Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu trong giảng dạy môn sinh học 9 ở trường THCS ban công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.56 KB, 18 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Nhân loại hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng mang
tính chất toàn cầu như: Xung đột sắc tộc, khủng hoảng kinh tế, hòa bình thế giới,
vấn đề dân số... Trong đó nổi lên vấn đề gay gắt nhất là về môi trường, biến đổi khí
hậu, do áp lực của dân số ngày càng lớn, tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, môi
trường toàn cầu ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái dẫn đến khí hậu trái đất đang bị
biến đổi theo chiều hướng xấu làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng triệu
người và gián tiếp đến tất cả các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH; đặc
biệt là thiên tai, bão lụt, hạn hán diễn ra bất thường và khó đoán hơn trước. Nhận
thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do BĐKH đến đời sống con
người, sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta xác định về lâu dài cần
tích hợp mục tiêu ứng phó BĐKH vào trong các hoạt động giáo dục và đào tạo.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đối với ngành Giáo dục và đào tạo , giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu
là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Ngày 12 tháng 10 năm 2010 Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và đào tạo đã có quyết định số 4620/QĐ-BGDĐT Phê duyệt kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục và đào tạo, trong đó
có đề án xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành
.Nhằm nâng cao nhận thức, khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành giáo
dục, trang bị kiến thức kĩ năng, hành vi của các đối tượng trong ngành giáo dục và
cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần tích cực vào việc thực hiện
chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Giáo dục bảo vệ
môi trường và ứng phó với BĐKH là một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu và là
vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết cho
các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Làm thế nào để hình
thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường và thói quen sống vì một môi trường
xanh - sạch - đẹp?
Việc lồng ghép, tích hợp nội dung BĐKH và ứng phó với BĐKH vào
chương trình giảng dạy ở các môn học cấp THCS nói chung và môn Sinh học nói


riêng là hoàn toàn phù hợp và cần thiết nhằm trang bị cho các em những kiến thức
tốt nhất về BĐKH và cách ứng phó với BĐKH; đồng thời bản thân các em cũng
chính là các cầu nối thông tin để tuyên truyền đến cộng đồng dân cư nơi các em
sinh sống. Vì vậy tôi đã áp dụng và bước đầu thành công. Từ đó tôi viết thành sáng
kiến kinh nghiệm giúp đồng nghiệp tham khảo và ghóp ý xây dựng: " Nâng cao
hiệu quả tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí
hậu trong giảng dạy môn Sinh học 9 ở trường THCS Ban Công"
3. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo dục BĐKH và ứng phó với BĐKH cho học sinh lớp 9A và 9B trường
THCS Ban Công, Bá Thước, năm học 2016-2017.
1


4. Phương pháp nghiên cứu.
a) Phương pháp điều tra
- Điều tra mức độ nhận thức của học sinh về thực trạng môi trường của Xã
Ban Công trong các năm gần đây.
- Sử dụng phiếu điều tra nhằm đo mức độ hiểu biết về thái độ hành vi của
học sinh trong việc bảo vệ môi trường trước, trong và sau khi thực hiện phương
pháp tích hợp
b) Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động vệ sinh lớp học đầu buổi học ở tất cả các buổi sáng trong tuần
[1]

quan sát ý thức tự giác trong buổi lao động vệ sinh vào chiều thứ sáu hàng
tuần đề ra, từ đó tìm hiểu được thái độ hành vi của từng học sinh khi tham gia vệ
sinh bảo vệ môi trường.
c) Phương pháp thực nghiệm
Được tiến hành dưới dạng: Trắc nghiệm khách quan bằng các câu hỏi test
trước, trong và sau khi thực nghiệm, trắc nghiệm chủ quan bằng hệ thống câu hỏi

qua kiểm tra định kì và thường xuyên.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận
- Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo Nghị quyết trung ương của bộ chính trị vê
BĐKH, Bộ Giáo Dục Tào Tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục
BĐKH và ứng phó với biến đổi khí hậu, xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục
phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về BĐKH và ứng phó với
biến đổi khí hậu bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt
động ngoại khoá.
- Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất
của BĐKH và mực nước biển dâng. Để ứng phó với BĐKH cần phải có những đầu
tư thích đáng và nỗ lực của toàn xã hội.
- Hiện nay ở cấp học trung học cơ sở, giáo dục BĐKH và cách ứng phó với
BĐKH chưa phải là môn học chính khoá nên việc tích hợp giáo dục BĐKH và
cách ứng phó với BĐKH vào môn học có liên quan đến kiến thức về môi trường là
điều cần thiết. Nhưng kiến thức giáo dục BĐKH và cách ứng phó với BĐKH
không phải muốn đưa vào bài học nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung
của bài học có liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tích hợp được. Vậy
chúng ta cần xác định nội dung kiến thức bảo vệ môi trường, mục tiêu tích hợp, địa
chỉ tích hợp trong bài giảng sao cho hợp lí.
- Mục tiêu giáo dục BĐKH trong sinh học 9 phải trang bị cho học sinh một hệ
thống kiến thức tương đối đầy đủ về BĐKH và kỹ năng ứng phó với biến đổi khí
hậu. Các em phải ý thức được rằng giữ gìn bảo vệ môi trường sống là một trong
những biện pháp hữu hiệu để hạn chế BĐKH. Các hoạt động bảo vệ môi trường
phải được thực hiện hàng ngày, ngay trong lớp học, giờ ra chơi, lúc nghỉ ngơi hay
sinh hoạt trong gia đình và nơi công cộng. Ngoài ra còn những lúc làm việc trên
2


đồng ruộng, khi trong rừng, lúc trong nhà máy hay nơi công sở. Và học sinh cần

phải biết cải tạo môi trường xung quanh bằng những việc làm đơn giản mà hiệu
quả, hoặc cũng có thể nảy sinh những ý tưởng mới về bảo vệ môi trường chống
biến đổi khí hậu.
2. Thực trạng của vấn đề.
2.1. Những thuận lợi
Nhận thức được tầm quan trọng của biến đổi khí hậu trong công cuộc xây
dụng đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ
môi trường và phát triển xã hội bền vững. Giáo dục BĐKH và cách ứng phó với
BĐKH là cách hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và bền vững nhất trong các biện pháp để
thực hiện mục tiêu về BĐKH và cách ứng phó với BĐKH. Muốn làm được điều
này phải qua một quá trình lâu dài và xuyên suốt ngay từ khi còn nhỏ đến khi
trưởng thành.
2.2. Khó khăn
Tình hình chung: Kiến thức về BĐKH trong từng bài học nhiều, thời gian
trong tiết dạy thì có hạn. Giáo viên giảng dạy môn sinh học chưa được cung cấp
nhiều về tài liệu, phương tiện về phương pháp tích hợp nội dung giáo dục BĐKH
và cách ứng phó với BĐKH trong tiết học. Dẫn đến việc giảng dạy kiến thức
BĐKH hoặc dạy lồng ghép giáo dục BĐKH còn nhiều hạn chế.
Tình hình địa phương Ban Công: Ban Công là một xã cửa ngõ khu Quốc
Thành có khá nhiều điều kiện thuận lợi. Song song với việc phát triển về kinh tế thì
vấn đề về môi trường cũng đáng phải quan tâm như: Mật độ dân số cao, rác thải sinh
hoạt nhiều, khu xử lý rác thải chưa đúng quy định. Số lượng phương tiện giao thông
tăng lên thải ra lượng khí thải khổng lồ..
2.3. Điều tra thực trạng
- Đa số học sinh của trường THCS Ban Công có ý thức chưa cao về môi
trường khí hậu xung quanh mình. Học sinh vẫn coi biến đổi khí hậu, thiên tai là
chuyện của thiên nhiên không liên quan gì đến các em.
- Tuy nhiên trong năm 2017 xã Ban Công cũng là địa phương chịu thiệt hại
nặng nề của biến đổi khí hậu:
Cơn bão số 1: Gây mưa lớn làm thiệt hại 195kg cá tại 2 thôn Ba và Nghìa, làm

ảnh hưởng 13.565m2 lúa chuẩn bị thu hoạch tại thôn Chiềng Lau, Nghìa, Ba, gây
sạt lở 25m đường 521B, hỏng sân tiêu năng đập Na Quyến.
Cơn bão số 2: Gây thiệt hại 3,696ha lúa tại thôn La Hán
- Do mưa lớn vào ngày 10/12/2017 trên địa bàn đã gây lũ lịch sử làm thiệt hại
tài sản, hoa màu rất trầm trọng: Bò 1 con, lợn 3 con, gia cầm 3.020 con, cuốn trôi
370 cái ao nuôi cá, 27 lồng nuôi cá, làm hỏng 2 cái cầu treo, sập một căn nhà hoàn
toàn, 42 nhà bị nước lũ ngập hoàn toàn, 2 gia trại bị cuốn trôi và nhiều thiệt hại
khác.
- Phương tiện phục vụ cho việc giáo dục biến đổi khí hậu chưa được đầu tư
nhiều như: tranh ảnh, thông tin truyền thông, phim tài liệu ...
3


- Qua khảo sát thực trạng kiến thức về biến đổi khí hậu ở học sinh khối 9
trường THCS Ban Công đầu năm học 2016 - 2017 với số học sinh là 51 học sinh,
qua khảo sát tôi chọn lớp 9A làm đối tượng nghiên cứu còn lớp 9B làm đối chứng
tôi thu được kết quả như sau:
Lớp
9A
9B
Ý thức về BĐKH và
Điểm
SL
(%)
SL
(%)
biện pháp ứng phó
9 - 10
Ý thức cao
2

5.9
4
11.41
7- 8
Ý thức tốt
4
11.76
8
22.84
5-6
Có ý thức
14
41.17
12
34.28
4-5
Chưa có ý thức
14
41.17
11
31.47
<3
Ý thức kém
0
0,00
0
0,00
Từ những kết quả khảo sát như trên tôi đưa ra một số biện pháp sau đây để
các đồng nghiệp cùng tham khảo.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện

3.1. Chọn lọc các bài học có nội dung tích hợp về giáo dục BĐKH và
ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học 9.
Tên bài học
Bài 21 - 24: Đột
biến

Bài 29: Bệnh và tật
di truyền ở người

Bài 30: Di truyền
học với con người

Bài 48: Quần thể
người
Bài 53: Tác động
của con người đối

Địa chỉ, tích
hợp

Mục đích giáo dục

Cơ sở khoa học và nguyên nhân của một số
bệnh ung thư ở người từ đó giáo dục học
Tác nhân
sinh thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí
gây đột biến
thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường
đất, nước, bảo vệ các loài bản địa
Các biện

Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ
pháp hạn chế
khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi
sự phát sinh
gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng đúng
bệnh và tật
cách các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
di truyền
Các chất phóng xạ và hóa chất có trong tự
Hậu quả di nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng
truyền do ô độ ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người
nhiễm môi người mắc bệnh, tật di truyền → cần phải
trường
đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa
học và phòng chống ô nhiễm môi trường.
Ảnh hưởng của dân số tăng quá nhanh dẫn
tới thiếu thức ăn nơi ở, nước uống, ô nhiễm
Liên hệ, lồng môi trường, tăng khí thải nhà kính, tàn phá
ghép
rừng và các tài nguyên khác, giảm bề mặt
hấp thụ khí cácbôníc tăng tác động làm
BĐKH.
Lồng ghép Tác động lớn nhất của con người đến môi
trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ
4


Tên bài học

Địa chỉ, tích

hợp

Mục đích giáo dục

đó gây ra xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm
môi trường, hạn hán, lũ lụt…
Bài 54:Ô nhiễm môi
Thực trạng ô nhiễm môi trường dẫn đến
trường
BĐKH. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi
Bài 56,57: TH tìm
Lồng ghép trường, gây BĐKH. Biện pháp phòng chống
hiểu tình hình môi
ô nhiễm môi trường nói chung, giảm nhẹ và
trường ở địa phương.
thích ứng với BĐKH tại địa phương.
Sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên
Bài 58: Sử dụng
nhiên. Bảo vệ rừng và cây xanh trên trái đất
hợp lí tài nguyên
Lồng ghép
là bảo vệ đất, nước và các tác hại của
thiên nhiên
BĐKH đối với con người.
Nhằm ngăn chặn, khắc phục những hậu quả
Bài 61: Luật bảo vệ
xấu do hoạt động của con người và thiên
Lồng ghép
môi trường
nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên →

giảm nhẹ tác động của BĐKH.
Bài 63: Ôn tập sinh Liên hệ, lồng Tổng hợp các kiến thức về bảo vệ môi
vật và môi trường
ghép
trường, BĐKH và phòng chống thiên tai [2]
với môi trường

3.2 Thiết kế bài dạy phù hợp với mục tiêu
3.2.1 Thiết kế bài dạy phù hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường.
Ví dụ 1:

TIẾT 30. BÀI 29. BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu rõ được các bệnh và tật di truyền theo 3 nội dung sau:
+ Nguyên nhân
+ Biểu hiện hình thái và sinh lí
+Hậu quả: đối với bản thân người bệnh, với gia đình và xã hội
- Nắm rõ được nguyên nhân gây ra bệnh và tật di truyền (trong đó ô nhiễm
môi trường là chủ yếu)
- Đề ra được một số biện pháp bảo vệ môi trường sống
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng truyết trình trước lớp
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
- Rèn kỹ năng quan sát, khái quát hóa, tổng hợp kiến thức
3. Thái độ
- Giáo dục thái độ yêu thích môn học
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường


II. Chuẩn bị
1. Học sinh
5


- Bài tập trình bày nhóm ở nhà,
- Tư liệu tham khảo, thông tin bổ sung
2. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
- Thông tin về hội chứng claiphentơ, tơcnơ, siêu nữ, siêu nam
- Thông tin về nguyên nhân gây ra các khối U, ung thư

III. Bài giảng
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho học sinh quan sát một số hình ảnh về đột biến gen và đột biến NST
xảy ra ở người, động vật, thực vật. Sau đó, đặt câu hỏi
-Các hình ảnh trên thể hiện điều gì? Học sinh trả lời miệng
-GV hỏi tiếp: Nguyên nhân gây ra các đột biến này? Học sinh trả lời miệng
3. Bài mới
Mở bài: Như vậy, đột biến xảy ra chỉ có một số ít là có lợi ở thực vật còn đa
phần ở động vật và người là có hại. Vậy ở người có hại như thế nào và gây ra bệnh,
tật gì?
HOẠT ĐỘNG 1 : MỘT VÀI BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
1. Mục tiêu
- Học sinh hiểu rõ được các bệnh và tật di truyền về nguyên nhân, biểu hiện
hình thái và sinh lí, hậu quả đối với bản thân, gia đình và xã hội
- Nắm rõ được nguyên nhân gây ra bệnh và tật di truyền
- Rèn kỹ năng truyết trình trước lớp, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng quan
sát, khái quát hóa, tổng hợp kiến thức

- Giáo dục thái độ yêu thích môn học, ý thức bảo vệ môi trường
2. Cách thức tổ chức
-Tổ chức hoạt động học theo hình thức hoạt động nhóm chuẩn bị trước ở nhà,
đến lớp hoàn thiện, thống nhất và trình bầy kết quả trước lớp.
3. Kiểm tra đánh giá
Đánh giá mức độ hoàn thành bài tập của học sinh ở nhà, khả năng trình bầy trước
lớp, sự đoàn kết thống nhất trong nhóm.

HĐ của giáo viên

HĐ của học sinh

-Giới thiệu: Để hiểu kĩ bệnh và tật di
truyền, giờ học trước thầy đã giao bài
tập cho từng nhóm
Bài tập: Nghiên cứu SGK, đọc sách báo
hoặc lên mạng lấy thông tin tìm hiểu
theo 3 tiêu chí:
+ Nguyên nhân
+Biểu hiện hình thái và sinh lí
+Hậu quả: với bản thân, gia đình và xã
hội

-Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm
-Từng nhóm cử đại diện lên thuyết
trình bài tập của nhóm mình
-Các nhóm khác quan sát lắng nghe
cho nhận xét, nêu ý kiến hoặc thắc mắc
những điều muốn tìm hiểu thêm
-Bạn thuyết trình sẽ trả lời, nếu không

trả lời được các bạn trong nhóm sẽ giúp
đỡ hoặc các nhóm khác sẽ trả lời giúp
-Nếu không trả lời được, thầy giáo sẽ
giúp đỡ.
6


-Nhóm 1. Bệnh Đao
Các em quan sát thêm hình ảnh về bệnh
đao

Kết quả của nhóm 1

Người bị bệnh đao
-Nhóm 2. Bệnh Tơcnơ
Các em quan sát thêm hình ảnh về bệnh
Tơcnơ

Kết quả của nhóm 2

Bộ NST người bị bệnh Tơcnơ

Người bị bệnh Tơcnơ
Kết quả của nhóm 3
7


-Nhóm 3. Bệnh bạch tạng và bệnh
câm điếc bẩm sinh


Bệnh nhân bạch
tạng

Bệnh nhân câm
điếc bẩm sinh
Nhóm 4. Một số tật di truyền ở người

Tật khe hở môi hàm

Bàn tay, chân nhiều ngón

8


Bàn tay, bàn chân dính ngón
-Giáo viên chốt lại
-Bổ sung thêm thông tin hội chứng:
+ Hội chứng patau
+ Hội chứng siêu nữ
+ Hội chứng siêu nam
+ Hội chứng claiphentơ
Có giải thích về từ dùng “ Hội chứng”
và “ Bệnh di truyền”
+ Thông tin về nguyên nhân gây ra các
khối U, ung thư:
. Tích hợp môn Vật lí: Tia cực tím
(UV là sóng điện từ có bươc sóng ngắn
hơn ánh sáng nhìn thấy), bức xạ ion
hóa gây tổn thương tế bào, gây rối loạn
trao đổi chất trong tế bào

. Tích hợp môn Hóa học : Các chất
hóa học: khói amiăng, khói thuốc lá
(chứa chất nicotin và các vòng thơm
hiđrocacbon), acrylamide (có trong
bim bim, khoai tây chiên) … các chất
này xuyên sâu vào mô, tế bào gây đột
biến gen, đứt gãy NST

. Tích hợp môn Địa lí: Biến đổi khí
hậu làm trái đất nóng lên, băng ở 2 cực
tan ra làm diện tích đất liền bị thu hẹp,

Tia UV hay tia cực tím

Khói thuốc lá

9


nhiều vùng bị ngập mặn, đồng thời
giải phóng một lượng lớn các chất gây
ung thư
. Do các loại vi rút: Vi rut viêm gan
A, vi rút HPV …

Hiện tượng băng tan
do biến đổi khí hậu
HOẠT ĐỘNG 2 : CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TẬT, BỆNH DI TRUYỀN
1. Mục tiêu
- Nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô

nhiễm hóa chất, ô nhiễm chất phóng xạ.
- Hậu quả của việc kết hôn gần( kết hôn cận huyết), sinh con ở độ tuổi lớn. Từ đó
đề ra biện pháp hạn chế kết hôn gần.
- Biết được là học sinh phải làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ bản thân trước
các tác nhân gây nên tật, bệnh di truyền ở người.
2. Cách thức tổ chức
Tổ chức hoạt động nhóm kết hợp với cá nhân tự nghiên cứu, tìm hiểu thông tin để
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Kiểm tra đánh giá
Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của từng cá nhân và của nhóm,
khả năng trình bầy trước lớp, sự đoàn kết thống nhất trong nhóm.

HĐ của giáo viên

HĐ của học sinh

GV : Cho học sinh xem đoạn video
sau đó hoàn thành phiếu học tập.
-Học sinh theo dõi đoạn băng hình về các
Cho các nhóm trình bày kết phiếu tác nhân gây nên tật bệnh di truyền.
học tập, các nhóm khác bổ sung
-Thảo luận theo nhóm, hoàn thành phiếu
học tập
- Nhóm được thầy chọn sẽ trình bày, các
1. Nguyên nhân
nhóm khác bổ sung hoàn thành kiến thức
-Nguyên nhân phát sinh tật bệnh di
truyền?
-Giáo viên chốt lại: 3 nguyên nhân
chính:

+ Ô nhiễm môi trường
+ Sinh con ở độ tuổi lớn
+ Kết hôn giữa những người mang
10


gen bệnh hay hôn phối gần
(tích hợp môn Giáo dục công dân:
luật hôn nhân cấm kết hôn trong
vòng 4 đời và giữa những người bị
bệnh di truyền. Tuổi kết hôn của nam
là 20 tuổi, nữ là 18 tuổi).
-Yêu cầu học sinh quan sát đoạn băng
hình về các tác nhân gây ô nhiễm môi
trường
-Hoàn thành phiếu học tập theo nhóm
-Chiếu bài làm của 2 nhóm rồi chữa

Kết hôn cận huyết

-Giáo viên chốt lại, bổ sung thêm
thông tin:
+ Bão cát
+ Núi lửa phun trào tạo ra các dòng
dung nham làm chết thực vật và sinh
ra khí metan (tích hợp môn Hóa học)
Núi lửa phun trào

+ Cháy rừng: Thực vật khi cháy âm ỉ
có thể sinh ra các chất độc hại, đặc

biệt là ancaloit, là những hợp chất
hữu cơ có chứa dị vòng nitơ, có hoạt
tính rất cao đối với cơ thể con người,
đặc biệt là hệ thần kinh (tích hợp
môn Hóa học)

+ Thử hạt nhân, rò rỉ chất phóng xạ
làm phát tán một lượng lớn các chất
phóng xạ như uranium, plutonium…
ảnh hưởng đến môi trường đất, nước,
không khí và gây hậu quả nghiêm
trọng đối với con người (tích hợp

Cháy rừng

Thử vũ khí hạt nhân

11


môn Hóa học)

+ Rải chất độc da cam có tên hóa học
là đioxin, là các hợp chất thơm
polychlorin. Ngoài ra một số quá
trình khác cũng thải chất độc này vào
môi trường như: núi lửa phun trào,
cháy rừng, quá trình sản xuất: thuốc
trừ sâu, thép, sơn, giấy … (tích hợp
môn Hóa học và môn Lịch Sử)


Mỹ rải chất độc Đioxin

+ Sử dụng thuốc trừ sâu không đúng
cách: thuốc DDT, thuốc 6.6.6 (tích
hợp môn Hóa học)
Nước thải chưa qua sử lý
+ Nước thải chưa qua xử lí đã thải:
kim loại nặng, dầu mỡ, các chất hữu
cơ khó phân hủy vào môi trường
(tích hợp môn Hóa học)

Khí thải các nhà máy
+ Khí thải từ các nhà máy, phương
tiện giao thông chứa các khí độc hại
như: SO2, NOx, CO, CO2 … (tích hợp
môn Hóa học)
+ Xả rác bừa bãi.

Hiện tượng tràn dầu trên biển
+ Tràn dầu ra biển( Tích hợp môn
vật lý về sự nổi)
-Các nhóm học sinh trả lời miệng
12


HS: Nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi
cá nhân, bổ sung cho nhau, yêu cầu nêu
được


2. Biện pháp bảo vệ môi trường
-Nêu các biện pháp bảo vệ môi
trường sống khỏi bị ô nhiễm?
-Giáo viên chốt lại
+ Trồng nhiều cây xanh

Hoạt động trồng cây
của học sinh

+ Không xả rác bừa bãi

Hoạt động thu gom rác
+ Sử dụng năng lượng sạch

Năng lượng gió

Năng lượng mặt trời
13


Năng lượng thuỷ điện

Năng lượng thuỷ triều

+ Vệ sinh nơi ở, môi trường, cá nhân

Tích hợp môn GDCD: Gv giới thiệu
luật bảo vệ môi trường, điều
13,14,15,16,19, 20, 29, 31, 34, 36 tại
chương II, II


Học sinh tham gia
dọn vệ sinh

IV. Củng cố hướng dẫn học bài ở nhà
-Học bài và trả lời câu hỏi
-Đọc “ Em có biết”
-Chuẩn bị bài sau: Di truyền học đối với con người
Ví dụ 2:
BÀI 54. TIẾT 56: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
( Nội dung chuyển sang phần phụ lục)

3.3. Giáo dục kiến thức về BĐKH thông qua hoạt động thực
hành ngoại khóa tham quan môi trường và thực trạng BĐKH, cách
ứng phó với BĐKH tại địa phương.
Tham quan một số khu vực gây ô nhiễm môi trường như chợ Cầu Treo, Bãi
rác Làng Cả, Các con suối Nủa, suối Khằm có nhiều rác thải, đặc biệt là khu vực
nằm trong lòng hồ thủy điện hay bị ngập lụt hành năm. Từ đó đề xuất các biện
pháp bảo vệ môi trường, giảm nhẹ tác động của BĐKH.
Tham khảo, tìm hiểu các biện pháp ứng phó với BĐKH của UBND Xã Ban
Công theo phương án.

PHƯƠNG ÁN
Nhiệm vụ công tác Phòng chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn của Xã Ban Công năm 2017
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KHÍ HẬU THỦY VĂN CỦA XÃ BAN CÔNG

I. Khái quát tình hình khí hậu thủy văn:
14



1. Đặc điểm tự nhiên:
Vị trí địa lý: Xã Ban Công là địa bàn nằm tại khu vực cửa ngõ của 6 xã Quốc
Thành, lưu lượng phương tiện giao thông qua lại lớn. Mặt khác Ban Công là xã
giáp ranh với Thị Trấn Cành Nàng nên việc giao thương buôn bán lớn. Vì vậy
lượng rác thải cũng rất lớn.
2. Đơn vị hành chính – Tự nhiên:
Toàn Xã có 7 thôn diện tích tự nhiên là 43.89km 2 , chủ yếu là đất ở, địa hình
nhiều đồi núi tương đối phức tạp.
Trong những năm qua tình hình thiên tai diễn ra phức tạp. Gây sạt lỡ, ngập
úng cục bộ nhiều nơi trên địa bàn gây thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Với sự lãnh chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều
biện pháp tích cực tổ chức phòng chống và khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại
đến mức thấp nhất về người và tài sản do thiên tai gây ra.
Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, tình hình khí hậu,
thời tiết năm 2017 sẽ có nhiều diễn biến phức tạp khó lường. Để chủ động đối phó
và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về
người và tài sản của nhà nước và nhân dân trên địa bàn xã.
* Dự kiến khu vực có lũ ống, sạt lỡ, ngập nước có thể sảy ra..
a. Khu vực dự kiến sảy sạt lở.
+ Khu vực dọc theo suối Khằm
+ Khu vực dọc theo con suối Nủa
+ Khu vực dọc theo hai bên bờ sông mã
b. Khu vực dự kiến sảy ra lũ ống, lũ quét.
+ Khu vực dọc theo suối Khằm
+ Khu vực dọc theo con suối Nủa
+ Khu vực làng cả
+ Khu vực La Hán
c. Khu vực dự kiến ngập nước
+ Khu vực La Hán

II. Phương án cho từng khu vực cụ thể:
* Tổ 1: Bao gồm lực lượng, đoàn viên thanh niên, trật tự viên và dân quân tại
chỗ làm nòng cốt mỗi khu vực từ 30 – 40 người. Có nhiệm vụ nhanh chóng chống
sạt lở, di dời dân, cứu hộ, cứu nạn ra khỏi vùng nguy hiểm.
* Tổ 2: Các ban ngành đoàn thể, các hộ dân không bị ảnh hưởng phối hợp sơ
tán các tài sản cho các hộ bị sạt lở.
+ Dụng cụ: Bao bì mỗi tổ 100 bao, cọc tre 100 cái, dây thép buộc 30 kg.
Ngoài ra còn huy động các dụng cụ, phương tiện, trang bị trong nhân dân để ứng
cứu và giải quyết hậu quả sau sảy ra.
2. Khu vực sảy ra lũ ống:
- Chủ động thông báo cho bà con di dời tài sản, kê lên vị trí cao đảm bảo
không bị nước cuốn trôi, các hộ dọc theo các con suối bị lũ dùng bao cát, gạch, đá
chắn luồng nước vào nhà, di dời tài sản và người già, trẻ em đi đến nơi an toàn.
+ Về lực lượng: Sử dụng tất cả các lực lượng tại chỗ sử lý trước, điều động
lực lượng dân quân cơ động của xã ứng cứu tại các điểm lũ mạnh, nước lớn và hộ
dân cư thưa ít người phòng chống.
15


Khu vực khác khi sảy ra, chủ động phương châm 4 tại chỗ, thực hiện phương
án theo các tình huống trên, tập trung cứu hộ, cứu nạn và giải quyết hậu quả do
thiên tai gây ra hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản.
B. NHIỆM VỤ:

Phòng, chống thiên tai, bão, lụt và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đòi hỏi cán bộ và nhân dân
phải chủ động thực hiện kiểm tra chất lượng các công trình gồm:
Công trình phúc lợi cầu cống, nhà cửa, trường lớp học để có kế hoạch tu sửa,
chuẩn bị vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão tại các điểm trọng yếu trên địa bàn
Mỗi đơn vị và các cơ quan đứng trên địa bàn xã phải tiến hành kiện toàn tiểu

ban chỉ huy phòng chống lụt, bão. Chủ động các phương án phòng chống lụt, bão
cụ thể, chi tiết tổ chức ứng cứu đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong mùa
mưa lũ. Phổ biến tuyên truyền nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, lụt, bão đến mọi
người, mọi nhà để có ý thức trách nhiệm tham gia phòng chống khi xảy ra.
Công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão, TKCN phương châm chính là đảm
bảo an toàn cho người và tài sản, các biện pháp khắc phục kịp thời những hậu quả,
thực hiện phương châm 4 tại chỗ: “chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ,
hậu cần tại chỗ”. [7]
4. Kết quả đạt được:
Sau khi HS theo dõi Phương án: Nhiệm vụ công tác Phòng chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn của xã Ban Công năm 2017 . Học sinh đã có nhận thức về
BĐKH và cách ứng phó với BĐKH như trồng cây, bảo vệ cây cối, con vật, bảo
vệ môi trường xung quanh. Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi
trường một cách hào hứng, tự nguyện. Học sinh yêu thích, hứng thú và mong
muốn được làm những công việc phù hợp liên quan đến bảo vệ môi trường
trong và ngoài lớp học sạch sẽ, thoáng mát như: không vứt rác bừa bãi, không
khạc nhổ, không bẻ cây, hái hoa, biết chăm sóc cây, thường xuyên nhặt rác vệ
sinh sân trường, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tiết kiệm điện, nước….
Qua thực hiện một số biện pháp nghiên cứu về giáo dục BĐKH cho học sinh
lớp 9 năm học 2016 - 2017 tôi đã thu lại được những kết quả như sau:
Bảng: Kết quả khảo sát
Lớp
9A
9B
Ý thức về BĐKH và
Điểm
SL
(%)
SL
(%)

biện pháp ứng phó
9 - 10
Ý thức cao
14
41,17
6
17,14
7- 8
Ý thức tốt
15
44,11
12
34,28
5-6
Có ý thức
5
14,72
14
40,00
4-5
Chưa có ý thức
0
0,00
3
8,58
[8]

Phân tích kết quả bảng trên, ta thấy lớp 9A tích hợp nội dung BĐKH cho các
bài học thì tỉ lệ học sinh có ý thức về BĐKH và cách ứng phó cao và tốt tăng lên
rất nhiều. Không có học sinh chưa có ý thức và có ý thức kém.

16


III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giáo dục BĐKH và ứng phó với BĐKH cho học sinh khối 9 là góp phần hình
thành thái độ, hành vi ứng xử, quan niệm đạo đức, ý thức sống có trách nhiệm
trước cộng đồng của các em học sinh trước xu thế phát triển của thời đại.
Bằng thực tế giảng dạy và nghiên cứu sự thay đổi của chương trình và sách
giáo khoa mới, kết hợp áp dụng các phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực
hoá hoạt dộng học tập của học sinh nhằm hình thành cho học sinh tư duy độc lập
sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và tự xử lý vấn đề, trên cơ sở kiến thức sinh
học đã tích luỹ có hệ thống. Để giúp học sinh học tập đạt được mục đích trên, tiếp
thu một số kiến thức và phương pháp học tập môn sinh học trong trường THCS.
Tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến trên trong kế hoạch giảng dạy của mình, đồng
thời cùng với các đồng nghiệp, tổ bộ môn nghiên cứu góp ý và hoàn thiện sáng
kiến, tôi nhận thấy có nhiều hiệu quả tốt. Từ chỗ các em chưa có phương pháp tích
hợp kiến thức bộ môn vào học tập, chưa có ý thức bảo vệ môi trường và phòng
chống biến đổi khí hậu đến ý thức tốt trách nhiệm của mình trước cộng đồng trong
việc chung tay bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hành
tinh của chúng ta. Trên cơ sở đó nhen nhóm dần cho học sinh lòng ham mê, yêu
thích bộ môn, giúp cho thầy cô giáo định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh
khi còn trên ghế nhà trường
2. Kiến nghị
2.1. Đối với các nhà quản lí
Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính quyền địa phương, các
tổ chức đoàn thể xã hội để tổ chức tốt hơn các hoạt động vệ sinh môi trường, tiết
kiệm điện, trồng cây xanh nơi cư trú và sẵn sàng sống chung với BĐKH.
2.2. Đối với các thầy cô giáo
Các thầy cô giáo cần cập nhật thường xuyên và tích hợp các nội dung

BĐKH vào giảng dạy, giúp học sinh hiểu sâu hơn về sự phát triển bền vững, những
vấn đề làm BĐKH và hậu quả của chúng với sự phát triển bền vững. Trong đó đặc
biệt chú ý đến nguyên nhân của sự BĐKH chủ yếu là do con người (90%) gây ra từ
các hoạt động sản xuất, đời sống, sinh hoạt hàng ngày.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Ban Công, ngày 28 tháng 03 năm 2018
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là skkn của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Nguyễn Thị Đào

Hoàng Văn Thắng

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn sinh học cấp THCS
của Ngô Văn Hưng, Ngô Thái Lan, Phan Hồng The, NXB Giáo Dục 2012
2. Giáo dục BVMT trong môn sinh học trung học cơ sở của Ngô Văn Hưng, Phan
Thị Lạc, Trần Thị Nhung, Phan Hồng The, NXB Giáo Dục.
3. Sách giáo khoa sinh học 9 NXB Giáo Dục.
4. Bài giảng sinh học 9 của Trần Hồng Hải, NXB Giáo Dục.
5. Luật BVMT.
6. Sách GV môn sinh 9, NXB Giáo Dục.
7. Phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của xã Ban Công năm 2017.
8. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet


18



×