những tác phẩm cho con người, vì phẩm giá con người
chính là những viên gạch xây đắp và kết nối tình u thương, lịng nhân ái giữa
con người với con người trong xã hội. Thông qua những tác phẩm đó, nhà văn
khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, khát vọng khôi phục và bảo vệ cái cao cả,
cái tốt đẹp của cuộc đời, ý thức phản kháng cái ác.
4. Quá trình sáng tạo là hình thái lao động đặc thù:
- Sáng tạo là năng lực đặc biệt mang tính đặc trưng của con người, thể

hiện khả năng vượt trội của con người so với thế giới loài vật. Bằng lao


-

động sáng tạo, con người đã tạo ra một nền văn minh rực rỡ, tạo ra
những sản phẩm kì diệu mà thiên nhiên hào phóng cũng khơng thể có
được.
Sáng tạo nghệ thuật là hình thái lao động địi hỏi tính chủ quan cao độ
của người nghệ sĩ:
+ Cảm hứng.
+ Chủ thể tư duy độc lập.
+ Có trách nhiệm về đứa con tinh thần.
“Đó là nỗi cơ đơn làm nên những thiên tài
Nỗi cô đơn của một người
và hàng ngàn người khác…”
(“Về nỗi cô đơn của người nghệ sĩ” - Giang Nam)
Phải chăng bản mệnh của người nghệ sĩ là cô đơn?

II/ Phẩm chất, năng lực riêng của nhà văn:
1. Trách nhiệm với cuộc đời:
- Nhà văn phải dùng nghệ thuật để can dự vào đời sống, nhìn thẳng vào sự
thật, không né tránh những câu hỏi mà thời đại đặt ra cho mình. Nói thật
- “vũ khí” sắc bén của nhà văn.
- Trong trách nhiệm xã hội của nhà văn, người ta ln kỳ vọng văn
chương phải nói lên sự thật căn cốt ở đời. Thế nhưng, văn chương về cơ
bản là lĩnh vực của sự hư cấu. Vậy có nghịch lý hay khơng?
➔ Có những sự thật khơng thể nói ra.
➔ Đối tượng văn chương là tồn bộ hiện thực. Nhưng nội dung văn
chương là thế giới hiện thực được tái tạo dưới ngòi bút của người

nghệ sĩ.
➔ Sự khéo léo của nhà văn trong cách sử dụng ngôn từ nghệ thuật,
lồng ghép bức tranh hiện thực.
➔ Hiểu sự thật bằng con đường tiếp nhận.
2. “Nhân đạo từ trong cốt tủy”:
- Nhà văn vẫn phải biết thương, phải đau, thì mới nói và viết về nỗi đau
một cách thấm thía. Nhà văn là kẻ đứng về phe nước mắt.
Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự đồng cảm, bảo vệ chở che với những
người bất hạnh, yếu thế. Và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi
là một ví dụ điển hình. Người đọc dễ dàng cảm nhận được sự đồng cảm
của tác giả dành cho nhân vật chính.
Mị là cơ gái xinh đẹp, tâm hồn trong trắng như bông hoa ban, hoa mận
của núi rừng. Nhưng cuộc đời của Mị lại tăm tối từ sau cái đêm hội mùa
xuân. Đêm mà Mị bị bắt về làm dâu nhà thống lý với lý do gạt nợ.


-

Chuỗi ngày của Mị bắt đầu tăm tối, Mị làm việc như con trâu con ngựa
trong nhà A Sử. Khi trái ý là sẽ bị đánh đập, bắt nhịn ăn. Tưởng như cả
tuổi thanh xuân của Mị ở trong cái buồng đó. Nhưng tác giả đã thể hiện
giá trị nhân đạo bằng cách đưa nhân vật A Phủ vào, sự đồng cảm của
số phận đã đánh thức sức sống mãnh liệt tiềm tàng bên trong con người
Mị.
Nhà văn luôn quan tâm, không chỉ là sứ mệnh cả dân tộc mà cịn là số
phận cá nhân. ( nói về những tiểu tự sự mà gợi lên cả một đại tự sự ).
Song nhân đạo khơng chỉ có nghĩa là trắc ẩn, thương xót, bênh vực mà
cịn phải biết tố cáo, lên án xã hội. Văn chương gián tiếp tố cáo, phản
ánh cuộc sống của xã hội cũ có đầy rẫy sự bất cơng, hồn cảnh con
người sống khổ cực bị chèn ép, khơng thể cất lên tiếng nói của mình.


Và Chí Phèo của nhà văn Nam Cao là một trong những tác phẩm tiêu
biểu giúp cho người đọc thấu hiểu được nỗi khổ, trái ngang, bị ép vào
đường cùng… Thể hiện đúng hoàn cảnh của con người sống trong xã
hội nửa phong kiến nửa thực dân.Chí Phèo vốn là một thanh niên có
bản tính hiền lành, lương thiện. Nhưng chỉ vì ghen mà Bá Kiến đã đẩy
hắn vào tù. Sau bảy tám năm đi tù oan, chịu muôn vàn ấm ức, bất cơng
Chí trở về với tính cách của một kẻ lưu manh, gian xảo. Hắn sẵn sàng
đập đầu và rạch mặt ăn vạ với người khác.Khơng chỉ có riêng Bá Kiến
mà ở thời đó, hầu như bọn địa chủ cường hào đều có bản chất giống
lão. Đều là những kẻ muốn bóc lột, đè đầu cưỡi cổ người khác… Mặc
dù không thể trả thù một kẻ độc ác như Bá Kiến thay Chí, nhưng tác giả
cũng phần nào dùng câu chữ để lên án hành động nham hiểm của bố
con nhà lão cường hào nói riêng và chế độ phong kiến mục nát nói
chung.
- Cuối cùng nhân đạo cũng là khi nhà văn thực sự nghiêm khắc với con
người. Nhìn thẳng vào sự thật, Nguyễn Huy Thiệp vạch trần ông Bổng
trong “ Tướng về hưu” ở đám tang chị dâu tỏ vẻ tiếc rẻ “ Mất mẹ bộ xa
lông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ. Bao giờ bốc mộ cho
chú bộ ván”. Đặc biệt hơn cả, sự trục lợi tỉnh táo đến mức kinh tởm ở
nhân vật Thủy trong “ Tướng về hưu”: “ Vợ tôi làm việc ở bệnh viện
sản, công việc là nạo phá thai. Hằng ngày các rau thai nhi bỏ đi, Thủy
cho vào phích đá đem về.
3. Nhà văn phải là nhà tư tưởng ( Nguyễn Xuân Khánh ):
Như chúng ta đã biết, văn chương là loại sản phẩm tinh thần, một hình
thái hoạt động văn hóa tư tưởng, đồng thời cũng là một loại hình nghệ thuật. Vì
thế khi chúng ta đánh giá tầm cỡ một nhà văn thì phải căn cứ vào các tiêu
chuẩn đánh giá sau:



+ Tư tưởng lớn, tâm hồn lớn.
+ Tài năng lớn (tài năng nghệ thuật).
+ Có đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy tiến trình phát triển của lịch sử
văn học dân tộc.
Có thể xem tư tưởng nghệ thuật là một trong những cái đích cuối cùng
cơ bản nhất của của việc tìm hiểu một nhà văn. Và tư tưởng nghệ thuật khơng
thể có sự tách rời giữa nội dung và hình thức văn học, giữa tư tưởng và tài năng
nghệ sĩ. Đồng thời khơng thể có được một thứ tư tưởng nghệ thuật chung siêu
cá thể bởi vì “tư tưởng nghệ thuật phải là riêng của mỗi nhà văn. Nó là chỗ
phân biệt cơ bản giữa nhà văn này và nhà văn khác”.
4. Nhà văn còn phải là nhà văn:
- Nhà văn là chính mình khi anh thể hiện năng lực sáng tạo thẩm mỹ, thể
hiện ở những năng lực lao động nghệ thuật ngôn từ để biến ngôn ngữ
thơng thường thành ngơn từ nghệ thuật.

“Phải phí tốn ngàn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy là cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”
(Maiacopxki)
III/ Phong cách nghệ thuật của nhà văn:
Phong cách nghệ thuật chính là diện mạo thẩm mĩ độc đáo , riêng biệt của nhà
văn trong cách sáng tác, được tạo thành bởi sự thống nhất của các phương tiện biểu
hiện, phù hợp với cái nhìn riêng biệt của nhà văn về đời sống.
1. Các biểu hiện của phong cách nghệ thuật:
- Cách nhìn và khám phá cuộc sống độc đáo: Chẳng hạn, là nhà văn hiện
thực, Ngô Tất Tố quan tâm đến số phận của người phụ nữ trong xã hội, Nguyễn
Công Hoan vạch trần bản chất của những trị đùa lố bịch, cịn Nam Cao khơng
khắc họa bi kịch của người trí thức trong thời đại cũ. Cùng một đề tài, nhưng
cách tiếp cận và khai thác của mỗi nhà văn không giống nhau.

- Nội dung và chủ đề độc đáo:Chọn chủ đề, phát triển cốt truyện, xác định
chủ đề, v.v. Mỗi nhà văn sẽ tạo ra "cốt truyện thế giới thực" của riêng họ.
Chẳng hạn, khi Thạch Lam viết về kiếp sống uể oải của những đứa trẻ phố
huyện, thì Ngơ Tất Tố lại hướng ngịi bút của mình vào việc miêu tả “bầu trời
tối như mực” của người nơng dân trước Cách mạng tháng Tám. Chính những
nội dung độc đáo, mới mẻ này đã góp phần định hình phong cách nghệ thuật
của mỗi nhà văn trên hành trình văn học của mình.


- Giọng điệu độc đáo: Nhắc đến Nam Cao là ấn tượng ngay đến giọng điệu
khúc triết, nhắc đến Vũ Trọng Phụng là nhắc đến giọng điệu trào phúng, nhắc
đến Nguyễn Tuân là nhắc đến giọng điệu tiếu lâm, tài tử đặc trưng của ông.
Giọng văn là thứ thấm và thấm nhất đối với người đọc, giúp nhà văn để lại ấn
tượng trong lòng người đọc qua mỗi tác phẩm.

- Sáng tạo độc đáo: Nghệ thuật sử dụng ngôn từ, nghệ thuật xây dựng kết cấu,
nghệ thuật xây dựng và phân tích tâm lí nhân vật… tất cả điều đó bộc lộ tài
năng của người nghệ sĩ. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân được ca ngợi
là bậc thầy ngôn từ, Hoài Thanh được nhắc đến như một nhà phê bình văn học
chính xác và sâu sắc nhất. Phong cách nghệ thuật của nhà văn sẽ được hình
thành bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố khách quan của thời đại
và nhân sinh quan dân tộc của nhà văn. Hiểu được phong cách nghệ thuật của
mỗi nhà văn sẽ giúp người đọc tìm được cách tiếp cận tác phẩm tốt hơn.
2. Đặc điểm của phong cách nghệ thuật:
-

Phong cách nghệ thuật chính là nhân cách của nhà văn: Nhà văn
Pháp Buy Phơng đã nói: "Phong cách này là con người". Nó được hình
thành từ thế giới quan, nhân sinh quan, từ chiều sâu và sự phong phú của
tâm hồn, vốn sống, sở thích, nhân cách cũng như tài năng trong việc sử

dụng các hình thức, phương tiện nghệ thuật của người nghệ sĩ.

-

Phong cách sáng tác thể hiện nhân sinh quan của nhà văn :Phong
cách nghệ thuật không chỉ là sự lặp lại quen thuộc của nhà văn mà phải
là sự lặp lại có hệ thống, thống nhất một cách cảm nhận thế giới độc đáo
và một phong cách nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận đó. Vì vậy,
mỗi nhà văn khơng có một phong cách nào và tự tạo cho mình một
phong cách riêng. Tính khác biệt này rất quan trọng, có giá trị và được
thể hiện nhất quán trong hầu hết các tác phẩm của họ, khiến người đọc
nhiều lần nhận ra sự khác biệt giữa tác phẩm của họ với phần còn lại của
các nhà văn khác.

-

Nghệ thuật là một lĩnh vực của sự giàu có độc đáo: Phong cách là nét
độc đáo khơng trùng lặp. Sự thật có thể giống nhau, nhưng cách nhìn,
cách cảm, cách nghĩ của mỗi người về một vấn đề khác nhau, cũng như
cách nhìn của người viết phải có màu sắc, nét độc đáo riêng.
Ví dụ: Nguyễn Tuân trải qua hai thời kỳ sáng tác, có những chuyển biến
khá rõ nét về tư duy sáng tác nhưng ông luôn giữ một phong cách độc


đáo, tài hoa và bác học. Có một cái khác, khác ở chỗ này: Trước cách
mạng, ơng thích viết phù phiếm, nổi dậy chống lại những tầm thường và
tầm thường trong cuộc sống. Người đẹp thường phóng khống. Và sau
cách mạng: ơng thích viết với lịng tự tin, hãnh diện, tự hào về tài năng
và bản lĩnh của mình. Cái đẹp ln bị đặt vào thử thách gai góc nhưng
đơn giản, chân thực hơn.

IV/ CÁC VẤN ĐỀ MỞ RỘNG NÂNG CAO:
- Khủng hoảng sáng tạo-> cái bóng tác giả
- Cái chết của tác giả.
- Sáng tạo văn chương còn là đặc quyền của con người khi ngày nay đã có
những robot biết viết văn và làm thơ?
- Sự sáng tác của thời đại ngày nay có cịn cần thiết.
- …
C/TIẾP NHẬN VĂN HỌC:
Theo từ điển thuật ngữ văn học: Tiếp nhận văn học là quá trình chiếm lĩnh các
giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ cảm thụ văn bản
ngơn từ, hình tượng nghệ thuật, tình cảm, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ của
nhà văn … đến sản phẩm sau khi đọc: Cách hiểu, ấn tượng, trí nhớ, ảnh hưởng
trong hoạt động sáng tạo bản dịch.
Theo SGK Ngữ văn 12, tập 2: Tiếp nhận văn học là q trình người đọc hịa
mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được
dựng lên bằng ngôn ngữ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay,
cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo.
1. . Tính chất tiếp nhận văn học
- Tiếp nhận là giai đoạn cuối cùng của q trình sáng tác: Nếu ví tác
phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của nhà văn, nhà văn phải thai
nghén, mang nặng, đẻ đau thì hồn thành văn bản tác phẩm chỉ ứng với
lúc đứa con được sinh ra, đứa con chào đời. Còn sự sống, cuộc đời, số
phận của nó như thế nào là chưa nói đến. Số phận đứa con sẽ được định
đoạt như thế nào là tùy thuộc vào nó và xã hội chung quanh. Số phận
của tác phẩm nghệ thuật như thế nào là tùy thuộc vào nó và người tiếp
nhận nó. Chỉ đến khi được người đọc tiếp nhận thì hoạt động sáng tạo
nghệ thuật mới hoàn tất. Một tác phẩm nghệ thuật được viết xong nhưng
nằm im trong ngăn kéo của nhà văn hoặc khơng được ai đối hồi tới thì
chưa phải là tác phẩm nghệ thuật thực sự. Sơ đồ của quá trình sáng tác giao tiếp của văn chương như sau: Nhà văn - Tác phẩm - Bạn đọc.Ðây là
giai đoạn văn bản tác phẩm thoát ly khỏi nhà văn để tồn tại một cách

độc lập trong xã hội, trong từng người đọc.
- Tiếp nhận văn học là một quá trình giao tiếp Tiếp nhận văn học là một


quá trình giao tiếp. Sự giao tiếp giữa tác giả và người tiếp nhận là mối
quan hệ giữa người nói và người nghe, người viết và người đọc, người
bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông. Bao giờ người viết cũng mong
người đọc hiểu mình, cảm nhận những điều mình muốn gửi gắm, kí
thác.
Cao Bá Qt từng nói: “Xưa nay, nỗi khổ của người ta khơng gì bằng
chữ tình, mà cái khó ở đời khơng gì bằng sự gặp gỡ”. Gặp gỡ, đồng
điệu hồn tồn là điều vơ cùng khó khăn. Song dẫu khơng có được sự
hồn tồn, tác giả và người đọc thường vẫn có được sự tri âm nhất định
ở một số khía cạnh nào đó, một số suy nghĩ nào đó.
Đọc Truyện Kiều, người khơng tán thành quan điểm ―Chữ tài chữ
mệnh khéo là ghét nhau của Nguyễn Du vẫn có thể chia sẻ với ơng nỗi
đau nhân thế; người khơng bằng lịng với việc tác giả để cho Từ Hải ra
hàng vẫn có thể tâm đắc với những trang ngợi ca người anh hùng
―Chọc trời khuấy nước mặc dầu – Dọc ngang nào biết trên đầu có ai…

2. Người đọc trong q trình tiếp nhận văn học
- Vai trò của người đọc: Lấy mối quan hệ tác giả - tác phẩm - bạn đọc
làm căn cốt, xưa nay có nhiều ý kiến khác nhau về yếu tố trung tâm của
hoạt động văn học. Trước đây, có một quan niệm đã trở thành quán tính
trong nghiên cứu phê bình: lấy tác giả cùng cá tính sáng tạo làm trung
tâm. Nó xem nhẹ vai trị của bạn đọc và quá trình tiếp nhận.. Tiếp nhận
được xem như một nỗ lực phóng chiếu tinh thần nghệ sĩ vào tác phẩm,
truy tìm ánh xạ tâm hồn nhà văn trong bề mặt ngôn ngữ, văn bản.
Xem tác phẩm văn học ―như một quá trình, các nhà nghiên cứu đã
phục nguyên vai trị của bạn đọc. Khi tác phẩm kết thúc thì cuộc sống

của nó mới bắt đầu. Với lí thuyết tiếp nhận, khi tác phẩm kết thúc đó chỉ
là sự kết thúc của văn bản. Văn bản nghệ thuật chỉ là xác chữ, kí tự.
Người đọc nó đã trút bỏ đời sống kí tự, hiện lên đời sống hình sắc.
Người đọc huy động cảm giác, trí tưởng tượng để cảm nhận tác phẩm
khiến tác phẩm sống trong sự đọc. Người viết và người đọc như là đối
tượng song sinh, tác phẩm viết ra phải có người đọc mới hình thành sự
đối thoại.
- Các loại hình người đọc: Loại hình học người đọc văn chương chia ra
nhiều loại người đọc khác nhau:Ðứng về phía người tiếp nhận, người ta
chia người đọc ra bốn loại. Thứ nhất là người đọc tiêu thụ: đây thường
là loại người đọc đọc ngấu nghiến cốt truyện, ham thích tình huống éo
le gay cấn, nhiều khúc mắc cạm bẫy. Loại này đọc lướt nhanh vào giờ
nhàn rỗi, tìm thú giải trí, có những đánh giá dễ dãi. Thứ hai là loại đọc


-

điểm sách. Loại người này có ý thức tìm ở văn chương những thông tin
mới về cuộc sống, đạo đức … để thông báo cho độc giả của các báo.
Thứ ba là loại người đọc chuyên nghiệp - những người giảng dạy
nghiên cứu phê bình ở các trung tâm nghiên cứu. Thứ tư là những người
sáng tác - nhà văn, nhà thơ đọc theo cảm hứng bất chợt hoặc để tham gia
viết những trang phê bình ngẫu hứng.
Có nhiều cách đọc trong tiếp nhận văn học:
+ Cách đọc kiểu tri âm: là tiếp nhận tác phẩm theo đúng ý đồ của
tác giả. Sự cắt nghĩa và hiểu tác phẩm ở người đọc trùng khít với
ý định của tác giả ký gởi vào tác phẩm từ giữa ý đồ tác giả, ý đồ
của người lý giải nằm trong cùng một vòng tròn đồng tâm. Tri âm
là biểu hiện tột cùng của sự hiểu biết, cảm thông lẫn nhau. Tiếp
nhận theo kiểu này là tiếp nhận mang tính chủ quan, người ta

quan niệm rằng tác phẩm được viết là để dành riêng cho những
người sánh văn chương, có khả năng đi sâu tìm hiểu dụng tâm,
dụng ý, nỗi lịng của tác giả, chứ không phải viết ra cho đông đảo
độc giả công chúng ngoài xã hội thưởng thức, tiếp nhận. Quan
điểm tiếp nhận theo kiểu tri âm đòi hỏi sự gặp gỡ, đồng điệu
tuyệt đối giữa người sáng tác và bạn đọc, nhưng trên thực tế việc
này rất khó khăn.
+ Cách đọc kiểu ký thác: Là sự tiếp nhận mà người đọc mượn tác
phẩm để biểu lộ nỗi lịng của mình đối với cuộc đời. Do đó, tác
phẩm văn chương được coi như là một phương tiện để người đọc
giải bày tấm lòng, gửi gắm những quan niệm nhân sinh, những
cảm xúc về thế cuộc hoặc những vấn đề bức thiết của cuộc sống
mà trong một chừng mực nào đó người đọc khơng có điều kiện
để nói ra một cách trực diện.
➔ Tiếp nhận theo kiểu tri âm và ký thác gặp nhau ở tính
đồng cảm giữa tác phẩm và bạn đọc.



×