Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh
ĐỀ TÀI 3
“Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí
Minh? Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức
cho sinh viên Việt Nam hiện nay?”
Đề tài 3
Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh
CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC ĐẠO ĐỨC CƯ BẢN THEO
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò của đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
I.1.1 Khái niệm về đạo đức
I.1.2 Vị trí, vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi
người theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
I.2 Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời
đại mới.
I.2.1 Trung với nước, hiếu với dân.
I.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
I.2.3 Thương yêu con người.
I.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
I.3 Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí
Minh.
I.3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
I.3.2 Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng
rãi.
I.3.3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
II. VẬN DỤNG NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN THEO
TƯ TƯỞNG HCM VÀO XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN
(SV) VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng phẩm chất đạo đức của SV Việt Nam hiện nay
2.2 Vận dụng những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng HCM
vào xây dựng đạo đức cho SV Việt Nam hiện nay
C. KẾT LUẬN
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đề tài 3
Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lời mở đầu
Hồ Chí Minh là một người cộng sản coi trọng đạo đức và là tấm gương
mẫu mực về đạo đức. Người đã từng nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới
có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì
cậy héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi
mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc,
giải phóng cho loài người đã là một công việc to tát, mà tự mình không có
đạo đức… thì còn làm nổi việc gì”.
Đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng về lý luận là đạo đức
mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động kết hợp nhuần
nhuyễn và sinh động với những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta
và những tinh hoa đạo đức của loài người. Đạo đức đó không phải là đạo
đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng
của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người. Đạo
đức cách mạng thể hiện ở chỗ biết đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao
động lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình. Hết lòng, hết sức phục vụ
nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi
việc, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên
cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Đạo đức cách mạng là hòa mình
với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng lắng nghe
ý kiến của quần chúng. Đạo đức cách mạng là đạo đức tập thể, nó phải đánh
thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân. Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò
to lớn của đạo đức cách mạng trong xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
Đạo đức cách mạng là một bộ phận hợp thành quan trọng của tư tưởng
Hồ Chí Minh, của văn hoá Hồ Chí Minh – di sản vô giá cho chúng ta hôm
nay và các thế hệ mai sau.
Với đề tài thảo luận: “Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo Tư
tưởng Hồ Chí Minh? Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo
đức cho Sinh viên Việt Nam hiện nay”, nhóm 7 chúng em mong muốn góp
phần làm sáng tỏ thêm hệ thống tư tưởng đạo đức của Hồ Chủ Tịch, thực
trạng về phẩm chất đạo đức của sinh viên Việt Nam. Qua đó vận dụng
những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng
đạo đức cho các bạn sinh viên hiện nay.
Đề tài 3
Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh
I. NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN THEO TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH
1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò của đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1 .1 Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc,
chuẩn mực của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của
mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người, vì sự tiến bộ
của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và
xã hội.
1.1.2 Vị trí, vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi
người theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách
mạng. Trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc
“tư cách một người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo
đức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với việc.
Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự
nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc
đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng
và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng,
mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” .
Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát
triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người
viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông
cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có
đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được
nhân dân” .
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng
trong mọi thử thách. Người viết: “có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn,
gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi, thành công vẫn
giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới “lo trước thiên hạ,
vui sau thiên hạ”; “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về
mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không
hủ hóa” .
Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải
xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”.
Đề tài 3
Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh
Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện. Người
nêu yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trên
mọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả
ba mối quan hệ của con người: đối với mình, đối với người, đối với việc. Tư
tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán
bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Trong bản Di
chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và
cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư” .
1.2 Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong
thời đại mới
1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân
Đây chính là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất, là chuẩn mực
đạo đức nền tảng, điều chỉnh hành vi giữa cá nhân với cộng đồng.
Khái niệm:
Trung với nước
Là trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước của các thế hệ cha
ông, nước ở đây là nước của dân, dân là chủ nhân của đất nước.
Trung với nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đã có nội hàm mới là:
trung thành với tổ quốc, với tổ tiên với dân và với sự nghiệp dựng nước, giữ
nước của nhân dân. Từ nội hàm này giúp ta hiểu rõ vì sao Người lại nhấn
mạnh đến nhân dân nhiều như vậy: “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Bao
nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Đảng và chính phủ là đầy tớ nhân dân” chứ trong phải là quan của nhân dân
để đè đầu cưỡi cổ nhân dân.
Hiếu với dân
Hiếu với dân không phải chỉ là hiếu với cha mẹ mình như người xưa
vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàn dân tộc, vì "nước lấy dân làm
gốc", dân là "gốc" của nước. Bác Hồ từng chỉ rõ: "Trong bầu trời không gì
quý bằng nhân dân... Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục
vụ cho lợi ích của nhân dân"(1); "Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có
tình có nghĩa như thế. Từ khi có Ðảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy
càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm
châu bốn biển một nhà... đạo đức ngày nay cao rộng hơn: không phải chỉ có
hiếu với bố mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân"(2)
Đề tài 3
Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hiếu với dân nghĩa là cán bộ Đảng, cán bộ Nhà nước vừa là người lãnh
đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân.
Nội dung:
Trung với nước
Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải
biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.
Nếu lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích
cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng
Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng.
Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước.
Hiếu với dân
Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân, phải
dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc để làm tốt chữ hiếu với dân.
Tin dân, học dân, gần dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn
bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cán bộ lãnh đạo phải nắm
vững và thực hiện 4 chữ dân :
Phải nắm vững dân tình
Phải hiểu rỏ dân tâm
Thường quan tâm đến việc cải thiện dân sinh
Phải nâng cao dân trí.
Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
⇒ Như vậy tư tưởng Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu với dân thể hiện
quan điểm của Người về mối quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng
đồng, đất nước. Trung với nước, hiếu với dân là phải gắn bó với dân, gần
dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc, phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm;
quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ
và quyền lợi của người làm chủ đất nước.
1.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Đề tài 3