Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Chiếc lược ngà phân tích cơ bản và nâng cao (đặc sắc về chi tiết, vận dụng làm bài)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.01 KB, 5 trang )

CHIẾC LƯỢC NGÀ
A.Khái quát
1. Tác giả
-Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp
-Những năm kc chống Mĩ: trở về NB tham gia kc, tiếp tục viết
-Mệnh danh là “Con chim vàng của cánh đồng MT”, “Người kể chuyện tài hoa của quê hương NB”
-Để lại những trang văn thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước; đặc biệt là cs và con người NB
2. Tác phẩm
-1966: khi nhà văn đang hoạt động ở chiến trường NB
-Tóm tắt: Ơng Sáu ở chiến khu về thăm nhà với hy vọng gặp lại đứa con sau tám năm xa cách, hai bố
con chưa hề gặp mặt. Mấy ngày đầu, do vết sẹo trên mặt ơng Sáu khác với tấm hình chụp ở nhà nên bé
Thu không nhận bố. Đến hôm ông Sáu phải lên đường, nghe bà ngoại giải thích về vết sẹo, bé Thu đã
nhận ba của mình. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc
làm cho con gái một chiếc lược chải tóc bằng ngà. Lúc hấp hối (do bị trúng đạn máy bay Mĩ) ông đã
nhờ đồng đội chuyển chiếc lược ngà cho con.
B.Thân bài: Tình cảm cha con sâu nặng
1.Luận điểm 1 : Thái độ, tình cảm của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha
-Hồn cảnh: Khi anh Sáu - ba bé thốt li gia đình đi chiến đấu thì bé vẫn cịn rất nhỏ. Tám năm trời,
gia đình chỉ cho bé xem tấm hình ba chụp chung với má mà thơi và đó cũng là cách duy nhất để hai
cha con biết mặt nhau.
- Thái độ của Thu :
+Tơn thờ hình ảnh người cha chụp chung với má ->không chấp nhận người cha hiện tại. Người cha ấy
không giống trong bức ảnh, không phải thời gian đã làm ông già đi mà do vết thẹo trên má ->đó khơng
đơn thuần là sự bướng bỉnh của cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập
trường bền chặt ->bộc lộ tính cách cứng cỏi của cơ giao liên sau này
+Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra lảng tránh và lạnh nhạt,
xa cách: Nhìn anh Sáu với cặp mắt xa lạ và cảnh giác, dứt khốt khơng chịu kêu tiếng “ba”
+Khi bị ba đánh, bé cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy, bước khỏi mâm
->bé sợ ba sẽ thấy những giọt nước mắt tâm tư của mình hay lờ mờ nhận ra lỗi
+Bé bỏ đi lúc bữa ăn nhưng lại cố ý tạo tiếng động ->muốn mn biết bé sắp đi mà chạy ra vỗ về, dỗ
dành


=> Qua đoạn trích, người đọc nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của bé Thu: u thương cha nhưng rạch rịi xấu tốt, cá tính mạnh mẽ và cũng rất hồn nhiên ngây thơ. Thực chất hai thái độ trái ngược là sự thống nhất
trong tính cách nhân vật.
+Cuộc chia tay
-Bỗng thay đổi khác lạ: ngày trước nó bướng bỉnh, ngoan cố thì nay lại nhường chỗ cho sự im lặng
-Ngồi trong góc nhà với vẻ mặt buồn rầu trên gương mặt ngây thơ, đôi mi khơng bao giờ chớp, cái
nhìn khơng ngơ ngác, khơng lạ lùng, vẻ nghĩ ngợi sâu xa
-Khi cha nhìn, đơi mắt mênh mông bỗng xôn xao ->chứa đựng những suy nghĩ, biến động


-Khi cha nó chào nó đi: cất tiếng gọi “Ba…a…a…ba!” ->khơng kìm nén nổi cảm xúc
+Như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó
cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lịng nó
+Tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó nói ra, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên như thể nó
là đứa trẻ mới bi bơ tập nói
-Vừa kêu vừa chạy nhanh tới, nhanh như con sóc, chạy thót lên và dang 2 tay ơm chặt lấy cổ ba nó
-Hơn cùng khắp: hơn tóc, hơn tóc, hơn vai và hơn cả vết thẹo dài bên má ba nó nữa
-Ơm chặt lấy ba ->thét lên “Khơng” khi ba nó nói lời tạm biệt ->buông ba ra: dang cả 2 chân, câu
chặt lấy ba nó, đơi vai nhỏ bé run run ->đưa ra lời hứa
->Loạt hành động của bé Thu thể hiện tình yêu thương cha sâu sắc: nó nhận ra rằng nếu khơng
níu giữu ba nó lúc này thì có thể khơng cịn cảm nhận được tình u của ba khi nào nữa. Ống Sáu
sắp ra chiến trường - nơi có thể bỏ mạng lại bất cứ lúc nào ->giây phút này trở nên thiêng liêng
hơn bao giờ hết. Đây còn là cảm xúc trào dâng của nó giữ mãi trong lịng bao năm qua ln khao
khát được cảm nhận tình cha con
Luận điểm 2: Tình cảm của ơng Sáu dành cho con
-Hồn cảnh : Ơng Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa được biết mặt đứa con gái – bé
Thu. Tám năm sau, một lần về thăm nhà, trước khi nhận công tác mới, ông được gặp con nhưng bé
Thu nhất định nhận ông Sáu là cha.
- Nỗi khao khát gặp lại con sau ba năm xa cách.
+Khi gặp lại con, không chờ xuồng cập bến, ông đã “nhún chân nhảy thót lên, xơ chiếc xuồng tạt ra,
bước vội vàng với những bước dài rồi dừng lại kêu to: Thu! Con” Anh vừa bước vào vừa khom người

đưa tay đón chờ con… Anh khơng ghìm nổi xúc động….
+ Khi bé Thu sợ hãi bỏ chạy, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại
trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gẫy.
- Nỗi khổ và niềm vui trong ba ngày về thăm nhà.
+ Trước thái độ lạnh nhạt, ông đã đau khổ, cảm thấy bất lực: Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào
cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về, con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng ba của con bé,
nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Anh đau khổ lắm nhưng chỉ “nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa
cười vì “khổ tâm đến nỗi khơng khóc được”.
+ Có lúc giận q, khơng kìm được, ơng đã đánh con
+ Hơm chia tay
-Nhìn thấy con đứng trong góc nhà, ơng muốn ôm con, hôn con nhưng “sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy”
nên “chỉ đứng nhìn nó” với đơi mắt “trìu mến lẫn buồn rầu”…
-Cho đến khi nó cất tiếng gọi Ba:ơng xúc động đến phát khóc và “khơng muốn cho con thấy mình
khóc, anh Sáu một tay ơm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”. Tiếng kêu
ấy mặc dù mn màng như vẫn khiến ơng cảm nhận được tình cha con, ơng lại nghe được trong tình
huống bất ngờ như thế. Người lính đã đứng trước thởi khắc sinh tử bao lần lại rơi lệ vì cái ơm của vịng
tay nhỏ bé
-Ơng được bé Thu hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo trên má. Ông từng gian khổ, dũng cảm chiến đấu
trên chiến trường mà không ai thấu cho nỗi khổ ấy. Nay đứa con gái lại hơn lên dấu tích của chiến
tranh khiến cảm giác mất mát trong lịng cũng ngi đi phần nào


-Ông ra đi với lời hứa :”Ba đi rồi ba về với con”
- Ơng dồn hết tình u thương vào việc làm một cây lược ngà cho con.
+Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với
tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”.
+Rồi sau đó, anh dồn hết tâm trí và cơng sức vào công việc: “anh cưa từng chiếc lược, thận trọng, tỉ mỉ
và cố công như một người thợ bạc”. Trên sống lưng có khắc một hàng chữ nhỏ...Trong hàng chữ ấy là
bao nhiêu trìu mến yêu thương anh dành cho con gái. Chiếc lược trở thành một vật quý giá, thiêng
liêng để mỗi khi nhớ con: “anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng,

thêm mượt”. Cây lược xoa dịu được nỗi ân hận vì đánh con.
+ Nhưng rồi ơng đã hi sinh khi chưa kịp trao cho con chiếc lược. Trước khi hi sinh, ơng dồn hết sức
lực cịn lại gửi người bạn mang cây lược về cho con gái
=> Câu chuyện về chiếc lược ngà làm người đọc cảm động vì tình cha con thắm thiết, đẹp đẽ. Nhưng
cảm động hơn nữa, nó cịn khiến cho ta nghĩ đến những đau thương, mất mát, éo le mà con người phải
gánh chịu vì cuộc chiến tranh.
Luận điểm 3: Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của tác phẩm:
- Cốt truyện chặt chẽ với nhiều bất ngờ nhưng hợp lí
+bé Thu khơng nhận ra cha khi ơng Sáu về thăm nhà
+bé Thu biểu lộ tình cảm thật mãnh liệt với người cha trước lúc chia tay…
+ Nguyên nhân dẫn đến những sự việc ấy đã được tác giả giải thích một cách giản dị mà xúc động
=> Sự bất ngờ càng gây hứng thú cho người đọc.
- Sự gặp gỡ tình cờ nhân vật - người kể chuyện với bé Thu (bấy giờ là cô giao liên dũng cảm) trong
một lần ơng cùng đồn cán bộ đi theo đường dây giao liên vượt qua một quãng nguy hiểm ở Đồng
Tháp Mười.
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp: truyện được kể qua lời của một nhân vật trong tác phẩm: Ông Ba - người
bạn thân của ông Sáu. Cách lựa chọn ngôi kể như vậy vừa tạo ra ấn tượng khách quan vừa có sức
thuyết phục, bởi người kể chuyện không chỉ là người chứng kiến và kể lại câu chuyện mà còn bày tỏ
sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. Những ý nghĩ, cảm xúc của người kể chuyện làm người đọc
hiểu rõ hơn các sự việc và đồng cảm với các nhân vật trong truyện, tăng thêm chất trữ tình và sức
thuyết phục của truyện.
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật (nhất là trẻ thơ) chính xác, hợp lí, tinh tế
- Ngôn ngữ tự nhiên, lời kể hấp dẫn
- Kể xen miêu tả. Giọng kể giầu cảm xúc, chân thực, sinh động, đầy sức thuyết phục.
3. Đánh giá
-Câu chuyện về cln khơng chỉ nói lên tình u thương thắm thiết, sâu nặng muôn đời của cha con
người chiến sĩ mà còn gợi những đau thương, mất mát, éo le của chiến tranh đã mang đến cho
bao gia đình, bao con người bất hạnh. Nhưng dù chiến tranh có tàn phá mạnh mẽ cỡ nào cũng
khơng ngăn cách nỗi tình cha con thiêng liêng
-Nỗi đau chiến tranh không bao giờ nguôi trong tâm trí mỗi người Việt. CLN với dịng chữ “Yêu

nhớ tặng Thu con của ba” vẫn tồn tại như 1 kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu
và nước mắt ->ám ảnh trong lòng ta
C. Kết bài:


- Truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến
tranh
-Trân trọng tình cảm gia đình trong thời bình
-Tp có sức sống bền lâu vì giá trị tư tưởng rất cao cả
?Ý nghĩa chiếc lược ngà: Nhan đề của tác phẩm thường bộc lộ chủ đề của truyện hoặc ít nhiều nói tới
cốt truyện… »Chiếc lược ngà » của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một nhan đề giản dị và sâu sắc.
-Đối với cốt truyện:
+Biểu thị tình cha con thiêng liêng, khơng gì chia cắt được -> tư tưởng: kỉ vật thiêng liêng của tình
cha con sâu nặng
+Kết nối các nv: mối quan hệ cha - con của Thu và ông Sáu, mối quan hệ cha - con nuôi của Thu và
bác Ba
+Tạo điểm nhấn cho tp: như 1 lời hứa vĩnh cửu
-Với bé Thu :
+Ban đầu là ước mơ của một cô bé 8 tuổi, một ước ao rất giản dị, trong sáng, rất con gái. Có lẽ đó
cũng là món quà đầu tiên nhưng cũng lại là món quà cuối cùng người cha tặng cho cơ con gái bé bỏng.
+Nó là tất cả tình u thương, kỉ niệm của ba dành cho Thu khi ba hi sinh ->hình ảnh người cha
(trong tâm khảm)
-Với ơng Sáu :
+Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, day dứt, ân hận và cải cái niềm khát khao
được gặp con, anh dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận (dũa từng chiếc răng
lược chau chuốt). Phải chăng với người cha, chiếc lược nhỏ xinh xắn ấy cũng là hình ảnh cơ con gái bé
bỏng.
+Và trước khi anh Sáu hi sinh, chiếc lược ngà chính là lời trăn trối anh gửi lại, là tất cả tình cảm của
người cha dành cho con, cho gia đình.
-Với bác Ba: sự ủy thác quan trọng

?Chi tiết vết thẹo
 Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần: lần 1, phút đầu bé Thu gặp ba; lần 2, qua cuộc trò chuyện với
bà ngoại; lần 3, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo.
 Vết thẹo trên gương mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật độc đáo, vừa thắt nút truyện, đẩy mâu
thuẫn lên đến đỉnh điểm, lại vừa mở nút truyện. Vhir vì vết thẹo mà bé Thu khơng nhận ra ba,
đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt. Khi được bà ngoại giải thích về vết thẹo trên gương
mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba. Khi
nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Như vậy, chi tiết vết thẹo đã tạo nên
kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.
 Chi tiết nghệ thuật vết thẹo góp phần quan trọng thể hiện tính cách và tình cảm của nhận vật bé
Thu – một em bé có bản lĩnh và có tình u ba sâu sắc.
 Chi tiết nghệ thuật vết thẹo còn thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh và là lời tố cáo chiến tranh
nhẹ nhàng mà thấm thía. Chiến tranh không chỉ khiến vợ phải xa chồng, con phải xa cha. Chiến
tranh khơng chỉ tàn phá thể xác mà cịn làm tổn thương tinh thần, khiến con không nhận ra cha.
Chiến tranh khiến người ta phải xa cách và phải xa cách trong chính lúc gặp mặt.
 “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”, cời chi tiết nghệ thuật đặc sắc: vết thẹo, tác phẩm “Chiếc
lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa tính cách nhân vật bé Thu, đồng thời
góp phần tạo nên sự lơi cuốn hấp dẫn người đọc. Chi tiết cũng góp phần làm cho tác phẩm của
Nguyễn Quang Sáng sống mãi cùng thời gian.


?Những khám phá độc đáo: tìm kiếm vẻ đẹp khuất lấp trong cs đời thường, biến những cái khác
thường trở nên gần gũi, để lại ấn tượng: bé Thu với mặt trái hành động, suy nghĩ ->khái quát giá trị
tác giả hướng đến
-Chủ đề: tình cha con quen thuộc nhưng khai thác trong hoàn cảnh khắc nghiệt: trong chiến tranh
-Khắc họa Bé Thu:đặt vào 2 hoàn cảnh đặc biệt
+Sự thay đổi hình ảnh người cha trong tâm trí trẻ thơ bắt nguồn từ sự cách biệt thời, không gian >yêu thương đến mức tôn thờ nhưng không nhận cha
+Sự đối lập: bề ngồi bướng bỉnh, gan góc, ngoan cố - bên trong có nội tâm đẹp, ngây thơ, hồn
nhiên, gợi lên những cơn sóng ngầm




×