Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài thu hoạch: Trình bày các nhiệm vụ và giải pháp cốt lõi nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn mới của Đảng cộng sản Việt Nam. Liên hệ thực tiễn tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.43 KB, 8 trang )

ĐỀ BÀI: Trình bày các nhiệm vụ và giải pháp cốt lõi nhằm xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn mới của Đảng cộng sản
Việt Nam. Liên hệ thực tiễn tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
MỞ ĐẦU
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một
nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị nước ta giai đoạn 2021 2030. Để đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra địi hỏi phải có cách thức tiến hành
khoa học, bài bản và xác định lộ trình tiến hành phù hợp, hiệu quả, khả thi.
NỘI DUNG
I. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỐT LÕI NHẰM XÂY DỰNG
VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG GIAI ĐOẠN
MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị chung của nhân loại tiến
bộ, đề cao pháp luật, thể hiện ước muốn, khát vọng của con người về một xã hội
dân chủ và bình đẳng. Sự ra đời của mơ hình nhà nước này từ nhận thức lý luận
đến thực tiễn đã có những tác động tích cực, to lớn không thể phủ nhận với đời
sống con người. Nhiều quốc gia tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã kế thừa,
vận dụng để xây dựng mơ hình nhà nước pháp quyền ở những mức độ khác
nhau.
C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V. I. Lê-nin trong các tác phẩm kinh điển của
mình, mặc dù chưa sử dụng thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” nhưng đã xác lập
về tư tưởng những giá trị cốt lõi, đặc trưng, đó là nhà nước chun chính vơ sản,
nhà nước kiểu mới hợp hiến, hợp pháp, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Theo đó, nhà nước khơng cịn là cơ quan “đứng trên xã hội” mà là nhà nước
phục tùng xã hội, “nhà nước khơng cịn ngun nghĩa”, “nhà nước nửa nhà
nước”; nhân dân khơng cịn là “nhân dân của nhà nước” mà tự quyết định, sáng
tạo nên nhà nước, là chủ thể của quyền lực nhà nước. Nhà nước xây dựng hệ
thống pháp luật dân chủ, mang bản chất giai cấp công nhân, vì con người, giải
phóng con người, bảo vệ con người; đồng thời, tổ chức, hoạt động theo pháp
luật và quản lý xã hội bằng pháp luật.
Quan điểm về xây dựng và hoàn thiện nhà nước tổ chức và hoạt động theo
pháp luật trong các văn kiện Đại hội II, III, IV, V, nhất là Đại hội VI, VII của




Đảng được đề cập, phát triển và thể chế hóa trong các bản Hiến pháp các năm:
1959, 1980, 1992, cho dù thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” chưa được sử dụng.
Đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, nhận thức và tư
duy lý luận của Đảng ta đã có bước phát triển mới trong xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN, theo đó, tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VII (tháng 111991), lần đầu tiên thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” chính
thức được Đảng ta đề cập và được khẳng định rõ hơn tại Hội nghị toàn quốc
giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994), đồng thời, tiếp tục được bổ sung, phát triển
qua các kỳ đại hội Đảng tiếp theo. Đây là cơ sở chính trị để Hiến pháp nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), thể chế hóa
tại Điều 2: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Trên phương diện thực tiễn, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam đạt nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống pháp luật được hoàn thiện
một bước cơ bản, bảo đảm yêu cầu quản lý, ổn định, phát triển kinh tế - xã hội,
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết
định những vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao có nhiều đổi mới,
chất lượng và hiệu quả được nâng cao. Vai trò, quyền làm chủ của nhân dân
được củng cố, phát huy, bảo đảm và lan tỏa tinh thần tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân, cơ chế dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân
chủ ở cơ sở dựa trên phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,
dân giám sát, dân thụ hưởng”. Bộ máy nhà nước bước đầu được sắp xếp theo
hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cơ chế phân cơng, phối
hợp và kiểm sốt quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng rõ hơn và có chuyển biến tích

cực. Trong đó, vai trị, trách nhiệm của đại biểu dân cử thể hiện rõ hơn, hiệu quả
hơn. Hoạt động cơ quan hành pháp chủ động, tích cực, tập trung vào quản lý,
điều hành, tháo gỡ rào cản, phục vụ, hỗ trợ phát triển. Cải cách hành chính, tư
pháp có bước đột phá; chất lượng hoạt động có tiến bộ, bảo vệ tốt hơn lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và cá nhân;
2


tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Những kết quả
này được Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục được hoàn
thiện, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn; bảo đảm thực hiện đồng bộ các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp”1
Ngày 09/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) đã ban
hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Đây là nội dung
quan trọng hàm chứa các quan điểm, mục tiêu cùng các nhiệm vụ và giải pháp
nhằm xây dựng Nhà nước ta trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu cách mạng
trong giai đoạn mới, nên cần được quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện
nghiêm túc, hiệu quả trong thực tiễn. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Nghị
quyết số 27-NQ/TW xác định 10 nhiệm vụ:
 Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 Hai là, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và
pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
 Ba là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện
pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước
nhanh và bền vững.
 Bốn là, tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc
hội.

 Năm là, tiếp tục thực hiện tốt thiết chế Chủ tịch nước theo Hiến pháp.
 Sáu là, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền
địa phương; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyên
nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.
 Bẩy là, xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, cơng bằng, nghiêm
minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
 Tám là, hoàn thiện cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phịng,
chống tham nhũng, tiêu cực.

1

/>
3


 Chín là, tăng cường, chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng,
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
 Mười là, tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.2
II. GIẢI PHÁP CỐT LÕI VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đất nước ta sau hơn 35 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa lịch sử; nhưng cũng đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức đan
xen. Điều đó đặt ra những yêu cầu mới đối với cơng cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc nói chung, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN nói riêng. Đại hội
XIII của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân
dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch,

trách nhiệm giải trình, kiểm sốt quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương
trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục
đẩy mạnh đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và
tệ nạn xã hội”. Quán triệt, cụ thể hóa quan điểm của Đảng trong tiếp tục xây
dựng, hoàn thiện, phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp
quyền XHCN trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện một giải pháp cốt lõi
sau:
Một là, thống nhất trong nhận thức, hành động xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân,
do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Xác
định rõ hơn vai trị, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên cơ sở
nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
cơng rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà
nước. Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả
thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân,
doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Gắn kết chặt chẽ giữa
2

/>
4


xây dựng pháp luật với tuyên truyền pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ
chức thi hành pháp luật, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật.
Hai là, đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội với vai trò là cơ quan
đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát
huy dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp trong thực hiện chức năng lập pháp,
quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. Tiếp tục

đổi mới, nâng cao chất lượng quy trình lập pháp, tập trung xây dựng, hồn thiện
thể chế phát triển đất nước, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân; hồn
thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, cơ chế giám sát, lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm
đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê
chuẩn; bảo đảm tiêu chuẩn, cơ cấu, nâng cao chất lượng đại biểu, theo hướng
tăng hợp lý số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách; giảm số lượng đại biểu
công tác ở các cơ quan hành pháp, tư pháp. Thiết lập đồng bộ, gắn kết giữa cơ
chế giám sát của cơ quan dân cử với cơ chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân.
Ba là, xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp
quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu
lực, hiệu quả; phát huy đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, tập
trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
tăng cường năng lực dự báo, phân tích và đề xuất chính sách dựa trên luận cứ
khoa học và thực tiễn trong tình hình mới. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác
định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ban, ngành; giữa Trung ương
với địa phương; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, bảo đảm quản lý nhà nước tập trung, thống nhất. Tập trung cải cách
tiền lương, chế độ, chính sách; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức
tinh, gọn, mạnh, có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đổi mới sáng tạo, phục vụ
nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Bốn là, xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, cơng
bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Thực hiện
5


tốt trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ

chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của tổ chức, cá nhân. Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu
quả hoạt động, uy tín của tịa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều
tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức tham gia vào hoạt động tư pháp,
giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các tranh chấp, khiếu kiện theo luật định;
phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của tội phạm và vi phạm
pháp luật.
Năm là, hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa bàn
nơng thơn, đơ thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo luật định;
thực hiện và tổng kết việc thí điểm chính quyền đơ thị nhằm xây dựng và vận
hành các mơ hình quản trị chính quyền đơ thị thông minh, hiện đại, tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Gắn kết và đổi mới tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp. Cải cách
phân cấp ngân sách nhà nước theo hướng phân định, bảo đảm vai trò chủ đạo
của ngân sách trung ương, nâng cao tính chủ động, tự chủ của ngân sách địa
phương.
Sáu là, phát huy vai trò, sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và khối
đại đồn kết toàn dân tộc, các lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong
bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhà nước pháp quyền XHCN trước những âm mưu,
hoạt động chống phá của các thế lực thù địch từ bên trong, bên ngồi, bảo vệ an
ninh chính trị nội bộ, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, hướng
tới xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh. Nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. Bảo vệ vững chắc nền tảng tư
tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai
trái, xun tạc, thù địch về bản chất, mơ hình, mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam. Sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội cần ngăn chặn,
đẩy lùi suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn,
đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực gắn với tăng cường rèn luyện đạo đức, tác phong,
lề lối làm việc, “tự soi, tự sửa”, “tự phê bình và phê bình”.

KẾT LUẬN

6


Năm 2023 là năm bản lề trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng,
việc xây dựng hệ thống chính trị, trong đó có xây dựng và hồn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo càng cần được đẩy mạnh. Đảng chỉ trong sạch,
vững mạnh, làm tốt vai trò hạt nhân, lãnh đạo, cầm quyền, nâng cao sức chiến
đấu, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân khi Nhà nước trong sạch, vững
mạnh, và ngược lại. Sự thắng lợi trong thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XIII) về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hồn tồn phụ thuộc vào quyết tâm chính trị và
hành động quyết liệt của mỗi cán bộ, đảng viên, của mỗi người dân Việt Nam
yêu nước nói chung và sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng.

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Lí luận chung về Nhà
nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp.
2.
/>20343.html
3. />4. />5. />ItemID=76002
6.
/>7. />content/mot-so-van-de-ve-xay-dung-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoichu-nghia-viet-nam
8. />

8



×