Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Tài liệu HAI QUAN ĐIỂM, HAI CÁCH TIẾP CẬN KHI SÁP NHẬP CÁC CƠ QUAN doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.14 KB, 50 trang )

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
HAI QUAN ĐIỂM, HAI CÁCH
TIẾP CẬN KHI SÁP NHẬP
CÁC CƠ QUAN THUỘC CHÍNH
PHỦ VÀO CÁC BỘ
ĐỂ TỔ CHỨC BỘ QUẢN LÝ ĐA
NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC
1. Hai quan điểm, hai cách tiếp cận khi sáp nhập các cơ quan thuộc Chính phủ
vào các bộ để tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc trọng dụng người hiền tài – Từ quan niệm
đến chính sách thực tiễn.
3. Phát triển nguồn nhân lực công vụ ở Thừa Thiên – Huế.
4. Cơ sở khoa học trong việc xây dựng Luật Viên chức.
5. Cải cách hành chính ở thành phố Hà Nội.
6. Một số biện pháp tăng cường công tác cải cách hành chính tỉnh Bắc Ninh.
7. Kinh nghiệm trên thế giới về tuyển dụng và sử dụng nhân tài trong nền công vụ.
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
HAI QUAN ĐIỂM, HAI CÁCH TIẾP CẬN KHI SÁP NHẬP
CÁC CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ VÀO CÁC BỘ
ĐỂ TỔ CHỨC BỘ QUẢN LÝ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC
TS. VĂN TẤT THU
Thứ trưởng Bộ Nội vụ
iếp theo các bài viết về bộ đa ngành, đa lĩnh vực, trong bài viết này chúng tôi
xin trình bày và phân tích ưu điểm, hạn chế, thuận lợi, khó khăn của hai quan
điểm, hai cách tiếp cận khi sắp xếp các cơ quan thuộc Chính phủ về các bộ để tổ chức
bộ đa ngành, đa lĩnh vực.
T
Giả sử sáp nhập ba Ban thuộc Chính phủ (B, C, D) vào Bộ A.
I. Thực trạng cơ cấu tổ chức của Bộ A và 3 cơ quan thuộc Chính phủ B, C,
D, cụ thể như sau:
1.1 Cơ cấu tổ chức của Bộ A:


a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:
Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ (TCCB), Vụ Kế hoạch - Tài chính (KH-TC), Vụ
Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế (HTQT), Thanh tra Bộ, các cục, vụ khác.
b) Các tổ chức sự nghiệp của Bộ gồm: Trung tâm thông tin, các viện nghiên
cứu, các trường, học viện, báo, tạp chí.
1.2 Cơ cấu tổ chức của Ban B:
a) Các tổ chức giúp Trưởng ban B thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:
Văn phòng Ban, Vụ TCCB, Vụ KH-TC, Vụ Pháp chế, Vụ HTQT, Thanh tra, các cục,
vụ khác.
b) Các tổ chức sự nghiệp gồm: Trung tâm tin học, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp
vụ, Trung tâm nghiên cứu khoa học, Tạp chí, Nhà xuất bản…
1.3 Cơ cấu tổ chức của Ban C:
a) Các tổ chức giúp Trưởng ban C thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:
Văn phòng Ban, Vụ TCCB, Vụ KH-TC, Vụ Pháp chế, Vụ HTQT, Thanh tra, các cục,
vụ khác.
b) Các tổ chức sự nghiệp gồm: Trung tâm thông tin, Viện nghiên cứu, Tạp chí,
trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ…
1.4 Cơ cấu tổ chức của Ban D:
a) Các tổ chức giúp Trưởng ban D thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:
Văn phòng Ban, Vụ TCCB, Vụ HTQT, Vụ Thanh tra - Pháp chế, các cục, vụ khác.
b) Các tổ chức sự nghiệp gồm: Trung tâm tin học, Trung tâm nghiên cứu khoa
học, Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng, Tạp chí…
II. Sáp nhập 3 Ban thuộc Chính phủ (B, C, D) vào Bộ A theo quan điểm
“tiếp nhận nguyên trạng”
Nếu sáp nhập 3 Ban thuộc Chính phủ (B, C, D) vào Bộ A theo quan điểm tiếp
nhận nguyên trạng, không sắp xếp, tổ chức và phân công lại lao động thì đó là sự
chuyển dịch cơ học từ vị trí trực thuộc Chính phủ về trực thuộc Bộ trưởng. Trong cơ
cấu tổ chức của Bộ A sau khi sáp nhập 3 Ban trực thuộc Chính phủ (B, C, D) có thêm
3 tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, song các
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tham mưu, giúp việc về quản lý nhà nước

và các tổ chức sự nghiệp của 3 Ban thuộc Chính phủ (B, C, D) vẫn giữ nguyên,
không có sự sắp xếp lại, không có sự sáp nhập các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ
quản lý nhà nước và nghiệp vụ tương ứng của 3 Ban thuộc Chính phủ và của Bộ A
vào với nhau (không sáp nhập Văn phòng của 3 Ban thuộc Chính phủ vào Văn phòng
Bộ A, Vụ TCCB của 3 Ban thuộc Chính phủ vào Vụ TCCB của Bộ A, Vụ KH-TC
của 3 Ban thuộc Chính phủ vào Vụ KH-TC của Bộ A, Vụ HTQT của 3 Ban thuộc
Chính phủ vào Vụ HTQT của Bộ A…). Đồng thời, không có sự phân công, tổ chức
lại lao động của Bộ A sau khi 3 Ban thuộc Chính phủ sáp nhập vào. Sáp nhập các cơ
quan thuộc Chính phủ vào các Bộ theo quan điểm tiếp nhận nguyên trạng như nêu
trên dẫn đến những ưu điểm, hạn chế sau:
2.1 Ưu điểm:
- Không còn cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước.
- Giảm được đầu mối tổ chức thuộc Chính phủ, song tăng đầu mối các đơn vị thuộc
Bộ.
- Giữ được sự ổn định tương đối, không gây xáo trộn về mặt tổ chức.
- Cán bộ lãnh đạo các Ban thuộc Chính phủ an tâm vì vẫn được bảo đảm về
chế độ chính sách.
- Khắc phục được khó khăn khi cần thiết phải ban hành văn bản quy phạm
pháp luật để quản lý các lĩnh vực trước đây do các Ban thuộc Chính phủ quản lý.
2.2 Hạn chế và khó khăn:
- Không đáp ứng và đảm bảo được các yêu cầu, nguyên tắc tổ chức bộ máy của
bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Do tiếp nhận nguyên trạng, giữ nguyên các đơn vị,
tổ chức thuộc các cơ quan thuộc Chính phủ không có sự sắp xếp lại nên dẫn đến sự
trùng lặp, chồng chéo các tổ chức trong cùng một bộ. Trong bộ máy của Bộ A sau khi
sáp nhập 3 Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ vào sẽ có 3 đến 4 đơn vị (tổ chức) cùng
làm công tác văn phòng, cùng làm công tác về KH-TC, HTQT, pháp chế và thanh tra;
3 đến 4 tổ chức sự nghiệp cùng làm công tác tin học, cùng làm công tác nghiên cứu
khoa học, công tác đào tạo bồi dưỡng…
- Do giữ nguyên tổ chức của các cơ quan thuộc Chính phủ khi sáp nhập vào Bộ
A đã hình thành một cấp trung gian, đó là bộ phận lãnh đạo của các Ban (B,C,D)

thuộc Chính phủ và các Vụ có chức năng, nghiệp vụ tương ứng của Bộ A. Ví dụ, xem
xét qui trình giải quyết công việc và trình ký văn bản từ Vụ HTQT trong Ban B trình
lên Lãnh đạo Bộ A như sau: chuyên viên của Vụ HTQT Ban B nghiên cứu soạn thảo
xong trình lên lãnh đạo Vụ HTQT Ban B; lãnh đạo Vụ xem xét trình lãnh đạo Ban B,
sau đó lãnh đạo Ban B mới xem xét trình lên lãnh đạo Bộ qua Văn phòng và Vụ
HTQT Bộ A; lãnh đạo Vụ HTQT Bộ A giao cho chuyên viên của Vụ thụ lý hồ sơ văn
bản trình Vụ trưởng Vụ HTQT Bộ A xem xét, ký trình xin ý kiến lãnh đạo Bộ. Rõ
ràng là quy trình xử lý giải quyết công việc và trình văn bản qua nhiều tầng nấc trung
gian, gây nhiễu và chậm trễ trong giải quyết công việc và xử lý văn bản. Nếu có sai
sót xảy ra rất khó xác định đơn vị, tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm chính, đơn
vị, tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm liên đới.
- Không đảm bảo nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc thứ bậc hành chính chặt
chẽ, thẩm quyền - trách nhiệm rõ ràng; trên cơ quan Bộ A có vụ, dưới các Ban
(B,C,D) cũng có vụ, địa vị pháp lý, thẩm quyền, trách nhiệm, chế độ chính sách đối
với cấp vụ trên Bộ và đối với cấp vụ trong Ban sẽ như thế nào? như nhau hay khác
nhau? Như nhau sẽ không công bằng, khác nhau sẽ bất hợp lý. Vụ trên Bộ là tổ chức
giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của các vụ thuộc Bộ do Bộ trưởng quy định. Các vụ trong Ban
thuộc Bộ cũng giúp Bộ trưởng, giúp Trưởng các Ban thực hiện chức năng quản lý
nhà nước, nhưng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các vụ trong Ban thuộc Bộ lại
do các Trưởng ban qui định. Khi Chính phủ ban hành Nghị định chuyển các Ban
thuộc Chính phủ vào Bộ A, nghĩa là Chính phủ đã quyết định giao chức năng nhiệm
vụ quản lý nhà nước các lĩnh vực của các Ban thuộc Chính phủ cho Bộ trưởng Bộ A
thì Bộ trưởng Bộ A phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước các
lĩnh vực trước đây Chính phủ giao cho thủ trưởng các Ban thuộc Chính phủ. Và các
Ban thuộc Chính phủ trở thành các Ban thuộc Bộ. Do đó, việc qui định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của các Ban thuộc Chính phủ khi sáp nhập vào Bộ A
thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ A. Không nên để Thủ tướng Chính phủ qui định
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban thuộc Chính phủ khi
các Ban này đã sáp nhập vào các Bộ. Nếu để Thủ tướng Chính phủ qui định chức

năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của các Ban thuộc Chính phủ khi đã sáp nhập vào
Bộ A sẽ dẫn đến tình trạng không thống nhất là trong Bộ A có đơn vị, tổ chức do Bộ
trưởng Bộ A qui định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, có đơn vị, tổ
chức do Thủ tướng Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức. Như
vậy sẽ phá vỡ tính thứ bậc hành chính và tính thống nhất về mặt pháp chế, dẫn đến hệ
quả tất yếu là hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước của Bộ A sẽ không bảo
đảm do trách nhiệm, thẩm quyền không rõ ràng.
- Tiếp nhận nguyên trạng các Ban thuộc Chính phủ khi sáp nhập vào Bộ A,
không phân định lại chức năng nhiệm vụ, không sắp xếp lại tổ chức sẽ không đảm
bảo nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất, trực tiếp của Bộ trưởng đối với công
việc, công tác tổ chức cán bộ và công tác kế hoạch, tài chính. Trong một Bộ có 3 đến
4 tổ chức cùng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý điều hành một lĩnh vực công việc,
cùng tham mưu cho Bộ trưởng về công tác TCCB, KH-TC, HTQT, pháp chế và
thanh tra… khó có thể đảm bảo được nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất “công
việc, con người và kinh phí - tài chính” Chính phủ giao cho Bộ. Vi phạm nguyên tắc
này sẽ dẫn đến phân tán nguồn lực, quan liêu, lãng phí trong quản lý triển khai thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền Chính phủ giao cho Bộ.
Cụ thể, đối với việc quản lý công tác TCCB của Bộ, nếu khi sáp nhập các Ban
thuộc Chính phủ về Bộ A tiến hành sáp nhập Vụ TCCB của Ban B vào Vụ TCCB của
Bộ A, thì khi trình một vấn đề về công tác TCCB liên quan đến con người của Ban B
lộ trình như sau: một chuyên viên của Vụ TCCB được giao chuẩn bị trình, Vụ trưởng
Vụ TCCB của Bộ cho ý kiến, sau đó trình lên Bộ trưởng xin ý kiến. Còn nếu tiếp
nhận giữ nguyên trạng, vẫn để tồn tại Vụ TCCB trong Ban B thì khi trình vấn đề tổ
chức cán bộ của Ban B, quy trình cụ thể như sau: đầu tiên do một chuyên viên của
Vụ TCCB Ban B chuẩn bị trình xin ý kiến Vụ trưởng Vụ TCCB ban B, Vụ trưởng Vụ
TCCB ban B xem xét cho ý kiến sau đó trình lãnh đạo Ban B, lãnh đạo Ban B xem
xét cho ý kiến trình lên Bộ A qua Văn phòng và Vụ TCCB của Bộ A, chuyên viên Vụ
TCCB của Bộ A thụ lý hồ sơ nghiên cứu, xem xét trình xin ý kiến Vụ trưởng Vụ
TCCB của Bộ A, Vụ trưởng Vụ TCCB của Bộ A nghiên cứu, xem xét sau đó mới
trình Bộ trưởng xem xét, quyết định. Vụ trưởng Vụ TCCB của Ban B không thể trình

vượt cấp bỏ qua lãnh đạo Ban B lên Vụ trưởng Vụ TCCB của Bộ A, đồng thời
Trưởng ban B cũng không thể trình vượt cấp bỏ qua Vụ trưởng Vụ TCCB của Bộ A
lên thẳng lãnh đạo Bộ A. Tương tự như vậy là công tác quản lý ngân sách, tài chính,
một lĩnh vực nhất thiết Bộ trưởng phải quản lý tập trung, thống nhất và trực tiếp. Nếu
khi sáp nhập các Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ vào Bộ A vẫn giữ nguyên Vụ KH-
TC của Ban B không sáp nhập vào Vụ KH-TC của Bộ A thì Bộ trưởng Bộ A khó có
thể quản lý được tập trung thống nhất và trực tiếp ngân sách-tài chính của Bộ. Theo
Luật Ngân sách nhà nước, có 3 cấp dự toán: cấp I, cấp II và cấp III. Trước khi sáp
nhập, Vụ KH-TC của Ban B là đơn vị dự toán cấp I có chức năng tổng hợp kế hoạch
tài chính của Ban B, không trực tiếp chi tiêu ngân sách, tài chính, các đơn vị dự toán
cấp III là Văn phòng ban B, các đơn vị, tổ chức sự nghiệp thuộc Ban B, không cần và
không nhất thiết phải lập đơn vị dự toán cấp II ở Ban B. Trong Bộ A có Vụ KH-TC là
đơn vị dự toán cấp I, thực hiện chức năng tổng hợp về KH-TC của Bộ, không trực
tiếp quản lý chi tiêu ngân sách, tài chính, có thể có các đơn vị dự toán cấp II ở cấp
cục và các đơn vị dự toán cấp III trực tiếp quản lý, chi tiêu ngân sách, tài chính.
Khi sáp nhập các Ban B,C, D thuộc Chính phủ vào Bộ A mà giữ nguyên không
sáp nhập Vụ KH-TC của các Ban thuộc Chính phủ vào Vụ KH-TC của Bộ A; các
đơn vị sự nghiệp thuộc các Ban của Chính phủ không sáp nhập vào các đơn vị sự
nghiệp thuộc Bộ A hoặc không để trực thuộc Bộ A mà vẫn để trực thuộc các Ban (B,
C, D) của Chính phủ thì việc quản lý ngân sách, tài chính (trong đó có cả vốn đầu tư
xây dựng cơ bản) sẽ rất khó khăn, sẽ không tập trung, thống nhất và qua nhiều tầng,
nấc trung gian. Khi các Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ sáp nhập vào Bộ A thì Bộ A
cũng chỉ có một đơn vị dự tóan cấp I đó là Vụ KH-TC của Bộ A, nên các Vụ KH-TC
của các Ban thuộc Chính phủ trở thành đơn vị dự toán cấp II, đơn vị trung gian. Nếu
các đơn vị sự nghiệp - đơn vị dự toán cấp III trong các Ban thuộc Chính phủ muốn
trình xin ý kiến Bộ trưởng (lãnh đạo Bộ) quyết định một vấn đề liên quan tới kế
hoạch tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản thì quy trình tuần tự phải qua các bước như
sau: chuyên viên, viên chức của đơn vị dự toán cấp III trong các Ban thuộc Chính
phủ chuẩn bị hồ sơ tài liệu trình xin ý kiến thủ trưởng đơn vị dự toán cấp III, sau đó
thủ trưởng đơn vị dự toán cấp III nghiên cứu xem xét trình Vụ trưởng Vụ KH-TC của

Ban, Vụ trưởng Vụ KH-TC của Ban nghiên cứu xem xét, ký trình Trưởng ban,
Trưởng ban nghiên cứu xem xét ký trình lên Bộ qua Vụ KH-TC của Bộ A, Vụ trưởng
Vụ KH-TC của Bộ A giao cho chuyên viên của Vụ thụ lý hồ sơ, nghiên cứu xem xét
trình Vụ trưởng, Vụ trưởng xem xét, ký trình lãnh đạo Bộ A (Bộ trưởng) xem xét phê
duyệt hoặc quyết định. Quy trình xem xét xử lý hồ sơ văn bản từ đơn vị dự toán cấp
III của các Ban lên tới lãnh đạo Bộ lòng vòng qua quá nhiều tầng nấc và phức tạp,
nếu có sai sót xảy ra việc xác định trách nhiệm cho các tổ chức trung gian (Vụ KH-
TC của các Ban thuộc Bộ, lãnh đạo các Ban thuộc Bộ, Vụ KH-TC của Bộ) là rất khó
khăn. Theo Luật Ngân sách nhà nước, luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Kế toán cần
phải hạn chế tổ chức các đơn vị dự toán trung gian. Khi sáp nhập Vụ KH-TC của các
Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ vào Vụ KH-TC của Bộ A và các đơn vị sự nghiệp của
các Ban thuộc Chính phủ chuyển thành trực thuộc Bộ thì việc quản lý ngân sách, kế
hoạch, tài chính của Bộ sẽ tập trung thống nhất và chặt chẽ, các đơn vị dự toán cấp III
thuộc Bộ sẽ trình trực tiếp lên Vụ KH-TC, chuyên viên Vụ KH-TC của Bộ thụ lý hồ
sơ nghiên cứu trình Vụ trưởng ký trình lãnh đạo Bộ quyết định. Như vậy, quy trình
xử lý văn bản được rút ngắn, đơn giản, chặt chẽ và phù hợp các quy định hiện hành
của pháp luật.
- Khi sáp nhập các Ban thuộc Chính phủ (B, C, D) vào Bộ A, không sáp nhập
các đơn vị tổ chức có chức năng, nhiệm vụ và tính chất nghiệp vụ tương ứng vào với
nhau, dẫn đến khó khăn đối với việc kiện toàn tổ chức các sở, ban, ngành ở cấp tỉnh.
Khi ở Trung ương ba Ban thuộc Chính phủ (B, C, D) sáp nhập vào Bộ A, để đảm bảo
tính thống nhất của hệ thống hành chính, các sở, ban, ngành (B,, C,, D,) cũng phải
sáp nhập vào Sở A, thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh. Nếu ở Trung ương khi sáp nhập ba
Ban thuộc Chính phủ vào Bộ A theo quan điểm tiếp nhận nguyên trạng, không có sự
sắp xếp, tổ chức lại thì ở cấp tỉnh không có cơ sở để sắp xếp, tổ chức lại các Sở B,,
C,, D, vào Sở A,. Nếu để nguyên trạng thì Giám đốc Sở A, khó có thể quản lý được
tập trung, thống nhất chức năng, nhiệm vụ của Sở khi các sở, ban, ngành B,, C,, D,
sáp nhập vào Sở A,.
- Do tiếp nhận nguyên trạng, giữ nguyên không sắp xếp lại tổ chức, không
phân công tổ chức lại công việc, không sàng lọc, lựa chọn lại cán bộ sẽ không đáp

ứng được các yêu cầu đặt ra khi tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực là phải
“giảm được tổ chức, giảm biên chế, giảm chi phí cho hoạt động bộ máy”.
Tóm lại, việc sáp nhập các Ban thuộc Chính phủ về các Bộ nếu theo quan điểm
tiếp nhận “nguyên trạng”, tiếp nhận một cách cơ học thì không đáp ứng được các yêu
cầu, quan điểm, nguyên tắc về tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực, đó là sự dịch chuyển
thuần túy các cơ quan, các đơn vị tổ chức từ vị trí này tới vị trí khác, chưa có sự cải
cách, hoàn thiện tổ chức bộ máy theo tinh thần các Nghị quyết về công tác cải cách hành
chính của Đảng.
III. Sáp nhập ba Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ về các Bộ A theo quan
điểm tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực (gọi chung là đa ngành)
3.1 Các yêu cầu, quan điểm, nguyên tắc
Khi sáp nhập các Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ vào Bộ A theo quan điểm tổ
chức bộ quản lý đa ngành, trước hết phải nhận thức đầy đủ rằng tổ chức bộ quản lý
đa ngành, đa lĩnh vực không phải là phép cộng đơn thuần nhiều bộ, nhiều cơ quan
làm một, mà là sự chuyển đổi mô hình quản lý từ quản lý đơn ngành sang quản lý đa
ngành dựa trên quan điểm và nguyên tắc hệ thống trong tổ chức bộ máy, dựa trên mối
liên hệ hữu cơ về chức năng, nhiệm vụ, về đặc điểm, đặc thù chuyên môn nghiệp vụ,
lao động và tính chất hoạt động giữa các bộ, các cơ quan đơn ngành với nhau theo
qui luật lượng đổi chất đổi. Do đó, khi sáp nhập các Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ
vào Bộ A phải tiến hành sắp xếp lại tổ chức, phân công, tổ chức lại lao động trong bộ
máy. Phải đảm bảo các yêu cầu: quản lý tổng hợp được các ngành, các lĩnh vực sáp
nhập về bộ đa ngành, quản lý tập trung, thống nhất, trực tiếp công việc, con người và
tài chính; tránh tầng nấc, tổ chức trung gian, không chồng chéo, trùng lặp về chức
năng, nhiệm vụ giữa các tổ chức trong bộ máy; tổng số các đơn vị (tổ chức), cán bộ,
công chức, viên chức, nhân viên, kinh phí cho hoạt động bộ máy phải nhỏ hơn tổng
số các đơn vị (tổ chức), cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, kinh phí cho hoạt
động của bộ máy trước lúc sáp nhập các cơ quan để tổ chức bộ đa ngành. Song năng
suất, chất lượng và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ đa ngành phải cao hơn. Đồng
thời khi sáp nhập các Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ vào Bộ A phải dựa trên các
quan điểm toàn diện, tổng hợp, quan điểm lịch sử, phát triển và hệ thống, phải tuân

theo các nguyên tắc:
a) Xác định cơ cấu của chủ thể quản lý xuất phát từ đối tượng quản lý, từ chức
năng, nhiệm vụ, mục tiêu của quản lý để thiết lập bộ máy quản lý.
b) Không trùng lặp, chồng chéo, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản
lý.
c) Thứ bậc hành chính chặt chẽ, thẩm quyền, trách nhiệm rõ ràng, không có
tầng nấc, tổ chức trung gian.
d) Quản lý vừa tổng hợp, vừa chuyên sâu.
đ) Quản lý tập trung, thống nhất công việc, tổ chức cán bộ, ngân sách, tài chính
của bộ máy.
e) Đảm bảo nguyên tắc pháp chế.
f) Tổ chức phân công lao động của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên
làm việc trong bộ máy một cách khoa học.
g) Tinh giản, tiết kiệm có hiệu lực tối đa, hiệu quả kinh tế xã hội tối ưu.
h) Tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi để sáp nhập các sở, ban, ngành ở cấp tỉnh
theo hướng sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
3.2 Cách thức sáp nhập các Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ vào Bộ A để tổ
chức bộ quản lý đa ngành
- Sáp nhập các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc, nghiệp vụ
giống nhau của các Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ và của Bộ A, hoà nhập vào nhau
một cách tương ứng, cụ thể như:
+ Văn phòng Bộ đa ngành A (gồm Văn phòng Bộ A + Văn phòng Ban B +
Văn phòng Ban C + Văn phòng Ban D).
+ Vụ TCCB Bộ đa ngành A (gồm Vụ TCCB Bộ A + Vụ TCCB Ban B + Vụ
TCCB Ban C + Vụ TCCB Ban D).
+ Vụ KH-TC Bộ đa ngành A (gồm Vụ KH-TC Bộ A + Vụ KH-TC Ban B + Vụ
KH-TC Ban C + Vụ KH-TC Ban D).
+ Vụ pháp chế Bộ đa ngành A (gồm Vụ pháp chế Bộ A + Vụ pháp chế Ban B
+ Vụ pháp chế Ban C + Vụ pháp chế Ban D).
+ Vụ HTQT Bộ đa ngành A (gồm Vụ HTQT Bộ A + Vụ HTQT Ban B + Vụ

HTQT Ban C + Vụ HTQT Ban D).
+ Thanh tra Bộ đa ngành A (gồm Thanh tra Bộ A + Thanh tra Ban B + Thanh
tra Ban C + Thanh tra Ban D).
- Các tổ chức giúp các Trưởng Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn quản lý nhà nước còn lại chuyển thành các đơn vị thuộc khối cơ quan
Bộ A. Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm, đặc thù chuyên môn nghiệp vụ, khối
lượng, tính chất công việc và số lượng cán bộ, công chức, viên chức có thể giữ
nguyên hoặc sáp nhập một số vụ thành một vụ rồi chuyển lên cơ quan Bộ A. Cách
sắp xếp như trên sẽ giảm
đáng kể các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước khi
tổ chức bộ quản lý đa ngành.
Tương tự như vậy, tiến hành sáp nhập các tổ chức sự nghiệp tương ứng có
chức năng nhiệm vụ giống nhau. Trung tâm tin học của Bộ A sáp nhập với các Trung
tâm tin học của các Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ; các viện, trung tâm nghiên cứu
sáp nhập với nhau; các trường, học viện đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức sáp nhập với nhau. Các tổ chức sự nghiệp còn lại của ba Ban thuộc Chính phủ
cũng như các tổ chức sự nghiệp đã sáp nhập đều để trực thuộc Bộ đa ngành A. Cụ thể
như sau:
+ Trung tâm tin học của Bộ đa ngành A (gồm Trung tâm tin học Bộ A + Trung
tâm tin học Ban B + Trung tâm tin học Ban C + Trung tâm tin học Ban D).
+ Các Trung tâm nghiên cứu khoa học của các Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ
có thể sáp nhập với Viện nghiên cứu khoa học của Bộ A thành một Viện nghiên cứu
khoa học chung của Bộ đa ngành A.
+ Các trường, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các Ban (B, C, D)
thuộc Chính phủ có thể sáp nhập với viện, học viện, trường của Bộ A thành một
trường hay học viện chung của Bộ quản lý đa ngành A.
Đương nhiên khi sáp nhập các đơn vị, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ giống
nhau, có mối liên hệ hữu cơ với nhau thành một đơn vị, tổ chức mới thì qui mô, biên
chế của đơn vị (tổ chức) này sẽ lớn hơn, việc phân công, tổ chức lại lao động cũng
như quản lý các đơn vị (tổ chức) này giai đoạn đầu sẽ khó khăn. Để khắc phục khó

khăn có thể chọn mô hình tổ chức cục, vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, viện nghiên
cứu khoa học, học viện, trường, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đa lĩnh vực, cho phép
thành lập các phòng
trong các cục, vụ, viện, học viện, trường và các trung tâm, mỗi
phòng quản lý một lĩnh vực.
3.3 Ưu điểm, khó khăn và phương pháp giải quyết
3.3.1 Ưu điểm của việc sáp nhập các Ban thuộc Chính phủ vào Bộ theo quan
điểm tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực là khắc phục được các hạn chế và
những khó khăn phát sinh khi sáp nhập các Ban thuộc Chính phủ vào các bộ theo
quan điểm tiếp nhận nguyên trạng, giữ nguyên, không sắp xếp lại tổ chức, không
phân công, tổ chức lại lao động:
- Khắc phục được sự chồng chéo, trùng lặp, trung gian, bỏ sót chức năng,
nhiệm vụ trong tổ chức bộ máy;
- Quản lý tập trung, thống nhất, tổng hợp và trực tiếp tất cả các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
- Giảm số lượng các đơn vị thuộc, trực thuộc bộ; giảm biên chế và chi phí cho
các hoạt động của bộ máy khi tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực;
- Tạo ra sự chuyển đổi về chất trong tổ chức bộ máy, trong đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức, trong tổ chức phân công lao động và cơ chế vận hành, hoạt
động của bộ;
- Nâng cao trình độ, năng lực và đổi mới tác phong, phương pháp làm việc của
cán bộ, công chức, viên chức trong bộ;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và các hoạt động của bộ;
- Giải quyết, khắc phục được khó khăn khi cần thiết phải ban hành văn bản quy
phạm pháp luật để quản lý các lĩnh vực trước đây do các Ban của Chính phủ quản lý.
3.3.2 Thuận lợi: khi sáp nhập các Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ vào Bộ A
theo quan điểm tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, các đơn vị, tổ chức có chức
năng, nhiệm vụ, nghiệp vụ giống nhau sáp nhập vào nhau một cách tương ứng, còn
các đơn vị, tổ chức khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của các
Ban thuộc Chính phủ được tổ chức lại và chuyển thành đơn vị trực thuộc Bộ; đồng

thời, các đơn vị sự nghiệp của các Ban đưa lên trực thuộc Bộ thì bản thân lãnh đạo và
cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị, tổ chức thuộc các Ban nay trực thuộc
Bộ, được nâng cấp sẽ phấn khởi và ủng hộ việc sáp nhập các cơ quan thuộc Chính
phủ theo quan điểm tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực.
3.3.3 Khó khăn và cách giải quyết:
- Cần giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa quản lý tổng hợp và chuyên sâu về
chuyên môn và nghiệp vụ của các ngành, các lĩnh vực khi sáp nhập vào để tổ chức bộ
quản lý đa ngành; trên cơ sở đó, xác định các đơn vị, tổ chức tham mưu giúp bộ
trưởng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, các đơn vị tham mưu giúp bộ trưởng
thực hiện chức năng quản lý tổng hợp để thiết lập bộ máy, bố trí sắp xếp cán bộ, công
chức, viên chức cho phù hợp.
- Khó khăn và trở lực lớn nhất khi sáp nhập các Ban thuộc Chính phủ vào các
bộ để tổ chức bộ quản lý đa ngành là xử lý vấn đề dôi dư cán bộ lãnh đạo quản lý, dôi
dư cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên phục vụ. Đặc biệt là việc giải quyết chế
độ, chính sách cho cán bộ lãnh đạo các Ban thuộc Chính phủ khi sáp nhập vào bộ vì
họ đang là lãnh đạo các Ban thuộc Chính phủ; nay các Ban thuộc bộ, địa vị pháp lý
của các tổ chức này đã thay đổi dẫn tới thay đổi về thẩm quyền, vị thế và chế độ,
chính sách đãi ngộ đối với họ. Vì vậy, cần giải quyết chế độ, chính sách đối với họ
một cách thoả đáng, nếu không sẽ khó khăn cho việc sắp xếp, tổ chức lại khi sáp
nhập các Ban thuộc Chính phủ vào bộ. Đối với số ít cán bộ lãnh đạo các Ban có thể
xử lý bằng cách: người đủ tiêu chuẩn cả về trình độ, năng lực, tuổi tác và nếu bộ thiếu
cán bộ lãnh đạo có thể xem xét bổ nhiệm giữ chức thứ trưởng để giúp bộ trưởng quản
lý lĩnh vực trước đây họ giúp Chính phủ quản lý; số còn lại giữ nguyên hàm, chức vụ
và chế độ, chính sách, sau một thời gian chuyển sang ngạch chuyên viên cao cấp
hoặc chuyên gia. Đồng thời phải làm công tác tư tưởng, động viên, giải thích việc sáp
nhập các cơ quan thuộc Chính phủ vào các bộ để tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh
vực là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong cải cách hành chính, làm cho
bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đó là cuộc
cách mạng tạo ra sự chuyển đổi về chất trong bộ máy, cần thiết có sự hy sinh của các
tổ chức, hy sinh quyền lợi nhất định của con người mới có bộ quản lý đa ngành, đa

lĩnh vực với ý nghĩa đích thực của nó. Đối với cán bộ lãnh đạo cấp cục, vụ thuộc các
Ban của Chính phủ dôi dư khi sáp nhập về các bô thì giữ nguyên hàm chức vụ và phụ
cấp chức vụ, nhưng không làm quản lý nữa mà chuyển sang làm việc theo chế độ
chuyên viên, chuyên gia. Đối với các phó cục, vụ trưởng dôi dư cho giữ nguyên hàm,
phụ cấp chức vụ kiêm trưởng phòng nếu đơn vị, tổ chức đó sau khi sáp nhập được tổ
chức theo mô hình cục, vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, mỗi lĩnh vực được tổ chức thành
một phòng.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư, tiến hành phân loại, sàng lọc lựa
chọn những người đủ tiêu chuẩn cả về phẩm chất đạo đức và trình độ, năng lực
chuyên môn nghiệp vụ ở lại làm việc trong bộ đa ngành, còn những người không đủ
tiêu chuẩn phải kiên quyết và có chế độ chính sách giải quyết cho họ ra khỏi bộ máy
một cách thích hợp, thực hiện chính sách tinh giản biên chế của Chính phủ.
- Khó khăn do thay đổi tâm lý, cách nghĩ, cách làm và phương pháp làm việc
trong môi trường tổ chức hoạt động và điều hành giải quyết công việc theo mô hình
bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
- Khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật khi sáp nhập các Ban thuộc
Chính phủ vào bộ theo quan điểm tổ chức bộ quản lý đa ngành ở chỗ phải bố trí cho
các đơn vị, tổ chức thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp và quản lý nhà nước tập
trung trong cơ quan bộ. Đây chỉ là khó khăn trước mắt, có thể giải quyết bằng cách
chuyển chỗ làm việc của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ về trụ sở các Ban thuộc
Chính phủ, đồng thời chuyển các đơn vị, tổ chức thực hiện chức năng tham mưu tổng
hợp và quản lý nhà nước của các Ban lên cơ quan bộ.
Trên đây là những ưu điểm, thuận lợi, khó khăn của hai quan điểm, hai cách
tiếp cận khi sắp xếp các Ban thuộc Chính phủ về bộ để tổ chức bộ quản lý đa ngành,
đa lĩnh vực, chúng tôi mạnh dạn trình bày để các nhà quản lý nghiên cứu và bạn đọc
tham khảo./.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC TRỌNG DỤNG NGƯỜI
HIỀN TÀI - TỪ QUAN NIỆM ĐẾN CHÍNH SÁCH THỰC TIỄN
PGS.TS. PHẠM NGỌC ANH – HVCH. ĐỖ THANH THỦY

Viện nghiên cứu Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị
- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
iệc lựa chọn và trọng dụng người hiền tài là một trong những nội dung được
quan tâm đặc biệt trong thời kỳ đất nước đổi mới, hội nhập kinh tế thế giới ngày
càng phong phú, đa dạng. Nhưng không phải đến thời hiện đại, chúng ta mới thấy được
được vị trí và vai trò của người hiền tài đối với việc chấn hưng và sự phát triển của quốc
gia, đất nước. Trong lịch sử dân tộc, các triều đại phong kiến, ở các giai đoạn tiến bộ đều
coi việc cầu hiền đãi sĩ là việc trọng đại của đất nước. Việc Lê Thánh Tông cho khắc lời
của Thân Nhân Trung vào bia Quốc Tử Giám thể hiện một nội dung của triết lý lãnh
đạo, có ý nghĩa như là chiến lược về trọng dụng hiền tài:
V
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Nguyên khí mạnh thì thế nước cường
Nguyên khí suy thì thế nước tàn”.
Sinh thời, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng từ năm 1930 cho đến khi
qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không nói và viết nhiều về sử dụng người hiền tài
nhưng thông qua cách nhìn nhận, đánh giá, cách ứng xử, trọng dụng, tập hợp người
hiền tài vào đội ngũ những người làm cách mạng, Người đã để lại bài học quý báu,
những chỉ dẫn thiết thực cho chúng ta trong việc đào tạo và bồi dưỡng, trọng dụng
hiền tài thực sự trở thành “nguyên khí của quốc gia”, là lực lượng cốt cán, tiên phong
góp phần quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
1. Những quan niệm về lựa chọn và sử dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí
Minh bắt nguồn từ quan niệm và cách thức tuyển dụng nhân tài của cha ông
trong lịch sử
Nước ta vốn đất không rộng, người không đông, nằm trong khu vực khí hậu
nóng ẩm, nên cuộc mưu sinh, chấn hưng đất nước của nhân dân vốn nhọc nhằn, vất
vả, lại thường xuyên đối đầu với các thế lực ngoại xâm, vì lẽ đó, người hiền tài luôn
đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển, trở thành nhu cầu thiết yếu của thực tiễn
xây dựng và bảo vệ đất nước.
Mặt khác, do nằm liền kề Trung Quốc nên chúng ta ảnh hưởng sâu sắc văn hoá

Nho học, tư tưởng thân dân của Khổng Tử, coi trọng sự học hành tri thức và tu dưỡng
đạo đức cá nhân, đó là hai tiêu chí của người hiền tài còn nguyên giá trị tới ngày nay.
Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử, giai cấp thống trị có cách đánh giá và sử dụng
người hiền tài khác nhau nhằm phục vụ lợi ích của mình. Có thể thấy quan niệm của
Khổng Tử về người hiền tài là tiến bộ nhất trong xã hội phong kiến vốn phân biệt
giàu nghèo, đẳng cấp. Theo ông, người hiền tài có ở trong thiên hạ, dân gian là người
phải có đức và tài, lấy đức là gốc, là cơ bản của người hiền tài. Người hiền tài có tác
động đến giáo dục đạo đức xã hội. Ông nói: “Đề bạt người chính trực lên trên người
cong queo thì có thể khiến cho người cong queo hoá ra chính trực”(1). Đây chính là
cái lợi to lớn cho nước nhà khi tuyển dụng chính xác người hiền tài.
Trong hàng ngàn năm lịch sử dưới chế độ phong kiến, xuất hiện nhiều ông vua
minh quân luôn lấy “cầu hiền tài” làm kế sách để bảo vệ và chấn hưng đất nước. Vì
thế, triều đại nào, đời nào cũng xuất hiện hào kiệt bốn phương về giúp vua dựng
nước, nhất là ở những giai đoạn đất nước đứng trước nguy cơ do chiến tranh hay mất
mùa, dịch bệnh gây lên.
Thời nhà Lý, có ông quan liêm chính Tô Hiến Thành (1102-1179) để lại tấm
gương sáng về chọn người hiền tài cho đất nước. Chuyện kể rằng ông là Thái sư từ
đời Lý Cao Tông, khi vua mất trong triều diễn ra tranh giành quyền bính. Mẹ của
Long Xưởng (con trưởng nhưng không đủ tài đức bị truất quyền) đút lót Tô Hiến
Thành cầu xin ông giúp sức ủng hộ, nhưng ông nói: “Làm việc bất nghĩa được giàu
sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ đâu có vui làm”. Đây chính là phẩm chất của người hiền
tài rất được coi trọng trong các triều đại lúc bấy giờ. Cuối đời, lúc Tô Hiến Thành
tuổi cao bệnh nặng, ông được quan Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ, còn Gián nghị
đại phu Trần Trung Tá bận việc nước không đến thăm được, nhưng khi Vua hỏi nếu
ông mất, ai sẽ lên thay, ông bảo: Trần Trung Tá. Vì thế, Sử ký Đại Việt toàn thư viết:
“Tô Hiến Thành nhận việc ký thác con côi, hết lòng trung thành khéo xử biến cố, tuy
bị gió lay sóng dập mà vẫn đứng vững như cột đá giữa dòng khiến trên dưới yên
thuận, không thẹn với phong độ đại thần ngày xưa. Đến lúc sắp chết còn vì nước tiến
cử người hiền không vì ơn riêng, không vì lời nói của Thái Hậu mà làm việc không hay
cho nhà Lý”. Đây chính là phúc lớn cho quốc gia dân tộc khi có được những người

hiền tài, chính trực, thanh liêm như Tô Hiến Thành, đã giúp nhà Lý dẹp yên được
sóng gió trong triều đình.
Cầu người hiền tài luôn là bài học quý báu, là một trong những phép trị nước
được các triều đại đặt lên hàng đầu. Vào thế kỷ thứ XV, năm 1438, do có nhiều tai
hoạ trong nước, Vua Lê Thái Tông có chiếu như sau: “Mấy năm nay hạn hán, sâu
bệnh liên tiếp xảy ra, tai hoạ luôn xuất hiện, nhiều lần sét đánh vào vườn cây trước
của Thái miếu ở Lam Kinh. Cứ nghiệm xét việc xảy ra tai họa nhất định có nguyên
do trong đó. Có phải do Trẫm không lo sửa đức để mọi việc bê trễ, chẳng hay là do
quan tể phụ bất tài xếp đặt không điều hoà. Hay là dùng người không đúng, để người
tốt, kẻ xấu lẫn lộn. Hay là hối lộ công khai mà việc hình ngục có nhiều oan trái...
Trẫm tự trách tội mình đại xá cho thiên hạ. Tất cả các đại thần, các quan văn võ, các
người nên chỉ ra các lỗi lầm kể trên, cứ thẳng thắn mà nói hết không kiêng nể gì. Nếu
có điều gì tiếp thu được nhất định sẽ khen thưởng, cất nhắc, dẫu có ngu đần sai sót sẽ
không bắt tội. Ngõ hầu có thể lay chuyển lòng trời, chấm dứt tai ương, để nước nhà
mãi mãi hưởng phúc lớn vô cùng vậy”(2). Như vậy, trong quan niệm truyền thống,
trọng dụng người hiền tài là quốc sách của quốc gia, dân tộc, quyết định sự hưng
thịnh, thành bại của đất nước. Đặc biệt, khi sự phát triển không theo chiều thuận, thì
một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến trở lực đó là sử dụng không đúng
người hiền tài, khiến cho “vàng thau” lẫn lộn, kẻ không tài đức thường dùng tiểu xảo,
mánh lới hại người để tiến thân, khiến người hiền tài bất an, phân tâm, không thể
cống hiến hết mình cho đất nước.
Trong lịch sử, Bảng nhãn Lê Quí Đôn (1726-1784) được đánh giá là người hiền
tài của đất nước, Ông để lại di sản tư tưởng, quan niệm rất phong phú, sâu sắc về mọi
lĩnh vực xã hội, đặc biệt là sự đúc kết năm nguyên nhân có thể dẫn đến mất nước, đó là:
“Trẻ không kính già
Trò không kính thầy
Binh kiêu, tướng thoái
Tham nhũng lan tràn
Sĩ phu ngoảnh mặt”.
Có thể thấy, đây là bài học đắt giá đã phản ánh chính xác những nguy cơ đe

doạ sự tồn vong của đất nước, vẫn đúng với ngày nay. Nếu như những người tài đức
vì lý do nào đó mà thờ ơ, trốn tránh trách nhiệm với đất nước, thậm chí, rũ bỏ trách
nhiệm đi ở ẩn thì đó chính là cái hoạ của đất nước.
Người hiền tài cần cho đất nước trong mọi hoàn cảnh. Vua Quang Trung là
người vô cùng sâu sắc trong vấn đề cầu hiền tài. Sau khi lên ngôi ông lập tức ra
Chiếu cầu hiền: “Trẫm luôn để ý lắng nghe, mong mỏi, thường tự hỏi: tại sao những
người tài cao học rộng chưa thấy đến. Hay là Trẫm kém tài đức ít, không đáng được
phò tá hay sao. Trẫm lo lắng nghĩ rằng: dù chỉ một ngày, hai ngày cũng có hàng vạn
sự việc xảy ra, cái nhà to sức một cây cột làm sao chống nổi. Sự nghiệp thời bình,
dân an quốc thái sức một người không thể đảm đương”. Vốn là ông Vua xuất thân từ
tầng lớp áo vải, ít được học hành, nhưng với năng lực xuất sắc, sự nhạy cảm với thực
tiễn, ông thấy được người hiền tài là “rường cột” của nước nhà, nên đặt việc cầu hiền
tài cho đất nước lên hàng đầu, rèn chính mình trở thành vị Vua hiền tài. Để có đủ
khả năng điều hành công việc triều chính, ông tìm người giỏi làm thầy, mỗi tháng 6
lần dạy lịch sử, kinh sách cho Vua, đây là việc hiếm có trong lịch sử. Ông ra Chiếu
lập học như sau:
“ Xây dựng đất nước lấy việc khuyến học làm đầu.
Tìm lẽ trị binh lấy tuyển nhân tài làm gốc”.
Như vậy, cùng với quá trình dựng và giữ nước trong chiều dài lịch sử dân tộc,
cha ông ta đã để lại kinh nghiệm quý báu, những tấm gương, những đúc kết của
“phép trị nước”, đó là tuyển chọn và sử dụng người hiền tài.Trên thực tế, ở dải đất
hình chữ S này "hào kiệt thời nào cũng có". Lịch sử cũng để lại nhiều bài học đắt giá,
khi vua không minh lại thiếu tướng hiền thì đất nước dễ rơi vào nạn giặc giã và bị các
tai ương khác rình rập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu bài học lịch sử, những quan
niệm truyền thống về cầu người hiền tài, coi đó là nhân tố có tính quyết định thắng
lợi của sự nghiệp cách mạng.
2. Trong thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
trở thành người thầy tiêu biểu trong cách tuyển dụng nhân tài để trị nước trong
bối cảnh mới của đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh không đưa ra những quan điểm mang tính “chỉ giáo” về
việc sử dụng người hiền tài, nhưng đã thực hiện thành công việc huy động, tập hợp
nhân tài của đất nước, bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện họ trở thành lực lượng nòng
cốt của cách mạng, cả trong giai đoạn đấu tranh và xây dựng Tổ quốc. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đúc kết những tư tưởng tiến bộ trong lịch sử dân tộc về sử dụng người
hiền tài.
Năm 1924, sau hơn một thập niên bôn ba ở nước ngoài, khảo sát thực tiễn cách
mạng thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận và đến với chủ nghĩa Mác - Lênin,
ánh sáng chân lý của thời đại, từ đó hình thành con đường cách mạng Việt Nam,
Người trở về Quảng Châu (Trung Quốc), nơi sát biên giới Việt Nam để chuẩn bị về
tổ chức, tư tưởng và lực lượng cách mạng. Năm 1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực
tiếp thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tập hợp những người trẻ
tuổi, giàu nhiệt tình yêu nước, có tri thức, là sự mở đầu cho việc cầu hiền tài của
Người, chứng tỏ Người sớm nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của nhân tài đối
với sự nghiệp cách mạng. Thực tiễn cách mạng đã minh chứng, những thanh niên ưu
tú do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyển chọn, bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện thực sự
trưởng thành qua đấu tranh cách mạng, trở thành đội ngũ tiên phong góp phần quan
trọng đưa cách mạng vượt qua mọi khó khăn, thử thách đi đến thắng lợi.
Năm 1945, chỉ sau hai tháng lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Nhân tài
và kiến quốc, đăng Báo Cứu quốc (ngày 14/11/1945). Người phân tích nhu cầu cần
có người hiền đức rất thấu tình đạt lý: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù
chưa nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì
nhân tài ngày càng phát triển càng thêm nhiều... Vậy, chúng tôi mong rằng đồng bào
ta ai có tài năng và sáng kiến về những công việc đó, lại sẵn lòng hăng hái giúp ích
nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế
hoạch ấy một cách kỹ lưỡng, có thể thực hành được thì sẽ thực hành ngay”.
Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết nhân tài xuất thân trong quần
chúng nhân dân, từ nhân dân mà ra, không phân biệt sang hèn, giới tính, thành phần
xuất thân, điều này khác xa với quan niệm chật hẹp đồng nhất nhân tài với học vị,
học vấn cao, với địa vị, với nguồn gốc xuất thân. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí

Minh bắt nguồn từ tư tưởng trọng dân, tin dân, nêu cao vai trò làm chủ đất nước của
dân, là sự nối tiếp và phát triển quan niệm cầu hiền tài truyền thống lên tầm cao trong
hoàn cảnh mới của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ mối quan hệ giữa nhân tài với công cuộc xây
dựng đất nước, không phụ thuộc vào số lượng người tài giỏi mà do cách sử dụng người
hiền tài quyết định thành công hay thất bại. Người viết “khéo dùng” nghĩa là sử dụng
người theo đúng phương châm: dùng đúng người vào đúng việc, để mỗi người đều phát
huy năng lực sáng tạo của mình, thì sẽ thu hút được thêm nhiều nhân tài hơn cho đất
nước; trái lại, việc tuyển dụng không khách quan, xếp đặt công việc không phù hợp với
năng lực khiến tài năng bị thui chột, sẽ dẫn đến “chảy máu chất xám”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi tất cả đồng bào “ai có tài năng và sáng kiến... lại
sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà”, nghĩa là người hiền tài không nhất thiết phải có
phát minh to lớn, đồ sộ, theo Người đó là tất cả việc làm, suy nghĩ, mọi tư tưởng và
hành động có lợi cho đất nước, người hiền tài phải có đủ đức và tài, trong đó tài năng
là để “giúp ích nước nhà”, là đặt lợi ích dân tộc lên trên với tinh thần tận tâm, tận lực.
Về phía người tuyển dụng nhân tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trách nhiệm:
“nghiên cứu kỹ lưỡng, nếu thực hành được thì thực hành ngay”. Quan niệm này để lại
cho chúng ta nhiều suy nghĩ, người hiền tài luôn gắn với vận mệnh đất nước trong
hoà bình cũng như lúc chiến tranh, đất nước luôn cần người hiền tài, nhưng nếu
không trọng dụng và sử dụng vào đúng việc, đúng người, thậm chí vì động cơ cá
nhân mà sợ người hiền tài thì đó là cái hoạ của nước nhà.
Đất nước ta sau tám mươi năm bị nô lệ, thực dân phong kiến để lại hậu quả
nặng nề về kinh tế - xã hội, nạn đói, giặc dốt hoành hành, đe doạ tính mạng của nhân
dân ta, trong khi kẻ thù xâm lược bao vây nhằm tiêu diệt nền độc lập non trẻ của đất
nước. Trong tình thế cam go của lịch sử, đặt ra yêu cầu nóng bỏng phải bảo vệ thành
quả cách mạng, giữ vững độc lập tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định chính xác,
công việc cấp thiết lúc này là tập hợp và sử dụng người hiền tài vào Chính phủ mới
nhằm đưa đất nước vượt qua giai đoạn đầy khó khăn, thách thức này. Cùng với bài
Nhân tài và kiến quốc, thể hiện quan niệm, nhưng chính là tâm huyết cầu hiền tài của
Người cho đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dùng những biện pháp mềm dẻo, linh

hoạt, thậm chí nhân nhượng với các đảng phái đối lập để thu hút người có tài năng và
tinh thần yêu nước vào bộ máy nhà nước mới. Tháng 1 năm 1946, trong tình thế cách
mạng diễn biến hết sức phức tạp, nhưng cuộc Tổng tuyển cử đã tiến hành thành công,
lập ra Quốc hội đầu tiên do nhân dân lựa chọn, đánh dấu bước ngoặt mới trong đời
sống chính trị của nhân dân Việt Nam. Điều đặc biệt, thành viên Chính phủ rất đa
dạng, thuộc các tầng lớp khác nhau: quan lại cũ, trí thức, đảng viên cộng sản, không
đảng phái và người của đảng phái đối lập... nhưng họ đều chung một ý chí, đó là đoàn
kết, chung tay góp sức xây dựng chế độ mới, đồng thời bảo vệ nền độc lập dân tộc
bằng tinh thần yêu nước cao cả. Có thể khẳng định, đây là cuộc chiêu hiền đãi sĩ đầu
tiên trong chế độ mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trở thành bài học quý giá còn
nguyên giá trị.
Thực tiễn lịch sử cho thấy, chính sự linh hoạt, nhạy bén, cách đánh giá con
người chính xác, có tình có lý giữa đức và tài, cũng như cách sử dụng người hiền tài
không dựa vào nguồn gốc hay thành phần xuất thân, không phân biệt đảng phái, quan
điểm chính trị mà dựa vào khả năng cống hiến và lòng nhiệt tình cách mạng, lấy hiệu
quả công việc, khả năng đóng góp với đất nước làm làm tiêu chí tuyển dụng người
hiền tài, vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người sáng lập nên Nhà nước dân
chủ nhân dân, đồng thời là người trực tiếp xây dựng bộ máy nhà nước phát huy hiệu
quả cao nhất vượt qua được thách thức của lịch sử, trên cơ sở có sự đồng lòng của
các hiền tài từ khắp mọi miền đất nước.
Năm 1946, thực dân Pháp bộc lộ rõ ý đồ mở rộng chiến tranh trên cả nước ta.
Để dập tắt ngọn lửa chiến tranh, tránh tổn thất cho nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí
Minh trực tiếp sang Pháp đàm phán, nhưng phía Pháp đã từ chối thiện chí hoà bình
của nhân dân ta. Trong thời gian ở Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần gặp gỡ,
nói chuyện với nhân dân Pháp và kiều bào ta ở Pháp về nguyện vọng hòa bình, xây
dựng quan hệ hợp tác thân thiện vơi nước Pháp để hai dân tộc cùng phát triển. Nhưng
Người cũng nêu rõ quyết tâm, nếu Pháp thực dân muốn cướp nước ta thì nhân dân
Việt Nam sẽ đấu tranh bằng tất cả sức mạnh dân tộc. Chính ý chí cùng với bầu nhiệt
huyết nóng bỏng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu phục được các trí thức Việt kiều
từ Pháp theo Bác về nước tham gia vào cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc. Tên

tuổi và những cống hiến hết mình của họ đã cổ vũ cuộc kháng chiến của nhân dân ta
đi đến thắng lợi trọn vẹn, đó là Anh hùng Trần Đại Nghĩa, Bộ trưởng Phạm Ngọc
Thạch, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu, Anh hùng Tôn Thất Tùng, Nhà toán học Lê Văn
Thiêm, gíao sư Hồ Đắc Di...
Tháng 11/1946, sau khi hai bản Tạm ước và Hoà ước không thể cứu vãn hoà
bình, nguy cơ chiến tranh bùng nổ, nhiệm vụ kiến quốc cấp thiết hơn bao giờ hết.
Nhằm tăng cường lực lượng cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trên báo
Cứu quốc bài Tìm ngươì tài đức (20/11/1946). Thật hiếm có vị Chủ tịch nước nào
nhận khuyết điểm trước toàn thể nhân dân vì chưa tìm được nhiều hiền tài cho đất
nước: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20
triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài, có đức. E vì Chính phủ nghe không
đến, thấy không khắp, đến nỗi bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi
xin thừa nhận. Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa
phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc
ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết.”
Những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh nói và làm đã cách nay gần nửa thế kỷ,
nhưng bài học và ý nghĩa của việc tuyển dụng nhân tài vẫn vô cùng sâu sắc và thiết
thực, nhất là trong điều kiện đất nước từ nghèo nàn, lạc hậu đi lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội, trong hoàn cảnh trình độ công nghệ, năng lực sản xuất thấp, cơ sở vật
chất - kỹ thuật thiếu thốn, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, hơn lúc nào hết người
hiền tài có vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển.
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ coi trọng việc tuyển dụng nhân tài mà
Người rất quan tâm đến bồi dưỡng nhân tài
Ngay từ tháng 7/1926, khi mới đặt viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp cách
mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một số thanh niên ưu tú Việt Nam sang Liên Xô,
đất nước xã hội chủ nghĩa để học tập và rèn luyện trở thành thế hệ cách mạng đầu
tiên cho đất nước.
Năm 1951, trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đưa lớp cán bộ đầu tiên sang Liên Xô đào tạo ở những ngành kinh tế, khoa học mũi
nhọn, chuẩn bị đội ngũ “ hiền tài” cho công cuộc kiến thiết đất nước khi chiến tranh

kết thúc.
Trong khói lửa chiến tranh ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Chủ tịch
Hồ Chí Minh gửi nhiều thế hệ thanh niên ưu tú sang đào tạo ở các nước XHCN. Vì
thế, sau năm 1975, chúng ta có trên 30.000 cán bộ có trình độ trung cấp kỹ thuật trở
lên, họ trở thành những nhà khoa học đầu đàn, là đội ngũ cốt cán của Đảng và Nhà
nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, rèn luyện các thế hệ cách mạng luôn là sự
quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ những ngày đầu thành lập tổ chức
cách mạng, cho đến khi trước lúc đi xa, Người vẫn ân cần dặn lại trong Di chúc: “Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Ngày nay, nhìn lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, những việc Người làm,

×