Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

tổng quan mạng viễn thông tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.46 KB, 61 trang )

SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Phần 1:
TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG TỈNH TRÀ VINH

Xuất phát từ nhu cầu phát triển của mạng lưới viễn thông tỉnh Trà Vinh những
năm gần đây tăng cao nên mạng lưới viễn thông Trà Vinh được sự đầu tư của Tổng
cục Bưu Điện,Tổng Công Ty (nay là tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông) cho thi công lắp
đặt thành công và phủ rộng khắp 7 huyện và thị xã với 2 hệ thống chuyển mạch là tổng
đài TDX-1B và tổng đài EWSD. Hai hệ thống này được lắp đặt và phân bố phù hợp
theo dung lượng sử dụng và quản lý tập trung cho từng khu vực, nhưng vẫn đáp ứng
nhu cầu sử dụng và các dịch vụ khác nhằm phục vụ cho khách hàng vùng sâu, vùng
xa và toàn tỉnh.
• Tổng đài EWSD : được lắp đặt tại thị xã Trà Vinh.
• Tổng đài TDX-1B : được lắp đặt tại huyện Càng Long.
Trà Vinh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu ở hạ lưu sông Cửu Long có diện tích
tự nhiên là 2.329Km
2
,khoảng 100.0000 người, bờ biển dài 65Km nối liền cửa sông
Tiền và sông Hậu.
Giao thông thủy bộ rất thuận lợi cho việc lưu thông các thông tin liên lạc.
1. Cấu hình chuyển mạch : hệ thống chuyển mạch EWSD
1.1. Hệ thống host 1: là hệ thống tổng đài EWSD, phiên bản phần mềm V.15
được lắp đặt tại Công ty Điện Báo Điện Thoại số 70 Hùng Vương-phường 4-thị xã Trà
Vinh.
Host 1 đấu nối với dung lượng lắp đặt là 125.000 lines, tổng dung lượng là
60.000 lines.
STT LOẠI TỔNG ĐÀI VỊ TRÍ DUNG LƯỢNG
1 Host Thị Xã Trà Vinh 8.672 lines
2 RSU Phường 7 6.096 lines
3 RSU Phường 6 3.136 lines
4 RSU Long Đức 1.408 lines


5 RSU Phường 8 1.888 lines
6 RSU Hòa Thuận 1.840 lines
7 RSU Lương Hoà 1.280 lines
8 RSU Mỹ Chánh 1.632 lines
-1-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
9 RSU Phước Hảo 1.712 lines
10 RSU ĐVT Châu Thành 2.832 lines
11 RSU ĐTV Trà Cú 2.256 lines
12 RSU Phước Hưng 1.702 lines
13 RSU Đại An 2.576 lines
14 RSU Đôn Xuân 1.696 lines
15 RSU An Quãng Hữu 1.472 lines
16 RSU Long Hiệp 1.184 lines
17 RSU Lưu Nghiệp Anh 912 lines
18 RSU ĐTV Cầu Ngang 3.072 lines
19 RSU Kim Hòa 1.280 lines
20 RSU Vinh Kim 1.712 lines
21 RSU Mỹ Long 2.704 lines
22 RSU Nhị Trường 1.376 lines
23 RSU Hiệp Mỹ 1.104 lines
24 RSU Thạnh Hòa Sơn 672 lines
25 RSU Long Sơn 1.440 lines
26 RSU ĐTV Tiểu Cần 2.816 lines
27 RSU Ngãi Hùng 1.888 lines
28 RSU Hiếu Tử 1.744 lines
29 RSU Cầu Quang 3.072 lines
30 RSU ĐTV Duyên Hải 2.816 lines
31 RSU Dân Thanh 1.104 lines
32 RSU Long Hữu 1.616 lines

33 RSU Long Vĩnh 1.104 lines
34 RSU Long Khánh 1.616 lines
35 RSU Trường Long Hòa 768 lines
36 RSU Hiệp Thạnh 848 lines
-2-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
37 RSU Ngũ Lạc 1.536 lines
38 RSU Tập Sơn 1.024 lines
39 RSU Long Hải 896 lines
40 RSU Song Lộc 512 lines
41 RSU Cầu Kè 640 lines
42 RSU Cầu Ngang 256 lines
43 RSU Ninh Thới 512 lines
44 RSU Tân Quý 512 lines
1.2. Hệ thống host 2: là tổng đài TDX-1B được lắp đặt tại thị trấn Càng Long,
huyện Càng Long.
Host 2 đấu nối đến 14 trạm vệ tinh, với dung lượng lắp đặt là 17.664 lines
và dung lượng sử dụng là 11.000 lines.
STT LOẠI TỔNG ĐÀI VỊ TRÍ DUNG LƯỢNG
1 Host Càng Long 3.840 lines
2 RSS Cầu Kè 2.752 lines
3 RSS An Trường 1.280 lines
4 RSS Tân An 2.048 lines
5 RSS Bãi Xan 1.024 lines
6 RSS An Phú Tân 1.024 lines
7 RSS Bình Phú 1.024 lines
8 RSS Phong Phú 1.024 lines
9 RSS Phương Thạnh 1.024 lines
10 RSS Thạnh Phú 768 lines
11 RSS Nhị Long 1.280 lines

12 RSS Huyền Hội 922 lines
13 RSS An Trường 1.280 lines
14 RSS Phong Thạnh 1.728 lines
-3-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2. Cấu hình truyền dẫn:
Truyền dẫn quang: ở trạm Host chia làm 7 tuyến (7 vòng):
• Vòng 1: cấu hình vòng Ring tuyến Trà Vinh-Cầu kè (TV11)

• Vòng 2: tuyến Trà Vinh-Tiểu Cần-Càng Long (TV12)

• Vòng 3: tuyến Trà Vinh-Cầu Kè-Càng Long (TV13)
-4-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp

• Vòng 4: cấu hình vòng Ring tuyến Trà Vinh (TV21)

• Vòng 5: các trạm Bưu cục hướng Trà Vinh-Trà Cú-Duyên Hải (TV22)

• Vòng 6: tuyến Cầu Ngang-Trà Cú
-5-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp

• Vòng 7: vòng Ring STM-4 tuyến CN-DH-TC-CT

Chương 1: MẠNG CHUYỂN MẠCH
-6-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
I. Tổng quan về tổng đài EWSD:
1. Giới thiệu về tổng đài EWSD:

I.1. Kiến trúc hệ thống:
- Hệ thống chuyển mạch số EWSD là hệ thống chuyển mạch linh hoạt
cho mạng truyền thông công cộng.
- Trong tổng đài gồm có 3 phần chính:
 Phần cứng: gồm các phân hệ: DLU, LTG, SN, CCNC, CP.
 Phần mềm: bao gồm hệ điều hành và phần mềm người dùng.
 Đơn vị vật lý: gồm những mạch in và bộ đấu dây cho phép lắp đặt
nhanh và linh hoạt trong việc bảo dưỡng, nâng cấp.
I.2. Những ứng dụng của EWSD:
- Tổng đài nội hạt: các thuê bao kết nối vào các giá DLU có thể là thuê
bao tương tự hay thuê bao số. DLU có thể lắp đặt ở xa và có thể sử dụng các
đường truyền dẫn số nối với trạm chính, khả năng tối đa cho tổng đài nội hạt là
250.000 thuê bao.
- Tổng đài quá giang: thực hiện chuyển tiếp quá giang cho các cuộc gọi
với khả năng tối đa là 60.000 trung kế gọi đi, gọi đến và trung kế 2 chiều.
- Tổng đài gateway quốc tế: dùng để kết nối liên lạc quốc tế, bù tiếng
dội trên các đường truyền và có khả năng nối đến vệ tinh.
- Trung tâm chuyển mạch di động: đáp ứng đối với mạng có cấu trúc
kiểu tế bào, thực hiện chuyển đổi một cách tự động toàn bộ các thông tin liên
quan.
- Tổng đài nông thôn: phục vụ cho các vùng dân cư thưa thớt, dung
lượng tối đa là 7.500 thuê bao.
- Khả năng sử dụng hệ thống báo hiệu số 7: được thực hiện nhờ việc
sử dụng bộ điều khiển báo hiệu kênh chung CCNC.
- Khả năng sử dụng trong mạng ISDN: cho phép đấu nối nhiều loại hình
dịch vụ khác nhau trên cùng một mạng chung nhằm giảm giá thành xây dựng
cho mạng, cho phép đấu nối các thuê bao Analog và Digital.

2. Cấu trúc tổng quát :
Hệ thống tổng đài EWSD được phân chia ra làm 4 phần chính: Truy nhập

(Access), Báo hiệu (Signalling), Điều khiển (Control), Chuyển mạch (Switching).
-7-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.1. Hệ thống truy nhập Access bao gồm:
 Khối giao tiếp đường dây thuê bao DLU (Digital Line Unit): đảm nhận
việc kết nối giữa các đường dây thuê bao cả tương tự lẫn thuê bao số và nó
cũng được kết nối tới LTG.
 Nhóm đường dây trung kế LTG (Line/Trunk Group): nó không những
đảm nhận việc kết nối tới DLU mà còn kết nối tới tổng đài khác và DSB
(Digital Switch Broards).
2.2. Hệ thống chuyển mạch SN (Switching Network): đảm nhận việc kết nối
thông suốt giữa 2 thuê bao tham gia cuộc gọi.
2.3. Hệ thống báo hiệu Signalling bao gồm:
 Bộ điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC (Common Channel
Signalling Network Controller): sử dụng cho mạng báo hiệu số 7.
 Bộ điều khiển hệ thống mạng báo hiệu SSNC (Signalling System
Network Controller): đảm nhận việc điều khiển báo hiệu bên trong tổng đài và
thuê bao.
2.4. Hệ thống Điều khiển bên trong tổng đài bao gồm:
Bộ xử lý điều phối CP (Coordinary Processor): điều khiển và phân phối
xử lý đến các bộ xử lý khác bên trong tổng đài.
 Bộ nhớ mở rộng EM (External Memory).
Thiết bị vận hành và bảo dưỡng OMT (Operation and Maintanance
Terminal): thực hiện giao diện người-máy phục vụ cho việc vận hành và bảo
dưỡng tổng đài.
Bảng hệ thống SYP (System Panel): phục vụ cho việc vận hành và cảnh
báo lỗi trong tổng đài.
Bộ đệm bản tin MB (Message Buffer): phục vụ cho việc trao đổi thông tin
giữa các bộ phận bên trong tổng đài.
-8-

SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ tạo xung đồng hồ trung tâm CCG (Central Clock Generator): tạo
xung đồng hồ cho việc hoạt động đồng bộ bên trong tổng đài.
3. Khối giao tiếp thuê bao DLU:
- DLU dùng để kết nối với đường dây thuê bao analog, đường dây thuê
bao số,tổng đài PBX dung lượng nhỏ và module giao diện V5.1
- Thể loại đường dây thuê bao analog mà DLUB có thể kết nối là đường
dây thuê bao quay số bằng xung, ấn phím DTMF, PBX analog dung lượng nhỏ…
- Thể loại đường dây thuê bao số mà DLUB có thể kết nối là đường dây
thuê bao sử dụng dịch vụ ISDN (ISDN BA).
- DLU kết nối đến LTG có thể bằng 2, 3 hoặc 4 luồng 2Mbps gọi là đường
truyền số sơ cấp PDC (Primary Digital Carrier).
- Kết nối giữa DLU và LTG có thể là đấu thẳng hay đấu chéo, để đảm bảo
an toàn nên DLU thường đấu chéo đến LTG.
- Đơn vị chức năng trung tâm trong DLUB được nhân đôi và tạo thành hệ
thống DLU0 và DLU1. Một hệ thống DLU gồm có:
 Khối điều khiển cho DLU (DLUC).
 Đơn vị giao tiếp số cho DLU (DIUD).
 Bộ tạo đồng hồ DLUB (GCG).
 Bộ phân phối bus (BD)
Cấu trúc và chức năng của DLUB


-9-
to
LTG
Control Bus
0/1
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3.1. Khối điều khiển cho DLU (DLUC):

DLUC điều khiển phối hợp các chức năng bên trong của DLU và phân phối
tín hiệu từ đường dây thuê bao về phía tổng đài và ngược lại. Để đảm bảo tin
cậy và tăng tốc độ thì trong DLU có 2 DLUC. Chúng làm việc 1 cách độc lập và
chia sẻ tải cho nhau do đó khi 1 DLUC bị lỗi thì DLUC còn lại sẽ hoạt động và
thay thế DLUC bị hỏng. Mỗi DLUC sẽ đáp ứng 2 luồng PDC (60 kênh user và 1
kênh báo hiệu).
3.2. Đơn vị giao tiếp số cho DLU (DIUD hay DIU:LDID):
DIUD có 2 giao tiếp cho việc kết nối 2 luồng PCM30 PDC. PDC là liên kết
giữa DLU và LTG. Còn DIU:LDID thì có giao tiếp 4.096Kbps để kết nối DLU đến
LTG. Kết nối này được thông qua đường dây đồng đối xứng. Với DIU:LDID thì
60 kênh user và 1 kênh báo hiệu được truyền qua 1 PDC 4.096Kbps.
DIUD tập hợp bản tin thông tin điều khiển từ kênh 16 của PDC và chuyển
tiếp nó đến DLUC. Ở hướng ngược lại bản tin thông tin điều khiển đến từ DLUC
được chèn vào kênh 16 của cùng PDC và sau đó được chuyển tới LTG. Và với
DIU:LDID thì kênh báo hiệu là 32.
DIUD hay DIU:LDID còn định ra giao tiếp giữa những kênh của mạng
thông tin user 4096 Kbps với các kênh của tuyến 2 hoặc 4Mbps đến LTG. Thông
tin user được phân phối đến môđun đường dây thuê bao (SLM) hoặc chuyển
tiếp chúng đến LTG qua bus 4096Kbps .
3.3. Bộ tạo đồng hồ cho DLUB (GCG):
Để đảm bảo độ an toàn, GCG được nhân đôi, cả 2 bộ CGC hoạt động theo
chế độ master/slave. Khi hoạt động bình thường thì bộ master sẽ ở trạng thái
active, nó xác định tín hiệu định thời cho cả hệ thống DLU, còn bộ slave sẽ ở
trạng thái standby, nếu bộ master bị sự cố thì hệ thống chuyển mạch sẽ chuyển
sang bộ slave.
DIUD sau khi nhận được đồng hồ 2.048Khz LCLK (Line Clock) và tín hiệu
khung 4Khz LFS (Line Frame Signal) của đường PDC kết nối với LTG sẽ chuyển
cả 2 tín hiệu này đến bộ tạo đồng hồ GCG. GCG sẽ tái tạo lại những tín hiệu này
thành đồng hồ hệ thống CLK 4.096Khz và tín hiệu đồng bộ khung FS 8Khz
(Frame synchronous signal), rồi gởi cả 2 tín hiệu này trở ngược về DIUD. Nhờ

bộ phân tuyến BD mà DIUD cung cấp đồng hồ hệ thống CLK 4Khz và tín hiệu
đồng bộ khung FS 8Khz đến các module đường dây thuê bao SLM và các đơn vị
chức năng như: SASC, EMSP, ALEX, TU.

3.4. Bộ phân phối bus (BD):
-Bộ phân phối bus dùng để kết nối các đơn vị ngoại vi (các môđun đường
dây thuê bao SLM ,SASC, EMSP, TU, ALEX) với các đơn vị chức năng trung
tâm trong DLU (DLUC, DIUD, GCG) thông qua hệ thống bus (bus điểu khiển,
bus dữ liệu và bus phát hiện xung đột).
-10-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-Mỗi BD được chỉ định phục vụ cho 1 trong 2 hệ thống DLU (DLU0 hoặc
DLU1), chẳng hạn như BD ở self 0 và self 2 phục vụ cho DLU0 thì BD ở self 1
và self 3 phục vụ cho DLU1.
-Trong 1 nữa hệ thống DLU thì mỗi BD phục vụ cho 32 module đường dây
thuê bao SLM.
Các loại bus:
 Bus điều khiển: Mang thông tin điều khiển như báo hiệu đường dây thuê
bao hay câu lệnh từ DLUC đến SLM, tín hiệu đường dây thuê bao và bản tin.
Bus điểu khiển hoạt động ở tốc độ 187,5Kbps ở cả 2 hướng và tốc độ dữ liệu
hiệu dụng là 136Kbps.
 Bus dữ liệu: Mang thông tin thoại và dữ liệu đến SLM và từ SLM đi. Mỗi
bus có 64 kênh mỗi kênh có tốc độ là 64Kbps (64x64=4.096Kbps).
 Bus phát hiện xung đột: Gồm 2 bus hoạt động song song với bus dữ
liệu, thích hợp cho các module đường dây thuê bao số hoặc module giao diện
V5.1 được dùng để ngăn chặn các thuê bao truy cập cùng lúc trên 1 bus, kênh
báo hiệu D được dùng để truyền dữ liệu.
Các môđun đường dây thuê bao.
 Môđun đường dây thuê bao tương tự (SLMA)
SLMA:FPE được dùng cho DLUB và DLUD bao gồm 16 mạch giao tiếp

với đường dây thuê bao tương tự và 1 đơn vị điều khiển chung với bộ vi xử lí
(SLMCP). SLMA:FPE không yêu cầu RGB và MGB, những chức năng đó đã
được thực hiện trên chính môđun này. SLMA:FPE thay thế cho vài loại SLMA
cũ như SLMA:COS, SLMA:CSR, SLMA:CMRL.
SLMA:ITF/SLMA:ITM thay thế cho SLMA:FPE chuẩn và đơn vị kiểm tra.
Những chức năng được thực hiện bởi đơn vị kiểm tra sẽ được thi hành trong
mạch đường dây thuê bao (ILTF-SLCA) của SLMA. Nói cách khác mỗi mạch
đường dây thuê bao tự thực hiện chức năng kiểm tra, nó kiểm tra đường dây
và kiểm tra đầu cuối thuê bao.
SLMA còn có các chức năng đặc biệt sau:
 Direct-inward-dialing (SLMA:DID) với 8 mạch đường dây thuê bao.
 Đường dây hội nghị (SLMA:TPL) với 4 mạch đường dây thuê bao cho
việc kết nối 8 thuê bao qua tương tác cá nhân.
 Điện thoại khẩn cấp (SLMA:FPS) với 4 mạch đường dây thuê bao.
 Direct inward/outward dialing (SLMA:DIOD) với 4 mạch đường dây thuê
bao (báo hiệu bằng xung).
 SLMA còn thực hiện chức năng BORSCHT.
-11-
Analog
subscriber
line
SLMA:FPE
SLCA
Control part SLMCP
0
15
Test bus
Control bus 0
(DLUC0)
Control bus 1

(DLUC1)
4096-kbps bus 0
(DIUD0 or
DIU:LDID0)
4096-kbps bus 1
(DIUD1 or
DIU:LDID1)
to theTU
B
attery Supply
O
vervoltage Protection
R
inging
S
ignaling
C
oding
H
ybrid 2/4- Wire
T
esting
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Môđun đường dây thuê bao số (SLMD)
SLMD gồm có 8 hoặc 16 mạch đường dây thuê bao số SLCD. Mỗi SLCD
cung cấp 1 giao diện gồm 2 dây cho thuê bao ISDN BA. Nó có thể được sử
dụng để kết nối thuê bao ISDN hoặc tổng đài ISDN PBX. Có 2 loại SLMD để
giám sát việc mã hóa đường dây đó là mã hóa 2B1Q và 4B3T.

Những chức năng chính của SLMD:

• Bảo vệ quá áp.
• Cung cấp giao diện có tốc độ 2B+D (144Kbps) và 16 Kbps cho xung
đồng bộ.
• Triệt tiếng vọng cho cả hai hướng truyền trên 2 dây của đường dây thuê
bao số.
• Chuyển đổi 2 dây thành 4 dây và thích ứng với mã dường truyền trên
đường dây thuê bao.
• Ngăn chăn bản tin báo hiệu DSS1 từ gói dữ liệu X.25 của thuê bao.
• Bảo vệ việc truyền bản tin báo hiệu trên kênh D.
• Kiểm tra truy nhập đến đường dây thuê bao/mạch thuê bao.
-12-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Môđun giao tiếp qua giao diện V5.1 (SLMX)
Môđun SLMX được sử dụng để kết nối AN (Access Network) đến DLU.
SLMX cung cấp 2 giao diện V5.1 (V51IF). Những giao diện đó phù hợp về mặt
điện với giao tiếp PCM của DIU.
 Đơn vị kiểm tra (TU)
Đơn vị kiểm tra có thể được sử dụng để thực hiện chức năng kiểm tra và
đo thử đường dây và các môđun mạch dường dây (bao gồm đầu cuối đường
dây, đường dây thuê bao và mạch đường dây thuê bao).
Đơn vị đo thử gồm có 2 môđun đó là môđun kiểm tra chức năng (FMTU)
và môđun đo thử mạch đường dây (LCMM). Quá trình kiểm tra phải được thiết
lập bởi người điều hành và sử dụng thiết bị vận hành bảo dưỡng (OMT/BCT).
 Môđun SASC (Stand alone Service Control)
Nếu cả 2 DLUC đều mất tất cả các kênh báo hiệu đến LTG do đường
truyền bị lỗi (do PDC bị lỗi hoặc LTG bị lỗi) thì DLU vẫn có thể hoạt động được
trong trường hợp khẩn cấp. Chức năng này luôn hiện hữu trong tất cả các DLU
và nó được điều khiển bởi môđun điều khiển hoạt động khẩn cấp SASC.
Trong trường hợp khẩn cấp này môđun này sẽ điều khiển việc thiết lập 1
kết nối giữa các thuê bao của cùng 1 DLU và những thuê bao này là thuê bao

tương tự và thuê bao ISDN và cho phép quay số DTMF. Những kết nối cho
thoại được kết nối một cách nội bộ qua DLU.
Những chức năng chính của SASC gồm:
• Điều khiển thiết lập và giải tỏa cuộc gọi cho thuê bao trong 1 DLU.
• Điều khiển thiết lập và giải tỏa cuộc gọi cho thuê bao trong DLU khác
của RCU.
• Kết thúc hoạt động khẩn cấp khi kết nối giữa 1 DLUC và node mạng đã
được thiết lập lại.
• Kiểm tra cơ sở dữ liệu và cập nhật nó nếu cần thiết.
• Tiến hành các thủ tục kiểm tra phần cứng bên trong và tiến hành các
chức năng giám sát.
• Điều khiển các bộ thu mã.
 Môđun ALEX (External Alarm Set)
ALEX được sử dụng để chuyển tiếp những cảnh báo ngoài (như mất
nguồn) tới các node mạng. Vì vậy trong trường hợp 1 DLU ở xa thì không thể
kết nối các cảnh báo ngoài hệ thống đến hệ thống panel điều khiển (SYPC),
môđun cảnh báo ngoài được sử dụng.
Những chức năng của ALEX gồm :
• Nhận biết, lưu trữ và đánh giá trạng thái của những cảnh báo xung đột.
• Trao đổi dữ liệu giữa DLUC0 và DLUC1.
• Kiểm tra phần firmware của chính nó và kết thúc truyền thông với
DLUC nếu phần firmware bị lỗi được phát hiện.
• Kiểm tra phần cứng và ghi lại các lỗi phần cứng phát hiện được.
 Bộ tạo âm hiệu (RGB)
Với môđun đường dây thuê bao tương tự (SLMA) thì nó yêu cầu tín hiệu
rung chuông bên ngoài hoặc tín hiệu xung đồng bộ, có 2 bộ tạo âm hiệu được
-13-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
sử dụng. SLMA được truy nhập trực tiếp bởi RGB. RGB còn cung cấp áp rung
cho TU.

 Bộ tạo tín hiệu đo đạc (MGB)
Bộ tạo tín hiệu đo đạc bao gồm bộ chuyển đổi dòng điện trực tiếp kết nối
nối tiếp với bộ tạo dao động sóng sine và cung cấp xung cho SLMA với hệ
thống đo đạc bên ngoài (SLMA:TPL) và SLMA:FPE thì không yêu cầu MGB và
MGB chỉ cung cấp xung đo đạc cho SLMA.
4. Nhóm đường dây trung kế LTG:
-LTG là giao diện kết nối DLU và mạng chuyển mạch SN.
-Kết nối giữa LTG và SN là đường truyền số thứ cấp SDC có tốc độ truyền
8Mbps (giao diện đến SN được nhân đôi vì lí do an toàn), trên đường SDC này
có 127 khe thời gian (mỗi khe có tốc độ 64kbps) dùng để truyền thông tin, còn lại
1 khe dùng cho báo hiệu.
-LTG truyền và nhận thông tin thoại từ 1 trong 2 SN (SN0 và SN1), side 0 ở
trạng thái hoạt động active, side 1 ở trạng thái không hoạt động standby, nếu side
0 bị sự cố thì side 1 sẽ chuyển sang trạng thái active.

4.1. Nhiệm vụ xử lí cuộc gọi của LTG
 Nhận và phiên dịch những báo hiệu từ trung kế hoặc đường dây thuê
bao.
 Truyền báo hiệu.
 Truyền những âm hiệu nghe được.
 Truyền những bản tin đến bộ xử lý điều phối CP và nhận những lệnh từ
CP.
 Truyền và nhận những thông báo từ khối xử lý GP của các LTG khác.
 Truyền và nhận những yêu cầu của đơn vị điều khiển mạng báo hiệu
kênh chung CCNC.
 Điều khiển báo hiệu đến DLU, PA.
-14-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 So sánh tình trạng đường dây kết nối giao diện đến SN.
 Kết nối xuyên suốt cuộc gọi.

4.2. Cấu trúc phần cứng của LTG
Các loại LTG khác nhau về cơ bản có cùng cấu trúc bên trong, bao gồm
những đơn vị luận lí hay vật lí. Tùy vào loại LTG nào mà những đơn vị này có
thể tìm thấy trên những module phần cứng khác nhau.
 Bộ xử lí nhóm (Group Processor – GP): tổng hợp thông tin đến từ vùng
node mạng xung quanh với dạng thông tin bên trong hệ thống và điều khiển
tất cả các phần trong LTG .
 Bộ tạo xung nhóm (Group Clock Generator – GCG): GCG tạo cho LTG
những xung clock điều khiển mà nó yêu cầu. Bộ dao động trong GCG được
đồng bộ với tín hiệu nhận từ đồng hồ trong LUI thông qua vòng khoá pha.
 Khối giao diện liên kết (Link Interface Unit - LIU): kết nối LTG với SN kép
(SN0 và SN1). LIU chuyển đường ghép kênh 8Mbps từ GS thành 2 luồng
song song SDC 8Mbps nối đến SN. Ngược lại, nó nhận thông tin sử dụng từ
mạng chuyển mạch thông qua 2 đường song song SDC. LIU chọn dữ liệu từ
mạng chuyển mạch đang ở trạng thái chủ động và chuyển nó ngược trở về
GS. LIU đồng bộ thông tin trên SDC từ SN với hệ thống đồng hồ nội và cung
cấp xung 8.192Khz đến GCG. Nó lấy lệnh của CP từ kênh thông tin (TS0) và
đưa chúng trở về GP. Theo hướng ngược lại, LIU chuyển thông tin GP đến
CP. Sau mỗi kết nối được thiết lập, LIU kiểm tra sự kết nối thông suốt trong
SN với sự giúp đỡ của bộ kiểm tra chuyển mạch cuộc gọi (COC_cross-office
check) bằng cách bên LUI gọi gửi 1 chuỗi bít kiểm tra và được LUI của phía bị
gọi phản hồi lại. Nếu chuỗi bít gửi đi và nhận về giống nhau tức có 1 kết nối
chuyển mạch đến thuê bao được thiết lập.
 Điều khiển kết nối báo hiệu (Signaling Link Control - SILC): SILC có
chức năng như 1 bộ xử lý vào ra,được dùng để kết nối nhiều kênh báo hiệu
thông qua giao thức dùng cho truy cập DLU hay giao thức ở kênh D của
ISDN, những giao thức truyền dẫn dựa trên thủ tục HDLC.
Phía LTG, SILC thực hiện những chức năng lớp 2 của những giao thức
báo hiệu (đồng bộ, phát hiện lỗi, xử lý lỗi) và bằng cách đó bảo mật được
thông tin trao đổi giữa những đơn vị ngoại vi và GP.


-15-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp

.
 Khối báo hiệu (Signalling Unit_SU)
SU là đơn vị logic của LTG. Có những đơn vị phụ sau:
o Code Receiver (CR): nhận và phát hiện tín hiệu đa tần.
o Tone Generator (TOG): tạo ra những âm hiệu có thể nghe được
dùng cho tất cả LTU và những tần số cần cho quay số đa tần MFC.
o Receiver Module for Continuity Check (RM:CTC): cần thiết kiểm tra
những đường trung kế CCS7.
 Khối trung kế đường dây (Line/Trunk Unit_LTU): là đơn vị logic của LTG.
 Group Switch (GS): nối với LTU, SU, LIU và SILC (thông qua GP).
5. Mạng chuyển mạch SN:
Trong tổng đài EWSD mạng chuyển mạch là những đường kết nối giữa các
bộ phận sau:
 Kết nối thoại và dữ liệu giữa những trung kế LTG với nhau.
 Truyền những bản tin giữa những đường trung kế LTG và khối xử lí điều
phối CP.
-16-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Truyền những bản tin báo hiệu CCS7 giữa những những đường trung kế
LTG và đơn vị mạng báo hiệu kênh chung CCNC.
Đường truyền từ SN đến các khối còn lại của tổng đài EWSD dùng luồng
thứ cấp SDC 8Mbps.
 SDC:LTG là đường số thứ cấp 8Mbps giữa SN(B) và LTG dùng để
truyền thoại và dữ liệu cũng như là các bản tin tổng đài giữa LTG và CP.
 SDC:CCNC là đường số thứ cấp 8Mbps giữa SN(B) và CCNC dùng để
truyền những bản tin báo hiệu số 7 giữa CCNC và LTG.

 SDC:TSG là đường số thứ cấp 8 Mbps giữa SN(B) và bộ đệm bản tin
MB (Message buffer) dùng để truyền những bản tin giữa LTG và đơn vị bộ đệm
bản tin MBU:LTG trong CP.
 SDC:SGC là đường truyền số thứ cấp 8Mbps giữa đơn vị bộ đệm bản tin
MBU:SGC trong CP và đơn vị điều khiển khối chuyển mạch SGC (Swich group
control) trong SN.
Phụ thuộc vào số lượng LTG kết nối đến mà có nhiều loại SN (B):
• SNB:63LTG kết nối tối đa 63LTG.
• SNB:126LTG kết nối tối đa 126LTG.
• SNB:252LTG kết nối tối đa 252LTG.
• SNB:504LTG kết nối tối đa 504LTG.
5.1. Cấu trúc SN (B):
SNB gồm có 2 tầng chuyển mạch:
-17-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Tầng chuyển mạch thời gian TSG (time stage group).
 Tầng chuyển mạch không gian SSG (space stage group).
Tùy thuộc vào dung lượng của tổng đài mà số tầng chuyền mạch thời
gian TSG và chuyển mạch không gian SSG sẽ khác nhau. Số lượng tầng
chuyển mạch thời gian TSG cần thiết cho dung lượng mạng chuyển mạch SN
(B) phụ thuộc vào số lượng LTG kết nối đến, tối đa 63 TLG được nối đến 1
tầng chuyển mạch thời gian (63LTG cần 1 TSG).
5.2. Tầng chuyển mạch thời gian:
• 8 Module TSMB (time stage module B).
• 1 Module điều khiển SGC.
• 1 Module nguồn DCCMS.
• 4 Module LISB ( link interface module).
Module TSMB
o Có 8 bộ nhớ cân bằng EMU (Equazation memory unit): nhận dữ liệu từ các
khe thời gian từ luồng SDC đưa tới, ghi dữ liệu vào bộ nhớ và chuyển vào

TSCI.
o 2 mạch tầng thời gian TSCI (time stage circuit incoming) nhận dữ liệu (trong
các khe thời gian) từ 8 bộ EMU (1TSCI có 4 EMU), sau đó sẽ chuyển dữ liệu
từ khe thời gian nay sang khe thời gian khác, truyền dữ liệu tới 1 trong 4
module LISB.
Mỗi TSCI có 4 ngõ vào kết nối tới 4 LTG thông qua giao diện SDC:LTG,
đối với TSCI thứ nhất của TSMB đầu tiên thì 1 ngõ vào được kết nối với CP
bằng luồng SDC (gọi là giao diện SDC:TSG).
Mỗi TSCI có 4 ngõ ra kết nối tới 4 LISB. Việc chuyển khe thời gian ở
TSCI và xác định LISB chuyển tới là do CP quyết định.
o 2 mạch tầng thời gian ra TSCO (time stage circuit outcoming): nhận dữ liệu từ
4 LISB và chuyển đổi khe thời gian để phù hợp với khe thời gian của LTG
đích.
Số giao diện của TSCO: - 4 ngõ vào kết nối tới 4 ngõ ra của LISB.
- 4 ngõ ra kết nối tới 4 giao diện SDC:LTG.
Như vậy TSG sẽ có 16 TSCI và 16 TSCO.
Module LISB
o Nhận dữ liệu từ TSCI và chuyển chung đến tầng chuyển mạch không gian,
nhận dữ liệu trở lại từ SSG và chuyển chúng về cho TSCO có kết nối tới LTG
đích.
o Một LISB được kết nối tới SSG của cả 2 side để an toàn. Nếu có sự cố xảy ra
thì SGC sẽ gửi bản tin báo lỗi tới CP, và CP gửi lênh tới SGC để điều khiển
việc nhân dữ liệu từ size khác và cho size hỏng về trạng thái stanby.
o Nếu rack TSG xa rack SSG thì dữ liệu từ SSG về TSG có thể bị trễ khác
nhau, LISB có nhiêm vụ cân bằng độ trễ.
o Số giao diện LISB:
-Giao diện với TSG:
• 16 đường liên kết với 16 TSCI tại ngõ vào.
• Ngõ ra có 16 đường liên kết với 16 TSCO.
-18-

SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-Giao diên với SSG:LISB kết nối với module SSM8B của cả 2 size bằng
64 luồng SDC:
•16 luồng kết nối với 16 đường ghép kênh vào của SSG cùng size.
•16 luồng kết nối 16 luồng đưa ra của SSG cùng size.
•32 luồng kia cũng tương tự nhưng của size khác.
5.3. Tầng chuyển mạch không gian:
• 8 Module chuyển mạch SSM8B.
• 2 module chuyển mạch SSM16B.
• 1 module điều khiển khối chuyển mạch SGC.
• 1 moduloe chuyển đổi dòng điện môt chiều DCCMS.
Chức năng của SSG(B): nhận dữ liệu vào và chuyển mạch trong tầng
chuyển mạch vào tại Module SSM8B, chuyển tiếp tới tầng chuyển mạch tiếp
theo do module SSM16B đảm nhận, đưa ra chuyển mach tại SSM8B ngõ ra,
đưa tới LISB.
Module SSM8B
• 16 bộ nhớ cân bằng EMU
• 2 mạch tầng không gian vào SC16 8/15
• 2 mạch tầng không gian ra SC 16 15/8
Chuyển mạch không gian tại ngõ vào và ngõ ra bộ chuyển mạch
SSG(B).
Module SSM16B
• Một SSM16B có 8 mạch tầng không gian SC 16 16/16 do đó trong
SSG có 16 bộ SC16 16/16 trong đó chỉ có 15 mạch SC16 16/16 được
dùng.
• SC16 16/16 là một bộ chuyển mạch không gian lần thú 2. Có 16 ngõ
vào để kết nối 16 mạch SC 16 8/15 và 16 ngõ ra kết nối tới 16 mạch
SC 15/8.
Đơn vị điều khiển khối chuyển mạch SGC(B)
• Nhân lệnh thiết lập từ CP và thực hiên lệnh này, nghĩa là điều khiển

việc chuyển mạch xuyên qua tầng chuyển mạch thời gian và không
gian.
• Kiểm tra lại thực hiện có đúng không và gởi lênh xác nhận cho
chương trình trong CP biết là đã thiết lập.
• Việc liên lạc với CP thực hiên qua giao diện SDC:TSG.

6. Bộ điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC:
-Tổng đài EWSD có thể điều khiển lưu lượng đến và đi tới node mạng khác
với tất cả phương thức báo hiệu. Một trong những phương thức đó là hệ thống
báo hiệu kênh chung CCS7. Nó truyền dẫn những bản tin riêng biệt từ thông tin
người dùng (thoại, dữ liệu) theo những tuyến báo hiệu kênh chung.
Cấu trúc phần cứng
-19-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hệ thống ghép kênh MUX
Mục đích của hệ thống ghép kênh MUX là kết nối tất cả tuyến báo hiệu
hướng ra từ CCNC thành 1 luồng SDC tới mạng chuyển mạch SN và phân phối
những tuyến vào ở luồng SDC này tới SLITD trong CCNC. Hệ thống ghép kênh 2
tầng bao gồm:
• 2 hệ thống ghép kênh chủ MUXM0/1.
• 32 bộ ghép kênh phụ MUXS.
Khối kết cuối xử lý báo hiệu SILTG
• Một đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC giao tiếp với SN
bằng 2 giao diện SDC:CCNC 8Mbps có 256 kênh báo hiệu, trong đó 2 kênh để
truyền bản tin, còn lại 254 kênh, những kênh báo hiệu này được phục vụ bởi 32
khối kết cuối báo hiệu SILTG.
• Mỗi SILTG thực hiện chức năng mức 2, trong SILTG gồm có các module
sau: 8 module đầu cuối tuyến báo hiệu số SILTD và 1 module điều khiển đầu
cuối tuyến báo hiệu SILTC.

Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung CCNP
• Xử lý bản tin.
• Quản lý mạng báo hiệu.
• Đo thử và bảo dưỡng.
-CCNP thực hiện nhiệm vụ mức 3 của hệ thống báo hiệu kênh chung CCS7,
nó được nhân đôi để dự phòng, mỗi bộ đều có những kết nối đến tất cả các
khối kết cuối xử lý báo hiệu SILTG.
- Một trong 2 bộ sẽ ở trạng thái hoạt động active, dữ liệu sẽ được cập nhật
khi chuyển từ trạng thái CCNP active sang CCNP standby.
-Một CCNP bao gồm:
-20-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 8 module giao diện kết nối với SILTG là SIPA.
 1 bộ xử lý tuyến báo hiệu SIMP gồm có 2 module.
• MH:SIMP (Message handler): bộ xử lý bản tin.
• PMU:SIMP (Processor memory unit): bộ nhớ và xử lý của SIMP.
 1 giao diện với khối xử lý điều phối CP là CPI gồm các module sau
• PMU:CPI: Bộ nhớ và xử lý của CPI.
• MU:CPI: Bộ nhớ của CPI.
• IOC:CPI: điều khiển vào ra của CPI.

7. Bộ điều khiển mạng hệ thống báo hiệu SSNC:
SSNC chịu trách nhiệm cho việc quản lý lưu lượng báo hiệu số 7. SSNC
cung cấp những chức năng của phần truyền dẫn bản tin MTP (Message Tranfer
Path), phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP (Signalling Connection Control
Path), phần vận hành, bảo dưỡng và quản lý OMAP (Operation, Maintenance
and Administration Path). SSNC cung cấp hiệu quả tối đa cho báo hiệu SS7.
SSNC là hệ thống tương lai vì nó có thể hỗ trợ những tuyến báo hiệu SS7 tốc độ
cao. SSNC có những đặc điểm chủ yếu sau:
 Kỹ thuật truyền dẫn bất đồng bộ ATM (Asynchronous Tranfer Mode).

 Liên mạng giữa phương thức truyền dẫn đồng bộ STM và ATM.
 Cấu hình hệ thống tối đa với 1.500 tuyến báo hiệu và tốc độ hơn
300.000 đơn vị bản tin báo hiệu trong 1 giây MSU/s.
 Tuỳ chọn luồng 1,5Mbit/s hay 2Mbit/s ATM dựa trên những giao diện
kết nối báo hiệu tốc độ cao.
 Giảm tải ở CP bằng cách đưa chức năng OA&M tới SSNC.
 Hiệu quả cao cho giải pháp hoạt động một mình.
8. Bộ xử lý điều phối CP113C:
CP đảm nhận nhiệm vụ điều khiển chẳng hạn phân phối những chức năng
cho bộ điều khiển vi xử lý ngoại vi và truyền dẫn dữ liệu giữa chúng trong tổng
đài EWSD.
-21-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
8.1. Các chức năng của CP:
 Xử lý cuộc gọi.
 Khai thác và bão dưỡng.
 Bảo an.
8.2. Cấu trúc:
CP113C/CR có một số module phần cứng sau:
 Bộ xử lý nền BAP (Base Processor).
 Bộ xử lý cuộc gọi CAP (Call Processor).
 Bộ điều khiển vào/ra IOC (Input/Output Control).
 Bộ nhớ chung CMY (Common Memory).
 Bộ xử lý vào/ra IOP (Input/Output Processor).
 Hệ thống Bus cho bộ nhớ chung BCMY (Bus for CMY).
Chức năng của các bộ xử lý (BAP, CAP, IOC)
Các bộ xử lý này đều truy cập đến bộ nhớ chung CMY bằng bus truy
xuất bộ nhớ BCMY. IOC tạo thành giao diện cho bộ nhớ chung và bộ xử lý
vào ra IOP, IOP sẽ điều khiển xử lý cuộc gọi và các thiết bị O&M nối đến
chúng.

Cấu trúc của mỗi bộ xử lý này gồm 4 đơn vị chức năng sau:
• Đơn vị xử lý PU (Processing unit).
• Bộ nhớ nội LMY (Local memory).
• Giao diện chung CI (Common interface).
-22-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
• Giao diện với bus hệ thống dùng điều khiển vào ra BIOC (Bus
system for IOC).
Bộ nhớ chung CMY
CMY có chức năng lưu trữ cơ sở dữ liệu chung cho những bộ xử lý,
danh sách điều khiển vào ra cho IOP:MB và những vùng trao đổi thông tin
cho IOP đến các thiết bị ngoại vi dùng cho điều hành và bảo dưỡng.
Một bộ CMY bao gồm:
• Khối điều khiển bộ nhớ chung CMYC (Common Memory Control):
chức năng điều khiển trung tâm trong CMY và được nhân đôi để đảm
bảo an toàn.
• Bộ nhớ chung,trung bình CMYM (CMY, Medium): quản lý những giao
diện giữa CMYC và ngân hàng bộ nhớ. Có tối đa 4 CMYM với dung
lượng 64, 128, 192, 256 Mbyte được trang bị cho CMY.
Bộ xử lý vào/ra IOP
Có nhiều loại IOP kết nối CP113C/CR với các đơn vị chức năng trong
tổng đài, bộ nhớ ngoài, thiết bị vận hành OMT.
Các loại xử lý vào ra:
• Bộ xử lý vào ra cho bộ đệm bản tin IOP:MB (IOP:Message Buffer).
• Bộ xử lý vào ra cho đồng hồ và những cảnh báo IOP:TA (IOP:Time
and Alarms).
• Bộ xử lý vào ra đồng nhất cho thiết bị OA&M IOP:UNI (IOP:Unified for
OA&M Devices).
• Bộ xử lý vào ra cho đơn vị điều khiển đường dây IOP:LAU (IOP:Line
Adapter Unit ).

Hệ thống Bus cho bộ nhớ chung BCMY
BCMY kết nối các bộ xử lý BAP, CAP, IOC với nhau và với bộ nhớ
chung CMY. Dữ liệu và địa chỉ để đọc và ghi trong bộ nhớ CMY, giao tiếp
giữa các bộ xử lý đều được truyền qua bus BCMY này.
BCMY được nhân đôi vì lý do an toàn, 2 đơn vị BCMY hoạt động đồng
bộ với nhau và xử lý thông tin giống nhau, mỗi BCMY gồm có một số khối
chức năng sau:
• Đơn vị giao diện bộ xử lý PI (Processor interface unit).
• Khối phân xử BCMY (BCMY Abiter).
• Giao diện bộ nhớ.
• Bộ tạo đồng hồ.
• Khối điều khiển khai thác và bảo dưỡng.
9. Bộ đệm bản tin MB:
- Nhiệm vụ của MB là điều khiển việc trao đổi những bản tin giữa các hệ
thống sau:
 Bộ xử lý điều phối CP và LTG.
 Giữa những LTG với nhau.
 LTG với bộ điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC.
 CP113 với những bộ điều khiển nhóm chuyển mạch SGC của SN.
-23-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Phụ thuộc vào dung lượng yêu cầu, MB có thể đáp ứng tối đa 4 nhóm
đệm bản tin MBG (MB Group). MB được nhân đôi vì lí do an toàn.

Sơ đồ cấu trúc và giao diện của MBG
- Mỗi MBG có 1 số đơn vị chức năng sau:
Đơn vị bộ đệm bản tin cho nhóm đường dây trung kế LTG (MBU:LTG):
phân phối những bản tin đến từ IOP:MB của CP113 tới tối đa 63LTG, và tập
trung những bản tin đến từ những LTG để chuyển chúng đến IOP:MB.
Đơn vị bộ đệm bản tin cho điều khiển nhóm chuyển mạch (MBU:SGC) :

điều khiển sự trao đổi của bản tin giữa tối đa 3 SGC của SN và IOP:MB của
CP113.
Đơn vị giao diện với IOP:MB của CP: chuyển đổi những tín hiệu push-
pull của IOP:MB thành định dạng TTL và ngược lại.
Bộ tạo xung đồng hồ CG (Clock Generator): được đồng bộ bởi bộ tạo
xung đồng hồ trung tâm CCGA (Central Clock Generator A). Bằng cách thay đổi
mạch logic, CG chọn 1 trong 2 CCGA, từ đó nhận được tín hiệu clock chủ 8Khz
được đòi hỏi cho việc đồng bộ. CG cung cấp cho MB tín hiệu clock tổng đài
8.192Khz và bit đánh dấu khung (2Khz). MB chuyển những xung clock này và
kết hợp với dữ liệu thông tin tới SN hay SGC.
-24-
SVTH: Lâm Hồng Đăng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ ghép kênh MUX: dùng để kết nối MBU:LTG đến mạng chuyển mạch
qua đường truyền thứ cấp SDC:TSG. 63 kênh vào và ra trên những đường này
được dùng cho bản tin tổng đài.

Những giao diện của MBG
Giao diện giữa tất cả MBU và IOP:MB: mỗi MBG được kết nối từ bộ đáp
ứng giao diện tới IOP:MB thông qua hệ thống bus B:MBG. Sự trao đổi dữ liệu
với CP113 diễn ra qua B:MBG.
Giao diện giữa MBG và CG: tất cả MBU nhận xung clock từ CG. Để
giám sát và kiểm tra, CG có bộ kết nối riêng tới bộ MBU:LTG đầu tiên.
Giao diện giữa MBG và CCGA:CG của MBG nhận từ CCGA xung đồng
bộ 8Khz.
Giao diện giữa MBU:LTG và SNB hay LTG: từ bộ MUX, mỗi MBU:LTG
của một MBG được kết nối tới SN thông qua đường dây ghép kênh 8Mbit/s
(SDC:TSG).
Giao diện giữa MBU:SGC và SGCB của SNB: MBU:SGC điều khiển tối
đa 3 SGCB thông qua đường dây ghép kênh (SDC:SGC).
10. Bộ tạo xung đồng hồ trung tâm CCG:

CCG bao gồm những khối chức năng:
• Bộ tạo xung đồng hồ CG.
• Khối đồng bộ clock CSU (Clock Synchronization Unit).
• Khối truyền dẫn clock CTU (Clock Tranfer Unit).
• Giao diện bộ đệm IB (Interface Buffer).

Sơ đồ khối chức năng CCG
Bộ tạo xung đồng hồ CG: tạo tín hiệu đồng hồ tham chiếu chuẩn
4.096Khz cho bộ tạo xung clock trong khối đồng bộ clock CSU. CG cũng gởi tín
hiệu đồng hồ tham chiếu 8.192Khz tới bộ tạo xung clock của đối tác CCG. Nếu
cả 2 tần số ngoài đều bị sự cố thì đối tác CCG được đồng bộ theo tín hiệu
-25-

×