Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

BÁO CÁO: QUAN ĐIỂM VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA TRƯỜNG PHÁI HIỆN ĐẠI HÓA docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 22 trang )

QUAN ĐIỂM VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA TRƯỜNG PHÁI
HIỆN ĐẠI HÓA
Giảng viên: Nguyễn Minh Đức
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1
1. Bối cảnh lịch sử
2. Sự thừa kế về học thuyết
3. Tiếp cận xã hội học
4. Tiếp cận kinh tế
5. Tiếp cận chính trị
6. Giả định lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
7. Hàm ý chính sách của trường phái HĐH.

Ba sự kiện lớn sau CTTG II

Nước Mỹ trở thành một cường quốc

Sự ảnh hưởng ngày càng rộng lớn của
CNXH: Liên Xô (cũ) mở rộng ảnh hưởng
sang Đông Âu và một số nước Châu Á

Sự ra đời của các quốc gia non trẻ: Các nước
Thế giới thứ 3: Nhu cầu tìm kiếm mô hình,
đường lối để phát triển đất nước

Trong bối cảnh đó, Trường phái hiện đại hoá đã ra đời trong
những năm 1950 dưới sự ủng hộ tích cực của Chính phủ Mỹ
 Mục đích:

Tái thiết châu âu


Ngăn cản sự phát triển của khối cộng sản

Tránh mất đi các tiểu bang cho khối cộng sản

Giữ vững vai trò của Mỹ.
2.1. Thuyết tiến hoá:

Ra đời vào đầu thế kỷ 19 sau Cách mạng
công nghiệp và Cách mạng tư sản Pháp

Các đặc trưng của thuyết tiến hóa:
1. Xã hội phát triển theo một chiều hướng duy nhất
2. Hệ thống giá trị xã hội được hoàn thiện theo
hướng ngày càng tốt hơn trong quá trình phát
triển
3. Sự thay đổi của xã hội diễn ra chậm, từng bước
một
2.2. Thuyết chức năng: Xã hội loài người cũng giống như một cơ
thể sống (Parsons)

Các đặc trưng của thuyết chức năng

Mỗi bộ phận có sự liên quan và phụ thuộc lẫn
nhau.

Mỗi bộ phận đều thực hiện những chức năng
riêng góp phần vào sự tốt đẹp của cả hệ thống.
Theo Parsons, mọi xã hội đều phải thực hiện 4
chức năng bắt buộc.


Thích ứng với môi trường - được thực hiện
bởi nền kinh tế

Mục tiêu vươn tới - được thực hiện bởi chính
phủ

Hoà nhập/ổn định - được thực hiện bởi luật
pháp, các quy định

Tiềm tàng - thực hiện bởi gia đình và hệ
thống giáo dục

Các đặc trưng của thuyết chức năng

Xã hội có trạng thái cân bằng đồng điệu (homeostatic
equilibrium): Xã hội luôn thay đổi và điều chỉnh để đạt
được trạng thái cân bằng. Theo parsons, ông xây dựng
khái niệm cân bằng hằng định nội môi.

Parsons xây dựng khái niệm “biến hình” để phân biệt xã
hội truyền thống và xã hội hiện đại. Xã hội hiện đại hay
lạc hậu được đặc trưng bởi những biến số nhất định
(pattern variables):
Xã hội lạc hậu Xã hội hiện đại
Thiên về tình cảm Không thiên về tình cảm
Tính riêng biệt, cục bộ Tính phổ thông, phổ cập
Khuynh hướng tập thể Khuynh hướng cá nhân
Tầm quan trọng của quan hệ xã hội Tầm quan trọng của khả năng
Đa chức năng Chuyên môn hóa
3.1. Quan điểm của Levy về xã hội hiện đại


Levy dựa vào trình độ của công cụ lao động và nguồn năng lượng để
phân biệt xã hội hiện đại và xã hội lạc hậu.

Theo Levy, quá trình HĐH diễn ra khi các nước lạc hậu thiết lập mối
quan hệ với các nước phát triển.

Thừa hưởng những thành quả của các nước đi trước, tránh những sai
lầm. Nhưng lại gặp phải những vấn đề như: phải bắt đầu từ những vấn
đề có quy mô lớn, bảo vệ tài nguyên, nguyên liệu, kỹ năng, vấn đề của
sự thất vọng.
Xã hội lạc hậu Xã hội hiện đại
Tính chuyên môn hóa của
các tổ chức
Thấp Cao
Sự phụ thuộc lẫn nhau của
các tổ chức
Thấp Cao
Nền tảng của mối quan hệ Truyền thống, cục bộ, đa
năng
Thực dụng, phổ quát và
chuyên sâu
Mức độ phân quyền Thấp Cao
Tầm quan trọng của trao đổi
hàng hóa và thị trường
Ít chuyên sâu Rất chuyên sâu
Nguyên tắc và quan hệ gia
đình
Thiên về quan hệ gia đình Thiên về nguyên tắc
Quan hệ giữa thành thị và

nông thôn
Một chiều
Thành thị  nông thôn
Hai chiều
Thành thị  nông thôn

Trong quá trình HĐH, một cơ quan có cấu trúc phức tạp thực hiện
nhiều chức năng được tách ra thành nhiều cơ quan chuyên môn hoá
thực hiện những chức năng riêng biệt với hiệu quả cao hơn.( tại sao
cấu trúc của 1 xã hôi lạc hậu lại có sự phân tách trong quá trình
HĐH)

Nảy sinh vấn đề của sự phối hợp giữa các cơ quan: Thiếu gắn kết, sự
phát triển không đồng đều, và xung đột về lợi ích

Nảy sinh những xáo trộn xã hội: theo Smelser, rối loạn xã hội là kết
quả của sự thiếu hòa nhập giữa các cấu trúc khác biệt.
Các giai đoạn phát triển kinh tế của Rostow:

Sự phát triển kinh tế diễn ra theo 5 giai đoạn:

Giai đoạn xã hội truyền thống

Giai đoạn chuẩn bị cất cánh

Giai đoạn cất cánh

Giai đoạn trưởng thành


Giai đoạn tiêu dùng xã hội cao (đặt ra triển vọng cho các
nước đang phát triển HĐH đất nước).
Mô hình của Colemen về sự phân tách, bình đẳng và
năng lực

Hiện đại hoá chính trị là quá trình:

Phân tách của cấu trúc chính trị

Thế tục hoá văn hoá chính trị (với đặc tính của sự
công bằng)

Nâng cao năng lực của hệ thống chính trị xã hội.

Sự phân tách của cấu trúc chính trị là một xu hướng chủ
đạo trong quá trình tiến hoá của xã hội hiện đại: Chức năng
của các tổ chức chính trị xã hội theo hướng chuyên sâu, rõ ràng, và
các tổ chức chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau hơn

Công bằng là đặc tính của xã hội hiện đại: Công bằng
trong phân phối, công bằng trước pháp luật, công
bằng về cơ hội, công bằng về sự tham gia

Nỗ lực phân tách và đảm bảo công bằng dẫn đến nâng
cao năng lực của hệ thống chính trị
6.1. Giả định lý thuyết

Sự thay đổi xã hội theo một chiều hướng duy nhất, tiến
bộ, từng bước, không đảo ngược từ trình độ thấp lên
đến trình độ cao (thừa kế từ thuyết tiến hoá). Cụ thể:


HĐH là một quá trình nhiều giai đoạn

HĐH là một quá trình đồng điệu

HĐH là quá trình phương Tây hoá

HĐH là một quá trình không đảo ngược

HĐH là một quá trình tiến bộ

HĐH là một quá trình lâu dài

Sự phụ thuộc lẫn nhau của các tổ chức xã hội, tầm
quan trọng của các biến số xã hội, cân bằng động
(thừa kế từ thuyết chức năng). Cụ thể:

HĐH là một quá trình mang tính hệ thống

HĐH là một quá trình đổi mới

HĐH là quá trình rộng khắp
6.2. Phương pháp nghiên cứu

Tư duy ở trình độ cao, bác học

Nghiên cứu tổng thể, phổ quát

Dưới sự trợ giúp của Mỹ, hàm ý của Trường phái HĐH bao gồm:


Chứng minh sự bất đối xứng về quyền lực giữa
các nước phát triển và các nước đang phát triển

Chính thức hoá các nguồn vốn tài trợ của Chính
phủ Mỹ

Hạn chế và xóa bỏ phong trào cộng sản
Cảm ơn sự lắng nghe của
thầy và các bạn!!

×