Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

giáo trình vi sinh vật năm học 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.76 KB, 58 trang )

1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Mục đích – u cầu:
 Trình bày khái niệm về vi sinh vật học.
 Trình bày các đặc tính của vi sinh vật.
 Trình bày vai trò của vi sinh vật.
 Trình bày lịch sử phát triển của vi sinh vật học.
Số tiết lên lớp: 4
Bảng phân chia thời lượng:
STT
Nội Dung
Số Tiết
1
Vi sinh vật học
1
2
Đặc tính của vi sinh vật
1
3
Vai trò của vi sinh vật
1
4
Lịch sử phát triển của vi sinh vật học
1
Trọng tâm bài giảng:
 Giới thiệu về vi sinh vật học.
 Mơ tả đặc tính và vai trò của vi sinh vật.
1. Vi sinh vật học: (xem [2, tr 3])
Vi sinh vật học nghiên cứu về vi sinh vật. Vi sinh vật là tên gọi chung để chỉ
tất cả các sinh vật có kích thước nhỏ bé, muốn quan sát được vi sinh vật phải sử
dụng đến kính hiển vi.


Virus là một nhóm vi sinh vật đặc biệt, chỉ có thể quan sát được qua kính
hiển vi điện tử. Virus chưa có cấu trúc tế bào. Các vi sinh vật khác thường là đơn
bào hoặc đa bào, nhưng có cấu trúc đơn giản và chưa phân hóa thành các cơ quan
sinh dưỡng.
2. Đặc tính của vi sinh vật: (xem [2, tr 3])
Vi sinh vật có các đặc điểm sau:
2
 Kích thước nhỏ bé: kích thước vi sinh vật thường được đo bằng
micromet (µm), kích thước của virus thường được đo bằng nanomet
(nm).
 Hấp thu nhiều, chuyển hóa nhanh: vi sinh vật tuy nhỏ bé nhưng khả
năng hấp thu và chuyển hóa các chất rất nhanh.
Ví dụ minh họa: vi khuẩn Lactobacillus trong 1 giờ có thể chuyển hóa
một lượng đường lactose nặng hơn 1000 – 10.000 lần khối lượng của
chúng.
Năng lực chuyển hóa sinh hóa mạnh mẽ của vi sinh vật dẫn đến những
tác động lớn lao của chúng trong thiên nhiên và trong hoạt động sống
của con người.
 Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh: so với các sinh vật khác, vi sinh
vật có tốc độ sinh trưởng và khả năng sinh sản cực kỳ lớn.
Ví dụ minh họa: vi khuẩn E. coli trong điều kiện thích hợp cứ khoảng
12 – 20 phút lại phân đôi một lần.
 Năng lực thích ứng mạnh và dễ phát sinh biến dò: khả năng thích ứng
của vi sinh vật lớn hơn so với động vật và thực vật. Trong quá trình
tiến hóa lâu dài, vi sinh vật đã tạo ra những cơ chế điều hòa trao đổi
chất để thích ứng được với những điều kiện sống bất lợi. Vi sinh vật
cũng rất dễ phát sinh biến dò vì chúng sinh sản nhanh, số lượng nhiều,
tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống… Hình thức biến dò thường là đột
biến gen và dẫn đến những thay đổi về hình thái, cấu tạo, kiểu trao đổi
chất, sản phẩm trao đổi chất, tính đề kháng…

 Phân bố rộng, chủng loại nhiều: vi sinh vật phân bố ở khắp mọi nơi
trên trái đất. Chúng hiện diện ở cơ thể người, động vật, thực vật; trong
đất, nước, không khí; trên mọi đồ dùng, vật liệu; ở biển, sông, núi… Vi
sinh vật có vô số loài khác nhau.
3. Vai trò của vi sinh vật: (xem [2, tr 8])
3
Vi sinh vật sống trong đất, nước, tham gia vào quá trình phân giải các xác
hữu cơ thành các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Vi sinh vật cố đònh nitơ thực hiện chuyển hóa nitơ trong không khí thành
hợp chất nitơ cung cấp cho thực vật.
Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất khó phân hủy trong tự
nhiên và tham gia vào các vòng tuần hoàn các chất trong tự nhiên.
Vi sinh vật còn tham gia tích cực vào quá trình phân giải các chất thải nông
nghiệp, chất thải công nghiệp và chất thải đô thò. Vì vậy, vi sinh vật có vai trò hết
sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một số vi sinh vật có thể
gây ô nhiễm môi trường và gây bệnh.
Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong ngành năng lượng. Vi sinh vật tham
gia vào quá trình tạo khí sinh học (biogas) để làm chất đốt. Vi sinh vật có thể sử
dụng để tạo cồn sinh học.
Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp lên men, tham
gia sản xuất nhiều sản phẩm lên men có giá trò đối với con người.
Ví dụ minh họa: axít lactic, rượu, rau củ muối chua, phomat, sữa chua…
4. Lịch sử phát triển của vi sinh vật học: (xem [2, tr 11])
Từ xa xưa, lồi người chưa nhận thức được sự tồn tại của vi sinh vật nhưng
đã biết về tác dụng của vi sinh vật trong sản xuất và trong đời sống. Trên những vật
từ thời cổ Hi Lạp, người ta thấy những minh họa về q trình nấu rượu. Ở Trung
Quốc, rượu đã được sản xuất cách đây trên 4000 năm. Q trình lên men lactic
(muối dưa) đã được thực hiện từ khoảng năm 3500 trước cơng ngun…
Muối dưa, làm tương, làm mắm, làm sữa chua, ướp thịt, ướp cá… là những
biện pháp lâu đời để khống sự phát triển của vi sinh vật, phục vụ cho việc chế biến

và bảo quản thực phẩm.
Từ trước cơng ngun, những tài liệu của Hippocrate (460 – 373 trước CN),
của Veron (116 – 27 trước CN), của Lucrèce (98 – 55 trước CN)… đã đề cập đến
bản chất sống của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
4
Nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới đã có những đóng góp quan trọng
đối với sự phát triển của vi sinh vật học.
Ví dụ minh họa:
Antonie van Leeuwenhoek (1632 - 1723): là người phát hiện ra thế giới vi
sinh vật và là người đầu tiên mô tả hình thái nhiều loại vi sinh vật. Ông đã tự chế
tạo ra rất nhiều kính hiển vi.
Louis Pasteur (1822 - 1895): là nhà khoa học người Pháp đã có rất nhiều
đóng góp to lớn cho sự phát triển của vi sinh vật học. Ông đã chứng minh vi sinh
vật không tự phát sinh theo thuyết tự sinh, phát hiện nhiều loài vi khuẩn gây
bệnh, nghiên cứu các vacxin phòng chống bệnh…
Robert Koch (1843 - 1910): là nhà khoa học người Đức đã tìm ra phương
pháp phân lập thuần khiết vi sinh vật trên các môi trường đặc.
Hans Christian Gram (1853 – 1938): là nhà khoa học người Đan Mạch đã
đưa ra phương pháp nhuộm Gram để phân biệt vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn
Gram dương.
Alexander Fleming (1881 - 1955): là nhà khoa học người Anh đầu tiên phát
hiện ra kháng sinh penicillin, mở ra một kỷ nguyên mới trong việc chống lại các
bệnh nhiễm khuẩn…
Hình 1.1.Antonie van Leeuwenhoek (1632 - 1723)
5
Vi sinh vật học phát triển ngày càng mạnh mẽ và phân chia thành các lónh
vực như: vi sinh nông nghiệp, vi sinh công nghiệp, vi sinh vật học đất, sinh thái
học vi sinh, sinh lý học vi sinh vật, di truyền học vi sinh vật, công nghệ sinh học
vi sinh vật…
 Câu hỏi hiểu bài:

Câu 1. Vi sinh vật học là gì?
Câu 2. Vi sinh vật là gì?
Câu 3. Kích thước của vi sinh vật như thế nào?
Câu 4. Làm thế nào để quan sát được vi sinh vật?
Câu 5. Vi sinh vật học nghiên cứu về gì?
Câu 6. Kích thước của vi sinh vật thường được đo bằng đơn vị gì?
Câu 7. Vi sinh vật có đặc điểm gì?
Câu 8. Khả năng hấp thụ các chất của vi sinh vật như thế nào?
Câu 9. Vi sinh vật nhỏ bé như thế nào?
Câu 10. Tốc độ trao đổi chất ở vi sinh vật như thế nào?
Câu 11. Vai trò của vi sinh vật như thế nào?
Câu 12. Khả năng trao đổi chất của vi sinh vật có tác động gì?
Câu 13. Tốc độ tăng trưởng của vi sinh vật như thế nào?
Câu 14. Khả năng sinh sản của vi sinh vật như thế nào?
Câu 15. Vai trò của vi sinh vật trong ngành năng lượng như thế nào?
Câu 16. Vi sinh vật tham gia sản xuất các sản phẩm lên men nào?
Câu 17. Khả năng phát sinh biến dị của vi sinh vật như thế nào?
Câu 18. Vai trò của vi sinh vật trong nơng nghiệp như thế nào?
Câu 19. Hình thức biến dị ở vi sinh vật là gì?
Câu 20. Vai trò của vi sinh vật trong ngành cơng nghiệp lên men như thế nào?
Câu 21. Vi sinh vật thường hiện diện nhiều ở đâu?
Câu 22. Khả năng chuyển hóa các chất ở vi sinh vật như thế nào?
Câu 23. Vai trò của vi sinh vật trong việc bảo vệ mơi trường như thế nào?
Câu 24. Khả năng thích ứng của vi sinh vật so với động vật trong mơi trường
như thế nào?
Câu 25. Số lượng chủng loại vi sinh vật là bao nhiêu?
6
Câu 26. Khả năng thích ứng của vi sinh vật với môi trường sống như thế nào?
Câu 27. Vi sinh vật phân bố ở đâu?
Câu 28. Lịch sử phát triển của vi sinh vật học như thế nào?

Câu 29. Vi sinh vật học có từ bao giờ?
Câu 30. Antonie van Leeuwenhoek là ai?
Câu 31. Hans Christian Gram là ai?
Câu 32. Louis Pasteur là ai?
Câu 33. Alexander Fleming là ai?
Câu 34. Robert Koch là ai?
Câu 35. Louis Pasteur đã có đóng góp gì quan trọng cho vi sinh vật học?
Câu 36. Robert Koch đã có đóng góp gì quan trọng cho vi sinh vật học?
Câu 37. Hans Christian Gram đã có đóng góp gì quan trọng cho vi sinh vật
học?
Câu 38. Alexander Fleming đã có đóng góp gì quan trọng cho vi sinh vật học?
Câu 39. Antonie van Leeuwenhoek đã có đóng góp gì quan trọng cho vi sinh
vật học?
Câu 40. Các lĩnh vực nghiên cứu trong vi sinh vật học là gì?
 Bài tập trên lớp:
Nêu các ví dụ về các nơi thường chứa nhiều vi sinh vật?
Hướng dẫn: sinh viên đọc các tài liệu tham khảo hoặc liên hệ thực tế để tìm
các ví dụ về các nơi thường chứa nhiều vi sinh vật.
 Bài tập về nhà:
Nêu các ví dụ về kích thước của một số vi sinh vật thường gặp?
Hướng dẫn: sinh viên đọc các tài liệu tham khảo để tìm các ví dụ về kích
thước của một số vi sinh vật thường gặp.
 Bài tập tổng hợp:
Nêu các ví dụ về vai trò của vi sinh vật đối với đời sống con người?
Hướng dẫn: sinh viên đọc các tài liệu tham khảo để tìm các ví dụ về vai trò
của vi sinh vật đối với đời sống con người.
7
CHƯƠNG 2. TẾ BÀO VI SINH VẬT
Mục đích – Yêu cầu:
 Trình bày về các đại phân tử sinh học ở vi sinh vật.

 Trình bày về các cấu trúc của tế bào vi sinh vật.
 Trình bày về vai trò của các cấu trúc của tế bào vi sinh vật.
Số tiết lên lớp: 8
Bảng phân chia thời lượng:
STT
Nội Dung
Số Tiết
1
Các đại phân tử sinh học
4
2
Cấu trúc tế bào vi sinh vật
4
Trọng tâm bài giảng:
 Mô tả các đại phân tử sinh học ở tế bào vi sinh vật.
 Mô tả cấu tạo và vai trò của các cấu trúc ở tế bào vi sinh vật.
1. Các đại phân tử sinh học: (xem [3, tr 49])
1.1. Protein:
Protein là một trong những đại phân tử trong tế bào thực hiện nhiều chức
năng khác nhau như: xúc tác, cấu trúc, vận chuyển, bảo vệ, dự trữ
Đơn phân của protein là các amino acid. Có 20 loại amino acid khác nhau.
Amino acid gồm nguyên tử C trung tâm (Cα) nối với H và nối với các nhóm -NH
2
(nhóm amine mang tính kiềm), nhóm -COOH (nhóm carboxyl mang tính acid) và
nhóm biến đổi gọi là nhóm -R (gốc bên) khác nhau ở các amino acid khác nhau.
Peptide là một chuỗi gồm nhiều amino acid nối với nhau (số lượng ít hơn
30). Với số lượng amino acid lớn hơn, chuỗi được gọi là polypeptide. Mỗi
polypeptide có hai đầu tận cùng, một đầu mang nhóm amine tự do, đầu kia mang
nhóm carboxyl tự do. Protein được dùng để chỉ đơn vị chức năng, nghĩa là một cấu
trúc phức tạp trong không gian chứ không phải đơn thuần là một trình tự amino

acid. Một protein có thể được hình thành từ nhiều chuỗi polypeptide.
Phân tử protein có bốn bậc cấu trúc:
 Cấu trúc bậc 1: cấu trúc bậc một là trình tự sắp xếp các gốc amino acid
8
trong chuỗi polypeptide. Cấu trúc này được giữ vững nhờ liên kết
peptide (liên kết cộng hóa trị). Vì mỗi một amino acid có gốc khác nhau,
các gốc này có những đặc tính hóa học khác nhau, nên một chuỗi
polypeptide ở các thời điểm khác nhau có nhưng đặc tính hóa học rất
khác nhau.

Cấu trúc bậc 2: là tương tác không gian giữa các gốc amino acid ở gần
nhau trong chuỗi polypeptide. Cấu trúc được ổn định chủ yếu nhờ liên kết
hydrogen được tạo thành giữa các liên kết peptide ở kề gần nhau, cách
nhau những khoảng cách xác đinh. Do cấu trúc bậc 1 gấp khúc một cách
ngẫu nhiên dưới các điều kiện sinh học vì các gốc R khác nhau tác động
với nhau theo nhiều cách khác nhau nên cấu trúc bậc 2 tạo thành hai
nhóm: xoắn và lá phiến. Trong cấu trúc này có nhiều liên kết hydro với
mức năng lượng nhỏ vì vậy nó đảm bảo tính đàn hồi sinh học. Phiến gấp
nếp β là chuỗi polypeptid được gấp nếp nhiều lần và đưọc ổn định nhờ
các liên kết hydro giữa các nguyên tử của các liên kết peptid trong đoạn
kế nhau của chuỗi. Cả hai loại cấu trúc này đều tạo nên bởi liên kết
hydro giữa các khu vực liên kết peptid của mạch. Nhóm biến đổi R
không tham gia vào sự hình thành cấu trúc bậc 2.

Cấu trúc bậc 3:
là tương tác không gian giữa các gốc amino acid ở xa
nhau trong chuỗi polypeptide, là dạng cuộn lại trong không gian của
toàn chuỗi polypeptide. Nhiều chuỗi polypeptide trong cơ thể sống tồn
tại không phải ở dạng thẳng mà gấp khúc và qua đó mà tạo nên
c

ấu
trúc không gian ba chiều.
 Cấu trúc bậc 4: là tương tác không gian
giữa
các chuỗi của các phân
tử protein, gồm hai hay nhiều chuỗi polypeptide hình cầu. Sự kết hợp
giữa
các
phâ
n tử

y chủ yếu là do liên kết hydrogen và tương tác kỵ
nước.
Ví dụ minh họa: Hemoglobin là một protein có cấu trúc bậc 4, được
tạo

n từ hai chuỗi polypeptide.
Protein có các chức năng sau đây:
 Vai trò xúc tác: Các enzyme có bản chất là protein, chúng xúc tác cho
9
các phản ứng sinh hóa nhất đinh. Mỗi bước trong quá trình trao đôi chất
đều được xúc tác bởi enzyme. Các enzyme tương đồng từ các loài sinh
vật khác nhau thì không giống nhau về cấu trúc hóa học.
 Vai trò cấu trúc: protein tạo nên nhiều cấu trúc ở tế bào, như: protein
ở màng tế bào chất…
 Vai trò vận chuyển: một số protein có vai trò vận chuyển các chất đặc
hiệu từ vị trí này sang vị trí khác.
Ví dụ minh họa: Hemoglobin vận chuyên O
2
từ phổi đến các mô.

 Vai trò vận động: một số protein giúp cho tế bào vận động, tế bào phân
chia và co cơ.
Ví dụ minh họa: actin, myosin là protein vận động ở cơ.
 Vai trò bảo vệ: protein bảo vệ có một vai trò lớn trong sinh học miễn
dịch.
 Các chất có hoạt tính sinh học cao: một số protein điều khiển các
protein khác thực hiện chức năng sinh học, điều hòa hoạt động trao đổi
chất.
1.2. Nucleic acid:
Nucleic acid là vật chất mang thông tin di truyền của các hệ thống sống, có
bản chất là polymer được hình thành từ các monomer là nucleotide. Nucleic acid
gồm hai loại là DNA và RNA.
Nucleotide là đơn vị cấu trúc cơ bản của nucleic acid. Là những phân tử tồn
trữ thông tin dự trữ trong tế bào. Các nucleotid tự do còn đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động tạo năng lượng của tế bào như ATP cần cho nhiều phản ứng
chuyển hóa; GTP cần cho quá trình tổng hợp protein Mỗi nucleotide
c
ó 3 thành
phần cơ bản: nhóm phosphate, đường pentose và một base nitơ. Các nucleotide
được nối với nhau bằng liên kết phosphodiester tạo thành chuỗi dài. Trình tự
chính xác của các base trong DNA và RNA đặc trưng cho thông tin di truyền của
tế bào.
DNA:
Phân tử DNA là một chuỗi xoắn kép gồm 2 sợi đơn. Mỗi sợi đơn là một
chuỗi nucleotide. Mỗi nucleotide gồm ba thành phần: nhóm phosphate, đường
10
desoxyribose và một trong bốn base (adenine, cytosine, guanine và thymine). Hai
sợi đơn kết hợp với nhau nhờ các liên kết hydrogen hình thành giữa các base bổ
sung nằm trên 2 sợi: A bổ sung cho T và C bổ sung cho G.
Phân tử DNA trong nhiễm sắc thể của sinh vật eukaryote ở dạng thẳng. Ở

phần lớn tế bào prokaryote, DNA có dạng vòng. Các DNA ở eukaryote có đặc
điểm khác với DNA prokaryote. Toàn bộ phân tử DNA prokaryote đều mang
thông tin mã hóa cho các protein, trong khi DNA eukaryote bao gồm những trình
tự mã hoá (exon) xen kẽ với nhưng trình tự không mã hoá (intron).
RNA:
Phân tử RNA là chuỗi đơn. Đường pentose của phân tử DNA là ribose .
Thymine trong phân tử DNA, được thay thế bằng uracil trong phân tử RNA. Trong
tế bào có ba loại RNA cơ bản đưọc phân loại theo chức năng, mỗi loại đều có cấu
trúc đặc thù riêng gồm:
 RNA thông tin (mRNA): có cấu trúc mạch đơn, chiếm 3-5% tổng số
RNA, chịu trách nhiệm mang thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài.
 RNA vận chuyển (tRNA): là các RNA nhỏ, chiếm 10-15%, có nhiệm
vụ mang các amino acid đặc hiệu đến ribosom trong quá trình giải mã.
tRNA có cấu trúc không gian hình chĩa ba với một số vòng tạo xoắn
theo nguyên tắc bổ sung và một số vòng không tạo xoắn.
 rRNA (RNA ribosome): rRNA là thành phần cơ bản của ribosome,
đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein. Tùy vào hệ
số lắng, rRNA được chia thành nhiều loại. Ở eukaryote có rRNA 28S,
18S, 5,8S và 5S. Ở vi khuẩn có rRNA 23S, 16S và 5S.
2. Cấu trúc tế bào vi sinh vật: (xem [2, tr 27])
2.1. Vách tế bào:
Vách tế bào là lớp cấu trúc ngoài cùng của tế bào, có độ rắn chắc nhất định
để duy trì hình dạng tế bào, bảo vệ tế bào trong điều kiện môi trường sống bất lợi.
Nồng độ các chất bên trong tế bào thường cao hơn bên ngoài tế bào, nên tế bào hấp
thu khá nhiều nước từ bên ngoài vào, nếu không có vách tế bào vững chắc thì tế bào
sẽ dễ dàng bị vỡ ra. Một số vi sinh vật có bao nhày (capsule) bên ngoài vách tế bào.
11
Vách tế bào có chức năng chủ yếu sau:
- Duy trì hình dạng tế bào.
- Hỗ trợ sự chuyển động của tiên mao.

- Giúp tế bào chống lại các lực tác động từ bên ngoài.
Ví dụ minh họa: vi khuẩn Gram + chịu được áp suất thẩm thấu đến 15 – 20
atm, vi khuẩn Gram – chịu được áp suất thẩm thấu đến 5 – 10 atm.
- Cần thiết cho quá trình phân cắt bình thường của tế bào.
- Ngăn cản sự xâm nhập của một số chất có hại vào tế bào.
- Có liên quan đến tính kháng nguyên, tính gây bệnh.
Vách tế bào chủ yếu chứa peptidoglycan. Peptidoglycan là một polymer xốp,
không tan, khá cứng và bền vững, bao xung quanh tế bào như một mạng lưới. Vách
tế bào vi khuẩn Gram + chứa nhiều peptidoglycan hơn vách tế bào vi khuẩn Gram
Cấu trúc cơ bản của peptidoglycan gồm có 3 thành phần: N –
acetylglucosamine, N – acetylmuramic acid và tetrapeptide chứa cả L và D amino
Hình 2.1.Tế bào vi khuẩn
Tế bào chất
Màng tế bào chất
Vách tế bào
Bao nhày
Tiên mao
Ribosome
Khuẩn mao
12
acid. Để tạo thành mạng lưới cứng, tetrapeptide trên mỗi chuỗi peptidoglycan liên
kết chéo với các tetrapeptide trên chuỗi khác.
Vách tế bào vi khuẩn Gram – có cấu trúc khá phức tạp. Bên trong là một lớp
peptidoglycan mỏng, cách một lớp không gian chu chất là lớp màng ngoài. Màng
ngoài có cấu trúc gần giống với màng tế bào chất.
2.2. Màng tế bào chất:
Màng tế bào chất cấu tạo bởi 2 lớp phospholipid; chứa các protein nằm phía
trong, phía ngoài hay xuyên qua màng. Phần lớn màng tế bào chất của vi sinh vật
prokaryote không chứa sterol nên không cứng như màng tế bào chất của vi sinh vật
eukaryote.

Màng tế bào chất có các chức năng sau:
- Kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.
- Duy trì một áp suất thẩm thấu bình thường bên trong tế bào.
- Là nơi sinh tổng hợp các thành phần của vách tế bào.
- Là nơi xảy ra các quá trình phosphoryl hóa oxy hóa và phosphoryl quang
hợp.
- Là nơi tổng hợp nhiều loại enzyme, các protein của chuỗi hô hấp.
- Cung cấp năng lượng cho sự vận động của tiên mao.
2.3. Tế bào chất:
Tế bào chất là vùng dung dịch ở dạng keo, chứa các chất hòa tan và các hạt
như ribosome, gồm khoảng 80% nước. Trong tế bào chất có protein, nucleic acid,
carbohydrate, lipid, các ion vô cơ và các chất khác. Tế bào chất của vi khuẩn không
di động bên trong tế bào và cũng không chứa bộ khung tế bào tức là mạng lưới các
sợi giúp duy trì hình dạng của tế bào. Điều này khác hẳn với tế bào chất của các tế
bào nhân thật.
2.4. Thể nhân:
Thể nhân là nhân nguyên thủy, chưa có màng nhân. Thể nhân còn được gọi
là vùng nhân, thể giống nhân. Thể nhân của vi khuẩn là một nhiễm sắc thể duy nhất
cấu tạo bởi một sợi DNA xoắn kép. Thể nhân là cơ sở vật chất chứa thông tin di
truyền của vi khuẩn.
13
Ngoài nhiễm sắc thể, nhiều vi khuẩn còn chứa DNA ngoài nhiễm sắc thể. Đó
là những sợi DNA kép, dạng vòng kín, có khả năng sao chép độc lập và được gọi là
plasmid.
2.5. Tiên mao:
Tiên mao là những sợi lông dài, uốn khúc, mọc ở mặt ngoài ở một số vi
khuẩn, có tác dụng giúp vi khuẩn có thể chuyển động trong môi trường lỏng. Một số
vi sinh vật còn có khuẩn mao trên bề mặt tế bào.
Tiên mao của vi khuẩn Gram - gồm các phần chủ yếu sau: thể gốc gồm một
trụ nhỏ được gắn với 4 đĩa tròn có dạng vòng tròn, ký hiệu là L, P, S và M. Vòng L

nằm ở ngoài cùng tương ứng với lớp lypopolysaccharide ở màng ngoài; vòng P tiếp
theo về phía trong, tương ứng với lớp peptidoglycan; vòng S ở sâu hơn, tương ứng
với lớp không gian chu chất. Một trụ nhỏ xuyên chính giữa các vòng. Giữa vòng P
và L còn có ống hình trụ nối 2 vòng với nhau. Tiên mao ở vi khuẩn Gram + chỉ có 2
vòng là vòng protein ngoài (nằm ở vị trí vách tế bào) và vòng protein trong (nằm ở
vị trí màng tế bào chất).
Sợi tiên mao cấu tạo bởi các phân tử protein flagellin. Các protein này được
tổng hợp trong tế bào chất. Tiên mao có giá trị trong phân loại vi khuẩn.
Tiên mao thường gặp ở một số giống vi khuẩn.
Ví dụ minh họa: Vibrio, Spirillum, Pseudomonas, Escherichia, Shigella,
Salmonella, Proteus…
2.6. Bào tử:
Một số vi khuẩn vào cuối thời kỳ sinh trưởng có khả năng sinh ra bên trong
tế bào một thể nghỉ có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục, được gọi là bào tử hay nội
bào tử.
Bào tử có tính kháng nhiệt, kháng bức xạ, kháng hóa chất, kháng áp suất
thẩm thấu.
Ví dụ minh họa: bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum chỉ bị tiêu diệt
ở 100
o
C sau 5 – 9,5 giờ, hoặc 121
o
C sau 10 phút.
Trong thời kỳ nghỉ, bào tử của vi khuẩn không có hoạt động trao đổi chất.
Bào tử vi khuẩn có thể giữ sức sống từ vài năm đến vài chục năm.
14
Ví dụ minh họa: bào tử của vi khuẩn Bacillus subtilis có thể sống 200 – 300
năm.
Cấu tạo của bào tử gồm: lớp áo bào tử nằm dưới màng ngoài dày, chứa chủ
yếu protein sừng và một ít phospholipoprotein. Áo bào tử có sức đề kháng cao với

lysozyme, proteinase… Dưới áo bào tử là lớp vỏ bào tử. Vỏ bào tử chứa một lượng
lớn peptidoglycan đặc biệt, ít liên kết chéo, chứa chất dipicolinate canxi, không
chứa teichoic acid. Dưới lớp vỏ bào tử là lõi bào tử, còn gọi là thể chất nguyên sinh
của bào tử. Lõi bào tử gồm: vách bào tử, màng bào tử, bào tử chất và vùng nhân.
Lượng nước trong lõi bào tử rất thấp.
 Câu hỏi hiểu bài:
Câu 1. Protein là gì?
Câu 2. Đơn phân của protein là gì?
Câu 3. Amino acid là gì?
Câu 4. Có bao nhiêu amino acid?
Câu 5. Cấu tạo của amino acid như thế nào?
Câu 6. Tính chất của nhóm amine trong amino acid là gì?
Câu 7. Các amino acid nối với nhau bằng liên kết gì?
Câu 8. Amino acid chứa nhóm chức nào?
Câu 9. Tính chất của nhóm carboxyl trong amino acid là gì?
Câu 10. Cấu tạo của các amino acid khác nhau ở phần nào?
Câu 11. Protein có mấy bậc cấu trúc?
Câu 12. Polypeptide là gì?
Câu 13. Cấu trúc bậc 1 của protein là gì?
Câu 14. Cấu trúc bậc 2 của protein là gì?
Câu 15. Cấu trúc bậc 3 của protein là gì?
Câu 16. Cấu trúc bậc 4 của protein là gì?
Câu 17. Protein có chức năng gì?
Câu 18. Peptide là gì?
Câu 19. Vai trò cấu trúc của protein là gì?
Câu 20. Nucleic acid là gì?
Câu 21. Đơn phân của nucleic acid là gì?
15
Câu 22. Vai trò xúc tác của protein là gì?
Câu 23. DNA là gì?

Câu 24. Vai trò vận chuyển của protein là gì?
Câu 25. Nucleotide là gì?
Câu 26. RNA là gì?
Câu 27. Cấu tạo của nucleotide như thế nào?
Câu 28. Vai trò bảo vệ của protein là gì?
Câu 29. Các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết gì?
Câu 30. Các loại nucleotide trong RNA là gì?
Câu 31. Các loại RNA là gì?
Câu 32. Cấu tạo của RNA như thế nào?
Câu 33. Hai mạch đơn của DNA liên kết với nhau như thế nào?
Câu 34. mRNA là gì?
Câu 35. Các loại nucleotide trong DNA là gì?
Câu 36. Cấu tạo của DNA như thế nào?
Câu 37. tRNA là gì?
Câu 38. Các loại nucleic acid là gì?
Câu 39. Vai trò vận động của protein là gì?
Câu 40. rRNA là gì?
Câu 41. Peptidoglycan là gì?
Câu 42. Cấu tạo của peptidoglycan như thế nào?
Câu 43. Vách tế bào là gì?
Câu 44. Cấu trúc vách tế bào vi khuẩn Gram âm như thế nào?
Câu 45. Tiên mao có ở đâu?
Câu 46. Các protein cấu tạo nên tiên mao là gì?
Câu 47. Peptidoglycan ở tế bào vi khuẩn Gram dương như thế nào?
Câu 48. Cấu tạo của vách tế bào như thế nào?
Câu 49. Chức năng của vách tế bào là gì?
Câu 50. Peptidoglycan ở tế bào vi khuẩn Gram âm như thế nào?
Câu 51. Các protein ở màng tế bào chất như thế nào?
Câu 52. Trong tế bào chất chứa các chất nào?
16

Câu 53. Phospholipid là gì?
Câu 54. Thể nhân là gì?
Câu 55. Cấu tạo của thể nhân như thế nào?
Câu 56. Tiên mao là gì?
Câu 57. Lõi bào tử là gì?
Câu 58. Cấu tạo của lõi bào tử như thế nào?
Câu 59. Hình dạng của tiên mao như thế nào?
Câu 60. Vai trò của tiên mao là gì?
Câu 61. Chức năng của màng tế bào chất là gì?
Câu 62. Cấu tạo của lớp áo bào tử như thế nào?
Câu 63. Lớp áo bào tử có tính chất gì?
Câu 64. Cấu tạo của tiên mao như thế nào?
Câu 65. Bào tử là gì?
Câu 66. Thể nhân còn được gọi là gì?
Câu 67. Lớp áo bào tử là gì?
Câu 68. Thể nhân của vi khuẩn như thế nào?
Câu 69. Bào tử có hình dạng gì?
Câu 70. Tính chất của bào tử là gì?
Câu 71. Cấu tạo của bào tử như thế nào?
Câu 72. Sự trao đổi chất của bào tử như thế nào?
Câu 73. Lớp vỏ bào tử là gì?
Câu 74. Tế bào chất là gì?
Câu 75. Thành phần của tế bào chất là gì?
Câu 76. Lõi bào tử còn được gọi là gì?
Câu 77. Lượng nước trong lõi bào tử như thế nào?
Câu 78. Cấu tạo của lớp vỏ bào tử như thế nào?
Câu 79. Màng tế bào chất là gì?
Câu 80. Cấu tạo của màng tế bào chất như thế nào?
 Bài tập trên lớp:
Nêu các cấu trúc trong tế bào vi sinh vật?

Hướng dẫn: sinh viên đọc các tài liệu tham khảo để tìm các cấu trúc trong tế
17
bào vi sinh vật.
 Bài tập về nhà:
Nêu chức năng của các cấu trúc trong tế bào vi sinh vật?
Hướng dẫn: sinh viên đọc các tài liệu tham khảo để tìm chức năng của các
cấu trúc trong tế bào vi sinh vật.
 Bài tập tổng hợp:
Nêu các ví dụ về một số protein có trong tế bào vi sinh vật?
Hướng dẫn: sinh viên đọc các tài liệu tham khảo để tìm các ví dụ về một số
protein có trong tế bào vi sinh vật.
18
CHƯƠNG 3.
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT
Mục đích – Yêu cầu:
 Trình bày các đặc điểm của vi khuẩn.
 Trình bày các đặc điểm của nấm men.
 Trình bày các đặc điểm của nấm mốc.
Số tiết lên lớp: 8
Bảng phân chia thời lượng:
STT
Nội Dung
Số Tiết
1
Đặc điểm của vi khuẩn
2
2
Đặc điểm của nấm men
3
3

Đặc điểm của nấm mốc
3
Trọng tâm bài giảng:
 Mô tả đặc điểm chung của vi khuẩn.
 Mô tả đặc điểm chung của nấm men.
 Mô tả đặc điểm chung của nấm mốc.
1. Đặc điểm của vi khuẩn: (xem [2, tr 25, 408])
Vi khuẩn có nhiều hình dạng, kích thước và cách sắp xếp khác nhau. Đường
kính của phần lớn vi khuẩn thay đổi trong khoảng 0,2 – 2 µm, chiều dài tế bào vi
khuẩn khoảng 2 – 8 µm.
Vi khuẩn thường có các hình dạng như sau: hình cầu, hình que, hình dấu
phẩy, hình xoắn…
Ở vi khuẩn hình cầu (Coccus – cầu khuẩn), tùy theo phương hướng của mặt
phẳng phân cắt và cách liên kết mà ta có các dạng sau:
- Song cầu khuẩn (Diplococcus)
- Liên cầu khuẩn (Streptococcus)
- Tứ cầu khuẩn (Gaffkya)
- Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus)
19
Ở vi khuẩn hình que (Bacillus – trực khuẩn), có thể xuất hiện các dạng như:
dạng đơn, dạng đôi, dạng chuỗi…
Ở vi khuẩn hình xoắn có dạng hình dấu phẩy như: phẩy khuẩn (Vibrio), hình
xoắn thưa (Spirillum – xoắn khuẩn), hình xoắn khít (Spirochaete).
Tế bào vi khuẩn rất nhỏ và nhẹ.
Ví dụ minh họa: vi khuẩn E. coli chỉ có kích thước 2 x 0,5 µm, 1 tỉ vi khuẩn
E. coli chỉ nặng khoảng 1 mg.
Tế bào vi khuẩn vừa nhỏ bé, vừa trong suốt nên rất khó quan sát. Để quan sát
được dưới kính hiển vi quang học, tế bào vi khuẩn cần phải được nhuộm màu. Vi
khuẩn có thể được nhuộm với thuốc nhuộm xanh methylen.
Đặc biệt, phương pháp nhuộm Gram do nhà vi khuẩn học người Đan Mạch

Hans Christian Gram (1853 – 1938) phát minh ra vào năm 1884 cho phép phân biệt
vi khuẩn thành 2 nhóm lớn: vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm.
Ví dụ minh họa:
- Vi khuẩn Gram dương: Micrococcus, Staphyloccocus, Enterococcus,
Lactococcus, Lactobacillus…
- Vi khuẩn Gram âm: Azospirillum, Spirillum, Campylobacter…
Di truyền học vi khuẩn:
Các vi sinh vật đều giống tổ tiên ở phần lớn các đặc điểm tương tự như các
sinh vật khác. Di truyền là sự duy trì các đặc điểm qua nhiều thế hệ. Đơn vị của di
truyền là gen. Gen là một đoạn DNA đảm nhận một chức năng nhất định trong quá
trình truyền thông tin di truyền.
 Biến nạp: là sự chuyển gen qua DNA giải phóng từ một vi khuẩn cho
hoặc được chiết rút từ vi khuẩn này sang một vi khuẩn nhận.
Tế bào ở trạng thái có thể được biến nạp bởi DNA được gọi là khả nạp
(khả năng dung nạp).
Biến nạp được nghiên cứu kỹ ở các vi khuẩn Streptococcus pneumoniae,
Bacillus subtilis, Haemophilus influenzae…
20
 Tải nạp: là sự chuyển DNA từ tế bào cho sang tế bào nhận nhờ phage.
Tải nạp thường gặp ở các vi sinh vật như: Salmonella, Escherichia,
Shigella, Bacillus…
 Tiếp hợp (giao nạp): là sự chuyển DNA qua tiếp xúc trực tiếp giữa hai
tế bào vi khuẩn. Sự chuyển DNA ở đây có định hướng từ tế bào cho
(đực) sang tế bào nhận (cái). Tế bào cho chứa một yếu tố DNA có thể di
chuyển gọi là plasmid giới tính F. Những tế bào thiếu plasmid F có thể
dùng làm thể nhận.
2. Đặc điểm của nấm men: (xem [2, tr 84])
Nấm men phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên, nhất là trong các môi trường
chứa nhiều đường, có pH thấp như: trong hoa quả, rỉ đường, mật ong, trong đất
ruộng mía, đất vườn cây ăn quả…

2.1. Hình thái và cấu trúc của nấm men:
Nấm men là vi sinh vật điển hình của nhóm vi sinh vật nhân thật. Tế bào nấm
men thường lớn hơn tế bào vi khuẩn, có kích thước thay đổi trong khoảng 2,5 – 10
µm x 4,5 – 21 µm.
Tế bào nấm men có nhiều hình dạng khác nhau như: hình cầu, hình trứng,
hình ôvan, hình quả chanh, hình lưỡi liềm, hình thận, hình quả lê…
Một số loài nấm men có khuẩn ty giả. Khuẩn ty giả chưa hình thành sợi rõ
rệt, mà chỉ là nhiều tế bào nối với nhau thành chuỗi dài.
Vách tế bào nấm men thường chứa glucan và mannan. Một số nấm men có
vách tế bào chứa kitin và mannan. Trong vách tế bào nấm men còn có protein và
một lượng nhỏ lipid.
Dưới vách tế bào là lớp màng tế bào chất. Màng tế bào chất của nấm men
chứa sterol.
Ví dụ minh họa: tế bào nấm men Saccharomyces fermentati có lượng sterol
trong màng tế bào chất chiếm khoảng 22% trọng lượng khô của tế bào.
Nhân của tế bào nấm men được bao bọc bởi một màng nhân. Màng nhân của
nấm men có cấu trúc 2 lớp và chứa nhiều lỗ nhỏ.
Ti thể của nấm men cũng giống như ti thể ở các sinh vật có nhân khác. DNA
ở ti thể của nấm men là một phân tử dạng vòng.
21
Các tế bào nấm men khi già sẽ xuất hiện không bào. Trong không bào có
chứa các enzyme thủy phân, polyphosphate, các sản phẩm trao đổi chất trung
gian… Không bào ở tế bào nấm men ngoài vai trò dự trữ, còn có chức năng điều
hòa áp suất thẩm thấu của tế bào.
Một số tế bào nấm men còn có các vi thể, là các thể hình cầu hay hình trứng.
Vi thể có vai trò nhất định trong quá trình oxy hóa methanol.
2.2. Sinh sản của nấm men:
Nấm men có nhiều kiểu sinh sản khác nhau. Tế bào nấm men có thể sinh sản
vô tính hoặc sinh sản hữu tính.
Nảy chồi là phương thức sinh sản phổ biến nhất ở nấm men. Ở điều kiện

thuận lợi, tế bào nấm men sinh sản rất nhanh. Quan sát dưới kính hiển vi thấy hầu
như tế bào nấm men nào cũng có chồi. Khi một chồi xuất hiện, các enzyme thủy
phân sẽ phân hủy phần polysaccharide của vách tế bào, làm cho chồi chui ra khỏi tế
bào mẹ. Vật chất mới được tổng hợp sẽ được huy động đến chồi và làm chồi phình
to dần lên, khi đó sẽ xuất hiện một vách ngăn giữa chồi và tế bào mẹ. Thành phần
của vách ngăn cũng tương tự như vách tế bào. Khi tế bào chồi tách khỏi tế bào mẹ,
ở chỗ tách ra còn giữ lại một vết sẹo của chồi, trên tế bào con cũng mang một vết
sẹo.
3. Đặc điểm của nấm mốc: (xem [2, tr 88])
Nấm mốc được phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên, chúng thường xuất hiện
trên thực phẩm, quần áo, giày dép, sách vở… Nấm mốc phát triển rất nhanh trên
nguồn cơ chất hữu cơ khi gặp điều kiện khí hậu nóng ẩm… Một số nấm mốc có khả
năng sống ký sinh trên người, động vật và thực vật.
Nấm mốc thuộc loại vi nấm, chúng không sinh thể quả lớn (mũ nấm). Các
nấm sinh thể quả dạng lớn thường được gọi là nấm lớn. Tuy nhiên, giai đoạn sợi
nấm của các nấm lớn cũng được coi là đối tượng nghiên cứu của vi sinh vật học.
3.1. Hình thái và cấu trúc của sợi nấm:
Cấu trúc của sợi nấm cũng tương tự cấu trúc của tế bào nấm men. Bên ngoài
có vách tế bào, tiếp theo là lớp màng tế bào chất, bên trong là tế bào chất với nhân
phân hóa. Màng nhân có cấu tạo 2 lớp và trên màng có nhiều lỗ nhỏ. Trong nhân có
hạch nhân. Bên trong tế bào nấm còn có không bào, ti thể, mạng lưới nội chất…
22
Đỉnh sợi nấm bao gồm một chóp hình nón, không tăng trưởng và có tác dụng
che chở bảo vệ cho phần ngọn của sợi nấm. Đây là phần mà chất nguyên sinh không
có nhân và ít chứa các cơ quan tử. Ở phần tăng trưởng của sợi nấm chứa nhiều chất
nguyên sinh với nhiều nhân, các cơ quan tử, enzyme, nucleic acid…
Sợi nấm còn gọi là khuẩn ty. Khuẩn ty có vách ngăn hay không có vách
ngăn. Ở một số loài nấm mốc, khuẩn ty không có vách ngăn, tế bào sợi nấm thường
chứa nhiều nhân, được gọi là các tế bào đa nhân. Đối với các nấm mốc có vách
ngăn ở khuẩn ty, người ta thường thấy tế bào sợi nấm chứa 1 nhân, 2 nhân, nhiều

nhân hoặc chẳng có nhân nào do sự di chuyển của nhân trong khuẩn ty.
Khi bào tử nấm mốc rơi vào điều kiện môi trường thích hợp, chúng sẽ nảy
mầm thành hệ sợi nấm. Trong hệ sợi nấm có 2 loại khuẩn ty: khuẩn ty dinh dưỡng
(khuẩn ty cơ chất) và khuẩn ty khí sinh. Khuẩn ty dinh dưỡng cắm sâu vào môi
trường dinh dưỡng, còn khuẩn ty khí sinh phát triển tự do trong không khí.
Hệ sợi nấm có thể biến hóa để thích nghi với các điều kiện sống khác nhau
thành nhiều dạng đặc biệt.
Ví dụ minh họa:
 Rễ giả: giống như một chùm rễ phân nhánh, có tác dụng giúp nấm bám
chặt vào cơ chất và hấp thụ chất dinh dưỡng từ cơ chất.
 Sợi hút: có ở nấm mốc sống ký sinh bắt buộc, chúng mọc ra từ khuẩn ty,
phân nhánh và mọc xuyên sâu vào tế bào chủ, ở đó chúng có thể có hình
cầu hoặc hình sợi. Nấm mốc sử dụng sợi hút để hút chất dinh dưỡng từ
cơ thể của sinh vật chủ.
 Sợi áp: hiện diện ở nấm mốc ký sinh trên thực vật. Phần sợi nấm tiếp xúc
với sinh vật chủ sẽ phồng to lên để tăng diện tích tiếp xúc với sinh vật
chủ. Phần này thường có hình đĩa, có nhiều nhân tế bào, áp chặt vào sinh
vật chủ. Các mô của sinh vật chủ dưới tác dụng của enzyme do nấm tiết
ra sẽ bị phá hủy từng phần hay bị phân hủy hoàn toàn. Qua các mô bị phá
hủy này, các sợi nấm sẽ lấn sâu vào bên trong sinh vật chủ và tiếp tục
sinh enzyme để phân hủy sinh vật chủ. Khác với sợi hút, sợi áp không
phát triển thành các nhánh đâm sâu vào tế bào còn sống của sinh vật chủ.
23
 Sợi bò (thân bò): là đoạn sợi nấm khí sinh không phân nhánh, phát sinh
từ các sợi nấm dinh dưỡng, có hình thẳng hoặc hình cung. Đầu mút của
các sợi bò chạm vào cơ chất, phát triển thành các rễ giả để bám chắc vào
cơ chất. Sợi bò lan dần ra mọi phía, kể cả trên thành thủy tinh của ống
nghiệm, của nắp hộp petri. Sợi bò và rễ giả thường gặp ở bộ Mucorales.
 Vòng nấm và mạng nấm: là những biến đổi ở các loài nấm có khả năng
bẫy các loài động vật nhỏ trong đất. Vòng nấm có thể có dạng bọng dính,

mọc ra từ những cuống ngắn xếp thẳng góc với sợi nấm chính. Đỉnh của
các cuống này phình to thành bọng hình cầu. Bọng này tiết ra một chất
dính trên khắp bề mặt. Khi con mồi chạm vào chất dính này sẽ bị giữ
chặt lại và bị các nhánh sợi nấm đâm xuyên qua vỏ ngoài. Các nhánh này
lại phồng lên thành một bọng nhỏ bên trong cơ thể con vật và tiếp tục
phân nhánh thành các sợi hút.
Mạng nấm hay còn gọi là lưới dính, là một mạng sợi dính với nhau như
tấm lưới nhỏ. Các côn trùng chạm vào sẽ bị giữ chặt lấy. Sau đó, một tế
bào của mạng nấm sẽ phát triển thành một bọng nhỏ và các sợi hút để
tiêu hóa cơ thể con mồi.
3.2. Sinh sản ở nấm mốc:
Từ khuẩn ty khí sinh của nấm mốc có thể mọc ra những sợi sinh sản vô tính
hoặc sinh sản hữu tính như sau:
 Đầu bào tử trần: các cơ quan sinh sản vô tính có thể có cấu tạo chứa các
bào tử vô tính.
 Nang bào tử kín: mỗi nang bào tử kín có một nang trụ nối tiếp với cuống
nang. Nang bào tử kín chứa các bào tử kín.
 Đảm: là cơ quan sinh sản hữu tính tạo thành do tế bào song nhân ở đỉnh
sợi phình to ra. Trong đảm, hai nhân sẽ phối hợp với nhau để hình thành
một nhân lưỡng bội. Sau đó, đảm phát triển tạo thành các bào tử đảm.
 Túi giá: có dạng hình cầu hoặc hình chai với vỏ được cấu tạo bởi các lớp
sợi nấm quấn chặt lại với nhau. Thành trong của vỏ mang các cuống bào
tử trần. Các bào tử trần sinh ra từ các cuống này.
24
 Cụm giá: cấu tạo bởi các cuống bào tử trần ngắn xếp liền với nhau tạo
thành một khối khá dày. Bào tử trần sinh ra trên đỉnh cuống, tạo thành
một cái đệm gồm nhiều cuống dính với nhau.
 Đĩa giá: gặp ở nấm ký sinh trên thực vật. Đĩa giá gồm một đĩa phẳng cấu
tạo bởi các sợi nấm quấn chặt lấy nhau, trên đó có các cuống bào tử trần
mọc thẳng đứng.

 Bó giá: gồm nhiều cuống bào tử trần dài, xếp song song với nhau ở phần
gốc hoặc suốt dọc cuống, mang bào tử trần ở phần ngọn hoặc suốt dọc
thân.
 Hạch nấm: là một khối sợi nấm rắn chắc, thường có tiết diện tròn, không
mang các cơ quan sinh sản. Hạch nấm chỉ có ở các nấm mốc có sợi nấm
ngăn vách. Đây là dạng sống nghỉ của nấm để bảo vệ nấm trải qua các
điều kiện bất lợi của môi trường sống. Hạch nấm thường có kích thước
100 µm đến 1 mm, thường có cấu tạo 2 lớp: bên ngoài là lớp vỏ rắn, cấu
tạo bởi nhu mô giả, có thành dày, phủ cutin, chứa sắc tố; lớp trong
thường mềm hơn, cấu tạo bởi mô của các tế bào hình thoi, gồm các sợi
nấm bình thường hoặc được gelatin hóa, không có màu, chứa nhiều chất
dự trữ như carbohydrate và lipid.
 Thể đệm: là một khối sợi nấm có thành tế bào dính liền nhau theo nhiều
hướng. Bên trên hoặc bên trong thể đệm có mang các cơ quan sinh sản.
Các tế bào trong đệm nấm chưa được tạo thành mô thật như ở động vật
và thực vật, mà chỉ là các mô giả. Có 2 loại mô giả: mô của tế bào hình
thoi và nhu mô giả. Mô của tế bào hình thoi có cấu tạo xốp, các sợi xốp
song song với nhau và vẫn có thể phân biệt được từng sợi riêng biệt. Nhu
mô giả có các tế bào hình đa giác hay hình tròn, dính chặt với nhau,
không tách rời được thành từng sợi.
 Quả túi: là loại thể đệm gặp ở nấm túi. Quả túi có dạng hình cầu, hình
chai hoặc hình đĩa.
 Câu hỏi hiểu bài:
Câu 1. Vi khuẩn là gì?
Câu 2. Kích thước của vi khuẩn như thế nào?
25
Câu 3. Cấu tạo của vi khuẩn như thế nào?
Câu 4. Hình dạng của vi khuẩn như thế nào?
Câu 5. Vi khuẩn ở dạng đôi là như thế nào?
Câu 6. Các dạng của vi khuẩn hình que là gì?

Câu 7. Ai là người phát minh ra phương pháp nhuộm Gram?
Câu 8. Song cầu khuẩn là gì?
Câu 9. Vi khuẩn Gram dương là gì?
Câu 10. Các dạng của vi khuẩn hình cầu là gì?
Câu 11. Liên cầu khuẩn là gì?
Câu 12. Vi khuẩn ở dạng chuỗi là như thế nào?
Câu 13. Vi khuẩn được quan sát bằng thiết bị gì?
Câu 14. Vi khuẩn hiện diện ở đâu?
Câu 15. Tứ cầu khuẩn là gì?
Câu 16. Vi khuẩn ở dạng đơn là như thế nào?
Câu 17. Vi khuẩn có thể được nhuộm bằng thuốc nhuộm nào?
Câu 18. Phương pháp nhuộm Gram được phát minh ra vào năm nào?
Câu 19. Tụ cầu khuẩn là gì?
Câu 20. Kích thước của vi khuẩn E. coli như thế nào?
Câu 21. Các dạng của vi khuẩn hình xoắn là gì?
Câu 22. Phương pháp nhuộm Gram cho phép phân biệt nhóm vi khuẩn nào?
Câu 23. Vi khuẩn Gram âm là gì?
Câu 24. Nấm men là gì?
Câu 25. Nấm men hiện diện ở đâu?
Câu 26. Nhân của tế bào nấm men như thế nào?
Câu 27. Cấu trúc của màng nhân của tế bào nấm men như thế nào?
Câu 28. Ti thể của nấm men như thế nào?
Câu 29. Hình dạng của nấm men như thế nào?
Câu 30. Kích thước của nấm men như thế nào?
Câu 31. Không bào ở tế bào nấm men xuất hiện khi nào?
Câu 32. Thành phần các chất của không bào ở nấm men là gì?
Câu 33. Không bào ở nấm men có vai trò gì?

×