TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Người thực hiện:
Ngày tháng năm sinh:
Nơi sinh:
SBD:
Lớp: Nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học, cao đẳng
Khóa:
Năm: 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
ĐỀ ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC HỌC PHẦN
Phương pháp nghiên cứu khoa học
trong trường đại học
Hãy lập đề cương cho đề tài nghiên cứu khoa học xuất phát từ cơ sở thực tế nghề nghiệp hay
thực trạng cuộc sống của Thầy/ Cô tại địa phương.
(Thí sinh được sử dụng tài liệu, khơng sử dụng các thiết bị điện tử)
-------Hết-------
MỤC LỤC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KẸT XE KHI ĐI
HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM..........................2
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................................2
1. TÊN ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KẸT XE KHI ĐI HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM”......................................................................2
2. MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 2
2.1 Tính cấp thiết....................................................................................................................... 2
2.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................3
2.3 Nội dung nghiên cứu........................................................................................................3
2.4 Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................................3
3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..........................................................................................4
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................5
4.1
Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................5
4.2
Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................5
4.3
Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................5
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN..................................................................................5
6. SẢN PHẨM............................................................................................................................ 6
7. KẾT LUẬN............................................................................................................................ 7
8. KIẾN NGHỊ........................................................................................................................... 8
9. CẤU TRÚC BÀI NGHIÊN CỨU.........................................................................................9
PHẦN 2: NỘI DUNG..............................................................................................................10
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KẸT XE
KHI ĐI HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. TÊN ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KẸT XE KHI ĐI HỌC CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP.HCM”
2. MỞ ĐẦU
2.1 Tính cấp thiết
Phát triển xã hội luôn đi kèm với nhu cầu làm việc ngày càng gia tăng, kéo theo
đó là sự tập trung và gia tăng dân số một cách chóng mặt tại các thành phố lớn. Từ đó,
nhu cầu sinh hoạt, đi lại của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn. Cùng với sự phát
triển đó, các phương tiện phục vụ cho nhu cầu đi lại của con người cũng phát triển.
Tuy nhiên q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ, dân số nhập cư tăng cao, hệ thống cơ
sở hạ tầng chưa đồng bộ, định hướng quy hoạch đô thị chưa thật sự đúng đắn, sự quản
lý yếu của cơ quan quản lí, ý thức kém của người tham gia giao thông...Điều này dẫn
đến một hệ quả tất yếu của việc tập trung quá đông dân và phương tiện giao thong tại
một khu vực và gây kẹt xe.
“Kẹt xe” không biết từ bao giờ đã trở thành một “thực tế hiển nhiên”, tình trạng
kẹt xe, tiếng ồn, ô nhiễm bụi do khí thải của các phương tiện tham gia giao thông đã
trở thành nỗi khiếp đảm đối với mỗi người dân khi tham gia giao thông, trong đó phần
lớn là các bạn học sinh sinh viên. Tình trạng kẹt xe gây cho sinh viên nhiều khó khăn
như tốn kém thời gian và công sức, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần học tập
khiến học tập không đạt hiệu quả cao như mong muốn. Vấn đề này đã trở thành một
trong những nỗi trăn trở lo lắng đối với sinh viên.
Thực tế, vấn đề kẹt xe không mới, tuy đã có nhiều biện pháp được đề xuất nhằm
giải quyết tình trạng kẹt xe cũng như hậu quả do nó đem lại nhưng cho đến nay tình
trạng kẹt xe vẫn tiếp tục và trở nên nghiêm trọng, khó giải quyết hơn. Đây chính là
một lo ngại đối với tất cả mọi người không chỉ riêng là sinh viên. Mong muốn khắc
phục những tác động xấu của đề tài cũng như đưa ra hướng giải quyết hợp lý cho vấn
đề, đó là những lý do chính mà nhóm quyết định chọn đề tài này.
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mô tả thực trạng kẹt xe khi đi học của sinh viên Đại học Cơng nghiệp TP.HCM,
làm rõ ngun nhân gây tình trạng kẹt xe, phân tích và đề xuất các giải pháp khắc
phục.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng và nhận thức của sinh viên về tình trạng kẹt xe.
- Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt xe
- Phân tích những giải pháp đã và đang được áp dụng để giải quyết vấn đề. Nêu
rõ điểm mạnh và điểm yếu từng giải pháp
- Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề kẹt xe đối với sinh viên
- Đánh giá và chọn ra giải pháp tối ưu nhằm góp phần giải quyết vấn đề gặp kẹt
xe khi đi học của sinh viên
2.3 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá thực trạng của tình trạng kẹt xe và tác động của tình trạng kẹt xe
đối với sinh viên Đại học cơng nghiệp TP.HCM.
Nội dung 2: Tìm hiểu và phân tích các biện pháp đã và đang được thực hiện để giảm
thiểu tình trạng kẹt xe hiện nay, bao gồm: nội dung, những thuận lợi, khó khăn của từng
giải pháp
Nội dung 3: Xác định các nguyên nhân gây nên tình trạng “Sinh viên gặp kẹt xe khi đi
học” từ đó rút ra ngun nhân chính dễ đến tình trạng này
Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giải quyết vấn đề “Sinh viên gặp kẹt
xe khi đi học”
2.4 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu thơng qua phân tích ưu nhược điểm của các biện pháp đã và đang áp dụng để
khắc phục tình trạng kẹt xe và tìm ra được biện pháp mới tốt hơn sẽ giúp cải thiện tình
trạng kẹt xe khi đi học của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM.
3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Các cơng trình nghiên cứu về tình trạng kẹt xe do các giảng viên, tiến sĩ, các
nhà nghiên cứu xã hội, nhà tâm lí, bác sĩ … thực hiện cũng khá nhiều nhưng chủ yếu
xoay quay các tác hại của vấn nạn kẹt xe, hay chỉ đề cập những yếu tố chủ quan và
khách quan tác động đến tình trạng kẹt xe. Phân tích dữ liệu của Văn phòng Thống kê
Quốc gia Vương quốc Anh, những người chịu tác động của ùn tắc giao thơng có mức
độ hài lòng cuộc sống thấp hơn và mức độ lo lắng cao hơn mức trung bình so với
người khơng lái xe, gây hại nhiều cho sức khỏe con người như: gây tăng nguy cơ đau
tim, suy giảm hệ hô hấp, các chất gây ô nhiễm trên hệ thần kinh trung ương của chúng
ta có thể kể đến như tổn thương não, chỉ số IQ thấp, thiếu lưu giữ và tập trung, động
kinh, chứng đau nửa đầu, thị lực mờ…Ông Lê Việt Thanh, nguyên Giảng viên trường
Đại học Bách khoa Hà Nội đã đưa ra 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ùn tắc,
đó là cơ sở hạ tầng lạc hậu; hệ thống điều hành giao thông không hợp lý; ý thức người
tham gia giao thơng cịn kém. Một trong những ý tưởng giảm nạn kẹt xe mà ông
Thanh đề xuất đó là tổ chức lại hệ thống điều hành giao thông sao cho triệt tiêu sự
giao cắt của các luồng xe (theo đó dành 1 làn đường sát bên phải riêng cho luồng xe rẽ
phải mà không cần phân biệt xe máy hay ô tô). Tuy vậy khả năng thông xe của các
ngã tư sẽ không mang lại tác dụng đột phá nếu thiếu đi sự phối hợp đồng bộ của đèn
giao thơng thơng minh. “Do đó chúng ta cần phải đồng bộ hóa hệ thống đèn tín hiệu
giao thông”, ông Thanh cho biết.
Theo ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thơng vận tải Hà Nội, ngồi 3
ngun nhân khiến giao thơng bị ùn tắc cịn có ngun nhân đó là tính giao thơng
cơng cộng chưa hiệu quả. “Hiện giao thông công cộng mới đáp ứng được trên 10%
nhu cầu đi lại của người dân, tuy nhiên giao thơng cơng cộng hiện đại địi hỏi phải
chiếm đến 20-30% nhu cầu đi lại. Như vậy, trước mắt chúng ta cũng cần phải nâng
cao và phát triển được giao thơng cơng cộng”, ơng Viện nói.
Ngồi những tài liệu tìm được trên internet, em đã tìm hiểu các nghiên cứu về
vấn đề kẹt xe của các bạn sinh viên trước đó. Tuy nhiên các vấn đề chưa thật sự rõ
rang và cụ thể, nhóm em muốn làm rõ vấn đề hơn giúp các bạn sinh viên hiểu biết rõ
hơn về nguyên nhân, tác hại và các giải pháp giúp khắc phục tình trạng kẹt xe.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng chính mà vấn đề nhắm đến là sinh viên Đại học Công nghiệp TP.HCM.
- Bên cạnh đó cịn hướng đến các đối tượng khác giảng viên, trợ giảng của Đại học
công nghiệp TP.HCM.
4.2
Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát sinh viên Đại học Cơng nghiệp tại cơ sở thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian: 10/2023.
4.3
Phương pháp nghiên cứu
Nguyên cứu định lượng
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng vấn nạn kẹt xe, thực trạng kẹt xe tại TP.HCM
- Nghiên cứu sâu về nguyên nhân, các biện pháp đã và đang được thực hiện ( ưu
– nhược điểm của từng biện pháp).
Ngun cứu định tính
- Tìm hiểu trên các website, những bài báo nhứng thơng tin liên quan đến
tình trạng kẹt xe
- Thảo luận nhóm tập trung.
- Khảo sát ý kiến sinh viên bằng các hình thức: phỏng vấn trực tiếp, sử dụng
google form gồm những câu hỏi như:
- Bạn tham gia giao thơng bằng phương tiện gì?
- Bạn có từng bị kẹt xe bao giờ chưa?
- Tần suất kẹt xe của bạn trong 1 tuần?
- Nêu nguyên nhân gây nên kẹt xe
- Đề xuất một số giải pháp
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN
Phân tích tình trạng kẹt xe
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thơng tin về tình trạng kẹt xe khi sinh viên đi
học, bao gồm đánh giá mức độ kẹt xe, tần suất xảy ra, và thời gian kẹt xe trung bình.
Các dữ liệu và số liệu thống kê sẽ được trình bày để đánh giá tình trạng hiện tại.
Nguyên nhân gây ra tình trạng kẹt xe
Kết quả nghiên cứu sẽ xác định các nguyên nhân gây ra tình trạng kẹt xe khi
sinh viên đi học. Điều này có thể bao gồm sự tăng số lượng xe cá nhân, hạ tầng giao
thông không đáp ứng được nhu cầu, thiếu sự phối hợp giữa các phương tiện giao
thông công cộng, v.v. Các nguyên nhân này sẽ được phân tích và đưa ra trong phần
kết quả.
Tác động của kẹt xe đến sinh viên và quá trình học tập
Kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá tác động của tình trạng kẹt xe đến sinh viên và
quá trình học tập của họ. Điều này có thể bao gồm tác động tiêu cực về thời gian di
chuyển, tình trạng mệt mỏi, stress, ảnh hưởng đến sự tập trung và hiệu suất học tập.
Các kết quả này sẽ được trình bày để hiểu rõ hơn về tác động của kẹt xe đến sinh viên.
Giải pháp và khuyến nghị
Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp và
khuyến nghị để giảm thiểu tình trạng kẹt xe và cải thiện điều kiện di chuyển của sinh
viên. Các giải pháp này có thể liên quan đến cải thiện hạ tầng giao thơng, khuyến
khích sử dụng phương tiện cơng cộng, thay đổi lịch trình học tập, tăng cường giáo dục
giao thông, v.v.
Đề xuất nghiên cứu tiếp theo
Kết quả nghiên cứu cũng có thể đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh
vực này. Điều này có thể bao gồm các nghiên cứu chi tiết hơn về các biện pháp giảm
kẹt xe, tác động của kẹt xe đến sức khỏe và tâm lý của sinh viên, hoặc khảo sát tình
trạng kẹt xe ở các trường đại học khác.
6. SẢN PHẨM
Báo cáo nghiên cứu: báo cáo nghiên cứu chi tiết về tình trạng kẹt xe khi sinh
viên đi học. Báo cáo sẽ bao gồm mô tả phương pháp nghiên cứu, dữ liệu thu thập
được, kết quả phân tích và nhận định. Nó sẽ cung cấp cái nhìn tồn diện về tình trạng
kẹt xe và các yếu tố liên quan, cung cấp căn cứ cho các quyết định và giải pháp trong
lĩnh vực này.
Bản đồ tình trạng kẹt xe: bản đồ và biểu đồ minh họa tình trạng kẹt xe ở các khu
vực và các tuyến đường chính trong thành phố. Đây là một cách trực quan để hiểu rõ
hơn về các điểm nóng kẹt xe và các tuyến đường ảnh hưởng nhiều đến sinh viên khi đi
học.
Các biện pháp giảm thiểu kẹt xe: đề xuất các biện pháp và giải pháp nhằm giảm
thiểu tình trạng kẹt xe. Đây có thể là một danh sách các khuyến nghị về cải thiện hạ
tầng giao thơng, khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng, tăng cường giáo dục
giao thông, thay đổi lịch trình học tập và các giải pháp khác.
Thơng tin hướng dẫn và tư vấn: tin hướng dẫn và tư vấn cho sinh viên về cách
lựa chọn tuyến đường, phương tiện di chuyển và thời gian di chuyển để tránh kẹt xe.
Nó có thể cung cấp các gợi ý và thơng tin hữu ích để sinh viên có thể tối ưu hóa thời
gian di chuyển của mình.
Thơng tin giáo dục và tuyên truyền: gồm tài liệu giáo dục và tuyên truyền về an
tồn giao thơng, cách giảm thiểu tình trạng kẹt xe và khuyến khích sử dụng phương
tiện giao thơng thân thiện với mơi trường. Nó có thể được sử dụng để tăng cường
nhận thức và thay đổi hành vi của sinh viên trong việc di chuyển.
7. KẾT LUẬN
Tóm tắt kết quả nghiên cứu: Phần này sẽ tóm tắt các kết quả chính của nghiên
cứu, bao gồm tình trạng kẹt xe hiện tại khi sinh viên đi học, nguyên nhân gây ra tình
trạng kẹt xe, tác động của kẹt xe đến sinh viên và quá trình học tập của họ.
Đánh giá hiệu quả của các giải pháp: Dựa trên các phân tích và đánh giá đã thực
hiện, phần kết luận sẽ đánh giá hiệu quả của các giải pháp và khuyến nghị đã đề xuất
để giảm thiểu tình trạng kẹt xe. Sẽ đề cập đến những giải pháp nào đã được chấp nhận
và triển khai, cũng như tiềm năng và lợi ích mà chúng mang lại.
Nhận định về tầm quan trọng và tính khả thi của nghiên cứu: Phần này sẽ trình
bày nhận định về tầm quan trọng của nghiên cứu trong việc hiểu và giải quyết vấn đề
kẹt xe khi sinh viên đi học. Đồng thời, sẽ đánh giá tính khả thi của các giải pháp và
khuyến nghị đã đề xuất, bao gồm các yếu tố kinh tế, xã hội và chính trị.
Tầm quan trọng của nghiên cứu và đề xuất nghiên cứu tiếp theo: Phần kết luận
cũng sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu trong việc cung cấp thông tin và cơ
sở cho quyết định và hành động về vấn đề kẹt xe khi sinh viên đi học. Nó cũng sẽ đề
xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo, như mở rộng phạm vi nghiên cứu, nghiên cứu
chi tiết hơn về các giải pháp cụ thể hoặc thử nghiệm các giải pháp đề xuất.
Tổng kết và kết luận: Phần kết luận sẽ tổng kết lại những điểm quan trọng và
nhận định chính từ nghiên cứu, nhấn mạnh mục tiêu đề ra ban đầu và đánh giá đạt
được mục tiêu đó. Nó cũng có thể trình bày các hạn chế và giới hạn của nghiên cứu và
đề xuất hướng khắc phục trong tương lai.
8. KIẾN NGHỊ
Đề xuất cải thiện hạ tầng giao thông: Dựa trên phân tích tình trạng kẹt xe và các
vấn đề liên quan, có thể đề xuất các biện pháp như nâng cấp đường, xây dựng hầm
chui, tạo ra các tuyến đường phụ để giảm áp lực giao thông trên các tuyến đường
chính. Đồng thời, đề nghị nghiên cứu về việc tối ưu hóa các phương tiện cơng cộng và
chia sẻ xe để giảm thiểu lưu lượng xe cá nhân.
Thúc đẩy sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với mơi trường: Đề nghị
khuyến khích sinh viên sử dụng phương tiện công cộng, xe đạp, đi bộ hoặc các
phương tiện thân thiện với môi trường để giảm thiểu số lượng xe cá nhân trên đường
và giảm tắc nghẽn giao thông.
Đề xuất cải tiến lịch trình học tập: Đề nghị nghiên cứu khả năng thay đổi lịch
trình học tập, bao gồm thời gian bắt đầu và kết thúc buổi học, để phân tán lưu lượng
giao thông trong các giờ cao điểm và giảm thiểu tình trạng kẹt xe.
Xây dựng hệ thống thông tin giao thông: Đề xuất tạo ra một hệ thống thông tin
giao thông để cung cấp cho sinh viên thơng tin về tình trạng giao thơng, các tuyến
đường kẹt xe, và các tuyến đường phụ thay thế. Hệ thống này có thể được triển khai
thơng qua ứng dụng di động hoặc trang web để giúp sinh viên lựa chọn các tuyến
đường ít kẹt xe và tối ưu hóa thời gian di chuyển.
Tăng cường ý thức và giáo dục giao thông: Đề nghị tăng ý thức và giáo dục về
an tồn giao thơng cho sinh viên, nhằm tạo ra nhận thức sâu sắc về tác động của kẹt xe
và khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động chia sẻ xe, sử dụng phương tiện công
cộng và tuân thủ quy tắc giao thơng để giảm thiểu tình trạng kẹt xe.
Tiến hành nghiên cứu thêm về tình trạng kẹt xe: Đề nghị tiếp tục nghiên cứu về
tình trạng kẹt xe khi đi học của sinh viên, đặc biệt là trong các khu vực khác nhau của
thành phố. Nghiên cứu này có thể tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của các biện
pháp giảm kẹt xe được đề xuất và đề nghị các phương án cải thiện khác để giảm tình
trạng kẹt xe.
9. CẤU TRÚC BÀI NGHIÊN CỨU
Ngồi phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 3 chương:
Chương 1. Mở đầu.
Chương 2. Cơ sở lý luận chung.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 3. Kết luận kiến nghị giải pháp.
PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Tổng quan nghiên cứu
III. Mục tiêu nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
VI. Nội dung nghiên cứu
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ KẸT XE TẠI HÀ NỘI
1. Một số khái niệm, định nghĩa
2. Hiện trạng kẹt xe tại TP.HCM
3. Hậu quả của vấn nạn kẹt xe
a) Hậu quả về kinh tế
b) Gây ô nhiễm môi trường
c) Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
I. Tình trạng gặp vấn đề kẹt xe của sinh viên Đại học Công nghiệp TP.HCM
II. TÁC ĐỘNG CỦA KẸT XE ĐẾN SINH VIÊN
III. PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ VÀ ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN
1. Các giải pháp đã và đang được áp dụng để giải quyết vấn đề_điểm mạnh và điểm
yếu của từng giải pháp
2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt xe
3. Kết luận
Chương 4: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Linh, Lưu Thị Oanh. (2018). "Những ảnh hưởng của tình trạng kẹt
xe đến cuộc sống hàng ngày của người dân thành phố." Tạp chí Khoa học Giao
thông.
2. Trần Thị Xuân, Phạm Văn Yến. (2019). "Nghiên cứu vấn đề giao thông đô thị
và tạo ra các giải pháp cải thiện tình trạng kẹt xe." Tạp chí Kinh tế và Quản lý.
3. Đặng Minh Hoàng. (2020). "Phân tích yếu tố gây kẹt xe trong khu vực trung
tâm TP.HCM." Tạp chí Giao thơng Vận tải.
4. World Bank. (2017). "Urban Transport Strategy Review: Ho Chi Minh City."
Washington, DC: World Bank Group.
5. Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Giao thông - Đại học Bách
khoa TP.HCM. (2016). "Điểm đo tình trạng kẹt xe tại TP.HCM."
6. Nguyễn Thị Hoa, Lê Văn Tý. (2015). "Hiện trạng kẹt xe và ảnh hưởng đến sinh
viên trong q trình đi học." Tạp chí Khoa học Xã hội.
7. Trần Văn Hùng, Hoàng Thị Diệp. (2014). "Giải pháp cải thiện tình trạng kẹt xe
ở TP.HCM." Tạp chí Giao thơng Vận tải.
8. Báo cáo thường niên về giao thơng vận tải TP.HCM (có sẵn trên trang web của
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM).
9. Tổ chức Sư phạm và Văn hóa UNESCO. (2015). "Báo cáo Đánh giá tình trạng
kẹt xe ở TP.HCM và các biện pháp giảm ơ nhiễm mơi trường trong q trình đi
lại."
10.Tạp chí Giao thơng Đơ thị. (số 1/2020). "Khảo sát tình trạng kẹt xe ở các trường
đại học TP.HCM."
11.Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải - Đại học Bách khoa TP.HCM.
(2019). "Báo cáo tình hình kẹt xe trong khu vực Trường Đại học Công nghiệp
TP.HCM."
PHẦN 3. KẾ HOACH THỰC HIỆN
Dự kiến đề tài thực hiện trong 6 tháng từ: 3/2023- 3/2024, cụ thể
ST
T
1
2
Nội dung
3
Dự kiến thời gian thực Ghi chú
hiện
Lập đề cương nghiên cứu
3/2023-5/2023
Tổng quan vấn đề nghiên 5/2023-8/2023
cứu
Cơ sở lí luận
8/2023-10/2023
4
5
6
Khảo sát
Xử lý số liệu khảo sát
Chỉnh sửa, hoàn thiện
9/2023-12/2023
12/2023-2/2024
2/2024-3/2024
Chú ý: Thường xuyên xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn.