Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Đầu tư xe bus sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén CNG hoạt động trên một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.13 MB, 128 trang )

Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
Kính gửi: - Thành viên ban QLDA CNG.
TTMT&PTGTVT đã hoàn thành bản dự thảo dự án CNG đề nghị các thành viên
xem dự án và có ý kiến tại buổi làm việc với TT vào lúc 14 gờ 00 ngày
05/12/2013 tại trường ĐH Bách khoa TP HCM.
Ngoài nội dung tổng thể, chú ý nội dung phân tích hiệu quả của dự án (Bà
Hương, Bà Mỹ chuyên sâu) và các điều kiện ưu đãi và những khó khăn để thực
hiện dự án (Ô Hoàng, Lâm, Sơn chuyên sâu).
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐẦU TƯ HỆ THỐNG XE BUÝT SỬ DỤNG
NHIÊN LIỆU KHÍ THIÊN NHIÊN NÉN (CNG) HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI 6
2.1. Giới thiệu tổng quan dự án : 6
2.2. Giới thiệu chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Vận Tải Sonadezi 7
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 7
2.2.2. Ngành nghề kinh doanh 7
2.2.3. Bộ máy tổ chức và năng lực công ty 8
2.3. Cơ sở pháp lý 10
CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG XANH TỈNH ĐỒNG NAI
11
3.1. Hiện trạng giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai 11
3.1.1. Mạng lưới giao thông đường bộ 13
3.1.2. Bến bãi phục vụ vận tải đường bộ và các nút giao thông hiện tại: 14
3.1.3. Phương tiện vận tải hành khách đường bộ 16
3.1.4. Giao thông công cộng tỉnh Đồng Nai 17
3.2. Giao thông vận tải và ô nhiễm môi trường 23
3.2.1. Ảnh hưởng của các hoạt động giao thông vận tải đến ô nhiễm môi trường:. 23
3.2.2. Các loại nhiên liệu và năng lượng sạch cho giao thông vận tải 24
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai


i
Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
3.2.3. Tình hình sử dụng khí nén thiên nhiên CNG làm nhiên liệu cho phương tiện
vận tải trên thế giới 28
3.3. Khả năng ứng dụng nhiên liệu CNG vào GTCC tại Đồng Nai 30
3.4. Một số chính sách ưu đãi xe bus CNG ở nước ngoài 33
CHƯƠNG 4. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐẦU TƯ 34
4.1. Lựa chọn các tuyến sử dụng xe bus CNG cho các giai đoạn phát triển 34
4.2. Lựa chọn loại xe bus CNG phù hợp cho các tuyến 35
4.2.1. Quan điểm lựa chọn phương tiện 35
4.2.2. Phân tích lựa chọn loại phương tiện 37
4.3. Lựa chọn hệ thống cung cấp CNG cho các tuyến bus CNG 41
4.3.1. Quy trình sản xuất nhiên liệu cho xe CNG từ khí thiên nhiên 41
4.3.2. Hệ thống trạm tiếp vận nhiên liệu cho phương tiện vận tải CNG 44
4.4. Tính toán lựa chọn phương án công nghệ cho xe bus CNG 46
4.5. Tính toán nhu cầu đầu tư: phương tiện, hệ thống cung cấp CNG 49
4.5.1. Nhu cầu đầu tư phương tiện 49
4.5.2. Nhu cầu đầu tư hệ thống cung cấp CNG 50
4.6. Nhu cầu đào tạo, huấn luyện vận hành hệ thống xe bus CNG và chuyển giao
công nghệ 52
4.7. Xác định tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư 55
CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 58
5.1. Cơ sở tính toán 58
5.1.1. Quan điểm đánh giá 58
5.1.2. Định mức áp dụng tính toán 60
5.2. Tính toán hiệu quả tài chính của dự án 63
5.2.1. Tính toán chi phí giá thành ca xe 63
5.2.2. Chi phí và doanh thu 65
5.3. Tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường của dự án 68
5.3.1. Hiệu quả sử dụng mặt đường của việc phát triển GTCC 68

5.3.2. Hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu 69
5.3.3. Hiệu quả giảm ô nhiễm môi trường 72
5.3.4. Hiệu quả xã hội khi có sự chuyển đổi từ xe máy sang xe buýt CNG 75
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
6.1. Kết luận 78
6.2. Kiến nghị 79
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
ii
Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
iii
Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3-1: Một số thông tin về các mạng lưới xe buýt tại Đồng Nai 19
Bảng 3-2: TCVN 5937-2005 - Tiêu chuẩn chất lượng không khí đô thị 23
Bảng 3-3: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên CNG 25
Bảng 3-4: So sánh đặc tính hóa lý của CNG với các nhiên liệu khác 26
Bảng 3-5: So sánh độ an toàn của CNG với các nhiên liệu khác 26
Bảng 3-6: Đặc tính CNG và một số nhiên liệu khác 26
Bảng 3-7: Giá nhiên liệu trung bình trên cơ sở năng lượng tương đương 27
Bảng 3-8: Hiệu quả kinh tế khi sử dụng nhiên liệu CNG so với Diesel 28
Bảng 3-9: Thống kê số phương tiện CNG trên toàn thế giới (ngàn chiếc) 29
Bảng 3-10: Các trạm cung cấp CNG 32
Bảng 4-11: Các thông số cơ bản của xe buýt chuẩn theo QCVN 09:2011/BGTVT 35
Bảng 4-12: Giới hạn tối đa cho phép của khí thải PTGT cơ giới đường bộ 36
Bảng 4-13: Một số chỉ tiêu khai thác trên các tuyến buýt dự kiến sử dụng CNG 47
Bảng 4-14: Nhu cầu vốn đầu tư mua sắm phương tiện 50
Bảng 4-15: Số lượng và cơ cấu lao động trong các tuyến buýt đang hoạt động 52

Bảng 4-16: Số lượng và cơ cấu lao động trong các tuyến buýt dự kiến 53
Bảng 4-17: Số lượng và cơ cấu lao động trong các tuyến ĐRCN 53
Bảng 4-18:Dự kiến chi phí đào tạo về xe CNG 54
Bảng 4-19: Phân kỳ đầu tư và nhu cầu nguồn vốn 56
Bảng 4-20: Xác định tổng mức đầu tư dự án theo giai đoạn đầu tư 57
Bảng 5-21: Định mức kinh tế kỹ thuật về đơn giá chi phí ca xe trong VTHKCC tỉnh
Đồng Nai 60
Bảng 5-22: Hệ số đơn giá tính toán 61
Bảng 5-23: Diễn giải các yếu tố cấu thành giá thành vận tải 62
Bảng 5-24: Các thông số tính toán chi phí 63
Bảng 5-25: Chi phí một ca xe 64
Bảng 5-26: Chi Phí hoạt động của xe buýt, đưa rước công nhân trong 1 năm 65
Bảng 5-27: Doanh thu và lợi nhuận hàng năm của các tuyến tinh toán 66
Bảng 5-28: Chỉ tiêu hiệu quả tài chính của xe CNG theo tỷ lệ chiết khấu 5,7% 67
Bảng 5-29: Chỉ tiêu hiệu quả tài chính của xe CNG theo tỷ lệ chiết khấu 6.3% 68
Bảng 5-30: Hiệu quả sử dụng đường theo diện tích chiếm dụng của phương tiện 69
Bảng 5-31: Thông số phục vụ tính toán lợi ích về tiết kiệm chi phí nhiên liệu 70
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
iv
Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
Bảng 5-32: Tính toán chi phí nhiên liệu 70
Bảng 5-33: Tiết kiệm chi phí nhiên liệu cho 1 hk-km 71
Bảng 5-34: Bảng tính toán chi phí nhiên liệu cho 1 xe 71
Bảng 5-35: Định mức phát thải của phương tiện 72
Bảng 5-36: So sánh lượng khí phát thải giữa Diesel và CNG trong 1 năm 73
Bảng 5-37: Lượng giảm phát thải trong 1 năm của xe buýt CNG so với diesel 73
Bảng 5-38: So sánh giảm lượng khí thải CO2 của xe buýt Diesel và CNG 74
Bảng 5-39: Lợi ích của xe CNG về giảm lượng khí thải CO2 trên tuyến đặc trưng 74
Bảng 5-40: Lợi ích của xe CNG về giảm lượng khí thải CO2 trên toàn mạng lưới trong

1 năm 74
Bảng 5-41: Tổng hợp lợi ích khi sử dụng xe CNG so với xe Diesel 75
Bảng 5-42: Chi phí sử dụng nhiên liệu từng loại phương tiện cho 1 người/ngày 76
Bảng 5-43: Chi phí nhiên liệu khi sử dụng xe máy và xe buýt Diesel 76
Bảng 5-44: Chi phí nhiên liệu khi sử dụng xe máy và xe buýt CNG 76
Bảng 5-45: Tiết kiệm chi phí nhiên liệu khi chuyển đổi xe máy sang xe buýt CNG 77
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
v
Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3-1: Vị trí địa lý tỉnh Đồng Nai 11
Hình 3-2 Giá trị GDP của Đồng Nai giai đoạn 2005-2012 12
Hình 3-3: Bến xe Biên Hòa 14
Hình 3-4: Bản đồ hướng tuyến đường vành đai 3 và 4 TPHCM 16
Hình 3-5: Hoạt động xe buýt tại Đồng Nai 18
Hình 3-6: Lộ trình các tuyến buýt nội đô đang hoạt động tại Đồng Nai 21
Hình 3-7: Lộ trình các tuyến buýt nội tỉnh 22
Hình 3-8: Lộ trình các tuyến buýt 22ien tỉnh 22
Hình 3-9: Tiêu chuẩn khí thải cho xe buýt 24
Hình 3-10: Tỷ trọng chi phí nhiên liệu trong giá thành vận tải sử dụng diesel 28
Hình 3-11: Xe buýt sử dụng CNG tại Hàn Quốc và Ấn Độ 30
Hình 3-12: Trạm nạp CNG tại Pakistan và Australia 30
Hình 3-13: Khu vực phân bố nguồn khí thiên nhiên CNG tại Việt Nam 31
Hình 4-14: Xe buýt CNG Hengtong B60 41
Hình 4-15: Xe CNG Hengtong B80 41
Hình 4-16: Quy trình sản xuất và phân phối CNG 42
Hình 4-17: Mô hình hệ thống thông tin quản lý SCADA 43
Hình 4-18: Mô hình một Mother Station 45
Hình 4-19: Mô hình một Daughter Station 45

Hình 4-20: Mô hình sự kết nối giữa Mother Station và Daughter Station 46
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
vi
Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT
VTHKCC Vận tải hành khách công cộng
GTCC Giao thông công cộng
HK Hành khách
ĐRCN Đưa rước công nhân
CNG Compress Natural Gas
NG Natural Gas
SCADA Supervisory Control & Data Acquisition System (Hệ
thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu)
NGTK Niên giám thống kê
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
GTVT Giao thông vận tải
KT-XH-MT Kinh Tế – Xã hội – Môi trường
QL Quốc lộ
ĐT Đường tỉnh
ĐH Đường huyện
ĐTP Đường thành phố
PTCN Phương tiện cá nhân
GCĐ Giờ cao điểm
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
vii
Chương 1 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

Tỉnh Đồng Nai nằm tại vị trí trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu
vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất của cả nước, gồm các tỉnh: Đồng Nai,
Bình Dương, Tp.HCM, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước.
Đồng Nai có điều kiện rất thuận lợi phát triển mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh
nối với các tỉnh thành khác, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Năm 2012, Đồng Nai có qui mô dân số trên 2,7 triệu người, xếp thứ 5 cả nước
với diện tích tự nhiên 5.903,94 km
2
, mật độ dân số: 456,12 người/km
2
. Đây cũng là
một trung tâm công nghiệp hàng đầu của Việt Nam, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư
nước ngoài với 30 khu công nghiệp (KCN) chiếm khoảng 10% về số KCN, 12% về
diện tích so với tổng số KCN của cả nước và liên tục dẫn đầu cả nước trong việc phát
triển các KCN.
Năm 2012 GDP của Đồng Nai tăng 12% so với năm 2011, trong đó: ngành công
nghiệp – xây dựng tăng 12,4%; dịch vụ tăng 14,6%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
3,3%. GDP bình quân đầu người đạt 1.977 USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước
đạt 10,9 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách trên địa bàn
đạt trên 26.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Đồng Nai cũng rất có thế mạnh và đang được ưu tiên phát triển về
khai thác du lịch sinh thái. Một số khu du lịch, điểm du lịch sinh thái được hình thành
và đang thu hút khá đông lượng khách tham quan, vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng như:
khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền, điểm du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng, điểm du
lịch sinh thái Vườn Xoài, điểm du lịch sinh thái làng Bưởi Tân Triều, Trong tương
lai, dự kiến các khu du lịch này sẽ thu hút được lượng khách khá lớn, từ trong nước và
từ nước ngoài.
Với nhịp độ tăng trưởng nhanh về kinh tế – xã hội, cùng với các dự án lớn của
tỉnh đang được triển khai như: các khu công nghiệp, các khu du lịch (KDL) của Đồng
Nai, các đường cao tốc, xây dựng sân bay Long Thành… đã dẫn tới dân số, nhu cầu đi

lại hàng ngày tăng lên, làm gia tăng không ngừng lượng phương tiện lưu thông, đặc
biệt là phương tiện cá nhân (xe máy và xe con) cả về số lượng và chủng loại. Mặt
khác, do hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu, đã dẫn đến tình trạng ùn tắc
giờ cao điểm tại một số điểm trọng yếu, tai nạn giao thông tăng, hình thành các trở
ngại trong đi lại, ô nhiễm môi trường,…
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
1
Chương 1 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
Nhằm góp phần giải quyết thực trạng trên, phát triển mạnh GTCC sẽ là giải pháp
hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại hàng ngày, với chất lượng dịch vụ tốt, tiện nghi,
thuận tiện. Nếu không tập trung phát triển GTCC trong nhiều năm, sẽ dẫn tới hàng loạt
các vấn đề khó khăn trong đô thị, cần nhiều thời gian cũng như tiền bạc, trong đó trước
hết là chi phí đầu tư mở rộng các tuyến đường bị ùn tắc rất tốn kém. Phát triển hệ
thống GTCC xe buýt sẽ là nền tảng để phát triển hệ thống GTCC hiện đại khác (tàu
điện ngầm, BRT, ), là những bước đi quan trọng trên con đường xây dựng một đô thị
văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.
Hiện nay hệ thống xe buýt Đồng Nai đã có những bước phát triển nhất định,
mạng lưới tuyến được mở rộng, số lượng xe lưu thông đã tăng nhanh, chất lượng tuyến
đường được cải thiện,…Tuy nhiên mức độ ô nhiễm môi trường khí thải, nhả khói đen
của các phương tiện giao thông, trong đó có xe buýt, trong đô thị hiện nay cũng là một
vấn đề cần được chú trọng, do ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe, xã hội sẽ phải bỏ ra
một khoản phí không nhỏ để khắc phục hậu quả, như kinh nghiệm của các thành phố
phát triển trên thế giới.
Đặc biệt trong điều kiện nguồn tài nguyên về dầu mỏ ngày càng cạn kiệt, giá
xăng dầu ngày càng tăng thì yêu cầu sử dụng tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng
lượng thân thiện với môi trường cho các phương tiện giao thông, ngày càng trở nên
bức thiết. Đó chính là lý do khiến cho các cấp chính quyền các nước, các nhà khoa học
trên thế giới đang tập trung sức lực nghiên cứu để tìm ra các giải pháp hữu hiệu để cải
thiện tình trạng ô nhiễm môi trường trong VT HKCC, nhằm tối thiểu hoá chi phí xã

hội cho việc phát triển và vận hành hệ thống GTVT đô thị.
Căn cứ theo chiến lược quốc gia về lộ trình tiêu chuẩn khí thải của chính phủ ban
hành (số 249/2005/QĐ – TTG và 49/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ). Trong điều kiện chưa thể sử dụng phương tiện giao thông dùng điện, như
xe buýt điện (trolleybus), metro…, việc đầu tư thay mới phương tiện trên các tuyến
buýt hiện hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, chuyển từ phương tiện chạy bằng nhiên liệu
truyền thống (Diesel) sang phương tiện sử dụng khí nén thiên nhiên (CNG) là hết sức
cần thiết, để cải thiện chất lượng môi trường đô thị trong lĩnh vực vận tải hành khách
công cộng, đảm bảo mục tiêu “phương tiện vận tải hành khách thân thiện môi
trường” như mục tiêu của tỉnh đã đề ra.
Theo kết quả nghiên cứu của hãng Deawoo Hàn Quốc, xe buýt CNG so với xe
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
2
Chương 1 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
buýt Diesel cho phép giảm đến 50% khí NOx, 70% THC, 100% PM và 100% khói
bụi. Việc thực hiện chương trình 20.000 xe buýt CNG cho thủ đô Seoul cũng cho biết
xe CNG giảm được 70% khí ozone và 15% khí CO2 so với các xe buýt Diesel.
Trong văn bản 1869/TTr-BGTVT ngày 16/10/2000 của Bộ giao thông Vận tải,
đã tổng hợp kết quả tính toán về diện tích chiếm dụng mặt đường của các phương tiện
giao thông trong điều kiện Việt Nam theo các mức tốc độ chạy như sau:
+ Xe buýt: chiếm dụng diện tích 1,5-2,0 m2/người.
+ Xe máy: chiếm dụng 8-12-18 m2/người tùy tốc độ.
+ Xe con: chiếm dụng 28-32 m2/người tùy tốc độ.
Tại Đồng Nai, với lượng hành khách tham gia phương tiện VTHKCC hiện tại thì
hàng năm sẽ giảm áp lực khoảng 3.300m2 diện tích mặt đường cần thiết, để đáp ứng
đủ nhu cầu đi lại của các phương tiện giao thông, tương ứng giảm chi phí khoảng 565
triệu đồng mỗi năm.
Mặt khác, một xe buýt CNG hoạt động tại Đồng Nai sẽ giảm lượng phát thải các

loại khí trung bình khoảng 2,3 tấn/năm, nếu tính cho toàn mạng lưới thì sẽ giảm
khoảng 1.400 tấn/năm, tương đương chi phí khắc phục hậu quả ô nhiễm khí thải
khoảng 2.200 tỷ đồng theo mức chi phí bình quân của thế giới.
Với những lý do nêu trên, Công ty Cổ phần Vận tải Sonadezi đã báo cáo UBND
Tỉnh về chương trình hiện đại hóa xe buýt nhằm thay thế các xe buýt, xe đưa rước
công nhân diesel cũ bằng xe buýt mới CNG. Để chuẩn bị cho chương trình này, công
ty đã tiến hành lựa chọn và ký kết Hợp đồng tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi
(FS): “Đầu tư xe bus sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén CNG hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai” với Trung tâm
Môi trường và phát triển Giao thông Vận tải (CETD). Công ty đã có tờ trình số ……
gửi Ủy ban nhân dân thành phố, các Sở, Ban ngành chức năng về Dự án đầu tư xe buýt
sử dụng khí nén thiên nhiên (CNG) TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và đã nhận được ý
kiến chấp thuận về chủ trương này.
 Quy mô và nguồn vốn đầu tư:
Trên cơ sở được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận, Công ty Cổ phần Vận tải
Sonadezi sẽ huy động nguồn tiềm năng, đầu tư mua sắm 555 xe loại sử dụng nhiên
liệu khí CNG (nhập khẩu mới nguyên chiếc), đưa vào hoạt động trên mạng lưới.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
3
Chương 1 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
- Về nguồn vốn và lãi suất cho vay: dự kiến Dự án sẽ vay vốn từ hai nguồn là
vốn ODA với lãi suất 9,6%, ưu đãi 40%, thời gian hoàn vốn 5-10 năm và nguồn vốn
Đầu tư phát triển sản xuất với lãi suất 10,5% ưu đãi 40%, thời gian hoàn vốn là 5 năm.
 Đơn giá tạm tính:
Kiến nghị Sở Giao thông Vận tải cho áp dụng đơn giá tạm tính đối với xe buýt sử
dụng khí nén thiên nhiên CNG, tham khảo từ tuyến thí điểm xe buýt CNG của TP Hồ
Chí Minh, ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật của xe buýt CNG theo Quyết định
của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, có điều chỉnh theo điều kiện của Đồng
Nai. Các Đơn giá khác được áp dụng theo văn bản hiện hành của UBND tỉnh và Sở

GTVT Đồng Nai. Sau khi đưa xe buýt CNG vào hoạt động trên tuyến, sẽ có nguyên
giá, và các định mức kinh tế kỹ thuật cụ thể, các cơ quan chức năng sẽ tính toán, thẩm
định lại đơn giá đối với xe buýt CNG trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
 Về việc xin miễn thuế nhập khẩu đối với xe buýt CNG:
Để có thể thực hiện được chương trình thay thế xe buýt diesel bằng xe buýt
CNG, cần được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chấp thuận, trình Thủ tướng Chính
phủ, Bộ Tài chính cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với việc mua mới 555 xe vận
hành bằng khí nén thiên nhiên (CNG) để đưa vào hoạt động.
Việc nghiên cứu tính khả thi, đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội và môi
trường của dự án đầu tư xe buýt sử dụng khí nén thiên nhiên (CNG) tại tỉnh Đồng Nai
được trình bầy trong báo cáo này.
Thuyết minh báo cáo dự án nghiên cứu khả thi “Đầu tư hệ thống xe buýt sử
dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén CNG hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”
được trình bày gồm các phần như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Giới thiệu dự án Đầu tư hệ thống xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên
nhiên nén (CNG) hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.1. Giới thiệu tổng quan dự án
2.2. Giới thiệu chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Vận Tải Sonadezi
2.3. Cơ sở pháp lý
Chương 3: Phát triển hệ thống giao thông xanh tỉnh Đồng nai
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
4
Chương 1 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
3.1. Hiện trạng giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai
3.2. Giao thông vận tải và ô nhiễm môi trường
3.3. Khả năng ứng dụng nhiên liệu CNG vào GTCC tại Đồng Nai
Chương 4: Lựa chọn phương án và xác định nhu cầu đầu tư
4.1. lựa chọn các tuyến sử dụng xe bus CNG cho các giai đoạn phát triển

4.2. Lựa chọn loại xe buýt CNG phù hợp cho các tuyến
4.3. Lựa chọn hệ thống cung cấp CNG cho các tuyến buýt CNG
4.4. Tính toán lựa chọn phương án công nghệ cho xe buýt CNG
4.5. Tính toán nhu cầu đầu tư: phương tiện, hệ thống cung cấp CNG
4.6. Nhu cầu đào tạo, huấn luyện vận hành hệ thống xe buýt CNG và chuyển giao
công nghệ
4.7. Xác định tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư
Chương 5: Đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án
5.1. Cơ sở tính toán
5.2. Tính toán hiệu quả tài chính của dự án
5.3. Tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường của dự án
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
Các Phụ lục
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
5
Chương 3 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐẦU TƯ HỆ THỐNG XE BUÝT
SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU KHÍ THIÊN NHIÊN NÉN (CNG) HOẠT
ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI.
2.1. Giới thiệu tổng quan dự án :
a. Tên dự án: “Đầu tư xe bus sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén CNG hoạt
động trên một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai”.
1. Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Vận Tải Sonadezi.
2. Hình thức đầu tư: đầu tư nâng cấp - thay thế phương tiện vận tải bằng phương tiện
thân thiện với môi trường.
3. Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Đồng Nai.
4. Thời gian khởi công hoàn thành dự án: năm 2014 - 2024. Dự kiến vòng đời dự án là
15 năm.
5. Mục tiêu dự án:

a) Đầu tư đổi mới, nâng cấp chất lượng đoàn phương tiện hiện hữu, nâng cao chất
lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của dân cư đô thị.
b) Quảng bá hình ảnh sử dụng xe buýt CNG thân thiện môi trường trong
VTHKCC, thu hút sự đi lại của người dân bằng phương tiện xe buýt, giảm
phương tiện cá nhân, góp phần làm giảm ùn tắc giao thông, cải thiện môi
trường không khí.
c) Nâng cao hiệu quả Kinh tế - Xã hội - Môi trường (KT-XH-MT) đối với hoạt
động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
d) Trên cơ sở vận hành thành công dự án xe buýt CNG, nhân rộng mô hình ra toàn
mạng lưới buýt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, thay thế dần đoàn xe buýt sử dụng
nhiên liệu diesel.
Nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xe buýt CNG không tập trung vào việc tính toán
hiệu quả kinh tế tài chính mà chủ yếu phân tích đánh giá những hiệu quả mang lại của
dự án về mặt lợi ích tiết kiệm nhiên liệu, lợi ích về mặt xã hội – môi trường như: giảm
khí thải gây ô nhiễm môi trường của xe CNG so với Xe sử dụng diesel, vấn đề giảm áp
lực mặt đường khi phát triển hệ thống xe buýt công cộng.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
6
Chương 3 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
2.2. Giới thiệu chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Vận Tải Sonadezi
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Vận tải Sonadezi tiền thân trước năm 1975 là tập hợp các nhà
xe tư nhân dưới sự điều hành của Nghiệp đoàn Vận tải Biên Hòa.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thực hiện chủ trương cải tạo Công
thương nghiệp Tư bản tư nhân, tháng 06/1976, Xí nghiệp quốc doanh Vận tải Thủy bộ
Đồng Nai trực thuộc Ty Giao thông Vận tải Đồng Nai quản lý gần 6.000 phương tiện
thủy, bộ các loại chính thức được thành lập và đi vào hoạt động.
Tháng 04/1978, Xí nghiệp quốc doanh Vận tải Thủy bộ Đồng Nai được chia
thành xí nghiệp vận tải chuyên ngành gồm: Xí nghiệp quốc doanh Xe khách Đồng

Nai, Xí nghiệp quốc doanh Vận tải Hàng hóa, Xí nghiệp quốc doanh Vận tải Đường
sông.
Tháng 05/1986, Xí nghiệp quốc doanh Xe khách Đồng Nai sau khi sáp nhập hai
Xí nghiệp hợp doanh ô tô số 1 và số 2, đổi tên thành Công ty Xe khách Đồng Nai.
Tháng 10/1993 Công ty Xe khách Đồng Nai sáp nhập với Công ty Vận tải Hàng
hóa Đồng Nai và đổi tên thành Công ty Vận tải Đường bộ Đồng Nai.
Tháng 11/1996 Công ty Vận tải Đường bộ Đồng Nai hợp nhất với Công ty Vận
tải sông biển Đồng Nai và đổi tên thành Công ty Vận tải Thủy bộ Đồng Nai.
Tháng 05/2005, sáp nhập Công ty Đông Nam vào Công ty Vận tải Thủy bộ Đồng
Nai và giữ nguyên tên gọi cũ là Công ty Vận tải Thuỷ bộ Đồng Nai.
Tháng 10/2007, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Công ty Vận tải Thủy bộ
Đồng Nai, thành lập Công ty Cổ phần Vận tải Sonadezi.
Hiện Công ty có trên 200 đầu xe các loại, vận doanh trên các tuyến cố định, buýt
phụ cận, buýt nội ô, đưa rước công nhân và dịch vụ vận chuyển khác.
2.2.2. Ngành nghề kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
+ Vận tải hàng hoá, hành khách đường bộ, đường thủy.
+ Vận tải hành khách công cộng.
+ Kinh doanh khai thác cảng, kho bãi, xếp dỡ hàng hóa.
+ Cho thuê văn phòng, nhà ở, xưởng sửa chữa, kho chứa hàng, mặt bằng.
+ Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Khai thác khoáng sản.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
7
Chương 3 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
+ Sửa chữa phương tiện vận tải thủy, bộ.
+ Kinh doanh du lịch nội địa và Quốc tế. Cho thuê phương tiện vận tải.
+ Mua bán, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, hoá chất, phương tiện
vận chuyển.
+ Kinh doanh bất động sản, khu dân cư.

+ Kinh doanh mua bán xăng dầu.
+ Xây dựng kinh doanh dịch vụ bến xe, bãi đậu xe.
+ Đầu tư tài chính.
+ Đào tạo nghề lái xe ôtô và cơ giới.
+ Kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng.
2.2.3. Bộ máy tổ chức và năng lực công ty
- Bộ máy tổ chức của công ty:
- Năng lực công ty:
Vốn điều lệ: tổng vốn điều lệ Công ty là 42.000.000.000 VNĐ (bốn mươi hai tỷ
đồng), chia thành 4.200.000 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng /01 cổ phần.
Phương tiện vận tải: tổng số phương tiện vận tải của Công ty là 208 xe. Trong
đó:
+ Phương tiện vận tải khách trên 30 ghế: 187 xe
+ Phương tiện vận tải khách dưới 30 ghế: 14 xe
+ Phương tiện vận tải hàng hóa: 07 xe
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
8
Chương 3 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
- Hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất:
Hệ thống cơ sở vật chất của công ty vận tải Sonadezi
St
t
Tên cơ sở Địa chỉ
Diện tích
(m2)
Thời điểm
thuê
Thời
gian

thuê
1
Văn phòng Công
ty
Xa lộ Hà nội – P. Bình Đa –
Thành phố Biên Hòa – Tỉnh
Đồng Nai.
5.436,7 02/08/2000 50 năm
2 Bãi đậu xe
Xa lộ Hà nội – P. Bình Đa –
Thành phố Biên Hòa – Tỉnh
Đồng Nai.
19.607,9 20/10/2009 50 năm
3
Văn phòng – Nhà
xưởng
(Đông Nam cũ)
1/1 Phạm Văn Thuận –
Phường Tam Hiệp – Thành
phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng
Nai
14.897,4 30/08/2002 50 năm
4
Văn phòng Đội
xe 8
Quốc lộ 1 – P.Xuân Bình –
Thị xã Long Khánh – Tỉnh
Đồng Nai
1.543,6 03/12/2008 50 năm
5 Bến cảng nội địa

Đường số 11 – Khu công
nghiệp I – P. An Bình –
Thành phố Biên Hòa – Tỉnh
Đồng Nai
17.172,6 20/11/2009 50 năm
6
Văn phòng – Bãi
đậu xe
Đường Điếu Xiền – P. Tân
Biên – Thành phố Biên Hòa –
Tỉnh Đồng Nai
17.318,8 20/05/2002 50 năm
Nguồn: Công ty Cổ phần Vận tải Sonadezi
- Liên doanh, liên kết:
+ Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Xăng dầu Vĩnh Phú: tổng vốn điều lệ
20.000.000.000 VNĐ. Công ty Cổ phần Vận tải Sonadezi góp vốn 15%.
+ Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vi Trác Long Bình: tổng vốn điều lệ
60.000.000.000 VNĐ. Công ty Cổ phần Vận tải Sonadezi góp vốn 17%.
- Địa bàn hoạt động:
+ Hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định và hợp đồng: từ tỉnh Đồng Nai
đi các tỉnh trong toàn quốc.
+ Hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt: nội tỉnh Đồng Nai và đi các
tỉnh lận cận.
+ Hoạt động vận tải hàng hóa: nội tỉnh Đồng Nai.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
9
Chương 3 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
2.3. Cơ sở pháp lý
1. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án

đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP.
2. Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về quy định chi
tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố
định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
4. Thông tư 109/2000/TT-BXD ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu,
nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư.
5. Thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫnquyết
toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước; Quyết định 2173/QĐ-BTC
ngày 25/06/2007 của Bộ Tài chính đính chính thông tư 33/2007/TT-BTC ngày
09/04/2007 của Bộ Tài chính và thông tư 98/2007/TT-BTC ngày 09/08/2007 của
Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư 33/2007/TT-BTC ngày
09/04/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc
nguồn vốn Nhà nước.
6. Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về kinh
doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
7. Quyết định 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 và quyết định 49/2011/QĐ-TTg
của Thủ tướng chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
8. Quyết định số 14/2006/QĐ-BGTVT ngày 2/3/2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT về
việc ban hành tiêu chuẩn ngành “Phương tiện cơ giới đường bộ - Ô tô khách
thành phố – Yêu cầu kỹ thuật”, số đăng ký: 22TCN 302 -06.
9. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030” được phê duyệt theo Quyết định 1327/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ, tại Điều 1 phần III mục 8 “Quy hoạch phát triển vận tải
đường bộ” có nêu phương tiện cơ giới đường bộ đáp ứng tiêu chuẩn về môi
trường tương đương EURO 4.
10. Nghiên cứu toàn diện về chiến lược phát triển bền vững hệ thống GTVT ở Việt

nam (VITRANSS 2) của Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ
GTVT.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
10
Chương 3 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG XANH
TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. Hiện trạng giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng phát triển kinh tế
trọng điểm phía Nam, nằm tiếp giáp với các vùng sau: đông giáp tỉnh Bình Thuận;
đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng; tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước; nam
giáp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu; tây giáp thành phố Hồ Chí Minh.
Hình 3-1: Vị trí địa lý tỉnh Đồng Nai
Trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu
nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Nai vẫn ở mức cao. Tốc độ tăng
trưởng bình quân trong giai đoạn 2005-2012 đạt 12,7%. Cùng với tốc độ tăng trưởng
kinh tế là tốc độ gia tăng dân số cơ học (do lượng lao động tập trung về các KCN trong
tỉnh tăng) dẫn đến nhu cầu đi lại của người dân cũng tăng theo. Cụ thể:
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
11
Chương 3 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
Hình 3-2 Giá trị GDP của Đồng Nai giai đoạn 2005-2012
Thành phố Biên Hòa là một trong 11 đơn vị hành chính và nằm ở phía Tây của
tỉnh Đồng Nai với diện tích tự nhiên 264,08 km
2
bao gồm 23 phường và 7 xã, dân số
năm 2012 khoảng 900 ngàn người, mật độ dân cư 3.115 người / km
2

, đứng thứ 3 toàn
quốc, sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Từ năm 2005 đế nay, dân số đã tăng gấp đôi,
trong đó thể hiện một xu hướng rất cơ bản là: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm do thực
hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, nhưng tỷ lệ tăng dân số cơ học tăng liên tục.
Việc đầu tư xây dựng phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ ở thành phố Biên
Hòa nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung đã thu hút một lượng lớn lao động từ các
nơi đến và định cư tại tỉnh. Kéo theo đó là nhu cầu đi lại của người dân ngày càng
tăng, dẫn đến nguy cơ ùn tắc giao thông như ở ngã tư Tam Hiệp, ngã tư Xa lộ Hà Nội
với QL51 đi Vũng Tàu, các đường phố cũng nhanh chóng đông đúc, trở nên chật trội
trong giờ cao điểm
Trong những năm qua, Đồng Nai đã có những bước tiến nhanh trong đầu tư nâng
cấp hệ thống giao thông, nhất là giao thông đường bộ. Hệ thống quốc lộ với tổng chiều
dài 244,5 km đã và đang được nâng cấp mở rộng thành tiêu chuẩn đường cấp I, II
đồng bằng (QL1, QL51), cấp III đồng bằng như QL 20 (tuyến đi Đà Lạt, trên địa bàn
tỉnh dài 75km đã được trải thảm lại mặt đường).
Trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh đã xây dựng mới và nâng cấp 3.112 km đường
nhựa và bê tông nhựa. Ngoài ra, có hệ thống đường phường xã quản lý, đường các
nông lâm trường, KCN tạo nên 1 mạng lưới liên hoàn đến cơ sở, 100% xã phường đã
có đường ô-tô đến trung tâm.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
12
Chương 3 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
3.1.1. Mạng lưới giao thông đường bộ
Đồng Nai có một hệ thống giao thông đường bộ phát triển khá đồng bộ. Theo
thống kê đến cuối năm 2011, nếu tính cả đường nông thôn và đường đô thị, Đồng Nai
có 3.058 tuyến đường với tổng chiều dài là 6.266,8 km. Cụ thể:
a. Quốc Lộ (QL): Gồm quốc lộ 1, quốc lộ 20, quốc lộ 51, quốc lộ 56, quốc lộ 1K.
Tổng chiều dài 244,5 km đường nhựa, đã từng bước được nâng cấp.
b. Đường tỉnh (ĐT): Gồm 20 tuyến đường do tỉnh quản lý: đường tỉnh 760

(ĐT760), đường tỉnh 761 (ĐT761), đường tỉnh 762 (ĐT762), đường tỉnh 763
(ĐT763), đường tỉnh 764 (ĐT764), đường tỉnh 765 (ĐT765), đường tỉnh 766
(ĐT766), đường tỉnh 767 (ĐT767), đường tỉnh 768 (ĐT768), đường tỉnh 769
(ĐT769), quốc lộ 1 cũ, quốc lộ 15 nối dài, đường Đồng Khởi, Đường tỉnh Hiếu
Liêm, Đường tỉnh Suối Tre –Bình Lộc, Đường tỉnh 25B, Đường tỉnh 319,
đường tỉnh 322B, đường Chiến Khu D, đường vào cảng Gò Dầu. Tổng chiều
dài 369,1 km, đường nhựa chiếm 76%, còn lại chủ yếu là đường cấp phối sỏi
đỏ.
c. Đường huyện (ĐH), đường thành phố (ĐTP): Gồm đường do các đơn vị hành
chính trực tiếp quản lý: thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, huyện Long
Thành, Xuân Lộc, Thống Nhất, Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch,
Tân Phú, Định Quán. Gồm 249 tuyến với tổng chiều dài 1.317 km, đường nhựa
đạt trên 65%.
d. Đường xã, phường gồm 2629 tuyến với tổng chiều dài 3.835,7 km. 100% xã
có đường ô tô đến trung tâm.
e. Đường chuyên dung: gồm 155 tuyến với chiều dài 390,2 km. Hệ thống đường
chuyên dùng do các đơn vị kinh tế trong tỉnh trực tiếp quản lý.
Giai đoạn 2006-2010, ngành giao thông vận tải đã đạt được nhiều thành quả nhất
định trong đầu tư xây dựng các công trình giao thông. Một số công trình trọng điểm
đang được triển khai theo Quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Từng bước xây dựng hoàn thiện mạng lưới liên hoàn giữa các trục Quốc lộ, đường tỉnh
với đường huyện, xã Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải đã tham mưu, trình UBND
ban hành quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt,
chương trình phát triển dịch vụ vận tải, quy hoạch bến, bãi đỗ xe, quy hoạch sắp xếp
hệ thống cảng
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
13
Chương 3 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
Đã và đang thực hiện các mục tiêu đề ra trong Quy hoạch mạng lưới Giao thông

vận tải đến 2010 và định hướng đến 2020: nâng cấp mở rộng 18 km đường Quốc lộ,
nâng cấp cải tạo 98 km đường tỉnh; mở mới, nâng cấp được gần 1.000 km đường giao
thông nông thôn và gần 100 cầu vĩnh cửu trên địa bàn các huyện, thị xã, TP.Biên Hòa.
Triển khai thực hiện từng bước theo quy hoạch, trước mắt mở rộng nâng cấp một số
tuyến đường hiện hữu như QL56 đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, Cầu Đồng Nai mới,
Cầu Thủ Biên, Đường 761 (Đường 322), Đường Xuân Lộc đi Long Khánh, Đường
765 đoạn Km 10+000 đến Km 28+217, ĐT 769 đoạn Km0+000 đến Km 15+508 (vốn
WB3), ĐT 769 đoạn Km 15+508 – Km 33+212 (vốn BT)…
Đã hoàn thành và đưa một số công trình vào sử dụng: cầu Ứng - Đường Hố Nai -
Trị An (đoạn đầu), ĐT 766, ĐT 761 và 5 cầu trên tuyến, cầu Sông Thao, đường Đồng
Khởi (Bệnh viện Lao - Tỉnh lộ 24), đường Chất thải rắn, cầu qua Suối nước nóng xã
Xuân Hòa, cầu số 1, 2, 3 trên tuyến Hiếu Liêm, đường Suối Tre – Bình Lộc, đường
Đồng Khởi (xa lộ Hà Nội - Bệnh viện Lao), nâng cấp mở rộng Quốc lộ 56 (đoạn qua
tỉnh Đồng Nai, cầu Đá Kè, cầu Đá Bàn trên đường tỉnh 767 từ phà Cát Lái đến Quốc
lộ 51), đường 319B huyện Nhơn Trạch; cầu Bản trên ĐT 767, cầu Thủ Biên…
3.1.2. Bến bãi phục vụ vận tải đường bộ và các nút giao thông hiện tại:
Bến bãi phục vụ vận tải đường bộ: hệ thống biển dừng, nhà chờ phục vụ cho xe
buýt đã được lắp đặt tương đối đầy đủ và phù hợp. Trên địa bàn tỉnh hiện có 101
nhà chờ và 1.165 biển dừng đón trả khách, có 15 bến xe khách và 8 trạm điều hành xe
buýt và 2 trạm dừng chân với tổng diện tích khoảng 164.210 m
2
đã đáp ứng được trong
việc mở và khai thác các tuyến vận tải khách cố định, vận tải khách công cộng bằng xe
buýt, góp phần phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân ngày một tốt hơn và tạo điều kiện
cho các lái xe dừng đón, trả khách đúng nơi quy định đảm bảo trật tự an toàn giao
thông.

Hình 3-3: Bến xe Biên Hòa
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai

14
Chương 3 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
Các nút giao thông hiện tại:
+ Nút giao thông Ngã tư Vũng Tàu: đây là nút giao lớn nhất trên địa bàn thành
phố Biên Hòa với lưu lượng tham gia giao thông lớn, hiện giao cắt đồng mức, có đảo
trung tâm hình tròn với bốn nhánh (giao giữa QL51 và QL52).
+ Nút giao ngã tư AMATA: giao cắt cùng mức, là điểm giao cắt giữa QL 52,
đường Đồng Khởi và đường vào khu công nghiệp AMATA. Nút giao tương đối lớn,
có đảo hướng dẫn hình tam giác.
+ Nút giao ngã tư Tam Hiệp: giao cắt cùng mức, là nút lớn thứ hai sau nút giao
ngã Tư Vũng Tàu, có dạng hình tròn, giao cắt giữa QL 52 và QL 15. Là cửa ngõ vào
TP Biên Hòa.
+ Nút giao ngã 3 Sặt: hiện giao cắt cùng mức, hình tam giác. Nút giao này tương
đối lớn, do ngoài chức năng phân luồng giao thông còn là một công viên nhỏ kết hợp
với chức năng là trạm xe buýt.
+ Nút giao ngã tư Vườn Mít: giao cắt cùng mức, là điểm giao cắt giữa QL 1K,
QL 15 và QL 1A. Nút tương đối nhỏ, hình tam giác, nút có vai trò như đảo hướng dẫn.
Hiện tại, các nút giao thông chính trên địa bàn tỉnh đều có lắp đặt hệ thống đèn
tín hiệu nhằm tổ chức lại dòng giao thông, tuy nhiên tại một số nút, đặc biệt là nút giao
ngã tư Vũng Tàu và ngã tư Tam Hiệp, lưu lượng giao thông luôn ở mức cao ngay cả
trong những giờ ngoài cao điểm, dòng giao thông phức tạp thường xuyên xảy ra những
tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Dự án đường vành đai 3 và 4 của TPHCM qua Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình
Dương và Long An
Hai tuyến vành đai này đã sớm triển khai nghiên cứu dự án từ năm 2011, nhằm
giảm áp lực giao thông khu vực nội đô và kéo dãn mật độ dân số TP.HCM.
Vành đai 3 có điểm đầu tuyến tại Nhơn Trạch (giao với đường cao tốc Bến Lức
– Long Thành tại km 38+500), băng qua sông Đồng Nai tại cầu Nhơn Trạch, đến ngã
ba Tân Vạn (quốc lộ 1A) rồi tới ngã ba An Sơn – đi Hương lộ 9 – vượt sông Sài Gòn
(cách cảng Bà Lụa 500m về hạ lưu) – khu công nghiệp Tân Hiệp – điểm cuối tại

km12+100 trên đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương.
Đường được thiết kế với vận tốc 80 -100km/giờ, quy mô mặt cắt ngang 6-8 làn
xe. Thời gian thực hiện 2011-2020. Dự kiến, tổng vốn đầu tư khoảng 55.805 tỉ đồng.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
15
Chương 3 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
Hình 3-4: Bản đồ hướng tuyến đường vành đai 3 và 4 TPHCM
Đường vành đai 4 có tổng chiều dài 196,5km đi qua địa phận: TP.HCM
(20,3km); Bà Rịa – Vũng Tàu (17,3km); Đồng Nai (46,9km); Bình Dương (44km) và
Long An (68km).
Hướng tuyến đường vành đai 4 bắt đầu từ khu đô thị Phú Mỹ (giao với cao tốc
Biên Hòa – Vũng Tàu) ra quốc lộ 1A (Trảng Bom) – băng qua sông Đồng Nai tại cầu
Thủ Biên – Bến Cát – cầu Phú Thuận (qua sông Sài Gòn) – Củ Chi – Hòa Khánh –
Bến Lức (cao tốc TP.HCM – Trung Lương) – khu công nghiệp Long Hiệp (quốc lộ
1A) – quốc lộ 50 – điểm cuối là tại cảng Hiệp Phước.
Vành đai 4 dự kiến sẽ là đường cao tốc đô thị, với vận tốc thiết kế 80
-100km/giờ, quy mô mặt cắt ngang 6 – 8 làn xe. Tổng mức đầu tư dự kiến lên đến
98.537 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2011 – 2020.
3.1.3. Phương tiện vận tải hành khách đường bộ
Theo số liệu thống kê của phòng cảnh sát giao thông đường bộ Công An Đồng
Nai: tổng số xe ô tô tỉnh quản lý đến hết tháng 01/2012 là trên 62.000 chiếc, mô tô hơn
1,4 triệu chiếc. Riêng 6 tháng đầu năm 2012, số xe ô tô, mô tô đăng ký mới tăng 15%
so với cùng kỳ năm 2011. Ngoài số lượng phương tiện tỉnh quản lý, lượng xe ô tô, mô
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
16
Chương 3 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
tô vãng lai lưu hành trên địa bàn khá lớn. Trung bình mỗi ngày tính riêng trên ba tuyến
QL 1A, QL 20 và QL 51 có khoảng 250.000 lượt phương tiện ô tô, mô tô lưu hành.

Trong đó, theo số lượng thống kê của sở GTVT tỉnh Đồng Nai đến cuối năm
2011, toàn tỉnh có 2.699 xe hoạt động trong lĩnh vực VTHK, gồm:
+ VTHK bằng xe buýt có 363xe/ 14.282 ghế, chiếm 15%. Chi tiết nêu trong
Bảng 3 -1.
+ VTHK liên tỉnh có 124 tuyến với 290 xe/ 8.922 ghế. Bên cạnh đó là 292 xe/
7.331 ghế của 116 tuyến của 21 tỉnh, thành phố khác chạy đối lưu với Đồng
Nai.
+ VTHK bằng taxi có 411xe/ 2.482 ghế.
+ VTHK theo hợp đồng (đưa rước công nhân) có 1.343 xe/ 24.780 ghế. Chi tiết
nêu trong Phụ lục 6
3.1.4. Giao thông công cộng tỉnh Đồng Nai
Từ năm 2007 đến 2010, thực hiện các Quyết định của UBND tỉnh: Quyết định số
39/2007/QĐ-UBND ngày 11/6/2007 về Ban hành Chương trình phát triển dịch vụ Vận
tải tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010, Quyết định số 3534/QĐ-UBND ngày
26/11/2009 về điều chỉnh, bổ sung Chương trình phát triển dịch vụ Vận tải tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2006-2010, Sở Giao thông Vận tải đã phối hợp với Quỹ đầu tư phát triển
Tỉnh hướng dẫn các doanh nghiệp vận tải lập thủ tục vay vốn đầu tư đổi mới phương
tiện đảm bảo tiêu chuẩn quy định với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư nếu
doanh nghiệp vận tải thực hiện tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, các doanh nghiệp vận tải chủ
động vay vốn từ các ngân hàng để đầu tư đổi mới phương tiện đảm bảo đúng theo tiêu
chuẩn quy định.
Sở GTVT là cơ quan quản lý Nhà nước về giao thông vận tải nói chung và trong
đó có VTHKCC, là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh ra các quyết định về hoạt động
VTHKCC trên địa bàn tỉnh như: quyết định công bố mở tuyến, biểu đồ chạy xe Hiện
nay, quản lý về VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh là Trung Tâm Quản Lý Điều
Hành Vận Tải Hành Khách Công Cộng tỉnh Đồng Nai.
Hình thành các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn và hàng chục ngàn hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên lĩnh vực vận tải. Hiện nay
có 19 đơn vị vận tải tham gia hoạt động buýt trên địa bàn.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên

một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
17
Chương 3 Trung tâm Môi trường và Phát triển Giao thông Vận tải
Theo quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt của tỉnh
Đồng Nai, đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh sẽ có 36 tuyến gồm 13 tuyến lân cận và 7
tuyến nội đô và 16 tuyến nội tỉnh với tổng chiều dài là 1.727 km, tức là mở mới thêm 4
tuyến lân cận, 7 tuyến nội tỉnh và 2 tuyến nội đô.
Như vậy, tính đến nay tỉnh đã thực hiện được 63,88% số tuyến kế hoạch trên
toàn tỉnh (tương đương 23 tuyến) với mật độ là 0,21km/km
2
– rất thấp so với mật độ tại
Hà Nội (0,6 km/km
2
), TP HCM (1,81km/km
2
), các thành phố khác trên thế giới từ 2-
4 km/km
2
.
Tổng số ghế trên toàn tuyến của tỉnh là 17.620, xấp xỉ đạt 6,86 ghế/1.000 dân- rất
thấp so với TP HCM khoảng 25 ghế/1.000 dân.
Mạng lưới tuyến xe buýt đã kết nối được giữa các khu vực: nội đô với nội đô, nội
đô với các huyện, huyện với huyện, tỉnh với các tỉnh khác… Tuy nhiên mạng lưới
tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh còn khá đơn giản, hoạt động theo dạng đơn, độc lập.
Số lượng các tuyến buýt tuy nhiều, nhưng đến nay vẫn chưa có sự phân cấp giữa
các tuyến (tuyến chính, tuyến phụ, tuyến thu gom).
Nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng: sản lượng hành khách đi xe buýt năm
2011 đạt khoảng 15,64 triệu lượt hành khách, bình quân 121,6 ngàn lượt HK/ ngày,
tăng 11,6% so với năm 2010.
Một vài tuyến khai thác có chiều dài trên 60km (tuyến số 10: 75km,tuyến số 14:

110km, tuyến 15: 100km, tuyến 16: 117 km…) không phù hợp với nghị định số
91/2009/NĐ-CP.

Hình 3-5: Hoạt động xe buýt tại Đồng Nai
Mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt ở tỉnh Đồng Nai hiện nay có 23 tuyến buýt
với lộ trình như sau:
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoạt động trên
một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh Đồng Nai
18

×