Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN TIỂU LUẬN HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ Ở TIỂU HỌC TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT ĐÚNG, VIẾT ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 2 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH BÌNH B

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.64 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ Ở TIỂU HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT ĐÚNG, VIẾT ĐẸP CHO HỌC
SINH LỚP 2 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH BÌNH B

CHỮ KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)

HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ KIỀU NHA
MÃ HV: 5720480037
LỚP: ĐHGDTH20_L4_VL
GVHD: NGÔ TRẦN THỊ ANINA

ĐỒNG THÁP, THÁNG 8 NĂM 2023


ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Đồng Tháp, ngày ……tháng …..năm …….
Giảng viên đánh giá

Ngô Trần Thị Anina


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 2
1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 2
1.1. Mục tiêu của giải pháp ........................................................................ 2
1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp ........................................ 2
2. Thực trạng ........................................................................................................ 3
3. Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2 ở trường
Tiểu học Thanh Bình B ....................................................................................... 4
3.1. Giáo viên làm mẫu, làm gương cho học sinh.................................. 4
3.2. Rèn cho học sinh viết đúng mẫu chữ............................................... 4
3.3. Quan tâm tư thế ngồi viết và rèn chữ trong các giờ học................ 5
3.4. Phát động phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp”................................... 6
3.5. Tạo hứng thú học tập cho HS........................................................... 7
3.6. Rèn kĩ năng đọc cho học sinh........................................................... 7
3.7. Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn chữ viết cho học sinh...... 7

3.8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học................................. 7
4. Hiệu quả mang lại ............................................................................................. 8
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................10


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây vấn đề chữ viết của các em ngày một đi xuống,
xấu và sai lỗi chính tả rất nhiều, thiết nghĩ việc chữ viết của Tiếng Việt mà bị
mai một đi không thể bỏ qua trách nhiệm của nhà giáo, mà nhà giáo đặc biệt
phải chấn chỉnh ngay việc rèn chữ cho học sinh. Từ ngày xưa đến nay chữ viết
có ảnh hưởng nhiều đến tính cách của con người.
Người xưa đã có câu nói: “nét chữ nết người” là hàm ý hai vấn đề: Thứ
nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người; thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo
dục nhân cách con người. Thứ hai, phong trào“ vở sạch – chữ đẹp” vừa là mục
đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện học sinh viết đúng, dẫn tới
việc viết đẹp cho học sinh, nó góp một phần vào việc giáo dục toàn diện cho học
sinh ngay từ lớp 1 .
Ngoài ra học sinh viết đúng mẫu, viết rõ ràng, viết đẹp thì học sinh có
điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập sẽ tốt hơn.
Là giáo viên dạy lớp 2 đã nhiều năm, tôi luôn trăn trở suy nghĩ một câu
hỏi: ở lớp 2 có nên tiến hành dạy các em viết đúng, viết đẹp ngay không? Sau
nhiều năm giảng dạy môn Tập Viết tôi nhận thấy rằng đối với học sinh lớp 2 nếu
cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng, viết đẹp ngay là một vấn đề khó. Do vậy
đối với từng lớp, giáo viên cần lựa chọn mục tiêu trọng tâm của môn học phù
hợp với lứa tuổi để học sinh tiếp thu bài một cách vững chắc nên tơi đã xác định
muốn viết chữ đẹp thì việc đầu tiên cần làm ở lớp 2 là rèn cho trẻ có nề nếp và
kĩ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở để viết chữ đẹp.

Qua thực tế giảng dạy những tuần đầu phân mơn Tập viết và chính tả lớp
2, mỗi mơn một tuần đều chỉ có 1 tiết và thời lượng chỉ có 35 phút, tơi nhận thấy
chữ viết của học sinh ở lớp viết chưa đúng chiều cao, chiều rộng các con chữ, bỏ
dấu thanh chưa đúng quy định và trình bày chưa sạch đẹp. Và đây cũng là mối
quan tâm của tôi, của nhiều đồng nghiệp và Ban giám hiệu nhà trường. Với thực
tiễn nêu trên, tôi đặt ra cho bản thân một nhiệm vụ: Phải tìm giải pháp hữu hiệu
nhất để giảng dạy tiết Tập viết cho học sinh viết đúng, viết đẹp ở lớp mình.
Chính vì vậy, là giáo viên chủ nhiệm lớp 2 khơng khỏi băn khoăn và trăn
trở . Để góp phần khắc phục những tình trạng nêu trên, tơi đã mạnh dạn chọn đề
tài : “Một số biện pháp giúp rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2 ở
trường tiểu học Thanh Bình B”.


2

PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Mục tiêu của giải pháp.
- Phân môn Tập viết chữ trong phân môn Tập viết thuộc giai đoạn đầu của kĩ
năng viết, hiểu theo nghĩa rộng. Giai đoạn một của quá trình viết.
- Về tri thức: Dạy học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, toạ
độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cai, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái
niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái. Từ đó hình thành ở các em những biểu
tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của các chữ viết.
- Về kĩ năng: Dạy học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao
gồm kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em
xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ơ li để hình thành kĩ năng viết đúng
mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và đẹp. Ngoài ra, tư thế ngồi viết, cách cầm bút,
để vở, cách trình bày bài viết cũng là một kĩ năng đặc thù của việc dạy tập viết mà giáo
viên cần thường xuyên quan tâm.

- Phân mơn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các
quy tắc chính tả và hình thành kị năng chính tả, nói cách khác, giúp học sinh hình
thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả.
- Ngồi ra, phân mơn Chính tả cịn nên cho học sinh một số đức tính như tính
cẩn thận, óc thẩm mĩ bởi đường cho các em lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của
tiếng Việt.
1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:

1.2.1. Mô tả biện pháp cũ thường làm
Dạy viết chữ cho học sinh theo các tiết trên lớp như tập viết, chính tả. Mặc
dù cũng đã đưa ra biện pháp rèn chữ cho học sinh trong các tiết học nhưng chưa
hiệu quả.
1.2.2. Sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp
Chữ viết, ngoài việc lưu trữ và truyền tải thơng tin, cịn thể hiện tính cách
của người viết. Trong thời đại smartphone, cùng với sự phát triển của các công
cụ đắc lực hỗ trợ soạn thảo văn bản, quan niệm "nét chữ, nết người" vẫn cịn giữ
ngun giá trị của nó. Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định: “Chữ
viết cũng là một sự biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn
thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện tính cẩn thận, tính kỉ luật, lịng tự trọng đối
với thầy cơ và bạn đọc bài vở của mình”. Bởi vậy trong nhà trường ngoài việc
giáo dục cho học sinh học kiến thức thì việc rèn chữ viết cho học sinh cũng có
một tầm quan trọng rất lớn. Các em viết đúng, viết đẹp sẽ gây được thiện cảm
đối với mọi người, được nhiều người quý trọng hơn. Chữ viết có quan hệ mật
thiết với chất lượng học tập ở các môn học khác. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ


3

ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết
quả học tập sẽ cao hơn.

Bản thân đã nghiên cứu tìm ra một số biện pháp sau:
- Giáo viên làm mẫu, làm gương cho học sinh học tập.
- Rèn cho học sinh viết đúng mẫu chữ
- Quan tâm tư thế ngồi viết và rèn chữ trong các giờ học
- Phát động phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp”.
- Tạo hứng thú học tập cho HS
- Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
- Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn chữ viết cho học sinh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Tôi hy vọng rằng, với những biện pháp trên, học sinh lớp sẽ cải thiện
chất lượng chữ viết cũng như kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2.
2. Thực trạng

2.1. Chữ viết của học sinh lớp 2:
Ngay từ những ngày đầu nhận lớp tôi đã khảo sát, xem sách vở của các em
học sinh. Tôi thấy hầu hết chữ viết của các em chưa đúng quy định chung, xấu,
ẩu, bài viết cịn mắc nhiều lỗi chính tả.
Các em thường mắc một số lỗi cơ bản như sau:


Sai độ cao độ rộng của các con chữ.



Điểm đặt bút, dừng bút chưa đúng



Viết dấu thanh không đúng vị trí




Khoảng cách giữa các chữ, các con chữ chưa đúng



Chữ viết chưa liền nét, thiếu nét



Kĩ năng viết của học sinh chậm.

2.2. Nguyên nhân của những tồn tại trên là do:
- HS viết chữ chưa đúng mẫu
- Một số học sinh đọc chưa tốt dẫn đến việc viết chữ gặp khó khăn.
- Học sinh sau một thời gian dài nghỉ hè, các em không luyện viết thường
xuyên nên nhiều em quên chữ, quên cách viết, độ cao các con chữ…
- Nhiều học sinh bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà, hoặc bố mẹ bận làm ăn
buôn bán chưa dành thời gian hợp lí quan tâm tới vấn đề học của trẻ.


4

- Một số giáo viên lớp 2 chưa nắm chắc phương pháp dạy và học tập viết,
chưa sát sao nhận xét, hướng dẫn học sinh qua mỗi giờ học.
Là một giáo viên, tôi luôn băn khoăn cần phải làm thế nào để góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục, cần phải có biện pháp rèn chữ cho học sinh mới
bước vào lớp 2 như thế nào để đạt được hiệu quả như mong muốn, Xuất phát từ
những lí do trên tôi đã tiến hành nghiên cứu, áp dụng và rút ra: “Một số biện
pháp giúp rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2 ở trường tiểu học

Thanh Bình B”.
3. Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2 ở trường
tiểu học Thanh Bình B.

3.1. Giáo viên làm mẫu, làm gương cho học sinh.
Chữ viết của giáo viên là rất quan trọng vì nó là mẫu để học sinh học tập
và viết theo. Ở tiểu học, mỗi thầy cô giáo luôn là một tấm gương đối với học sinh
về mọi mặt. Vì vậy cần có ý thức rèn luyện chữ viết của mình cho đúng mẫu. GV
cần học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp để tìm hiểu phương pháp
rèn chữ cho học sinh cũng như rèn chữ viết của mình ngày càng đúng và đẹp
hơn.
Khi viết mẫu trên bảng lớp, viết chậm và đứng nghiêng để học sinh cả lớp
nhìn thấy tay cơ viết từng nét chữ.
Thường xun chấm bài, kiểm tra và nhận xét bài viết của các em từng
ngày. Nếu học sinh có tiến bộ giáo viên cần tuyên dương, khen ngợi kịp thời.
Bên cạnh phải nhắc nhở, động viên những học sinh chưa có tiến bộ và tìm ra
ngun nhân để có biện pháp giúp đỡ các em.
3.2. Rèn cho học sinh viết đúng mẫu chữ
3.2.1. Rèn cho học sinh viết đúng nét cơ bản
Ở lớp một học sinh được học kĩ các nét cơ bản trước khi học chữ viết
nhưng khi lên lớp 2 do các em phải hạ độ cao xuống cỡ chữ nhỏ nên các em viết
hay bị sai những nét cơ bản nhất là nét khuyết, nét trịn và nét móc dưới. Để khắc
phục lỗi này, ngay từ những tuần đầu nhận lớp tôi giúp các em xác định đúng
đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và thống nhất cách gọi với học sinh. Sau đó tơi
đã hướng dẫn tỉ mỉ cho các em các nét cơ về độ cao, độ rộng của nét, cách đưa
nét, điểm đặt bút, dừng bút.
Ví dụ: video hướng dẫn viết nét khuyết trên
3.2.2. Rèn cho học sinh đúng trọng tâm theo từng nhóm chữ
Căn cứ vào các điểm tương đồng của các con chữ để phân chia chữ cái
Tiếng việt thành các nhóm và luyện viết theo từng nhóm đó. Có thể chia thành

các nhóm sau:
- Chữ viết thường:


5

Ở mỗi nhóm tơi thường phân tích tỉ mỉ một chữ cái, từ đó để học sinh tự
nhận ra những đặc điểm tương đồng của các chữ cái trong nhóm từ đó tìm ra
cách viết.
Cứ đầu mỗi tuần giáo viên ghi lên lề của bảng lớp một nhóm chữ có nét
tương đồng. Trong tuần sẽ yêu cầu các em chú trọng hơn về luyện viết nhóm chữ
đó trong các bài học. Tùy vào độ khó của từng nhóm chữ mà có thời gian luyện
thích hợp.
Ví dụ: video hướng dẫn viết chữ b cỡ vừa
3.2.3. Rèn cho học sinh viết đúng độ cao, độ rộng của các con chữ và
khoảng cách giữa các con chữ
- Phân loại hệ thống chữ cái Tiếng việt thành các nhóm, mỗi nhóm là các chữ
cái có cùng độ cao để HS luyện viết.
Ví dụ:
Các chữ cái b, l, h, k, g có chiều cao là 2,5 đơn vị (hai ôli rưỡi)
Các chữ r, s cao 1,25 ôli
Chữ t cao 1,5 ôli
Các chữ d, đ, q, p cao 2 ơli
Các chữ cịn lại cao 1 ơli
u cầu các em phải thuộc độ cao, độ rộng các con chữ. Trong các giờ tôi
quan tâm nhắc nhở các em viết đúng độ cao, độ rộng, cách nối các con
chữ, khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ.
3.2.4. Rèn cho học sinh viết đúng dấu thanh.
Học sinh thường viết dấu thanh khơng đúng vị trí, q to hay quá xa. Để
HS viết đúng dấu thanh tôi thường đưa ra cách viết sai để học sinh biết và sửa.

Trong giờ tập viết và giờ chính tả khi các con luyện viết trên bảng con tôi cho
HS nhận xét bài của bạn viết dấu thành chưa đúng. Từ đó giúp HS cả lớp nhận ra
cách viết đúng và sửa vào bài của mình.
3.3. Quan tâm tư thế ngồi viết và rèn chữ cho học sinh trong các giờ học.
3.3.1. Giờ tập viết.
Nội dung tập viết của học sinh lớp 2 chủ yếu là rèn viết chữ hoa. Đối với
việc rèn luyện kĩ năng viết chữ hoa, để viết đúng và đẹp địi hỏi học sinh phải
nắm được hình dáng, đặc điểm từng con chữ, các nét viết, thao tác viết từng chữ
và nhóm chữ. Khi hướng dẫn viết chữ hoa, GV đưa ra chữ mẫu trực quan, yêu
cầu học sinh quan sát kĩ chữ mẫu, thảo luận và cho biết chữ được cấu tạo bởi
mấy nét, đó là những nét nào? Độ cao, độ rộng của chữa hoa đó giúp học
sinh nắm chắc cấu tạo các chữ hoa.
Ví dụ: Video hướng dẫn viết chữ hoa B.


6

Khi học sinh thực hành viết bảng con, cần quan sát hướng dẫn tư thế ngồi
viết đúng, hỗ trợ học sinh điều chỉnh nét chữ, cách viết cho đúng, bắt tay học
sinh viết nếu cần.
Khi hướng dẫn viết từ, câu ứng dụng cần hướng dẫn cụ thể từng nét chữ,
cách nối, lia bút của các con chữ. Giáo viên viết mẫu thật chậm kết hợp hướng
dẫn bằng lời để học sinh vừa quan sát vừa lắng nghe hiểu cách viết, khoảng cách
các con chữ…
Giáo viên động viên, khuyến khích khen ngợi học sinh kịp thời, tổ chức thi
đua trong nhóm giúp học sinh có tinh thần học tập, khơng bị nhàm chán.
3.3.2. Giờ chính tả.
Để thực hiện tốt việc luyện chữ trong giờ chính tả trước hết GV phải
nắm rõ các lỗi chính tả cụ thể của từng học sinh. Hướng dẫn học sinh phát âm
đúng các từ đó. Rút ra các tiếng, các từ khó mà học sinh dễ viết sai trong bài

chính tả để phân tích cụ thể về cấu tạo chính tả và hướng dẫn học sinh viết đúng.
Hướng dẫn học sinh học thuộc luật ghi chính tả khi viết với k, c, gh, ngh, g…
Giáo viên phải thường xuyên chấm chữa bài, nhận xét sửa chữa ngay các
lỗi chính tả cụ thể, tỉ mỉ của từng học sinh, đồng thời lưu ý cho các học sinh
khác. Hướng dẫn cho các em tự đánh giá lẫn nhau để tìm ra lỗi sai của bạn và
cùng nhau sửa lỗi.
3.3.3. Rèn chữ viết trong các giờ học khác:
Việc rèn chữ viết không chỉ ở phân môn tập viết hay chính tả mà với các
phân mơn khác cũng cần chú ý, cần rèn chữ mọi lúc, mọi nơi khi đã cầm cây bút
viết. Nhắc nhở học sinh cần viết chữ nắn nót dù ở bất kì mơn học nào, nhận xét
miệng đối với những bài học sinh viết ẩu, yêu cầu học sinh viết, trình bày lại.
Qua đó hình thành cho học sinh thói quen tự giác, cẩn thận khi viết bài.
3.4. Phát động phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp”.
Song song với việc rèn chữ viết cho học sinh cần hướng dẫn học sinh cách
giữ gìn sách vở. Đối với học sinh lớp 2, các em còn nhỏ. Giáo viên cần hướng
dẫn học sinh cách bọc vở, ghi tên nhãn vở phù hợp với từng phân môn. Đưa ra
các tiêu chí về “vở sạch - chữ đẹp” để từ đó các em phấn đấu và rèn luyện.
Hướng dẫn học sinh cách trình bày vở. Hướng dẫn học sinh mở vở hay
gấp vở cần nhẹ tay, không gấp đôi vở khi viết bài. Coi sách vở giống như một
người bạn. Lấy một số vở sạch – chữ đẹp của học sinh khóa trước để cho các em
xem tham khảo và học tập.
Hàng tháng ngoài việc đánh giá vở, chữ viết giáo viên sẽ tổ chức cuộc thi
viết chữ đẹp. Bài viết có thể là một đoạn văn, thơ hoặc một bài tập làm văn. Lớp
sẽ chọn bài viết đẹp nhất, học sinh sẽ giải thích vì sao em chọn bài viết của bạn.
Đồng thời học sinh cũng sẽ chọn ra những bài viết có sự tiến bộ. Động viên khen
ngợi các em kịp thời. Những bài viết tiêu biểu sẽ được treo cuối lớp. Qua hoạt
động này, không chỉ giúp học sinh được rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ


7


với bạn mà còn đẩy mạnh phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp” của học sinh trong
lớp, từ đó các em có tinh thần thi đua, cố gắng rèn “nét chữ - nết người”!
3.5. Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Tâm lý học sinh tiểu học thường thiếu tính kiên trì luyện tập, trong khi đó
việc rèn luyện các thao tác tập viết chữ lại đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và khéo léo
cao. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp giúp học sinh hứng thú học
tập, tạo lịng u thích và say mê luyện chữ cho các em như: tăng cường học tập
cộng tác, chia sẻ và hoạt động giao tiếp; làm cho học sinh ý thức được lợi ích của
việc rèn chữ thơng qua các câu chuyện kể về gương viết chữ đẹp; xây dựng môi
trường thân thiện gần gũi giữa cô và trị, trị với trị để học sinh có thể thoải mái
rèn luyện chữ viết; tổ chức một số trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh như: Thi
viết nhanh – viết đẹp.
3.6. Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
Một số học sinh viết chưa tốt, cịn sai lỗi chính tả do các em gặp khó khăn
khi đọc nên viết chữ bị sai chính tả, chữ chưa đẹp. Để khắc phục tình trạng này,
song song với việc rèn chữ cho học sinh cần kết hợp rèn đọc. Học sinh đọc tốt
các em viết cũng có tiến bộ hơn. GV cần lên kế hoạch rèn đọc cụ thể cho học
sinh, rèn đọc mọi lúc, mọi nơi trong các giờ học. Trong giờ học, giờ ra chơi, lúc
ở nhà.
3.7. Kết hợp với phụ huynh rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh
Đặc điểm của học sinh lớp 2 cũng học sinh tiểu học là khả năng ghi nhớ tốt
nhưng mau quên. Để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh thì việc rèn viết

chữ trên lớp là chưa đủ. Do vậy, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, trao đổi về
tình hình học tập của các em, giáo viên cho phụ huynh xem tồn bộ sách vở của
con mình và xem một số vở của một số học sinh viết đẹp, chuẩn trong lớp, trong
trường. Đồng thời nêu thêm vai trò của chữ viết trong các môn học khác, một số
biện pháp rèn luyện viết chữ đẹp và các điều kiện cần và đủ để đảm bảo cho việc
xây dựng phong trào “ giữ vở sạch, viết chữ đẹp”. Tất cả phụ huynh của lớp

hưởng ứng và đồng tình cao. Trước tiên, tơi định hướng cho phụ huynh mua cho
con mình loại vở, loại bút máy , màu mực phù hợp và thống nhất trong lớp.
Thông báo với phụ huynh các tiêu chí “ Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” để phụ
huynh nắm được từ đó định hướng cho con cái khi ở nhà. Đồng thời hướng dẫn
phụ huynh một số biện pháp rèn chữ viết khi ở nhà cho các cháu. Trao đổi thông
tin với phụ huynh trên zalo.
3.8. Sử dụng đồ dùng và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Đồ dùng, thiết bị dạy học là những phương tiện không thể thiếu trong giảng
dạy của người giáo viên. Tôi hướng dẫn các em cách cầm bút, tư thế ngồi viết
chuẩn. Bên cạnh chữ mẫu, bảng viết, bảng phụ tơi cịn ứng dụng cơng nghệ
thơng tin trong giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin lúc này là vô cùng
cần thiết. Tôi gửi cho các em video hướng dẫn rèn chữ qua nhóm zalo. Yêu cầu
các con xem video rồi viết bài theo hướng dẫn và chụp bài viết gửi lại cho cô.


8

Khi nhận được bài của các em tôi nhận xét cẩn thận. Đến giờ học tôi chia sẻ bài
viết của các em lên màn hình để cả lớp cùng sửa chữa lỗi. Việc ứng dụng công
nghệ thông tin tạo hứng thú cho học sinh, tương tác với phụ huynh mà cịn phù
hợp với sự phát triển cơng nghệ thơng tin trong xã hội.
4. Hiệu quả mạng lại
Nhờ vận dụng các giải pháp trên trong giảng dạy, tôi nhận thấy chất lượng chữ
viết của học sinh lớp mình nâng lên rõ rệt. Qua kiểm tra vở học sinh, các bài khảo sát,
chất lượng chữ viết có tiến bộ, học sinh hứng thú hơn trong việc học phân Tập viết và
rèn luyện chữ viết hơn. Bản thân thường xuyên nhận xét, đánh giá kết quả rèn viết và
trả lại bài cho lớp. Từ kết quả đạt sau thời gian vận dụng các biện pháp trong q trình
giảng dạy phân mơn Tập viết, nó đã góp phần nâng cao kỹ năng viết đung, viết đẹp
của học sinh và cũng như góp phần nâng cao chất lượng của bộ mơn Tiếng Việt nói
riêng cùng với các mơn học khác nói chung.

Bài viết tuần 01: Bài của Như Kim và Duy Kha.

Bài viết tuần 05: Bài viết của Như Kim, An Ninh


9

PHẦN KẾT LUẬN
Rèn chữ viết cho học sinh tiểu học đặc biệt là ở lớp 2. Mỗi vùng miền, mỗi địa
phương có một” trọng điểm và phương pháp khác nhau”. Vì vậy, giáo viên cần
chú ý vận dụng nguyên tắc, biện pháp theo khu vực, giáo viên cần khai thác tối
đa phương pháp có ý thức trong vốn chữ viết đối với học sinh lớp 2.
Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Tiểu học là phải giúp các em
hình thành năng lực và thói quen viết đúng, làm sao để các em có thể phát âm
theo phương ngữ nhưng vẫn viết đúng các nét chữ cơ bản. Với cách làm này,
chúng ta mới có thể vừa giúp học sinh học tập tốt phân môn tiếng việt vừa giúp
các em bảo tồn được tiếng nói của địa phương vốn đó được gìn giữ và coi trọng
từ bao đời nay.
Là một giáo viên dạy lớp 2 nhiều năm liền, bản thân luôn chú trọng và
quan tâm rèn cho học sinh viết đúng. Thấy các em viết sai nhiều, bản thân rất
buồn lòng. Đặc biệt là khi chấm bài tập của các em không được sạch đẹp, ngay
ngắn, làm mất thiện cảm. Các em viết thì khơng dài nhưng để đọc và sữa lỗi cho
các em cần khá nhiều thời gian. Để dạy tốt mỗi giáo viên cần phải không ngừng
học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu, có kiến thức cơ bản về ngữ âm học, từ vựng
học, ngữ nghĩa học… có liên quan đến kiến thức chữ viết. Nắm vững phương
pháp giảng dạy sao cho linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh. Đồng thời
dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng tuyên dương khuyến khích học
sinh kịp thời, tránh mắng phạt, chê các em trước lớp làm cho các em có mặc
cảm với bạn bè. Từ đó tạo niềm tin, sự hứng thú khi học tập và thêm yêu quý
Tiếng Việt.



10

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A – Thành – Thị Yên Mĩ – Lê Phương Nga – Nguyễn Trí – Cao Đức Tiến
(năm 1997), Phương pháp dạy học Tiếng Việt tập 1, NXBGD.
2. Lê A (năm 2003), Chữ viết và dạy chữ viết ở trường tiểu học, NXBĐHSP.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (năm 2002), Chương trình tiểu học, NXBGD.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (năm 2006), Chương trình tiểu học, NXBGD.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt –Tài liệu đào tạo giáo viên. NXB Đại
học sư phạm và NXB Giáo dục, 2007.
6. Đỗ Hữu Châu (năm 1995), Giản yếu về ngữ dụng học, NXBGD.
7. Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng (năm 1994), Ngữ âm Tiếng Việt, ĐHSP Hà
Nội.
8. Hồng Phê, Dạy và học chính tả, NXB Đà Nẵng, 2003



×