Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp: QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN CHI NHÁNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.76 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
---🙠🕮🙢---

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CƠNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐỒN HOA SEN CHI NHÁNH HÀ NỘI

Hà Nội – 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
---🙠🕮🙢---

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CƠNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐỒN HOA SEN CHI NHÁNH HÀ NỘI

Sinh viên

: Nguyễn Thị Lê Na

Mã sinh viên

: 11193539


Lớp

: Khoa học quản lý 61A

Ngành

: Khoa học quản lý

Giáo viên hướng dẫn

: TS.Nguyễn Thị Lệ Thúy

Hà Nội – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Quản lý truyền thơng marketing của cơng ty cổ
phần tập đồn Hoa Sen chi nhánh Hà Nội” là một cơng trình nghiên cứu độc lập,
khơng có sự sao chép của người khác. Đề tài là sản phẩm mà em đã nỗ lực
nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường cũng như tham gia thực tập tại cơng
ty cổ phần tập đồn Hoa Sen chi nhánh Hà Nội. Trong quá trình viết em có tham
khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn
Thị Lệ Thúy.
Nếu có vấn đề gì em xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


LỜI CẢM ƠN

Sau 4 năm học tập và tích lũy kiến thức về ngành khoa học quản lý tại
trường thì chuyên đề thực tập là bài tập cuối cùng của em để hồn thành chương
trình học tập. Em đã vận dụng hết tất cả những kiến thức mà em đã được học tại
khoa Khoa học quản lý để thực hiện nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này
một cách tốt nhất. Để có thể thực hiện tốt chuyên đề thực tập này em xin gửi lời
cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Khoa học quản lý đã giảng dạy và giúp e tích
lũy đầy đủ những kiến thức cần thiết cũng như tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Thị Lệ Thúy, trong suốt
thời gian thực hiện chuyên đề đã hỗ trợ, góp ý và chỉnh sửa, động viên em rất
nhiều để em có thể hồn thành bài chuyên đề một cách tốt nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị phịng Marketing cơng ty cổ phần
tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Hà Nội đã hỗ trợ và chỉ bảo tận tình để em có thể
hồn thành kỳ thực tập và thực hiện chuyên đề này.
Cuối cùng, em xin kính chúc tồn thể các thầy cơ giáo khoa Khoa học
quản lý dồi dào sức khỏe, thành cơng trong sự nghiệp giảng dạy của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG
MARKETING ...................................................................................................... 2
1.1. Truyền thông marketing của doanh nghiệp ........................................... 2
1.1.1. Khái niệm và vai trị truyền thơng marketing ..................................... 2

1.1.2. Nội dung truyền thơng marketing ....................................................... 3
1.1.3. Qúa trình truyền thơng marketing ....................................................... 4
1.1.4. Các hệ thống/kênh truyền thông marketing ........................................ 6
1.2. Quản lý truyền thông marketing của doanh nghiệp ............................. 8
1.2.1. Khái niệm quản lý truyền thông marketing của doanh nghiệp ........... 8
1.2.2. Mục tiêu quản lý truyền thông marketing của doanh nghiệp .............. 8
1.2.3. Bộ máy quản lý truyền thông marketing của doanh nghiệp ................ 8
1.2.4. Lập chương trình truyền thông marketing của doanh nghiệp ............. 9
1.2.5. Tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông marketing của doanh
nghiệp .......................................................................................................... 10
1.2.6. Kiểm sốt truyền thơng marketing của doanh nghiệp ....................... 11
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý truyền thông marketing của doanh
nghiệp .............................................................................................................. 11
1.3.1. Nhân tố thuộc doanh nghiệp. ............................................................. 11
1.3.2. Nhân tố bên ngồi doanh nghiệp ....................................................... 12
CHƯƠNG

II.

THỰC

TRẠNG

QUẢN



TRUYỀN

THƠNG


MARKETING CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN HOA SEN CHI
NHÁNH HÀ NỘI ............................................................................................... 13
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Hà Nội . 13
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển ..................................................... 13


2.1.2. Sản phẩm, dịch vụ ............................................................................. 14
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ......................................................... 15
2.1.4. Nguồn lực .......................................................................................... 17
2.1.5. Kết quả kinh doanh 2019-2021 ......................................................... 18
2.2. Thực trạng quản lý truyền thông marketing của công ty cổ phần tập
đoàn Hoa Sen chi nhánh Hà Nội .................................................................. 22
2.2.1. Bộ máy quản lý truyền thông marketing ........................................... 22
2.2.2. Lập chương trình truyền thơng marketing......................................... 23
2.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thơng marketing ........................ 26
2.2.4. Kiểm sốt truyền thơng marketing .................................................... 28
2.3. Đánh giá chung về quản lý truyền thơng marketing của cơng ty cổ
phần tập đồn Hoa Sen chi nhánh Hà Nội. ................................................. 31
2.3.1. Ưu điểm ............................................................................................. 31
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 32
2.3.2.1. Hạn chế: ................................................................................... 32
2.3.2.2. Nguyên nhân ............................................................................. 33
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ TRUYỀN
THƠNG MARKETING TẠI CƠNG TY CHI NHÁNH HÀ NỘI.............. 34
3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý truyền thơng của Cơng ty cổ phần tập
đồn Hoa Sen chi nhánh Hà Nội đến 2025 .................................................. 34
3.1.1. Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần tập đoàn
Hoa Sen chi nhánh Hà Nội đến 2025 .......................................................... 34
3.1.2. Phương hướng hồn thiện quản lý truyền thơng của Cơng ty cổ phần

tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Hà Nội đến 2025 ........................................... 34
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý truyền thông cho các sản phẩm của
công ty của Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Hà Nội đến
2025 ................................................................................................................. 35
3.2.1. Giải pháp về bộ máy quản lý truyền thông marketing ...................... 35
3.2.2. Giải pháp về lập kế hoạch truyền thông marketing ........................... 35
3.2.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông marketing .... 36
3.2.4. Giải pháp về kiểm sốt truyền thơng marketing ............................... 37


3.2.5. Giải pháp khác ................................................................................... 38
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 41


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DN

Doanh nghiệp

POMINA

Công ty cổ phần thép Pomina

TVC

Television Commercials

VNSTEEL


Công ty thép miền nam


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Bảng so sánh kết quả kinh doanh NĐTC 2019-2020 với NĐTC 20202021 ...................................................................................................................... 20
Bảng 2.2.Ngân sách truyền thông qua các năm 2019-2021 ................................. 25
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp các chương trình truyền thơng 2019-2021 .................. 26
Bảng 2.4.Bảng chi phí cho đoạn quảng cáo “Ống nhựa Hoa Sen- Dẫn đường
hạnh phúc” (đơn vị: đồng) ................................................................................... 28
Bảng 2.5.Bảng số liệu kết quả quảng cáo ............................................................ 29


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình hệ thống/kênh truyền thơng đơn giản (trực tiếp) ..................... 6
Hình 1.2. Hệ thống/mơ hình kênh truyền thơng gián tiếp...................................... 7
Hình 1.3. Mơ hình hệ thống/kênh truyền thơng phức hợp ..................................... 7
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức cơng ty cổ phần tập đồn Hoa Sen chi nhánh Hà
Nội ........................................................................................................................ 15
Hình 2.2. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu thuần ................................................... 18
Hình 2.3. Biểu đồ sản lượng tiêu thụ ................................................................... 19
Hình 2.4. Biểu đồ lợi nhuận sau thuế ................................................................... 19
Hình 2.5. Sơ đồ bộ máy quản lý truyền thơng marketing .................................... 22
Hình 2.6. Một số phản hồi của khách về sản phẩm trong chương trình “ống nhựa
Hoa Sen- dẫn đường hạnh phúc” ......................................................................... 30


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế đang ngày càng phát triển, doanh nghiệp to hay nhỏ
mọc lên nhiều đáng kể theo từng năm. Mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực đều có rất

nhiều đối thủ cạnh tranh, nước ta cũng đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) nên thị trường lại càng rộng lớn, mở ra cho các doanh nghiệp tại Việt
Nam nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức lớn, chính vì thế mà các
doanh nghiệp đều phải đưa ra các chiến lược phát triển các sản phẩm sáng tạo,
đưa sản phẩm cơng ty mình đến gần hơn với khách hàng mục tiêu. Và truyền
thông marketing chính là một trong những cơng cụ mà các doanh nghiệp đều
hướng đến. Thông qua chiến lược truyền thông marketing, doanh nghiệp không
chỉ đưa đến cho khách hàng thông tin về sản phẩm, lợi ích, cơng dụng, giá trị mà
sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng mà còn giúp doanh nghiệp tạo dựng và
củng cố thương hiệu của mình,
Một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của Việt Nam hiện nay là
thép tấm, đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tôn Hoa Sen là một
trong những nhà cung cấp các sản phẩm thép lớn nhất Việt Nam và đứng đầu về
thị phần sản xuất tôn. Huasen Steel đã xây dựng nhà máy khép kín lớn nhất Đông
Nam Á, ứng dụng công nghệ hiện đại trong ngành, quảng bá thương hiệu, xây
dựng thương hiệu thép tấm hàng đầu. Công ty cũng là một trong những đơn vị đi
đầu trong việc thực hiện các chiến lược marketing bài bản trên diện rộng, nâng
cao độ nhận diện thương hiệu thơng qua các chương trình tri ân khách hàng, tổ
chức sự kiện, quan hệ cơng chúng và nguồn tài chính hỗ trợ các hoạt động xã hội
tại Việt Nam.
Với đề tài “Quản lý truyền thông marketing của công ty cổ phần tập đoàn
Hoa Sen chi nhánh Hà Nội” sẽ giúp chúng ta nhận thấy được phần nào cách thức
công ty quản lý hoạt động này ra sao mà lại khẳng định được thương hiệu của
mình so với các đối thủ như VNSTEEL, tập đồn Hịa Phát, POMINA,…

1


1CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRUYỀN
THÔNG MARKETING

1.1. Truyền thông marketing của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và vai trị truyền thơng marketing
Trước khi tìm hiểu về truyền thông marketing, chúng ta cần hiểu khái
niệm của marketing. Marketing nói chung được lý giải dưới nhiều góc độ khác
nhau và được biết đến nhiều trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Marketing
bao gồm nhiều hoạt động khác nhau từ sản xuất, tạo ra sản phẩm, đến phân phối,
truyền thông sản phẩm đến khách hàng, nghiên cứu nhu cầu và phản ứng của họ,
từ đó xây dựng kế hoạch cho mình. kế hoạch phát triển phù hợp.
Theo Philip Kolter, nhà kinh tế học nổi tiếng đã định nghĩa: “Marketing
là một q trình quản lý mang tính xã hội nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có
được những gì mà họ cần và mong muốn thơng qua việc tạo ra, chào hàng và
trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác.” (Philip Kolter, 2006)
Một định nghĩa khác khá phổ biến cho rằng:” Marketing được hiểu là
chức năng của một tổ chức có thể giữ mối quan hệ thường xuyên với khách hàng
của tổ chức đó, hiểu dudowjwc nhu cầu của họ, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và thiết lập các chương trìn quảng bá
thơng tin nhằm thể hiện mục đích của tổ chức đó”(Philip Kolter, 2007)
Mục đích của marketing là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức độ
hàng hóa hay dịch vụ sẽ đáp ứng đúng thị hiếu của khách.
Từ khái niệm marketing nói chung, có thể nói bản chất của marketing bao
gồm việc tìm ra nhu cầu của khách hàng, sau đó thiết kế sản phẩm để đáp ứng
những nhu cầu này.
Truyền thông mareketing
Truyền thơng marketing chính là một cơng đoạn trong tồn bộ q trình
marketing. Theo Philip Kolter, truyền thơng marketing nói chung là các hoạt
động truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm, dịch vụ hay
các chủ thể là cơ quản, tổ chức, doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục
họ tin tưởng vào doanh nghiệp cùng sản phẩm và thuyết phục họ mua sản phẩm
của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó. Bản chất của truyền thông marketing là
2



đại diện cho “tiếng nói” của thương hiệu, là cách để thiết lập đối thoại và xây
dựng mối quan hệ với người tiêu dùng. Bao gồm các thông điệp của công ty
được thiết kế để khơi dậy nhận thức, sự quan tâm và quyết định mua nhiều loại
sản phẩm và thương hiệu của khách hàng. Đó cũng có thể là trang phục của nhân
viên bán hàng, giá cả, cách trình bày tại văn phòng của doanh nghiệp…; Tất cả
đều tạo ấn tượng cho người nhận.
Vai trị của truyền thơng marketing
Truyền thơng marketing có những vai trị trong hoạt động truyền thơng
của doanh nghiệp như sau:
- Phát triển Tầm nhìn Chiến lược
- Xây dựng nhận thức về thương hiệu
- Thể hiện lợi thế cạnh tranh
- Vun đắp thiện chí
- Thu hút nhân tài
- Thông tin cho nhà đầu tư
- Tăng trưởng lợi nhuận
- Cải thiện quan hệ với khách hàng
Chức năng cơ bản của truyền thông marketing là cung cấp thông tin cho
khách hàng để tạo ra sự nhận biết và ghi nhớ thương hiệu trong tâm trí họ. Như
đã nói ở trên, trong một thế giới hàng hóa với vơ số nhãn hiệu, nếu khơng có các
hoạt động truyền tải thông tin đến khách hàng, tạo sự nhận biết, tạo dựng niềm
tin và thuyết phục thì khách hàng chỉ đơn giản là cơng chúng bình thường, họ
khơng biết thương hiệu của DN để mua. Vì vậy, tất nhiên, hoạt động truyền
thơng marketing có một chức năng quan trọng trong tổng thể chương trình
marketing của hầu hết các doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu trong tâm trí
khách hàng.

1.1.2. Nội dung truyền thông marketing

Nội dung của truyền thông marketing là những thông tin về sản phẩm,
dịch vụ mà cá nhân, tổ chức muốn truyền tải hoặc cũng có thể là thơng điệp mà
họ muốn mang đến cho khách hàng. Và một trong những nội dung quan trọng
nhất của truyền thông marketing là việc tạo ra thông điệp, bởi thông điệp là một
yếu tố quan trọng trong truyền thơng. Nó trực tiếp tạo ra sự thay đổi trong nhận
3


thức và hành vi của công chúng mục tiêu, khơi dậy hoặc định hình nhu cầu và
mong muốn của họ đối với thương hiệu.
Với mỗi kế hoạch, chương trình truyền thông khác nhau, các cá nhân, tổ
chức sẽ xác định nội dung truyền thơng là khác nhau. Đó có thể là một đoạn
phim quảng cáo ngắn với một thông điệp nào đó khẳng định thương hiệu của
cơng ty, hoặc cũng có thể chỉ là một tấm băng rơn quảng cáo được treo tại các đại
lý để giới thiệu một chương trình ưu đãi nào đó. Khi đó nội dung giao tiếp là tin
nhắn hoặc chương trình ưu đãi như đã nói ở trên. Nội dung truyền thơng có thể
khơng dài nhưng để truyền tải hết đến đối tượng mục tiêu thì cần cả một q
trình đằng sau đó.

1.1.3. Qúa trình truyền thơng marketing
Đối với doanh nghiệp, q trình truyền thơng được coi là một sản phẩm
của kế hoạch truyền thông marketing và được chuẩn bị theo trình tự cơ bản của
một kế hoạch hồn chỉnh, trong đó nhà quản lý cần xem xét nội dung truyền
thông để hiểu doanh nghiệp sẽ đi đến đâu, ý định và điều kiện để đạt được điều
đó. Các nội dung quan trọng mà nhà quản lý phải coi là cơ sở để thiết lập quy
trình truyền thơng đó là: phân tích bối cảnh truyền thơng, thị trường mục tiêu,
tình hình hiện tại của doanh nghiệp, xác định mục tiêu truyền thông ngắn hạn hay
dài hạn, các quyết định liên quan đến việc sử dụng nguồn lực bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp.
Bản chất của q trình truyền thơng marketing

Q trình truyền thơng marketing được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau là quá trình truyền đạt thơng tin, trao đổi ý kiến, nhằm hình thành tính cộng
đồng hoặc tính cá nhân giữa các bên tham gia. Trong kinh doanh, q trình
truyền thơng được coi là nền tảng chính của chiến lược truyền thơng, tham gia
vào quá trình này là các cá nhân hoặc tổ chức có mối quan hệ và cách thức trao
đổi thơng tin giữa các bên liên quan là khác nhau. Trong đó, mối quan hệ giữa
người gửi và người nhận được coi là mối quan hệ cốt lõi. Trong quá trình triển
khai các hoạt động truyền thông, mở đầu thường là giai đoạn doanh nghiệp
nghiên cứu, phát hiện đặc điểm của từng thị trường, tìm hiểu đối tượng để đặt
mục tiêu, sau đó là phân tích, đánh giá vai trị và năng lực của các bên liên quan,
xây dựng các thông điệp truyền thông và cuối cùng là lựa chọn hệ thống/kênh
truyền thông, thực hiện và đánh giá một cách hiệu quả. Việc hiểu rõ quy trình

4


truyền thông và mối quan hệ giữa các yếu tố trong quy trình này là cơ sở quan
trọng để xây dựng và triển khai các chương trình truyền thơng marketing.
Đặc điểm của q trình truyền thơng là thơng tin được truyền qua hệ
thống truyền thông một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng mục tiêu.
Việc lan truyền thông tin, ngồi việc thỏa mãn nhu cầu thơng tin của các nhóm
cơng chúng mục tiêu của doanh nghiệp, cịn có thể ảnh hưởng đến các đối tượng
công chúng khác. Một đặc điểm nữa là q trình truyền thơng ln chịu tác động
của nhiều yếu tố và lực lượng, đặc biệt là các thiết chế xã hội, công chúng trực
tiếp và các nhóm liên quan.
Đặc trưng cơ bản của q trình truyền thơng marketing
Q trình truyền thơng marketing có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, các mục tiêu chiến lược marketing luôn là yếu tố nền tảng định
hướng cho việc xây dựng các kế hoạch và quy trình truyền thơng marketing. Cụ
thể, nó liên quan đến một loạt các nhiệm vụ như xác định mơ hình hệ thống

truyền thơng, xác định các thành phần cốt lõi của quá trình truyền thông, xác
định các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng hỗn hợp truyền thơng…
Thứ hai, q trình truyền thơng tiếp thị luôn được xem xét trong mối quan
hệ với các thành phần khác của marketing mix cũng như các yếu tố khác của
doanh nghiệp. Vì vậy, khi thiết lập quy trình truyền thơng, nhà quản lý cần đánh
giá các nguồn lực của doanh nghiệp với các hoạt động liên quan, nhằm sử dụng
hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp, phối hợp chặt chẽ với các công cụ
marketing một cách hiệu quả nhất.
Thứ ba, q trình truyền thơng marketing thường có nhiều thành phần
tham gia như tổ chức cung cấp dịch vụ truyền thông, tổ chức cung cấp phương
tiện, các cơ quan quản lý thực thi pháp luật về truyền thơng,… trong đó doanh
nghiệp và cơng chúng nhận tin mục tiêu được coi là hai thành phần chủ chốt.
Thứ tư, q trình truyền thơng được thực hiện trong một mơi trường nhất
định với các yếu tố tác động khác nhau. Trong đó, sự tác động của các yếu tố
mơi trường có thể hỗ trợ hay hạn chế việc thực hiện q trình truyền thơng, một
chương trình tuyền thơng khơng thể hiệu quả nếu khơng tính đến sự ảnh hưởng
của các yếu tố này.

5


1.1.4. Các hệ thống/kênh truyền thơng marketing
Q trình truyền thơng là cơ sở để xây dựng các chương trình truyền
thơng marketing thành cơng. Q trình truyền thơng thường bắt đầu với việc
người gửi gửi thơng điệp được mã hóa thơng qua các kênh truyền thông và
phương tiện truyền thông đến người nhận. Luồng thông tin tiếp theo phụ thuộc
vào giá trị, mức độ liên quan của thông điệp, khả năng ảnh hưởng và giải mã
thông điệp của người nhận để tạo ra phản hồi của họ. Luồng thơng tin có thể đơn
giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào số lượng các bên tham gia và mối liên hệ giữa
chúng. Các quy trình truyền thơng thường được nghiên cứu và sử dụng thơng qua

các mơ hình hệ thống/kênh truyền thơng khác nhau. Xác định và lựa chọn hệ
thống hoặc kênh truyền thông phù hợp cho doanh nghiệp là rất quan trọng, bởi
nếu lựa chọn không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu truyền
thông và nguồn lực doanh nghiệp.
Hệ thống/kênh truyền thơng đơn giản (trực tiếp)

Hình 1.1. Mơ hình hệ thống/kênh truyền thơng đơn giản (trực tiếp)
(Nguồn: giáo trình truyền thơng marketing tích hợp)
Một hệ thống/kênh truyền thơng đơn giản là một hệ thống mà q trình
truyền thơng diễn ra thơng qua hai thành phần chính là bên gửi (doanh nghiệp) và
bên nhận (công chúng mục tiêu). Hệ thống thường không liên quan đến các trung
gian truyền thông. Đây là hệ thống truyền thông được sử dụng rộng rãi trong
thiết bị y tế, hạ tầng thông tin, phân xưởng, nhà máy và các sản phẩm công
nghiệp khác.

6


Hệ thống/kênh truyền thông gián tiếp (sử dụng trung gian)
Thông điệp truyền thông

Chủ thể gửi tin

thông điệp truyền thông

Trung gian truyền
thông ( đại lý, mô

(doanh nghiệp)


Người nhận tin
(công chúng mục

giới,…)

Thông tin phản hồi

tiêu)

thơng tin phản hồi

Hình 1.2. Hệ thống/mơ hình kênh truyền thơng gián tiếp
(Nguồn: giáo trình truyền thơng marketing tích hợp)
Hệ thống/kênh truyền thơng gián tiếp là hệ thống mà qua đó q trình
truyền thơng có sự tham gia của các trung gian truyền thông như các đại lý, cơng
ty mơ giới…Hệ thống/kênh truyền thơng gián tiếp có thể được thực hiện trong
lĩnh vực sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng, những sản phẩm có đặc tính kỹ
thuật, tính đặc thù thấp, yêu cầu về tư vấn trong quá trình tiếp nhận thơng tin, tiêu
dùng và sử dụng khơng quá phức tạp, hay chủ thể truyền thông không thể thông
tin hiệu quả đến thị trường, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp có thể khơng
đủ tài lực để đảm bảo những nỗ lực truyền thông ở quy mô lớn.
Hệ thống kênh truyền thơng phức hợp
Những doanh nghiệp có tính đặc thù về sản phẩm dịch vụ, đối tượng công
chúng mục tiêu đa dạng thường sử dụng hệ thống/kênh truyền thông phức hợp.
Tùy theo từng trường hợp mà doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống/kênh truyền
thông khác nhau hoặc cũng có thể sử dụng đồng thời hai hệ thống kênh truyền
thơng trực tiếp và gián tiếp trên một thị trường.

Hình 1.3. Mơ hình hệ thống/kênh truyền thơng phức hợp
(Nguồn: Giáo trình truyền thơng marketing tích hợp)

7


Hệ thống kênh truyền thông phức hợp là một quá trình truyền thơng trong
đó bên gửi sử dụng một bên trung gian làm cầu nối để truyền thông tin liên lạc
đến bên nhận. Việc tiếp nhận thông tin phản hồi từ người nhận của hệ thống này
cũng rất đa dạng, cụ thể thơng tin phản hồi của người nhận có thể được chuyển
đến người trung gian hoặc người gửi, hoặc cả hai.

1.2. Quản lý truyền thông marketing của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm quản lý truyền thông marketing của doanh nghiệp
Theo giáo trình Quản lý học, quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức,
lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt
được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững
trong điều kiện môi trường luôn biến động.
Quản lý truyền thông marketing là việc nhà quản lý hoạch định ra các
phương án, chiến lược cho kế hoạch quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, đồng
thời thơng qua q trình nghiên cứu, phân tích để đưa ra được đánh giá về các
phương án.
Nhà quản lý truyền thơng cũng sẽ điều khiển các chiến lược và chương
trình truyền thông nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp một cách dễ
dàng. Hoạt động quản lý truyền thông marketing gồm 3 giai đoạn là kế hoạch
hóa, tổ chức thực hiện và kiểm soát.

1.2.2. Mục tiêu quản lý truyền thông marketing của doanh nghiệp
Mọi hoạt động trong một tổ chức đều có một mục tiêu nhất định và mục
tiêu của quản lý truyền thông tiếp thị của công ty là kiểm sốt các hoạt động
truyền thơng tiếp thị và làm cho chúng hiệu quả hơn. Các thiết bị quản lý truyền
thông luôn hướng đến mục tiêu làm sao tối ưu hóa hoạt động truyền thơng nên
hoạt động kiểm sốt sẽ rất chặt chẽ ở từng bước của kế hoạch.

Một nhà quản lý Truyền thông Marketing sẽ hiểu được định hướng mà
doanh nghiệp đặt ra và hiểu được nhu cầu của khách hàng để có thể nhìn nhận
và đưa ra những chiến lược cụ thể sao cho hấp dẫn. Người quản lý hoạt đông
này cũng là cầu nối, kết nối thị trường và doanh nghiệp.

1.2.3. Bộ máy quản lý truyền thông marketing của doanh nghiệp
Bộ phận truyền thông là bộ phận quan trọng trong việc đưa thương hiệu
doanh nghiệp đến với khách hàng tiềm năng và quản lý các hoạt động truyền
thơng với đối tượng bên ngồi và bên trong.
8


Trong cơ cấu của phịng truyền thơng bao gồm hai cấp bậc, đó là cấp quản
lý và nhân viên. Vì vậy sơ đồ tổ chức của phịng truyền thơng sẽ như sau:
Ban giám đốc

Trưởng phịng
truyền thơng

Cấp nhân viên
(chun viên truyền thông nội bộ, nhân viên PR, chuyên viên
marketing,…
Trong hầu hết các doanh nghiệp, giám đốc truyền thông sẽ giúp doanh
nghiệp phát triển các chiến lược và phương pháp truyền thông hiệu quả nhất với
các đối tượng bên ngoài và bên trong. Họ sẽ chỉ đạo phịng Ttruyền thơng thực
hiện các hoạt động được ban giám đốc phê duyệt.
Trưởng phòng truyền thơng là người đứng đầu phịng truyền thơng, có
trách nhiệm quản lý, điều hành và giám sát các công việc của phịng truyền
thơng. Chun viên truyền thơng nội bộ là người phụ trách việc cung cấp các
thơng tin cho tồn bộ nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp, như là: quy chế,

chính sách, hoạt động ngoại khóa,… Nhân viên quan hệ cơng chúng là người có
trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến thông điệp, câu chuyện của
doanh nghiệp cho giới truyền thông vào thời điểm tốt nhất. Họ phải đảm bảo các
thông tin được công khai đều chính xác, trung thực, rõ ràng và dễ hiểu nhất.

1.2.4. Lập chương trình truyền thơng marketing của doanh nghiệp
Kế hoạch truyền thơng là bản tóm tắt các thơng tin bao gồm: mục tiêu, đối
tượng, kế hoạch triển khai và công cụ truyền thông cho từng thời kỳ. Lập kế
hoạch truyền thông marketing sẽ giúp doanh nghiệp định vị rõ ràng các công việc
cần làm, giảm thiểu những bất ngờ, xác định nguồn nhân lực phù hợp, tránh lãng
phí tiền bạc đầu tư. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ đánh giá được hiệu quả và
những hạn chế cần khắc phục để cải thiện chiến lược truyền thông marketing
trong tương lai. Lập kế hoạch truyền thơng cũng có thể giúp các cơng ty dự đoán
những thay đổi gần đây của thị trường và tìm ra giải pháp thích hợp.
9


Để phát triển một kế hoạch truyền thơng tồn diện những người truyền
thông phải thực hiện qua các bước:
1. Xác định công chúng nhận tin mục tiêu.
2. Xác định mục tiêu truyền thông
3. Xác định trạng thái người nhận tin.
4. Lựa chọn phương tiện truyền thông.
5. Lựa chọn và Thiết kế thông điệp.
6. Lựa chọn nguồn tin đáng tin cậy.
7. Thu thập thông tin phản hồi.
8. Quyết định kế hoạch truyền thông

1.2.5. Tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông marketing của doanh
nghiệp

Giám đốc marketing sẽ là người điều hành và phân chia công việc cho các
bộ phận để tổ chức thực hiện kế hoạch. Bộ phận nghiên cứu sẽ xác định công
chúng mục tiêu cụ thể của từng chương trình truyền thơng là gì? Phịng
marketing sẽ họp và đưa ra mục tiêu của kế hoạch truyền thơng đó là gì? Để đưa
thơng tin về sản phẩm mới hay là một chiến dịch quảng bá sản phẩm cũ? Mục
tiêu này sẽ được các bộ phận phòng marketing họp và chốt lại với giám đốc
marketing. Trong một kế hoạch truyền thông marketing sẽ có một hoặc nhiều
chương trình truyền thơng được đưa ra và phòng marketing sẽ đưa ra mục tiêu
cho từng chương trình truyền thơng đó.
Sau khi xác định được mục tiêu, bộ phận nghiên cứu sẽ xác định thực
trạng đối tượng tiếp nhận thông tin và tiến hành điều chỉnh kế hoạch phổ biến.
Có nhiều loại phương tiện, vì vậy mỗi thương nhân sẽ chọn phương tiện phù hợp
theo danh tính của người nhận.
Nhiệm vụ của bộ phận marketing lúc này là thiết kế thông điệp thu hút đối
tượng mục tiêu và truyền tải được mục tiêu truyền thông của công ty trong sự
kiện, để thông điệp đến được tai khán giả hiệu quả là điều rất quan trọng, bên
cạnh đó cơng ty cũng cần lựa chọn thơng tin hiệu quả nguồn để tăng thêm sức
thuyết phục cho thông tin muốn chuyển tải.
Bộ phận PR thường sẽ thu thập thơng tin phản hồi để đánh giá chính xác
nhất hiệu quả của chiến dịch truyền thông và những người điều hành chính chịu
10


trách nhiệm về chiến dịch truyền thông như giám đốc marketing hay giám đốc
kinh doanh sẽ xem đánh giá và thảo luận để đưa ra quyết định lựa chọn. chương
trình hoặc kế hoạch truyền thơng để sử dụng.

1.2.6. Kiểm sốt truyền thơng marketing của doanh nghiệp
Trong q trình thực hiện các kế hoạch truyền thơng marketing sẽ có
những tình huống truyền thơng marketing phức tạp được tạo ra. Kiểm sốt truyền

thông marketing là những biện pháp do doanh nghiệp tiến hành để chắc chắn đạt
được những mục tiêu truyền thông marketing mà chủ thể sẽ là giám đốc kinh
doanh hoặc người đứng đầu chịu trách nhiệm chính về hoạt động marketing.
Những hoạt động cần kiểm soát như:
- Kiểm soát kết quả truyền thông? Bao nhiêu khách hàng tiếp nhận được
thông tin?
- Kiểm soát thực hiện các giải pháp trong kế hoạch truyền thơng? Kiểm
sốt xem khách hàng có nhận được tin khơng? Kiểm sốt xem phương tiện
truyền thơng của mình có ổn hay khơng? Kiểm sốt các thơng điệp mình thiết kế
như thế nào? Khách hàng nhận được hay chưa nhận được? Phản hồi như thế nào?
Những thông tin này sẽ giúp xác định những hoạt động truyền thông nào
cần tăng cường và nhìn nhận những hoạt động chưa đạt hiệu quả. Doanh nghiệp
cũng cần kiểm soát hiệu quả qua khả năng phân tích những khả năng sinh lợi ở
trên, khi nhận thấy khơng hiệu quả thì cần phải tìm ra phương án tiến hành hiệu
quả hơn. Vì vậy họ cần phân tích hiệu quả các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi,
phân phối và bán hàng để điều chỉnh kịp thời.

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý truyền thông marketing của
doanh nghiệp
1.3.1. Nhân tố thuộc doanh nghiệp.”
Nhân tố đầu tiên phải kể đến đó là chiến lược truyền thơng marketing
của doanh nghiệp, việc doanh nghiệp có thể quản lý tốt được hoạt động truyền
thơng của cơng ty mình hay khơng cũng phụ thuộc vào nó. Chiến lược phải
chuẩn chỉnh, đưa ra được những rủi ro có thể gặp phải trong q trình truyền
thơng để kịp thời có hướng xử lý.
Thứ hai đó là về nhân sự, nhân sự của phịng marketing phải là những
người có kiến thức kỹ năng cơ bản để có thể hồn thành cơng việc tốt nhất cũng
như có thể linh động xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.
11



Thứ ba có lẽ là việc xây dựng ngân sách cho hoạt động marketing, việc
xác định nguồn ngân sách của công ty cho hoạt động truyền thông cũng là một
yếu tố quan trọng trong việc quản lý. Một trong những quyết định khó khăn nhất
mà một cơng ty có thể đưa ra là chi bao nhiêu cho các chương trình khuyến mãi.
Mọi người đều biết rằng có một ngân sách cho các chương trình khuyến mãi là
điều cần thiết, nhưng việc xác định mức độ hiệu quả và phù hợp là tùy thuộc vào
bạn. Việc xác định ngân sách phải dựa trên mục tiêu và nguồn lực của công ty.
Ngân sách quảng cáo sẽ được phân bổ cho từng bộ phận.
Làm thế nào để một công ty xác định ngân sách quảng cáo hiệu quả của
mình? Có một số cách phổ biến để xác định tổng ngân sách. Nhưng mỗi phương
pháp đều có ưu và nhược điểm riêng nên trong thực tế các công ty thường kết
hợp nhiều phương pháp để phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm. Tất cả đều
sử dụng các phương pháp toán học tùy theo nhiệm vụ và mục đích của chúng.
Hiện tại, các công ty xác định ngân sách cho các chiến dịch tiếp thị dựa trên phần
trăm doanh thu.

1.3.2. Nhân tố bên ngồi doanh nghiệp
Nói về các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc quản lý
hoạt động truyền thơng marketing thì nhân tố đầu tiên có lẽ là quan trọng nhất đó
là đối thủ cạnh tranh. Việc truyền thơng có hiệu quả như mong đợi hay khơng thì
ngay từ bước lên kế hoạch chúng ta đã phải xem xét đến các đối thủ cạnh tranh
rằng nội dung truyền thơng của mình có bị trùng lặp với đối thủ nào khơng, kế
hoạch truyền thơng của mình có khắc phục được những hạn chế của hoạt động
truyền thông đối thủ mắc phải hay khơng. Có lẽ đây là một nhân tố mà mỗi
doanh nghiệp đều cần phải chú ý tới mỗi khi đưa ra một kế hoạch truyền thơng
nào đó.
Thứ hai là yếu tố xã hội, việc các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược
truyền thơng hiệu quả cũng cịn phụ thuộc vào tình hình xã hội lúc đó có phù
hượp với chiến lược truyền thơng hay khơng. Ví dụ như thời điểm covid dịch

bệnh mà công ty lại chọn chiến lược truyền thông là đạp xe quảng cáo chẳng hạn,
thì tất nhiên hiệu quả truyền thơng sẽ khơng có vì thời điểm đó chẳng ai ra đường
và cũng khơng được phép đạp xe truyền thông như thế.

12


2CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRUYỀN
THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN HOA SEN CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về cơng ty cổ phần tập đồn Hoa Sen chi nhánh Hà Nội
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển
Chi nhánh cơng ty cổ phần tập đồn Hoa Sen tại Hà Nội là một trong 108
chi nhánh lớn của tập đồn Hoa Sen. Các thơng tin về chi nhánh:
Địa chỉ: Lô a6 – 2, khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư, sơ 386, đường
Nguyễn Văn Linh, phường Phúc lợi - Long Biên - hà Nội .
Số đăng ký: 0113004880
Ngày thành lập: 2/11/2009
Mã số thuế: 3700381324-017
Người đại diện: Phan Huy Dũng
Lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm: Sản xuất tấm lợp (tole) bằng
thép mạ kẽm, hợp kim nhôm kẽm, mạ kẽm phủ sơn và mạ các loại hợp kim khác,
kinh doanh tole lạnh. Sản xuất xà gồ thép, tấm trần PVC, mua bán vật liệu xây
dựng, bất động sản, đầu tư tài chính, cảng biển.
Mục tiêu của doanh nghiệp
- Phát triển doanh nghiệp theo chiều dọc:
+ Phía trước: Phát triển hệ thống chi nhánh khắp cả nước
+ Phía sau: Mở rộng quy trình sản xuất kinh doanh như thép cán nguội,
thép cán nóng.
- Phát triển doanh nghiệp theo chiều ngang:

+ Đa dạng hóa sản phẩm, kinh doanh thêm các vật liệu xây dựng khác.
+ Chiến lược thương hiệu và các sản phẩm Hoa Sen.
- Xây dựng chuỗi thương hiệu sản phẩm giàu tình cộng đồng

13


+ Hợp tác với các ngân hàng cung cấp tín dụng cho khashc hàng tại các
chi nhánh.
- Quản trị nguồn lực doanh nghiệp
+ Triển khai hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning)
+ Thực hiện cơng tác trẻ hóa đội ngũ quản trị
Sứ mệnh
Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ gắn liền với thương hiệu Hoa
Sen, đảm bảo chất lượng quốc tế, giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng, thân thiện mơi
trường, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc
đất nước và phát triển cộng đồng. Không ngừng đổi mới và phát triển để khẳng
định tầm vóc và sứ mệnh của một doanh nghiệp Việt Nam năng động, sáng tạo,
tiên phong trong cả lĩnh vực kinh doanh và các hoạt động cộng đồng, vươn cao vị
thế trên thị trường quốc tế.
Giá trị cốt lõi
Trung thực - Cộng đồng - Phát triển
Triết lý kinh doanh
- Chất lượng sản phẩm là trọng tâm
- Lợi ích khách hàng là then chốt
- Thu nhập nhân viên là trách nhiệm
- Chia sẻ cộng đồng là nghĩa vụ

2.1.2. Sản phẩm, dịch vụ
- Sản xuất tấm lợp bằng thép mạ kẽm, hợp kim nhôm kẽm, mạ kẽm phủ

sơn và mạ các loại hợp kim khác
- Sản xuất xà gồ thép, xà gồ mạ kẽm
- Sản xuất ống thép đen, ống thép mạ kẽm, ống thép mạ các loại hợp kim
khác
- Sản xuất lưới thép mạ, dây thép mạ kẽm, dây thép các loại
- Sản xuất tấm trần PVC
- Sản xuất các loại vật liệu xây dựng
14


- Mua bán vật liệu xây dựng, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng
- Dịch vụ cho thuê kho và vận tải hàng hóa
- Xây dựng cơng nghiệp và dân dụng

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh
Hà Nội
(Nguồn: Tài liệu nhân sự nội bộ chi nhánh)
Ban giám đốc gồm Giám đốc và 2 Phó giám đốc có nhiệm vụ tổ chức điều
hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo
những chiến lược và kế hoạch đã được phía tập đồn thơng qua.
Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của công ty, vạch ra chiến
lược sản xuất kinh doanh, đưa ra các quyết định cuối cùng và đại diện cho mọi
quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước.
Phó giám đốc giúp giám đốc thực hiện các kế hoạch, chiến lược của công
ty theo trách nhiệm quyền hạn, là người trực tiếp điều hành và quản lý các phòng
ban theo từng chức năng riêng và báo cáo kết quả công việc lên cấp trên.
15



×