Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, do công cuộc đổi mới và chuyển sang nền kinh tế thị
trường, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi tăng rất nhanh và đạt được
những thành tựu quan trọng. Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị
hóa ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ,
du lịch,…kéo theo mức sống của người dân ngày càng cao. Cùng với sự phát triển
kinh tế đô thị hóa và nhu cầu sống của người dân thì lượng chất thải cũng không
ngừng gia tăng, đặc biệt là chất thải rắn.
Quá trình hình thành các khu đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp ở tỉnh sẽ
tạo ra một lượng đáng kể chất thải rắn bao gồm: chất thải rắn sinh hoạt, công
nghiệp, rác chợ, rác y tế,…cũng tương tự như hầu hết các tỉnh trong cả nước, tỉnh
Quảng Ngãi chưa có khu xử lý rác hợp vệ sinh. Việc thải bỏ chất thải rắn một cách
bừa bãi và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ở các khu đô thị và khu công
nghiệp là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường làm nảy sinh các bệnh tật, ảnh
hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người.
Để giải quyết vấn đề này, khá nhiều biện pháp đã và đang được áp dụng trên
thế giới. Tuy nhiên, chôn lấp hợp vệ sinh là một trong những giải pháp có nhiều ưu
điểm và phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và thậm chí nhiều quốc gia phát
triển như Mỹ, Đức,…Vì thế, ở Việt Nam việc xử lý chất thải rắn vẫn là phương
pháp chôn lấp, nhưng hầu hết các bãi chôn lấp điều không hợp vệ sinh. Quảng Ngãi
cũng là một tỉnh nằm trong tình hình chung của cả nước đang xử lý chất thải rắn
theo phương pháp chôn lấp không hợp vệ sinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường và sức khỏe của người dân. Do đó, việc đầu tư xây dựng cho tỉnh Quảng
Ngãi một bãi chôn lấp hợp vệ sinh là điều hợp lý và cần thiết, có ý nghĩa to lớn về
mặt kinh tế xã hội.
Vì vậy, việc “ Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho Thành phố
Quảng Ngãi và 4 huyện lân cận giai đoạn 2010 – 2030” để xử lý rác trên địa bàn
tỉnh hiện nay là việc làm cấp bách cần phải thực hiện để cải thiện môi trường, bảo
vệ sức khỏe cộng đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội một
cách bền vững.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.1. Khái quát về chất thải rắn [1]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
1
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
1.1.1. Định nghĩa chất thải rắn
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con
người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động
sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng, ). Trong đó quan
trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Theo quan niệm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được
định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt đi trong khu vực đô thị mà
không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi
là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố
phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.
Chất thải rắn công nghiêp: Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học,…
Chất thải rắn nguy hại: Là chất thải có chứa các chất hoặc các hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn,
dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây
nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người. [2]
Chất thải y tế: Là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế
bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. [3]
1.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn có thể phát sinh từ các nguồn khác nhau: Khu dân cư, khu thương
mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ, ), cơ quan, công sở (trường học, trung tâm
và viện nghiên cứu, bệnh viện, ), khu xây dựng và phá hủy các công trình xây
dựng, khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường
phố, ), nhà máy xử lý chất thải, công nghiệp, nông nghiệp.
1.1.3. Phân loại chất thải rắn
Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo
nhiều cách
Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt rác hay CTR trong nhà, ngoài
nhà, đường phố, chợ,
Theo thành phần hóa học và vật lý: Người ta phân biệt theo các thành phần
hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao
su, chất dẻo,
Theo bản chất nguồn tạo thành:
• Chất thải rắn sinh hoạt: chất thải thực phẩm (thức ăn thừa, rau, quả, ),
chất thải trực tiếp của động vật (phân người và động vật), chất thải lỏng (bùn ga
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
2
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
cống rãnh, các chất thải từ khu vực sinh hoạt của dân cư), tro và các chất dư thừa
thải bỏ khác (các loại vật liệu sau đốt, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi
và các chất dễ cháy khác trong gia đình), các chất thải rắn từ đường phố (lá, cây,
que, củi, nilon, )
• Chất thải rắn công nghiệp: kim loại, giấy, gỗ, tro, xỉ,…
• Chất thải xây dựng: Các phế thải như đất đá, gạch ngói bê tông vỡ do các
hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình,
• Chất thải nông nghiệp: Các mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp
như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa,
Theo mức độ nguy hại:
• Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, gây độc
hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ, các chất thải phóng xạ,
• Chất thải y tế nguy hại: Gồm các loại băng gạc, kiêm tiêm, ống tiêm,
• Chất thải không nguy hại: Gồm những loại chất thải không chứa các chất
và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành
phần.
1.1.4. Thành phần và tính chất của chất thải rắn
1.1.4.1. Thành phần của rác thải
CTR sinh hoạt ở các đô thị là các vật phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên
nó là một hỗn hợp phức tạp của nhiều vật chất khác nhau. Thành phần của rác thải
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức sống của người dân, trình độ sản xuất, quy mô
của các hoạt động xây dựng, dịch vụ xây dựng, vị trí địa lý, Và các thành phần đó
thay đổi theo thời gian, mùa vụ trong năm, điều kiện kinh tế, do tác động của
những chương trình khác nhau về chất thải như chương trình tái chế chất thải,
chuyển đổi chất thải (đốt thu hồi nhiệt ). Thành phần CTR đô thị của Việt Nam
được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thành phần phân loại của CTR đô thị Việt Nam.
Thành phần Tỷ lệ (%) Độ ẩm ( %)
Thực phẩm 79,17 70
Giấy 7,18 6
Carton 0,85 5
Nhựa 3,20 2
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
3
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
Vải 0,98 10
Cao su 0,13 2
Da 1,94 10
Rác vườn 3,63 60
Gỗ 1,66 20
Các chất hữu cơ khác 1,26 6
Tổng cộng 100
(Nguồn: số liệu quan trắc CEETIA_2003)
Qua bảng số liệu cho thấy thành phần thực phẩm trong CTR đô thị chiếm tỷ lệ
cao khoảng 80% (độ ẩm 70%), các thành phần khó phân hủy (nhựa, cao su, da, vải)
chiếm lệ rất thấp khoảng 6%. Với thành phần dễ phân hủy sinh học chiếm tỷ lệ khá
cao thì lượng CTR này được tận dụng làm phân compost khá tốt, phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác thu gom, phân loại CTR chưa được tốt nên
hiện tại cả nước chỉ có một vài nhà máy sản xuất phân compost ở các tỉnh lớn như
Hà Nội, TP.HCM,…
1.1.4.2. Tính chất của CTR
a) Tính chất vật lý:
• Tỷ trọng: Tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng
lượng để xác định tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là
kg/m
3
(hoặc lb/yd
3
). Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của CTR rất
cao, tỷ trọng của rác khá cao, khoảng 1100 - 1300 kg/m
3
.
Tỷ trọng = Khối lượng cân CTR/ Thể tích chứa khối lượng CTR cân bằng (kg/m
3
).
• Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn được định nghĩa là lượng nước chứa trong
một đơn vị lượng chất thải ở trong trạng thái nguyên thủy.
Độ ẩm =
*100%
a b
a
−
[1]
Trong đó: a : Trọng lượng ban đầu của mẫu (kg)
b : Trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở nhiệt độ 105
0
C (kg).
• Kích thước hạt: Là cỡ hạt, đường kính hạt. Xác định kích thước hạt rất
quan trọng trong việc thu hồi, xử lý vật liệu thải, hay phân loại bằng phương pháp
cơ giới, lưới, từ tính
• Hệ số thấm: Là khả năng thấm ướt của vật liệu. Hệ số thấm liên quan đến
lớp chuyển động của các chất thải trong bãi rác hay bãi chôn lấp.
b) Tính chất hóa học:
Việc xác định tính chất hóa học của chất thải rắn rất có tầm quan trọng trong
đánh giá chức năng thu hồi chế biến, chuyển đổi chất thải.
• Thành phần hóa học: Trong chất thải có nhiều các nguyên tố có sẵn trong
tự nhiên nhưng chúng ta cần xác định các nguyên tố đa lượng chính nhất, bao gồm:
Độ bay hơi ẩm, chất cháy bay hơi, Carbon cố định, độ tro.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
4
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
• Điểm nóng chảy của tro: Điểm nóng chảy của tro trong chất thải đô thị là
nhiệt độ mà tại đó, do quá trình cháy làm cho tro tạo thành xỉ hay dạng hạt.
• Hàm lượng các cấu tử chính: C, H, O, N, S, Tro. Các thành phần có thể
cháy của chất thải rắn đô thị ở các khu dân cư.
• Nhiệt lượng: Xác định lượng nhiệt tỏa ra khi đốt 1kg chất thải nhằm mục
đích thu nhiệt khi cần thiết.
c) Tính chất sinh học:
Trong chất thải đô thị chứa rất nhiều thành phần các chất hữu cơ, bao gồm: Các
thành phần hòa tan của nước như đường, amino acid, tinh bột, acid hữu cơ, ;
hemicellulose_sản phẩm cô đặc của đường gluco; Cellulose; các chất béo hữu cơ,
dầu, sáp ong; polyme chứa vòng thơm và nhóm methoxyl; ligin-cellulose;
protein; Vì vậy, chúng mang những tính chất sinh học đặc trưng, đó là:
• Khả năng phân hủy sinh học: được đặc trưng qua 2 thông số cơ bản là hàm
lượng chất rắn bay hơi (VS) và thành phần phân hủy sinh học (BF).
• Sự phát sinh mùi của chất thải: Phát sinh mùi là hệ quả của quá trình kỵ
khí, khí hóa các chất hữu cơ tạo thành các khí gây ra mùi hôi như H
2
S (mùi trứng
thối), NH
3
(mùi khai), Một số quá trình khử sinh hóa các hợp chất hữu cơ có chứa
gốc lưu huỳnh có thể dẫn tới sự tạo thành hợp chất gây mùi như methylmercaptan
(mùi tanh khó chịu), hay acid aminobutyric (có nhiều trong trứng, sữa), Khi thời
tiết càng ấm thì sự phát sinh mùi tại chỗ diễn ra càng nhanh. Ngoài ra, nếu để lâu
trong môi trường thì chất thải rắn sẽ bị xỉn màu hay chuyển sang màu đen, đó là do
quá trình tạo thành sunfide kim loại của chất thải rắn khi chúng bị phân hủy kỵ khí.
1.2. Tác động của chất thải rắn đến môi trường và con người
1.2.1. Tác động của chất thải rắn đến môi trường
Các vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến CTR đang vấn là mối quan tâm
của toàn xã hội. Nếu không được kiểm soát cũng như xử lý tốt sẽ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường.
• Cản dòng chảy, làm ứ đọng nước hoặc ngập lụt vùng dân cư:
Chất thải rắn không được thu gom, thải thẳng vào kênh rạch, sông hồ, sẽ lắng
xuống đáy làm tắc đường lưu thông, cản trở dòng chảy của nước. Các loại rác nhỏ,
nhẹ, lơ lửng trong nước làm đục nước. Rác thải nổi lên mặt nước làm giảm bề mặt
trao đổi oxy của nước với không khí, đồng thời làm mất mỹ quan khi rác thải trôi
bồng bềnh rãi rác khắp nơi.
• Rác làm ô nhiễm môi trường nước:
Thành phần chủ yếu của chất thải rắn là chất hữu cơ, cùng với độ ẩm cao như ở
nước ta thì rác thải rất dễ phân hủy ngay ở khâu thu gom, lưu trữ tạo ra các mùi hôi
thối và các vi sinh vật gây bệnh. Đồng thời, hầu hết CTR được chôn lấp bởi BCL
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
5
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
không hợp vệ sinh nên rất dễ gây ô nhiễm nguồn nước do các vi khuẩn gây bệnh,
nước rác sinh ra từ đây không được kiểm soát sẽ đi vào nguồn nước gây ô nhiễm
nguồn nước mặt lẫn nước ngầm. Các chất thải rắn trong môi trường nước sẽ bị phân
hủy tạo ra các sản phẩm là chất khoáng và nước, ở điều kiện yếm khí tạo ra sản
phẩm CH
4
, H
2
S, H
2
O, CO
2
, Bên cạnh đó còn có nhiều vi trùng và siêu vi trùng
làm ô nhiễm nguồn nước. Rác thải có chứa kim loại nặng thì chúng theo nước mưa,
cũng như nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước
ngầm.
• Làm ô nhiễm môi trường đất:
Rác thải được đổ bỏ ở những bãi đất trống, bãi rác lộ thiên, bãi rác không hợp
vệ sinh sẽ bị phân hủy tạo ra nước rác và xâm nhập xuống đất làm thay đổi tính chất
của đất ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Đối với rác không phân hủy như:
nhựa, cao su, túi nilon,…nếu không có biện pháp xử lý thích hợp thì chúng gây
nguy cơ thái hóa và giảm độ phì nhiêu của đất. Các độc tố tích tụ trong đất có thể
chuyển sang cây trồng và sau đó là gia súc gây tích tụ sinh học ảnh hưởng đến chăn
nuôi và sức khỏe cộng đồng.
• Làm ô nhiễm môi trường không khí:
Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển thường xuyên của
các phương tiện vận chuyển cơ giới về bãi rác có thể phát tán bụi trên đường đi ra
môi trường xung quanh. Bụi đất gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đến chất lượng cuộc
sống con người.
Mùi hôi có thể phát sinh khi CTR được lưu giữ trong thời gian dài ở vị trí thu
gom, trạm trung chuyển và BCL. Trong rác thải thành phần thực phẩm chiếm
khoảng 80%, cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao như ở nước ta
CTR dễ bị phân hủy kỵ khí và hiếu khí, sinh ra các khí độc hại và có mùi hôi khó
chịu gồm: CH
4
, H
2
S, H
2
O, CO
2,
NH
3
,
C
x
H
y
O
z
N
t
+ O
2
CO
2
+ H
2
O + NH
3
C
x
H
y
O
z
N
t
CH
4
+ H
2
S + NH
3
+ CO
2
+ H
2
O
Ngoài ra, trong chất thải còn có phần hơi dung môi hữu cơ sơn dầu, các chai lọ,
bao bì đựng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, các hơi độc thoát ra làm ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những công nhân thu nhặt
phế liệu tại các bãi rác.
1.2.2. Tác động của chất thải rắn đến con người
Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý
đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
6
VKYK
VKHK
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
cư và làm mất cảnh quan đô thị. Rác sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao, là
môi trường sống tốt cho các vi khuẩn, côn trùng hay động vật gây bệnh, truyền
bệnh như ruồi, muỗi, gián, chuột, Qua các trung gian truyền nhiễm, bệnh có thể
phát triển mạnh thành dịch.
Người ta tổng kết rác thải đã gây ra 22 loại bệnh cho con người. Trực khuẩn
thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn lao tồn tại được từ 4 đến 42 ngày trong rác.
Riêng trực khuẩn phó thương hàn tồn tại lâu hơn từ 24 đến 107 ngày. Trong rác
sinh hoạt với thành phần chất hữu cơ chiếm 30-70%, đặc biệt với điều kiện ẩm ướt
của các vùng nhiệt đới như Việt Nam (độ ẩm 50-70%), là môi trường tốt cho các vi
sinh vật gây bệnh phát triển như: vi trùng thương hàn Salmonnella typhi,
Salmonnella paratyphi A&B); lỵ (Shtaalla spp); tiêu chảy (Escherichia coli);
Ngoài ra rác thải phân hủy sinh ra nhiều hơi độc, khí độc, hay làm ô nhiễm nguồn
nước gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và động vật.
1.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Xử lý CTR là phương pháp giảm khối lượng và tính độc hại của rác, hoặc
chuyển rác thành vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên thiên nhiên. Xử lý
CTR là một hoạt động không thể thiếu và chiếm vai trò quan trọng nhất trong hoạt
động quản lý tổng hợp CTR sau hàng loạt các hoạt động giảm thiểu tại nguồn, thu
gom, trung chuyển và vận chuyển chất thải. Khi lựa chọn các phương pháp xử lý
CTR cần xem xét các yếu tố sau: thành phần tính chất chất thải rắn, tổng lượng chất
thải rắn cần được xử lý, khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng, yêu cầu bảo vệ
môi trường.
1.3.1. Các phương pháp được sử dụng để xử lý CTR
Hiện nay, nguy cơ ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra đang trở thành vấn đề
cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong nước. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp
xử lý CTR cho phù hợp là vấn đề cần thiết. Có rất nhiều phương pháp để xử lý CTR
rắn, tuy nhiên việc xử lý CTR phụ thuộc vào từng địa phương cũng như thành phần
CTR. Tại các vùng nông thôn, phế thải của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp truyền
thống (như: thân lá cây, rơm rạ, vỏ hạt, phân gia súc,…) được sử dụng để nấu, làm
phân bón, chôn lấp hoặc thải ra môi trường. Tại các đô thị và KCN phương pháp
chủ yếu là chôn lấp, đốt, làm phân compost,…
Bảng 1.2. Các phương pháp xử lý CTR
Phương pháp xử lý Cơ chế Ưu điểm Nhược điểm
1. Cơ học
- Phân loại chất thải: nhằm
tách riêng biệt các thành phần
có trong CTR.
- Phương pháp đơn
giản, chi phí thấp.
- Giảm được thể tích
- Phương pháp
mang tính thủ
công.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
7
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
- Giảm thể tích bằng phương
pháp cơ học: nén, ép CTR
nhằm tăng khối lượng, tăng
sức chứa của rác.
- Giảm kích thước cơ học: cắt,
băm, giã, nghiền rác thành các
mảnh nhỏ.
chất thải, phân loại các
chất thải có ý nghĩa
cho việc đốt rác, làm
phân.
- Dễ gây ô nhiễm
môi trường gây
ảnh hưởng đến sức
khỏe. Chưa giải
quyết được các
vấn đề môi trường.
2. Hóa học
- Đốt: phân hủy chất thải ở
nhiệt độ cao. Nhiên liệu
thường dùng là gas, dầu trên
các lò đốt chuyên dụng với
nhiệt độ trên 1000
0
C.
- Nhiệt phân: dùng nhiệt độ
cao và áp suất tro để phân hủy
rác thành các khí đốt hoặc dầu
đốt.
- Khí hóa: quá trình đốt cháy
một phần nhiên liệu carton để
hoàn thành một phần nhiên
liệu cháy được giàu CO
2
, H
2
,
một số hydrocacbon no và chủ
yếu là CH
4
.
- Tiêu hủy tốt các loại
chất thải đặc biệt đối
với rác thải y tế,
CTNH.
- Thể tích rác có thể
giảm từ 75% - 95%.
- Có thể thu hồi năng
lượng để tận dụng cho
các lò hơi, lò sưởi hoặc
các ngành công nghiệp
cần nhiệt và phát điện.
- Dễ gây ô nhiễm
môi trường không
khí, dễ phát sinh
dioxin.
- Vận hành dây
chuyền phức tạp,
đòi hỏi năng lực
kỹ thuật và tay
nghề cao.
- Giá thành đầu
tư lớn, chi phí hao
năng lượng và chi
phí xử lý cao.
3. Sinh học
- Ủ rác thành phân compost:
quá trình ổn định sinh hóa các
chất hữu cơ để tạo thành các
chất mùn nhờ vào VSV.
- Ủ hiếu khí: dựa trên sự hoạt
động của các vi khuẩn hiếu khí
đối với sự có mặt của oxy.
- Ủ yếm khí: nhờ vào sự hoạt
động của vi khuẩn yếm khí.
- Loại trừ được
khoảng 70% lượng rác
thải sinh hoạt.
- Tận dụng lượng rác
này làm phân bón
phục vụ nông nghiệp.
Tiết kiệm diện tích đất
làm BCL.
- Vận hành đơn giản,
bảo trì dễ dàng. Giá
thành tương đối thấp.
- Mức độ tự động
của công nghệ
chưa cao.
- Việc phân loại
chất thải mang tính
thủ công nên dễ
gây ảnh hưởng đến
sức khỏe. Nạp liệu
thủ công, năng
suất kém.
4. Chôn
lấp
• Bãi
Chôn
lấp
hở
Đây là phương pháp cổ điển
được áp dụng từ rất lâu. Rác
được vận chuyển đến những
hố đã đào sẵn và thải bỏ vào
đó. Không có hệ thống thu
gom khí cũng như nước rác.
- Đây là phương pháp
xử lý rẻ tiền, chỉ tốn
chi phí cho công việc
thu gom và vận
chuyển rác từ nơi phát
sinh đến bãi rác.
- Làm mất vẽ
thẩm mỹ của cảnh
quan.
- Gây ô nhiễm
môi trường.
- Ảnh hưởng đến
sức khỏe.
5.
• BCL
hợp
vệ
sinh
Phân hủy rác trong đất theo
thời gian nhờ hệ vi sinh vật.
Rác được tập trung, san phẳng,
đầm nén kỹ trong các hố chôn
lấp thành từng lớp, xử lý bằng
- Rất linh hoạt trong
khi sử dụng.
- Có thể kiểm soát
được nước rác, khí bãi
rác.
- Đòi hỏi một diện
tích đất lớn.
- Nếu không quản
lý và kiểm soát tốt
khí rác, nước rỉ rác
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
8
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
cách phun các chế phẩm sinh
học để cải thiện điều kiện xử
lý. BCL hợp vệ sinh có hệ
thống thu gom, xử lý nước rác
và khí bãi rác.
- Có thể tận dụng lại
diện tích đất sau khi
đóngBCL.
có thể gây ô nhiễm
môi trường nước
và sức khỏe cộng
đồng.
Chôn lấp chất thải rắn vẫn là phương pháp thông dụng nhất đã và đang áp dụng
ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Ngay những nước có trình
độ tiên tiến như Mỹ, Anh, Thụy Điển, Đan Mạch thì xử lý chất thải bằng chôn lấp
vẫn được sử dụng như là phương pháp chính. Đối với Việt Nam cũng như nhiều
nước trên thế giới thì chôn lấp chất thải cho đến nay là cách xử lý phổ biến nhất.
Các phương pháp xử lý chất thải đô thị thông dụng đang được áp dụng ở các nước
phát triển được trình bày phụ lục 1.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hầu hết chôn lấp CTR theo phương pháp chôn lấp hở,
chưa kiểm soát được vấn đề môi trường do CTR phát sinh từ BCL gây ra.
Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu sống của người dân được nâng cao thì lượng
chất thải phát sinh ngày càng nhiều, vì vậy việc lựa chọn phương pháp xử lý chất
thải cho phù hợp là điều cần thiết.
Qua phân tích trên thì việc lựa chọn phương pháp xử lý CTR bằng BCL hợp vệ
sinh là phù hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam.
1.3.2. Chôn lấp hợp vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp dựa trên sự phân hủy của chất thải
rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp trên bề mặt. CTR trong BCL sẽ bị tan rữa
nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất
giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ và một số khí như CO
2
, CH
4
,…
a) Các bãi chôn lấp
Trong phương pháp chôn lấp CTR hợp vệ sinh được phân chia theo nhiều loại
tùy vào cấu trúc, địa hình, chức năng, loại rác được tiếp nhận, kết cấu hay qui mô
của bãi chôn lấp mà có thể lựa chọn phương án chôn lấp phù hợp sao cho đảm bảo
các yêu cầu về chất lượng môi trường. Do đó, phải lựa chọn qui mô bãi chôn lấp
phù hợp. Theo kết cấu và địa hình tự nhiên có thể phân loại các bãi chôn lấp thành
các loại sau:
Bãi chôn lấp nổi: Là các bãi được xây dựng ở những khu có địa hình bằng
phẳng bãi được sử dụng theo phương pháp chôn lấp bề mặt. Chất thải được chất
thành đống cao từ 10 đến 15 mét. Xung quanh các ô chôn lấp phải xây dựng các đê
bao. Các đê này không có khả năng thấm nước để ngăn chặn sự thẩm thấu của nước
rác ra môi trường xung quanh.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
9
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
Bãi chôn lấp chìm: Là các bãi tận dụng điều kiện địa hình tại những khu vực
ao hồ tự nhiên, các hào, mỏ khai thác cũ, rãnh hay thung lũng có sẵn. Trên cơ sở đó
kết cấu các lớp lót đáy bãi và thành bãi có khả năng chống thấm. Rác thải sẽ được
chôn lấp theo phương thức lấp đầy.
Bãi chôn lấp kết hợp nổi và chìm: Là loại bãi xây dựng nữa nổi, nữa chìm.
Chất thải không chỉ được chôn lấp đầy hố mà sau đó tiếp tục được chôn lấp lên trên.
Hình 1. Bãi chôn lấp nổi
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
10
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
Hình 1.1: Một số bãi chôn lấp
b) Cấu tạo bãi chôn lấp hợp vệ sinh
BCL được cấu tạo bởi nhiều lô chôn lấp, mỗi lô được chia làm nhiều ô được sử
dụng cho nhiều năm. Mỗi ô gồm nhiều lớp: lớp đáy, lớp rác, lớp phủ trung gian, lớp
phủ trên cùng. Đáy, thân, thành ô chôn lấp được thiết kế có gia cố và lót đáy thông
thường có độ dốc là 1 - 2% và độ thấm là 1x10
-6
hoặc 1x10
-7
cm/s, có hệ thống thu
gom nước rác, thu gom khí bãi rác.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
11
Thit k bói chụn lp cht thi rn ụ th Thnh ph Qung Ngói v cỏc huyn lõn cn giai on 2010
2030 - Nguyn Ti Hnh Lp: CNMT K50 QN
ỏy bói
Hỡnh 1.2: Mt ct ngang in hỡnh qua ụ chụn lp
Cỏc lp lút: Bao gm lp lút ỏy, lp lút cnh, lp ph trung gian, lp ph trờn
cựng. Mc ớch ca cỏc lp lút l hn ch s duy chuyn ca cỏc cht ụ nhim trong
bói rỏc. Lp chng thm phi bn v mt cu trỳc v chu c mi tỏc ng, phi
cú h s thm
10
-7
cm/s.
Lớp Polime chống thấm
Lớp đất sét dày khoảng 60 Cm
Lớp màng Polime
Lớp cát sỏi dày khoảng 30 Cm
Lớp vải kỹ thuật
lớp đất nén
rác
Lớp đất sét nén dày khoảng 60 Cm
Hỡnh 1.3: Cỏc lp lút trong bói chụn lp
c) Quỏ trỡnh bin i ca CTR trong bói chụn lp
Vin Khoa hc v Cụng ngh Mụi trng (INEST) HBKHN Tel: (84.4)8681686 Fax: (84.4)8693551
12
ng thu gom khớ
Lp ph trờn cựng
Lp ph trung gian
Lp rỏc
ng thu nc rỏc
Lp chng thm
Tng thu nc rỏc
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
• Phân hủy sinh học chất hữu cơ và oxy hóa hóa học: Bản chất sinh hóa của
quá trình được diễn ra như sau:
Thời kỳ ban đầu, chỉ một thời gian ngắn sau khi bãi rác đi vào hoạt động quá
trình phân hủy hiếu khí được diễn ra, ở giai đoạn này, các chất hữu cơ dễ bị oxy hóa
sinh hóa thành dạng đơn giản như protein, tinh bột, chất dẻo và một lượng nhất định
cellulose. Quá trình này sinh ra nhiệt lượng. Giá trị nhiệt độ tăng đến 60 – 70
o
C
được kéo dài trong thời gian khoảng 30 ngày.
Trong quá trình phân hủy hiếu khí, các polyme ở dạng đa phân tử được vi sinh
vật chuyển hóa sang dạng đơn phân tử và tồn tại ở dạng tự do. Các polyme đơn
phân tử sau đó lại được vi sinh vật hấp phụ, sử dụng trong việc tiếp nhận năng
lượng để kiến tạo nên tế bào mới.
Khi oxy bị các vi sinh vật hiếu khí tiêu thụ dần thì các vi sinh vật yếm khí bắt
đầu xuất hiện và nhiều quá trình lên men khác được bắt đầu diễn ra trong các ô chôn
lấp. Các chất hữu cơ dạng đơn giản, các amino acid, đường được chuyển hóa thành
các acid béo dễ bay hơi (VFA), alcohols, khí carbonic và khí nitơ. Các acid béo dễ
bay hơi (VFA) và alcohols sau đó lại được chuyển hóa tiếp tục với sự tham gia của
các vi sinh vật aceton và các vi sinh vật khử sulfate. Các vi sinh vật khử aceton tạo
ra acid acetic, khí carbonic; còn các vi sinh vật khử sulfate thì chỉ tạo ra khí nitơ và
khí carbonic. Các chất này là nguồn nguyên liệu ban đầu của quá trình lên men
methane hóa.
Như vậy, rác thải hữu cơ tại các bãi chôn lấp rác được phân hủy theo nhiều giai
đoạn chuyển hóa sinh học khác nhau (Phân hủy kỵ khí, hiếu khí, lên men acid, lên
men methane, giai đoạn ổn định) để tạo ra sản phẩm cuối cùng trong bãi chôn lấp là
CH
4
, NH
3
¸ CO
2
, H
2
O,
• Quá trình thoát khí: Động lực của quá trình: chủ yếu là do chênh lệch về áp
suất P, một phần là do chênh lệch về nồng độ.
• Sự di chuyển của nước rác: Nước rò rỉ sinh ra trong bãi rác thấm xuyên qua
chất thải rắn đang bị phân hủy bên trong bãi rác sẽ mang theo nhiều tác nhân ô
nhiễm hóa học và sinh học.
• Quá trình vật lý: Là quá trình hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ. Động lực
của quá trình: là sự chênh lệch về nồng độ.
• Sụt lún: Theo thời gian, rác trong bãi bị phân hủy nên được nén ép lại, và
thể tích rác giảm và dẫn đến hiện tượng sụt lún.
Quá trình sinh hóa diễn ra trong BCL : [1]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
13
Các hợp chất hữu cơ
dạng rắn
Các hợp chất hữu cơ
dạng hòa tan
Axetat
Sunphuaro
( H
2
S)
Sun phát
hóa
Các hợp chất hữu cơ
dạng hòa tan
Thủy phân
Metan hóa
( gđ axit)
Khử
sunphat
Lên men
Axeton
hóa
Metan hóa
( gđ thủy phân)
Axit béo
+ alcohl
Carbonic
(CO
2
)
Hydro
Metan ( CH
4
)
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
`
Hình 1.4: Cơ chế sinh hóa diễn ra trong ô chôn lấp CTR
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Đặc điểm tự nhiên [4]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
14
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền trung, hướng ra biển Đông, phía
Bắc giáp Quảng Nam, phía Nam giáp Bình Định, phía Tây giáp Kon Tum. Quảng
Ngãi có quốc lộ 1A chạy qua Tỉnh, cách Hà Nội 883km về phía Bắc, cách Thành
Phố Hồ Chí Minh 838km về phía Nam; quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với Tây
Nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở tọa độ:
• Từ 14
0
32’40” đến 15
0
25’ độ vĩ Bắc
• Từ 108
0
06’ đến 109
0
04’35” độ kinh Đông
2.1.2. Địa hình
Quảng Ngãi là một tỉnh có địa hình tương đối phức tạp bao gồm các dạng đồi
núi và đồng bằng ven biển. Nhìn chung, địa hình toàn tỉnh thấp dần từ Tây sang
Đông. Phần phía Tây của tỉnh là đồi núi cao tiếp giáp với Tây Nguyên, tiếp dần là
đồi núi thấp chuyển tiếp dãi đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, thỉnh thoảng có núi chạy
sát ra biển. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích của tỉnh, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp
(trừ đồng bằng thuộc hạ lưu sông Trà Khúc).
2.1.3. Diện tích tự nhiên
Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 2 thành phố: TP Quảng Ngãi (trực thuộc Tỉnh), TP
Vạn Tường (trực thuộc Xã), gồm có 13 Huyện. Tổng diện tích tự nhiên là 5.849,6
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
15
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
km
2
, diện tích đất canh tác 67.030 ha, diện tích đất trồng lúa chiếm 45.157 ha, đất
màu và cây công nghiệp chiếm 21.813 ha. Dân số toàn tỉnh khoảng 1.306.307 người
(thống kê năm 2007, mật độ dân số trung bình 254 người/km
2
).Diện tích, dân số,
mật độ dân số của toàn tỉnh được trình bày cụ thể ở phụ lục 2.
2.1.4. Thời tiết khí hậu
Quảng ngãi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 25 – 26,9
0
C. Thời
tiết chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, lượng mưa 2.198mm/năm nhưng
chỉ tập trung vào các tháng 9, 10, 11, 12.
Hình 2.1. Đồ thị biểu diễn nhiệt độ (
0
C) các tháng trong năm tỉnh Quảng Ngãi
Qua đồ thị 2.1 cho thấy nhiệt độ tỉnh Quảng Ngãi qua các năm cao nhất đều tập
trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, nhiệt độ trung bình các tháng này khoảng 28,5
0
C.
Nhiệt độ các tháng trong năm được trình bày cụ thể ở bảng phần phụ lục 3.
Bảng2.1: Lượng mưa các tháng và cả năm (mm) [5]
năm
Tháng Cả
năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2006 125 54 2 13 69 5 121 233 331 276 221 273 1.723
2007 197 1 102 48 132 48 41 244 107 797 1328 78 3.123
2008 258 26 34 22 80 22 27 75 425 519 851 251 2.595
Bảng2.2: Độ ẩm trung bình các tháng và cả năm (%) [5]
năm
Tháng Cả
năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2006 86 86 82 78 76 73 72 82 83 84 83 71 80
2007 87 82 84 81 81 75 78 81 79 88 86 86 82
2008 86 83 83 79 79 75 75 79 82 88 88 87 82
2.1.5. Tài nguyên
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
16
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
Với đặc điểm địa chất và vị trí cấu trúc kiến tạo phức tạp, tỉnh Quảng Ngãi có
nguồn khoáng sản khá đa dạng và tương đối phong phú. Đến năm 2007 đã thống kê
được 87 mỏ, điểm quặng của 20 loại khoáng sản. Ngoài mỏ khoáng sản, Quảng
Ngãi còn được thiên nhiên ưu đãi cho những nguồn tài nguyên dành cho phát triển
du lịch như suối khoáng Thạch Trụ ở phía Nam huyện Mộ Đức và nhiều suối nước
nóng khác.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội [5]
2.2.1. Phát triển kinh tế
Kinh tế Quảng Ngãi duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế Quảng Ngãi tăng
trưởng với tốc độ cao : tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2009 ước đạt 643.163
tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2008. Công nghiệp và xây dựng đạt 44,7%, nông lâm
ngư nghiệp và thủy sản đạt 26,6%, dịch vụ đạt 28,7%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp – xây dựng và dịch vụ,
giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp.
Năm 2010, kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức, tình hình suy giảm
kinh tế năm 2009 vẫn còn ảnh hưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế và nhiều
doanh nghiệp còn ở mức thấp. Bên cạnh những thách thức khó khăn trên, bước vào
năm 2010 tỉnh cũng có những thuận lợi nhất định: những kết quả đạt được về phát
triển kinh tế khoa học trong thời gian qua, huy động nhiều hơn các nguồn lực cho
phát triển và giải quyết tốt hơn các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường.
Chỉ tiêu kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP: 34 – 35%, GDP bình quân đầu
người: 20,4 triệu đồng/người/năm.
Giá trị sản xuất: Nông lâm ngư nghiệp: tăng 4 – 4,5%, Công nghiệp - xây dựng:
tăng: 89 – 90%, Dịch vụ tăng: 14 – 15%.
Cơ cấu kinh tế:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
17
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
Chỉ tiêu môi trường: Tỷ lệ độ che phủ rừng: 45%; tỷ lệ dân đô thị dùng nước
sạch: 100%; tỷ lệ nông thôn dùng nước hợp vệ sinh: 85%, tỷ lệ xử lý rác thải, CTR
ở các KKT, KCN: 55%; tỷ lệ cây xanh đô thị: 60%.
Bảng 2.3. Tỷ trọng ngành qua các năm của tỉnh [5]
Năm
Tỷ trọng (%)
Nông – lâm – ngư
nghiệp
Công nghiệp, xây
dựng
Dịch vụ
2006 25,17 50,39 24,44
2007 23,12 53,77 23,11
2008 23,94 54,09 21,97
• Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng khá, giá trị sản
xuất năm 2009 ước đạt 6.930,1 tỷ đồng, tăng 144% so với năm 2008. Một số sản
phẩm tăng khá cao như: thủy sản chế biến, nước khoáng và nước tinh khiết, phân
bón,… đã sản xuất được 1.523,8 ngàn tấn sản phẩm lọc hóa dầu và nhiều sản phẩm
cấu kiện kim loại của Công ty TNHH một thành viên DooSan Việt Nam.
• Xây dựng: Hoạt động xây dựng của tỉnh trong những năm qua đã có sự gia
tăng. Hiện nay, ngành xây dựng của tỉnh đã thu hút được đầu tư nước ngoài. Đồng
thời sự tham gia của các đơn vị tư nhân trong lĩnh vực này ngày một gia tăng.
• Nông nghiệp –lâm nghiệp – thủy sản: Giá trị sản xuất nông nghiệp – lâm
nghiệp – thủy sản trong những năm qua có sự gia tăng đáng kể: Giá trị sản xuất
nông nghiệp ước đạt 1.675 tỷ đồng, tăng 4,3% so với năm 2008. Sản phẩm lương
thực ước đạt 420,86 ngàn tấn. Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng ước đạt
98.592 tấn. Công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô được
tăng cường. Nhìn chung, tình hình nông – lâm – thủy sản phát triển tương đối khá.
[14]
2.2.2. Dân số
Trong những năm qua tốc độ gia tăng dân số có sự chuyển biến theo chiều
hướng tốt. Tốc độ tăng tự nhiên năm 2006 là 1,087%, trong đó ở thành thị là
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
18
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
0,998%, ở nông thôn là 1,102%. Dự kiến tỉ lệ tăng dân số toàn tỉnh năm 2010 là
0,95%. Mật độ dân số trung bình là 254 người/km
2
, riêng Thành phố Quảng Ngãi là
3.334 người/km
2
gấp khoảng 56 lần mật độ dân số ở các tỉnh miền núi. Điều này
cho thấy rằng tốc độ đô thị hóa của tỉnh đang ngày một tăng nhanh với mật độ dân
số cao gấp nhiều lần so với các huyện thị miền núi.
2.2.3. Y tế - Giáo dục
2.2.3.1. Y tế
Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2010, tập trung củng cố và hoàn thiện
mạng lưới y tế cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị và năng lực chuyên môn đủ
khả năng giải quyết một cách cơ bản nhu cầu về chăm sóc y tế của người dân ngay
tại địa phương, tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong
toàn ngành và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào lĩnh
vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Năm 2010, y tế Quảng Ngãi phấn đấu
17 giường bệnh/10.000 dân, khoảng 4,5 bác sĩ/10.000 dân, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn quốc
gia về y tế 60%, tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ 100%.
2.2.3.2. Giáo dục
Năm học 2006 – 2007, toàn tỉnh có 108.440 học sinh tiểu học, 113.117 học sinh
trung học cơ sở và 54.991 học sinh trung học phổ thông. Tính đến năm 2007 đã có
14/14 Huyện hoàn thành xong chương trình phổ cập giáo dục, và 8/13 Huyện hoàn
thành chương trình phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở. Năm 2009, toàn tỉnh có 7.745
phòng học các cấp, trong đó có 3.486 phòng học kiên cố và 582 phòng học tạm
thời. Thực hiện đề án kiên cố hóa trường học và nhà công vụ cho giáo viên giai
đoạn 2008 – 2012, các địa phương đã hoàn thành việc kiểm tra rà soát và phê duyệt
danh mục đầu tư năm 2009 với 342 phòng học và 132 phòng ở công vụ.
2.2.4. Du lịch
Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh có nhiều dự án đầu tư du lịch đang được triển khai
xây dựng. Theo công văn số 28/BQL về việc xây dựng kế hoạch năm 2006 của
BQL các Dự án đầu tư và Khu du lịch, tình hình hoạt động đầu tư các khu du lịch
trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi sẽ được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.4: Tình hoạt động đầu tư các khu du lịch của Tỉnh
STT Tên khu du lịch Tên dự án đầu tư Chủ đầu tư
Giai đoạn
đầu tư
KDL sinh thái biển
Hàng Dương
Công ty TNHH Hà
Thành Hà Nội
2004 - 2005
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
19
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
KDL Mỹ Trà III
Công ty Đầu tư xây
dựng và Du lịch (Quảng
Ngãi)
2002 – 2010
KDL 19/8
Công ty cổ phần 19/8 –
Quảng Ngãi
2006 – 2007
2
Khu du lịch Sa
Huỳnh – Huyện
Đức Phổ
KDL sinh thái biển Sa
Huỳnh
Công ty TNHH Hà
Thành Hà Nội
2005 – 2007
Khách sạn dịch vụ Sa
Huỳnh
Công ty TNHH Phi
Long(TP.Hồ Chí Minh)
2004 – 2012
STT Tên khu du lịch Tên dự án đầu tư Chủ đầu tư
Giai đoạn
đầu tư
3
Khu du lịch sinh
thái Thiên Đàng –
Huyện Bình Sơn
KDL sinh thái – đô thị
Thiên Đàng, Huyện
Bình Sơn
Khu kinh tế Dung Quất
4
Khu du lịch sinh
thái môi trường
Thành phố Vạn
Tường
KDL sinh thái môi
trường Thành phố
Vạn Tường
(Nguồn: Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi)
2.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Quảng Ngãi và các
huyện
2.3.1. Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Quảng Ngãi nằm gần như trung tâm của tỉnh, đa số các huyện nằm
dọc theo quốc lộ 1A là các huyện đồng bằng và có nền kinh tế phát triển hơn so với
các huyện miền núi. Trong đó Thành phố Quảng Ngãi và 4 huyện Bình Sơn, Sơn
Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức là các huyện có nền kinh tế phát triển của toàn tỉnh. Điều
kiện tự nhiên của Thành phố Quảng Ngãi và 4 huyện lân cận được trình bày ở bảng
2.5.
Bảng 2.5. Đặc điểm tự nhiên của Thành phố Quảng Ngãi và 4 huyện lân cận
TP Quảng
Ngãi
Huyện Bình
Sơn
Huyện Sơn
Tịnh
Huyện Tư
Nghĩa
Huyện Mộ
Đức
Đơn vị hành
chính
8 phường và 2
xã
1 thị trấn và
24 xã
1 thị trấn và
20 xã
2 thị trấn và
18 xã
1 thị trấn và
12 xã
Diện tích tự
nhiên (ha)
3.712 463,86 343,57 227,3 212,23
Dân số
(người)
134.400 177.943 192.841 177.745 144.230
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
20
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
2.3.2. Kinh tế xã hội
Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm kinh tế của tỉnh, với việc đi đầu trong công
nghiệp hóa đô thị hóa của toàn tỉnh, Thành phố Quảng Ngãi góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển . Ngoài ra 4 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức là các
huyện đồng bằng và có đường quốc lộ 1A chạy qua, đồng thời phía đông giáp biển
nên thuận lợi cho việc phát triên nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Đặc điểm kinh
tế xã hội của Thành phố Quảng Ngãi và 4 huyện lân cận được trình bày ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Đặc điểm kinh tế xã hội
TP Quảng
Ngãi
Huyện Bình
Sơn
Huyện Sơn
Tịnh
Huyện Tư
Nghĩa
Huyện Mộ
Đức
Kinh tế
Thành phố có
nền kinh tế
phát triển
mạnh nhất của
toàn tỉnh,
phấn đấu đến
năm 2015 đạt
đô thị loại II.
Kinh tế của
huyện chủ yếu
là thuần nông.
Huyện đang
được xây
dựng khu đô
thị mới Vạn
Tường.
Chủ yếu là
thuần nông và
đánh bắt hải
sản.
Kinh tế của
huyện là
thuần nông,
đánh bắt hải
sản và tiêu thủ
công nghiệp.
Kinh tế của
huyện là thuần
nông, hơn
80% dân số
sinh sống khu
vực nông
nghiệp
Công
nghiệp
Thành phố có
KCN Quảng
Phú, sản xuất
bia Dung
Quất, nước
khoáng, bánh
kẹo Quảng
Ngãi.
Huyện có
KKT Dung
Quất đang
trên đà phát
triển mạnh.
Đã có hơn
100 dự án đầu
tư vào KKT
Dung Quất
với tổng số
vốn sấp xỉ 5,1
tỷ USD.
Huyện có
KCN Tịnh
Phong, CCN
làng nghề
Tịnh Ấn Tây.
Huyện không
có KCN, chỉ
phát triển tiểu
thủ công
nghiệp.
Nền công
nghiệp của
huyện chưa
phát triển chỉ
chú trọng phát
triển nông
nghiệp.
Y tế Thành phố có
13 cơ sở
khám chữa
bệnh (trong
đó có 2 bệnh
viện, 1 phòng
khám khu
vực, 10 trạm y
tế xã phường).
Tổng số y
bác sĩ 742,
trong đó có
Huyện gồm
27 cơ sở
khám chữa
bệnh (trong
đó có 2 bệnh
viện, 25 trạm
y tế xã
phường). Đội
ngủ cán bộ y
bác sỹ gồm
311 người,
trong đó có 58
Gồm có 24 cơ
sở khám chữa
bệnh (trong
đó có 1 bệnh
viện, 2 phòng
khám khu
vực, 21 trạm
y tế xã,
phường).
Tổng số y bác
sỹ 258 người,
trong đó có 55
21 cơ sở
khám chữa
bệnh (trong
đó có 1 bệnh
viện, 2 phòng
khám khu
vực, 18 trạm y
tế xã phường).
Số y bác sỹ
gồm 204
người, trong
đó có 38 bác
Gồm 15 cơ sở
khám chữa
bệnh (trong
đó có 1 bệnh
viện, 1 phòng
khám khu
vực, 13 trạm y
tế xã phường.
Tổng số y bác
sỹ 161 người,
trong đó có 35
bác sỹ.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
21
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
243 bác sỹ. bác sỹ. bác sỹ. sỹ.
Du lịch
Thành phố có
vườn hoa Ba
Tơ, Thành Cổ
Núi Bút.
KDL sinh thái
Thiên Đàng.
Huyện còn có
nhiều bãi tắm
đẹp như Khe
Hai, Lệ Thủy.
Bãi biển Mỹ
Khuê, núi
Thiên Ấn và
nhiều lịch sử
văn hóa.
KDL suối
nước nóng
Nghĩa Thuận.
ngoài ra còn
có núi Phú
Thọ.
Bãi biển Minh
Tân, khu lưu
niệm Phạm
Văn Đồng.
2.4. Định hướng phát triển của Tỉnh năm 2010 – 2030 [4]
Quảng Ngãi là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung với
tốc độ phát triển kinh tế cũng như đô thị hóa khá nhanh. Trong giai đoạn sắp tới, tốc
độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi càng được đẩy mạnh và tăng tốc
hơn nữa nhằm đẩy mạnh nền kinh tế của tỉnh, nâng cao chất lượng sống của người
dân. Bên cạnh phát triển kinh tế thì vấn đề môi trường đang được người dân cũng
như chính quyền tỉnh quan tâm, tăng cường việc quản lý, thu gom chất thải rắn,
tăng hiệu suất thu gom, đồng thời hạn chế việc phát sinh chất thải.
Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh năm 2010 phấn đấu đạt từ 34 - 35% nên sản
xuất công nghiệp giữ vai trò quan trọng. Đề ra mục tiêu đưa tổng giá trị sản xuất
công nghiệp năm 2010 đạt 15.354 tỷ đồng, tăng 121,56% so với năm 2009. Qua đó
đẩy mạnh tỷ trọng công nghiệp lên 55 – 56%, đến năm 2020 là 80%.
2.4.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội
• Phát triển kinh tế
Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, đi đôi với nâng cao chất lượng và
hiệu quả kinh tế - xã hội. Tập trung đẩy mạnh phát triển khu kinh tế Dung Quất, các
KCN trên địa bàn Tỉnh. Tạo thêm nhiều mặt hàng chủ lực có sức cạnh tranh cao đối
với thị trường trong và ngoài nước, hướng mạnh về xuất khẩu. Thực hiện khâu đột
phá đẩy mạnh sự phát triển của KKT Dung Quất, phát huy lợi thế của tỉnh để phát
triển các ngành công nghiệp hóa dầu, cơ khí đóng tàu, luyện kim, chế biến nông lâm
thủy sản, chế biến đường, vật liệu xây dựng và khai thác chế biến khoáng sản.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tạo bước
chuyển về chất nền sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng bền
vững. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú trọng phát triển vùng thực phẩm an toàn
đáp ứng cho khu kinh tế Dung Quất và toàn xã hội. Tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi
theo hướng trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Phát triển nhanh và
nâng cao chất lượng ngành thương mại và dịch vụ. Chú trọng phát triển du lịch sinh
thái, di tích lịch sử, văn hóa.
• Phát triển văn hóa xã hội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
22
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
Thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân,
tạo điều kiện để người dân được hưởng các dịch vụ kinh tế cộng đồng và từng bước
tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao. Nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức
nghề nghiệp, tinh thần, thái độ phục vụ bệnh nhân của đội ngủ cán bộ y tế. Khuyến
khích việc đầu tư phát triển các dịch vụ y tế ngoài công lập.
2.4.2. Phát triển cơ sở hạ tầng
Vùng kinh tế động lực bao gồm: Thành phố Quảng Ngãi, khu kinh tế Dung
Quất, các khu công nghiệp của tỉnh và các đô thị khác. Quy hoạch đầu tư mở rộng
thành phố Quảng Ngãi về phí Bắc sông Trà Khúc, phấn đấu đạt một số tiêu chí cơ
bản của đô thị loại II. Đối với thị trấn Đức Phổ, phấn đấu đạt tiêu chí cần thiết để
nâng thành đô thị loại IV, hướng đến trở thành thị xã thuộc tỉnh.
Đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng thành phố Quảng Ngãi, các KCN,
CCN, làng nghề của tỉnh. Mở rộng khu kinh tế Dung Quất với quy mô 50.000 ha.
Phát triển các ngành công nghiệp có quy mô lớn gắn với cảng biển nước sâu Dung
Quất.
Vùng đồng bằng ven biển, hải đảo: phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
trọng tâm là hình thành các vùng cây, con, nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế
biến. Phát triển nông nghiệp toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng
công nghiệp và dịch vụ trên cơ sở hình thành và phát triển các CCN địa phương.
Xây dựng các thị trấn, huyện lỵ trở thành các trung tâm kinh tế - xã hội của từng
huyện có các ngành dịch vụ phát triển.
Vùng miền núi lấy phát triển nông – lâm nghiệp làm cơ sở để ổn định kinh tế -
xã hội, trong đó chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Đẩy
mạnh giao đất giao rừng cho nhân dân nhằm bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường
đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển các thị trấn hiện có, củng cố các trung
tâm cụm xã.
2.4.3. Tình hình dân số
Theo thống kê tỉnh Quảng Ngãi dân số các năm vừa tăng dần với mức độ tăng
khá nhanh (năm 2000 là 1.216.592 người, đến năm 2007 là 1.306.307 người). Tuy
nhiên, trong những năm tới để hạn chế việc tăng dân số quá nhanh thì tỉnh có những
chính sách giảm tỷ lệ tăng dân số, với tỷ lệ tăng dân số giảm dần từ 0,95% (năm
2009) xuống 0,75% (năm 2030). Sử dụng mô hình Euler cải tiến để dự báo tốc độ
tăng dân số đến năm 2030 của toàn tỉnh Quảng Ngãi, được trình bày ở bảng 2.7.
Công thức tính (theo mô hình Euler cải tiến):
*
1
. .
i i i
N N r N t
+
= + ∆
[6]
Trong đó: N
i
: số dân ban đầu (người)
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
23
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
N
*
i+1
: số dân sau một năm (người)
r : tốc độ tăng trưởng (%/năm)
t
∆
: thời gian (năm)
Bảng 2.7. Dân số toàn Tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030
Năm N
i
r (%) N
*
i+1
2001 1216592 1,3 1 1232407
2002 1232407 1,2 1 1247195
… … … … …
2025
1518818
0,8 1
1530969
2026 1530969 0,79 1 1543064
2027
1543064
0,78 1
1555100
2028 1555100 0,77 1 1567074
2029
1567074
0,76 1
1578984
2030 1578984 0,75 1 1590826
Dân số cụ thể qua các năm được trình bày phần phụ lục 4.
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CTR VÀ TÌNH HÌNH THU GOM,
QUẢN LÝ CTR Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn
3.1.1. Nguồn gốc phát sinh
Rác thải được sản sinh từ những nguồn như khu vực dân cư, khu thương mại,
khu công nghệ, các khu công cộng, khu xử lý và các khu sản xuất nông nghiệp,
trong đó chủ yếu là từ quá trình sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ. Trong những năm
qua tình hình kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá nhanh, cùng với quá trình phát triển
kinh tế thì lượng CTR cũng tăng nhanh về số lượng và đa dạng về thành phần, tổng
lượng CTR năm 2008 ước tính là 528,28 tấn/ngày. Nguồn và thành phần CTR của
tỉnh Quảng Ngãi được trình bày ở bảng 3.1 và 3.2. [4]
Bảng 3.1: Nguồn và thành phần của CTR.
Nguồn
Các hoạt động và khu vực liên quan
đến việc sản sinh ra rác
Các thành phần của rác
Khu dân cư Các hộ gia đình Thức ăn thừa, rác, tro và các loại
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
24
t
∆
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận giai đoạn 2010 –
2030 - Nguyễn Tài Hành – Lớp: CNMT K50 QN
khác.
Khu
thương mại
Cửa hiệu, nhà hàng, chợ, văn phòng,
khách sạn, xưởng in, sửa chữa ô tô, các
viện,
Thức ăn thừa, rác tro, rác thải do
quá trình phá dở xây dựng và
các loại khác.
Đô thị Kết hợp cả 2 thành phần trên Kết hợp cả 2 thành phần trên.
Khu công
nghiệp, xây
dựng
Xây dựng, dệt, công nghiệp nặng, công
nghiệp nhẹ, lọc dầu, hóa chất, khai thác
mỏ, điện,
CTR của quá trình sản xuất như:
rác, tro, bao bì đựng hóa chất,
CTR do quá trình phá vỡ xây
dựng: gạch, ngói, bê tông,…
Khu công
cộng
Đường phố, khu vui chơi, bãi biển,
công viên,
Lá cây, cành cây, thức ăn thừa,
bao bì ni long, giấy, chai lọ,…
Khu xử lý
chất thải
Nước, nước thải và các trạm xử lý
nước thải, nước cấp
Các chất thải sau xử lý thường là
bùn, cặn
Hoạt động
nông
nghiệp
Ruộng vườn, chăn nuôi
Phụ phế phẩm nông nghiệp, rác,
phân gia súc, các bao bì, chai lọ
đựng phân bón, thuốc BVTV.
Y tế
Các bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám
bệnh.
Các bệnh phẩm, bông gạt, kiêm
tiêm,…
Du lịch Các khu du lịch, khu sinh thái, bãi biển
Bao bì nilon, chai nhựa, vỏ hoa
quả, thức ăn thừa,…
Bảng 3.2: Thành phần rác thải tại bãi chôn rác tỉnh Quảng Ngãi [4]
Phân loại Thành phần % Khối lượng
Dễ phân hủy sinh học Thực phẩm thừa, rau, 68 - 70
Có thể tái sinh Giấy, nhựa, nilong, 6 – 12
Khó phân hủy sinh học Cao su, vải vụn, gỗ, 8 – 10
Trơ, tận dụng cải tạo mặt bằng
Chất thải xây dựng: bê
tông vụn, rác thải công
trình
8 - 9
Theo kết quả phân tích thành phần CTR trên địa bàn tỉnh cho thấy, rác sinh
hoạt có lượng chất hữu cơ chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 70%, thành phần khó phân
hủy sinh học chiếm tỷ lệ thấp khoảng 10%, Các thành phần nguy hại trong rác thải
sinh hoạt như pin, acqui, bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật, không đáng kể. Với
thành phần rác thải như trên tận dụng làm phân compost phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, đồng thời giảm sức ép cho các BCL. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết CTR
của tỉnh Quảng Ngãi đều được chôn lấp, nguyên nhân do chưa phân loại trong việc
thu gom nên trong rác thải đô thị có rất nhiều tạp chất lẫn lộn.
3.1.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn
Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển
về trình độ và tính chất tiêu dùng của xã hội, một lượng chất thải phát sinh với ngày
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
25