Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chứng minh rằng giáo dục là một hiện tượng xã hội, chỉ có trong xã hội loài người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.33 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
BÀI THAM LUẬN NHÓM 1 :
Chủ đề :
Chứng minh rằng giáo dục là một hiện tượng xã hội,
chỉ có trong xã hội loài người.
- - - - -  -  - - - - -
I. GIÁO DỤC LÀ MỘT HOẠT ĐỘNG ĐẶC BIỆT TRONG XÃ
HỘI LOÀI NGƯỜI :
1. Thế nào là hoạt động GD :
- Là hoạt động tác động đến con người và làm biến đổi con người về tính
cách và hành động, nhận thức.
- Hoạt động giáo dục là hoạt động mà thế hệ đi trước truyền đạt lại những
kinh nghiệm lịch sử xã hội cho thế hệ đi sau và thế hệ đi sau lĩnh hội những
kinh nghiệm lịch sử xã hội ấy để sống và tồn tại với tư cách là chủ thể tích
cực trong xã hội để duy trì sự tồn tại và phát triển trong xã hội loài người.
- Hoạt động GD có bốn quá trình:
+ Truyền đạt
+ Lĩnh hội
+ Kế thừa
+ Chọn lọc
- Các loại hoạt động GD:
• Hoạt động GD tự phát: diễn ra một cách ngẫu nhiên không có mục
đích, không có tính cách, không có kế hoạch.
• Hoạt động GD tự giác: diễn ra một cách có mục đích, có ý thức và có
kế hoạch.
• Hoạt động GD tích cực: là hoạt động đem lại những biến đổi ở người
được GD một cách lành mạnh, phù hợp với yêu cầu trong chuẩn mực
xã hội.
• Hoạt động GD tiêu cực: đem lại độ lệch lạc đi ngựơc lại với chuẩn
mực xã hội.


- Bản chất của hiện tượng GD: là sự truyền đạt và lĩnh hội kiến thức,kỹ
năng,kĩ sảo, kinh nghiệm xã hội- lịch sử (nội dung được GD). Chủ thể của
sự truyền đạt là thế hệ đi trước; chủ thể của sự lĩnh hội là thế hệ đi sau.
- Tác động của giáo dục:
+ Đối với cá nhân: Nhờ sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội-
lịch sử mà mỗi cá nhân có thể tái tạo ra năng lực người cho bản thân, nhờ đó
có sự phát triển tâm lý, ý thức và phát triển nhân cách.
+ Đối với XH: Nhờ sự truyền đạt và lĩnh hội này mà thế hệ đi sau có thể
bảo tồn và phát triển nền văn hóa. Như vậy, một XH muốn tồn tại và phát
triển thì XH ấy phải thực hiện chức năng GD. Đây chính là một tính quy luật
của sự phát triển, tiến bộ XH.
2. Các tính chất trong hoạt động GD.
- Tính phổ biến: hoạt động GD xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong cuộc
sống khi ta quan tâm để ý cũng như khi ta không để ý, trong thời đại thông
tin bùng nổ con người có khả năng thu nhận rất nhiều kiến thức về bản thân,
đất nước cũng như về thế giới xa hơn. Nói cách khác ở đâu có con người ,có
mối quan hệ giữa người với người, ở đâu có giá trị văn hoá, vật chất tinh
thần do con người làm ra thì ở đó có GD .( VD: khi chúng ta ở nhà chúng ta
vẫn có thể biết được mọi thông tin trong nước và trên thế giới nhờ mạng lưới
Internet và các phương tiện thông tin đại chúng, ngay cả khi chúng ta ngủ
chúng ta vẫn có thể cảm nhận được những gì đang diễn ra xung quanh mình)
- Tính vĩnh hằng: giáo dục có từ khi xã hội loài người hình thành, nó tồn tại
mãi mãi và chỉ mất đi khi xã hội loài người bị triệt tiêu (VD: từ xa xưa con
người đã biết dùng lửa để nấu chín thức ăn và sưởi ấm. Điều này tồn tại mãi
cho đến bây giờ và mãi mãi…),khi xã hội càng phát triển thì một số quan hệ
nào đó có thể mất đi nhưng GD không những không mất đi mà còn ngày
càng phát triển cùng với sự phát triển của XH.
- Tính lịch sử: Tính lịch sử được thể hiện qua các giai đoạn lịch sử đã và
đang thịnh hành.
(VD: ở thời kỳ CXNT con người truyền đạt cho nhau những kinh

nghiệm khi săn bắt, hái lượm; ở thời kỳ đồ đồng con người truyền cho nhau
kinh nghiệm tạo ra các loại công cụ sản xuất bằng đồng và cách sử dụng nó,
…)
=>Vậy nên GD là một hoạt động đặc biệt trong xã hội loài người.
II. GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI :
Triết học khẳng định: thế giới xung quanh con người là vô chung, vô
thủy, nghĩa là không có mở đầu, không có kết thúc, mọi sự vật hiện tượng
đều tồn tại một cách khách quan bên ngoài con người và người ta chia thế
giới khách quan thành hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội. Vậy hiện
tượng xã hội là gì?
Hiện tượng xã hội là những hiện tượng nảy sinh, tồn tại và phát triển
trong xã hội loài người. Nó phản ánh những dạng hoạt động và quan hệ của
con người trong xã hội.
Ngay từ khi loài người xuất hiện đã nảy sinh một hiện tượng rất đặc
biệt, đó là hiện tượng người lớn, các thế hệ đi trước truyền lại cho thến hệ đi
sau những kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống để thế hệ sau nắm bắt,
lĩnh hội những kinh nghiệm đó để tham gia vào quá trình lao động sản xuất
làm ra của cải vật chất, hòa nhập vào xã hội, làm cho xã hội phát triển. Đó
là hiện tượng giáo dục.
Khi mới xuất hiện hoạt động giáo dục còn mang tính tự phát, cá nhân,
đơn lẻ (VD: người nguyên thủy truyền cho nhau kinh nghiệm săn bắn, hái
lượm…) dần dần cùng với sự phát triển của xã hội thì giáo dục mang tính tự
giác ngày càng cao, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Do đó có thể khẳng định: Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là sự
truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử qua các thế hệ.
III. GIÁO DỤC CHỈ CÓ Ở XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI :
Bắt đầu từ lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn
ngữ, giáo dục cũng bắt đầu manh nha hình thành. Nguồn gốc của giáo dục
bắt đầu từ lao động, vì trong quá trình tác động vào thế giới khách quan con

người đã tiếp thu và tích lũy được những kinh nghiệm và truyền lại cho
người khác, cho thế hệ sau để ứng dụng vào quá trình lao động sau đó đạt
hiệu quả cao hơn.
Ở động vật, cơ chế phát triển chủ yếu là di truyền bản năng giống loài
và được truyền lại từ gen(VD: gà mới nở kêu chip chip,chó mới sinh đã biết
sủa gâu gâu…). Ở con người, cơ chế phát triển là lĩnh hội kinh nghiệm xã
hội lịch sử loài người, những kinh nghiệm cá thể và kinh nghiệm xã hội lịch
sử được truyền lại qua nhiều thế hệ (VD:Trẻ sinh ra phải qua 1 giai đoạn khá
dài tiếp xúc với lời nói của mọi người mới hình thành nên ngôn ngữ nói )
Nhờ có GD mà xã hội loài người mới duy trì sự tồn tại, phát triển và
đạt được những thành tựu ngày càng rực rỡ.
GD ban đầu được thực hiện thông qua việc truyền thụ kinh nghiệm của
người này cho người khác, chưa có một cơ quan chuyên trách đảm nhiệm
việc GD, nó có thể được tiến hành một cách tự giác hoặc tự phát ở trong gia
đình hoặc cộng đồng. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, người ta
nhận thấy cần phải có những cá nhân và những cơ quan chuyên phụ trách
việc GD thế hệ trẻ để đạt hiệu quả cao, từ đó trường học và thầy giáo ra đời.
Và như vậy, bên cạnh GD của gia đình, GD của xã hội thì còn có GD của cơ
quan chuyên trách đó là nhà trường. Ngày nay, việc GD trong nhà trường đã
được tổ chức ngày càng khoa học và chặt chẽ với mục đích, nội dung, kế
hoạch, chương trình, phương pháp, phương tiên, nhân lực cụ thể và dựa trên
cơ sở của các khoa học liên quan đến GD con người.
* Từ những phân tích trên ta có thể đi đến kết luận: GD là một hiện
tượng chỉ có trong xã hội loài người, bản chất của GD là sự truyền đạt và
lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử-xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có GD mà
các thế nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được
kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó xã hội loài người không ngừng tiến lên.
Hoạt động GD ngày càng được tổ chức chặt chẽ, bài bản, hiêu quả dựa trên
những cơ sở khoa học.
HẾT

×