Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.4 KB, 107 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––




HOÀNG VIỆT CHUNG




ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM -
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế








THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––




HOÀNG VIỆT CHUNG



ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM -
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60.34.04.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THANH ĐỨC





THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa
được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn
thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn
đều đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, ngày tháng 1 năm 2014
Tác giả luận văn




Hoàng Việt Chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc
vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển”, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày

tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau
Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
-
học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Thanh Đức.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến
doanh - Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các
bạn bè, đồng nghiệp, và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày tháng 1 năm 2014
Tác giả luận văn




Hoàng Việt Chung


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn 7
5. Kết cấu và nội dung của luận văn 8
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN
ĐẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC VÀO
VIỆT NAM 9
1.1. Cơ sở lý luận của đầu tư trực tiếp nước ngoài 9
1.1.1. Khái niệm FDI 9
1.1.2. Phân loại 10
1.1.3. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
1.1.4. Tác động của FDI đến nước nhận đầu tư 13
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc thu hút FDI từ Trung Quốc 18
1.2.1. Khu vực châu Á 18
1.2.2. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 19
1.2.3. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Trung Quốc rất tích cực
trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài 19
1.3.Các yếu tố ảng hưởng đến thu hút FDI nước ngoài vào Việt Nam 20
1.3.1. Nhân tố thị trường 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
1.3.2. Nhân tố lợi nhuận 21

1.3.4. Nhân tố về nguồn nhân lực 22
1.3.5. Nhân tố về tài nguyên thiên nhiên 22
1.3.6. Nhân tố về vị trí địa lý 23
1.3.7. Nhân tố về cơ sở hạ tầng 23
1.3.8. Nhân tố về cơ chế chính sách 24
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1. Cách tiếp cận 25
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 25
2.2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin 26
2.2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 26
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 26
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG, ĐẶC ĐIỂM ĐẦU TƢ CỦA TRUNG QUỐC
VÀO VIỆT NAM 28
3.1. Thực trạng, đặc điểm đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam 28
3.1.1. Giai đoạn 1991 - 2000 28
3.1.2. Giai đoạn 2001 đến nay 31
3.1.3. Đánh giá FDI của Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012 42
3.1.3.1. Về phía Trung Quốc 42
3.1.3.2. Về phía Việt Nam 44
3.1.3.3. Đặc điểm của FDI Trung Quốc vào Việt Nam 45
3.2. Tác động của nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam 47
3.2.1. Những tác động tích cực 47
3.2.1.1.Bổ sung nguồn vốn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam 47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v

3.2.1.2. Góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế,
giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền KTTG 48
3.2.1.3. FDI góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá - hiện đại hoá 50
3.2.1.4. FDI với Trung Quốc đóng vai trò nhất định trong bổ sung nguồn cho
Ngân sách nhà nước 52
3.2.1.5. FDI của Trung Quốc có đóng góp nhất định trong việc tạo việc làm,
tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực 52
3.2.2. Một số vấn đề tồn tại 53
3.2.2.1. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam 54
3.2.2.2. FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chưa phù hợp với quy hoạch phát
triển ngành và vùng kinh tế 60
3.2.2.3. Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ 61
3.2.2.4. Đã xảy ra tranh chấp lao động trong một số doanh nghiệp FDI của
Trung Quốc 62
3.2.2.5. Các doanh nghiệp FDI Trung Quốc còn làm mất cơ hội việc làm của
lao động trong nước 63
3.2.2.6. Sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI của Trung Quốc với các doanh
nghiệp trong nước để sản xuất sản phẩm còn yếu 63
3.2.2.7. Vấn đề chuyển giá 64
Chƣơng 4: TRIỂN VỌNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC
TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐẦU TƢ CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM 64
4.1. Cơ hội và thách thức, quan hệ đầu tư giữa hai nước Trung Việt và một số
vấn đề tồn tại 64
4.1.1. Cơ hội 64
4.1.2. Thách thức 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


vi
4.1.2.1. Quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ đầu tư nói riêng giữa Việt Nam
và Trung Quốc chịu ảnh huởng đáng kể của quan hệ chính trị giữa hai nước 72
4.1.2.2. Cạnh tranh đầu tư trong khu vực rất lớn 73
4.1.2.3. Môi trường đầu tư của Việt Nam còn chậm đổi mới và kém cạnh
tranh hơn trong so sánh với khu vực 75
4.1.3. Triển vọng của FDI Trung Quốc vào Việt Nam 77
4.1.4. Định hướng thu hút FDI của Trung Quốc 79
4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua thu hút FDI của Trung Quốc vào
Việt Nam trong thời gian tới 80
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
ĐTTTNN : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
KCN : Khu công nghiệp
KCN - KCX - KCNC : Khu công nghiệp - Khu chế xuất -
Khu công nghiệp cao
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
XTĐT : Xúc tiến đầu tư




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong những năm 1990 29
Bảng 3.2. Cơ cấu FDI theo ngành của Trung Quốc tại Việt Nam năm 2011 37
Bảng 3.3. 10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất tại Việt Nam 40
Bảng 3.4. FDI tại các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc 40
Bảng 3.5. Cơ cấu vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam theo hình thức
đầu tư năm 2011 41


















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam chính thức ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài từ
năm 1987, từ đó đến nay Luật này đã được nhiều lần bổ sung và sửa đổi. Hơn 25
năm nay, có thể nói hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam
đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của nước ta. FDI đã góp
phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội luôn chiếm gần 30%.
Các doanh nghiệp FDI đóng góp vào lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước,
tạo ra khoảng 40% giá trị sản lượng công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của
khu vực FDI tăng nhanh, hiện chiếm khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu
cả nước (kể cả dầu thô), tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh
đó, FDI đã góp phần quan trọng hình thành nhiều ngành kinh tế mới, tạo ra
nhiều việc làm, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng hiện
đại hoá, thúc đẩy cạnh tranh trong nước…
Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đối diện với
nhiều vấn đề gay gắt: tình trạng lạm phát cao, doanh nghiệp chưa đủ mạnh,
thâm hụt ngân sách lớn và hoạt động của hệ thống ngân hàng còn tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Trong những năm tới, nền kinh tế nước ta vừa phải khắc phục
hậu quả của khủng hoảng kinh tế 2008, vừa bắt đầu tái cơ cấu kinh tế theo mô
hình tăng trưởng mới. Việc thiếu vốn đầu tư là hiển nhiên đối với nền kinh tế
nước ta hiện nay cũng như trong những năm sắp tới. Trong bối cảnh đó có thể
khẳng định rằng, FDI tiếp tục là nguồn vốn quốc tế quan trọng đối với Việt
Nam, khi viện trợ phát triển (ODA) đang có xu hướng giảm, khi đầu tư gián
tiếp khá bấp bênh.
Trung Quốc là một nước lớn trên thế giới. Năm 2010, Trung Quốc đã
trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Hiện nay, Trung Quốc không chỉ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
là cường quốc thương mại mà còn là cường quốc đầu tư trên thế giới (hiện
Trung Quốc đứng thứ 5 thế giới về đầu tư ra nước ngoài). Đến 2020, Trung
Quốc có nhiều khả năng trở thành nhà đầu tư dẫn đầu thế giới. Tiềm lực đầu
tư của Trung Quốc ra nước ngoài là rất mạnh và đang tăng lên đáng kể.
Trung Quốc và Việt Nam lại là những nước láng giềng, không những
gần gũi về địa lý, lại đã từng có mối quan hệ hữu nghị hợp tác lâu dài. Giữa
Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều điểm tương đồng như: cùng là những
nước chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp cũ
sang cơ chế thị trường, cùng là những nước kiên trì định hướng XHCN, và có
nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, xã hội. Trong điều kiện đó, Việt
Nam và Trung Quốc có nhiêu khả năng thuận lợi để trở thành những đối tác
chiến lược lâu dài.
Tuy nhiên, FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam cho đến nay chưa tương
xứng với tiềm năng của hai bên, chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng FDI
vào Việt Nam. Xét từ lợi ích của Việt Nam, FDI từ Trung Quốc cũng đang
nảy sinh một số vấn đề cần khắc phục.
Trước tình hình đó, để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của mình trong thời kỳ mới, Việt Nam cần tận dụng cơ hội thu hút FDI
của Trung Quốc, đồng thời có đối sách thích hợp nhằm hạn chế các tác động
bất lợi từ FDI của Trung Quốc. Đó chính là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài:
“Đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam - Thực trạng và giải
pháp phát triển”.
2. Tình hình nghiên cứu
Như ở trên đã đề cập, mặc dù luồng ra của đầu tư trực tiếp nước ngoài
từ Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng và trở thành hiện tượng gây chú ý
với giới học giả, nhưng số lượng các nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn chưa
nhiều. Càng có ít nghiên cứu liên quan trực tiếp đến chủ đề: “Đầu tƣ trực


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển”.
Các nghiên cứu ở nước ngoài:
Vấn đề đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã dành được sự quan
tâm đáng kể ở các tổ chức quốc tế như WB, ADB và được thực hiện ở nhiều
Viện nghiên cứu lớn của các quốc gia như: Viện nghiên cứu Chiến lược Luân
Đôn, Viện nghiên cứu kinh tế thế giới Kiel (CHLB Đức), Viện nghiên cứu
Kinh tế và Chính trị thế giới Trung Quốc Bên cạnh đó, còn có nhiều công
trình của các học giả nổi tiếng nghiên cứu về ở Đầu tư ra nước ngoài của
Trung Quốc như Robert Taylor, Antkiewicz & Whalley, Yevgeniya
Korniyenko, Toshiaki Sakatsume, Caihua Zhu, Lina Lian, Dylan Sutherland,
Jian Chen, Edward M. Graham
Lina Lian, năm 2011, trong công trình nghiên cứu của mình “Overview
of Outward FDI Flows of China”, đã nghiên cứu nghiêm túc về các động lực
của hoạt động FDI ra nước ngoài của Trung Quốc. Các động lực đó là: sự chiếm
lĩnh tài nguyên thiên nhiên và một số tài sản chiến lược khác như công nghệ,
thương hiệu, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hoá quan hệ đầu
tư, bành trướng và gây ảnh hưởng về mặt ngoại giao và chính trị…
Robert Taylor (2007), với công trình nghiên cứu Globalization
Strategies of Chinese Companies, đã nghiên cứu về các hình thức mà các
công ty Trung quốc thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Đó là các hình thức như:
công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh và công ty cổ phần hay
hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tác giả cũng phân tích xu hướng
tiến triển của các hình thức này: từ công ty liên doanh là chủ yếu đến công ty
100% vốn nước ngoài là chủ yếu.
Về tác động của hoạt động FDI từ các doanh nghiệp Trung Quốc,
nghiên cứu nổi bật nhất là của hai tác giả Yevgeniya Korniyenko and

Toshiaki Sakatsume, trong tác phẩm Chinese investment in the transition
countries, năm 2009. Nghiên cứu này nêu bật những tác động tích cực cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
như tiêu cực của FDI Trung Quốc đến các nước chuyển đổi. Nghiên cứu này
cũng thảo luận ba vấn đề chính sách nảy sinh từ hoạt động mua lại và sáp
nhập (M&A) của các doanh nghiệp này. Nó bao gồm (i) hỗ trợ tài chính của
chính phủ cho các thương vụ M&A; (ii) tính minh bạch trong hoạt động thu
mua lại; và (iii) các lo ngại về chính sách của chính phủ các nước sở tại đối
với hoạt động mua lại và sát nhập.
Shujie Yaoa, Dylan Sutherlanda và Jian Chen, trong bài báo “China’s
Outward FDI and Resource-Seeking Strategy”, năm 2010, đã đi sâu phân tích
cơn khát năng lượng của Trung Quốc và việc đẩy mạnh chính sách săn lùng
nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc ở bên ngoài hiện tại và cả trong
tương lai. Tác giả cho rằng cơ sở của chính sách săn lùng nguồn tài nguyên
thiên nhiên của Trung Quốc là sự phát triển kinh tế quá nóng của Trung Quốc
trong những năm gần đây, và sự nghèo nàn cũng như thiếu hụt trầm trọng
trong cơ cấu tài nguyên chiến lược của Trung Quốc.
Các nghiên cứu trong nước:
Trong khi số lượng các nghiên cứu về luồng FDI đầu tư ra nước ngoài
của Trung Quốc là tương đối nhiều và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục gia tăng cùng
với thực tế bùng nổ luồng vốn FDI từ Trung Quốc đổ ra thế giới, ở trong
nước, hầu như chưa hề có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống
về luồng vốn FDI vào Việt Nam. Ý tưởng này chỉ được để cập tới trong một
số các nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa hai nước và trong một số bài
tạp chí của Việt Nam về hoạt động của các doanh nghiệp FDI Trung Quốc tại
Việt Nam. Tác giả Lê Tuấn Thanh, trong bài viết “Đặc điểm của đầu tư Trung
Quốc vào Việt Nam từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay” (2006) đã trình

bày một cách khái quát các mặt của FDI Trung Quốc tại Việt Nam từ 1991-
2007 như: tốc độ tăng vốn, qui mô tăng vốn, số dự án, hình thức đầu tư, địa
bàn đầu tư, ngành đầu tư… Trong đó, tác giả có đưa ra những nhận xét về tác
động tích cực cũng như những mặt còn tồn tại của FDI Trung Quốc tại Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Nam. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra triển vọng tốt đẹp của quan hệ đầu tư giữa hai
nước trong những năm sắp tới.
Mới nhất là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Hoa “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm qua”, năm 2010.
Trong bài viết này, tác giả đã trình bày những động thái mới trong đầu tư của
Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn mới 2001- 2010, trong đó nêu bật những
thay đổi quan trọng về tốc độ và qui mô vốn, cơ cấu đầu tư theo ngành,
vùng… Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích những cơ sở chính trị - pháp lý của
quan hệ đầu tư giữa hai nước, đó là các Hiệp định kinh tế, Hiệp định thương
mại, Hiệp định đầu tư được ký kết giữa hai nước từ trước đến nay.
Đáng chú ý là nghiên cứu của hai tác giả Hoàng Xuân Hoà và Trần Thị
Thanh Nga “Đầu tư ra nước ngoài - chính sách phát triển mới của Trung
Quốc” (2006). Hai tác giả này đã nghiên cứu khá sâu sắc về chiến lược “đi ra
ngoài” của Trung Quốc với sự đi sâu phân tích những cơ sở khách quan và
chủ quan của chiến lược này: đó là khát vọng mở rộng thị trường của các nhà
đầu tư Trung Quốc, ý đồ chiếm lĩnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế
giới nhằm phục vụ nền kinh tế phát triển nóng ở trong nước, mong muốn
chuyển dịch một số ngành và cơ sở sản xuất đã bão hoà ra bên ngoài, trốn
thuế và tránh một số rào cản thương mại đầu tư ở trong nước… Đồng thời,
các tác giả này cũng nêu bật một số đặc điểm của FDI Trung Quốc ra bên
ngoài như: địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, ngành đầu tư…
Rất đáng quan tâm là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Bảo “Đại hội

16 với vấn đề kiên trì thực hiện mục tiêu “thu hút nguồn vào” và “mở rộng
nguồn ra”. Nâng cao toàn diên mức độ mở cửa đối ngoại” (2003). Trong bài
báo này, tác giả đã trình bày sự phát triển của chính sách “đi ra ngoài” của
Trung Quốc” từ ý tưởng đến một chính sách hoàn chỉnh. đặc biệt, tác giả đã
luận giải những điều kiện để thực hiện chính sách “đi ra ngoài”: đó là xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
dựng qui hoạch, thay đổi cơ chế chính sách, phải tạo lập được những doanh
nghiệp đầu tầu trong nước và có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế…
Nghiên cứu của tác giả Phạm Thái Quốc, "Thực trạng và chính sách
đầu tư nước ngoài của Trung Quốc và ấn Độ - Nghiên cứu so sánh", năm
2007, đã trình bày rất rõ chính sách đầu tư nước ngoài của Trung Quốc những
năm gần đây cũng như cơ sở của chính sách này. đặc biệt, tác giả đã nêu lên
những điểm rất mới của hoạt động M&A của Trung Quốc sau khủng hoảng
tài chính toàn cầu, đó là việc mua bán và sát nhập của Trung Quốc ở Mỹ năm
2008 và 2009, cũng như việc mua bán và sát nhập của Trung Quốc ở châu Âu
năm 2011 và 2012.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về FDI
của Trung Quốc ra nước ngoài là những tài liệu đáng quí. Những nghiên cứu
này tương đối phong phú và đã đạt được những kết quả nhất định. Thứ nhất,
các nghiên cứu trước đây đã nêu rõ được bối cảnh và sự cần thiết khách quan
của chính sách “đi ra ngoài” của Trung Quốc” nói chung cũng như vào Việt
Nam nói riêng. Thứ hai, các công trình trước đây cũng đã đề cập đến nhiều
khía cạnh trong nội dung thu hút FDI Trung Quốc vào Việt Nam như: mục
đích thu hút FDI, tốc độ thu hút FDI, qui mô thu hút FDI, lĩnh vực thu hút
FDI, địa bàn thu hút FDI, hình thức thu hút FDI Thứ ba, các công trình nói
trên cũng đã đề cập chủ yếu tới những tác động tích cực và một số mặt tiêu
cực của việc thu hút FDI Trung Quốc vào Việt Nam. Thứ tư, một số giải pháp

nhằm thúc đẩy FDI của Trung Quốc cũng đã được đưa ra và phân tích.
Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu trên vẫn còn thiếu vắng các
vấn đề như: Một là, các công trình nói trên chưa đi sâu nghiên cứu những đặc
điểm đặc biệt của quan hệ đầu tư giưa hai nước Việt - Trung, những tác động
của quan hệ chính trị, nhân tố chính phủ chi phối trong đầu tư của Trung
Quốc vào Việt Nam. Hai là, các công trình trước đây chưa đề cập sâu đến
những tác động tiêu cực của FDI Trung Quốc nói chung trên thế giới cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
như ở Việt Nam. Ba là, về triển vọng của quan hệ đầu tư giữa hai nước trong
những năm sắp tới, các công trình nghiên cứu trước đây cũng chỉ đưa ra
những dự báo màu hồng, mà ít chú ý đến tính chất hai mặt của quan hệ đầu tư
giữa hai nước.
Có thể nói, đây là khoảng trống trong nghiên cứu về hoạt động FDI của
Trung Quốc vào Việt Nam. Trong luận văn này, tác giả sẽ cố gắng khắc phục
những nhược điểm của các công trình nghiên cứu đi trước, đưa ra một nghiên
cứu tương đối khái quát và hệ thống về vấn đề này.
3. Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
a. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là tìm hiểu động thái, đặc điểm của dòng
FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính
chất gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy quan hệ đầu tư giữa Trung Quốc và Việt
Nam trong thời gian tới.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục tiêu, luận văn đã đặt ra cần hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Trung Quốc.
- Phân tích thực trạng tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung

Quốc vào Việt Nam.
- Nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam, cả
tác động tích cực và tiêu cực.
- Dự báo triển vọng đầu tư của trung Quốc vào Việt Nam trong thời
gian tới (đến 2020).
- Đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ đầu tư
giữa Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Trung Quốc tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Phạm vi không gian: tại các tỉnh thành thuộc lãnh thổ Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của Trung
Quốc vào Việt Nam từ sau giai đoạn những năm 1990 của thế kỷ 20 đến nay,
nghiên cứu triển vọng trong tầm nhìn đến 2020.
5. Kết cấu và nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham
khảo, nội dung của lĩnh vực gồm có 4 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng, đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Trung Quốc vào Việt Nam.
Chương 4. Triển vọng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam và
một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam.













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC VÀO
VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
1.1.1. Khái niệm FDI
Hiện nay, có nhiều định nghĩa về FDI. Theo tổ chức Thương Mại Thế
giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, FDI)
xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản từ
một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Trong phần lớn trường hợp, các nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở
nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư

thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con”
hay “chi nhánh công ty”.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) lại có một
định nghĩa khác về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một công cuộc
đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó, người đầu tư trực tiếp đạt được
một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp trong một quốc
gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được
công nhận là FDI.
Còn Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) lại đưa ra khái
niệm: Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân hoặc không có tư cách pháp nhân. Trong đó, nhà đầu tư trực tiếp sở hữu
ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết.Điểm mấu chốt của
đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
Tại Việt Nam, theo Khoản 3, điều 2, chương 11 Luật Đầu tư năm 2005
đưa ra khái niệm: Đầu tư trực tiếp là hình thực đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn
vào đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Tuy các định nghĩa có khác nhau về câu chữ nhưng tựu chung đều nói
về một quan hệ kinh tế có yếu tố nước ngoài, là hình thức đầu tư của cá nhân
hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh
doanh. Các nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản
xuất kinh doanh đó.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được phân biệt với đầu tư gián tiếp
nước ngoài FPI (Foreign Portfolio Investment). FPI chỉ các hoạt động mua tài
sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời không kèm theo việc tham gia vào
các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình
thức đầu tư trực tiếp FDI.

Trong hai hình thức đầu tư nêu trên thì đầu tư trực tiếp FDI được các
quốc gia tiếp nhận nguồn vốn ưa thích hơn đầu tư gián tiếp FPI.
1.1.2. Phân loại
+ Phân loại theo bản chất đầu tư
Đầu tư phương tiện hoạt động hay đầu tư mới: Đầu tư phương tiện
hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết
lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này
làm tăng khối lượng đầu tư. Đây là hình thức đầu tư rất được các nước
nhận đầu tư khuyến khích.
Mua lại và sáp nhập: Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai
hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập với nhau hoặc
với một doanh nghiệp (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước
ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức
này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
+ Phân theo tính chất dòng vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái
phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn
để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.
Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu hút
được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
+ Phân theo động cơ của nhà đầu tư
Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động
có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng
dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có
thương hiệu (như các điểm du lịch nổi tiếng), các tài sản trí tuệ của nước tiếp

nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên
chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu
vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công
rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện, nước, chi phí thông tin liên lạc, giao
thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, …
Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị
trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mất. Ngoài ra, hình
thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước
tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để
thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.
1.1.3. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài
+ Lý luận về ưu thế độc quyền
Theo lý luận này, nguyên nhân mấu chốt của đầu tư quốc tế trực tiếp là
do các công ty xuyên quốc gia TNCs có lợi thế độc quyền trong cạnh tranh
quốc tế. Những lợi thế bao gồm kỹ thuật tiên tiến, bản quyền, năng lực quản
lý, nhiều vốn, nắm được thị hiếu tiêu dùng, pháp luật, thể chế kinh doanh của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
nước chủ nhà, …. Thông qua việc chuyển dịch nội bộ, các công ty con thừa
hưởng những lợi thế từ công ty mẹ, bù trừ những bất lợi gặp phải, từ đó giúp
các công ty xuyên quốc gia chiếm được lợi thế chung.
+ Lý thuyết chung về vòng đời sản phẩm:
Lý thuyết nổi tiếng với nhà kinh tế học Raymond Vernon, đề cập quy
luật phát triển có tính chu kỳ của sản phẩm. Tuổi thọ của sản phẩm quyết định
các doanh nghiệp phải đầu tư ra bên ngoài để kéo dài vòng đời đồng thời khai
thác thị trường nước ngoài. Theo R. Vernon, sự phát triển của sản phẩm chia
thành 4 giai đoạn: đổi mới, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Giai đoạn đổi

mới thường diễn ra ở những nước phát triển vì ở đó có điều kiện để nghiên
cứu và phát triển và có khả năng triển khai sản xuất lớn và cũng ở những
nước này thì kỹ thuật tiên tiến với đặc trưng sử dụng nhiều vốn mới đạt hiệu
quả cao. Do vậy, sản phẩm được sản xuất hàng loạt với giá thành hạ nhanh
chóng đưa thị trường tới mức bão hòa. Để tránh lâm vào suy thoái và khai
thác lợi thế theo quy mô thì doanh nghiệp phải mở rộng thì trường tiêu thụ ra
bên ngoài nhưng các hoạt động xuất khẩu gặp trở ngại về hàng rào thuế quan
và chi phí vận chuyển. Vì thế các doanh nghiệp di chuyển cơ sở sản xuất ra
quốc tế.
+ Thuyết cầu thành hữu cơ của sản phẩm
Lý thuyết này cho rằng cạnh tranh thị trường đang mở rộng, vấn đề
sống còn của các doanh nghiệp là phải tiếp tục phát triển ra bên ngoài để bảo
vệ vị trí của mình trên thị trường. Cũng theo lý thuyết này, muốn duy trì năng
lực của đầu tư thì phải tiến hành đầu tư mới, nếu không thì thuận lợi của việc
đầu tư sẽ giảm. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đầu tư ra nước ngoài với
mục đích nhằm ngăn ngừa đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
+ Lý thuyết về phân tán rủi ro
Lý luận này gồm hai thuyết là đầu tư ra nước ngoài để phân tán rủi ro
và thuyết đa dạng hóa sản phẩm để phân tán rủi ro.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
Thuyết đầu tư ra nước ngoài cho rằng các nhà đầu tư nên đa dạng hóa
các dự án đầu tư. Khi có biến động thì các dự án sẽ bù trừ cho nhau, phân tán
rủi ro. Thuyết đa dạng hóa sản phẩm cho rằng bằng việc đa dạng hóa hoạt
động của doanh nghiệp hay chính là làm cho các sản phẩm có sự khác nhau có
thể phân tán được rủi ro. Các doanh nghiệp có thể tiến hành khác biệt theo chiều
ngang tức là sản xuất cùng một sản phẩm ở các khu vực khác nhau hay khác biệt
theo chiều dọc, tức là sản xuất các mặt hàng khác nhau ở cùng một nơi.

+ Lý thuyết về lợi thế so sánh
Lý thuyết về lợi thế so sánh của D. Ricacdo. Lý thuyết này cho rằng
đầu tư quốc tế là hai bên cùng có lợi ngay cả khi một trong hai nước có hiệu
suất tuyệt đối cao hơn hay thấp hơn so với các nước khác.Mỗi nước đều có lợi
thế so sánh nhất định. Lý luận này chỉ ra rằng đầu tư quốc tế tạo điều kiện
chuyên môn hóa và phan công lao động có hiệu quả hơn so với việc chỉ dựa
vào sản xuất trong nước.
1.1.4. Tác động của FDI đến nước nhận đầu tư
Các tác động tích cực.
+ Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập.
Vốn đầu tư cho nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của các thành phần xã hội và
hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng
nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa, vượt trên mức tiết kiệm trong nước.
Khi đó, nền kinh tế cần tới nguồn vốn của nước ngoài, trong đó có vốn FDI.
Càng ngày nguồn vốn này càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
vốn cho tăng trưởng của các nền kinh tế trên thế giới.
+ Chuyển giao công nghệ và bí quyết quản lý
Đây là một ưu điểm của đầu tư trực tiếp so với đầu tư gián tiếp mà nhờ
đó các Chính phủ mong muốn lôi kéo FDI vào nước mình. Thu hút FDI từ các
công ty xuyên quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua
nhiều năm, bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công
nghệ và bí quyết quản lý ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc nhiều vào
năng lực tiếp thu của đất nước đó.
+ Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

Khi thu hút FDI từ các công ty xuyên quốc gia, không chỉ doanh nghiệp
có vốn đầu tư của công ty xuyên quốc gia mà ngay cả các doanh nghiệp khác
trong nước có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình
phân công lao động khu vực toàn cầu. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có
cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện ở
nước tiếp nhận để đạt được chi phí sản xuất thấp nên doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của
một bộ phận dân cư được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh
tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, các kỹ năng nghề nghiệp
mới và tiến bộ sẽ được doanh nghiệp đào tạo cho lao động ở nước tiếp nhận.
Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng tại nước thu hút FDI. Không
chỉ lao động thông thường mà các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ
hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
+ Tăng nguồn thu ngân sách
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương,
thuế do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân
sách quan trọng, đối với đại phương cũng như trung ương Chẳng hạn, ở Hải
Dương riêng thuế thu từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiến 50% số thu nội địa
trên địa bản tỉnh năm 2006.
Những tác động tiêu cực
Bên cạnh những lợi ích thu được từ việc tiếp nhận nguồn vốn FDI, thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
việc thu hút đầu tư nước ngoài có một số bất lợi mà các nước tiếp nhận đầu tư
cần nhận thấy:

+ Nguồn FDI chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia chi phối. Vì vậy
các nước nhận đầu tư phải phụ thuộc vào vốn, công nghệ, thị trường và hệ
thống mạng lưới tiêu thụ của các nước xuất khẩu tư bản. Nếu các nước nhận
đầu tư chỉ biết dựa vào FDI mà không chú trọng đúng mức đến việc khai thác
các nguồn đầu tư khác từ nội lực của nền kinh tế thì nguy cơ lệ thuộc và mất
độc lập về kinh tế là khó tránh khỏi. Các công ty xuyên quốc gia có thể dùng
quyền lực kinh tế của mình gây ảnh hưởng bất lợi đến tình hình kinh tế xã hội
của nước chủ nhà.
+ Tác động công nghệ
Có hai khuynh hướng thường xảy ra:
Thứ nhất, Đưa các thiết bị công nghệ hiện đại vào nhằm thu hồi vốn và
lợi nhuận nhanh mà không tính đến chất lượng và số lượng lao động hiện có
của nước sở tại. Kết quả là mặc dù tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất, có
thêm nhiều ngành nghề mới nhưng người lao động vẫn thiếu việc làm. Số
lượng lao động dư thừa vẫn không được giải quyết.
Thứ hai, Tận dụng các thiết bị công nghệ đã cũ và lạc hậu chuyển giao
các nước tiếp nhận đầu tư. Do máy móc thiết bị lạc hậu nên chi phí sản xuất
lớn, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh thấp, nhóm các nước dạng
này khó có thể đuổi kịp các nước phát triển. Đó là chưa tính đến các tác hại
khác như ô nhiễm môi trường, không có điều kiện tiếp nhận khoa học công
nghệ và đào tạo nguồn nhân lực hiện đại,…
+ Tình trạng chuyển giá thông qua thủ thuật nâng giá chi phí đầu vào.
Các nhà đầu tư nước ngoài thường tính giá cao cho những nguyên vật
liệu, bán thành phẩm, máy móc và thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu
tư. Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư như: giảm được thuế

×