Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường thpt định quán, huyện định quán, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.38 KB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO GD-ĐT …
TRƯỜNG TH …

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG THPT …,
HUYỆN …

Lĩnh vực: …
Họ và tên tác giả: ….
Đơn vị: ….

…., tháng … năm …

1/30


I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“ Trời có bốn mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng.
Đất có bốn phương: Đơng,Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì khơng thành trời.
Thiếu một phương thì khơng thành đất.
Thiếu một đức thì khơng thành người ”.
Người cũng đã chỉ rõ “ Có tài mà khơng có đức thì là người vơ dụng”. Từ
những tư tưởng trên, chúng ta thấy Chủ Tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng đạo
đức cách mạng nhất là công tác giáo dục đạo dức cách mạng cho thế hệ trẻ. Người
căn dặn “ Bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đời sau là một việc làm hết sức quan
trọng và cần thiết” bởi “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà


nên”.
Nhà giáo dục Makarenko đã đúc kết “ không sợ học sinh hỏng mà chỉ sợ
phương pháp giáo dục hỏng”. Thực tế cho thấy, về bản chất con người, dù là trẻ em
có hư đến đâu nhưng bao giờ cũng có những mặt tốt, những ước mơ chính đáng đầy
tính nhân bản và hồn nhiên. Ai cũng thích được khen ngợi, được yêu thương. Nếu
nhà trường và gia đình nắm bắt được những nguyên nhân sâu xa, có sự đồng cảm và
hiểu được các em, có sự thống nhất về phương pháp giáo dục thì chắc chắn sẽ cảm
hóa được học sinh cá biệt, sẽ đào tạo được một thế hệ trẻ vừa “ Hồng” vừa “ Chuyên”.
Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong cơng cuộc đởi mới sâu
sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với
2/30


cơng cuộc đởi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển
kinh tế xã hội, văn hóa - giáo dục.
Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp
giáo dục, trong đó sự suy thối về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến
đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài
bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành
tích... Thêm vào đó, sự du nhập văn hố phẩm đồi truỵ thơng qua các phương tiện
như phim ảnh, games, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình
bạn, tình u trong lứa t̉i thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em chưa được
trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.
Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn mạnh:
“Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về
đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hồi bão lập thân, lập
nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường
giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức cơng dân, lịng u nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh… tở chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn

hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.
Trường THPT Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai cũng khơng đứng
ngồi thực trạng đó. Trong những năm qua, nhiều gia đình, cha mẹ mải làm ăn, lo
kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Bên cạnh đó, hàng
loạt các hàng quán mọc lên với với đủ loại các trò chơi như: bi da, games, …để móc
tiền học sinh. Số thanh niên khơng có việc làm thường xun tụ tập, lôi kéo học sinh
bỏ học tham gia hút thuốc, uống rượu, trộm cắp, đánh nhau và nhiều tệ nạn khác,
làm cho số học sinh yếu về rèn luyện đạo đức của trường ngày càng tăng.
Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, là người
làm công tác quản lý một trường THPT, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện
3/30


pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường
THPT Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai”.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác giáo dục đạo đức
học sinh ở trường THPT Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, đề xuất một
số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho học sinh của nhà trường.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
Công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Định Quán, huyện Định
Quán, tỉnh Đồng Nai
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Định Quán, huyện
Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Việc quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Định Quán,
huyện Định Qn, tỉnh Đồng Nai cịn có những hạn chế. Nếu thực hiện được một

số giải pháp quản lý hợp lý sẽ nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh
của nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở khoa học của quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường
trung học phổ thông.
5.2. Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng việc quản lý giáo dục đạo đức
học sinh ở trường THPT Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

4/30


5.3. Đề xuất và lý giải một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng
Nai trong giai đoạn hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
-

Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở trường THPT Định Quán, huyện

ĐịnhQuán, tỉnh Đồng Nai.
-

Người được nghiên cứu: Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo

viên bộmôn, phụ huynh và học sinh trường THPT Định Quán, huyện Định Quán,
tỉnh Đồng Nai.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tởng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản liên quan
đến đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp quan sát các hoạt động
giáo dục đạo đức của nhà trường; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp thống kê,
xử lý số liệu.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, phần
nội dung của đề tài gồm 3 chương:

5/30


Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường
trung học phổ thông
Chương 2. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT
Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
Chương 3. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức học sinh ở trường …
II. NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Một số khái niệm lên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử
dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng
người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
1.1.2. Khái niệm về quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể
quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt hiệu quả nhất.
1.1.3. Khái niệm về quản lý nhà trường phổ thông
Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định

của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ
theo yêu cầu của xã hội.
1.1.4. Khái niệm về giáo dục
Hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác
động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống,
bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển
6/30


năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối
tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội.
1.1.5. Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là một hệ thống những quy tắc, những chuẩn mực mà qua đó con
người tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợi
ích của tập thể và cộng đồng.
1.1.6. Khái niệm về giáo dục đạo đức
1.1.6.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức
Chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm
chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong
giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành
các quy định của pháp luật.
1.1.6.2. Chức năng giáo dục đạo đức
Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, sống và làm việc theo pháp luật,
sống có kỷ cương, nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau.
1.1.6.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
-

Mục đích: Giúp học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của


xã hội,rèn luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý
thức trong học sinh về đạo đức.
-

Nội dung: Lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, u hồ bình, có tinh

thầncộng đồng và quốc tế, có tinh thần lao động sáng tạo, có thái độ xây dựng và
bảo vệ môi trường...

7/30


-

Phương pháp: Phương pháp tác động vào nhận thức tình cảm: đàm

thoại,tranh luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn; phương pháp tổ chức hoạt động
thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen…; phương pháp kích thích tình cảm và
hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt…
1.2. Những đặc điểm cụ thể về rèn luyện đạo đức của học sinh ở trường
THPT
Có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục
ngồi giờ; có định hướng thống nhất các u cầu, mục đích giáo dục giữa các tở chức
giáo dục trong và ngồi nhà trường; tính lâu dài của q trình hình thành, phát triển
nhân cách và các phẩm chất đạo đức của học sinh ...
1.3. Những tác động cơ bản tới việc rèn luyện đạo đức của HS ở trường
THPT
1.3.1. Về tâm sinh lý học sinh
Là giai đoạn các em đang phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và tình cảm, dễ

bị kích động, lơi kéo... Có nhu cầu giao tiếp rất lớn đặc biệt là sự giao tiếp với bạn
bè, từ đó mà hình thành lên các nhóm bạn cùng sở thích. Nếu khơng được giáo dục
dễ bị sai lệch.
1.3.2. Về phía gia đình
Nhiều cha mẹ do nhận thức lệch lạc, khơng có tri thức về giáo dục con cái; sự
quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; sử dụng quyền uy của cha mẹ
một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân; có các hồn cảnh
éo le hoặc hay bị sử dụng bằng vũ lực... đã tác động không nhỏ đến sự hình thành và
phát triển nhân cách cho học sinh.

8/30


1.3.3. Về phía nhà trường
Một số CBQL, giáo viên và bạn bè thường có những định kiến, thiếu thiện
cảm; sử dụng các biện pháp hành chính thái quá; sự lạm dụng quyền lực của các thầy
cô giáo, nhà quản lý; sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết
quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không công bằng; sự phối hợp không
đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục... đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo
dục đạo đức cho học sinh.
1.3.4. Về phía xã hội
Tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, tác
động lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn, xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ,
thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức.
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC
SINH Ở TRƯỜNG THPT …, HUYỆN …
2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế -xã hội và giáo dục của
huyện …
2.1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế- xã hội của huyện Định Quán
Huyện Định Quán là huyện miền núi nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Đồng Nai.

Huyện Định Qn có tởng cộng 13 xã, 1 thị trấn với tởng diện tích đất tự nhiên hơn
96.291,56 ha, dân số trên 203.000 người, có 32 dân tộc sinh sống. Kinh tế chủ yếu
tập trung là chăn nuôi và trồng trọt, điểm xuất phát kinh tế ở mức thấp.
2.1.2.Tình hình giáo dục của huyện Định Quán
Huyện Định Quán có 4 trường THPT công lập và 1 trường THCS -THPT tư
thục, 1 Trung tâm bồi dưỡng thường xuyên, 16 trường THCS, 31 trường Tiểu học
và 22 trường Mầm non. Là một huyện miền núi có tinh thần học tập tốt, hàng năm
tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi và thi đỗ tốt nghiệp, ĐH-CĐ tương đối khá .
9/30


2.1.3. Đặc điểm của trường THPT Định Quán
Trường … được thành lập vào tháng … năm … Đến tháng … năm …, trường
được chuyển sang loại hình cơng lập. Hiện nay trường có 30 lớp với … học sinh.
Mấy năm qua trường luôn giữ vững danh hiệu “Trường tiên tiến cấp tỉnh”. Lãnh đạo
nhà trường có 01 Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng, 60 giáo viên, 09 nhân viên.
Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt 95 - 98%. Học sinh lớp 12 đỗ tốt nghiệp
đạt 99,75% ( năm 2012), tỷ lệ học sinh đỗ vào Đại học, Cao đẳng hằng năm từ mức
50% trở lên. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt hàng năm luôn được duy
trì từ 90% đến 96 %. Tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm trung bình và yếu hàng năm giảm
từ 4% đến 6%.
2.2. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Định
Quán
2.2.1.Thực trạng về nhận thức giáo dục đạo đức học sinh của cán bộ quản
lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh ở trường THPT Định Quán
2.2.1.1. Nhận thức của CBQL và giáo viên về công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh
Qua khảo sát cho thấy: Hầu hết CBQL và giáo viên nhà trường đều nhận thức
được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh khi cho ở mức độ
rất quan trọng với các nội dung: Giáo dục đạo đức để phát triển giáo dục toàn diện

cho học sinh (88,1%); Giáo dục đạo đức nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách
cho học sinh (86,0%)…Tuy nhiên, vẫn cịn có những CBQL và giáo viên hiểu một
cách chưa đầy đủ về ý nghĩa của công tác này khi cho một số nội dung là không quan
trọng như: Giáo dục đạo đức để học sinh có ý thức bảo vệ mơi trường (9,6%);Giáo
dục đạo đức để học sinh có ý thức giữ gìn của cơng (10,8%)… do đó phần nào có
ảnh hưởng tới q trình triển khai, tở chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
của nhà trường.
10/30


2.2.1.2. Nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Qua khảo sát: 100% phụ huynh đồng ý nội dung về Giáo dục đạo đức để học
sinh trở thành những con ngoan, trò giỏi; 89,5% phụ huynh đồng ý nội dung về Giáo
dục đạo đức là để phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh; 80,9% phụ huynh đồng
ý nội dung về Giáo dục đạo đức để tạo nên những đức tính và phẩm chất tốt đẹp cho
HS. Như vậy, phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh. Đây là yếu tố thuận lợi cho trường trong triển khai công tác
giáo dục đạo đức học sinh.
2.2.1.3. Nhận thức của học sinh
Hầu hết học sinh cho rằng cần và rất cần các phẩm chất mà nội dung giáo dục
đạo đức mang lại: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và u chuộng hịa bình (100%);
Tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng (71,3%); trở thành công dân tốt ( 89,67%)…
Đây là yếu tố quan trọng để học sinh chủ động, tích cực tham gia vào quá trình giáo
dục và rèn luyện đạo đức của nhà trường.
Tuy nhiên cũng cịn có một số khơng nhỏ cho là không cần các nội dung giáo
dục đạo đức ở trên. Qua đó cho thấy rằng cần phải tuyên truyền hơn nữa để nâng cao
nhận thức của học sinh về giáo dục, rèn luyện đạo đức.
2.2.2. Thực trạng vi phạm đạo đức của học sinh ở trường THPT Định
Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai 2.2.2.1.Ý thức thực hiện nội quy của học
sinh

Qua khảo sát CBQL, giáo viên và học sinh thấy ý thức thực hiện nội quy của
học sinh còn chưa tốt như: nghỉ học, trốn tiết, lười học bài cũ, gian lận trong kiểm
tra, nói chuyện riêng trong giờ học… Nhiều HS vi phạm các điều cấm như: hút thuốc,
đánh nhau, vi phạm luật giao thông. Đặc biệt là cịn học sinh vơ lễ với giáo viên và
người lớn ( dù ít)

11/30


2.2.2.2. Nguyên nhân vi phạm nội quy của học sinh
Nguyên nhân dẫn tới việc học sinh vi phạm đạo đức là do: Thiếu sự quan tâm
của gia đình (90.2%); Bản thân HS khơng có sự rèn luyện tốt (68. 8%); Tác động
tiêu cực của bạn bè (77.6%); Sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ: điện thoại,
internet, games…(68.2%)… Đây thực sự là vấn đề rất đáng quan tâm của CBQL để
xem lại các biện pháp giáo dục đạo đức của nhà trường.
2.2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng
Qua khảo sát thấy các yếu tố tác động đến rèn luyện đạo đức học sinh ở mức
độ quan trọng và rất quan trọng như: Sự động viên khích lệ của bạn bè (99.4%);
Khen thưởng, kỷ luật kịp thời (94.8%); Nội dung giáo dục phù hợp (95.3%); Sự quan
tâm thường xuyên của các thầy cô giáo ( 98.0%); Không bị định kiến của xã hội
( 91%); Được gia đình thơng hiểu, tạo điều kiện ( 94.2%); và cuối cùng là được tự
do trong mọi hoạt động (90.6%). Các nhà quản lý cần xem xét cụ thể các yếu tố tác
động ở trên để đưa ra các nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục đạo đức cho phù
hợp.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức qua
khảo sát thấy: Thiếu sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương
(81.5%); Thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình (76.3%); Tác động tiêu cực
của môi trường xã hội (62.4%); Phẩm chất, lối sống của thầy, cô, cha mẹ, bạn bè…
(52.3%)
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học

sinh của trường THPT Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
2.2.3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức
Qua khảo sát lấy ý kiến của CBQL và GV nhà trường cho thấy: 94.5% cho
rằng đã làm tốt việc xác định mục tiêu giáo dục đạo đức; 88.7% cho rằng việc xây
dựng kế hoạch cụ thể của năm học và từng học kỳ được làm tốt.
12/30


2.2.3.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức
Khảo sát CBQL và giáo viên thấy: Tất cả các nội dung công việc của công tác
giáo dục đạo đức đều được tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhưng chỉ ở mức trung bình,
chưa làm tốt. Việc tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức đối với phụ huynh đã
được nhà trường thực hiện nhưng chủ yếu là từ Ban Giám hiệu (98,7%) và giáo viên
chủ nhiệm lớp (95,6%) qua các cuộc họp phụ huynh đầu năm, hết học kỳ và cuối
năm chứ không phải từ học sinh hay các phương tiện thơng tin đại chúng. Do đó
những thông tin về giáo dục đạo đức của nhà trường chỉ mang tính thời vụ, khơng
thường xun và liên tục nên hiệu quả không được cao.
- Quản lý nội dung, hình thức hoạt động giáo dục đạo đức
Kết quả khảo sát cho ta thấy: 62% GV và 77% HS đánh giá hình thức: Giáo
dục thơng qua các giờ dạy văn hố trên lớp có mức độ thường xun. Cịn lại các
hình thức khác mức độ thường xuyên rất thấp, chủ yếu thi thoảng mới thực hiện hoặc
không thực hiện.
Qua khảo sát, học sinh thích và rất thích các nội dung và hình thức giáo dục
đạo đức của nhà trường như: Giáo dục thông qua hoạt động tham quan, du lịch, cắm
trại có 93.1%; Giáo dục thơng qua hoạt động văn hố, văn nghệ, thể dục thể thao,
vui chơi giải trí có 92.7%.
Tuy nhiên có những hình thức giáo dục có số ý kiến học sinh khơng thích
tham gia ở mức cao như: Giáo dục thơng qua hoạt động chính trị xã hội nhân đạo
(16%); Giáo dục thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng
(19,5%); Giáo dục đạo đức thông qua các tiết sinh hoạt lớp( 43,5%)… Do đó các

nhà quản lý cần hết sức lưu ý để đưa ra những hình thức giáo dục phù hợp với sở
thích của các em để có kết quả giáo dục cao.
- Quản lý phương pháp giáo dục đạo đức

13/30


Qua khảo sát chúng tôi thấy giáo viên nhà trường chưa thường xuyên sử dụng
các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh như: Kích thích tình cảm và hành
vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt, phê phán hành vi xấu, kỷ luật,…
(GV là 92.0%, HS là 87.6%); Tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh
luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn... (GV là 63.6%, HS là 41.7%); và phương
pháp về Tổ chức hoạt động thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen…(GV là
44.0%, HS là 35.6%). Như vậy việc quản lý thực hiện các phương pháp giáo dục
đạo đức cho học sinh của giáo viên nhà trường vẫn chưa được thực hiện tốt.
2.2.3.3. Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức
Qua khảo sát thấy: Có 63.4% cho rằng việc xây dựng được chuẩn kiểm tra
đánh giá là tốt; 54.5% cho rằng nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra đánh giá cụ
thể là tốt và thông báo công khai và xử lý kết quả kiểm tra đánh giá có 46.7% cho
là tốt. Khơng có ý kiến nào cho là khơng thực hiện.
2.2.4. Thực trạng sự phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo
đức cho học sinh ở trường THPT Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
2.2.4.1. Thực trạng vai trò của các lực lượng giáo dục đạo đức
Ý kiến cho rằng vai trò rất quan trọng của lực lượng giáo dục đạo đức trong
nhà trường đó là giáo viên chủ nhiệm (98.0%), cán bộ quản lý (90.5%), giáo viên
bộ mơn và Đồn thanh niên là (93.2%), bạn bè thân (88.7%) và tập thể lớp
(88.6%). Như vậy có thể thấy là vai trị của các thầy cơ giáo, CBQL và bạn bè, tập
thể học sinh là những lực lượng rất quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh.
2.2.4.2. Thực trạng sự phối hợp của các lực lượng trong công tác giáo dục
đạo đức HS

Qua khảo sát cho thấy: GVCN thường xuyên phối hợp với tập thể lớp (98.3%),
CBQL với GVCN (75.6%), với Đồn thanh niên ( 62%). Cịn lại hầu hết đều ở mức

14/30


độ thỉnh thoảng phối hợp. Như vậy có thể thấy nhà trường chưa có cơ chế phối hợp
giáo dục giữa các lực lượng để giáo dục đạo đức cho học sinh.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở
trường THPT Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
2.3.1. Đánh giá thực trạng
Nhìn chung, công tác quản lý giáo dục đạo đức của trường còn những tồn tại
như: Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức chưa cụ thể, phù hợp với đặc điểm
tình hình mà thường xây dựng chung với kế hoạch chuyên môn; nội dung các hoạt
động giáo dục đạo đức thực hiện ở mức độ trung bình; các phương pháp giáo dục
đạo đức chưa được tốt, học sinh chưa thấy được tác dụng hiệu quả của các phương
pháp trong việc rèn luyện bản thân; vai trò các lực lượng giáo dục chưa có sự phối
hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ; việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu
lệ, qua loa, chưa mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời; GVCN chưa
xây dựng được kế hoạch cụ thể hàng tuần phù hợp với đặc thù riêng của lớp, ít quan
tâm và đầu tư cơng sức vào công tác chủ nhiệm; ý thức thực hiện nội quy của học
sinh chưa cao, nhiều em thường xuyên vi phạm. Như vậy có thể đánh giá chung
việc quản lý giáo dục đạo đức của trường THPT Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh
Đồng Nai chỉ ở mức trung bình.
2.3.2. Nguyên nhân thực trạng
2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
Do các cấp lãnh đạo và xã hội coi việc giáo dục ở các trường là kết quả học
tập văn hoá nhiều hơn là chất lượng về đạo đức; do ảnh hưởng của gia đình và môi
trường xã hội; do phần lớn GVCN mới ra trường nên thiếu kinh nghiệm trong thực
hiện biện pháp giáo dục…


15/30


2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của cán bộ quản lý còn chưa phù
hợp, thậm chí qua loa; sự phối hợp của GVCN với phụ huynh và các lực lượng giáo
dục trong trường chưa tốt; hoạt động của Đoàn TN trong giáo dục đạo đức chưa thật
sự toàn diện và hiệu quả, nhiều khi rập khn, cứng nhắc; việc đánh giá, khen thưởng
cịn nhiều hạn chế…
2.3.3. Thuận lợi, khó khăn trong quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở
trường THPT Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
2.3.3.1. Thuận lợi
Trường đóng và tuyển sinh ở địa bàn Thị trấn của huyện miền núi, gia đình
các em học sinh hầu hết là gia đình thuần nơng; có các văn bản của Bộ và Sở hướng
dẫn cụ thể về đánh giá, xếp loại học sinh, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học;
tập thể hội đồng sư phạm nhà trường đồng tâm chung sức trong công tác giáo dục
đạo đức học sinh; phụ huynh học sinh ủng hộ và đồng thuận với nhà trường trong
các hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh.
2.3.3.2. Khó khăn
Nhận thức của một bộ phận phụ huynh cịn hạn chế như khốn trắng việc giáo
dục con em cho nhà trường, nhiều phụ huynh chỉ lo tập trung làm ăn kiếm tiền mà
thiếu quan tâm đến con; cơ chế thị trường thâm nhập, làm ảnh hưởng đến suy nghĩ,
tạo nên những hành vi vi phạm của học sinh; cán bộ quản lý chưa thực sự tập trung
vào công tác giáo dục đạo đức mà chủ yếu tập trung vào giáo dục văn hoá để đạt các
chỉ tiêu thi đua hàng năm; một số giáo viên chưa thực sự nhận thức và thấy được vài
trò của giáo dục đạo đức cho học sinh.

16/30



Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG
THPT ĐỊNH QUÁN, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ
Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng:
ban Giám hiệu, các tở chun mơn, tở hành chính, Cơng đồn, Đồn thanh niên, hội
phụ huynh…Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải ln có tính
đồng bộ trong mọi hoạt động.
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn
Tất cả các lý thuyết nói chung đều mang tính chất lý luận và được tổng kết,
đúc rút kinh nghiệm từ nhiều cơ sở khác nhau nên khi áp dụng vào một trường THPT
cụ thể thì lại phải hồn tồn phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn của trường đó.
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp
quản lý giáo dục, của địa phương, của cha mẹ học sinh, của học sinh và đặc biệt là
sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, các tổ chức trong nhà trường.
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả
Hiệu quả của công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh được xét trên Quy
chế đánh giá, xếp loại học sinh và các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Thước đo của
hiệu quả chính là những học sinh tốt nghiệp THPT có đầy đủ các phẩm chất, năng
lực theo mục tiêu giáo dục phổ thông trong Luật giáo dục đã quy định.

17/30


3.2. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng chất lượng giáo dục đạo đức
học sinh ở trường THPT Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
3.2.1. Tăng cường vai trị lãnh đạo của chi bợ Đảng, Ban giám hiệu nhà

trường trong việc quản lý giáo dục đạo đức của học sinh
3.2.1.1. Mục đích
-

Phát huy vai trị lãnh đạo tồn diện của tổ chức Đảng trong kế hoạch,

nhiệmvụ của đơn vị.
-

Nâng cao vai trị và tính chủ động của Ban giám hiệu trong việc xây

dựng vàthực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường ( trong đó có giáo dục đạo đức).
3.2.1.2. Nội dung
-

Triển khai kịp thời các chỉ thị của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục về

giáodục đạo đức cho học sinh.
-

Nâng cao cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng thông qua các các tiết

sinh hoạtchào cờ đầu tuần, hoặc các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của dân
tộc như 2/9,
20/11, 22/12, 3/2, 26/3, 30/4,19/5…
-

Phân công các đảng viên vào vị trí quan trọng của nhà trường như Ban

giámhiệu, cơng đồn, bí thư đồn thanh niên, bí thư chi đồn giáo viên, tở trưởng…

để các đảng viên phát huy vai trị tiên phong của mình trong các hoạt động quản lý,
giáo dục đạo đức của học sinh.
-

Xây dựng kế hoạch gắn liền với công tác giáo dục đạo đức học sinh

theo tuần,tháng, học kỳ, năm học, hoặc theo chủ điểm và giao cho Đoàn thanh niên
phối hợp với GVCN triển khai thực hiện.
3.2.1.3. Các bước tiến hành
-

Bí thư chi bộ-Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào tình hình đặc điểm

của nhàtrường lên kế hoạch cụ thể. Trực tiếp truyền đạt các văn bản của Đảng, của
18/30


Nhà nước, của ngành tới CBQL, GV, HS và phụ huynh và yêu cầu GV, HS viết và
ký cam kết vào đầu năm. Trực tiếp kiểm tra, nắm tình hình triển khai thực hiện kế
hoạch của các bộ phận để đánh giá, rút kinh nghiệm trong tồn trường.
-

Các tở trưởng, Ban chấp hành Cơng đồn, Ban chấp hành Đồn thanh

niênCộng sản Hồ Chí Minh, GVCN căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây kế
hoạch thực hiện của đơn vị, tở chức mình phụ trách một cách chi tiết. Làm cho các
thành viên nhà trường nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong cơng tác
giáo dục và rèn luyện đạo đức học sinh. Giúp cho việc phối hợp các lực lượng giáo
dục đạo đức cho học sinh được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả.
3.2.2. Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường

3.2.5.1. Mục đích
Học sinh thấy được mơi trường trường học tập an toàn và thân thiện, những
tấm gương sáng của thầy cô, của bạn bè giúp các em học tập, noi theo và rèn luyện
đạo đức.
3.2.5.2. Nội dung
Xây dựng môi trường “tự nhiên” và “xã hội” tốt trong khn viên trường học
để giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
3.2.5.3. Các bước tiến hành
Lập kế hoạch tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học
sinh xây dựng và giữ gìn cảnh quan sư phạm, mơi trường giáo dục xanh-sạch-đẹp,
thân thiện theo các tiêu chí của “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Xây
dựng và củng cố khối đồn kết nhất trí trong tập thể sư phạm, bồi dưỡng tư tưởng
chính trị, đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp, lịng nhân ái, tình thương u con người,
thương u học sinh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ học sinh.

19/30


3.2. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở
trường THPT Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
3.2.3. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.4. Phát huy vai trị của Đồn thanh niên trong giáo dục đạo đức
3.2.5. Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học sinh
3.2.6. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong
cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường
3.2.7. Nâng cao vai trị của giáo viên chủ nhiệm trong cơng tác giáo dục đạo đức học
sinh

20/30



THƠNG TIN HỎI ĐÁP:
-------------------------Bạn cịn nhiều thắc mắc hoặc muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu sáng kiến kinh nghiệm
mới mẻ khác của Trung tâm Best4Team
Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm
Hoặc qua SĐT Zalo: 091.552.1220 hoặc email: để hỗ trợ
ngay nhé!

21/30



×