Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Sự sẵn sàng đáp ứng ứng phó với biến đổi khí hậu trong các cơ sở y tế công lập tại tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 155 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÂM SƠN BẢO VI

SỰ SẴN SÀNG ĐÁP ỨNG ỨNG PHĨ VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP
TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÂM SƠN BẢO VI


SỰ SẴN SÀNG ĐÁP ỨNG ỨNG PHĨ VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP
TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 8720701
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN NGỌC ĐĂNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi và các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt đạo đức trong nghiên cứu
của Hội đồng Đạo Đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y Dược Thành Phố Hồ
Chí Minh, số: 690/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 24 tháng 11 năm 2021.
TP.HCM, ngày

tháng

Lâm Sơn Bảo Vi

.


năm 2022


.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN.......................................................... 4
1.1.

Một số vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu .................................. 4

1.2.

Tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe ............................. 6

1.3.

Quản lý thảm họa và kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu ......... 9

1.4.

Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 17


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 20
2.1. Kiến thức, nhận thức về trách nhiệm và sự sẵn sàng, nhu cầu thơng tin
đào tạo về biến đổi khí hậu của nhân viên y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............. 20
2.2. Đánh giá tính an tồn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa của
các cơ sở y tế công lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .................................................. 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ........................................................................... 35
3.1. Kiến thức, nhận thức về trách nhiệm và sự sẵn sàng, nhu cầu thông
tin đào tạo về biến đổi khí hậu của nhân viên y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........ 35
3.2. Đánh giá bệnh viện an tồn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa
của các cơ sở y tế công lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............................................ 53
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ......................................................................... 69
4.1 Kiến thức, nhận thức về trách nhiệm và sự sẵn sàng, nhu cầu thông
tin đào tạo về biến đổi khí hậu của nhân viên y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........ 69
4.2 Đánh giá bệnh viện an tồn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa
của các cơ sở y tế công lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............................................ 80
4.3

Điểm mạnh và hạn chế của đề tài .................................................. 86

KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

.


.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Từ gốc
BĐKH:

Biến đổi khí hậu

BR-VT:

Bà Rịa – Vũng Tàu

BV:

Bệnh viện

BVAT:

Bệnh viện an toàn

BYT:

Bộ Y tế

CSYT:

Cơ sở y tế

EOC:

Emergency Operations Center

(Trung tâm đáp ứng khẩn cấp)

GDSK:

Giáo dục sức khỏe

NVYT:

Nhân viên y tế

QĐ:

Quyết định

TCM:

Tay chân miệng

TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

TT:

Trung tâm

TTYT:

Trung tâm y tế


UBND:

Uỷ ban nhân dân

WHO:

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)

.


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Sự gia tăng của tính dễ bị tổn thương ....................................................... 11
Bảng 2.1 Các biến số nền ......................................................................................... 23
Bảng 2.2 Các biến số về kiến thức biến đổi khí hậu ................................................ 24
Bảng 2.3 Các biến số về đối tượng chịu ảnh hưởng bởi BĐKH .............................. 26
Bảng 2.4 Các biến số nhận thức về trách nhiệm và sự sẵn sàng ứng phó biến đổi khí
hậu ............................................................................................................................ 26
Bảng 2.5 Các biến số về nhu cầu thông tin và đào tạo ............................................. 27
Bảng 3.1 Các đặc điểm định tính đối tượng nghiên cứu (n=386) ............................ 35
Bảng 3.2 Các đặc điểm định lượng đối tượng nghiên cứu (n=386) ......................... 36
Bảng 3.3 Tỷ lệ kiến thức chung về BĐKH của đối tượng nghiên cứu (n=386) ...... 36
Bảng 3.4 Tỷ lệ số người thuộc nhóm đối tượng nghiên cứu từng chịu ảnh hưởng của
BĐKH đến sức khoẻ (n=386) ................................................................................... 39
Bảng 3.5 Tỷ lệ ý kiến của đối tượng nghiên cứu về các tác động đến sức khỏe do
BĐKH (n=386) ......................................................................................................... 39
Bảng 3.6 Tỷ lệ đánh giá kiến thức chung về BĐKH của đối tượng nghiên cứu thuộc

tỉnh BR-VT (n=386) ................................................................................................. 41
Bảng 3.7 Liên quan giữa kiến thức và các đặc điểm nền của đối tượng nghiên cứu
thuộc tỉnh BR-VT (n=386) ....................................................................................... 41
Bảng 3.8 Liên quan giữa kiến thức và yếu tố từng chịu ảnh hưởng do BĐKH (n=386)
.................................................................................................................................. 42
Bảng 3.9 Tỷ lệ ý kiến về trách nhiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng tham gia các hoạt động
ứng phó tác động do BĐKH (n=386) ....................................................................... 43
Bảng 3.10 Tỷ lệ các nguyên nhân khiến NVYT thuộc đối tượng nghiên cứu chưa sẵn
sàng trong ứng phó với tác động của BĐKH (n=386) ............................................. 44
Bảng 3.11 Tỷ lệ nhận thức chung của NVYT về trách nhiệm và sự sẵn sàng trong ứng
phó với tác động của BĐKH (n=386) ...................................................................... 45
Bảng 3.12 Liên quan giữa nhận thức và các đặc điểm nền của NVYT thuộc tỉnh BRVT (n=386) ............................................................................................................... 45

.


.

Bảng 3.13 Liên quan giữa kiến thức và nhận thức về trách nhiệm và sự chuẩn bị sẵn
sàng ứng phó (n=386) ............................................................................................... 46
Bảng 3.14 Tỷ lệ về nhu cầu thông tin và đào tạo về tác động BĐKH với sức khỏe của
đối tượng nghiên cứu thuộc tỉnh BR-VT (n=386) .................................................... 47
Bảng 3.15 Nhu cầu về thông tin và đào tạo về BĐKH của NVYT thuộc tỉnh BR-VT
(n=386) ..................................................................................................................... 50
Bảng 3.16 Liên quan giữa nhu cầu thông tin hoặc đào tạo và các đặc điểm nền của
đối tượng nghiên cứu thuộc tỉnh BR-VT (n=386) .................................................... 51
Bảng 3.17 Các yếu tố liên quan với nhu cầu thông tin và đào tạo của NVYT (n=386)
.................................................................................................................................. 52
Bảng 3.18 Những khó khăn ảnh hưởng đến sự tham gia của bản thân vào các chương
trình đào tạo về tác động của BĐKH đến sức khoẻ (n=386) ................................... 52

Bảng 3.19 Nhóm tiêu chí kết cấu và phi kết cấu liên quan đến kiến trúccủa các 12
CSYT tỉnh BR-VT .................................................................................................... 54
Bảng 3.20 Nhóm tiêu chí kết phi kết cấu liên quan đến hệ thống trang thiết bị cơng
trình đảm bảo an toàn cho người sử dụng của 12 CSYT ......................................... 55
Bảng 3.21 Nhóm tiêu chí chức năng liên quan đến chính sách và nhân lực trúc của 12
CSYT tỉnh BR-VT .................................................................................................... 57
Bảng 3.22 Nhóm tiêu chí chức năng liên quan đến trang thiết bị của 12 CSYT tỉnh
BR-VT ...................................................................................................................... 59
Bảng 3.23 Thống kê tỷ lệ đáp ứng các tiêu chí theo 3 mức độ của các bệnh viện tuyển
tỉnh ............................................................................................................................ 60
Bảng 3.24 Thống kê tỷ lệ đáp ứng các tiêu chí theo 3 mức độ của các trung tâm y tế
tuyến huyện............................................................................................................... 61
Bảng 3.25 Đánh giá mức độ hồn thiện các tiêu chí của 12 CSYT ......................... 65
Bảng 3.26 Đánh giá điểm trung bình chung của 12 CSYT tỉnh BR-VT.................. 68

.


.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Đánh giá tỷ lệ đạt chung trên tổng các tiêu chí của 12 CSYT tỉnh BR-VT
.................................................................................................................................. 64
Biểu đồ 3.2 So sánh điểm trung bình chung trên tổng số tiêu chí của 12 CSYT tỉnh
BR-VT ...................................................................................................................... 66
Biểu đồ 3.3 So sánh điểm trung bình giữa các nhóm của 12 CSYT ........................ 67

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Hệ thống y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ......................................................... 19


.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang là một trong những thách thức lớn đối
với nhân loại, tác động nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn thế giới1.
Trong những năm qua, dưới tác động của BĐKH, tần suất và cường độ các thiên tai
ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, về kinh
tế, văn hố, xã hội, tác động xấu đến mơi trường2. Việt Nam là 1 trong 10 nước chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất của tác động BĐKH, và có số lượng thảm họa tự nhiên và
số người bị ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Năm 2020, Việt Nam đã xảy ra 16 loại
thiên tai, trong đó có 13 cơn bão trên biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49
tỉnh/Thành phố, 118 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; các hiện tượng nắng nóng, hạn hán,
xâm nhập mặn xảy ra đặc biệt nghiêm trọng tại khu vực phía Nam gây thiệt hại lớn
về người và tài sản, ước tính tổng thiệt hại lên đến 35.181 tỷ đồng3.
Khi thiên tai, thảm họa xảy ra, các cơ sở y tế (CSYT) cũng bị tàn phá, nhân
viên y tế (NVYT) vừa là nạn nhân, vừa mang trọng trách khắc phục hậu quả về sức
khỏe con người. Việc cứu chữa nạn nhân thường gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở vật
chất bị phá hủy, giao thông và hệ thống thông tin liên lạc bị bị phá vỡ, không đủ nơi
trú ngụ cho người sống sót, việc cung ứng dụng cụ y tế, thuốc men, thực phẩm, nhu
yếu phẩm bị gián đoạn. Khả năng ứng phó trước các thảm họa tự nhiên của hệ thống
y tế, bao gồm cả cơ sở vật chất, trang thiết bị hay nhân lực đều đóng vai trị hết sức
quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, tham gia cứu chữa ngay từ giai đoạn ban đầu
nhằm giảm thiểu hậu quả về tử vong và thương tật có thể gây ra do thảm họa.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi xướng chiến dịch bệnh viện an toàn

(BVAT) trong tình huống khẩn cấp, với mục đích nâng cao nhận thức và hành động
nhằm bảo vệ tính mạng của người bệnh và nhân viên y tế; bảo đảm duy trì cung cấp
các dịch vụ y tế trong và ngay sau khi thảm họa xảy ra; tăng cường năng lực quản lý
tình huống khẩn cấp của nhân viên y tế.
Trong quản lý thảm họa, sự chuẩn bị sẵn sàng là yếu tố quyết định mức độ ứng
phó và khả năng xử lý các hậu quả có thể gây ra do thảm họa. Đối với các bệnh viện
(BV), phải đảm bảo an toàn cho cơ sở hạ tầng, hệ thống lưu trữ vật tư y tế, trang thiết

.


.

2

bị, khả năng vận hành hệ thống cấp cứu, xử trí loạt ca bệnh, cùng với nguồn cung ứng
liên tục về thuốc, vật tư y tế và các trang thiết bị. Nhân lực cũng đóng vai trị quan
trọng. Kiến thức, nhận thức và kinh nghiệm xử trí các vấn đề sức khỏe trong các tình
huống khẩn cấp của nhân viên y tế cần được quan tâm nghiêm túc. Phần lớn đội ngũ
nhân viên y tế trong các bệnh viện chưa được đào tạo cơ bản về y học thảm họa và ít
được thực hành trong thực tế.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc khu vực Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam. Trong những năm gần đây, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chịu ảnh
hưởng của nhiều loại hình thiên tai như: xâm nhập mặn, mực nước biển dâng và nền
nhiệt tăng cao, lượng mưa lớn dai dẳng, các cơn bão đổ bộ vào Bà Rịa - Vũng Tàu
ngày càng tăng. Theo báo cáo của Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, chỉ riêng năm 2018, tỉnh này đã chịu ảnh hưởng của 9 cơn bão, 7 cơn áp thấp
nhiệt đới và 18 đợt thời tiết nguy hiểm trên biển4. Niêm giám thống kê năm 2020 cho
biết tổng thiệt hại của tỉnh ước tính khoảng 3,78 tỷ đồng5.
Do đó trong thời gian sắp tới, tỉnh cần có sự chuẩn bị sẵn sàng cho hệ thống y

tế để phòng tránh, giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản trong những tình
huống khẩn cấp. Góp phần vào mục tiêu chung, chúng tơi thực hiện nghiên cứu nhằm
đánh giá tính an tồn của các cơ sở y tế địa phương, đánh giá kiến thức, nhận thức về
sự sẵn sàng ứng phó, nhu cầu về thông tin, đào tạo của đội ngũ nhân viên y tế về biến
đổi khí hậu và ứng phó thảm họa. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hữu ích cho
địa phương trong việc nâng cao khả năng ứng phó biến đổi khí hậu trong thời gian
tới.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá sự sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu của các cơ sở y tế công
lập tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ nhân viên y tế tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có kiến thức tốt về
biến đổi khí hậu và các yếu tố liên quan.
2. Xác định tỷ lệ nhân viên y tế tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có nhận thức tốt về
trách nhiệm và sự sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu và các yếu tố liên
quan.
3. Xác định nhu cầu thông tin đào tạo của nhân viên y tế về biến đổi khí hậu tại
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và các yếu tố liên quan.
4. Đánh giá tính an tồn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa của các cơ sở y
tế công lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021.


.


.

4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN

1.1.

Một số vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu

1.1.1. Thay đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng ấm lên toàn cầu do việc phát thải các khí
nhà kính. Các khí nhà kính bao gồm H2O, CO2, CH4, N2O, CFCs hấp thụ bức xạ hồng
ngoại từ trái đất, thay vì để các bức xạ này thốt vào khơng trung, do đó làm cho trái
đất ấm lên (theo nguyên tắc hoạt động của nhà kính). Cũng chính nhờ hiệu ứng này
mà nhiệt độ trái đất đủ ấm áp để duy trì sự sống của sinh quyển. Nếu xét về khả năng
hấp thụ năng lượng bức xạ của các phân tử khí nhà kính thì CO2 là loại khí có khả
năng hấp thụ kém hơn rất nhiều các khí nhà kính khác. Song trong thực tế, do nồng
độ của CO2 trong tầng đối lưu cao hơn rất nhiều nên phần đóng góp của khí này vào
hiệu ứng nhà kính là cao nhất6.
Sự thay đổi khí hậu tồn cầu sẽ xảy ra khi có những thay đổi về cân bằng
nhiệt xảy ra tồn tại trong hành tinh. Sự giảm nhiệt có thể dẫn tới tình trạng lạnh, mùa
đơng kéo dài hơn, và làm tăng lượng nước được giữ lại trong các tảng băng ở địa cực.
Nhiệt tăng có thể dẫn tới sự ấm nóng tồn cầu và các điều kiện khí hậu xáo trộn. Nhiệt
độ của trái đất tăng lên sẽ là nguyên nhân làm tan lớp băng bao phủ ở địa cực, do đó
sẽ làm tăng mực nước biển. Một nghiên cứu năm 2019 về tình trạng băng tan tại Bắc
Cực cho thấy cứ mỗi giây lại có tới 14.000 tấn nước tại đây đổ ra các đại dương.

Ngoài ra, tỷ lệ băng tan tại Nam Cực cũng đã tăng cao gấp 3 lần chỉ trong một thập
kỷ gần đây7. Đây là một hiện tượng đáng lo ngại do hậu quả của nó tác động trực tiếp
lên mực nước biển toàn thế giới. Dữ liệu cho thấy mực nước biển đang dâng lên hơn
1mm mỗi năm. Kể từ năm 1971 đến nay, con số này đã lên tới 2,3cm7.
Những tác động của con người, trong đó đáng kể nhất là việc tạo ra quá nhiều
chất thải gây hiệu ứng nhà kính đã làm cho nhiệt độ bề mặt trái đất và nhiệt độ nước
biển tăng lên, kéo theo việc băng ở cả hai đầu cực tan nhanh, gây bão gió, lụt lội ở
nhiều nơi trong năm vừa qua. Trái đất vẫn đang tiếp tục nóng lên và hiện tượng này
chưa có dấu hiệu dừng lại.

.


.

5

1.1.2. Những ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu
Trái đất nóng lên sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe có liên quan tới các hiện tượng
thời tiết cực đoan, những thay đổi về sự phân bố véc tơ truyền bệnh dẫn tới thay đổi
lớn trong mơ hình bệnh tật các bệnh truyền nhiễm cũng như các bệnh không truyền
nhiễm. Trên phương diện xã hội, hiện tượng này là nguyên nhân trực tiếp cho việc
dâng cao mực nước biển, với mức độ dự báo nghiêm trọng là tăng 30 cm vào năm
2050 và 70 cm vào năm 2100. Mức độ rủi ro do lũ lụt của khu vực đô thị dự kiến tăng
7%, tầm ảnh hưởng đến 4,5 triệu người ở khu vực ven biển8. Bên cạnh đó, nhiệt độ
của trái đất nóng lên làm biến đổi các dịng nước nóng lạnh ở các đại dương theo chu
kỳ (được gọi là hiện tượng El Niño và La Niña) kết hợp với sự gia tăng những thiên
tai như hạn hán, lũ lụt, mưa bão, ngập úng9. Tác động của các hiện tượng này rất phức
tạp và có tương tác lẫn nhau. Hạn hán có thể gây thiệt hại cho sản xuất lương thực và
sức khỏe con người. Lũ lụt có thể dẫn đến lây lan dịch bệnh và thiệt hại cho hệ sinh

thái tự nhiên cũng như cơ sở hạ tầng. Các vấn đề về con người khác như việc có thể
làm tăng tỷ lệ tử vong, ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực và hạn chế năng suất
của người lao động10. Tuy nhiên, tác động của chúng là không đồng đều giữa các
quốc gia trên thế giới, hay thậm chí là trong một cộng đồng nhỏ hơn như các tỉnh
thành phố của một quốc gia, hoặc ở cấp độ phường xã.
Dữ liệu nhiều năm gần đây cho thấy xu hướng gia tăng về số ngày nóng cực
đoan ở những thành phố lớn trên thế giới, và các bước sóng nhiệt có thể kéo dài hơn.
Ảnh hưởng của các sự kiện này lên tỷ lệ tử vong là đáng kể, gây tác động tới tất cả
các nguyên nhân chứ không chỉ riêng cho các bệnh tim mạch10.
Tác động của nhiệt độ bề mặt Trái đất dẫn tới sự phân bố thảm thực vật. Một
hậu quả có thể nhìn thấy được của sự tái phân bố của các loại thực vật là sự mở rộng
về phạm vi địa lý của các loại côn trùng gây bệnh cho con người, bao gồm cả sự phân
bố lại của các véc tơ phổ biến như muỗi Aedes aegypti hay muỗi Anopheles. Các bệnh
do virus được truyền qua các lồi chân đốt có nguy cơ tăng cao, bao gồm các loại sốt
xuất huyết do virus như sốt vàng da, sốt dengue, và một số dạng khác nhau của viêm
não do virus. Bênh sốt rét vì lý do tương tự cũng có thể tăng cao trở lại11. Đáng lo
ngại, vùng dịch thường giới hạn ở khu vực nhiệt đới dường như đã có khuynh hướng

.


.

6

mở rộng sang khu vực ôn đới10. Đây là lời cảnh báo quan trọng cho việc thực hiện
các biện pháp phịng chống và ứng phó với biến đổi khí hậu tồn cầu.
1.2.

Tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe

Như đã đề cập, biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất trong

thời đại của chúng ta. Nó khơng chỉ đe dọa đến hệ sinh thái tồn cầu mà cịn tác động
trực tiếp lên sức khỏe con người. Hàng triệu người sẽ phải đối mặt với bệnh tật, nghèo
đói nếu khơng thể cày cấy trên đất trồng trọt do sự biến đổi thời tiết, lượng mưa và
mực nước biến dâng cao gây nên12. Những thay đổi nhanh chóng trong khí hậu đã
ảnh hưởng đến sức khỏe con người, một phần bằng cách thay đổi đặc điểm dịch tễ
của những mầm bệnh nhạy cảm với khí hậu. Cụ thể, các bệnh truyền nhiễm qua véc
tơ, qua đường tiêu hóa và hơ hấp là những bệnh rất nhạy cảm với tác động của biến
đổi khí hậu13. Những tác động sức khỏe được kéo theo bao gồm gia tăng bệnh hơ hấp,
tim mạch, thương tích và tử vong sớm liên quan đến các hiện tượng thời tiết cực đoan,
ngoài ra là các mối đe dọa đối với sức khỏe tâm thần13.
1.2.1. Biến đổi khí hậu và bệnh truyền nhiễm qua véc tơ
Những nghiên cứu trước đã cho thấy mối liên quan của các yếu tố thời tiết và
sự lan truyền bệnh truyền nhiễm do véc tơ, trong đó sốt xuất huyết và sốt rét là 2 bệnh
quan trọng nhất có liên quan chặt chẽ với biến đổi khí hậu14.
Một số nghiên cứu dựa trên mối liên quan giữa các yếu tố thời tiết và bệnh
truyền nhiễm đã xây dựng mơ hình dự báo sớm dịch bệnh truyền nhiễm dựa trên các
yếu tố thời tiết. Cụ thể, nhóm nghiên cứu tại Singapore đã thành cơng xây dựng mơ
hình dự báo dịch sốt xuất huyết dựa trên các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa)
sớm hơn 16 tuần với độ chính xác hơn 90%15. Tại Việt Nam cũng đã có nghiên cứu
tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố thời tiết và số ca mắc bệnh sốt xuất huyết và
sốt rét16.
1.2.2. Biến đổi khí hậu và bệnh truyền nhiễm đường đường ruột
Bệnh đường ruột là một trong nhiều bệnh chịu ảnh hưởng bởi BĐKH. Khi
khí hậu nóng ấm số ca bệnh đường ruột tăng lên. Nghiên cứu của Ortiz và cộng sự
tại Cuba cho thấy tỷ lệ tiêu chảy cấp gia tăng trong mùa mưa và ấm17. Đây là điều
kiện thời tiết thuận lợi cho vi khuẩn, virus và đơn bào gây bệnh tiêu chảy phát triển.

.



.

7

Nghiên cứu tại Peru cho thấy tỷ lệ mắc trong số các trường hợp được chẩn đoán,
Vibrio cholerae và E. coli sinh độc tố ruột là những nguyên nhân gây tiêu chảy phổ
biến trong mùa hè18.
Lượng mưa cũng là một yếu tố khí hậu có tác động đến bệnh đường ruột. Tại
Châu Phi, sự lây truyền tiêu chảy có liên quan đến lượng mưa và nhiệt độ, do đó số
mắc tiêu chảy bị tác động bởi sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa do BĐKH gây ra19.
Tại Việt Nam, tiêu chảy là một trong các bệnh lưu hành phổ biến. Theo báo cáo về
tình hình một số bệnh truyền nhiễm liên quan đến BĐKH ở Việt Nam giai đoạn 1998
– 2008 cho thấy số ca mắc cao nhất ghi nhận năm 2007 (1.880 trường hợp tiêu chảy
cấp) và năm 2008 (có 2.490 trường hợp tiêu chảy cấp nặng và 377 trường hợp dương
tính với V.cholerae)19.
Tại TP.Hồ Chí Minh, theo kết quả báo cáo về thiết lập cơ sở dữ liệu về sức
khỏe và biến đổi khí hậu ở Việt Nam do Tổ chức Y tế thế giới và Cục Quản lý môi
trường Y tế - Bộ Y tế thực hiện và cơng bố năm 2011 cho rằng BĐKH có ảnh hưởng
đến các bệnh lây truyền qua nước, đặc biệt là tiêu chảy20.
1.2.3. Biến đổi khí hậu và bệnh nhiễm trùng hơ hấp
BĐKH có thể làm thay đổi tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của nhiễm
trùng đường hô hấp. Trẻ nhỏ và người lớn tuổi dường như đặc biệt dễ bị tổn thương
trước những biến động nhanh chóng của nhiệt độ môi trường. Cụ thể là sự gia tăng
tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ em ở Úc có liên quan đến việc giảm nhiệt độ đột ngột
từ ngày này sang ngày khác21.
Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm tương đối và ô nhiễm khơng
khí ảnh hưởng đến hoạt động và sự lây truyền của virus21. Theo thống kê của Trung
tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, bệnh cúm là một trong mười bệnh gây

tử vong hàng đầu trên thế giới 22. Ở các nước đang phát triển, cúm là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Đây là một bệnh hơ hấp cấp tính có khả năng lây
nhiễm cao, trong quá khứ đã gây ra dịch bệnh toàn cầu và khả năng trở thành đại
dịch23.

.


.

8

Một nghiên cứu năm 2014 tại Việt Nam cũng cho thấy tần suất mắc các bệnh
thông thường ở người dân Việt Nam tăng lên tỷ lệ thuận với những hiện tượng do
BĐKH trong những năm gần đây, đặc biệt là sự gia tăng một số bệnh mới nổi như
cúm mới, viêm não Nhật Bản hay bệnh dịch lưu hành như sốt xuất huyết24.
1.2.4. Biến đổi khí hậu và bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người,
dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường
gặp là Coxsackie A16 và Enterovirus 71. Bệnh TCM được ghi nhận đầu tiên tại New
Zealand vào năm 1957. Sau khi được ghi nhận trong y văn, bệnh TCM đã gây ra
nhiều vụ dịch lớn, cướp đi sinh mạng của rất nhiều trẻ em trên toàn thế giới. Những
vụ dịch do Enterovirus 71 có chu kì 2-4 năm. Ở những nước nhiệt đới thì TCM trở
thành dịch lưu hành địa phương25,26. TCM cũng là một bệnh nhạy cảm với những thay
đổi của điều kiện thời tiết.
Tại Việt Nam, một nghiên cứu được tiến hành ở đồng bằng sông Mê Kông,
chỉ ra rằng khi nhiệt độ tăng 1oC thì số ca TCM tăng 5,6% sau 6 ngày, và độ ẩm tăng
1% thì số ca TCM tăng 1,7% sau 7 ngày. Số ca TCM đạt đỉnh từ tháng 10 đến tháng
12 (mùa mưa) ở các tỉnh đồng bằng sơng Mê Kơng. Ngồi yếu tố thời tiết, những khu
vực có mật độ dân số cao và gần đường giao thông cũng làm gia tăng nguy cơ mắc

TCM11.
Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều chỉ ra được mối liên quan ngắn
hạn của các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) với các bệnh truyền nhiễm
do véc tơ, nhiễm trùng tiêu hóa và nhiễm trùng hơ hấp cấp15,24,27. Từ đó, các nghiên
cứu dự đốn trong tương lai, BĐKH có thể làm thay đổi các điều kiện thời tiết, hiện
tượng cực đoan xảy ra với tần suất cao hơn dẫn tới sự gia tăng số ca mắc bệnh truyền
nhiễm. Tuy các mơ hình dự báo làm tốt cơng việc mơ tả số ca bệnh theo không gian,
dự báo dịch bệnh trong thời gian ngắn hạn, nhưng chưa đánh giá được tác động của
yếu tố thời tiết lên ca bệnh theo yếu tố thời gian. Việc xây dựng các mơ hình dự báo
hiệu quả và đặc thù cho từng địa phương là cần thiết và cần huy động một nguồn lực
lớn từ xã hội trong nỗ lực kiểm soát các mối nguy dịch bệnh trong tương lai.

.


.

9

1.3.

Quản lý thảm họa và kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu

1.3.1. Các khái niệm về quản lý thảm họa
Theo Frederick C. Cuny năm 1992, quản lý thảm họa có thể được định nghĩa
là một loạt các hoạt động được thiết kế nhằm duy trì sự kiểm sốt các tình huống
thảm họa và khẩn cấp và cung cấp một khn khổ hướng dẫn giúp cho những người
có nguy cơ tránh khỏi hoặc phục hồi sau khi chịu tác động của thảm họa. Quản lý
thảm họa giải quyết các tình huống xuất hiện trước, trong và sau thảm họa28.
Khi thảm họa xảy ra có thể sẽ xóa sổ những kết quả nổ lực trong nhiều năm

phát triển trong vài giờ. Nó sẽ tàn phá nền nơng nghiệp, động vật, sinh kế của người
dân. Giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra không phải là một tùy chọn bổ sung, nó là
trọng tâm của sự phát triển29. Vì vậy, kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với thảm
họa một cách có hiệu quả sẽ giảm thiểu được thiệt hại về kinh tế và bảo vệ mạng sống
của con người. Quản lý thảm họa bao gồm nhiều can thiệp khác nhau được thực hiện
trước, trong và sau khi thảm họa xảy ra để phòng ngừa hoặc giảm thiệt hại về người
và tài sản, giảm tính dể bị tổn thương của con người và thúc đẩy quá trình phục hồi
sau thảm họa.
Danh sách 10 tiêu chí lập kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng đối phó với thảm họa tốt:
1) Thấy rõ những khác biệt trong thảm họa một cách định tính và định lượng so với
tai nạn hay các tình huống khẩn cấp nhỏ.
2) Lập kế hoạch là quá trình liên tục. Kế hoạch khi viết ra phải được cập nhật liên
tục về kịch bản, trang bị, nhân sự.
3) Chú trọng nhiều hiểm họa một lúc hơn là vào một hiểm họa đơn lẻ và theo cách
chung tổng thể hơn là đi vào cụ thể, chi tiết.
4) Xây dựng mơ hình tập trung vào việc điều phối các nguồn lực mới xuất hiện hơn
là cố gắng ra mệnh lệnh và kiểm soát.
5) Chú trọng vào các nguyên tắc chung hơn là các chi tiết.
6) Giả định là các nạn nhân sẽ phản ứng tốt thay vì phản ứng khơng tốt trong giai
đoạn khẩn cấp của các tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng.
7) Nhấn mạnh nhu cầu gắn kết tổ chức trong và ngoài.

.


.

10

8) Khuyến khích những hành động thích hợp bằng cách dự đốn các vấn đề có thể

xảy ra và các giải pháp, lựa chọn có thể thực hiện.
9) Căn cứ kết quả của các nghiên cứu khoa học xã hội bắt nguồn từ các số liệu mang
tính hệ thống hơn là những kinh nghiệm mang tính cá nhân.
10) Chú trọng cả 4 giai đoạn của quá trình lập kế hoạch (giảm nhẹ thiệt hại, chuẩn bị
sẵn sàng, đáp ứng, khôi phục) hơn là chỉ chú trọng một giai đoạn đơn lẻ.
Danh sách 10 tiêu chí quản lý thảm họa tốt:
1) Nhận biết đúng đắn sự khác biệt giữa nhu cầu, yêu cầu do tổ chức tạo ra và nhu
cầu, yêu cầu do hoat động đáp ứng tạo ra.
2) Tiến hành các hoạt động chung một cách đúng đắn.
3) Huy động nhân lực và các nguồn lực một cách hiệu quả.
4) Phân cơng nhiệm vụ và phân chia lao động thích hợp.
5) Tạo điều kiện xử lí thơng tin tốt.
6) Tạo điều kiện thực hành ra quyết định đúng đắn.
7) Chú trọng việc triển khai điều phối tổng thể.
8) Gắn các mặt mới xuất hiện với những mặt đã được thiết lập.
9) Cung cấp cho hệ thống truyền thông đại chúng những thơng tin thích hợp.
10) Có một Trung tâm đáp ứng khẩn cấp (EOC) hoạt động tốt.
1.3.2. Bệnh viện an tồn trong thiên tai thảm họa
Bệnh viện đóng vai trị quan trọng trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân,
đặc biệt trong điều kiện có nhu cầu điều trị tăng cao khi thiên tai, thảm họa xảy ra.
Tác động của chúng lên sức khỏe cộng đồng thông qua ba phương cách: tác động trực
tiếp, tác động gián tiếp và tác động thông qua các yếu tố liên quan đến sự thay đổi
kinh tế xã hội và hệ thống y tế30. BĐKH gây nên sự gia tăng của các hiện tượng khí
hậu cực đoan và thiên tai cả về tần số và cường độ. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn,
nắng nóng, tố lốc là thiên tai gây thiệt hại về con người và sức khỏe cộng đồng, có
thể tạo nên các khó khăn cho việc tiếp nhận điều trị của các BV. Trong thiên tai, thảm
họa, hệ thống y tế trong đó có các bệnh viện cũng khơng tránh khỏi bị ảnh hưởng.
Nghiên cứu đã chỉ ra nhiều BV tại Việt Nam hiện nay dễ bị tổn thương bởi
các thảm họa tự nhiên. Kết quả đánh giá thiệt hại cơ sở y tế sau bão Ketsana năm


.


.

11

2009 tại bốn tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cho thấy 54,5% BV tuyến tỉnh và 46,8%
BV tuyến huyện bị thiệt hại31 .
Bảng 1.1 Sự gia tăng của tính dễ bị tổn thương
Các ngun
nhân gốc rễ
Ít có khả
năng tiếp cận
- Quyền lực
- Các thể chế
- Các nguồn
lực
Các hệ tư
tưởng
- Hệ thống
chính trị
- Hệ thống
kinh tế

Áp lực mang
tính động lực
Thiếu các thể
chế địa phương
- Đào tạo

- Các kỹ năng
thích hợp
- Đầu tư địa
phương
- Các thị trường
địa phương
- Tự do báo chí
- Các tiêu chuẩn
đạo đức trong
đời sống cộng
đồng
Các lực vĩ mô
- Sự tăng trưởng
dân số nhanh
chóng
- Sự đơ thị hóa
nhanh chóng
- Chi phí cho vũ
khí
- Lịch trình trả
nợ
- Nạn phá rừng
- Giảm năng suất
đất

Điều kiện khơng an
tồn
Mơi trường vật chất
dễ bị tác động
- Các vị trí nguy

hiểm
- Cơ sở hạ tầng và
xây dựng khơng
được bảo vệ

Thảm họa
NGUY CƠ =
Hiểm họa x
Tính dễ bị
tổn thương

Nền kinh tế địa
phương dễ bị tác
động
- Sinh kế chịu nguy

- Mức thu nhập thấp
Xã hội dễ bị tổn
thương
- Nhóm có nguy cơ
đặc biệt
- Thiếu các thể chế
địa phương
Hành động của
cộng đồng
Thiếu sự chuẩn bị
sẵn sàng cho thảm
họa
- Sự phổ biến của
các bệnh dịch


Hiểm họa

Động đất
Lốc xoáy
Cuồng phong

Bão nhiệt đới
Lũ lụt
Núi lửa phun
Lở đất
Hạn hán
Virus

1.3.3. Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của ngành Y tế giai đoạn
2019 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam
Quyết định số 7562/QĐ-BYT ngày 24/12/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành
Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của ngành Y tế giai đoạn 2019-2030
và tầm nhìn đến năm 2050 có các mục tiêu sau đây:

.


.

12

Mục tiêu chung:
Nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH của ngành y tế nhằm phòng ngừa,
giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của môi trường, BĐKH ảnh hưởng tới sức khỏe con

người góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
a) Xây dựng, hồn thiện cơ chế, chính sách của ngành y tế trong cơng tác
thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ y tế và cộng đồng trong việc
bảo vệ sức khoẻ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
c) Tăng cường hệ thống giám sát và cảnh báo sớm các tác động của biến đổi
khí hậu đến sức khoẻ.
d) Xây dựng và nhân rộng các mơ hình cộng đồng thích ứng hiệu quả với
biến đổi khí hậu.
e) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến sức
khoẻ và giải pháp thích ứng của ngành y tế, chú trọng áp dụng năng lượng xanh, năng
lượng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính trong các cơ sở y tế.
f) Phát triển mạng lưới hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe đáp ứng u cầu về
phịng chống dịch, bệnh và các bệnh mới phát sinh do tác động của biến đổi khí hậu.
Tầm nhìn đến năm 2030:
Đến năm 2030, cơng tác thích ứng với biến đổi khí hậu được tích hợp vào
các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch từng giai đoạn và hàng năm của
ngành y tế. Đảm bảo hệ thống y tế có đủ năng lực, nguồn lực để thích ứng một cách
chủ động và hiệu quả đối với các tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe; tăng
cường sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, giảm thiểu phát thải khí nhà kính
trong các cơ sở y tế.
Dựa trên kế hoạch của BYT, thì UBND các tỉnh thành cần xây dựng kế hoạch
ứng phó với BĐKH của ngành y tế, tuy nhiên năng lực xây dựng kế hoạch này tại

.


.


13

tuyến tỉnh còn hạn chế. Theo báo cáo của BYT thì trong 35 bản kế hoạch ứng phó
với BĐKH của các tỉnh, thành phố được rà sốt chỉ có 14 bản kế hoạch có đề cập đến
nội dung về y tế. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần có các nghiên cứu khoa học đánh giá
tính dễ tổn thương và khả năng ứng phó với BĐKH của ngành y tế để có thể xây dựng
một kế hoạch ứng phó với BĐKH của ngành y tế một cách chính xác, đầy đủ và khả
thi.
1.3.4. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
Trên thế giới
Nhận thức về BĐKH là bước đầu tiên hướng tới hành động giảm nhẹ tác hại
của BĐKH. Nhận thức đúng về BĐKH ở các nước phát triển là cao hơn so với các
nước đang phát triển. Với 90% cộng đồng có nhận thức đúng về BĐKH ở Bắc Mỹ,
Châu Âu, Nhật Bản và chỉ 35% ở các nước đang phát triển như Ai Cập, Bangladesh,
Ấn Độ32. Các con số phản ánh đúng thực trạng khi các nước phát triển đã và đang áp
dụng những chính sách phát triển bền vững cho đất nước của họ. Mối quan tâm của
người dân ngoài việc tập trung vào sinh kế còn đặc biệt chú trọng đến chất lượng
cuộc sống, trong đó mơi trường sống là yếu tố tiên quyết. Việc có nhận thức cao về
các vấn đề mơi trường hay BĐKH là kết quả hợp lý cho những nỗ lực cải tiến của
Chính phủ và người dân ở các quốc gia phát triển. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu
trên đối tượng sinh viên khoa học sức khỏe tại Ethiopia, dữ liệu ghi nhận có khoảng
75% số sinh viên được phỏng vấn có nhận thức đúng về tác động của BĐKH đến sức
khỏe và 77,5% sinh viên có nhận thức đúng về BĐKH33. Đây là những con số khá
cao cho mặt bằng chung về nhận thức BĐKH. Tuy nhiên, sinh viên là đối tượng dễ
tiếp cận thông tin và dễ thực hiện các can thiệp đào tạo, giáo dục về các vấn đề chung
của xã hội. Do đó, dữ liệu khơng đại diện cho dân số Ethiopia nói chung hay sinh
viên đất nước này nói riêng. Bộ cơng cụ đo lường cũng là một yếu tố tạo nên sự khác
biệt trong kết quả đo lường của các nghiên cứu.
Về tầm quan trọng của các bệnh viện, nghiên cứu tại châu Mỹ đã ước tính
rằng một bệnh viện khơng hoạt động sẽ khiến 200.000 người khơng được chăm sóc

sức khỏe trong thảm họa. Các biện pháp can thiệp ngăn chặn sự tổn thất về chức năng
sẽ ít tốn kém hơn nhiều so với việc khắc phục hậu quả của cả bệnh viện sau thảm họa.

.


.

14

Do đó, điều quan trọng là phải xác định mức độ an toàn của bệnh viện nếu thảm họa
xảy ra34.
Trong bối cảnh thiên tai có chiều hướng tăng cả về số lượng và cường độ,
bệnh viện cũng đứng trước nhiều nguy cơ chịu tác động của thiên tai hơn. Vì vậy, Tổ
chức Y tế thế giới đã khởi xướng chiến dịch BAVT trong tình huống khẩn cấp, với
mục đích nâng cao nhận thức và hành động nhằm các mục đích sau:
-

Bảo vệ tính mạng của người bệnh và nhân viên y tế, thông qua việc bảo đảm
bền vững về kết cấu và phi kết cấu của bệnh viện;

-

Bảo đảm duy trì cung cấp các dịch vụ y tế trong và ngay sau khi thảm họa xảy
ra;

-

Tăng cường năng lực quản lý tình huống khẩn cấp của nhân viên y tế.
Tại Việt Nam

Nghiên cứu về bệnh viện an toàn:
Bão Ketsana là trận bão mạnh với sức gió 150 km/giờ đổ bộ trực tiếp vào các

tỉnh miền Trung nước ta vào ngày 29 tháng 9 năm 2009. Bão gây mưa lớn kéo dài,
hậu quả là lũ quét và lụt nghiêm trọng đã xảy ra và tàn phá 15 tỉnh miền Trung và
Tây Nguyên. Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum là bốn tỉnh chịu thiệt
hại nặng nề nhất. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương,
tính đến ngày 15 tháng 10 năm 2009, bão và lũ lụt đã làm 179 ngời tử vong, 8 ngời
mất tích và 1.140 ngời bị thơng. Bão và lũ lụt cũng đã làm 21.611 ngơi nhà bị sập,
hơn 5.280 phịng học bị thiệt hại, ngập nưíc. Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính lên tới
hơn 1.140 tỷ đồng12.
Báo cáo chi tiết đã chỉ rõ, hậu quả sau cơn bão Ketsana là 29,1% (244/838)
tổng số CSYT của bốn tỉnh đã bị thiệt hại. Ngoại trừ một trạm y tế xã bị phá hủy hoàn
toàn, các CSYT khác bị thiệt hại ở mức độ nhẹ và vừa. Loại thiệt hại phổ biến nhất
bao gồm mái nhà, trần nhà, tường, hàng rào, nguồn nước và hệ thống cung cấp điện.
Ước tính tổng thiệt hại của các CSYT khoảng 19.536 tỷ đồng. Trong đó tỉnh Quảng
Ngãi bị thiệt hại cao nhất: 10.877 tỷ đồng, tiếp đến là tỉnh Quảng Nam 4.361 tỷ đồng,
tỉnh Kon Tum 3.422 tỷ đồng và ít nhất là tỉnh Quảng Trị với 875 triệu đồng. Thiệt hại

.


.

15

của trạm y tế xã chiếm 47,0% tổng thiệt hại của CSYT ở tất cả các tuyến. Thiệt hại
của bệnh viện (tuyến tỉnh và tuyến huyện) chiếm 26,1% tổng giá trị thiệt hại của tất
cả các CSYT31.
Nghiên cứu cắt ngang vào tháng 7 năm 2014 tại toàn bộ 6 bệnh viện đa khoa

huyện và 01 bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu
sử dụng bộ cơng cụ “Đánh giá bệnh viện an tồn trong tình huống khẩn cấp và thảm
họa”. Chỉ có 115 tiêu chí được đánh giá là đạt đầy đủ ở các bệnh viện (chiếm 39,2%),
57 tiêu chí đạt chưa đầy đủ (chiếm 19,5%) và 121 tiêu chí khơng đạt (chiếm 41,3%).
Trong số 4 nhóm chỉ số đánh giá thì nhóm chỉ số chức năng liên quan đến chính sách
và nhân lực có tỷ lệ đạt đầy đủ thấp nhất 26,6%. Các vấn đề tồn tại đáng quan tâm ở
hầu hết các bệnh viện là thiếu các thiết bị phát hiện khói, khơng có bản chỉ dẫn lối
thốt hiểm và vị trí các phương tiện phịng cháy chữa cháy; chưa có kế hoạch sơ tán
và quy định các khu vực sơ tán khi có tình huống khẩn cấp, thiếu các quy trình và
hướng dẫn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa. Hầu hết các bệnh viện chưa xây
dựng kế hoạch sẵn sàng ứng phó với thảm họa. Khơng có đủ nước uống sạch và nước
sinh hoạt dùng trong tình trạng khẩn cấp. Các nhân viên y tế tham gia ứng phó tình
huống khẩn cấp chưa được tham gia tập huấn35.
Cả 7 bệnh viện huyện, thành phố tỉnh Quảng Bình được đánh giá đều khơng
đảm bảo an tồn khi có tình huống khẩn cấp và thảm họa xảy ra. Trung bình các bệnh
viện chỉ đạt đầy đủ 39,2% các tiêu chí đánh giá. Đối với các bệnh viện đang có kế
hoạch sửa chữa hoặc xây mới thì ngồi việc tn thủ các qui định tiêu chuẩn xây dựng
của Việt Nam thì cần chú ý đến các tiêu chí đảm bảo bệnh viện an tồn trong tình
huống khẩn cấp và thảm họa, đặc biệt chú ý đến các tiêu chí kết cấu, phi kết mà hầu
hết các bệnh viện chưa được đảm bảo. Có 22 bệnh viện được điều tra, gồm 4 nhóm:
bệnh viện tuyến bộ ngành, tuyến thành phố, bệnh viện quận huyện công lập và bệnh
viện tư nhân. Các bệnh viện đa số đạt các tiêu chí của bệnh viện an tồn về vị trí xây
dựng và khả năng tiếp cận. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh viện khơng đạt về các tiêu
chí của BVAT về thiết kế và kết cấu, chủ yếu là mật độ xây dựng (13,6%), về chống
hỏa hoạn (18,2%), và chống động đất, gió bão ở cấp tối đa (18,2%). Các bệnh viện
cũng có tỷ lệ khơng an tồn về tiêu chí phi kết cấu của bệnh viện an toàn về an toàn

.



.

16

mái, trần và cửa ra vào, dao động từ 4,5% đến 22,7%. Các hệ thống kỹ thuật hạ tầng:
điện, nước, khí vẫn cịn có nơi chưa đạt. Ngồi ra, bệnh viện cịn thiếu tài liệu thơng
tin giáo dục truyền thơng cho người bệnh và nhân viên về những việc cần làm trong
tình huống khẩn cấp/thảm họa (13,6%). Kết quả cho thấy cho thấy mức độ đáp ứng
về an toàn bệnh viện là chưa cao. Mức độ quan tâm của lãnh đạo bệnh viện về an tồn
bệnh viện cịn chưa cao35.
Một nghiên cứu do Viện Y tế công cộng TP.HCM thực hiện năm 2016 cũng
cho thấy việc ứng phó tác động của BĐKH nhóm bệnh viện ngoại thành có số lượng
tiêu chí đạt cao hơn nhóm bệnh viện nội thành. Cụ thể, nhóm tiêu chí kết cấu và phi
kết cấu liên quan đến kiến trúc thì bệnh viện huyện Củ Chi đạt 100%, bệnh viện huyện
Nhà Bè đạt 93,2%, trong khi đó bệnh viện tuyến nội thành đạt cao nhất 77,9%12. Bệnh
viện nội thành do khả năng phơi nhiễm thấp hơn đã khơng có những sự chuẩn bị cần
thiết cho việc ứng phó các trường hợp khẩn cấp. Nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ không
đạt về cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị là do máy phát điện khơng có chế độ
ngắt/chuyển mạch tự động là 9,1%; khơng có bể cấp nước (13,9%) và khơng có nguồn
dự trữ nước (13,9%); thiếu đèn chiếu sáng lối thoát hiểm (4,5%), thiếu bảng hướng
dẫn thốt hiểm có đèn sáng (9,1%)27. Việc trang bị các phương tiện và nâng cấp hạ
tầng là điều cần thiết và cần thực hiện ngay nhằm nâng cao khả năng ứng phó với các
tình huống khẩn cấp và thảm họa.
Nghiên cứu về nhận thức
Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu.
Mỗi năm, các diễn biết thời tiết ngày càng phức tạp và không thể dự báo trước được
gây ra tỷ lệ tử vong và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng rất cao, điển hình như trường học
và trung tâm y tế, gây tác động xấu đến sinh kế của nhóm dân số thiệt thịi ở thành
thị và nông thôn36.
Kết quả nghiên cứu trên 1.305 sinh viên Đại học Huế nhằm xác định tỷ lệ

nhận thức về tác động của BĐKH đến sức khỏe cho kết quả tỷ lệ sinh viên có nhận
thức đúng về BĐKH là 82,2%, trong đó 90,5% sinh viên nhận thức được BĐKH là
xấu, rất xấu nhưng chỉ có 66,6% sinh viên cho biết BĐKH có thể kiểm sốt. Tỷ lệ
sinh viên có nhận thức đúng về tác động của BĐKH đến sức khỏe là 49,7%. Hầu hết

.


.

17

sinh viên đều biết BĐKH gây ra các bệnh liên quan đến ơ nhiễm khơng khí (94,8%)
nhưng chưa đến một nửa số sinh viên biết BĐKH gây ra các bệnh liên quan đến sức
khỏe tâm thần (47,4%)37. Kết quả không mang tính đại diện cho dân số, tuy nhiên có
thể thấy sinh viên tỉnh Thừa Thiên Huế có mối quan tâm nhất định đến các tác động
từ BĐKH.
Một nghiên cứu trên người dân sống ở 3 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Nam và Cà
Mau) của Việt Nam vào năm 2014 cho thấy có tới 74,2% người dân có trình độ hiểu
biết kém về các biểu hiện, nguyên nhân và tác động của BĐKH; hầu hết các nhóm dễ
bị tổn thương trước BĐKH, thích ứng và giảm thiểu các biện pháp đối với BĐKH 38.
Theo một nghiên cứu khác trên 409 cán bộ y tế dự phòng và điều trị tại các
tuyến ở Thừa Thiên Huế và Hà Tĩnh năm 2013, chỉ có 0,2% cán bộ y tế của cả hai
tỉnh trả lời được 5/5 câu hỏi về hậu quả về môi trường và sức khỏe do thiên tai lũ lụt,
tỷ lệ cán bộ trả lời được 3/5 câu hỏi là 17,4%39. Đối tượng nhân viên y tế cần được
đặc biệt quan tâm đến kiến thức, nhận thức và kỹ năng ứng phó với các thảm họa xảy
ra do BĐKH.
1.4.

Địa điểm nghiên cứu

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía

Bắc, với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, với tỉnh Bình Thuận ở phía Đơng và
phía Nam giáp Biển Đơng. Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ hướng ra biển Đông của
các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu
khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát
triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện
phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt
và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới40.
Bà Rịa – Vũng Tàu có bảy đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị
hành chính hải đảo là huyện Cơn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm bốn vùng: bán
đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành

.


×