Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.89 KB, 17 trang )

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH:
1. Vị trí địa lý, diện tích, dân số:
Trà Vinh được tái lập tỉnh năm 1992 trên cơ sở phân chia địa giới từ tỉnh Cửu
Long củ, có quốc lộ 53 nối dài từ quốc lộ 1A đi về hướng đông, có vị trí tương đối
thuận lợi là năm giữa hai con sông lớn là Sông Tiền và Sông Hậu đi ra biển Đông, có
65km bờ biển cùng mạng lưới đường thủy khá thuận lợi cho việc giao lưu, vận chuyển
hàng hoá và mở rộng thị trường. Tuy nhiên do nằm ở vị trí không phải trên đường giao
lưu của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nên đây cũng là điểm bất lợi đối với sự
phát triển kinh tế của Tỉnh.
Trà Vinh có tổng số 8 Huyện, Thị xã với tổng diện tích đất tự nhiên là 236.936
ha.
Phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre
Phía Đông giáp biển Đông
Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng
Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long
Về dân số toàn Tỉnh theo kết quả thống kê của Sở Kế Hoạch Đầu Tư thì hiện nay
toàn tỉnh có khoảng 1.036.780 người, mật độ dân số khoảng 447 người/km
2
, là một tỉnh
có mật độ dân số tương đố thấp so với khu vưc Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong đó
có khoảng 300.000 người dân tộc khơmer chiếm gần 30% dân số toàn Tỉnh, người Hoa
và một số dân tộc thiểu số khác chiếm 5 – 6% dân số toàn Tỉnh. Dân số tỉnh Trà Vinh
phân bố không đồng đều giữa các khu vực hành chánh và các vùng trong tỉnh. Do cơ
cấu dân số trẻ và tốc độ tăng dân số cao của những năm trước đây nên lực lượng lao
động đã gia tăng nhanh chóng, bình quân từ năm 1992 đến nay có khoảng 86% dân số
trong độ tuổi lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh tế.
2.Cơ cấu kinh tế:
Bảng 1: TỶ TRỌNG CÁC NGÀNH TRONG TỔNG GDP TỈNH
Đơn vị tính: %
Ngành Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005


Nông, lâm, ngư nghiệp 62,63 59,87 55,70
Công nghiệp, xây dựng 13,76 15,79 17,58
Dịch vụ 23,61 24,34 26,72
Cơ cấu GDP 100 100 100
( Nguồn số liệu: Cục Thống Kê tỉnh Trà Vinh)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu kinh tế của Tỉnh có bước chuyển biến
tích cực, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh thì tốc độ tăng trưởng
GDP của tỉnh năm sau cao hơn năm trước, song do cơ cấu kinh tế chuyển biến còn
chậm, đến năm 2005 cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ.
Từ đó làm ảnh hưởng đến nguồn thu trong hoạt động công thương nghiệp của Tỉnh.
3.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh trong các năm vừa
qua:
Tỉnh Trà Vinh với ưu thế bờ biển dài, có khoảng 200.000 ha đất nông nghiệp và
300.000 ha đất ven biển, vì vậy thế mạnh kinh tế chủ yếu của Tỉnh vẫn là sản xuất nông
nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, kinh tế vườn, tiểu thủ công nghiệp…. Trong
những năm gần đây với những định hướng kinh tế của Tỉnh các ngành kinh tế dịch vụ
và du lịch tiếp tục được củng cố và phát triển. Cơ cấu kinh tế đạt mức tăng trưởng khá
hơn, cụ thể là:
Nông nghiệp – lâm – ngư nghiệp: bước đầu có sự chuyển biến tích cực. Trong
nông nghiệp đã có bước công nghiệp hóa, cơ giới hóa vào sản xuất, thủy lợi hóa, xây
dựng các công trình ngăn mặn, dẫn nước ngọt, thay đổi giống cây trồng…. Về thủy
sản: Phát triển cả nuôi trồng, khai thác, chế biến. Diện tích nuôi trồng theo hình thức
công nghiệp, bán công nghiệp được mở rộng ( cụ thể năm 2005 diện tích nuôi tôm sú là
47.000 ha, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 157.000 tấn, trong đó có 23.700 tấn
tôm, năng lực chế biến thủy sản xuất khẩu tăng gấp 4 lần so với năm 2000…)
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển: các ngành chế biến lương
thực, thực phẩm có các cơ sở sản xuất, chế biến (chế biến thủy sản, hạt điều) tạo điều
kiện cho ngành ngày càng phát triển, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển khá ở
một số lĩnh vực như: Dệt chiếu, thảm lác xuất khẩu, sản xuất gạch, tơ xơ dừa….

Về lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, văn hóa, y tế: Lĩnh vực thông tin liên lạc trên địa
bàn tỉnh vẫn tiếp tục phát triển mạnh, đến nay đã có 100% khóm, ấp có máy điện thoại.
Hạ tầng giao thông và mạng lưới điện trung thế, hạ thế đang được đầu tư phát triển
mạnh qua các năm.
Công tác giáo dục, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đạt kết quả cao góp phần
nâng cao dân trí. Công tác phòng và trị bệnh cho nhân dân được chú trọng, phát triển
tuyến y tế cơ sở. Các hoạt động văn hóa thông tin nghệ thuật đa dạng và phung phú
nhất là duy trì các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc, đặc biệt cuộc vận động:
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” luôn được quan tâm thực hiện
II. GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH:
1 Quá trình thành lập và nhiệm vụ của Cục Thuế:
Cục Thuế tỉnh Trà Vinh được thành lập theo quyết định số 51/QĐ – BTC ngày
28/01/1992 của Bộ Tài Chính.
Cục Thuế tỉnh Trà Vinh chịu sự lãnh đạo về mặt nghiệp vụ của Tổng Cục Thuế,
về mặt Nhà Nước của UBND tỉnh Trà Vinh. Cục Thuế có vai trò và nhiệm vụ rất quan
trọng trong công tác quản lý thu NSNN, thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh, đáp ứng nhiệm vụ
kinh tế chính trị xã hội của Tỉnh. Cục Thuế tỉnh Trà Vinh lãnh đạo các Chi Cục Thuế ở
các Huyện, Thị xã đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ thu NSNN đáp ứng với
yêu cầu và nhiệm vụ được giao.
2.Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Cục Thuế
CỤC TRƯỞNG
Cục Thuế tỉnh Trà Vinh gồm có văn phòng Cục Thuế và 8 Chi Cục Thuế Huyện,
Thị xã, trong đó chia ra 94 xã phường, thị trấn.
Bộ máy tổ chức Cục Thuế hiện đang hoạt động theo hình thức kết hợp trực tuyến
theo sơ đồ trên, phân công lãnh đạo Cục Thuế phụ trách các phòng như sau:
Ban lãnh đạo Cục Thuế gòm có 3 người: một Cục Trưởng và hai Cục Phó
Cục Trưởng: Phụ trách chung, trực tiếp phục trách phòng Tổng Hợp và Dự
Toán, phòng Tổ Chức Cán Bộ, phòng Tuyên Truyền Hổ Trợ, phòng Hành Chính - Quản
Trị - Tài Vụ và Chi Cục Thuế các huyện: Cầu Kè, Càng Long và Chi Cục Thuế thị xã

Trà Vinh.
Cục Phó 1: Thường trực trực tiếp phụ trách khối thu phòng Quản Lý Doanh
Nghiệp, phòng Tin học vá Xử Lý Dữ Liệu và Chi Cục Thuế các huyện: Cầu Ngang,
Duyên Hải, Trà Cú.
Cục Phó 2: Trực tiếp phụ trách phòng Quản Lý Ấn Chỉ, phòng Thanh Tra Xử lý
và Tố Tụng về thuế và Chi Cục Thuế các huyện: Tiểu Cần, Châu Thành.
Mỗi Chi Cục Thuế huyện, thị xã gồm có văn phòng Chi Cục Thuế và các Đôi Thuế xã,
phường, thị trấn trực thuộc.
CỤC PHÓ 2
CỤC PHÓ 1
PHÒNG
TUYÊN
TRUYỀN
HỔ TRỢ
PHÒNG
THANH
TRA
XỬ LÝ
PHÒNG
QUẢN
LÝ ẤN
CHỈ
PHÒNG
TỔNG
HỢP
VÀ DỰ
TOÁN
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH

QUẢN
TRỊ
PHÒNG
TỔ
CHỨC
CÁN
BỘ
PHÒNG
TIN
HỌC
VÀ XỬ
LÝ DỮ
PHÒNG
QUẢN

DOANH
NGHIỆP
CCT
HUYỆN
TIỂU
CẦN
CCT
HUYỆN
CHÂU
THÀNH
CCT
HUYỆN
CÀNG
LONG
CCT

THỊ XÃ
TRÀ
VINH
CCT
HUYỆN
CẦU KÈ
CCT
HUYỆN
TRÀ

CCT
HUYỆN
DUYÊN
HẢI
CCT
HUYỆN
CẦU
NGANG
3.Tình hình nhân sự:
Toàn ngành thuế tỉnh có tổng số 426 nhân viên trong đó gồm 55 nhân viên Nữ
chiếm 12,91% tổng số nhân viên trong ngành. Trong đó văn phòng Cục Thuế gồm 78
nhân viên, Chi Cục Thuế các huyện và thị xã là 348 nhân viên. Dân tộc khơmer có 19
cán bộ chiếm 4,46% tổng số nhân viên trong ngành.
Bảng 2: TRÌNH ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN TRONG NGÀNH THUẾ
TỈNH TRÀVINH
Trình độ Số cán bộ Tỷ trọng (%)
Đại học 114 26,76
Trung cấp chuyên môn 269 63,15
Cơ sở 43 10,09
Tổng 426 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Cục Thuế Trà Vinh)
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian qua Cục Thuế tỉnh Trà Vinh đã kiện
toàn được đội ngủ cán bộ trong ngành từ Cục Thuế đến Chi Cục Thuế và Tổ đội. Ngoài
ra lãnh đạo Cục Thuế còn rất quan tâm đến trình độ chuyên môn và khả năng quản lý
của cán bộ ngành nhằm nâng cao khả năng quản lý chuyên môn nghiệp vụ của các cán
bộ thích ứng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, thích ứng một cách nhanh
chóng với cách quản lý thuế khoa học và đạt hiệu quả cao, thường xuyên đưa cán bộ
tham gia các khóa học dưới nhiều hình thức như: đào tạo tại chức ngắn, trung và dài
hạn…
Ngoài trình độ chuyên môn, các cán bộ còn tham gia học các lớp ngoại ngữ, tin
học nhằm bồi dưỡng thêm kiến thức. Hiện nay có 56 cán bộ đạt trình độ anh văn cơ sở
(chứng chỉ A, B), có tổng số 227 Đảng viên. Về trình độ tuổi đa số các cán bộ đều ở độ
tuổi trung niên, có năng lực chuyên môn khá nên trong nhiều năm liền đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
4. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng trong Cục thuế
4.1. Phòng Dự toán và Tổng hợp:
Giúp Cục Trưởng Cục Thuế: Tổng hợp, xây dựng, phân bổ, tổ chức chỉ đạo thực
hiện dự toán thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác (gọi chung là thuế) do Cục
Thuế quản lý; triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ quản lý thu thuế của Cục
Thuế.
Nhiệm vụ cụ thể:
Xây dựng, tổng hợp dự toán thu thuế.
Tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc cơ quan thuế cấp dưới trong việc thực hiện
dự toán thu; Tổng hợp đánh giá tiến độ thực hiện, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
công tác thu, đề xuất biện pháp khai thác nguồn thu và chống thất thu NSNN.
Chỉ đạo kiểm tra thực hiện chính sách thuế, các chế độ quản lý, các biện pháp,
quy trình nghiệp vụ trong nội bộ.
Chủ trì hoặc tham gia với các ngành trong việc khảo sát, điều tra doanh thu, thu
nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế khu vực ngoài quốc doanh.
Tổng hợp, đánh giá, báo cáo từng kỳ, những khó khăn vướng mắc trong quá

trình thực hiện chính sách và quản lý thuế.
Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế của các tổ chức và cá nhân nộp thuế
thuộc Chi cục Thuế quản lý.
4.2 Phòng Tuyên Truyền và Hổ Trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế:
Giúp Cục Trưởng Cục Thuế: Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế thực hiện
các hoạt động hổ trợ cho các tổ chức và cá nhân nộp thuế trong việc thực hiện pháp luật
thuế.
Nhiệm vụ cụ thể:
Xây dựng kế hoạch, chương trình về công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật
thuế, công tác hổ trợ tổ chức và cá nhân do Cục Thuế quản lý.
Cung cấp thông tin hướng dẫn, trả lời về chính sách thuế, hướng dẫn tập huấn
cho tổ chức và cá nhân nộp thuế.
Chủ trì trong việc tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại với tổ chức và cá nhân
nộp thuế, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức,cá nhân trong việc thực
hiện luật thuế từ đó đề xuất, báo cáo Tổng Cục Thuế sửa đổi, bổ sung chính sách thuế
và quản lý thu thuế.
Cung cấp thông tin cảnh báo, trợ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro, thiệt hại trong
sản xuất kinh doanh.
4.3. Phòng Tin học và xử lý dữ liệu về thuế:

×