Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 149 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
6. Cấu trúc của luận án 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU THƠ MỚI TỪ GÓC ĐỘ
LOẠI HÌNH 7
1.1. Nghiên cứu loại hình Thơ mới giai đoạn trƣớc 1945 7
1.2. Nghiên cứu loại hình Thơ mới giai đoạn 1945 - 1954 19
1.3. Nghiên cứu loại hình Thơ mới giai đoạn từ 1954 - 1975 21
1.4. Nghiên cứu loại hình Thơ mới từ 1975 đến nay 26
1.5. Tiểu kết 30
CHƢƠNG 2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LOẠI HÌNH VĂN HỌC VÀ LOẠI HÌNH THƠ 32
2.1. Loại hình học văn học: những tiền đề lịch sử và nhận thức 32
2.2. Từ lý thuyết đến thực tiễn ứng dụng 44
2.3. Nghiên cứu loại hình thơ 49
2.4. Tiểu kết 52
CHƢƠNG 3. LOẠI HÌNH THƠ MỚI, NHÌN TỪ ĐẶC TÍNH KIỂU TƢ DUY . 53
3.1. Tƣ duy thơ là gì? 53
3.2. Tính dân tộc và thời đại trong kiểu tƣ duy Thơ mới 56
3.3. Thơ mới - diễn ngôn của con ngƣời cá nhân trong môi trƣờng đô thị kiểu
phƣơng Tây 68
3.4. Từ Thơ trung đại đến Thơ mới: sự dịch chuyển của những đặc trƣng loại hình 79
3.5. Từ Thơ mới đến những hình thái thơ sau Thơ mới 91
3.6. Tiểu kết 102
CHƢƠNG 4. LOẠI HÌNH THƠ MỚI, NHÌN TỪ CẤU TRÚC KIỂU TƢ DUY 104
4.1. Quan niệm về chất thơ: hạt nhân trong cấu trúc kiểu tƣ duy thơ 104
4.2. Cách kiến tạo thế giới nghệ thuật của Thơ mới 112


4.2.1. Mô hình kiến tạo thế giới nghệ thuật của Thơ mới 112
4.2.2. Kiến tạo nhạc tính của Thơ mới 118
4.2.2.1. Âm thanh trong Thơ mới - kiến tạo giai điệu 118
4.2.2.2. Kiến tạo nhịp điệu của Thơ mới 122
4.2.3. Kiến tạo âm điệu của Thơ mới 127
4.3. Tiểu kết 134
KẾT LUẬN 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO 141

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thơ mới, một khái niệm cho đến giờ đã đặt chúng ta vào những phạm trù nghĩa
khá đa dạng, cần phải suy xét kỹ lƣỡng hơn. Bản thân khái niệm này đã hàm chứa trong
đó sự tƣơng sánh với Thơ cũ, đồng thời nó cũng mang ý nghĩa là một thời đoạn trong
lịch sử thơ ca dân tộc, Thơ mới còn là một trào lƣu, một phong cách, một kiểu – một
loại hình thơ. Thậm chí, trong suy nghĩ về những động hƣớng của một nền văn học, thơ
ca tiên tiến, Thơ mới còn đặt ra yêu cầu có tính cốt thiết về tƣ duy, tâm thế, bản chất của
sáng tạo nghệ thuật. Luận án, Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình tập trung vào khía
cạnh loại hình, kiểu/ lối Thơ mới nhằm chỉ ra tƣ cách loại hình của Thơ mới trong tƣơng
quan với những hình thái thơ trƣớc và sau nó. Nhƣ thế, những vấn đề căn bản làm động
lực cho sự lựa chọn nghiên cứu chính là: Thơ mới có phải là một loại hình thơ không?
Những điều kiện sinh thành, vận động và phát triển của Thơ mới, đặc tính và cấu trúc
của loại hình trên phƣơng diện cốt yếu là kiểu tƣ duy cho phép Thơ mới hiện diện với tƣ
cách loại hình trong tiến trình thơ trữ tình của Việt Nam. Những nghiên cứu đã có về
Thơ mới đã manh nha đề cập đến vấn đề loại hình, tuy nhiên, sự nghiên cứu một cách hệ
thống, giới thuyết rõ về loại hình thơ, loại hình Thơ mới với những tiêu chí loại hình cụ
thể cho đến nay lại chƣa có. Điều đó khiến cho vấn đề của luận án trở nên hữu ích hơn
trong lịch sử nghiên cứu Thơ mới nói riêng và tiến trình thơ Việt nói chung.
Nghiên cứu Thơ mới trong giai đoạn hiện nay thực sự là một thử thách. Trong

các thƣ viện, trƣờng học, viện nghiên cứu ngƣời ta có thể điểm ra hàng trăm công trình
nghiên cứu về Thơ mới từ tác giả đến tác phẩm, khuynh hƣớng, trƣờng phái, thi pháp,
ngôn ngữ, phong cách, thể loại,… Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của triết học nhân
sinh, triết học ngôn ngữ, khoa học xã hội nhân văn, sự du nhập của các lý thuyết,
phƣơng pháp nghiên cứu văn học hiện đại, Thơ mới lại có thêm cơ hội để đƣợc soi
chiếu, thảo luận một cách toàn vẹn hơn. Hẳn những nhà nghiên cứu hiện nay không
phủ nhận hƣớng nghiên cứu từ góc độ Phân tâm học, Cấu trúc luận, Hiện tƣợng luận,
Nữ quyền luận, nghiên cứu Thơ mới từ lý thuyết diễn ngôn, lý thuyết Trƣờng văn học,
Nhân học văn hóa, Xã hội học văn học, Mỹ học tiếp nhận, Giải cấu trúc, đem đến
nhiều gợi ý cho việc tiếp cận Thơ mới. Bên cạnh đó, vấn đề thực thể Thơ mới vẫn
chƣa đƣợc mô tả một cách toàn vẹn với sự vắng mặt của những tác giả, tác phẩm bàn

2
nhì, bàn ba, những diễn ngôn góp phần kiến tạo Thơ mới nhƣng không có mặt trong
các “điện thờ” hay bị xem nhẹ, bị mặc nhiên biến thành các diễn ngôn phụ trợ, làm tôn
lên các đỉnh cao. Mặt khác những nghiên cứu ở miền Nam thời kỳ 1954 - 1975 về Thơ
mới cũng chƣa đƣợc chú ý thỏa đáng để thấy rằng thành tựu nghiên cứu Thơ mới trong
tri thức phổ thông vẫn đầy thiếu khuyết.
Trong bối cảnh những giá trị truyền thống đang chìm đắm trong khủng hoảng nội
tại đòi hỏi đƣợc giải quyết, các tín hiệu mới từ phƣơng Tây đang du nhập và ảnh
hƣởng mạnh mẽ, đòi hỏi đƣợc khẳng định, đƣợc sinh tồn, văn học là hình thái cơ bản
để biểu đạt những vận động lớn lao, tinh vi ấy. Thơ mới đã hấp thu và biểu hiện trong
mình những giao lƣu vừa đa dạng, vừa phong phú, cả những bí ẩn còn chƣa thể tƣờng
giải. Trong suốt chiều dài nghiên cứu Thơ mới, các thành tựu đã có chƣa phải đã là
đáp số cuối cùng, dĩ nhiên nó cũng đã làm thỏa mãn nhiều trí lực.
Các nhà nghiên cứu, những ngƣời quan tâm có thể liệt kê nhiều công trình nghiên
cứu lớn nhỏ, ở mọi cấp độ về Thơ mới. Tuy nhiên, xem xét Thơ mới từ lý thuyết loại
hình với một hệ nguyên tắc nhận diện, đặt trong tiến trình thơ Việt từ khởi thủy đến
hiện đại hay nhìn ra nền thơ cận hiện đại của các nƣớc trong khu vực Đông Á lại là
vấn đề chƣa đƣợc luận giải một cách hệ thống. Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình

thực sự đặt ra vấn đề cần phải giải quyết.
Nghiên cứu Thơ mới, quy luật sáng tạo của loại hình thơ này (một loại hình thơ
phát triển rực rỡ bậc nhất trong lịch sử thơ trữ tình Việt Nam) giúp chúng ta có cái nhìn
chân xác hơn về diễn trình và sự vận động của mỹ học thơ ca dân tộc. Từ đó, hình thành
những nhận thức có tính nguyên lý về mỹ học của loại hình thơ trữ tình nói chung.
Việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập, thƣởng thức Thơ mới cần có những định
hƣớng đa dạng hơn, toàn diện hơn để phù hợp với sự đa dạng, phong phú, tính phức
tạp của bản thân Thơ mới. Đồng thời, trong bối cảnh đƣơng đại, việc nhận diện một
hiện tƣợng thơ ca của quá khứ lại càng phải đƣợc tiến hành một cách toàn diện bởi
chính những công cụ của thời đại sau soi chiếu lại các hệ giá trị của thời đại đã qua.
Thơ mới cần đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ là một hiện tƣợng văn hóa. Điều đó thiết
nghĩ sẽ đƣợc bổ sung chính từ những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu,
nhiều thế hệ,

3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Luận án hƣớng đến việc mô tả, lý giải và khẳng định: Thơ mới là một
loại hình thơ trong tiến trình thơ trữ tình Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại.
Nhiệm vụ của luận án:
- Mô tả lịch sử nghiên cứu vấn đề Loại hình Thơ mới
- Giới thuyết về lý thuyết loại hình trong nghiên cứu văn học và thơ ca
- Mô tả và lý giải để minh chứng tƣ cách loại hình của Thơ mới trong tiến trình thơ
Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại. Đồng thời luận án cũng mở ra hƣớng nghiên cứu loại
hình Thơ mới nhƣ một hiện tƣợng có tính quy luật trên phạm vi khu vực Đông Á.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Thơ mới Việt Nam 1932 – 1945 với tƣ cách là một lối thơ,
kiểu thơ – một loại hình. Trong thực tế, đối tƣợng Thơ mới 1932 - 1945 rất lớn. Ý thức
đƣợc điều này chúng tôi chỉ khảo sát những tác giả, tác phẩm đã đƣợc tuyển chọn
trong công trình Thơ mới 1932 - 1945 tác giả và tác phẩm, Nhà xuất bản Hội Nhà văn,
tái bản lần thứ 6, năm 2004.

Phạm vi nghiên cứu: xem xét Thơ mới trong tiến trình thơ Việt Nam, nhận diện
loại hình Thơ mới trong sự tƣơng sánh với loại hình Thơ trung đại và một vài hình thái
thơ sau Thơ mới. Nhƣ thế, luận án hƣớng vào nghiên cứu nội quan Thơ mới để chỉ ra
sự khác biệt làm nên tƣ cách loại hình của nó. Nghĩa là nghiên cứu sự biến đổi về đặc
tính và cấu trúc của bản thân Thơ mới đồng thời không tách rời nó khỏi tổng thể là tiến
trình thơ trữ tình Việt Nam.
Để khẳng định Thơ mới là một loại hình thơ chúng tôi hình thành một trục
nghiên cứu có tính chất quy chiếu để nhận diện loại hình Thơ mới: Kiểu tư duy Thơ
mới. Từ kiểu tƣ duy Thơ mới, các vấn đề: quan niệm về chất thơ, hình thức tổ chức
văn bản ngôn từ nghệ thuật đặc thù của Thơ mới, các phương tiện nổi bật (nổi bật
nhất của loại hình này mà yếu hoặc không biểu hiện ở loại hình khác) để kiến tạo thế
giới nghệ thuật,


4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đem đến những kiến giải có tính tổng quát về Thơ mới trên phƣơng diện là
một loại hình thơ, đóng góp vào lịch sử diễn giải, nghiên cứu và định vị Thơ mới Việt
Nam 1932 - 1945 trong tiến trình thơ Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại và đề xuất
nghiên cứu Thơ mới trong bối cảnh thơ ca khu vực Đông Á thời cận hiện đại.
Xem xét Thơ mới trong tính tự trị của một trƣờng văn học cùng với sự lý giải từ
các thiết chế, bối cảnh tạo nên “chân lý”, “tri thức”, “quyền lực” (M. Foucault) của
diễn ngôn Thơ mới, hẳn ngƣời nghiên cứu sẽ hiểu vì sao Thơ mới đƣợc sinh ra, tồn tại,
vận hành và tiêu vong, kể cả những “đứt đoạn” mang sử tính trong diễn trình của thơ
Việt từ khởi thủy đến hiện đại. Các vấn đề về sự phân tranh mới cũ hay chính là sự đối
thoại tranh giành quyền lực của các diễn ngôn. Chân lý của thời đại luôn là sự áp chế
và loại trừ những tri thức, chân lý của thời đại khác, của các diễn ngôn khác. Hệ thống
thiết chế mới đƣợc dựng nên là căn nguyên của sự sinh thành một diễn ngôn mới, tạo
nên các trật tự diễn ngôn nhƣ ta đã thấy. Diễn ngôn về diễn ngôn Thơ mới, nhà in, báo
chí, chữ quốc ngữ, sự truyền bá văn hóa phƣơng Tây, sự biển đối của đô thị phong

kiến phƣơng Đông sang mô hình đô thị kiểu phƣơng Tây, sự hình thành các giai tầng
mới, con ngƣời thị dân tƣ sản,… chính là những thiết chế, những “huyền thoại” có
hiệu lực áp chế, giải trừ các thiết chế lỗi thời, xác lập quyền lực của nền văn hóa tƣ sản
trong đó có Thơ mới.
Nghiên cứu Thơ mới từ góc độ loại hình giải quyết đƣợc một vấn đề quan trọng
nhất của bản thân diễn ngôn Thơ mới chính là mối quan hệ: quyền lực - chân lý của nó
với các diễn ngôn của quá khứ (của nó) và diễn ngôn hình thành sau nó (với tham
vọng phủ định, chôn vùi Thơ mới). Nghĩa là, dù cho các nghiên cứu đã có về kết cấu,
giọng điệu, thể loại, vẫn cần phải xem xét Thơ mới trong tƣ cách là một loại hình, một
chỉnh thể vẹn nguyên. Lý thuyết loại hình với quan điểm về “định tính loại hình” xem
kết cấu, giọng điệu, thể loại,… là những cấp độ nhỏ hơn của bản thân một loại hình
thơ (tiểu loại hình), lại vừa là những tham số để khảo sát loại hình tổng quát: Thơ mới.
Chính vì thế, bản thân các tham số ấy chƣa đủ tƣ cách trở thành một “phổ niệm loại
hình” (Stankevic) khi đặt trong tƣơng quan với loại hình Thơ trung đại và Thơ hậu
Thơ mới - Thơ đƣơng đại.

5
Từ đề tài, vấn đề lý thuyết loại hình trong nghiên cứu văn học và trong nghiên
cứu thơ đƣợc giới thuyết mạch lạc hơn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp loại hình
Đề tài của luận án là Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình, vì thế phƣơng pháp loại
hình là phƣơng pháp chủ đạo của luận án trong quá trình giải quyết vấn đề. Phƣơng
pháp này đòi hỏi các thao tác thống kê, phân tích, so sánh, phân loại, tổng hợp, đánh
giá, nhằm nhận diện loại hình Thơ mới trong thế đối thoại với các loại hình thơ trƣớc
và sau Thơ mới trong hành trình thơ trữ tình Việt Nam.
5.2. Phƣơng pháp so sánh
Giữa phƣơng pháp và thao tác đôi khi có nhiều sự nhập nhằng không dễ phân định.
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh trƣớc hết nhƣ một ý thức về hƣớng giải quyết
vấn đề tƣơng đồng loại hình, khác biệt loại hình của Thơ mới với các loại hình thơ trƣớc

và sau nó. Mặt khác, trong quá trình thực hiện, thao tác so sánh chính là những hành
động cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ so sánh loại hình đã đƣợc tiên nghiệm.
5.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu nhân học văn hóa
Các phƣơng pháp nghiên cứu nhân học tỏ rõ ƣu thế trong việc thâm nhập vào cấu
trúc tâm lý, tƣ duy và mỹ cảm của con ngƣời cá nhân cá thể. Lịch sử thơ ca là lịch sử
của nhiều loại hình, vì thế, tính đồng đại và lịch đại trong cái nhìn hệ thống cần đƣợc ý
thức và đồng thời đƣợc giải quyết trong quá trình thâm nhập các cấu trúc tƣ duy, mỹ
cảm của con ngƣời ở từng thời kỳ khác nhau. Nhân loại học văn hóa là một ngành
nghiên cứu, một khoa học vì thế nó có nhiều phƣơng pháp, chúng tôi sử dụng những
phƣơng pháp của nhân loại học văn hóa nhƣ phân tích cấu trúc, phƣơng pháp suy luận
sử quan, phân tích xã hội học, phân tích ký hiệu học,
5.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu tâm lý học sáng tạo
Tâm lý học sáng tạo cũng mang tham vọng thâm nhập vào bề sâu của hoạt động
sáng tạo nghệ thuật. Hƣớng nghiên cứu lấy Kiểu tƣ duy làm trục lõi trong luận án tự
nó tìm đến tâm lý học sáng tạo nhƣ một phƣơng pháp đặc thù trong nghiên cứu thơ.
Các phƣơng pháp nghiên cứu tâm lý học sáng tạo có thể mang lại những mô tả tƣơng

6
đối về quá trình sáng tạo nghệ thuật thơ cùng với các thao tác trong trí tƣởng, tinh thần
thi sĩ. Cùng với phân tích thế giới nghệ thuật từ các dấu hiệu biểu trƣng trên bề mặt
văn bản nhƣ một hệ thống ký hiệu, nghiên cứu tâm lý học sáng tạo rất cần một năng
lực cảm nhận, trực giác đôi khi không thể lý giải bằng thực nghiệm.
5.5. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành
Nghiên cứu liên ngành là hƣớng nghiên cứu ngày càng phổ biến và hiệu quả.
Thực ra, bản thân các ngành nghiên cứu Văn học so sánh, Loại hình học, Nhân loại
học văn hóa, Xã hội học, đã thích ứng và thâu nạp trong nó tính ƣu việt của nhiều
phƣơng pháp nghiên cứu trong các ngành khác. Sử dụng liên ngành các phƣơng pháp
là một cơ hội để vấn đề đƣợc soi chiếu nhiều chiều hơn, tránh đƣợc sự phiến diện và
duy ý chí.
6. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án đƣợc cấu
trúc thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Thơ mới từ góc độ loại hình
Chƣơng 2. Vấn đề nghiên cứu loại hình văn học và loại hình thơ
Chƣơng 3. Loại hình Thơ mới nhìn từ đặc tính kiểu tư duy
Chƣơng 4. Loại hình Thơ mới nhìn từ cấu trúc kiểu tư duy
Phụ lục: Thơ mới trong bối cảnh phát triển của thơ Đông Á đầu thế kỷ XX





7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU THƠ MỚI TỪ GÓC ĐỘ LOẠI HÌNH

Dù đã có lịch sử nghiên cứu hơn 80 năm, nhƣng Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình
lại chƣa đƣợc đặt ra và giải quyết một cách hệ thống. Nhìn lại những nỗ lực của ngƣời đi
trƣớc, vẫn có thể nhận ra những dấu vết móng nền đã đƣợc ƣớm định. Để tiện cho việc
theo dõi tiến trình nghiên cứu loại hình Thơ mới, chúng tôi chọn cách trình bày lịch sử
vấn đề theo thời gian. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát tƣ liệu, chúng tôi nhận ra
không có một công trình nào có tính chất toàn diện, hệ thống, giải quyết vấn đề Thơ mới
là một loại hình thơ mà chủ yếu tập trung vào các vấn đề thi pháp, thể loại, các khuynh
hƣớng sáng tác, kết cấu, giọng điệu, Trong dòng chảy của thời gian, các vấn đề nghiên
cứu đã nêu đều đụng chạm đến những khía cạnh tiểu loại hình trong loại hình Thơ mới.
Về mặt lý thuyết, thể loại, giọng điệu, kết cấu hay khuynh hƣớng, trƣờng phái đều là các
tiểu loại hình của một loại hình thơ. Có thể đặt ra các vấn đề nhƣ loại hình tác giả, loại
hình khuynh hƣớng (tƣợng trƣng, lãng mạn, siêu thực ), loại hình kết cấu, loại hình
giọng điệu trong Thơ mới, Sự phong phú của các hƣớng nghiên cứu ấy nhƣ một đòi
hỏi đến lúc cần phải có một sự tổng hợp, quy chiếu để nhận diện loại hình Thơ mới với

tƣ cách là một loại hình thơ xét trong tiến trình thơ Việt từ khởi thủy đến hiện đại và
nhìn ra các nền thơ trữ tình cận hiện đại của các quốc gia Đông Á.
1.1. Nghiên cứu loại hình Thơ mới giai đoạn trƣớc 1945
Nhìn nhận ở bình diện tổng quát có thể thấy rằng chính cuộc tranh luận Mới - Cũ
lại là cuộc tranh biện có tính toàn diện nhất về loại hình Thơ mới. Khi ấy, các vấn đề
về thi pháp, giọng điệu, kết cấu, trƣờng phái, khuynh hƣớng,… chƣa đƣợc phổ biến
nhƣ là những hệ thống công cụ để các nhà báo, nhà văn, các tay bỉnh bút, diễn thuyết
tận dụng nhằm công kích hay triệt hạ thành lũy của đối phƣơng. Cuộc đối đầu Mới -
Cũ đơn giản chỉ là sự nỗ lực bằng mọi giá để giành lấy cơ hội sinh tồn trong đời sống
văn học của cả hai phe mới cũ. Từ diễn đàn của Hội khuyến học Sài Gòn, Nhà học hội
Quy Nhơn đến mặt báo Phụ nữ Tân văn, Phong hóa, Ngày nay, Văn học tạp chí, Hà
Nội báo, An Nam tạp chí, Tiểu thuyết thứ bảy,… Thơ mới và Thơ cũ đã tranh chiến
với nhau một cách quyết liệt. Ngày ấy, Tản Đà đã ƣớm ngỏ: Nếu không phá cách vứt
luật điệu/ Khó cho thiên hạ đến bao giờ. Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ La Fontaine cũng

8
đã dự báo trƣớc một hình thái thơ mới sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, lịch sử sinh thành của
Thơ mới lại gắn với Phan Khôi - Chiến tƣớng tiên phong của Thơ mới với bài thơ Tình
già. “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” đăng trên Phụ nữ tân văn, số 122,
ngày 10 tháng 3 năm 1932, chính thức khai sinh một hình thái thơ mới. Phần lớn giới
nghiên cứu đều thống nhất ngày 10/3/1932 là thời khắc Thơ mới cất tiếng giữa làng
thơ (Gần đây, Lại Nguyên Ân trên Báo Điện tử tổ quốc đã công bố thông tin bài “Một
lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” của Phan Khôi kỳ thực đã đƣợc đăng trên Tập
văn mùa xuân của Báo Đông Tây trƣớc tết năm 1932 - khi ấy, mùng một tết là ngày
6/2/1932 dƣơng lịch, và bài phản hồi lại cũng đăng trên báo ấy ngày 17/2). Trong bài
báo có tính chất tiền phong này, Phan Khôi đã róng riết đặt ra nhu cầu phải cách tân,
phải đổi mới:
Thơ chữ Hán ƣ? Thì ông Lý, ông Đỗ, ông Bạch, ông Tô choán trong đầu tôi
rồi. Thơ Nôm ƣ? Thì cụ Tiên Điền, bà Huyện Thanh Quan đè ngang ngực làm
cho tôi thở không ra. Cái ý nào mình muốn nói lại không nói ra đƣợc nữa, thì đọc

đi đọc lại nghe nhƣ họ đã nói rồi. Cái ý nào chƣa nói mình muốn nói ra thì lại bị
những niêm luật bó buộc mà không nói đƣợc [97, tr. 52].
Ông hô hào: “Duy tân đi! Cải lƣơng đi!”, “Hễ câu thúc thì nó mất cái chân đi”, “Đại ý
của lối Thơ mới nầy ra là: đem ý thật có trong tâm khảm tả ra bằng những câu có vần
mà không phải bó buộc bởi những niêm luật gì hết” [97, tr. 52, 53] (Hiện tại chƣa thấy
giới học thuật có động thái gì về việc cuốn sách Phụ nữ tân văn - Phấn son tô điểm
sơn hà, khảo cứu của Thiện Mộc Lan, có đƣa ra thông tin về việc Phan Khôi thừa nhận
Tình già là một bài viết theo điệu Cổ phong [47, tr. 255]). Theo quan điểm của chúng
tôi, với những lý lẽ đƣa ra để biện thuyết cho “một lối thơ mới” của Phan Khôi chính
là đặt ra những tiêu chí để nhận diện một loại hình Thơ mới. Xem đấy, có thể thấy
Phan Khôi nhấn mạnh vào ý phá bỏ niêm luật, câu thúc, diễn tả một cách thành thật
những trạng thái của tâm khảm. Sau khi Phan Khôi trình chánh lối thơ mới thì Vân
Bằng trên An Nam tạp chí, số 39, ngày 30/4/1932 bày tỏ thái độ “Tôi thất vọng vì Phan
Khôi” tỏ rõ quan điểm đứng về phái Thơ cũ. Ủng hộ sự trình chánh của Phan Khôi,
Lƣu Trọng Lƣ viết một Bức thư ngỏ đăng trên Phụ nữ tân văn, số 153, tháng 6/1932:
“Thi ca ta ngày nay đang lúc ngấp ngoải, không có lấy một chút sinh khí, nếu không

9
xoay phƣơng cứu chữa gấp, thì ôi thôi, còn chi là tánh mạng của thi ca” [97, tr. 57].
Trong bức thƣ này, Lƣu Trọng Lƣ cũng bày tỏ rất rõ cái “dƣ sinh tiêu cực” (M. Mauss)
đang bám víu thi ca đƣơng thời chính là “bọn thi nhân rỗng tuếch kia còn cứ ca đi hát
lại những câu sáo hủ nghìn xƣa” [97, tr. 57]. Thơ mới phản ứng là phản ứng lại với cái
dƣ sinh tiêu cực ấy, cái sáo hủ nghìn xƣa đã không còn chút sinh khí. Sự xuất hiện của
Thơ mới “chính là tiếng chuông cảnh tỉnh làng thơ giữa lúc đang triền miên trong cõi
chết” [97, tr. 58]. Đồng quan điểm ấy, trên Phong Hóa, số 14, ngày 22/9/1932 Văn
Lực tuyên bố: “Bỏ luật, niêm, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ, nghĩa là tóm tắt, đừng bắt
chƣớc cổ nhân một cách nô lệ. Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tƣởng” [67, tr. 4].
Việt Sinh trên báo Phong Hóa, số 15, 29/9/1932 cũng lên tiếng kêu gọi: “Sầu thảm
nhiều rồi”, “Quốc văn muốn giàu, phải nhiều lối, nhiều lối mới … Lại phải có tƣ tƣởng
mới”[78, tr. 1]. Cũng trên Phong Hóa, số 31, ngày 24.1.1933, Việt Sinh [79] và Nhất

Linh, Giễu các ông làm thơ cũ [51, tr. 19]. Theo hiện tình văn bản, ta thấy rõ không
chỉ các tác giả này giễu Thơ cũ mà, cái chính là giễu lối làm thơ sáo rỗng, máy móc,
lối làm văn vần vè. Chúng tôi rất chú ý đến câu cuối cùng của bài này. Nhất Linh làm
một bài thơ mô phỏng lối thơ mà Phong Hóa phê phán : “Tôi bị mụn ghẻ đầy/ May sao
gặp thuốc hay/ Bôi được một tuần lễ/ Khỏi ngay… Chắc ông Công Luận phục bài thơ
này lắm vì theo ý ông tôi đã tránh đƣợc những tiếng cao nhã (mots nobles) mà dùng
toàn cái giọng thông thƣờng (language vulgaire)” [51, tr. 19]. Nhƣ vậy, sự phê phán
không chỉ là phê phán Thơ cũ mà còn phê phán chính lối làm thơ “bạch thoại” ngớ
ngẩn, vô nghĩa lý nhƣ Nhất Linh, Việt Sinh đã chỉ ra. Thơ cũ có thứ tồn sinh tiêu cực
của nó cần phê phán. Thơ đƣợc gọi là Thơ mới cũng đã xuất hiện thứ dƣ sinh mà các
nhà tân thi sĩ chân chính muốn đánh đổ. Trên Phong Hóa, mục Tin thơ, Lê Ta công
kích Nguyễn Vỹ [86], phê phán tập Mơ màng của Đức Văn, Tình em của Nhuệ Thủy
[86] cũng là một chứng cứ góp thêm vào việc tranh biện rằng Thơ mới còn tranh đấu
với cả thứ Thơ mới sáo rỗng, vô nghĩa.
Nhu cầu cải cách thơ ca đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Lƣu Trọng Lƣ trên
Người Sơn Nhân, tháng 5/1933 có bài viết Một cuộc cải cách về thi ca, đăng lại trên
Phụ nữ tân văn số 216, 15.9.1933 với đầu đề Một cái khuynh hướng mới về thi ca:
“một cái khuynh hƣớng mới lạ, mệnh danh là thơ lối mới, muốn cởi trói thi ca ra khỏi
cái niêm luật khắc khổ” [97, tr. 79]. Sự cấp thiết của cuộc canh tân đặt ra từ vấn đề chủ

10
thể sáng tạo - mà ta có thể xem là khởi dựng cho tiểu loại hình tác giả Thơ mới. Lƣu
Trọng Lƣ đã nêu lên nỗi niềm tha thiết của những ngƣời trẻ buổi ấy:
Thanh niên Việt Nam ngày nay đƣơng bơ vơ đi tìm ngƣời thi nhân của
mình, nhƣ ngƣời con đi tìm mẹ…. Ngƣời thanh niên Nam Việt ngày nay chỉ ao
ƣớc có một điều, một điều mà tha thiết hơn trăm nghìn điều khác là đƣợc có một
nhà thi nhân hiểu thấu mình mà yên ủi mình, một bậc thiên tài lỗi lạc đi vào tận
tâm hồn của mình, đến những chỗ cùng sâu, mà vạch những cái kín nhiệm uất
ức… [97, tr. 81].
Với ngƣời thanh niên trẻ tuổi, trẻ lòng, một cá thể sinh thành trong đô thị kiểu phƣơng

Tây với ý thức cá nhân ngày càng mãnh liệt, họ thấy “Còn gì chán bằng bắt ta buồn
mãi cái buồn réo rắt, u uất của ngƣời cung nữ đời Tần ? Còn gì khổ bằng bắt ta sầu
mãi cái sầu dằng dặc, âm thầm của nàng chinh phụ” [97, tr. 81]. An Diễn trên Phụ nữ
tân văn số 207, 6.7.1933 có bài viết Lối thơ mới đã chỉ ra điều kiện của sự sinh tồn
chính là phải có một con đƣờng mới: “nhiều thiếu niên thi sĩ bắt đầu bỏ thiên kiến mà
sấn bƣớc vào con đƣờng mới lạ, đặt tình cảm, tƣ tƣởng vào khuôn mới, khác hẳn phạm
vi Đƣờng thi…. Con đƣờng mới hợp với sự sanh tồn mới” [97, tr. 83].
Sự bàn luận về Thơ mới trong tƣ cách một loại hình đối chọi với loại hình Thơ cũ
còn diễn ra trên diễn đàn luận thuyết thời bấy giờ. Tiêu biểu cho hoạt động này là các
buổi diễn thuyết của Nguyễn Thị Manh Manh với chiến tƣớng phe Thơ cũ là Nguyễn
Văn Hanh. Cô Kiêm đã quả quyết tại Hội khuyến học Sài Gòn ngày 26 Juillet 1933 :
“Muốn cho tình tứ không vì khuôn khổ mà bị “đẹt” mất thì rất cần phải có một lối thơ
khác, do lề lối nguyên tắc rộng rãi hơn. Thơ này khác hơn lối xƣa nên gọi là thơ mới”
[97, tr. 100]. Nguyễn Thị Kiêm đã chỉ ra lối biểu đạt tự do trong thơ Baudelaire và
Verlaine, nhƣng là lối văn rất riêng, nên nếu dịch sang lục bát, song thất đều không đạt
đƣợc nhƣ phong thái thơ ca của các tác giả. Vậy phải dịch một cách tự do hơn mà phá
bỏ các luật lệ thơ ta đã có. Dịch thơ Tây bằng thứ văn mới, phóng khoáng và dồi dào
mới có thể nói đƣợc tinh thần của thứ thơ ấy. Là một cây bút xông xáo của Phụ nữ tân
văn, sau những hoạt động đăng đàn diễn thuyết bênh vực Thơ mới của Nguyễn Thị
Manh Manh, tờ báo có tƣ tƣởng canh tân này đã lên tiếng khẳng định: “tình tứ mới cần

11
diễn ra trong khuôn khổ mới”, “lối thơ mới đã chiếm đƣợc quyền sống còn trong văn
học An Nam” [97, tr. 94].
Rất đáng chú ý trong việc khẳng định tƣ cách loại hình Thơ mới ở giai đoạn này
là ý kiến của Phan Văn Hùm. Trong bài Thảo luận về thi : nguồn thi cảm mới, Phụ nữ
tân văn, số 240, 3.5.1934, Phan Văn Hùm đã có ý tƣởng rất đúng khi thâm nhập vào
cơ chế sáng tạo của thi sĩ, để tìm ra cái mới, cái khả năng thuyết phục của một loại
hình thơ mới đó là: “Tôi chỉ muốn đứng về phƣơng diện nghệ thuật (art), không, tôi
còn muốn thâu hẹp ranh rắp hơn nữa, tôi chỉ muốn đứng về phƣơng diện kỹ thuật

(Point de vue la technique) muốn vào trong công trƣờng (atelier) vào trong trung điện
mật nhiệm của nhà nghề, để xem cái tay thơ đƣơng kiến trúc” [97, tr. 149]. Cũng với ý
tƣởng thâm nhập vào “trung điện mật nhiệm của nhà nghề” của thi sĩ, Nhất Linh đã
bàn đến Sự cân nhắc chữ trong Thơ cũ và Thơ mới. Trên Phong Hóa, số 69, ngày
20/10/1933, ông cho rằng:
Nhà thơ cũ cân nhắc từng chữ, cốt ý để câu văn đƣợc chỉnh, đọc lên nghe
cho kêu, có những chữ đối chọi nhau một cách thần tình, khéo léo. Nhà thơ mới
cân nhắc từng chữ để đo đắn xem chữ nào diễn đƣợc cái cảm của mình, tả đƣợc
cái ý của mình đúng hơn hết, xem phải cần đến chữ nào, câu thơ mới có cái điệu
khả dĩ diễn đƣợc sự rung động của linh hồn mình một cách rõ rệt hơn… Một bên
chỉ cốt cân nhắc để tìm những chữ nào đối chọi nhau, cho ý là phụ, một bên cố
cân nhắc để tìm những chữ nào hợp điệu thơ, diễn đúng ý [52, tr. 2].
Sự phòng vệ và phản kháng của Thơ cũ nhằm mục tiêu giữ vững hình thái thơ truyền
thống trung đại. Chính trong luận thuyết của các nhà thơ cũ, chúng ta cũng nhận thấy
có sự khác biệt để hai loại hình Thơ cũ, Thơ mới không thể dung hòa nhau lúc này.
Trên mặt trận diễn thuyết đã có tƣớng tiên phong Nguyễn Văn Hanh tranh đấu cho
Thơ cũ. Trên báo chƣơng, có lẽ Chất Hằng Dƣơng Tự Quán là một trong những tên
tuổi bênh vực Thơ cũ một cách mạnh mẽ. Trên Văn học tạp chí, số 18, 1.6.1933, Chất
Hằng Dƣơng Tự Quán chê thơ Phan Khôi nhạt nhẽo, vô duyên, khắc khổ, hùng hổ.
Phan Khôi là ngƣời ít tình cảm nên không thể làm thơ đƣợc [97, tr. 82]. Mặc dù ý thức
đƣợc rằng: “công cuộc giải phóng cho thơ không phải là chẳng hợp lý và chẳng thích
thời”, nhƣng ông bày tỏ quan điểm:

12
Tôi thích đổi mới cho thơ nhƣng tôi chú trọng về tinh thần của thơ hơn là
đƣờng hình thức. Về đƣờng hình thức tôi dám nói rằng những nhà thơ của Trung
Quốc đáng là thầy ta. Lối thơ Đƣờng luật tuy giam hãm vào cái thi pháp chặt chẽ
nhƣng ta thử hỏi có lối thơ nào mà chẳng phải bó buộc bởi những luật lệ nhất
định. Ngay nhƣ thơ Tây cũng còn phải theo phép tắc rất phiền phức. Vì nếu
không thế không phải là thơ nữa [97, tr. 88].

Dƣơng Tự Quán cho rằng Cổ phong cũng rất tự do, có thể đáp ứng đƣợc mọi nhu cầu
biểu hiện của con ngƣời, “việc gì phải lập dị”. Từ đó ông quả quyết tinh thần hƣớng
dẫn nhà thơ hiện đại phải là “dùng lối cổ mà diễn đạt những tƣ tƣởng mới” [97, tr. 88].
Chất Hằng Dƣơng Tự Quán thực ra cũng rất suy nghĩ đến vấn đề đổi mới thơ, nhƣng
có lẽ, những bằng chứng của Thơ mới đến thời điểm ấy chƣa thuyết phục đƣợc ông
(Làm thế nào để đối mới cho thơ, Văn học tạp chí, số 23, ngày 15.8.1933) [97, tr. 110].
Cũng với quan điểm bênh vực Thơ cũ và hoài nghi, cảnh giác với Thơ mới,
Thƣơng Sơn trong bài Thơ mới tức là Từ khúc, đăng trên Văn học tạp chí, số 24, ngày
1.9.1933, sau khi dẫn một số bài Từ dịch trên Tản Đà thư điếm, tác giả cho rằng: “Vậy
thì cách vần ở bài Tình già cũ lắm lắm chứ có cũ vừa đâu” [97, tr. 112]. Thƣơng Sơn
dẫn thêm một số bài Từ khúc khác và kết luận, lối Thơ mới thực chẳng có gì mới, nó
chính là Từ khúc đã có từ rất lâu. Chúng tôi không tán thành quan điểm này của
Thƣơng Sơn. Bởi lẽ, cách bắt vần có thể là Từ khúc, thậm chí lối thơ vẫn là Đƣờng
luật,… nhƣng Thơ mới vẫn là Thơ mới, Từ khúc vẫn là Từ khúc. Cái mới ở chính chất
thơ của hai loại ấy. Chất thơ của Thơ mới đã khác hẳn chất thơ của các bài Từ mà
Thƣơng Sơn chỉ ra.
Đặt ra trực tiếp vấn đề Thơ mới với Thơ cũ, trên báo Nam phong, số 193, Février
– Mars, 1934, Nguyễn Hữu Tiến cho rằng, lối Thơ mới là một sự lố lăng của hình thức.
Hình thức theo lối Tây, nhƣng ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ Tây khác nhau về âm điệu,
thanh điệu lại cả về loại hình (đa âm và đơn âm), nên vần điệu thật khó mà bắt chƣớc
giống thơ Tây đƣợc. Chính vì thế nên Thơ mới lố lăng nhƣ cô gái mới mà óc thì vẫn
cũ rích. Nguyễn Hữu Tiến còn cho rằng, Thơ mới khó thuộc, khó nhớ, do chỗ vần điệu
lổn nhổn, mới hai câu đã đổi vần, không có khuôn mẫu đại khái nào để ngƣời đọc hình
dung và nhớ đƣợc, nên khó thuộc. Đã khó thuộc thì không thể ca ngâm, hát xƣớng,

13
không thể ca ngâm hát xƣớng thì khó truyền tụng. Ông còn cho rằng, vẫn có thể bắt
chƣớc thơ Tây, nhƣng là ở cái tinh thần thôi, còn hình thức thơ ta đã phong phú rồi, cứ
việc thế mà vận dụng “không cần gì phải mô phỏng cả đến khuôn mẫu của thơ Tây
nữa” [107, tr. 109]. Nguyễn Hữu Tiến rõ ràng đã không bênh vực Thơ mới. Tuy nhiên,

lý luận của ông lại cũng làm tổn hại không nhỏ đến Thơ cũ. Theo dõi mạch lý luận của
Nguyễn Hữu Tiến, đến chỗ ông viết: Thơ cũ của ta… “không có gì là gò bó khổ khắc.
Ai chịu đọc về lối nào ít bài thì tựa đó mà đặt các bài khác đƣợc ngay. Nhất là lối lục
bát, có ngƣời ít học hoặc trẻ con cũng đặt đƣợc. Tức là những cái “vè” vậy, thế mà
nghe hay đáo để” [107, tr. 109]. Chỗ này lý luận bênh vực Thơ cũ của Nguyễn Hữu
Tiến đã hại Thơ cũ, thể hiện một tƣ duy không chặt chẽ và ý niệm về loại hình thơ mà
mình bào chữa không riết róng, không sắc, nếu không nói rằng bị hời hợt về cuối. Tƣ
tƣởng chủ đạo của Nguyễn Hữu Tiến giống với Chất Hằng Dƣơng Tự Quán khi cho
rằng, chỉ cần mới về ý tƣởng, tinh thần, còn hình thức thơ vẫn là hình thức Thơ cũ, lấy
hình thức cũ để biểu đạt nội dung mới.
Thơ mới, trong thế giằng co với Thơ cũ đã từng bƣớc khẳng định ƣu thế của
mình. Tuy nhiên, đến quãng những năm 1934, sự tranh biện hay định hình Thơ mới
vẫn chƣa tìm đƣợc một xác quyết có tính hệ thống. Ngƣời ta vẫn bàn luận sôi nổi về
Thơ mới, Thơ cũ, vẫn nhắc đi nhắc lại rằng phải cải cách, phải canh tân, cải lƣơng,
phải đổi mới văn thể, đổi mới tinh thần, nội dung cho thơ ca. Đến năm 1934, trên Tiểu
thuyết thứ bảy, số 31, ngày 29/12/1934, Hoài Thanh nhận định: “Vậy bây giờ Thơ mới
có quy tắc gì chƣa? Hiển nhiên là chƣa có. Không theo phép tắc khuôn khổ xƣa thì
ngƣời ta gọi là mới, hai chữ Thơ mới hiện nay chỉ có thể định nghĩa một cách tiêu cực
nhƣ thế mà thôi” [97, tr. 206].
Vấn đề nhƣ thế nào là Thơ mới càng diễn tiến về giai đoạn sau càng đƣợc nhận
diện một cách bài bản và có độ sâu nhất định, tránh đƣợc những bốc đồng hay nông
cạn của giai đoạn đầu. Thiết Diện trong bài Quan niệm của tôi đối với Thơ mới đã cho
thấy nhận thức loại hình là rất cần thiết trong việc định vị Thơ mới. Phê phán Thơ mới,
trên Văn học tuần san, số 8, tháng 8/1935, Thiết Diện đặt vấn đề khá hợp lý:
Cái hồn chƣa thoát khỏi sáo cũ, cũng còn nghe Tiếng sáo Thiên Thai, Tiếng
trúc tuyệt vời, Tiếng nhạn kêu sƣơng v.v… thì đổi cái hình thức phỏng có ích

14
gì? Thế là ở trong những bài thi cũ, ngƣời ta còn dung thứ, chớ đã xƣng là
“Thơ mới” mà còn sáo hƣ nhƣ vậy, thì đâu phải là những “chiến sĩ chắc chắn” để

đỡ gạt những mũi tên của những ngƣời đại biểu cho thơ cổ có cái tên nhƣ
Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Tuấn Khải…? [97, tr. 268 - 269].
Nhƣ thế, đến năm 1935, trong mắt các nhà phê bình, nghiên cứu, Thơ mới vẫn chƣa
thực sự trƣởng thành, vẫn đang trong quá trình khẳng định tƣ cách loại hình của mình.
Dẫu với Nhớ rừng, Thế Lữ đem lại thắng lợi cho Thơ mới nhƣng chúng ta cũng không
thể không thừa nhận ý kiến của Thiết Diện là khá sắc sảo trong bối cảnh nghiên cứu,
phê bình đời sống thơ ca Việt Nam lúc bấy giờ. Sự thất bại của Thơ cũ và phái bênh
vực Thơ cũ qua diễn giải của các nhà nghiên cứu phê bình chính là ở chỗ trong lúc
Thơ mới chƣa định hình thì Thơ cũ đã tự hƣ phế từ trong lõi cốt.
Sang đến năm 1936, sau một loạt bài của Lê Tràng Kiều về Thơ mới của các tác
giả đƣơng thời đăng trên Hà Nội báo, Thơ mới đã trở thành soái vƣơng của thi đàn.
Tuy vậy, vẫn chƣa xuất hiện một bộ quy tắc nhận diện Thơ mới có tính phổ quát. Báo
Ngày nay, năm 1937, nổi bật với mục Tin thơ do Thế Lữ đảm trách đã trở thành một
diễn đàn danh giá để kiến tạo diện mạo Thơ mới và Thi nhân đƣơng thời - năm này có
Điêu tàn của Chế Lan Viên. Năm sau (1938), Thơ thơ của Xuân Diệu cũng xuất
hiện,… Thơ mới nổi lên những đỉnh cao thực sự để có thể từ đó nhận ra bƣớc phát
triển, định hình của một loại hình thơ. Lúc này ngƣời ta không còn nói đến mới - cũ
nữa, thơ đƣơng nhiên là Thơ mới. Những bài viết của Hàn Mặc Tử về Thi sĩ điên Chế
Lan Viên, nhà thơ thần linh Bích Khê, tựa của Thế Lữ cho Thơ Thơ của Xuân Diệu,…
đã khẳng định tƣ cách loại hình của Thơ mới từ những kết tinh đỉnh cao. Từ những bài
viết này có thể nhận ra loại hình Thơ mới từ các phƣơng diện kiểu nhà thơ, khuynh
hƣớng thẩm mỹ hay những tƣơng đồng về mỹ cảm mà loại hình học gọi là “cộng đồng
thẩm mỹ” (M.B. Khravchenko),…
Đến những năm 1939, 1940 với sự ra đời của Thơ điên (Hàn Mặc Tử - 1939),
Tinh huyết (Bích Khê - 1939), Lửa thiêng (Huy Cận - 1940),… về cơ bản các nhà
nghiên cứu, phê bình Thơ mới đều cho rằng Thơ mới đã đến thời kỳ hƣng thịnh nhất.
Đây cũng là lúc ngƣời ta có thể tổng kết lại một thời đại trong thi ca. Một loạt công
trình có tính chất tổng kết, đánh giá lại Thơ mới rất có ý nghĩa trong việc nhận diện

15

loại hình. Phải kể đến hàng đầu là tiểu luận Một thời đại trong thi ca và công trình Thi
nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài Chân. Với một bài tiểu luận công phu và
phần bình luận về 46 thi sĩ đƣợc tuyển lựa, Thi nhân Việt Nam đã chính thức đề bia cho
các thi sĩ đã làm nên diện mạo, hình thái Thơ mới. Dƣới góc nhìn loại hình học, hai tác
giả đã vạch ra những suy ngẫm về “lịch sử - sinh thành học” (I. Herde) Thơ mới, phác
thảo loại hình khuynh hƣớng: Thơ mới thuần Việt, Thơ mới ảnh hƣởng Đƣờng thi, Thơ
mới ảnh hƣởng thơ Pháp. Trên phƣơng diện nhận định về phong cách tác giả, Thi nhân
Việt Nam cũng đã đề cập đến tiểu loại hình tác giả Thơ mới với việc xác lập cá tính sáng
tạo của Thế Lữ, Lƣu Trọng Lƣ, Huy Thông, Nguyễn Nhƣợc Pháp, Huy Cận, Nguyễn
Bính, Chế Lan Viên, Xuân Diệu,… Điểm quan trọng trong việc định hình tƣ duy loại
hình trong nghiên cứu Thơ mới chính là Hoài Thanh - Hoài Chân đã khẳng định thời
Thơ mới là thời của cái “Tôi” đối lập với cái “Ta”, cá nhân đối lập với đoàn thể. Tâm
tính, xúc cảm của cái tôi “với cái nghĩa tuyệt đối của nó” là lõi cốt để Hoài Thanh - Hoài
Chân nhận diện Thơ mới. Bƣớc vào “thần điện” với 46 gƣơng mặt thi nhân, Hoài Thanh
- Hoài Chân với sự mẫn cảm của mình đã có những thẩm bình tài hoa, sâu sắc. Đối với
tƣ duy loại hình học, đó là những đóng góp quan trọng cho việc nhìn nhận loại hình tác
giả, phong cách, khuynh hƣớng và trƣờng phái thơ trong Thơ mới [10].
Cùng trên bình diện là những công trình tổng quát về thơ và Thơ mới cần phải
nhắc đến tác phẩm Việt Nam thi ca luận của Lƣơng Đức Thiệp (1942), Nhà văn hiện
đại của Vũ Ngọc Phan (1942) và sau đó là Việt Nam văn học sử yếu của Dƣơng Quảng
Hàm (1943). Rất đáng lƣu ý là bản luận thi ca Việt kim cổ của Lƣơng Đức Thiệp. Cấu
trúc của công trình thể hiện tƣ duy loại hình của tác giả: Phần 1: Nguồn gốc thơ ca Việt
Nam; Phần 2: Thơ hiện đại Việt Nam; Phần 3: Tính cách thơ Việt Nam xưa; Phần 4:
Chủ trương, Định nghĩa, Tôn chỉ, Nguyên tắc,… Không có đƣợc nét tài hoa nhƣ Hoài
Thanh, Hoài Chân, nhƣng Lƣơng Đức Thiệp đã đi cụ thể vào những vấn đề bản thể
của Thơ. Tƣ duy của ông hoạch định trên bốn vấn đề lớn: Nguồn gốc thơ ca, Thơ xưa,
Thơ hiện đại và phần luận thuyết về Thơ. Với đối tƣợng là Thơ hiện đại Việt Nam -
Thơ mới, ông đã có những nhận định khá lý thú:
“Lƣớt qua các phái thơ, dầu ý thức hay vô ý thức, xét qua toàn thể mấy thi sĩ đại
diện cho từng phái, chúng ta nhận thấy thi ca Việt Nam gần đây cũng bƣớc đƣợc


16
những bƣớc dài. Về hình thức, nó đã tiến từ thể “lôi thôi” (Thế Lữ) đến “đọng chứa”
(Xuân Sanh).Về xu hƣớng, nó đã kinh qua lãng mạn đến thuần túy. Mỗi chặng đƣờng
nó qua là một nấc đột tiến, là một bực thang nó nhảy vƣợt. Nó còn có thể “làm” những
bƣớc khổng lồ, nếu thi sĩ biết rõ sứ mạng của mình, nếu thi sĩ nhận chân đƣợc bản tính
của “thơ”, rút đƣợc hết sở năng của Việt ngữ” [98, tr. 54].
Phân tích những biểu hiện của Thơ hiện đại Việt Nam, Lƣơng Đức Thiệp quy về
các tiểu loại hình với đặc tính:
Mất tính cách tổng hợp với phái Lãng mạn (Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận,…)
Thô sơ với phái Tả chân (Tả chân xã hội có màu sắc chính trị - Tố Hữu, Tả chân
xã hội không có màu sắc chính trị - Bàng Bá Lân, Anh Thơ)
Rỗng nghĩa với phái Nhạc điệu (Lƣu Trọng Lƣ)
Ngây ngô với phái Hồn nhiên (Nguyễn Bính, Nguyễn Văn Phúc)
Cạn mạch với phái Tưởng tượng (Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử)
Tối tăm với phái Thuần túy (Nguyễn Xuân Sanh) [98, tr. 55].
Từ điểm nhìn có tính phân loại, Lƣơng Đức Thiệp đã chú ý đến sự khác biệt của
Thơ cổ điển Việt Nam - Thơ Việt xƣa, Thơ Việt Nam hiện đại - Thơ mới, các tiểu loại
hình thơ trong Thơ mới và luận giải để tìm câu trả lời thế nào là Thơ? Rõ ràng, Lƣơng
Đức Thiệp đã bộc lộ tham vọng kiến tạo một hệ quy chiếu nhận diện thơ ở phạm trù
loại hình phổ quát. Cách gọi tên “phái tả chân”, “phái lãng mạn”, “phái nhạc điệu”,
“phái tƣởng tƣợng”, “phái thuần túy”,… theo chúng tôi mang hàm ý là những kiểu lối
thơ nhiều hơn là những nhóm phái thi ca. Ông chƣa thể gọi tên loại hình mà bằng trực
cảm để phân định, nhận dạng các hình thái tồn tại của Thơ mới. Lƣơng Đức Thiệp vẫn
thiếu đi những hệ thống công cụ khả dĩ có thể minh bạch trực cảm của mình.
Trong khi Vũ Ngọc Phan chủ yếu điểm tên và đƣa ra nhận định về một số thi gia
trong Thơ mới thì Dƣơng Quảng Hàm có hẳn một chƣơng luận về Thơ mới, Thơ cũ.
Vấn đề Thơ mới đƣợc Dƣơng Quảng Hàm lý giải trong thế so sánh với Thơ cũ. Thơ
mới đƣợc định nghĩa: “là lối thơ không theo quy củ của lối thơ cũ, nghĩa là không hạn
số câu, số chữ, không theo niêm luật, chỉ cần có vần và điệu” [37, tr. 567]. Đây là một

chƣơng soạn cho học sinh nên tác giả trình bày khá bài bản: Định nghĩa, Lai lịch lối

17
thơ mới, Nguồn gốc lối thơ mới, Thể cách lối thơ mới. Trong thể cách Thơ mới, ông
bàn đến số câu, số chữ, cách hiệp vần, điệu thơ (âm thanh, tiết tấu), đề mục và thi hứng.
Về nhận thức chung, Dƣơng Quảng Hàm đã khu biệt Thơ mới với Thơ cũ ở thể cách
và “đƣờng tinh thần”. Ông nhận định: “Các nhà ấy muốn đem các đề mục mới và hết
thảy các cảnh vật, các tình cảm nên thơ mà diễn đạt ra. Đối với các nhà thơ ấy, thơ
phải là “cây đàn muôn điệu” … và “cây bút muôn màu” để vẽ đủ các hình sắc trong
tạo vật” [37, tr. 581]. Dù đã để ý khu biệt Thơ mới và Thơ cũ, nhƣng tƣ tƣởng cốt lõi
của Dƣơng Quảng Hàm lại thể hiện ở kết luận: Điều quan trọng là nhà thi sĩ phải có
chân tài và cứ theo những khuôn khổ (dù là những khuôn khổ rất tự do) mà “diễn đạt
đƣợc tình ý một cách tự nhiên và thành thực” [37, tr. 589].
Một nhân vật nữa cũng đã bày tỏ những quan điểm của mình về Thơ mới, Thơ cũ
nhƣ là những loại hình thơ trong lịch trình biện chứng của lịch sử là Kiều Thanh Quế.
Nhà khảo cứu này, trƣớc cả Hoài Thanh, Hoài Chân, năm 1941 trong công trình Ba
mươi năm Văn học đã bàn đến sự mới cũ. Từ cuộc tranh luận Mới - Cũ, Kiều Thanh
Quế bày tỏ quan điểm tán đồng với Phan Văn Hùm trong Tựa quyển Nói chuyện thi
mới thi cũ của Nguyễn Văn Hanh (1935):
“Thơ cũng nhƣ mọi sự vật khác trong vũ trụ cũng có sanh mạng, cũng có lịch sử
sinh hƣ tiêu trƣởng của nó, cũng phải hiện lịch trình biện chứng (processus dialectique)
thì có lạ gì sự mới cũ phân tranh. Trái trở lại, lại còn phải nhận rằng đến một cái quá trình
kia, thì thơ mới bây giờ sẽ già cỗi mà bị mời vào trong viện cổ vật học” [73, tr. 183].
Khi đã xem mới cũ phân tranh là lẽ tự nhiên của hóa sinh, Kiều Thanh Quế đã
bộc lộ quan điểm của mình về thơ và Thơ mới qua bài Nhân đọc “Thi nhân Việt Nam”
của Hoài Thanh và Hoài Chân trên báo Tri tân, số 134, 1944. Trong bài viết này, tác
giả nhận định về cuốn “hợp tuyển” của Hoài Thanh - Hoài Chân, phê phán thơ Hàn
Mặc Tử, Bích Khê, Nguyễn Xuân Sanh, nhƣng lại “trọng sự tƣởng tƣợng” của Chế
Lan Viên. Đáng chú ý là Kiều Thanh Quế đƣa ra nhận định:
“Thơ ca Việt nam trong mƣời mấy năm gần đây, đi từ cổ điển (với Tản Đà, Trần

Tuấn Khải), trải qua lãng mạn (với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận), sang tƣởng tƣợng
với (Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên) rồi bây giờ đến tả chân (với Đoàn Văn Cừ, Anh

18
Thơ)… Rồi từ tả chân, thơ Việt Nam đã bƣớc qua cầu siêu tả chân (surréalisme) mà
sang lối thơ lập thể (cubisme)” [72, tr. 14].
Ở cấp độ nhỏ hơn, Kiều Thanh Quế còn chia ra “lối thơ hài hƣớc” của Tú Mỡ, “lối
thơ say” của Lƣu Trọng Lƣ, Nguyễn Tố, Vũ Hoàng Chƣơng,… Ông cũng cho rằng, thơ
của nhóm Xuân Thu với những câu thơ “Đầu Ngô mình Sở”, “Cuồng ngôn vọng ngữ”
(Tân Phƣơng) phải xếp vào thơ lập thể mới đúng. Mà, thơ lập thể nghĩa là thứ “thơ mù
tịt”,… Điều gây chú ý hơn trong bài viết này của Kiều Thanh Quế chính là ông nhận ra
“một lối thẩm mỹ mới lạ” của nghệ thuật lập thể và “thơ lập thể cũng nhƣ tranh lập thể
cốt truyền cảm cái cốt yếu (l’essentiel), cái toàn thể (totallité)” [72, tr. 14 - 15]. Có thể
nói, trên thế nhìn mang tính “khả nhiên” về việc lý giải loại hình thơ, cảm quan này của
Kiều Thanh Quế sẽ gợi mở những nghiên cứu mà ngƣời đƣơng thời chƣa ai kế tục đƣợc.
Ngay cả tác giả, ấn tƣợng về lập thể ấy cũng trôi qua rất nhanh, ông lại trở về với mỹ
cảm truyền thống, tán thành tƣ tƣởng của Lƣơng Đức Thiệp trong việc nhận định các
tiểu loại hình của Thơ mới. Điểm cốt lõi trong tƣ tƣởng của hai nhân vật này là hƣớng
thơ ca quay về với tính cách tổng hợp của ca dao và Đƣờng thi.
Trong những mô tả trên, chúng tôi có dụng ý gạch chân những chữ nhƣ: lối thơ,
kiểu thơ, đƣờng tinh thần, đƣờng hình thức, khuôn khổ thơ xƣa, hình thức thơ Tây,…
để có cơ sở hình dung về những manh nha trong việc nghiên cứu loại hình Thơ mới
giai đoạn này. Thời kỳ trƣớc 1945 lại là giai đoạn Thơ mới đƣợc nhìn nhận có tính
thời sự, cập nhật nhất. Báo chí đƣơng thời là một diễn đàn sôi nổi để tranh luận Mới -
Cũ, để phân định loại hình. Hai chiến tuyến với những đại diện nổi bật nhƣ Tản Đà,
Nguyễn Văn Hanh, Chất Hằng Dƣơng Tự Quán, Tùng Lâm Lê Cƣơng Phụng, Thiết
Diện, Thƣơng Sơn (Thơ cũ), Phan Khôi, Nguyễn Thị Manh Manh, Nhất Linh, Thạch
Lam - Việt Sinh, Thế Lữ - Lê Ta, Lê Tràng Kiều, Hoài Thanh (Thơ mới), các tác giả
khảo cứu Dƣơng Quảng Hàm, Lƣơng Đức Thiệp, Vũ Ngọc Phan,… giai đoạn trƣớc
1945 đã manh nha đụng chạm đến việc nghiên cứu loại hình Thơ mới. Tuy nhiên, từ

góc độ nghiên cứu Thơ mới nhƣ là một thực thể, một hiện tƣợng văn học, văn hóa
những bài tranh luận trên báo chí của cả hai phe, các công trình khảo cứu của các tác
giả cho thấy lộ trình đi từ sự bồng bột, hứng khởi có tính chất phong trào đến tƣ duy
loại hình một cách nghiêm túc. Tuy vậy, cũng có nhiều bài tranh luận thực tế là “nói

19
lấy đƣợc” để bênh vực Thơ mới và hạ bệ Thơ cũ, bôi xấu các yếu nhân của phe đối
phƣơng, thậm chí có bài còn đụng chạm đến lòng tự tôn của các thi sĩ. Ở vấn đề trung
tâm, các tranh luận và nghiên cứu vẫn chƣa hình thành một hệ quy chiếu có tính khu
biệt để định hình Thơ mới trong tƣơng quan với Thơ cũ. Vẫn chƣa thấy một lõi mạch
xuyên suốt phong trào Thơ mới nhằm định danh loại hình thơ này trong dòng chảy của
thơ Việt. Các vấn đề về cái tôi Thơ mới, thể cách, tinh thần Thơ mới, câu chữ, ngôn từ,
vần điệu trong cấu trúc loại hình Thơ mới,… đã đƣợc nhắc đến nhƣng chƣa phân tích và
lý giải một cách có hệ thống, xâu chuỗi toàn thời đại, nối kết các đỉnh cao, liên hệ các
thứ bậc trên cơ sở tri thức về một “hệ hình” thẩm mỹ khác biệt với mỹ học trung đại. Có
lẽ, Thơ mới cũng nhƣ các hiện tƣợng, sản phẩm văn hóa, văn minh khác, phải cần có
thời gian để kiểm chứng, để có cái nhìn mang tính giũa gọt nhằm nhận diện lõi cốt loại
hình. Đặc biệt, trong vai trò là một loại hình thơ, Thơ mới là một trong những sản phẩm
văn hóa trung tâm của thời đại. Các tác giả đƣơng thời Thơ mới chƣa mở rộng trƣờng
nhìn ra tầm mức ấy để thấy đƣợc Thơ mới còn là một kiến tạo văn hóa, một hệ mỹ học,
một không gian văn hóa, văn học khác với thời trung đại. Từ thực tế khảo sát những
nghiên cứu về loại hình Thơ mới trƣớc 1945, có thể nhận thấy một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Ý thức phân biệt về mặt loại hình vẫn còn sơ khai, phiến diện, chƣa trở
thành hệ thống với lý thuyết rõ ràng, bài bản.
Thứ hai: Bản thân những manh nha trong nghiên cứu loại hình Thơ mới cũng còn
rất phiến diện khi thiên về nội dung hoặc hình thức mà chƣa thấy đƣợc tính toàn diện
trong tƣ duy loại hình trên cả hai phƣơng diện.
Thứ ba: Trong quá trình đi khẳng định tƣ cách loại hình của Thơ mới, giới
nghiên cứu, phê bình thời kỳ này đã đụng chạm đến các phƣơng diện loại hình, là
móng nền để những nghiên cứu sau này tiếp tục triển khai.

1.2. Nghiên cứu loại hình Thơ mới giai đoạn 1945 - 1954
Ƣu thế của tƣ duy loại hình là cái nhìn có tính phân loại để nhận ra diện mạo của
những thực thể văn hóa, văn học trong sự luân chuyển của lịch sử. Sự phân định Thơ
mới Việt Nam 1932 - 1945 dƣờng nhƣ đã nói lên một quan niệm về tính loại hình của
Thơ mới. Sự kiện Cách mạng tháng Tám 1945 đã tạo nên một khúc ngoặt không chỉ
đối với lịch sử dân tộc mà đối với cả văn hóa, văn học.

20
Có thể nói, sau cách mạng tháng Tám 1945, Thơ mới đã chấm dứt vai trò là loại
hình thơ thống ngự thi đàn Việt Nam. Về nhận thức lịch sử mỹ học, sự chấm dứt này
không phải là đoạn tuyệt, cắt đứt hoàn toàn sinh mệnh của Thơ mới. Hệ thống mỹ học
Thơ mới vẫn tồn tại ngay chính trong sinh thể thơ ca cách mạng. Bản thân Thơ cách
mạng và Thơ mới là không cùng cấp độ “định tính loại hình”. Từ góc độ loại hình,
Thơ cách mạng là một hình thái khác của Thơ mới với sự chuyển hóa về “đƣờng tinh
thần” theo tôn chỉ: dân tộc, khoa học, đại chúng. Chủ thể sáng tạo Thơ cách mạng có
nhiều thi sĩ Thơ mới đƣợc “giác ngộ”, hình thái thơ vẫn có sự truyền thừa từ Thơ mới
đặc biệt là về mặt thể loại. Điểm khác biệt để chúng tôi xem Thơ cách mạng là một
loại hình thơ chủ đạo đã thay thế Thơ mới chính là quan niệm về thực tại, chất thơ,
kiểu tƣ duy thơ và cách biểu hiện.
Nghiên cứu Thơ mới từ phƣơng diện loại hình trong giai đoạn 1945 – 1954 bị chi
phối rất nhiều từ điều kiện chính trị xã hội của đất nƣớc. Công việc nghiên cứu tiêu
biểu nhất lúc này là cuộc “sám hối” của những ngƣời đã “sang bờ tƣ tƣởng”. Chín năm
chiến tranh, với những mục tiêu, chức năng xã hội, chính trị có tính thời đại, thơ đã
hình thành nên một đội ngũ, làm nên “bom đạn phá cƣờng quyền”, “xoay chế độ”. Rất
thƣa vắng những công trình nghiên cứu về Thơ mới ngoài những cuộc “nhận đƣờng”
trong đó Thơ mới bị kết án là tiêu cực, ủy mị, thiếu ý chí đấu tranh. Di sản của Thơ
mới trong cách hình dung của chính thể quan phƣơng là tƣ tƣởng tiểu tƣ sản, lãng mạn
tiêu cực của một “cái tôi” yếm thế, cô độc. Đó là “bóng tối”, là “tiền kiếp”, là “bùn
lầy”, là “cái trầm luân xƣa đã quá ƣ đau khổ”, là “những bƣớc sờ soạng, lƣu lạc,
thƣơng đau” (Xuân Diệu). Trong những công trình ít ỏi nhắc về Thơ mới thời kỳ này

là bài Nói chuyện thơ kháng chiến của Hoài Thanh. Từ Thi nhân Việt Nam đến Nói
chuyện thơ kháng chiến, Hoài Thanh đã thể hiện một xu hƣớng vận động trong nhận
thức về thơ ca cũng nhƣ tƣ tƣởng hệ của mình. Từ ý thức cách mạng, nhìn lại một thời
đại trong thi ca, ông thấy đó là quãng đời lầm lạc, thiếu trách nhiệm. Hoài Thanh phủ
định mọi nỗ lực của mình và Hoài Chân trong việc định vị Thơ mới. Ông phê phán cái
tôi cô độc, ích kỷ, xem Thơ mới là một thứ “nọc độc” đối với thơ kháng chiến, là
“đồng minh của giặc”. Dƣới sự nhìn nhận của loại hình học, vấn đề lại trở nên lý thú
và sáng rõ khi Hoài Thanh, Xuân Diệu, Tế Hanh, càng phủ nhận, khƣớc từ Thơ mới
thì tƣ cách loại hình của Thơ mới càng hiện lên một cách rõ nét - Thơ mới khác Thơ
kháng chiến. Thậm chí Hoài Thanh còn gọi Thơ mới là Thơ cũ - Một loại hình thơ của

21
quá khứ, của ngày cũ, của “thung lũng đau thƣơng”, của ký ức đáng bị nguyền rủa và
lãng quên, Thơ cách mạng lúc này hẳn là Thơ mới - một loại hình thơ tiên tiến, đầy
ánh sáng, sức sống và tƣơng lai nở trên “cánh đồng vui”. Mặc dù, sự phân định loại
hình Thơ mới 1932 - 1945 và Thơ cách mạng lúc này cơ bản không đƣợc nhìn nhận
trên phƣơng diện thẩm mỹ, nghệ thuật mà trên ý thức chính trị, chức năng giáo dục,
tuyên truyền gắn với các tiêu chí dân tộc, khoa học, đại chúng và các luận đề thiết cốt
của ý thức công dân, đảng viên, trí thức Bản thể của loại hình thơ không đƣợc chú ý
nên giá trị phân tích loại hình của các nghiên cứu này thực ra không phải là điều có thể
kế thừa. Tuy nhiên, nhƣ một sự mềm dẻo trong nhận thức về lý thuyết, chúng tôi cho
rằng Hoài Thanh, Xuân Diệu, Tế Hanh mà rộng ra là những ngƣời làm văn hóa, văn
nghệ cách mạng cũng đã nhìn nhận về Thơ trên một hệ tiêu chí nhất định khác với thời
Thơ mới. Về mặt khoa học thuần túy, điều đó bình đẳng với các nghiên cứu khác.
Giai đoạn này ở Sài Gòn cũng có một số công trình nghiên cứu thơ và Thơ mới.
Tiêu biểu nhất là cuốn Văn học sử trích yếu của Hạo Nhiên Nghiêm Toản do Nhà sách
Vĩnh Bảo xuất bản năm 1949. Phần bàn luận về Thơ mới, Nghiêm Toản cho rằng: “vỏ
kén hợp với con nhộng nhƣng không hợp với con ngài” [108, tr. 120]. Thơ mới là cái
thế giới để con Ngài đƣợc tung lƣợn, bởi lẽ: “thời đại mới, thi ca cũng phải thay nguồn.
Tứ đã thay, từ, điệu cũng thay” [108, tr. 122]. Tổng kết nhận thức của mình về Thơ

mới, Nghiêm Toản cho rằng Thơ mới thoát ra khỏi điển cố, luật lệ, mở rộng chân trời
thi tứ, dùng chữ mới mẻ, tinh vi, Tuân thủ quan niệm mọi biện hộ đôi khi là vô nghĩa,
Hạo Nhiên để “giai tác bênh vực thi nhân”. Phần trích một số tác phẩm, Hạo Nhiên để
Quách Tấn bên cạnh Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận với dụng ý so sánh, từ đó nhận ra
“sự tiến triển của thơ quốc văn”. Có thể nói, tƣ tƣởng cốt lõi của Hạo Nhiên Nghiêm
Toản là xem Thơ mới nhƣ một hiện tƣợng thơ phá cách, vƣợt ra khỏi khung khổ của
cái kén nhộng, vƣơn đến “không gian lý tƣởng”. Dĩ nhiên, với tính chất “trích yếu” và
quan điểm “giai tác bênh vực thi nhân”, Nghiêm Toản chƣa thể đi sâu vào vấn đề bản
thể của Thơ mới trong tƣ cách một loại hình thơ.
1.3. Nghiên cứu loại hình Thơ mới giai đoạn từ 1954 - 1975
Năm 1954 đƣợc ghi nhớ bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy. Sau sự kiện
này, tình thế Bắc Nam hai nửa với hai thể chế chính trị, văn hóa, xã hội, học thuật khác
nhau khiến cho sự nghiên cứu Thơ mới cũng có nhiều diễn biến phức tạp.

22
Ở miền Bắc, cơ bản vẫn là sự phát triển của ý thức văn nghệ đã hình thành từ giai
đoạn trƣớc. Nghiên cứu Thơ mới thời kỳ này rất ít ỏi. Chúng ta có thể căn cứ vào
những lời trần tình của Xuân Diệu trong Những bước đường tư tưởng của tôi [23, tr.
179 - 181] để hiểu thực trạng nghiên cứu Thơ mới thời 1954 - 1975 ở miền Bắc. Năm
1964, Hoài Thanh có bài viết: Một vài ý kiến về phong trào Thơ mới và quyển Thi
nhân Việt Nam. Trong bài viết này, Hoài Thanh đánh giá trong Thơ mới có những mặt
tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực là “đậm đà cảnh sắc quê hƣơng”, “thái độ trân trọng
đối với ngƣời lao động”, “có tình đối với đất nƣớc”, “tấm lòng khao khát yêu đời”.
Mặt tiêu cực của Thơ mới là xa rời thời cuộc, xa rời với những tiếng nói đau khổ, cần
lao của nhân dân lao động bị áp bức. Thơ mới buồn, điên loạn và bế tắc,… [93, tr. 294
- 306]. Năm 1966, Phan Cự Đệ viết Phong trào “thơ mới” 1932 - 1945 nhƣng chủ yếu
phân tích mặt tích cực và tiêu cực của Thơ mới. Trong đó Phan Cự Đệ cho rằng tình
yêu thiên nhiên, cuộc sống, tình yêu tiếng Việt, tâm sự yêu nƣớc thầm kín, là khía
cạnh tích cực của Thơ mới,… Mặc dù vậy, Thơ mới lãng mạn trong quan niệm của
Phan Cự Đệ vẫn là thứ thơ tiêu cực [20]. Cũng cùng quan điểm xem Thơ mới là tiêu

cực còn có quan điểm của Vũ Đức Phúc (Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong
văn học Việt Nam hiện đại 1930 - 1954), Hồng Chƣơng (Phương pháp sáng tác trong
văn học nghệ thuật). Tuy nhiên, Hồng Chƣơng cũng đã chỉ ra những đóng góp quan
trọng của Thơ mới: phá bỏ luật lệ khắt khe của Thơ cũ, sáng tạo thể thơ tự do, loại bỏ
điển tích, sử dụng tiếng nói hàng ngày, hình thức thơ có nhiều biến đổi,… Đặc biệt
ông nhấn mạnh: “Tóm lại, chủ nghĩa lãng mạn giúp cho thơ ca cũng nhƣ văn xuôi
nƣớc ta có bƣớc phát triển lớn, đạt đến mức tƣơng đối hoàn bị của nền văn học hiện
đại” [111, tr. 72]. Năm 1969 xuất hiện công trình Thơ ca Việt Nam hình thức và thể
loại của Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức. Công trình này đề cập đến nhiều thể loại của
văn học Việt Nam, nguồn gốc, sự vận động của thể loại. Đáng chú ý là các tác giả đã
bàn đến những thể thơ, thanh điệu, nhịp điệu và vần trong phong trào Thơ mới, đồng
thời nhận định “những hình thức biểu hiện của Thơ mới không đoạn tuyệt với quá khứ
hoặc mang tính chất ngoại lai” [26, tr. 299]. Có thể thấy, vấn đề loại hình Thơ mới với
đặc trƣng mỹ học riêng biệt trong thế tƣơng sánh với thơ trƣớc Thơ mới và sau Thơ
mới vẫn còn bỏ ngỏ trong giai đoạn này. Đó cũng là những giới hạn của thời đại mà sự
diễn giải không thể vƣợt qua.

23
Nghiên cứu Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 diễn ra sôi nổi hơn. Ở
miền Bắc, Xuân Diệu có ý tƣởng chứng minh Từ ấy của Tố Hữu “thoát thai” từ Thơ
mới hẳn đã nhận ra đƣợc sự vang hƣởng của loại hình thơ này lên các thực thể thơ
khác sau Thơ mới. Về mặt hình thái, Thơ mới đã hoàn kết diện mạo của mình trƣớc
1945. Tuy nhiên, Thơ mới không chết, những “mã gen” của loại hình thơ này tiếp tục
đƣợc lƣu sinh trên những miền không gian khác.
Nghiên cứu Thơ mới ở miền Nam đặc biệt sôi nổi ở cấp độ tác giả. Các nhà
nghiên cứu xoay quanh các tờ báo, tạp chí, nguyệt san nhƣ: Lành Mạnh, Đức Mẹ La
Vang, Văn, Văn học, Văn hóa Á châu, Văn hóa tuần san, Phổ thông, Bách Khoa, các
nhà xuất bản: Trình bầy, Sống mới, Giao điểm, đã có những số báo, những chuyên
đề về các nhà Thơ mới, các chủ điểm thi ca tiền chiến. Một số công trình tiêu biểu đã
đề cập đến Thơ mới trên bình diện tổng quát. Đáng chú ý là Một thời lãng mạn trong

thi ca Việt Nam của Hà Nhƣ Chi do Tân Việt xuất bản năm 1958. Trong công trình
này, Hà Nhƣ Chi đã nêu rất khái quát: Thế nào là thi ca lãng mạn? Phân biệt Thi ca
lãng mạn với Thi ca cổ điển, Đặc tính của Thi ca lãng mạn, Nguyên nhân của Thi ca
lãng mạn. Theo ông, “Thi ca lãng mạn tức là thi ca phô bày tình cảm của tác giả một
cách say sƣa phóng túng, không bị câu thúc bởi lề lối phép tắc nào” [12, tr. 9]. Ông so
sánh Thi ca lãng mạn với Thi ca cổ điển:
1- Thi ca lãng mạn có tính cách trữ tình, nghĩa là phô diễn một cách thiết
tha những tình cảm đặc biệt cá nhân của tác giả, trong lúc thi ca cổ điển có tính
cách trầm tĩnh, và nêu lên những đặc tính của con ngƣời tổng quát và đại đồng. 2
- Thi ca lãng mạn chuộng tình cảm và tƣởng tƣợng trái với thi ca cổ điển trƣớc
kia yêu chuộng lý trí, dùng lý trí để nghiên cứu nội tâm và tiết chế tình cảm. 3 -
Thi ca lãng mạn yêu mến thiên nhiên một cách đậm đà, trái với thi ca cổ điển chỉ
lƣu ý đến con ngƣời bên trong mà quên mất vẻ đẹp của trời, đất, vũ trụ. 4 - Thi ca
lãng mạn chủ trƣơng giải phóng về mặt hình thức, và thoát ly khỏi những luật lệ,
quy tắc nặng nề bấy lâu kìm hãm thi tứ. Trái lại, thi ca cổ điển quan niệm thi ca
là cả một kỷ luật khắc khổ, một nghệ thuật công phu, cần phải trau dồi, uốn nắn
thật nhiều mới đạt đến thành công [12, tr. 10].
Đây là ý kiến khá quan trọng của Hà Nhƣ Chi, cho thấy tƣ duy loại hình đã ngày càng rõ
nét hơn trong tƣ duy của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, cách nhìn loại hình thơ lãng mạn

×