Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Bàn về chế độ kế toán chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.44 KB, 32 trang )

Đề án môn học Kế toán tài chính
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn nền kinh tế mở của hội nhập hiện nay việc hạch toán quá
trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi tính chính
xác cao để sổ sách kế toán phản ánh đúng đắn tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế mới, nên
chế độ kế toán phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế đang
xảy ra.
Trong hầu hết các doanh nghiệp, khoản mục doanh thu và khoản mục chi
phí là hai khoản mục được quan tâm đặc biệt vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi
nhuận của một doanh nghiệp. Cũng vì lý do này mà hai khoản mục doanh thu và
chi phí thường bị bóp méo theo ý đồ của những người quản lí để đối phó với cơ
quan thuế hay những đối tượng khác (nhà đầu tư, công chúng,...) Vì thực tế đó
mà chế độ kế toán Việt Nam cũng như các nước trên thế giới luôn đặt ra những
điều kiện ràng buộc nhất định đối với việc ghi nhận doanh thu. Tuy nhiên những
người có ý đồ không tốt luôn có những kẽ hở để lách luật, để chế biến báo cáo
tài chính theo mục đích của mình. Một trong các kẽ hở thường xuyên bị lợi dụng
đó chính là các khoản làm giảm trực tiếp doanh thu như: chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại...
Nhận thấy vấn đề tồn tại này, em đã chọn đề tài: “Bàn về chế độ kế toán
chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại” cho Đề án
môn học Kế toán tài chính của mình với mong muốn có được những hiểu biết rõ
ràng về chế độ hạch toán các khoản giảm doanh thu đó để từ đó đưa ra được
những ý kiến đóng góp để cho chế độ kế toán về phần hành này ngày càng hoàn
thiện, chặt chẽ, đáp ứng được yêu cầu của thực tế.
Sinh viên: Phan Thị Hồng Nhung – Kế toán 47C
Đề án môn học Kế toán tài chính
Đề án này được chia thành hai phần, Phần 1: Chế độ kế toán hiện hành về
kế toán chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại sẽ khái
quát chế độ kế toán hiện hành liên quan đến đề tài nghiên cứu, Phần 2: Một số
nhận xét và ý kiến đóng góp hoàn thiện chế độ kế toán chiết khấu thương mại,


giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại sẽ là nhận xét và ý kiến của bản thân em
rút ra được sau khi tìm hiểu chế độ kế toán hiện hành.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Hà Thị Phương Dung đã hướng dẫn tận
tình để em có thể hoàn thành tốt Đề án này.
Sinh viên: Phan Thị Hồng Nhung – Kế toán 47C
Đề án môn học Kế toán tài chính
PHẦN 1:
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ KẾ TOÁN CHIẾT KHẤU
THƯƠNG MẠI, GIẢM GIÁ HÀNG BÁN VÀ HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI.
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
• Doanh thu và các điều kiện ghi nhận doanh thu.
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế
toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều
kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lí hàng hóa như người sở
hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích từ giao dịch bán hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của
giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung
cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kì thì doanh thu được ghi nhận trong kì theo kết
quả của phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kì
đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn cả bốn
điều kiện sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

Sinh viên: Phan Thị Hồng Nhung – Kế toán 47C
Đề án môn học Kế toán tài chính
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối
kế toán;
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành
giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
• Doanh thu thuần.
Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm
và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại,
doanh thu của số hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp.
• Chiết khấu thương mại.
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách
hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Đây là một công cụ thúc đẩy bán hàng, khuyến khích khách hàng mua với
số lượng lớn để được giảm giá.
• Giảm giá hàng bán.
Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách ngoài hóa đơn hay hợp
đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp đặc biệt
như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian
địa điểm trong hợp đồng...
Cần phân biệt giảm giá hàng bán với chiết khấu thương mại, cả hai đều đẫn
tới việc giảm giá nhưng chúng có nguyên nhân hoàn toàn khác nhau, nguyên
nhân của chiết khấu thương mại mang tính tích cực, còn của giảm giá hàng bán
mang tính tiêu cực do lỗi của doanh nghiệp.
• Hàng bán bị trả lại.
Sinh viên: Phan Thị Hồng Nhung – Kế toán 47C
Đề án môn học Kế toán tài chính
Hàng bán bị trả lại là số hàng đã xác định là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại

và từ chối thanh toán do các nguyên nhân: do vi phạm cam kết, vi phạm hợp
đồng kinh tế, hàng bị kém phẩm chất, không đúng chủng loại.
1.2. Vị trí, vai trò của chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng
bán bị trả lại.
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại là ba
trong số các khoản giảm trừ doanh thu, được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban
đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kì
kế toán. Do đó khi phát sinh một trong ba khoản trên thì lợi nhuận trong kì của
doanh nghiệp bị ghi giảm.
Thông tư 30/2008/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 16 tháng 4 năm
2008 “Hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003,
Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ-
CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị
gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng” là
văn bản mới nhất quy định về căn cứ pháp lý để ghi nhận các khoản chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại nằm trong
các khoản giảm trừ doanh thu được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh.
1.3. Tài khoản sử dụng.
Để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu kế toán cần sử dụng các tài khoản
sau:
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Sinh viên: Phan Thị Hồng Nhung – Kế toán 47C
Đề án môn học Kế toán tài chính
Tài khoản này được dùng để phán ánh tổng số doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ thực tế của doanh nghiệp trong kì và các khoản giảm trừ doanh thu.
Bên Nợ:
- Số thuế phải nộp (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp trực tiếp) tính trên doanh số bán hàng trong kì.

- Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị
trả lại.
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp lao vụ, dịch vụ
của doanh nghiệp thực hiện trong kì kế toán.
Tài khoản 511 cuối kì không có số dư và được chi tiết thành 5 tài khoản
cấp 2.
+ TK 5111 – doanh thu bán hàng hóa: phán ánh doanh thu và doanh thu
thuần của khối lượng hàng hóa đã xác định tiêu thụ... TK 5111 được sử dụng chủ
yếu các doanh nghiệp kinh doanh vật tư hàng hóa.
+ TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm: phản ánh doanh thu và doanh
thu thuần của khối lượng thành phẩm và bán thành phẩm đã được xác định là
tiêu thụ. TK 5112 chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất như công nghiệp,
nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp.
+ TK 5113 – doanh thu cung cấp dịch vụ: phản ánh doanh thu và doanh thu
thuần khối lượng dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành, đã cung cấp, cho khách hàng và
đã được xác định là tiêu thụ. TK 5113 chủ yếu dùng cho các ngành, các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ như giao thông vận tải, bưu điện, dịch vụ công cộng,
du lịch.
Sinh viên: Phan Thị Hồng Nhung – Kế toán 47C
Đề án môn học Kế toán tài chính
+ TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Dùng để phản ánh các khoản thu từ
trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản
phẩm hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
+ TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư. TK 5117 dùng để
phản ánh doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư của doanh nghiệp bao gồm:
doanh thu cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, doanh thu bán bất động sản
đầu tư.
Tài khoản 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ.
Bên Nợ:
- Trị giá hàng bán trả lại (theo giá tiêu thụ nội bộ), khoản giảm giá hàng bán
đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ trong
kì, số thuế tiêu thụ đặc biệt, số thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp
của số hàng hóa tiêu thụ nội bộ.
- Kết chuyển doanh thu nội bộ thuần vào tài khoản xác định kết quả.
Bên Có: Tổng số doanh thu nội bộ của đơn vị thực hiện trong kì.
Tài khoản 512 không có số dư cuối kì, TK 512 có 3 TK cấp 2.
+ TK 5121 – Doanh thu bán hàng hóa: phản ánh doanh thu của khối lượng
hàng hóa đã xác định tiêu thụ nội bộ. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh
nghiệp thương mại như vật tư, lương thực.
+ TK 5122 – Doanh thu bán các sản phẩm: phản ánh doanh thu của khối
lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong cùng
công ty hay tổng công ty. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp sản
xuất như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng cơ bản.
Sinh viên: Phan Thị Hồng Nhung – Kế toán 47C
Đề án môn học Kế toán tài chính
+ TK 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: phản ánh doanh thu của khối
lượng dịch vụ lao vụ cung cấp cho các đơn vị thành viên trong cùng công ty,
tổng công ty.
Tài khoản này chủ yếu sùng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
như: giao thông vận tải, du lịch, bưu điện...
Khi sử dụng TK 512 cần chú ý một số điểm sau đây:
- Tài khoản này chỉ sử dụng cho các đơn vị thành viên hạch toán pohụ thuộc
trong một công ty hay tổng công ty, nhằm phản ánh số doanh thu tiêu thụ nội bộ
trong kì.
- Chỉ phản ánh vào tài khoản này số doanh thu của khối lượng sản phẩm
hàng hóa dịch vụ, lao vụ của các đơn vị thành viên cung cấp dịch vụ lẫn nhau.
- Không hạch toán vào tài khoản này các khoản doanh thu bán hàng cho các

doanh nghiệp không trực thuộc công ty, tổng công ty.
Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại: Dùng để phản ánh khoản
chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiếu khấu thương
mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế.
Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách
hàng.
Bên Có: Kết chuyển số chiết khấu thương mại sang TK 511 – doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần cảu kì kế toán.
TK 521 không có số dư cuối kì, TK 521 có 3 TK cấp 2:
- TK 5211 – Chiết khấu hàng hóa.
- TK 5212 – Chiết khấu thành phẩm.
- TK 5213 – Chiết khấu dịch vụ.
Sinh viên: Phan Thị Hồng Nhung – Kế toán 47C
Đề án môn học Kế toán tài chính
Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại: Dùng để theo dõi doanh thu của số
hàng hóa, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do
các nguyên nhân: do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất,
kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Trị giá của số hàng bán bị trả
lại bằng số lượng hàng bị trả lại nhân với đơn giá ghi trên hóa đơn khi bán.
Bên Nợ: Doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại, đã trả lại tiền cho
người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm hàng
hóa đã bán ra.
Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại trừ vào
doanh thu trong kì.
TK 531 cuối kì không có số dư.
Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán: được sử dụng để theo dõi toàn bộ
các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên bảng giá đã thỏa thuận vì các
lí do chủ quan của doanh nghiệp (hàng bán kém phẩm chất hay không đúng quy
cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế).

Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán được chấp thuận.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu.
TK 532 cuối kì không có số dư.
Chú ý: Chỉ phản ánh vào tài khoản 532 các khoản giảm trừ do việc chấp thuận
giảm giá ngoài hóa đơn.
1.4. Nội dung hạch toán.
1.4.1. Hạch toán chiết khấu thương mại.
Chỉ hạch toán vào tài khoản 521 khoản chiết khấu thương mại người mua
được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại
của doanh nghiệp đã quy định.
Sinh viên: Phan Thị Hồng Nhung – Kế toán 47C
Đề án môn học Kế toán tài chính
Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua
được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm vào
giá bán trên “Hóa đơn (GTGT)” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng. Trên
hoá đơn thể hiện rõ dòng ghi Chiết khấu thương mại mà khách hàng được
hưởng.
Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch
vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hóa đã bán được
tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc
kỳ tiếp sau. Trên hóa đơn phải ghi rõ số hóa đơn và số tiền được giảm giá. Lần
mua cuối cùng được xác định dựa trên hợp đồng kinh tế giữa các bên. Do đó,
trường hợp công ty và các đại lý ký kết hợp đồng kinh tế, trong đó xác định ngày
31/12 hàng năm là ngày xác định công nợ và thực hiện chiết khấu thì ngày 31/12
được coi là lần mua cuối cùng để thực hiện việc điều chỉnh giảm giá. Nếu công
ty và các đại lý không xác định lần mua cuối cùng trong hợp đồng kinh tế thì
thực hiện chiết khấu sản lượng trên hóa đơn. Số tiền chiết khấu sẽ được giảm trừ
trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của kỳ tiếp sau. Trên hóa đơn phải ghi rõ số,
ký hiệu của hóa đơn, số tiền được giảm, hoặc số tiền chiết khấu. Trường hợp số
tiền được giám của hàng hóa, dịch vụ không giảm trừ được hết trên 01 hóa đơn

thì được giảm trừ dần vào các hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng
của các lần tiếp theo; nếu khách hàng không có giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ
nữa thì đơn vị phải thực hiện chi tiền cho khách hàng và được tính vào khoản chi
khuyến mại.
Sinh viên: Phan Thị Hồng Nhung – Kế toán 47C
Đề án môn học Kế toán tài chính
Tên công ty CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Địa chỉ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI
Ngày ... tháng ... năm
Khách hàng:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: MST:
STT Mặt hàng
Ngày
tháng
Doanh số mua
hàng
VAT Tổng thanh toán
Cộng
Tỉ lệ chiết khấu: %
Cộng
Tỉ lệ chiết khấu: %
Tổng chiết khấu được hưởng
Biên bản được lập thành 02 bản, nội dung giống nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Thủ trưởng đơn vị Khách hàng
(Kí tên) (Kí tên)
* Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ:
- Căn cứ vào hoá đơn GTGT , kế toán phản ánh số chiết khấu thương mại
Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp(33311)
Sinh viên: Phan Thị Hồng Nhung – Kế toán 47C
Đề án môn học Kế toán tài chính
Có TK 131- Phải thu của khách hàng
- Căn cứ vào hoá đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng..., kế toán
phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp(33311)
* Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp trực tiếp:
- Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán phản ánh số chiết khấu thương mại
Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại
Có TK 131- Phải thu của khách hàng
- Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu
thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá
đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua.
Khi thanh toán tiền cho khách hàng doanh nghiệp phải xuất hoá đơn chiết
khấu thương mại, lập phiếu chi tiền theo đúng quy định cho khách hàng. Căn cứ
vào hoá đơn GTGT (Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ)
hoặc hoá đơn bán hàng (Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp trực
tiếp), phiếu chi, giấy báo Nợ của Ngân hàng, kế toán bên bán ghi sổ theo bút toán:
Nợ TK 521
Nợ TK 3331(Nếu có)
Có TK 111,112
Sinh viên: Phan Thị Hồng Nhung – Kế toán 47C

×