Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Quan điểm mới cách tiếp cận mới và các quy định mới quyền con người trong hiến pháp năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 222 trang )

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA


QUYỂN CON NGƯỜI
TRONG HIẾN PHÁP NÃM 2013

Q U A N Đ IỂ M M ớ i
CÁCH T IẾ P CẬN M ỚI
V À CÁC Q U Y Đ ỊN H MỎÌ


Biên m ục trên xuất bản phẩm của
Thư viện Q uốc gia Việt Nam

Quyền con người trong Hiến pháp nãm 2013 - Quan điểm
mới, cách tiếp cận mới và các quy định mới / Phạm Hữu Nghị,
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Cơng Giao... - H. : Chính trị Quốc gia,
2014. - 220tr.

; 21cm

ĐTTS ghi: Bộ Tư pháp. Viện Khoa học Pháp lý

1. Hiến pháp 2. Quyền con người 3. Việt Nam
342.597085 - dc23
CTH0121p-CIP

Mã sô:

3.34(V)
CTQG - 2014




B ộ Tư PHÁP
VIỆN KHOA

h ọ c p h á p Lý

QUYỂN CON NGƯỞI
TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013

QUAN ĐIÊM MỚI
CÁCH TIẾP CẬN MỚI
VÀ CÁC QUY ĐỊNH MỚI
(Sách chuyên khảo)

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT


CHỦ BIÊN
TS. NGUYỄN VĂN HIEN

TẬP THÊ TÁC GIẢ
1. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị - Viện Nhà nước và Pháp luật
2. GS.TS. Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao, Đại học Quốc
gia Hà Nội
3. GS.TS. Trần Ngọc Đường, Viện Nghiên cứu lập pháp
4. TS. Nguyễn Tiến Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học kiểm
sát - Viện kiểm sát nhân dân tối cao
5. TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Khoa học pháp
lý - Bộ Tư pháp

6. ThS. Hà Đình Bơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
7. ThS. Đinh Tiến Dũng, Bộ Thông tin và Truyền thông
8. PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp
trung ương
9. Nguyễn Văn Hồn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính - Bộ Tư pháp
- 10. PGS.TS. Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật
dân sự - kinh tế - Bộ Tư pháp

4


LỜI N H À X U Ấ T B Ả N

Hiến pháp năm 2013 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp
thứ 6 thơng qua ngày 28-11-2013 và có hiệu lực từ ngày 01-01-2014.
Một trong những nội dung quan trọng của bản Hiến pháp này là
chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân. Quyền con người, quyển và nghĩa vụ cơ bản của công dân
được đề cao, đưa lên vị trí trang trọng trong Hiến pháp năm
2013, thê hiện nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể
chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nưốc ta về đề cao nhân tô"
con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục
tiêu của sự phát triển. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định
nguyên tắc “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các
quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến pháp và pháp luật’ (khoản 1 Điều 14) và “Quyền con
người, quyền cơng dân chỉ có thê bị hạn chế theo quy định của
luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của

cộng đồng”(khoản 2 Điều 14).
Việc quy định các quyền con người trong Hiến pháp là rất
quan trọng vì đây là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người và mỗi
công dân được hưởng thụ và thực hiện cũng như bảo vệ quyền
5


con người và quyền cơng dân của mình. Tuy nhiên, vấn đê quan
trọng hơn là các quyển đó phải được thực thi trong thực tê.
Trong cơ chế thi hành pháp luật hiện nay, nhiều quyền hiên
định trong Hiến pháp năm 2013 có thể vẫn sẽ chỉ là quyển hình
thức nếu khơng được thể chế hóa trong các luật cụ thể. Vấn đê
này đặt ra trách nhiệm đổi với các cơ quan nhà nước, từ việc phô
biến, tuyên truyền các nội dung mới của Hiến pháp năm 2013
đến việc hoàn thiện hệ thơng pháp luật và thủ tục hành chính,
tổ chức bộ máy để bảo đảm thực thi.
Để giới thiệu những nội dung mới về quyền con người
trong Hiến pháp năm 2013, Nhà xuất bản Chính trị q"c gia Sự thật xuất bản cuốn sách Quyền con người tro n g H iến
pháp năm 2013 - Quan điểm mới, cách tiếp cận m ới và
các quy định m ới (Sách chuyên khảo) của Viện Khoa học
pháp lý - Bộ Tư pháp. Cuốn sách tập hợp các bài viết, bài
nghiên cứu của các tác giả công tác tại các cơ quan, tổ chức
chuyên ngành pháp luật về một số lĩnh vực khác nhau liên
quan tới quyển con ngưòi ở Việt Nam, giới thiệu chung về những
đổi mới về quyển con người trong Hiến pháp năm 2013, về
những quyền trong một số lĩnh vực cụ thể và về những nhiệm
vụ đặt ra cho công cuộc cải cách sắp tới.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 8 năm 2014
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ


6

Quốc GIA - s ự

THẬT


M ỤC LỤC

Trang
*Lời Nhà xuất bản

5

- Những nội dung mới trong Chương II Hiến pháp năm
2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân
PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Viện Nhà nước và Pháp luật

9

- Cách tiếp cận quy định vê nhân quyền trong Hiến pháp
mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
GS. TS. Nguyễn Đảng Dung - Vũ Công Giao, Đại học
Quốc gia Hà Nội

46

- Chủ quyền nhân dân và quyền con người, quyền công

dân trong Hiến pháp năm 2013
GS.TS. Trần Ngọc Đường, Viện Nghiên cứu lập pháp

62

- Quyển con người trong Hiến pháp năm 2013 và
những tác động đối với việc điều chỉnh chiến lược xây
dựng và hoàn thiện pháp luật, chiến lược cải cách tư
pháp trong thòi gian tới
PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn, Ban chỉ dạo cải cách tư
pháp Trung ương

76


- Vai trò của Bộ Tư pháp trong việc bảo đảm và thúc
đẩy quyền con người theo Hiến pháp năm 2013
TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Khoa học
pháp lý, Bộ Tư pháp
- Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động,

86

người có cơng và xã hội bằng các luật cụ thê
ThS. Hà Đình Bốn, Vụ trưởng VụPháp chế, Bộ Lao
dộng - Thương binh và Xã hội
- Quyên riêng tư trong Hiến pháp năm 2013 và các
biện pháp bảo đảm bằng pháp luật
ThS. Đinh Tiến Dũng, Bộ Thông tin và Truyền thông
- Báo vệ quyển con người trong dự án Bộ luật dân sự

(sửa đổi), Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
PGS.TS. Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật
dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp

110

140

169

- Thê chê và bảo vệ quyển con người trong xây dựng và
ban hành Bộ luật hình sự
Nguyễn Văn Hồn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật
hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp

185

- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân theo Hiến pháp năm 2013 và cơ chế thực hiện
thông qua các quy định vê tô" tụng
TS. Nguyễn Tiến Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học
kiêm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

8

203


NHỮNG NỘI DUNG MỚI TRONG CHƯƠNG II
HIẾN PHÁP NĂM 2013 VE QUYEN c o n n g ư ờ i ,

QUYỂN VÀ NGHĨA v ụ c ơ BẢN CỦA CÔNG DÂN
PGS.TS. Phạm Hữu Nghị
Viện Nhà nước và Pháp luật
Ngày 28-11-2013, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã
thơng qua Hiến pháp năm 2013. Bản Hiến pháp của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày
01-01-2014. Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới về
nội dung và cách thức thể hiện. Trong đó, đáp ứng nhu
cầu sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của Hiến pháp
năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, Hiến pháp năm 2013
có những điểm mới, bổ sung trong chê định quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
1.
Quy đ ịn h của H iến pháp năm 1992 sửa đôi, bô
su n g năm 2001 về quyền con người, quyển và n gh ĩa
vụ cơ bản củ a côn g dân và nhu cầu sửa đổi, b ổ su ng
1.1.
Q u y đ ịn h của H iế n p h á p n à m 1992 sửa đ ô i,
bô s u n g n ă m 2001 v ề q u y ề n con người, q u y ề n và n ghĩa
v ụ c ơ b ả n của c ô n g dân
So với Hiến pháp năm 1980, Chương V Quyền và nghĩa
9


vụ cơ bản của công dân của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi,
bổ sung năm 2001 là chương có nhiều sửa đổi n h ất. Chỉ
có một sơ điều được giữ nguyên hoặc bỏ bớt từ cho gọn:
Điều 49 (Điều 53 Hiến pháp năm 1980), Điều 52 (Điều 55
Hiến pháp năm 1980), Điểu 76 (Điều 76 Hiến pháp năm 1980),

Điều 80 (Điều 80 Hiến pháp năm 1980); 26 điều còn lại
được sửa đổi, đồng thòi, bổ sung những điều mới là các
điều 50, 57, 72 và 81.
Sự đổi mới trong Hiến pháp năm ỉ 992 sửa đổi, bô
sung năm 2001 so với Hiến pháp năm 1980 về quyển con
người, quyển và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã th ể hiện
sự tôn trọng của xã hội ta, Nhà nước ta đối với quyền con
người, quyền công dân. Các quy định trong Hiến pháp
năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 vê quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã tạo cơ sở hiến
định cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lu ật
trong lĩnh vực này.
Có thể nói đến những điểm m ạnh của chê định quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong
Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 ở những
nội dung sau:
Thứ nhất, lần đầu trong lịch sử lập hiến Việt Nam,
khái niệm quyền con ngưòi được đưa vào Hiến pháp (Điều
50) khẳng định sự cam kết của Việt Nam với cộng đồng
th ế giới về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người.
Thứ hai, đã sửa đổi các quyền kinh tế, xã hội được quy
định một cách duy ý chí (quyền khám chữa bệnh khơng
phải trả tiền, quyền học tập miễn phí, quyền có nh à ở,
10


quyền có việc làm... cho mọi cơng dân) mà Hiến pháp năm
1980 đã quy định theo hướng bảo đảm tính khả thi của các
quyển này.
Thứ ba, đã bổ sung một sơ" quyền có ý nghĩa quan

trọng trong nền kinh tế thị trường như quyền sở hữu về
tài sản, vốn và tư liệu sản xuất, quyền tự do kinh doanh,
quyền sử dụng đất.
Thứ tư, đã sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến
pháp theo hướng ghi nhận, mở rộng các quyền dân sự,
chính trị quan trọng như quyền bất khả xâm phạm vê
th ân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm,
quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi
danh dự, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền bí m ật
thư tín, điện thoại, điện tín, quyền tự do đi lại, cư trú,
quyền tự do thông tin, quyền khiếu nại, tô" cáo. Với những
sửa đổi, bổ sung này, Hiến pháp nước ta ngày càng tiếp
cận và đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn pháp luật quốc tê
vê quyền con người.
Cùng với những điểm mạnh, điểm tiến bộ nêu trên,
chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của Hiến
pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 cịn có những
hạn chế, bất cập chủ yếu sau:
Thứ nhất, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm
2001 còn chưa ghi nhận một sô' quyền quan trọng đã được
quy định trong các điều ước quôc tê vê quyền con người mà
Việt Nam đã là th àn h viên (tiêu biểu là Công ước quốc tê
vê các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và Công ước quốc
tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966). Đó
11


là quyển sống, quyền được bảo vệ khỏi bị nô dịch hoặc
cưỡng bức lao động, V .V ..
Thứ hai, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001

chưa ghi nhận rõ nguyên tắc giới hạn và hạn chê quyền
nhằm minh bạch hóa và bảo vệ tơt hơn quyền con người,
quyển công dân.
Thứ ba, nhiều quy định của Hiến pháp năm 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001 về quyền con người, quyền cơng
dân cịn thể hiện theo tư duy cũ, đã lỗi thòi: “N hà nước
ban phát quyền” cho dân theo công thức Nhà nước quyết
định, Nhà nước trao cho công dân chứ không phải con
người, công dân được hưởng các quyền đó một cách đương
nhiên như là quyền tự nhiên, vốn có của họ.
Thứ tư, kỹ th u ậ t lập hiến chưa th ậ t phù hợp.
Các quy định về quyền con người, quyền công dân
được ghi nhận khơng chỉ trong Chương V mà cịn ghi nhận
trong các chương khác, khiến phần nào chưa th u ận lợi cho
việc tìm hiểu, thực hiện.
Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 chú
trọng nhiều hơn đến các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa mà
chưa chú ý thích đáng đến các quyền dân sự, chính trị nhóm quyền truyền thống được coi là nội dung chính của
chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến
pháp của nhiều nước trên th ế giới.
Thứ năm , Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm
2001 xác định phạm vi chủ th ể của quyền con người còn
hẹp. Các điều trong Chương V thường khẳng định chủ
thể của quyển là công dân trong lúc quyển con người
12


thuộc về tấ t cả mọi người - tức là cả cơng dân và người
nước ngồi, người khơng quốc tịch có m ặt hợp pháp trên
lãnh thổ nước ta.

Thứ sáu, vị trí của chương ghi nhận quyển con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương thứ
năm của Hiến pháp là chưa tương xứng với tầm quan
trọng của chê định quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của cơng dân. Tìm hiểu Hiến pháp của các nước
trên th ế giới, chúng ta thấy trong khá nhiều bản Hiến
pháp, chương về quyền con người được thể hiện tại
Chương I hoặc Chương II.
1.2. N h u cẩu sửa đổi H iến p h á p n á m 1992 sửa
đổi, b ổ s u n g n ă m 2001 v ề ch ê đ ịn h q u y ề n con ngư ời,
q u y ề n và n g h ĩa vụ cơ bản của c ô n g dân
a)
Sửa đổi các quy định của Hiến pháp năm 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001 về chê định quyển con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân theo định hướng thể hiện
rõ vị trí, tầm quan trọng của vấn đề quyền con ngưòi trong
Hiến pháp.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc tại Quảng trường
Ba Đình ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trước hết
nhắc tới quyền con người, rồi suy rộng ra quyền tự quyết
dân tộc, để từ đó khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc của Nhân dân Việt Nam.
Việc gắn kết giữa quyền con người vối quyền độc lập của
dân tộc là một sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều
này cho thấy, Người không chỉ là một nhà hoạt động
13


xuất sắc của phong trào cộng sản, công nhân quôc tê. một
nhà u nước chân chính mà cịn là một nhà tư tưởng

xuất sắc về quyền con người. Đáng chú ý là các điều mà
Hồ Chí Minh “suy rộng ra ” ấy, thì ngày nay, Hội nghị thê
giới vê quyền con người ngày 25-6-1993 họp tại Viên (Ao)
coi như là quy phạm của lu ật quốc tê hiện đại với tuyên
bô": “Quyền dân tộc tự quyết không thể bị tước đoạt” và
coi việc “khước từ dân tộc tự quyết là sự vi phạm quyền
con người”.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 vừa th àn h công,
ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên
càng sớm, càng tốt với mục đích để N hân dân thực hiện
quyền tự do chính trị, quyền dân chủ, quyền cơng dân của
mình là bầu ra Quốc hội, và Quốc hội này có quyền thơng
qua một bản Hiến pháp ghi nhận các quyển tự do, dân chủ
cho Nhân dân. Người chỉ rõ: “Trước chúng ta đã bị chê độ
quân chủ chuyên chê cai trị, rồi đến chê độ thực dân
không kém phần chun chế, nên nước ta khơng có hiến
pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân
chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”1. Như vậy,
trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyển con
người luôn gắn liền với Hiến pháp. Hiến pháp không
những chỉ là văn bản quy định việc tổ chức nhà nước, mà còn
bảo đảm việc thực hiện quyền con người, quyền cơng dân.
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật
Hà Nội, 2011, t.4, tr.7.
14


Tư tưởng về một nền lập pháp gắn liền vối quyền con
người đã nảy sinh từ rấ t sớm ở Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngay trong Bức th ư tám điểm gửi đến Hội nghị Vécxây
(Pháp) năm 1919 với bút danh Nguyễn Ái Quốc, Chủ
tịch Hồ Chí M inh đã đòi quyền tự do dân chủ - quyền cơ
bản n h ấ t của con người cho N hân dân Việt Nam. Người
đồng thòi cũng nêu rõ, nếu Việt Nam được độc lập thì
sẽ... xếp đặt Hiến pháp theo tư tưởng dân quyền, tức là
Hiến pháp gắn liền với quyền con người, quyền cơng
dân, hay nói cách khác, qun con người, quyền công
dân là một nội dung cốt lõi trong Hiến pháp của một
nưốc Việt Nam mới.
Vê môi quan hệ giữa quyền con người với quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp, một học
giả Việt Nam đã viết: “Như vậy, chính vai trị giá trị của
quyền con người, quyền cơng dân mà trong tư duy chính
trị của n h ân loại, vấn đề quyển con người, quyền công
dân trở th à n h một nội dung chính của lịch sử lập hiến.
L uật vê các quyền của Anh sau Cách m ạng năm 1689,
Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp của Mỹ, Tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền của Pháp, Hiến pháp của tấ t
cả các nước, dù ở chế độ xã hội nào (tư bản, xã hội chủ
nghĩa, các nước đang p h át triển) đều có chê định quyền
con người, quyền cơng dân. Đó là nội dung cơ bản n h ất
của mỗi Hiến pháp, nội dung quan trọng đến mức nếu
khơng có chế định quyền con người, quyền cơng dân, thì
cũng khơng th ể có bản Hiến pháp, nội dung đó chi phơi
kết cấu của bản H iến pháp, chê định quyền công dân
15


thường được đặt lên hàng đầu trong H iên pháp của

nhiều nước”1.
Chính vì tầm quan trọng của vấn đê quyền con người,
quyên công dân nên Hiến pháp của các nước thường dành
riêng một chương hoặc một phần ghi nhận các quyền con
người, quyền công dân: Chương V Hiên pháp Việt Nam
năm 1992 sửa đổi, bô sung năm 2001, Phần I Hiên pháp
Tây Ban Nha năm 1978, Chương II Hiến pháp Thụy Điển
năm 1974, Chương III Hiến pháp N hật Bản năm 1946,
Phần II Hiến pháp Hy Lạp năm 1975, Phần IV Hiên pháp
Xingapo năm 1963, Chương II Hiến pháp H àn Quốc năm
1948, Chương II Hiến pháp Ba Lan năm 1997, Chương II
Hiến pháp Trung Quốc năm 1982, Chương II Hiến pháp
Liên bang Nga năm 1993, Chương II Hiến pháp Cộng hòa
Nam Phi năm 1966, V .V ..
ở một số nưốc, trong trường hợp Hiến pháp khơng ghi
nhận thì lại có văn bản riêng về quyền con người, quyền
cơng dân. Ví dụ, Tun ngơn nhân quyển và dân quyền
của Pháp năm 1789. Lời mở đầu của Hiến pháp năm 1958
của Cộng hịa Pháp trịn h trọng tun bơ': “N hân dân Pháp
trung th àn h với bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền năm 1789”. Điểu đó có nghĩa là, Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền Pháp năm 1789 như là một nội dung

1. Xem Hoàng Văn Hảo: Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền
con người, quyền công dân. Trong cuốn “Hiến pháp, pháp luật và
quyền con người”/ Kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển, Hà Nội
5-2001, tr.148.
16



chính, khơng thể tách rời, khơng thể thiếu của Hiến pháp
Cộng hịa Pháp.
Tun ngơn nhân quyển năm 1689 của Anh là một
nguồn quan trọng của Hiến pháp bất th àn h văn của nưốc
Anh. ở Hoa Kỳ, các quy định về quyền con người, quyền
công dân được ghi nhận trong Tun ngơn độc lập năm
1776 và trong 10 Tu chính án của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Như vậy, dù quy định theo cách nào, các quốc gia đều
coi quyền con người, quyền công dân là nội dung cơ bản,
không thể thiếu của Hiến pháp. Ghi nhận, bảo đảm, bảo
vệ quyền con ngưòi là sứ mệnh của Hiến pháp, là mục tiêu
của Hiến pháp.
Tuyên ngôn th ế giới về quyền con người năm 1948 đã
khẳng định quyền con người phải được tôn trọng và phải
được tấ t cả các quốc gia cam kết thực hiện một cách có
hiệu quả thơng qua những biện pháp tích cực, trong phạm
vi quốc gia hay quốc tế. Theo đó, quyền con người là giá trị
phổ biến, không do Hiến pháp sinh ra, việc ghi nhận
quyền con người trong Hiến pháp vói mục tiêu là bảo vệ
bằng sức m ạnh pháp lý cao nhất của quốc gia.
b) Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung
năm 2001 về chế định quyển con người và quyền cơ bản
của công dân là nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu
sót, bất cập trong các quy định của Hiến pháp năm 1992
sửa đổi, bổ sung năm 2001 về quyền con người, quyền
công dân.
c) Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung
năm 2001 về chê định quyển con người, quyền cơ bản của
17



công dân là nhằm ghi nhận, thê hiện quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam - đảng cầm quyển ỏ Việt Nam - vể
quyền con người, quyển công dân.
ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là tô chức duy
nhất lãnh đạo xã hội, lãnh đạo Nhà nước và hệ thống
chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền.
Trong các nghị quyết của mình, nhất là nghị quyêt các đại
hội đại biểu toàn quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể
hiện ngày càng rõ hơn, đầy đủ hơn quan điểm của mình vê
quyển con ngưịi.
Nghiên cứu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về quyền con người qua các văn kiện đại hội Đảng, có thể
đưa ra một sô nhận định sau đây:
M ột là, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam
ngày càng có nhận thức rõ hơn về vấn đề quyền con người.
Từ chỗ không để cập trực tiếp vấn đề nhân quyển trong
các văn kiện của Đảng đến chỗ có đê cập và đề cập ngày
càng đầy đủ hơn, nhất quán hơn.
Hai là. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương: chù động
tham gia cuộc đấu tran h chung vì quyền con người; sẵn
sàng đơi thoại với các nước, các tổ chức quốc tê và khu vực
có liên quan về vấn đê nhân quyền; kiên quyết làm th ấ t
bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng các vấn
đề "dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tơn giáo” hịng can
thiệp vào cơng việc nội bộ, xâm phạm độc lập. chu quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định của Việt Nam.
Ba là. Đảng Cộng san Việt Nam gắn vấn để quyển con
người với quyền công dân, gắn quyền của cá nhán với
18



quyển của tập thể, quyền của dân tộc, Nhân dân, quyển
làm chủ; quyền đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.
Bốn là, về đường lối đõỉ ngoại, Đảng Cộng sản Việt Nam
chủ trương Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành
viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; thực hiện tận
tâm các cam kết quôc tê xuất phát từ các điều ước quốc tê
mà mình là thành viên, trong đó có các cam kết quổc tê vê
quyền con người.
Năm là, Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ XI là đại
hội thể hiện rõ nh ất quan điểm của Đảng ta vê nhân
quyền. Quan điểm này được ghi nhận nhất quán trong tấ t
cả các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôn trọng
và bảo vệ quvền con người đã trở thành sự quan tâm lớn
của Đảng và Nhà nước ta, trở thành vấn đề có tính chiến
lược. Nhà nước với tư cách là tơ chức cơng quyền có nghĩa
vụ tơn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cần ghi nhận, cần thể hiện rõ
quan điểm tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền
con người của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp.
d)
Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung
năm 2001 vê chê định quyền con người và quyền cơ bản
của công dân là nhằm thực hiện các cam kẽt quốc tê của
Việt Nam vê quvền con người.
Quyển con người là thành quả của sự nghiệp đấu
tran h của cả nhân loại. Quyền con người là sự kết tinh
những giá trị cao đẹp nhất trong nền văn hóa nhân loại.
Những giá trị nàv được hình th àn h với sự đóng góp của tấ t

cả các quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp và cá nhân con
19


người trên trái đất, chứ không phải sản phẩm của riêng
bất cứ quốc gia, dân tộc, giai cấp nào.
Để khẳng định, bảo đảm và bảo vệ quyền con người,
cộng đồng th ế giới đã thông qua nhiều điều ước quôc tế về
quyền con người. Trong các điều ước quốc tê đó, Tun
ngơn th ế giói về quyền con người năm 1948, Cơng ước quốc
tê vê các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và Cơng ước
qũc tê về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966
được coi là Bộ luật quốc tế về quyền con người.
Việt Nam đã gia nhập hầu hết các cơng ước nhân
quyền quổíc tê chủ chốt. Là thành viên của các điều ước
quốc tê về quyền con người, Việt Nam có nghĩa vụ trưốc
cơng dân của mình, trước những người sinh sống trên lãnh
thổ của mình, trước cộng đồng th ế giới về thực hiện các
cam kết xuất phát từ các điều ước quốc tế: tôn trọng, bảo
đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Việt Nam cần tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy
quyền con người bằng cơ chế Hiến pháp: ghi nhận, khẳng
định trong Hiến pháp quyền con người, xác lập các thiết
chế, các điều kiện để bảo đảm, bảo vệ quyền con người
trong Hiến pháp.
2.
N hững điểm mới của Chương II H iến pháp
năm 2013 về q u yền con người, q u yền và n g h ĩa vụ cơ
bản của côn g dân
2.1.

N h ữ n g đ iể m m ớ i v ề c ơ câ u củ a C h ư ơ n g II.
Q u y ền con ngư ờ i, q u y ề n và n g h ĩa v ụ c ơ b ả n củ a
c ô n g d â n tr o n g H iế n p h á p n ă m 2013
Để thể chế hóa quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
20


về nhân quyền, để thúc đẩy sự nghiệp bảo đảm, bảo vệ
quyền con ngưòi ở Việt Nam, cần xác định Hiến pháp là
văn bản do chính Nhân dân xây dựng nên để khẳng định
m ạnh mẽ chủ quyền nhân dân, ghi nhận và bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, tổ chức bộ máy quyền lực nhà
nước một cách hợp lý nhằm ngăn ngừa sự lạm quyền,
chuyên quyền để bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân.
Từ đây đặt ra yêu cầu sửa đổi toàn diện, cơ bản
Chương. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân.
Việc xây dựng mơ hình cơ cấu của Hiến pháp nói
chung và của Chương. Quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân cần dựa vào các căn cứ sau: Thứ
nhất, mục tiêu, sứ mạng của Hiến pháp; thứ hai, vị trí và
tầm quan trọng của vấn đề quyền con người, quyền công
dân; thứ ba, cam kết quốc tế của Việt Nam về tôn trọng,
bảo đảm, bảo vệ quyền con người; thứ tư, cách thức ghi
nhận quyền con người, quyền cơng dân trong Hiến pháp
của các quốíc gia trên th ế giới; thứ năm, kinh nghiệm lập
hiến của Việt Nam về quy định quyền con người, quyền và
nghĩa vụ công dân.
Hiến pháp năm 2013 đã đưa ra một mô hình cơ cấu

mới về quyền con người,’' quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân như sau:
Chương. Q uyền con người, quyền và ngh ĩa vụ cơ
bản củ a công dân là chương thứ hai trong Hiến pháp,
sau Chương I. Chế độ chính trị. Điều này thể hiện quan
21


điểm, nhận thức và quyết tâm của xã hội Việt Nam, Nhà
nước và Nhân dân Việt Nam thực hiện cam kêt tôn trọng,
bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyển con người.
Trong Chương II. Q uyền con người, q u yền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân, các điều được sắp xêp
theo thứ tự sau:
a) Các đ iề u g h i n h ậ n các n g u y ê n tắ c bảo đ ả m và
bảo vệ q u y ề n con ngư ời, q u y ề n và n g h ĩa vụ c ơ bản
của c ô n g d â n ở n ư ớ c ta, cụ t h ể là:
- Khẳng định quan điểm, chính sách n h ất quán công
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền
cơng dân của Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quy
định vê nguyên tắc hạn chê quyền con người, quyền công
dân (Điều 14);
- Xác lập các nguyên tắc ghi nhận và thực hiện quvền
con người, quyền công dân (Điều 15, Điều 16);
- Đưa ra định nghĩa công dân Việt Nam và trách
nhiệm của Nhà nước bảo hộ cơng dân Việt Nam (Điều 17);
- Ghi nhận vai trị của người Việt Nam định cư ở nước
ngồi, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để người
Việt Nam định cư ở nước ngồi giữ gìn và ph át huy bản
sắc ván hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia

đình và q hương, góp phần xây dựng quê hương, đất
nước (Điều 18).
b) Các đ iề u g h i n h ậ n các q u y ề n v ề d â n sự, c h ín h
trị, bao g ồ m : Quyền sống của con người (Điều 19); quyển
bất khả xâm phạm vê thân thể, được pháp luật bảo hộ về
sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực
22


truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đơi xử nào khác
xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự nhân
phẩm (Điểu 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sơng
riêng tư, bí m ật cá nhân và bí m ật gia đình, quyền bảo vệ
danh dự, uy tín của mình, quyền bí m ật thư tín, điện
thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thơng tin riêng tư
khác (Điều 21); quyền có nơi ỏ của cơng dân và quyền bất
khả xâm phạm về chỗ ỏ của mọi người (Điểu 22); quyển
của cơng dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước,
có quyển ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 23);
quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc khơng theo
một tơn giáo nào; các tơn giáo bình đẳng trưốc pháp luật
(Điêu 24); quyển tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thơng tin, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 25); quyền bình
đẳng nam nữ, quyền bình đẳng giới (Điều 26); quyền bầu
cử và quyền ứng cử của công dân (Điều 27); quyền của
công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia
thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề
của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28); quyền biểu
quyết của công dân khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân
(Điều 29); quyển khiếu nại, tố cáo của mọi người với cơ

quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm
trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 30);
quyền suy đốn vơ tội và được xét xử công bằng; quyền
được bồi thường thiệt hại vê vật chất, tinh thần và phục
hồi danh dự (Điều 31).
c)
Các đ iề u q u ỵ đ ịn h v ề các q u y ề n v ề k in h tế, xã
h ộ i và văn hóa: Quyền sở hữu của mọi người (Điều 32);
23


quyển tự do kinh doanh của mọi người (Điều 33); quyển
của mọi người được bảo đảm an sinh xã hội (Điểu 34);
quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm
việc, quyền được bảo đảm các điều kiện làm việc cơng bằng,
an tồn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi (Điều 35);
quyền kết hôn, ly hôn (Điều 36); quyển của trẻ em, của
th an h niên, người cao tuổi (Điều 37); quyển của mọi ngưòi
được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử
dụng các dịch vụ y tế (Điều 38); quyền học tập của công
dân (Điều 39); quyền của mọi người nghiên cứu khoa học
và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ th u ậ t và th ụ hưởng
lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40); quyền của mọi ngưịi
được hưởng th ụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia
vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41);
quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ
đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); quyền của mọi
người được sông trong môi trường trong lành và có nghĩa
vụ bảo vệ mơi trường (Điều 43).
d)

Các đ iề u q u y đ ịn h v ề n g h ĩa vụ: Nghĩa vụ trung
th àn h với Tổ quốc của công dân (Điều 44); nghĩa vụ của
công dân về bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ quân sự và tham gia
xây dựng nền quốc phòng tồn dân của cơng dân (Điều 45);
nghĩa vụ của cơng dân tu ân theo Hiến pháp và pháp luật;
tham gia bảo vệ an ninh quôc gia, trậ t tự, an toàn xã hội
và chấp hành những quy tắc sinh hoặt công cộng (Điểu 46);
nghĩa vụ của mọi người về nộp th u ế (Điều 47).
Bên cạnh các nghĩa vụ được nêu ra trong các điểu
nói trên, trong Chương II có một sô' điều khác quy định vể
24


×