Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Xây dựng website hỗ trợ giảm cân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 42 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ GIẢM CÂN
Môn: Đồ Án 1
Lớp: SE121.N21.PMCL
Giảng viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Thị Thanh Trúc
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Như Từ - 20522098

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2023

0


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Ngày…tháng……năm 2023


Người nhận xét

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

1


Mục lục
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.....................................................................................6
1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................6
1.2. Mục tiêu đề tài.................................................................................................................6
1.3. Đối tượng sử dụng...........................................................................................................7
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÔNG NGHỆ.......................................................8
2.1

. Cơ sở lý thuyết...........................................................................................................8

2.1.1. Chỉ số BMR, BMI, PAL.........................................................................................8
2.2. Cơng nghệ sử dụng........................................................................................................11
2.2.1. Ngơn ngữ lập trình.....................................................................................................11
2.2.2. Cơ sở dữ liệu.........................................................................................................11
2.2.3. Thư viện và Framework......................................................................................13
2.2.4. Kiểm thử...............................................................................................................16
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG.............................................................................16
3.1. Phân tích kiến trúc hệ thống..........................................................................................16
3.2. Phân tích yêu cầu hệ thống............................................................................................17
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG................................................................................18
4.1. Thiết kế use case...........................................................................................................19
4.1.1. Sơ đồ use case.......................................................................................................19

4.1.2 Danh sách actor.....................................................................................................22
4.1.3 Danh sách use case................................................................................................22
4.1.4 Đặc tả use case.......................................................................................................23
4.1.4.1 Đăng ký...............................................................................................................23
4.1.4.2 Đăng nhập...........................................................................................................23
4.1.4.3 Cập nhật thông tin cá nhân...............................................................................24
4.1.4.4 Chi tiết món ăn, bài tập có sẵn của ứng dụng.................................................24
4.1.4.5 Tham khảo kế hoạch của các người dùng khác..............................................25
4.1.4.6 Tạo món ăn.........................................................................................................26
4.1.4.7 Tạo bài tập..........................................................................................................26
4.1.4.8 Xóa bài tập..........................................................................................................27
4.1.4.9 Xóa món ăn.........................................................................................................27
4.1.4.10 Tạo kế hoạch.....................................................................................................28
4.1.4.11 Xóa kế hoạch.....................................................................................................28
4.1.4.12 Đánh giá, bình luận..........................................................................................29
4.1.4.13 Xóa đánh giá, bình luận...................................................................................29
2


4.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu.....................................................................................................30
4.2.1 Sơ đồ database:......................................................................................................30
4.2.2 Mô tả các bảng.......................................................................................................31
4.2.2.1 Bảng User: thông tin người dùng.....................................................................31
4.2.2.2 Bảng Plan: thông tin kế hoạch..........................................................................31
4.2.2.3 Bảng DayPlan: thông tin của từng ngày trong kế hoạch................................31
4.2.2.4 Bảng DayFood: thông tin về từng bữa ăn trong kế hoạch.............................32
4.2.2.5 Bảng DayExercise: thông tin về từng buổi tập trong kế hoạch.....................32
4.2.2.6 Bảng Food: thơng tin món ăn............................................................................32
4.2.2.7 Bảng Exercise: thơng tin về bài tập..................................................................33
4.2.2.7 Bảng Reviews: thơng tin về bình luận..............................................................33

4.3

Thiết kế giao diện, ứng dụng.....................................................................................34

4.3.1

Màn hình đăng nhập...........................................................................................34

4.3.2 Màn hình đăng ký.................................................................................................34
4.3.3. Màn hình trang chủ.............................................................................................35
4.3.4 Màn hình thực đơn................................................................................................36
4.3.5 Màn hình tạo kế hoạch.........................................................................................36
4.3.6 Màn hình theo dõi kế hoạch.................................................................................37
4.3.7 Màn hình cập nhật kế hoạch................................................................................37
4.3.8 Màn hình người dùng...........................................................................................38
4.3.9 Màn hình tạo món ăn............................................................................................38
4.3.10 Màn hình chi tiết món ăn....................................................................................39
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN....................................................40
5.1 Kết quả đạt được............................................................................................................40
5.1.1 Hạn chế...................................................................................................................40
5.1.2 Hướng phát triển...................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................41

3


LỜI CẢM ƠN
Trước khi bắt đầu bài báo cáo, em xin gửi lời cảm ơn đến Cô Nguyễn Thị Thanh Trúc
– Giảng viên của Khoa Công Nghệ Phần Mềm. Trong q trình thực hiện mơn Đồ Án
1, cơ đã hướng dẫn, chia sẻ những kiến thức, đóng góp ý kiến giúp em xây dựng đồ

án đi đúng hướng với đề tài đã lựa chọn.
Trên thế giới hiện nay, hai căn bệnh rất phổ biến ở giới trẻ là “thừa cân” và “béo phì”,
và ở Việt Nam, số người mắc hai căn bệnh này ngày càng tăng. Lý do chính đầu tiên
là chế độ ăn uống thiếu khoa học, ưa thích những đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ
ăn nhanh, thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường, khi nạp vào cơ thể những chất trên, cơ
thể mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa. Lý do thứ hai là lười vận động, khi cơ thể nạp
vào quá nhiều Calo từ những đồ ăn trên, nếu bạn không vận động để đốt cháy bớt
lượng Calo đó, theo thời gian lượng Calo chênh lệch giữa tiêu thụ và đốt cháy sẽ tăng
thêm, chất béo không được tiêu thụ và bạn sẽ bị “thừa cân” và lâu ngày sẽ dẫn đến
“béo phì”.
Nhận thức được vấn đề trên, em đã nảy ra ý định xây dựng một Website hỗ trợ giảm
cân, để người dùng có thể truy cập và sử dụng mọi lúc, mọi nơi, nắm bắt được tình
trạng cơ thể hiện tại của mình như thế nào.
Khi mới bắt tay vào thực hiện đề tài, gặp rất nhiều khó khăn về cách định hướng các
chức năng của đồ án, cũng như đối tượng người dùng, cách hoạt động của Website,
nhưng với sự hỗ trợ nhiệt tình của Cơ đã giúp em vượt qua các vấn đề khó khăn trong
q trình thực hiện. Em sẽ ghi nhớ các kiến thức mà cô đã chỉ dạy để phát triển thêm
đồ án, áp dụng vào các dự án khác trong tương lai.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn đến Cô Nguyễn Thị Thanh Trúc, chúc Cô thật
nhiều sức khỏe, thành công trong sự nghiệp.
4


5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Béo phì và thừa cân là hai trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở nhiều quốc gia trên
thế giới, hai vấn đề này khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc phải các bệnh mãn tính như:

tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp cao, ung thư…… Nhiều người béo phì đang tìm kiếm
giải pháp giảm cân, cải thiện sức khỏe của mình để có một cơ thể khỏe mạnh.
Trong một thời kỳ internet phát triển, phổ biến như hiện nay, người bệnh có thể tự tìm
cho mình một chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp, với thể trạng để tự giảm cân tại nhà thông
qua các ứng dụng trên điện thoại, hoặc Website trên máy tính.
Việc xây dựng một Website, hoặc ứng dụng hỗ trợ giảm cân có thể tác động trực tiếp
đến cộng đồng bằng cách giúp đỡ người dùng giảm cân, đây là một giải pháp tiện lợi và khả
thi, người dùng có thể truy cập Website, ứng dụng mọi lúc mọi nơi, sử dụng các tính năng
của Website, ứng dụng để theo dõi, tự tạo một lộ trình giảm cân phù hợp với thể trạng của
mình.
Nắm bắt được nhu cầu cần thiết trên, nhóm em đã tiến hành xây dựng một Website để
người dùng có thể truy cập nhanh chóng, tham khảo các chế độ ăn uống của các chuyên gia
dinh dưỡng, các món ăn, bài tập của Website, để tự tạo một kế hoạch của riêng mình, theo
dõi quá trình thực hiện kế hoạch đó, cập nhật cân nặng sau mỗi kế hoạch, để thay đổi khẩu
phần ăn và cách tập luyện phù hợp hơn cho các kế hoạch tiếp theo.

1.2. Mục tiêu đề tài
Xây dựng Website có giao diện thân thiện với người dùng, bố cục hợp lý, dễ sử dụng,
lược bỏ các tính năng khơng cần thiết, sử dụng hết điểm mạnh của các công nghệ áp dụng
trong Website:


Từ thông tin cân nặng, chiều cao người dùng cung cấp, tính lượng Calo cần nạp , cần
đốt cháy để giảm cân, hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt.



Người dùng có thể tự đăng tải, món ăn, bài tập của riêng mình lên Website




Cho phép đánh giá về độ hiệu quả của kế hoạch, bài tập



Có thể theo dõi q trình thực hiện, điều chỉnh kế hoạch

6




Cung cấp một thực đơn phong phú phù hợp với người Việt Nam



Hỗ trợ tìm kiếm với bộ lọc trong thực đơn, bài tập

1.3. Đối tượng sử dụng
Đề tài hướng đến hai nhóm đối tượng chính:


Người dùng: sử dụng các kế hoạch có sẵn của chuyên gia dinh dưỡng, hoặc tự tạo kế
hoạch của riêng bản thân mình.



Chuyên gia dinh dưỡng: đưa ra các kế hoạch, món ăn, bài tập, đánh giá độ hiệu quả,
để người dùng tin tưởng, tham khảo và sử dụng.


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Các hướng nghiên cứu của đề tài:


Tìm hiểu kiến trúc MERN Stack



Thiết kế thử nghiệm các màn hình, chức năng bằng Figma



Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc chuyển hóa năng lượng trong cơ thể



Xây dựng các chức năng cơ bản và cần thiết cho ứng dụng



Tìm hiểu vể các chỉ số BMI, BMR, PAL của cơ thể

7


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÔNG NGHỆ
2.1 . Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Chỉ số BMR, BMI, PAL
a. Chỉ số BMR
Khái niệm:

- Tốc độ trao đổi chất cơ bản BMR (viết tắt của Basal Metabolic Rate) là lượng năng lượng
trên một đơn vị thời gian mà một người cần giữ cho cơ thể hoạt động ở trạng thái nghỉ ngơi,
một trong những hoạt động đó là: thở, tuần hồn máu, co cơ……. . Chỉ số BMR ảnh hưởng
đến tốc độ mà một người đốt cháy calo và có thể dự đốn rằng liệu người đó có duy trì, tăng
hoặc giảm cân hay không. Chỉ số BMR chiếm khoảng 60 đến 75% chi tiêu calo hằng ngày
của một người.
Cách tính:
- Một trong những phương pháp phổ biến để tính chỉ số BMR là sử dụng phương trình
Harris-Benecdit, phương trình này có thể được sử dụng để hỗ trợ giảm cân bằng cách giảm
số lượng Calo tiêu thụ dưới mức chỉ số BMR tính được.
Phương trình Harris-Becnedit:
Với đàn ơng: BMR=[10 x trọng lượng (kg)] + [6,25 x chiều cao(cm)] – [5 x tuổi ( năm)] + 5
Với phụ nữ: BMR=[10 x trọng lượng (kg)] + [6,25 x chiều cao(cm)] – [5 x tuổi ( năm)] -161
(phương trình này được sửa đổi lần cuối cùng vào năm 1990 bởi Miffin và St Joer, và trở nên
phổ biến nhất)
b. Chỉ số BMI
Khái niệm:
- Chỉ số khối cơ thể BMI viết tắt của (Body Mass Index), là một cách nhận định cơ thể của
một người là gầy hay béo bằng một chỉ số. BMI có thể được tính theo cơng thức hoặc chiếu
theo bảng tiêu chuẩn của WHO.
Cách tính:
- BMI được tính bằng trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc
cm).

8


W: khối lượng của người đó(tính bằng kg)
H: chiều cao của người đó (tính bằng m)
Bảng phân loại theo chỉ số BMI của WHO:

Phân loại cho người Châu Âu:

Phân loại cho người Châu Á – Thái Bình Dương

c. Chỉ số PAL
Khái niệm:
9


- Mức độ hoạt động thể chất PAL( viết tắt của Physical Activities Level) là một chỉ số thể
hiện hoạt động thể chất hàng ngày của một người dưới dạng số và được sử dụng để ước tính
tổng chi tiêu năng lượng của một người. Khi kết hợp nó với chỉ số BMR, ta có thể tính được
năng lượng thực phẩm mà một người cần tiêu thụ để duy trì một lối sống.
Cách tính:
-Hiện tại vẫn chưa có cơng thức cụ thể, và chính xác để tính được chỉ số PAL, nhưng ta có
một cơng thức liên hệ giữa chỉ số PAL và BMR để tính được lượng thực phẩm cần tiêu thụ để
duy trì lối sống, hoặc tăng, giảm cân.

Trong đó: TEE là tổng chi tiêu năng lượng của người đó
BMR: tỷ lệ trao đổi chất cơ bản
PAL: mức độ hoạt động thể chất
Bảng tham khảo về chỉ số PAL cho một vài hoạt động:

(Bảng số liệu này chỉ là tham khảo, bởi mỗi người có một cách vận động khác nhau, tùy vào
tình trạng của cơ thể)
d. Áp dụng vào đề tài:
- Những người giảm cân hoặc có kế hoạch giảm cân, theo các nghiên cứu, cứ 1kg cân nặng
thì cần tạo ra 7700 Calo thâm hụt (lượng Calo tiêu thụ lớn hơn lượng Calo nạp vào), hay cứ
một 1000 Calo thì sẽ giảm 0.13kg
- Dựa vào 3 chỉ số cơ bản trên, trước khi bắt đầu tạo kế hoạch giảm cân, người dùng sẽ cần

phải cập nhật cân nặng, chiều cao của bản thân (2 chỉ số này có thể thay đổi được). Website
sẽ tính chỉ số BMI, BMR, PAL, để xác định là người đó đang ở trong tình trạng nào dựa vào
bảng phân loại của WHO. Trong quá trình tạo kế hoạch cho từng ngày, Website sẽ tính tổng
Calo thâm hụt cho bạn, gợi ý lượng Calo phù hợp cho từng ngày.
10


2.2. Cơng nghệ sử dụng
2.2.1. Ngơn ngữ lập trình

Giới thiệu về Javascript
Javascript là một ngơn ngữ lập trình thơng dịch được phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu.
Javascript nhẹ và hoạt động đa nền tảng và đa mơ hình. Nó được sử dụng phổ biến trong việc
lập trình các ứng dụng Web và là một phần quan trọng của các công nghệ như HTML, CSS
và các thư viện và framework như React, Angular, Vue
Lý do sử dụng Javascript:
-

Hỗ trợ các kiểu dữ liệu động, hàm bậc cao, xử lý bất đồng bộ

-

Có cộng đồng phát triển mạnh mẽ

-

Client-side: cung cấp cho người dùng nhiều lợi thế hơn

-


Tương tác Server ít hơn

2.2.2. Cơ sở dữ liệu

11


Giới thiệu về MongoDB
MongoDB là một cơ sở dữ liệu phi quan hệ , mã nguồn mở được thiết kế để lưu trữ và truy
vấn dữ liệu bán cấu trúc hoặc khơng cấu trúc. MongoDB sử dụng mơ hình lưu trữ dữ liệu
JSON, cho phép lưu trữ dữ liệu dưới dạng tài liệu có thể chứa các trường và giá trị tùy ý.
MongoDB được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng Web, IOT, và các ứng dụng đòi hỏi khả
năng mở rộng và tốc độ truy vấn nhanh.
Lý do sử dụng MongoDB
-

Mơ hình dữ liệu linh hoạt

-

Tốc độ truy vấn nhanh

-

Khả năng mở rộng, tùy biến cao

-

Hỗ trợ các tính năng sharding và replication


-

Lập trình dễ dàng

12


Giới thiệu về Cloudinary
Cloudinary là một dịch vụ đám mây cung cấp các tính năng về quản lý, xử lý và lưu trữ hình
ảnh và video trên Web, phân phối nội dung và quản lý tài nguyên đa phương tiện. Cloudinary
là một giải pháp đáng tin cậy và phổ biến cho việc quản lý, xử lý hình ảnh và video trên đám
mây, và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng Web, di động và thương mại điện tử.
Lý do sử dụng Cloudinary
-

Xử lý hình ảnh và video: Cloudinary cho phép bạn xử lý hình ảnh và video trên đám
mây, bao gồm chuyển đổi định dạng, cắt, xoay, thu phóng và tạo ảnh động, tăng tốc
độ video, phân tích nội dung video

-

Giảm thiểu chi phí lưu trữ, quản lý tài nguyên đa phương tiện

-

Tối ưu hóa ảnh và video làm giảm thời gian tải trang và tăng trải nghiệm người dùng

-

API và SDK : tích hợp ứng dụng Web, di động cho phép tùy chỉnh các tính năng


2.2.3. Thư viện và Framework
a. ReactJS

13


Giới thiệu về ReactJS
ReactJS là một thư viện JavaScript mã nguồn mở được sử dụng để xây dựng các giao diện
người dùng động và tương tác trên Web. ReactJS được phát triển bởi Facebook và được sử
dụng trong các ứng dụng Web lớn như Facebook, Instagram, Netflix và Airbnb. ReactJS sử
dụng mơ hình component để xây dựng giao diện người dùng. Mỗi component là một đối
tượng độc lập, có thể tái sử dụng, và chứa một phần của giao diện. Bằng cách sử dụng các
component, ReactJS cho phép xây dựng các giao diện phức tạp bằng cách kết hợp các
Component.
Lý do sử dụng ReactJS:
-

Có một cộng đồng mạnh mẽ với nhiều tài liệu, framework hỗ trợ

-

Tích hợp dễ dàng với các cơng nghệ khác : HTML, CSS, JavaScript

-

Có thể kết hợp các thư viện và framework khác như: React Router, Redux, ….

-


Hỗ trợ tính năng Virtual DOM: tối ưu hóa hiệu suất , tăng tốc cập nhật người dùng

b. NodeJS

14


Giới thiệu về NodeJS
NodeJS là một nền tảng phát triển mã nguồn mở được xây dựng trên nền tảng V8 Javascript
Engine của Google, cho phép chạy mã JavaScript trên máy chủ. NodeJS cho phép lập trình
viên sử dụng JavaScript để phát triển ứng dụng máy chủ và ứng dụng Web động và các ứng
dụng đa nền tảng khác. Nó cũng có một cộng đồng phát triển mạnh mẽ với nhiều thư viện và
module hỗ trợ cho việc phát triển ứng dụng NodeJS
Lý do sử dụng NodeJS
-

Khả năng xử lý các yêu cầu ở chế độ không đồng bộ tăng tốc độ xử lý ứng dụng

-

Có thể sử dung module để tách code thành các phần nhỏ hơn, giúp dễ dàng quản lý
và tái sử dụng code

-

Có thư viện mạnh mẽ

-

Tích hợp dễ dàng với các công nghệ khác: MongoDB, ExpressJS, ReactJS


c. ExpressJS

Giới thiệu về ExpressJS
ExpressJS là một framwork của NodeJS mã nguồn mở và phổ biến nhất hiện nay. Nó được sử
dụng để phát triển các ứng dụng Web động và API , ExpressJS hỗ trợ xử lý đường dẫn và
yêu cầu HTTP cho phép lập trình viên xây dựng các ứng dụng Web nhanh chóng và dễ dàng
Lý do sử dụng ExpressJS
-

Cho phép lập trình viên xử lý yêu cầu và phản hồi trước khi chúng được xử lý bởi
các route của ứng dụng với Middleware

-

Tích hợp dễ dàng với các công nghệ khác: ReactJS, MongoDB,..
15


-

Có một cộng đồng lớn với nhiều tài liệu thư viện, framework hỗ trợ cho việc phát
triển ứng dụng

2.2.4. Kiểm thử

Giới thiệu về Postman
-

Postman là 1 ứng dụng REST Client, dùng để thực hiện test, gửi các request, API mà

không cần sử dụng browser

-

Gọi Rest API mà không cần viết bất kỳ dòng code nào

-

Hỗ trợ mọi phương thức bao gồm: POST, PUT, DELETE, GET, ….

-

Cho phép lập trình viên lưu lại lịch sử của các lần Request nên vô cùng tiện lợi

Lý do sử dụng Postman
Postman được sử dụng song song với việc lập trình APIs của hệ thống, nhằm có thể kiểm thử
ngay sau khi lập trình mà không cần kết nối trước với GUI và thực hiện các thao tác.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
3.1. Phân tích kiến trúc hệ thống
Ứng dụng được xây dựng dựa trên MERN Stack: là một bộ công cụ phát triển ứng dụng
web tồn diện , bao gồm các cơng nghệ MongoDB, Express, React, Node.js. Ngồi ra cịn có
thêm framework Bootstrap hỗ trợ React trong việc bố cục các màn hình, và thư viện
Mongoose giúp tương tác giữa Nodejs và MongoDB.

16


Hệ thống của Website được chia thành 3 tầng ứng dụng: tầng frontend, backend và
database.

Ở tầng database, ứng dụng sử dụng cơ sở dữ liệu MongoDB để lưu trữ thông tin như
(họ tên , ngày sinh, số điện thoại, tài khoản….) của người dùng, (thông tin về thực đơn, bài
tập, kế hoạch…). Cloudinary hỗ trợ quản lý và hiển thị hình ảnh lên tầng front-end.
Ở tầng back-end, Website sử dụng NodeJS và ExpressJS làm công cụ xây dựng các
Rest API phục vụ cho ứng dụng, nhận các yêu cầu từ tầng front-end, thông qua thư viện
Mongoose, lấy dữ liệu từ tầng database và phản hồi lại yêu cầu một cách nhanh chóng.
Ở tầng front-end, ReactJS là nền tảng chính để xây dựng các màn hình phù hợp với
người dùng, Bootstrap hỗ trợ bố cục giao diện một cách nhanh chóng, khơng mất nhiều thời
gian.

3.2. Phân tích u cầu hệ thống

Các yêu cầu chức năng:
 Đăng ký: Trước khi bắt đầu sử dụng ứng dụng, người dùng bắt buộc phải đăng ký
tài khoản để đăng nhập.

 Đăng nhập: Sau khi đăng ký và sở hữu một tài khoản của riêng mình, người dùng
có thể đăng nhập vào ứng dụng và bắt đầu “giảm cân”
17


 Tạo món ăn, bài tập, kế hoạch: Mặc định trong ứng dụng, sẽ có sẵn thực đơn,
các bài tập, kế hoạch gợi ý, người dùng có thể xem, bình luận, đánh giá, tham khảo.
Nếu bạn có sở thích ăn uống của riêng mình, bạn hồn tồn có thể tự tạo món ăn, bài
tập, kế hoạch để sử dụng cho riêng mình.

 Theo dõi kế hoạch: Bạn có thể tự theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, theo từng
ngày, từng bữa sau khi bắt đầu thực hiện. Nếu cảm thấy kế hoạch chưa phù hợp, bạn
có thể tùy chỉnh lại số ngày, bữa ăn, bài tập cho phù hợp.


 Đánh giá món ăn, bài tập, kế hoạch: Đánh giá độ hiệu quả của bài tập, món
ăn, kế hoạch dựa vào phần bình luận và đánh giá số sao ( 1 đến 5).

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG
4.1. Thiết kế use case
4.1.1. Sơ đồ use case
Dưới đây là sơ đồ use case mơ tả tồn bộ các chức năng của hệ thống. Đầu tiên là sơ đồ tổng
quan. Tiếp theo sau sơ đồ tổng quan là sơ đồ use case chi tiết trong các use case tổng quan.
18


19



×