Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Đánh giá tính khả thi của việc theo dõi huyết áp từ xa trên bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp có suy giảm nhận thức nhẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.4 MB, 136 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---oOo---

TRẦN LÊ VY

ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA VIỆC THEO DÕI
HUYẾT ÁP TỪ XA TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI
TĂNG HUYẾT ÁP CÓ SUY GIẢM NHẬN THỨC NHẸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---oOo---

TRẦN LÊ VY



ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA VIỆC THEO DÕI
HUYẾT ÁP TỪ XA TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI
TĂNG HUYẾT ÁP CÓ SUY GIẢM NHẬN THỨC NHẸ

CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA (LÃO KHOA)
MÃ SỐ: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. THÂN HÀ NGỌC THỂ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Trần Lê Vy

.


.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT ................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................4
1.1. Đại cương về tăng huyết áp .................................................................................4
1.2. Theo dõi huyết áp tại nhà .....................................................................................7
1.3. Theo dõi huyết áp tại nhà bằng hệ thống y tế từ xa ...........................................11
1.4. Đại cương về suy giảm nhận thức nhẹ ...............................................................15
1.5. Hoạt động chức năng .........................................................................................19
1.6. Tăng huyết áp trên bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ .....................................20
1.7. Nghiên cứu liên quan .........................................................................................22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................26
2.1. Thiết kế nghiên cứu ...........................................................................................26
2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................26
2.3. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................26
2.4. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................26
2.5. Cỡ mẫu ...............................................................................................................26
2.6. Phương pháp chọn mẫu......................................................................................27
2.7. Định nghĩa biến số nghiên cứu ..........................................................................28
2.8. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................40
2.9. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................40
2.10. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................41
2.11. Kiểm sốt sai lệch ............................................................................................42
2.12. Sơ đồ nghiên cứu .............................................................................................43

2.13. Đạo đức trong nghiên cứu................................................................................44

.


.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................45
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ..............................................................................46
3.2. Mục tiêu 1 ..........................................................................................................53
3.3. Mục tiêu 2 ..........................................................................................................58
3.4. Mục tiêu 3 ..........................................................................................................64
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................66
4.1. Đặc điểm dân số xã hội ......................................................................................66
4.2. Tỷ lệ tuyển mẫu và giữ mẫu của nghiên cứu .....................................................72
4.3. Tỷ lệ người cao tuổi đạt tần suất theo dõi huyết áp ...........................................80
4.4. Đánh giá sự hài lòng của người tham gia ..........................................................87
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90
KIẾN NGHỊ.............................................................................................................92
HẠN CHẾ ĐỀ TÀI .................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94
PHỤ LỤC...............................................................................................................109

.


.

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

ĐHALĐ

Đo huyết áp lưu động

ĐHATN

Đo huyết áp tại nhà

ĐHYD

Đại học Y Dược

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐTĐ

Đái tháo đường


HA

Huyết áp

HATB

Huyết áp trung bình

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

HCM

Hồ Chí Minh

KTC

Khoảng tin cậy

LK

Lão khoa

NCT


Người cao tuổi

NVYT

Nhân viên y tế

PK

Phòng khám

PKLK

Phòng khám Lão Khoa

PKTM

Phòng khám Tim Mạch

SGNT

Suy giảm nhận thức

.


.

ii

SGNTN


Suy giảm nhận thức nhẹ

SSTT

Sa sút trí tuệ

TB

Trung bình

TDHATX

Theo dõi huyết áp từ xa

THA

Tăng huyết áp

TM

Tim mạch

TP

Thành phố

TTDHA

Tự theo dõi huyết áp


.


.

iii

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
TIẾNG ANH
AADL

Advanced Acivities of Daily Living
Hoạt động xã hội của cuộc sống hàng ngày

ACC

American College of Cardiology
Trường môn tim mạch Hoa Kỳ

ADL

Activities of Daily Living
Hoạt động chức năng hàng ngày

AES

Advanced Encryption Standard
Chuẩn mã hoá cấp cao


AHA

American Heart Association
Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ

API

Application Programming Interface
Giao diện lập trình ứng dụng

BHS

British Hypertension Society
Tổ chức Tăng huyết áp Anh

BMI

Body Mass Index
Chỉ số khối cơ thể

CDC

Centers for Disease Control and Preventation
Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật

EHR

Electronic Health Record
Ghi dữ liệu sức khoẻ điện tử


ESC

European Society of Cardiology
Hiệp Hội Tim Mạch Châu Âu

.


.

iv

HL7

Health Level 7
Mức độ sức khoẻ 7

IADL

Instrumental Activities of Daily Living
Hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày

ISH

The International Society of Hypertension
Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế

MMSE

Mini-Mental State Examination

Thang đánh giá tâm thần tối thiểu

MoCA

Montreal Cognitive Assessment
Thang đánh giá nhận thức Montreal

NICE

The National Institue for Health and Care Excellence
Viện Y tế và Chăm sóc Quốc gia xuất sắc

OR

Odds ratio
Tỷ số số chênh

TASMIN - SR

Effect of Self – Monitoring and medication self –
tiltration on systolic blood pressure in hypertensive
patients at high risk of cardiovascular disease
Hiệu quả tự theo dõi huyết áp và tự điều chỉnh thuốc dựa
trên huyết áp tâm thu trên bệnh nhân tăng huyết áp có
nguy cơ tim mạch cao

TASMINH4

The Telemonitoring And Self - Management In
Hypertension 4

Quản lý tăng huyết áp dựa trên theo dõi từ xa 4

WebRTC

Web Real – Time Communication
Giao tiếp thực trực diện web

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới

.


.

v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lịch trình theo dõi huyết áp tại nhà theo các hướng dẫn ...........................9
Bảng 2.1. Liệt kê các biến số trong nghiên cứu ........................................................37
Bảng 3.1. Đặc điểm về tần số tim và trị số huyết áp của người tham gia nghiên cứu
(n = 31) ....................................................................................................52
Bảng 3.2. Lý do người cao tuổi không đồng ý tham gia nghiên cứu (n = 12) ..........53
Bảng 3.3. Đặc điểm của nhóm hồn thành và khơng hồn thành nghiên cứu
(n = 28) ....................................................................................................56
Bảng 3.4. Tần suất các lý do xảy ra cảnh báo ...........................................................59
Bảng 3.5. Đặc điểm giữa hai nhóm bệnh nhân đạt và không đạt tần suất theo dõi
huyết áp (n = 28) .....................................................................................60

Bảng 3.6. Huyết áp tại phòng khám các thời điểm 1 tháng, 3 tháng ........................62
Bảng 3.7. Thay đổi trị số huyết áp tại nhà 2 thời điểm 1 tháng và 3 tháng so với
ban đầu ....................................................................................................62
Bảng 3.8. Thay đổi trị số huyết áp tại phòng khám 2 thời điểm 1 tháng và 3 tháng
so với ban đầu .........................................................................................63
Bảng 3.9. Đánh giá sự hài lòng của người tham gia về máy viễn áp (n = 31) ..........64
Bảng 3.10. Đánh giá sự hài lòng của người tham gia khi sử dụng máy viễn áp
(n = 31) ....................................................................................................65
Bảng 3.11. Đánh giá sự hài lòng của người tham gia khi theo dõi huyết áp từ xa
(n = 31) ....................................................................................................65

.


.

vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi (n = 31) ..........................................................46
Biểu đồ 3.2. Phân bố giới tính của dân số nghiên cứu (n = 31) ................................46
Biểu đồ 3.3. Hoàn cảnh sống của dân số nghiên cứu (n = 31)..................................47
Biểu đồ 3.4. Trình độ học vấn của dân số nghiên cứu (n = 31) ................................47
Biểu đồ 3.5. Nơi sống của dân số nghiên cứu (n = 31).............................................48
Biểu đồ 3.6. Nguồn thu nhập của dân số nghiên cứu (n = 31)..................................48
Biểu đồ 3.7. Tình trạng hoạt động thể lực của dân số nghiên cứu (n = 31) ..............49
Biểu đồ 3.8. Thể trạng của dân số nghiên cứu (n = 31) ............................................49
Biểu đồ 3.9. Tình trạng hút thuốc, uống rượu của dân số nghiên cứu (n = 31) ........50
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ đa bệnh của dân số nghiên cứu (n = 31) ...................................50
Biểu đồ 3.11. Các bệnh mạn tính đi kèm của dân số nghiên cứu (n = 31) ...............51

Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ đa thuốc của dân số nghiên cứu (n = 31) ..................................51
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ sử dụng thuốc huyết áp của dân số nghiên cứu (n = 31) ...........52
Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ tuyển mẫu của nghiên cứu (n = 43)...........................................53
Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ giữ mẫu của nghiên cứu (n = 31) ..............................................54
Biểu đồ 3.16. Lý do không tham gia đến hết nghiên cứu (n = 11) ...........................54
Biểu đồ 3.17. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ theo dõi huyết áp (n = 28) .........................55
Biểu đồ 3.18. Lý do người tham gia ngưng theo dõi huyết áp tại nhà (n = 8) ..........55
Biểu đồ 3.19. Tỷ lệ xảy ra cảnh báo và tỷ lệ người cao tuổi đạt tần suất theo dõi
huyết áp (n = 28) .....................................................................................58
Biểu đồ 3.20. Phân loại huyết áp cao báo động (n=28) ............................................64

.


.

vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Xử trí tình huống khi bệnh nhân có huyết áp cao báo động ...............32
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................43
Sơ đồ 3.1. Kết quả nghiên cứu .............................................................................45

.


.

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cách đo huyết áp ....................................................................................5
Hình 1.2. Máy đo huyết áp sử dụng trong nghiên cứu của chúng tơi...................12
Hình 1.3. Kết quả ghi dữ liệu từ máy đo huyết áp tự động ..................................13
Hình 1.4. Cấu trúc iHTIS .....................................................................................14
Hình 1.5. Đồ thị thể hiện trị số huyết áp trên ứng dụng điện thoại ......................15
Hình 1.6. Thang tầm sốt suy giảm nhận thức MoCA .........................................18
Hình 2.1. Những chú ý để lấy được số đo huyết áp chính xác .............................34

.


.

1

MỞ ĐẦU
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh lý phổ biến trên thế giới và có xu hướng ngày
càng gia tăng, theo Bin Zhou vào năm 1975 có khoảng 594 triệu người mắc tăng
huyết áp và tăng lên đến 1,13 tỷ vào năm năm 2015, 1 phần lớn tại các nước thu nhập
trung bình – thấp, chiếm tỷ lệ 2/3 trên tổng số mắc. Người ta cũng ước tính rằng số
người bị tăng huyết áp sẽ tăng thêm 15-20% vào năm 2025, đạt gần 1,5 tỷ người. 2,3
Già hóa dân số, các yếu tố nguy cơ gia tăng như lối sống ít vận động, tăng trọng lượng
cơ thể khiến cho tỷ lệ tăng huyết áp trên toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng. Tăng huyết áp
ngày càng phổ biến khi tuổi càng cao, với tỷ lệ hơn 60% ở những người trên 60 tuổi.
4

Theo điều tra của viện dinh dưỡng và khám sức khỏe Hoa Kỳ cho thấy có đến 70%

người cao tuổi có bệnh lý tăng huyết áp, trong khi tỷ lệ này là 32% ở những người từ

40 – 59 tuổi. 5
Suy giảm nhận thức nhẹ (SGNTN) là một bệnh lý phổ biến có liên quan đến người
cao tuổi (NCT). Sự suy giảm dần dần chức năng nhận thức ngày càng ảnh hưởng đến
hoạt động sống hàng ngày ở người cao tuổi 6 và có nhiều nguy cơ dẫn đến sa sút trí
tuệ (SSTT). 7 Trên thế giới, có gần 50 triệu người được chẩn đốn sa sút trí tuệ và
con số này sẽ tăng lên đến 130 triệu người vào năm 2050 nếu tỷ lệ SSTT tăng theo
độ tuổi vẫn cịn khơng thay đổi, cho thấy SSTT là một vấn đề cộng đồng lớn. 8,9 Xu
hướng già hóa dân số ngày càng gia tăng làm cho tỷ lệ SSTT cũng gia tăng theo mỗi
năm. Các nghiên cứu quan sát đã xác định được một số yếu tố nguy cơ có thể thay
đổi được đối với SSTT bao gồm tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì tuổi trung
niên, đái tháo đường, hút thuốc lá và trình độ học vấn thấp. 8,10 Các thử nghiệm lâm
sàng ngẫu nhiên là cần thiết để điều tra xem liệu các biện pháp can thiệp vào các yếu
tố nguy cơ này có thể làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ và SSTT ở NCT hay
không, nhưng những thử nghiệm này còn gặp nhiều thách thức về phương pháp tiến
hành thực hiện. 8 Một số thử nghiệm lâm sàng can thiệp cho thấy điều chỉnh huyết áp
có thể giúp ngăn ngừa tiến triển đến suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.

11,12

Việc

đánh giá, can thiệp kiểm sốt huyết áp được khuyến cáo nên thực hiện thường quy
cho tất cả bệnh nhân tăng huyết áp bao gồm cả những bệnh nhân suy giảm nhận thức.

.


.

2


Trong khi đó đối tượng NCT có SGNTN chiếm một tỷ lệ không nhỏ tại các bệnh viện
(BV), theo Nguyễn Thị Minh Ngọc, tỷ lệ SGNTN chiếm khoảng 43,4% các BN đến
phòng khám Lão Khoa (PKLK) BV Đại học Y Dược (ĐHYD) thành phố (TP) Hồ
Chí Minh (HCM), 13 việc theo dõi kiểm sốt huyết áp trên nhóm BN này đóng vai trị
quan trọng.
Mặc dù THA rất phổ biến, nhưng tỷ lệ kiểm soát huyết áp (HA) lại rất hạn chế kể
cả tại các quốc gia đã phát triển, với tỷ lệ lần lượt là 30-50%, 48,3%, trên 60% theo
thứ tự tương ứng với Châu Âu, Hoa Kỳ và Canada. 14,15,16 Tại Việt Nam, tỷ lệ kiểm
soát HA lần lượt là 10,7% năm 2012 và 17,7% năm 2015. 17 Những tiến bộ công nghệ
trong đo huyết áp và truyền dữ liệu có thể cải thiện việc nắm bắt thơng tin và giúp
tăng tỷ lệ kiểm soát HA.

18

Hệ thống y tế từ xa (Telemedicine – Telehealth) có thể

giúp nhân viên y tế (NVYT) có khả năng đưa ra các quyết định thực hành tốt nhất
đặc biệt trong điều kiện BN không thể đến các phòng khám (PK) để theo dõi HA. 19
Ngày càng có nhiều các bằng chứng cho thấy rằng theo dõi HA từ xa (Tele – Blood
Pressure Monitoring) bằng máy viễn áp có thể có hiệu quả hơn so với chăm sóc thơng
thường trong việc cải thiện tỷ lệ đạt HA mục tiêu trong khoảng thời gian ngắn hạn và
trung hạn,

20,19,18

Mặc dù một số nghiên cứu thử nghiệm đã chứng minh rằng việc

bệnh nhân tự theo dõi có tác động nhỏ nhưng có ý nghĩa thống kê trong việc cải thiện
kiểm soát huyết áp. 21 Tuy nhiên theo dõi từ xa lại giúp thu hút sự tham gia của các

bác sĩ lâm sàng trong việc xem xét các kết quả đọc được của người bệnh gửi đến
thông qua mạng hay tin nhắn dẫn đến làm giảm huyết áp đáng kể trên lâm sàng và
hiệu quả về chi phí. 22 Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều cơ sở y tế áp dụng
công cụ này trong điều chỉnh can thiệp huyết áp. Đồng thời vẫn chưa có một nghiên
cứu cụ thể nào đánh giá hiệu quả của sử dụng theo dõi huyết áp từ xa trên NCT có
SGNTN trong giảm tiến triển đến SSTT.
Chính vì vậy chúng tơi thực hiện nghiên cứu: “Theo dõi tính khả thi của việc theo
dõi từ xa trên bệnh nhân cao tuổi có suy giảm nhận thức nhẹ tại phòng khám lão khoa
bệnh viện đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh” với câu hỏi: Việc theo dõi huyết
áp từ xa có khả thi đối với người cao tuổi có suy giảm nhận thức nhẹ không?

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát: Xác định tính khả thi của việc theo dõi huyết áp từ xa trên
bệnh nhân cao tuổi suy giảm nhận thức nhẹ tại phòng khám Lão Khoa và phòng khám
Tim Mạch bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2021 đến
tháng 06/2022.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ tuyển mẫu, giữ mẫu của nghiên cứu.
2. Xác định tỷ lệ bệnh nhân tham gia nghiên cứu đạt và không đạt được tần suất
theo dõi huyết áp theo hướng dẫn và lý do.
3. Xác định tỷ lệ hài lòng của người tham gia khi sử dụng máy viễn áp và theo
dõi huyết áp từ xa.


.


.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về tăng huyết áp
Chẩn đoán tăng huyết áp và phương pháp đo huyết áp
Theo hướng dẫn của Tổ chức Tăng Huyết Áp Quốc Tế (The International Society
of Hypertension - ISH) 2020 23 và Hội Tim Mạch Châu Âu (ESC) 2018 24:
Theo hầu hết các hướng dẫn chính, người ta khuyến cáo rằng tăng huyết áp được chẩn
đoán khi một người được đo tại cơ sở y tế hoặc phòng khám là huyết áp tâm thu
(HATT) ≥ 140 mmHg và hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg với đo lặp
lại. Chẩn đốn tăng huyết áp khơng nên chỉ dựa vào một lần khám duy nhất mà cần
khám 2-3 lần cách nhau 1 – 4 tuần. Chẩn đoán được thiết lập chỉ với 1 lần khám duy
nhất khi BN có HA ³ 180/110 mmHg và có bằng chứng mắc bệnh lý tim mạch.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc được định nghĩa khi HATT ≥ 140 mmHg và HATTr
< 90 mmHg, thường phổ biến trên người trẻ và người già. Đối tượng trẻ bao gồm trẻ
em, thiếu niên và thanh niên, tăng huyết áp tâm thu đơn độc là dạng tăng huyết áp cơ
bản phổ biến nhất. Tuy nhiên nó cũng đặc biệt phổ biến trên NCT, phản ánh sự xơ
cứng của các động mạch lớn với sự gia tăng áp lực mạch (sự khác biệt giữa HATT
và HATTr).
Những người đã được xác định là tăng huyết áp (độ I và độ II) nên được điều trị
bằng thuốc thích hợp. 24,23
Theo Hướng dẫn quản lý và điều trị THA của Viện Quốc Gia về Sức khoẻ và Chăm
sóc đặc biệt (National Institute for Health and Care Excellent – NICE) 2019 25
Khi sử dụng đo huyết áp tại nhà (ĐHATN) để chẩn đoán tăng huyết áp, cần chắc
chắn rằng:

• Đối với mỗi lần đo huyết áp, thực hiện 2 phép đo liên tiếp cách nhau ít nhất
1 phút với tư thế ngồi.
• Huyết áp được ghi lại 2 lần mỗi ngày lý tưởng nhất là vào buổi sáng và buổi
tối.

.


.

5

• Việc ghi huyết áp tiếp tục trong ít nhất 4 ngày, lý tưởng là 7 ngày.
• Bỏ các phép đo được thực hiện vào ngày đầu tiên và sử dụng giá trị trung
bình của tất cả các phép đo cịn lại để chẩn đốn tăng huyết áp.
Xác định chẩn đốn tăng huyết áp cho một người khi:
• Huyết áp đo tại PK ≥ 140/90 mmHg và
• Giá trị trung bình của phép đo huyết áp lưu động (ĐHALĐ) hoặc ĐHATN
≥ 135/85 mmHg.
Đo huyết áp tư thế cho BN khi tăng huyết áp đi kèm với:
• Đái tháo đường típ 2
• Có triệu chứng của hạ huyết áp tư thế
• Từ 80 tuổi trở lên
• Trên BN có hạ huyết áp tư thế đáng kể hay có triệu chứng của hạ huyết áp
tư thế, mục tiêu điều trị huyết áp dựa trên huyết áp ở tư thế đứng.

Hình 1.1. Cách đo huyết áp
Nguồn: ISH 2020 23

.



.

6

Tăng huyết áp khơng kiểm sốt
Theo Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật (Centers for Disease Control and
Preventation – CDC), tăng huyết áp khơng kiểm sốt được định nghĩa là HATT trung
bình ≥ 140 mmHg hoặc HATTr trung bình ≥ 90 mmHg, trong số những người bị tăng
huyết áp. 26
Theo dõi điều trị tăng huyết áp không kiểm soát
Sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc hạ áp, điều quan trọng là phải xem xét lại bệnh
nhân ít nhất một lần trong vòng 2 tháng đầu để đánh giá tác dụng hạ áp và đánh giá
tác dụng phụ có thể xảy ra cho đến khi bệnh nhân kiểm soát được huyết áp. Tần suất
xem xét sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tăng huyết áp, mức độ khẩn cấp
để đạt được kiểm soát huyết áp và bệnh nền của bệnh nhân. Liệu pháp viên thuốc
phối hợp sẽ làm giảm huyết áp trong vòng 1 đến 2 tuần và có thể giảm huyết áp trong
vịng 2 tháng tiếp theo. Sau khi đạt được mục tiêu huyết áp, khoảng thời gian thăm
khám khoảng một vài tháng là hợp lý và đã có được bằng chứng cho thấy khơng có
sự khác biệt nào khi huyết áp đã kiểm sốt trong khoảng thời gian theo dõi từ 3 đến
6 tháng.
Tuỳ thuộc vào điều kiện y tế địa phương mà tần suất theo dõi huyết áp có thể kéo
dài hơn và có thể thực hiện bởi nhân viên y tế khơng phải là bác sĩ như điều dưỡng.
Đối với những BN ổn định, theo dõi huyết áp tại nhà và thông tin giao tiếp điện tử
với bác sĩ cũng có thể cung cấp một giải pháp thay thế chấp nhận được để giảm tần
suất tái khám. Tuy nhiên nên đánh giá các yếu tố nguy cơ và tổn thương cơ quan
không triệu chứng ít nhất mỗi 2 năm. 24
Huyết áp cao hơn mức kiểm sốt tại phịng khám
Việc phát hiện ra huyết áp cao luôn khiến các bác sĩ phải đi tìm nguyên nhân đặc

biệt là các nguyên nhân phổ biến như kém tuân thủ chế độ điều trị, hiệu ứng áo choàng
trắng kéo dài dai dẳng, ăn muối thường xuyên hơn, thuốc, các chất làm tăng huyết áp
hoặc chống lại tác dụng của một việc điều trị (như rượu, kháng viêm không Steroid).

.


.

7

Điều này đòi hỏi cần hỏi bệnh nhân hoặc thân nhân bệnh nhân một cách khéo léo về
các yếu tố gây nhiễu cũng như đo huyết áp lặp lại trong những tuần tiếp theo để chắc
chắn rằng huyết áp có trở lại giá trị được kiểm sốt hay khơng. Nếu việc điều trị
không hiệu quả được xem là lý do của việc kiểm sốt huyết áp khơng đầy đủ thì cần
điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời. Điều này tránh được sự chậm trễ về mặt lâm
sàng, một trong những ngun nhân chính dẫn đến kiểm sốt huyết áp kém trên thế
giới. 24

Theo dõi huyết áp ngồi phịng khám
Theo khuyến cáo từ các hướng dẫn, huyết áp đo tại phòng khám gặp một vài giới
hạn, huyết áp tại phòng khám khơng phản ánh đúng huyết áp bên ngồi phịng khám
trong thời gian cả ngày. Huyết áp có thể tăng do đáp ứng với môi trường y tế (tăng
huyết áp áo chồng trắng) hay bình thường tại phịng khám nhưng có tăng huyết áp
bên ngồi (tăng huyết áp ẩn giấu). 27,28 Tần suất tăng huyết áp áo choàng trắng từ 1020% 29 và tần suất tăng huyết áp ẩn giấu có thể lên tới hơn 40% trong một vài nghiên
cứu. 30,31 Để chẩn đốn tăng huyết áp áo chồng trắng cần lặp lại đo huyết áp tại phòng
khám và cần đo huyết áp ngồi phịng khám. 23
o Tăng huyết áp ẩn giấu là khi huyết áp đo tại phòng khám < 140/90 mmHg
nhưng huyết áp đo ngồi phịng khám dựa trên kết quả trung bình của phép đo
huyết áp bằng đo huyết áp lưu động hay đo huyết áp tại nhà cao hơn. 25

o Tăng huyết áp áo choàng trắng khi có sự chênh lệch huyết áp lớn hơn 20/10
mmHg giữa huyết áp đo tại phòng khám so với huyết áp đo bằng ĐHALĐ
trung bình ban ngày hoặc ĐHATN tại thời điểm chẩn đoán. 25

1.2. Theo dõi huyết áp tại nhà
Có 2 phương pháp đo huyết áp có thể sử dụng tại nhà là hệ thống đo huyết áp lưu
động 24 giờ và máy huyết áp tự đo. Trong đó máy đo huyết áp lưu động thường đo
trong một khoảng thời gian dài thường là 24 giờ, với khoảng thời gian giữa các lần
đo là 15-20 phút khi thức và mỗi 20-30 phút khi ngủ. 32

.


.

8

Tự theo dõi huyết áp - Huyết áp đo tại nhà
Tự theo dõi huyết áp (TTDHA) là một phương pháp theo dõi huyết áp do chính
BN đo huyết áp thường xuyên hay rộng hơn đó là việc sử dụng thường xuyên thiết bị
đo huyết áp do BN sở hữu (hoặc được mượn) để sử dụng ngồi phịng khám. Việc đo
huyết áp có thể thực hiện trực tiếp bởi BN hay bởi một người khác thường là người
nhà (thường không phải NVYT). Các phép đo TDHA có thể lấy tại vị trí cánh tay, cổ
tay, ngón tay (hoặc chi dưới). Tuy nhiên các khuyến cáo đề nghị nên sử dụng thiết bị
đo trên cánh tay. 33 Các thiết bị đo TTDHA bao gồm máy đo huyết áp cơ học (huyết
áp kế), cần đo với phương pháp thủ công là nghe mạch, máy đo bán tự động (huyết
áp bơm bằng tay) màn hình tự động đến máy đo huyết áp tự động.
Nói chung với việc sử dụng TTDHA, bệnh nhân có thể lưu trữ lại các kết quả về
trị số huyết áp và cung cấp cho bác sĩ điều trị khi đến khám tại phòng khám. Các thiết
bị TTDHA mới hơn như tự theo dõi huyết áp từ xa (TTDHATX) có thể tự động lưu

trữ các kết quả và được truyền đến dữ liệu điện tử của nhà cung cấp và truyền đến
NVYT thông qua Email hoặc tin nhắn điện thoại và giúp cho thời gian phản hồi cho
bệnh nhân được rút ngắn và cuối cùng là BN được kiểm soát huyết áp tốt hơn. 34
ĐHATN lấy giá trị trung bình của tất cả các kết quả đo huyết áp được thực hiện
bởi hệ thống bán tự động, với máy theo dõi huyết áp đã được xác nhận, trong ít nhất
3 ngày và tốt nhất là trong 6 – 7 ngày liên tục trước mỗi lần đến phòng khám. So với
huyết áp đo tại phịng khám, ngưỡng chẩn đốn huyết áp đo tại nhà thấp hơn với
huyết áp ≥ 135/85 mmHg (tương đương mức huyết áp tại phòng khám 140/90
mmHg). 35,36 So với huyết áp đo tại phịng khám thì ĐHATN cung cấp nhiều dữ liệu
về trị số huyết áp hơn và có liên quan chặt chẽ đến tổn thương cơ quan đích đặc biệt
là phì đại thất trái. 37,23

.


.

9

Chỉ định theo dõi huyết áp tại nhà
Theo khuyến cáo của hiệp hội tăng huyết áp Canada năm 2020, 38 đo huyết áp tại
nhà nên cân nhắc thực hiện cho BN tăng huyết áp, đặc biệt là những đối tượng sau:
-

Tăng huyết áp khơng kiểm sốt thích hợp

-

Đái tháo đường


-

Bệnh thận mạn

-

Nghi ngờ không tuân thủ điều trị

-

Xác nhận hiệu ứng tăng huyết áp áo chồng trắng

-

Tăng huyết áp khơng kiểm sốt tại phịng khám nhưng kiểm sốt tại nhà
(tăng huyết áp ẩn giấu)

Phương pháp theo dõi huyết áp tại nhà
Để chẩn đoán tăng huyết áp cho bệnh nhân trước khi đến khám hay khi bệnh nhân có
thay đổi thuốc điều trị. Lịch trình theo dõi được khuyến các theo các hướng dẫn như
sau 39:
Hướng dẫn

Số phép đo HA

Số ngày theo dõi

Thời điểm đo

Loại trừ ngày


thực hiện mỗi lần

trong tuần

sáng và tối

đo đầu tiên

2

Ít nhất 3, tốt



Khơng



Khơng

Châu Âu

nhất 7
Hoa Kỳ

≥2

Tối ưu mỗi
ngày, lý tưởng 7


Nhật Bản

2

≥5



Khơng

Anh

2

Ít nhất 4, lý





tưởng 7
Bảng 1.1. Lịch trình theo dõi huyết áp tại nhà theo các hướng dẫn

.


.

10


Theo ISH 2020, lịch trình theo dõi huyết áp tại nhà như sau 23:
-

Trước khi đến khám:
+ Đo huyết áp từ 3 – 7 ngày vào buổi sáng (trước khi uống thuốc nếu có điều
trị) và vào buổi tối (trước khi ăn).
+ Thực hiện 2 phép đo cho mỗi lần đo sau khi ngồi nghỉ ít nhất 5 phút và
khoảng cách giữa 2 phép đo là 1 phút.

-

Sau thời gian theo dõi lâu dài sau điều trị: thực hiện 1 đến 2 lần đo cho mỗi
tuần hay mỗi tháng.

Theo AHA, lịch trình theo dõi huyết áp tại nhà như sau 40:
-

Trong trường hợp chưa được chẩn đoán, nghi ngờ tăng huyết áp ẩn giấu, tăng
huyết áp áo choàng trắng, khi thay đổi điều trị: đo huyết áp 2 lần mỗi ngày vào
buổi sáng và buổi tối. Mỗi lần đo thực hiện 2 phép đo huyết áp cách nhau 1
phút trong ít nhất 3 ngày liên tiếp (tổng cộng 12 trị số được ghi nhận) và tối
ưu là 7 ngày (tổng cộng 28 trị số huyết áp được ghi nhận) trong mỗi tuần.

-

Khi huyết áp được kiểm soát và ổn định trong nhiều tháng: đo huyết áp từ 1
ngày một tuần đến 3 ngày một tuần.

-


Tuy nhiên nếu được, trên bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị nên đo huyết
áp mỗi ngày vào cùng thời điểm: có thể đo huyết áp mỗi 2 lần mỗi ngày vào
buổi sáng (trước khi ăn, sử dụng thuốc và tập thể dục) và buổi tối. Mỗi lần đo
thực hiện 2 đến 3 phép đo huyết áp cách nhau 1 phút. Đo như vậy liên tục
trong 2 tuần sau khi thay đổi điều trị và đo liên tục 1 tuần trước khi đến tái
khám. 41

Hiệu quả của theo dõi huyết áp tại nhà
Tự theo dõi huyết áp liên quan đến việc bệnh nhân tự quản lý sức khỏe của họ và
đã được chứng minh là giúp cải thiện trị số huyết áp. 42 Sử dụng ứng dụng theo dõi
huyết áp giúp hỗ trợ quyết định lâm sàng cho điều trị tăng huyết áp là một giải pháp
sáng tạo. Việc sử dụng các ứng dụng này đã được chứng minh là khả thi và dễ dàng
tích hợp vào quy trình làm việc của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Ngồi ra ứng
dụng trên điện thoại có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng tăng huyết áp bằng

.


.

11

cách hỗ trợ theo dõi huyết áp thường xuyên, tăng cường giao tiếp giữa bệnh nhân và
nhân viên y tế và giáo dục bệnh nhân cũng như củng cố các hành vi thông qua nhắc
nhở, bao gồm nhắc nhở việc uống thuốc và đặt lịch hẹn. 43

Tỷ lệ theo dõi huyết áp tại nhà
Tẩn suất bệnh nhân tăng huyết áp có tự theo dõi huyết áp ngồi phịng khám cịn
chưa được biết và tỷ lệ tuân thủ việc ĐHATN của các BN có sẵn máy đo huyết áp

cũng chưa có nhiều nghiên cứu. Theo một nghiên cứu tại các thành phố tại Đông Nam
Hoa Kỳ trên đối tượng công nhân cho thấy có 70% BN tự theo dõi huyết áp ngồi PK
và trong số đó chỉ có 41,6% BN có ĐHATN 44. Theo Needa A Zalloum nghiên cứu
về tỷ lệ BN đo huyết áp tại nhà ghi nhận chỉ có 20% bệnh nhân có ghi lại trị số huyết
áp tại nhà. 45

1.3. Theo dõi huyết áp tại nhà bằng hệ thống y tế từ xa
Hệ thống theo dõi y tế từ xa (Telemedicine – Telehealth) đại diện cho một cuộc
cách mạng tiếp cận quản lý BN từ xa kết hợp nhiều hình thức cơng nghệ truyền thơng
tin để cung cấp chăm sóc y tế từ xa, chăm sóc, tư vấn, giáo dục y tế, chăm sóc sức
khỏe đặc biệt, các dịch vụ lâm sàng và để theo dõi các thông số của BN. Nó là một
cơng cụ hứa hẹn cải thiện khả năng tiếp cận chăm sóc, trao quyền cho BN, ảnh hưởng
đến thái độ và hành vi của họ. 19 Hệ thống này dự kiến sẽ ngày càng được sử dụng
trong tương lai gần để quản lý bệnh cấp tính và mạn tính do dân số già với gia tăng
kỳ vọng sống sau các biến cố tim mạch dấn đến gánh nặng sức khỏe do dân số đơng.
Vai trị của hệ thống này ngày càng trở nên rõ ràng đặc biệt là trong đại dịch như vi
rút Corona 2019 (COVID-19). Trong thời điểm đại dịch diễn ra, việc để bệnh nhân
tăng huyết áp đến các phòng khám để kiểm tra huyết áp định kỳ tiềm ẩn nguy cơ mắc
dịch bệnh, đặc biệt là trên đối tượng NCT hoặc những người mắc các bệnh nền. Giữ
khoảng cách xã hội và hạn chế di chuyển là đòi hỏi cần thiết để kiểm soát đại dịch;
làm nổi bật và tăng cường vai trò của hệ thống y tế từ xa để quản lý một số lượng lớn
bệnh mãn tính, trong đó có tăng huyết áp. ĐHATN ngày nay được khuyến cáo như
là một phần của quản lý tăng huyết áp theo các hướng dẫn của Châu Âu và Hoa Kỳ
24,46

và sử dụng hệ thống y tế từ xa là xu hướng ngày càng được ưa chuộng để quản

.



.

12

lý tăng huyết áp. 47 Khuyến cáo của hội tăng huyết áp Canada (2020) nhấn mạnh vai
trò của việc sử dụng tự theo dõi huyết áp từ xa được ưu tiên hơn so với chỉ ĐHATN
đơn thuần trên những BN tăng huyết áp. 38

Máy viễn áp
-

Máy viễn áp (Tele – Blood Pressure), loại ACMNP 1. Sản xuất tại Việt Nam,
thuộc quyền sở hữu của trường Đại học Quốc Tế - Đại học Quốc Gia thành phố
Hồ Chí Minh. Máy viễn áp này cũng được sử dụng trong nghiên cứu của tác
giả Võ Văn Tới tại Bình Dương. 48 Hiện tại máy viễn áp vẫn chưa có trên thị
trường và chỉ ứng dụng trong nghiên cứu và được sử dụng một số bệnh viện
như BV Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

-

Các thơng số kỹ thuật:
o Phạm vi nhịp tim: 40 – 200 lần/phút ± 3
o Phạm vi huyết áp: 40 – 250 mmHg ± 5 mmHg
o Truyền dữ liệu: Wifi/GPS dựa vào HL7
o Màn hình LCD hiển thị: số liệu đo (HATT, HATTr, Nhịp tim), ID người
dùng, cài đặt, dữ liệu lịch sử.
o Kiểm soát chất lượng kỹ thuật:
Ø QCVN 12: 2015/BTTTT
Ø QCVN 86: 2015/BTTTT
Ø Viện Kiểm định thiết bị và Đo lường Việt Nam


Hình 1.2. Máy đo huyết áp sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi

.


×