Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

chất lượng dịch vụ cho internet - internet qos

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.32 KB, 36 trang )

Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA VIỄN THÔNG 1
BỘ MÔN CHUYỂN MẠCH
Tên chuyên đề: INTERNET QOS
Danh sách nhóm:
STT Họ và tên Lớp SĐT & Email
Nhiệm
vụ
Ghi chú
1 Nguyễn Văn Long H10VT1
01634814499

2 Nguyễn Đức Tiến H10VT1
0902612889

3
Nguyễn Xuân
Ngọc
H10VT1
0942100456

4 Phạm Thành Tuân H10VT1 0942041987
5 Hồ Ngọc Tú H10VT1
0973757389

Nhóm 11 – H10VT1
1
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
Mục lục Trang
Danh mục các hình vẽ ……….…….……………………………………………………4


Danh mục các bảng biểu……….……………………………………………………… 5
Thuật ngữ viết tắt…………….………………………………………………………….5
LỜI NÓI ĐẦU ………….…………………………………………………………….7
Chương 1: Tổng quan về Internet………….…………………………………………8
1.1. Giới thiệu chung về Internet ……… ………………………………………….8
1.1.1 Khái niệm và lịch sử phát triển…… ……………………………………… 8
1.1.2 Cấu trúc Internet…………………… …………………………………………9
1.1.3 Các phương thức kết nối Internet… …………………………………………10
1.1.4 Giao thức TCP/IP………………… ………………………………………….12
1.2 Địa chỉ IP và tên miền……………… ……………………………………………13
1.2.1 Địa chỉ IP………………… ………………………………………………….13
1.2.2 Tên miền……………… …………………………………………………… 14
1.3 Các nhà cung cấp dịch vụ Internet và một số dich vụ Internet thông dụng… … 15
1.3.1 Các nhà cung cấp dịch vụ Internet ………………………………………… 15
1.3.2 Một số dịch vụ Internet thông dụng ………………………………………….15
1.4 Kết luận chương 1 ……………………………………………………………… 16
Chương 2: Giới thiệu chung về Qos ……………………………………………….17
2.1. Khái niệm về QoS và sự cần thiết của QoS trong mạng internet…….……………17
2.1.1 Khái niệm về QoS …………………………………………………………….17
2.1.2 Kiến trúc cơ bản của Qos….……………………………………………………17
2.1.3 Sự cần thiết của QoS trong mạng internet……….…………………………… 18
2.2 Các yêu cầu và một số cách tiếp cận để đánh giá QoS trong mạng IP….………….19
2.2.1 Các yêu cầu chất lượng dịch vụ trong mạng IP……………………………… 19
2.2.2 Một số cách tiếp cận để đánh giá QoS trong mạng IP…………………………20
2.2.3 Các yêu cầu chức năng chung của IP QoS…………… ………………………21
2.3. Các tham số ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ trong mạng IP… ………………22
2.3.1 Băng thông – Bandwidth….……………………………………………………22
2.3.2 Độ trễ - Delay………… ………………………………………………………23
2.3.3 Độ biến thiên trễ - Delay variation/Jitter……… ………………………… ….24
Nhóm 11 – H10VT1

2
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
2.3.4 Mất gói – Packet loss….…………………………………………………….…25
2.4. Kết luận chương 2…….……………………………………………………… …25
Chương 3: Các giải pháp Qos….……………………………………………….……26
3.1. Giải pháp Dịch Vụ Tích Hợp (Integrated Service)….…………………… … …26
3.1.1. Giới thiệu về giải pháp dịch vụ tích hợp….……………………………… …26
3.1.2. Nguyên lý hoạt động…….……………………………………………… … 26
3.2 .Giải pháp Dịch Vụ Phân Biệt (Differentiated Services )……….………… … …28
3.2.1. Giới thiệu về giải pháp dịch vụ Phân Biệt…….………………………… …28
3.2.2. Nguyên lý hoạt động…………………….…………………………….… …28
3.3. Giải pháp MPLS…………….………………………………………………… …31
3.3.1. Giới thiệu về giải pháp MPLS……… ……………………………………… 31
3.3.2. Kiến trúc Dịch vụ dựa trên MPLS……….…………………………………….32
3.4. Kết luận chương 3……… ….……………………………………………… ……33
Kết luận chung……… ………………………………………………………………34
Tài liệu tham khảo………… …………………………………………………………35

Nhóm 11 – H10VT1
3
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
Danh mục các hình vẽ:
Stt Tên hình Trang
1 Hình 1.1 : sự phát triển của internet 8
2 Hình 1.2. Cấu trúc Internet 9
3 Hình 1.3. Kết nối qua mạng điện thoại 10
4 Hình 1.4. Kết nối qua kênh thuê bao riêng 10
5 Hình 1.5. Kết nối qua ADSL 11
6 Hình 1.6. Kết nối qua wireless 11
7 Hình 1.7.Mô hình tầng giao thức TCP/IP 12

8
Hình 1.8. Tổ chức của hệ thống tên miền
14
9 Hình 2.1: Ba thành phần của kiến trúc QoS cơ bản. 18
10 Hình 2.2.Một số cách tiếp cận để đánh giá QoS trong mạng IP 20
11
Hình 2.3. các yêu cầu chức năng được thể hiện trong các bộ định
tuyến IP
21
12 Hình 3.1: Cấu trúc mạng IntServ 26
13
Hình 3.2. Nguyên lý hoạt động của mô hình phân biệt dịch vụ
DiffServ
20
14
Hình 3.3. DiffServ và điều chỉnh đầu vào của luồng IP vi mô với
Broker lưu lượng
30
15
Hình 3.4. Quá trình truyền tín hiệu
32
Danh mục các bảng biểu:
Stt Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1: Kiểu lưu lượng và các vấn đề khi không thực thi QoS 19
2 Bảng 2.2: Phân loại các lớp dịch vụ theo ITU - T 19
3 Bảng 2.3: Phân loại các lớp dịch vụ theo ETSI 20
Thuật ngữ viết tắt
Nhóm 11 – H10VT1
4
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos

ARPA Cơ quan các dự án nghiên cứu cao cấp
Advanced Research Projects
Agency
Nhóm 11 – H10VT1
5
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
ADSL đường dây thuê bao số bất đối xứng
Asymmetric Digital Subscriber
Line
AP Điểm truy cập Access Point
CBWFQ hàng đợi cân bằng trọng số theo lớp Class-base weighted fair queuing
DS Diffsevr Miền phân biệt dịch vụ
DSCP Giá trị của trường điểm mã phân
biệt dịch vụ
Differ-
Ser
Differentiated Services Dịch Vụ Phân Biệt
IP Internet Protocol Giao thức Internet
IS Intergrated Service Dịch vụ tích hợp
ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ Internet
IAP Internet Access Provider nhà cung cấp khả năng truy cập
Internet
Inter-Ser Integrated Service Dịch Vụ Tích Hợp
LAN Local Area Network Mạng nội vùng
MIB Management Information Base Cơ sở thông tin quản lý mạng
MPLS Multi Protocol Lable Swiching Chuyển mạch nhãn đa giao thức
MTU Maximum Transport Unit Đơn vị truyền lớn nhất
NAT Network Address Translator Biên dịch địa chỉ mạng
NP Network Performent Hiệu năng mạng
NGN Main General Network Mạng thế hệ kế tiếp

OSPF Open Shortest Path First Giao thức định tuyến OSPF
PHB Per Hop Behavior Cách hoạt động trên từng chặng
QOS Quality of service Chất lượng dịch vụ
RED Random Early Detection Phát hiện sớm ngẫu nhiên
RIP Realtime Internet Protocol
Giao thức báo hiệu IP thời gian
thực
RSVP Resource Reservation Protocol Giao thức dành trước tài nguyên
Nhóm 11 – H10VT1
6
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
RTP Realtime Protocol Giao thức thời gian thực
RSVP-
TE
Resource Reservation Protocol –
Traffic Enginerring
giao thức báo hiệu
SNMP Simple Network Management Protocol Giao thức quản lý mạng đơn giản
SLA Service Level Agreement Thỏa thuận mức dịch vụ
WFQ hàng đợi cân bằng trọng số Weighted Fair Queuing
LỜI NÓI ĐẦU
Nhóm 11 – H10VT1
7
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
Internet đã làm một cuộc cách mạng thay đổi nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng
ta. Nó làm thay đổi hẳn các hoạt động mang tính truyền thống của con người. Bằng cách sử
dụng Internet nó cho phép con người có thể tiếp nhận thông tin từ xa như: có thể xem một bộ
phim đang chiếu ở đâu đó, nói truyện với người ở rất xa, hay theo học trực tuyến tới một
khoá học nào đó ngoài nước….Bên cạnh đó mạng Internet còn rẻ hơn nhiều so với các lợi
hình dịch vụ khác, do đó nó được phát triển rộng khắp ở mọi nước trên thế giới.

Có thể xem xét quá trình phát triển của Internet như sau: Sự phát triển các giao thức cho
Internet (IP) bắt đầu từ những năm 1970, nhưng thực sự phát triển vào những năm 1980 và
phát triển mạnh vào những năm sau đó. Năm 1995 mạng Internet đã kết nối khoảng 100 triệu
máy tính và cho tới ngày nay số lượng này đã tăng lên rất nhiều. Qua đó ta thấy được sự
bùng nổ về nhu cầu sử dụng Internet và sự gia tăng của lưu lượng thông tin.Cùng với sự
bùng nổ của công nghệ thông tin thì chất lương dịch vụ (QoS) càng được người sử dụng yêu
cầu cao hơn. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng là
một vấn đề thực sự khó khăn cho các nhà quản lý mạng, đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay
khi các luồng thông tin ngày càng đa dạng về chủng loại, đặc tính, mà yêu cầu chất lượng sử
dụng thông tin thì ngày càng khắt khe.Việc yêu cầu chất lượng dịch vụ của người sử dụng
cũng tạo ra sự cạnh tranh khắc nghiệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ, yêu cầu các nhà cung cấp
dịch vụ phải tìm ra các giải pháp mới để nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng doanh thu cho
mình.

Chương 1: Tổng quan về Internet
1.1. Giới thiệu chung về Internet:
1.1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển
Nhóm 11 – H10VT1
8
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
Internet hay thuờng gọi là Net là một mạng lưới của những mạng lưới vi tính (Network).
Một Net work là một nhóm máy tính nối kết nhau. Vậy Internet trở thành một mạng của các
mạng. Những cách mô tả khác về Internet là:
- Mạng của mạng dựa trên cơ sở TCP/IP (Transmission control protocol/ Internet protocol :
Giao thức Kiểm soát chuyển giao thông tin / nghi thức mạng liên kết).
- Một cộng đồng người sử dụng và phát triển hệ thống đó.
- Một tập hợp những nguồn thông tin mà có thể tiếp cận từ những hệ thống đó.
Năm 1969, mạng ARPAnet của bộ Quốc phòng Mỹ được thành lập.(ARPA là viết tắt của
từ Advanced Research Projects Agency - Cơ quan các dự án nghiên cứu cao cấp) với mục
tiêu là:Là một mạng máy tính có khả năng chịu đựng các sự cố (ví dụ một số nút mạng bị tấn

công và phá huỷ nhưng mạng vẫn tiếp tục hoạt động).
Năm 1982, bộ giao thức TCP/IP được thành lập
Năm 1983, ARPAnet sử dụng bộ giao thức TCP/IP và sau đó, Tổ chức Khoa học Quốc
gia của Mỹ (National Science Foundation - NSF) tài trợ cho việc xây dựng NSFnet thay thế
cho ARPAnet.
Năm 1986 NSFnet liên kết 60 đại học Mỹ và 3 đại học châu Âu. Điểm quan trọng của
NSFnet là nó cho phép mọi người cùng sử dụng
Năm 1991, tại trung tâm nghiên cứu nguyên tử Châu Âu CERN, Tim Berners Lee triển
khai thành công dịch vụ World Wide Web (WWW).
Năm 1997, Việt Nam chính thức tham gia kết nối vào mạng lưới toàn cầu Internet.
Hình 1.1 : sự phát triển của internet
1.1.2 . Cấu trúc Internet :
Internet là một liên mạng kết nối các mạng nhỏ hơn với nhau. Như vậy, cấu trúc
internet gồm các mạng máy tính được kết nối với nhau thông qua các kết nối viễn thông.
Nhóm 11 – H10VT1
1969 1983 1986
ARPANETđược thành lập
NSFNET thay thế ARPANET
20011991 1997
Triển khai dịch vụ WWW
ARPANET sử dụng GT
TCP/ IP
Việt Nam tham gia kết nối toàn cầu
9
200 triệu máy tính được kết nối
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
Thiết bị được dung để kết nối các máy tính với nhau là cổng nối internet ( internet gateway)
hoặc bộ định tuyến (Router)
Tuy nhiên, đối với người dùng, internet chỉ là một mạng duy nhất
Hình 1.2. Cấu trúc Internet

1.1.3 . Các phương thức kết nối Internet :
- Dial-up networking là kết nối bằng quay số điện thoại (PSTN). Sau đây là một số các đặc
trưng về Dial-up networking: Dial-up networking sử dụng một modem, như giao diện giữa
Nhóm 11 – H10VT1
10
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
một máy tính PC với một mạng (chẳng hạn như Internet). Tốc độ kết nối 56 kbps.Quay số
với một modem là phương pháp rẻ nhất và sẵn dùng để kết nối Internet.Tốc độ lớn nhất khi
người dùng tải dữ liệu sử dụng dial-up networking được giới hạn bởi băng thông của hệ
thống điện thoại, chất lượng đường truyền và giao vận trên mạng Internet. Tốc độ kết nối
qua khi sử dụng phương pháp quay số Dial-up networking luôn sử dụng truyền thông với
ISP sử dụng theo giao thức điểm nối điểm
Hình 1.3. Kết nối qua mạng điện thoại
- Dịch vụ thuê kênh riêng (LEASED LINE) là một trong những dịch vụ cao cấp được cung
cấp thông qua việc thiết lập 1 đường truyền cho các công ty hay văn phòng có nhu cầu sử
dụng Internet tốc độ cao một cách thường xuyên. Điểm mạnh của dịch vụ Leased Line là
tính linh hoạt, sự ổn định, kết nối tới mọi địa điểm mà khách hàng yêu cầu. Đối tượng sử
dụng dịch vụ này là các doanh nghiệp, tổ chức lớn cần một đường truyền riêng tốc độ cao,
ổn định với nhiều dịch vụ.
Hình 1.4. Kết nối qua kênh thuê bao riêng
- ADSL là một thành viên của họ công nghệ kết nối modem tốc độ cao hay còn gọi là
DSL (Digital Subscriber Line). DSL tận dụng hệ thống cáp điện thoại bằng đồng có sẵn để
truyền tải dữ liệu ở tốc độ cao, tiết kiệm kinh phí lắp đặt cáp quang (fibre-optic) đắt tiền hơn.
Tất cả các dạng DSL hoạt động dựa trên thực tế là truyền âm thanh qua đường cáp điện thoại
đồng chỉ chiếm một phần băng thông rất nhỏ. DSL tách băng thông trên đường cáp điện
thoại thành 2: Một phần nhỏ dành cho truyền âm. Phần lớn dành cho truyền tải dữ liệu ở tốc
độ cao.
Nhóm 11 – H10VT1
11
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos

Hình 1.5. Kết nối qua ADSL
- Công nghệ không dây (WIRELESS) :
WiFi viết tắt từ Wireless Fidelity hay mạng 802.11 là hệ thống mạng không dây sử
dụng sóng vô tuyến, giống như điện thoại di động, truyền hình và radio. Hệ thống này đã
hoạt động ở một số sân bay, quán café, thư viện hoặc khách sạn. Hệ thống cho phép truy
cập Internet tại những khu vực có sóng của hệ thống này, hoàn toàn không cần đến cáp nối.
Ngoài các điểm kết nối công cộng (hotspots), WiFi có thể được thiết lập ngay tại nhà riêng.
Một mạng Internet không dây Wifi thường gồm ba bộ phận cơ bản: Điểm truy cập (Access
Point - AP) ,Card giao tiếp mạng (Network Interface Card - NIC) , Bộ phận thu phát, kết nối
thông tin tại các nút mạng gọi là Wireless CPE (Customer Premier Equipment).
WiMAX (Worldwide Interoperability for Microwave Access) là tiêu chuẩn IEEE 802.16
cho việc kết nối Internet băng thông rộng không dây ở khoảng cách lớn, tầm hoạt động có
thể lên tới 50km đối với các trạm cố định, và 5 - 15km cho di động. So với chuẩn không dây
WiFi/802.11 với tầm hoạt động khiêm tốn chỉ trong giới hạn 30 - 100m.WiMAX là kỹ thuật
viễn thông cung cấp việc truyền dẫn không dây ở khoảng cách lớn bằng nhiều cách khác
nhau, từ kiểu kết nối điểm - điểm cho tới kiểu truy nhập tế bào. Dựa trên các tiêu chuẩn
IEEE 802.16, còn được gọi là WirelessMAN. WiMAX cho phép người dùng có thể duyệt
Internet trên máy laptop mà không cần kết nối vật lý bằng cổng Ethernet tới router hoặc
switch. Tên WiMAX do WiMAX Forum tạo ra, bắt đầu từ tháng 6 năm 2001 đề xướng việc
xây dựng một tiêu chuẩn cho phép kết nối giữa các hệ thống khác nhau. Diễn đàn này cũng
miêu tả WiMAX là "tiêu chuẩn dựa trên kỹ thuật cho phép truyền dữ liệu không dây băng
thông rộng giống như với cáp và DSL."
Hình 1.6. Kết nối qua wireless
Nhóm 11 – H10VT1
12
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
1.1.4 . Giao thức TCP/IP :
Bộ giao thức TCP/IP, viết tắt là TCP/IP (tiếng Anh: Internet protocol suite hoặc IP
suite hoặc TCP/IP protocol suite - bộ giao thức liên mạng), là một bộ các giao thức truyền
thông cài đặt chồng giao thức mà Internet và hầu hết các mạng máy tính thương mại đang

chạy trên đó. Bộ giao thức này được đặt tên theo hai giao thức chính của nó là TCP (Giao
thức Điều khiển Giao vận) và IP (Giao thức Liên mạng). Chúng cũng là hai giao thức đầu
tiên được định nghĩa.
Như nhiều bộ giao thức khác, bộ giao thức TCP/IP có thể được coi là một tập hợp các tầng,
mỗi tầng giải quyết một tập các vấn đề có liên quan đến việc truyền dữ liệu, và cung cấp cho
các giao thức tầng cấp trên một dịch vụ được định nghĩa rõ ràng dựa trên việc sử dụng các
dịch vụ của các tầng thấp hơn. Về mặt lôgic, các tầng trên gần với người dùng hơn và làm
việc với dữ liệu trừu tượng hơn, chúng dựa vào các giao thức tầng cấp dưới để biến đổi dữ
liệu thành các dạng mà cuối cùng có thể được truyền đi một cách vật lý
Bộ giao thức IP dùng sự đóng gói dữ liệu hòng trừu tượng hóa (thu nhỏ lại quan niệm cho dễ
hiểu) các giao thức và các dịch vụ. Nói một cách chung chung, giao thức ở tầng cao hơn
dùng giao thức ở tầng thấp hơn để đạt được mục đích của mình.
Hình 1.7.Mô hình tầng giao thức TCP/IP
Những tầng gần trên nóc gần với người sử dụng hơn, còn những tầng gần đáy gần với thiết
bị truyền thông dữ liệu. Mỗi tầng có một giao thức để phục vụ tầng trên nó, và một giao thức
để sử dụng dịch vụ của tầng dưới nó (ngoại trừ giao thức của tầng đỉnh và tầng đáy).
Nhóm 11 – H10VT1
13
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
1.2. Địa chỉ IP và tên miền:
1.2.1. Địa chỉ IP:
Địa chỉ IP (Internet Protocol) là một địa chỉ đơn nhất mà những thiết bị điện tử hiện nay
đang sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng tiêu
chuẩn Giao thức Internet (IP).Mỗi địa chỉ IP là duy nhất trong cùng một cấp mạng. Một cách
đơn giản hơn: IP là một địa chỉ của một máy tính khi tham gia vào mạng nhằm giúp cho các
máy tính có thể chuyển thông tin cho nhau một cách chính xác, tránh thất lạc. Bất kỳ thiết bị
mạng nào (bao gồm bộ định tuyến, bộ chuyển mạch mạng, máy vi tính, máy chủ hạ
tầng, máy in, máy fax qua Internet, và vài loại điện thoại ) tham gia vào mạng đều có địa chỉ
riêng, và địa chỉ này là đơn nhất trong phạm vi của một mạng cụ thể. Vài địa chỉ IP có giá trị
đơn nhất trong phạm vi Internet toàn cầu, trong khi một số khác chỉ cần phải đơn nhất trong

phạm vi một công ty.
Địa chỉ IP hoạt động như một bộ định vị để một thiết bị IP tìm thấy và giao tiếp với nhau.
Tuy nhiên, mục đích của nó không phải dùng làm bộ định danh luôn luôn xác định duy nhất
một thiết bị cụ thể. Trong thực tế hiện nay, một địa IP hầu như không làm bộ định danh, do
những công nghệ như gán địa chỉ động và biên dịch địa chỉ mạng. Địa chỉ IP do Tổ chức cấp
phát số hiệu Internet (IANA) quản lý và tạo ra. IANA nói chung phân chia những "siêu khối"
đến Cơ quan Internet khu vực, rồi từ đó lại phân chia thành những khối nhỏ hơn đến nhà
cung cấp dịch vụ Internet và công ty.
Cấu trúc một địa chỉ IP:
- IPv4: Địa chỉ IP theo phiên bản IPv4 sử dụng 32 bit để mã hoá dữ liệu. Địa chỉ IP (IPv4) có
dạng như sau:EFG.HIJ.KMN.OPQ (ví dụ một địa chỉ IP: 220.231.124.5) Trong đó mỗi ký tự
trên đại diện cho một con số do người sử dụng máy tính, modem hoặc một máy chủ có chức
năng riêng (DHCP) gán cho chúng.
- IPv6: Địa chỉ IP theo phiên bản IPv6 sử dụng 128 bit để mã hoá dữ liệu, nó cho phép sử
dụng nhiều địa chỉ hơn so với IPv4. Địa chỉ IP phiên bản IPv6 đang dần được đưa vào áp
dụng bởi nguồn tài nguyên IPv4 đang cạn kiệt do sự phát triển rất nhanh của công nghệ
thông tin. Hàng loạt các quốc gia, tổ chức trên thế giới đã nhanh chóng chuẩn bị triển khai để
đưa vào sử dụng theo lộ trình bắt đầu từ năm 2008 đến năm 2010.

Nhóm 11 – H10VT1
14
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
1.2.2. Tên miền:
Tên miền được tạo thành từ các nhãn không rỗng phân cách nhau bằng dấu chấm (.);
những nhãn này giới hạn ở các chữ cái ASCII từ a đến z (không phân biệt hoa thường), chữ
số từ 0 đến 9, và dấu gạch ngang (-), kèm theo những giới hạn về chiều dài tên và vị trí dấu
gạch ngang. Đó là dấu gạch ngang không được xuất hiện ở đầu hoặc cuối của nhãnh, và
chiều dài của nhãn nên trong khoảng từ 1 đến 63 và tổng chiều dài của một tên miền không
được vượt quá 255.
Người đăng kí tên miền thường được gọi là chủ tên miền, mặc dù việc một người đăng kí

một tên miền không phải là người sở hữu hợp pháp cái tên đó, mà chỉ là độc quyền sử dụng
nó mà thôi.
Ví dụ minh họa cho sư khác nhau giữa một địa chi URL (Uniform Resource Locator) và một
tên miền:
URL: />Tên miền: www.vidu.net
Tên miền đã đăng ký: vidu.net
Mục đích chính của tên miền là để cung cấp một hình thức đại diện, hay nói cách khác,
dùng những tên dễ nhận biết, thay cho những tài nguyên internet mà đa số được đánh địa chỉ
bằng số. Cách nhìn trừu tượng này cho phép bất kỳ tài nguyên nào (ở đây là website) đều có
thể được di chuyển đến một địa chỉ vật lý khác trong cấu trúc liên kết địa chỉ mạng, có thể là
toàn cầu hoặc chỉ cục bộ trong một mạng intranet, mà trên thực tế là đang làm thay đổi địa
chỉ IP. Việc dịch từ tên miền sang địa chỉ IP (và ngược lại) do hệ thống DNS trên toàn cầu
thực hiện.
Hình 1.8 Tổ chức của hệ thống tên miền
Nhóm 11 – H10VT1
15
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
1.3. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet và một số dich vụ Internet thông dụng:
1.3.1. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Việt nam hiện nay:
CÔNG TY THÔNG TIN
VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC
(EVN)
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN
THÔNG HÀ NỘI
(HANOITELECOM)
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHỆ MẠNG (QTNET)
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH
VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN
THÔNG SÀI GÒN

(SAIGONPOSTEL)
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN
THÔNG FPT
CÔNG TY NETNAM
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN
TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH
VIỄN THÔNG VIỆT
NAM (VNPT)
TỔNG CÔNG TY VIỄN
THÔNG QUÂN ĐỘI
(VIETTEL)
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH
VỤ INTERNET ( OCI)
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN
THÔNG THẾ HỆ MỚI
(VNGT)
CÔNG TY THÔNG TIN
ĐIỆN TỬ HÀNG HẢI
(VISHIPEL)
CÔNG TY CỔ PHẦN
THANH TÂM
TỔNG CÔNG TY TRUYỀN
THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
(VTC)
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH
VỤ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
VIỄN THÔNG HỢP THÀNH
CÔNG TY
SAIGONTOURIST (SCTV)

CÔNG TY TNHH PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐẠT THỊNH
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN
THÔNG VTC
CÔNG TY CỔ PHẦN VÔ
TUYẾN IP VIỆT NAM (VIP)
1.3.2. Một số dịch vụ Internet thông dụng:
- Thư điện tử ( email ): là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin (thư từ)
có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy
tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một
hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc.Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi được
chữ, nó còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và
đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động
tương thích với kiểu tệp HTML.
- Dịch vụ trao đổi các dữ liệu FTP (FILE TRANSFER PROTOCOL): thường được dùng
để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP(chẳng hạn như
Internet- mạng ngoại bộ - hoặc intranet - mạng nội bộ). Hoạt động của FTP cần có hai máy
tính, một máy chủ và một máy khách). Máy chủ FTP, dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ
FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng
lưới. Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách,
thì khởi đầu một liên kết với máy chủ. Một khi hai máy đã liên kết với nhau, máy khách có
thể xử lý một số thao tác về tập tin, như tải tập tin lên máy chủ, tải tập tin từ máy chủ xuống
máy của mình, đổi tên của tập tin, hoặc xóa tập tin ở máy chủ v.v. Vì giao thức FTP là một
Nhóm 11 – H10VT1
16
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
giao thức chuẩn công khai, cho nên bất cứ một công ty phần mềm nào, hay một lập trình
viên nào cũng có thể viết trình chủ FTP hoặc trình khách FTP.
- Dịch vụ thông tin dưới dạng tiếng nói và hình ảnh world wide web (www): là

một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy
tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với
chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên
internet .Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn
bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng internet. Người dùng phải sử dụng một
chương trình được gọi là trình duyệt ưeb (web browser) để xem siêu văn bản. Chương trình
này sẽ nhận thong tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu (thông
tin trong ô địa chỉ được gọi là tên miền (domain name)), rồi sau đó chương trình sẽ tự động
gửi thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của người xem.
Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang ưeb để nối với
các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác.
Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web.
- Dịch vụ truy cập thông tin từ xa TELNET (TErminaL NETwork): là một giao thức
mạng (network protocol) được dùng trên các kết nối với internet hoặc các kết nối tại mạng
máy tính cục bộ LAN. TELNET thường được dùng để cung cấp những phiên giao dịch đăng
nhập, giữa các máy trên mạng Internet, dùng dòng lệnh có tính định hướng người dùng. Tên
của nó có nguồn gốc từ hai chữ tiếng Anh "telephone network" (mạng điện thoại), vì chương
trình phần mềm được thiết kế, tạo cảm giác như một thiết bị cuối được gắn vào một máy tính
khác.
- Dịch vụ tham gia nhóm hội thảo USENET (Unix User Network): Một hệ thống thông tin
toàn cầu dưới dạng diễn đàn thảo luận (còn được gọi là "Newsgroup") về tất cả các lĩnh vực
của đời sống và bất cứ ai cũng có thể tham gia.
- Thương mại điện tử (ELECTRONIC COMMERCE): là quy trình mua bán hàng hóa và
dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy tính và
mạng Internet.Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành của nền
"Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc
trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là
không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là
"Thương mại không có giấy tờ").
1.4. Kết luận chương 1 :

Chương 1 giới thiệu sơ lược tổng quan về mạng Internet. Tập trung giới thiệu các kiến
thức cơ bản về mạng internet. Khái quát các kiến thức liên quan đến mạng Internet như các
khái niệm, cấu trúc và phương thức kết nối internet, địa chỉ IP và tên miền, các nhà cung cấp
dịch vụ internet và các dịch vụ internet thông dụng. Giúp người đọc nắm bắt được những
kiến thức cơ bản về môi trường internet, từ đó thấy được lợi ich thiết thực khi sử dụng dịch
vụ internet
Nhóm 11 – H10VT1
17
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
Chương 2: Giới thiệu chung về Qos
2.1. Khái niệm về QoS và sự cần thiết của QoS trong mạng internet:
2.1.1. Khái niệm về QoS:
Chất lượng dịch vụ (QoS – Quality of Service) là một khái niệm rộng và có thể tiếp cận
theo nhiều hướng khác nhau. Theo khuyến nghị của Hiệp hội viễn thông quốc tế ITU-T
(International Telecommunication Union) chất lượng dịch vụ là tập hợp các khía cạch của
hiệu năng dịch vụ nhằm xác định cấp độ thỏa mãn của người sử dụng đối với dịch vụ. Theo
IETF [ETSI – TR102] nhìn nhận chất lượng dịch vụ là khả năng phân biệt luồng lưu lượng
để mạng có các ứng xử phân biệt đối với các kiểu luồng lưu lượng, QoS bao gồm cả việc
phân loại các dịch vụ và hiệu năng tổng thể của mạng cho mỗi loại dịch vụ. Chất lượng dịch
vụ được nhìn nhận từ hai khía cạnh: phía người sử dụng dịch vụ và phía nhà cung cấp dịch
vụ mạng.
Nhìn từ khía cạnh người sử dụng dịch vụ mạng, QoS là mức độ chấp nhận chất lượng
dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ nhận được từ nhà cung cấp dịch vụ mạng đối với các dịch
vụ riêng của họ hoặc các ứng dụng mà các nhà cung cấp dịch vụ cam kết với khách hàng của
mình như: voice, video và dữ liệu.
Nhìn từ khía cạnh nhà cung cấp dịch vụ mạng, QoS liên quan tới khả năng cung cấp các
yêu cầu chất lượng dịch vụ cho người sử dụng. Có hai kiểu khả năng mạng cần thiết để cung
cấp chất lượng dịch vụ trong mạng chuyển mạch gói.
 Thứ nhất, mạng chuyển mạch gói phải có khả năng phân biệt các lớp lưu lượng mà
người sử dụng đầu cuối có thể xem xét để lựu chọn một hoặc nhiều lớp lưu lượng trong

số các lớp lưu lượng khác nhau đó.
 Thứ hai, một khi mạng đã phân biệt được các lớp lưu lượng, nó phải có cơ chế xử lý
khác nhau đối với các lớp khác nhau bằng cách bảo đảm việc cung cấp tài nguyên và
phân biệt dịch vụ trong mạng.
Mức độ chấp nhận dịch vụ của người sử dụng đầu cuối được xác định thông qua việc
kiểm tra các thông số mạng như khả năng mất gói, độ trễ, jitter và xác suất tắc nghẽn. Số
lượng và các đặc tính của các tham số trên phụ thuộc vào các kỹ thuật thực thi QoS khác
nhau trên mạng.
2.1.2. Kiến trúc cơ bản của Qos:
Kiến trúc cơ bản của QoS gồm 3 mảng cơ bản:
• Định dạng QoS và kĩ thuật đánh dấu cho phép phối hợp QoS từ điểm đầu tới điểm
cuối giữa từng thành phần mạng.
• QoS trong từng thành phần mạng đơn(các công cụ hàng đợi định dạng,lập lịch,
định dạng lưu lượng)
• Cách giải quyết, điều khiển QoS, các chức năng tính toán để điều khiển và giám
sát lưu lượng đầu cuối qua mạng.
Nhóm 11 – H10VT1
18
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
Hình 2.1: Ba thành phần của kiến trúc QoS cơ bản.
2.1.3 Sự cần thiết của QoS trong mạng internet:
Ngày nay Internet và Intranet phát triển rất nhanh kèm theo đó là sự phát triển nhiều loại
dịch vụ khác nhau. Người dùng sử dụng Internet có thể với nhiều mục đích khác nhau, có thể
là mục đích riêng hoặc có thể là mục đích kinh doanh. Dữ liệu được truyền đi qua mạng
Internet và số lượng người sử dụng mạng Internet tăng theo hàm mũ. Các ứng dụng đa
phương tiện – các ứng dụng thời gian thực, như thoại IP (IP Telephony) và hệ thống hội nghị
video (Video conferencing system), IPTV, là các ứng dụng mới cần nhiều băng thông hơn
rất nhiều so với các ứng dụng đã được sử dụng rất sớm trên Internet, mặt khác các ứng dụng
này yêu cầu việc truyền dữ liệu đi qua mạng phải liên tục, độ trễ thấp. Trong khi đó, các ứng
dụng truyền thống trên Internet như WWW, FTP, hoặc Telnet, không chấp nhận việc mất gói

xẩy ra, không yêu cầu đỗ trễ cao miễn sao dữ liệu khi bên nhận nhận được là đầy đủ và chính
xác nội dung.
Chất lượng của các ứng dụng thoại phụ thuộc vào chất lượng đường truyền kết nối từ đầu
cuối đến đầu cuối, dấu hiệu của tín hiệu thoại không được đảm bảo chất lượng thường gặp
như truyền lỗi, nhiễu tín hiệu, tiếng vọng, … Ngay cả việc truyền dữ liệu thời gian thực sử
dụng giao thức thời gian thực RTP (Real Time Protocol) vẫn phụ thuộc vào việc tận dụng
các tài nguyên được phân phát trên cơ sở giao thức IP.
QoS là một kỹ thuật được sử dụng để bảo đảm các ứng dụng thời gian thực chạy được
trên Internet và các ứng dụng truyền thống được bảo đảm chất lượng tốt hơn.
Nhóm 11 – H10VT1
19
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
Kiểu lưu lượng Các vấn đề khi không có QoS
Voice Voice nghe khó hiểu
Voice không liên tục, tiếng nói bị méo
Người gọi không biết người nhận kết thúc cuộc gọi khi nào
hay kết thức chưa
Cuộc gọi không kết nối được
Video Hình ảnh hiện thị chập chờn
Âm thanh không đồng bộ với video
Sự di chuyển của hình ảnh chậm lại
Data Dữ liệu được chuyển đến khi nó không còn giá trị nữa.
Dữ liệu phản hổi không đúng so với ban đầu
Thời gian truyền bị gián đoạn làm cho người dùng thất
vọng và từ bỏ hoặc thực hiện lại dịch vụ
Bảng 2.1: Kiểu lưu lượng và các vấn đề khi không thực thi QoS
2.2. Các yêu cầu và một số cách tiếp cận để đánh giá QoS trong mạng IP:
2.2.1 Các yêu cầu chất lượng dịch vụ trong mạng IP
Mỗi ứng dụng đều có đặc tính riêng của nó, do đó để xác định được yêu cầu chất lượng
dịch vụ, hệ thống thường nhận biết dựa trên các lớp dịch vụ. Theo quan điểm của ITU-T, các

lớp dịch vụ được chia như sau:
Lớp QoS Các đặc tính QoS
0 Thời gian thực, nhạy cảm với jitter, tương tác cao
1 Thời gian thực, nhạy cảm với jitter, tương tác cao
2 Dữ liệu chuyển tiếp, tương tác cao
3 Dữ liệu chuyển tiếp, tương tác
4 Tồn hao thấp
5 Các ứng dụng nguyên thủy của mạng IP ngầm định
Bảng 2.2: Phân loại các lớp dịch vụ theo ITU - T
Như vậy, theo quan điểm của ITU thì các ứng dụng thời gian thực và các ứng dụng có
tính tương tác cao được đặt lên hàng đầu đối với mạng IP, phần lớn các ứng dụng này được
triển khai trong các mạng chuyển mạch hướng kết nối (chuyển mạch kênh và ATM). Trong
khi đó, mạng IP nguyên thủy không hỗ trợ QoS cho các dịch vụ thời gian thực.
Nhóm 11 – H10VT1
20
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
Dự án TIPHON của ETSI đề xuất các lớp dịch vụ QoS như sau:
Bảng 2.3: Phân loại các lớp dịch vụ theo ETSI
Hướng tiếp cận của ETSI tập trung vào các dịch vụ trên mạng IP để phân ra các loại dịch
vụ yêu cầu thời gian thực và không yêu cầu thời gian thực.
2.2.2 Một số cách tiếp cận để đánh giá QoS trong mạng IP:
Các phương pháp cơ bản để xác định chất lượng của dịch vụ mạng bao gồm quá trình phân
tích, mô hình hóa và mô phỏng hoặc đo trực tiếp các thông số mạng để đánh giá. Việc đánh
giá mức độ chấp nhận dịch vụ hay nói cách khác là việc đo kiểm các thông số mạng được
đánh giá dựa trên các thang điểm đánh giá trung bình MOS (Mean Opinion Score). MOS dao
động từ mức 1 đến mức 5 (mức 1 – tồi, mức 2 – nghèo, mức 3 – cân bằng, mức 4 – tốt, và
mức 5 – xuất sắc) và các nhà cung cấp dịch vụ dựa vào mức MOS này để đưa ra các mức
chất lượng dịch vụ phù hợp cho dịch vụ của mình.
Hình 2.2.Một số cách tiếp cận để đánh giá QoS trong mạng IP
Nhóm 11 – H10VT1

Lớp QoS Thành phần Các đặc tính QoS
Hội thoại thời gian
thực (thoại, video, hội
nghị video)
Thoại, audio,
video, đa
phương tiện
Nhạy cảm với trễ và jitter, có giới hạn lỗi
và tổn thất gói, tốc độ bít thay đổi và cố
định
Luồng thời gian thực
(quảng bá)
Audio, video,
đa phương tiện
Trễ và jitter có sai số nhất định, sai số nhỏ
đối với lỗi và tổn thất, tốc độ bít thay đổi
Tương tác cận dữ liệu
thời gian thực (trình
duyệt Web)
Dữ liệu Nhạy cảm với trễ, jitter và mất gói, tốc độ
bít thay đổi
Phi thời gian thực
(Email)
Dữ liệu Không nhạy cảm với trễ và jitter, nhạy
cảm với lỗi
21
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
Theo khuyến nghị của ITU-T G107, để đánh giá chất lượng dịch vụ thoại qua IP thì nên
sử dụng mô hình E, đây là một mô hình ưu việt trong việc truyền dẫn, kết quả của mô hình E
là một giá trị truyền dẫn chung gọi là nhân tố tốc độ truyền dẫn R (Transmission Rating

Factor) thể hiện chất lượng đàm thoại giữa người nói và người nghe. R dao động trong
khoảng từ 1 đến 100 tùy thuộc vào các sơ đồ mạng cụ thể. R càng lớn thì chất lượng dịch vụ
mạng càng cao. Đối với dịch vụ mạng IP, mô hình E là một công cụ đắc lực để đánh giá chất
lượng dịch vụ. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự suy giảm R như: độ trễ, tiếng dội – jitter, mất
gói, và thuật toán mã hóa thông tin. Giá trị đầu ra của mô hình E có thể chuyển thành giá trị
MOS tương ứng để đánh giá chất lượng dịch vụ.
Một cách tiếp cận khác để đánh giá QoS được nhìn nhận từ phía mạng là tiếp cận theo
mô hình phân lớp trong mô hình tham chiếu hệ thống mở OSI, cụ thể như sau:
- Tầng ứng dụng: Chất lượng dịch vụ QoS được nhận thức là “mức độ dịch vụ”. Khái
niệm này rất khó để định lượng chính xác, chủ yếu dựa vào đánh giá của con người về
mức độ hài lòng đối với dịch vụ.
- Tầng vận chuyển: Chất lượng dịch vụ được thực hiện bởi kiến trúc logic của mạng,
các cơ chế định tuyến và báo hiệu bảo đảm chất lượng dịch vụ.
- Tầng mạng: Chất lượng dịch vụ được thể hiện qua các tham số lớp mạng tương đối
gần với các tham số mà chúng ta thường gặp, được biểu diễn thông qua các đại lượng
toán học như: Tỷ lệ lỗi, giá trị trung bình, giá trị lớn nhất của các tham số như băng
thông, đỗ trễ, và độ tin cậy của luồng lưu lượng.
- Tầng liên kết dữ liệu: Chất lượng dịch vụ được thể hiện qua các tham số truyền dẫn, tỉ
lệ lỗi thông tin, các hiện tượng tắc nghẽn và hỏng hóc của các đường liên kết mạng.
2.2.3 Các yêu cầu chức năng chung của IP QoS:
Để cung cấp chất lượng dịch vụ qua mạng IP, mạng phải thực hiện hai nhiệm cụ cơ bản:
 (1) Phân biệt các luồng lưu lượng hoặc các kiểu dịch vụ để người sử dụng đưa các
ứng dụng vào các lớp hoặc các luồng lưu lượng phân biệt với các ứng dụng khác.
 (2) Phân biệt các lớp lưu lượng bằng các nguồn tài nguyên và cách cư xử đối với các
dịch vụ khác nhau trong một mạng.
Nhiệm vụ (1) thường được thực hiện bởi thiệt bị của người sử dụng mạng và tại giao diện
giữa mạng và mạng. Nhiệm vụ (2) được thực thiện bởi các bộ định tuyến mạng. Khả năng
thực hiện nhiệm vụ (2) là sự khác biệt giữa các cộng nghệ mạng, nó thể hiện các đặc điểm ưu
việt và nhược điểm của các giải pháp công nghệ khác nhau.
. Bộ định tuyến IP trên hình vẽ thể hiện dưới góc độ các khối chức năng được sắp xếp

theo hướng đi của luồng dữ liệu từ đầu vào bộ định tuyến tới đầu ra bộ định tuyến. Các gói
tin IP đi vào từ các cổng đầu vào của bộ định tuyến tới các khối chức năng đánh dấu gói tin
và phân loại gói tin, hai khối chức năng này của bộ định tuyến thực hiện nhiệm vụ (1). Các
khối chức năng: Chính sách lưu lượng, quản lý hàng đợi, lập lịch gói tin và chia cắt lưu
lượng là các khối chức năng thực hiện nhiệm vụ (2)
Nhóm 11 – H10VT1
22
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos

Hình 2.3. các yêu cầu chức năng được thể hiện trong các bộ định tuyến IP
2.3. Các tham số ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ trong mạng IP:
2.3.1. Băng thông – Bandwidth:
Băng thông là giá trị trung bình số lượng gói tin được truyền qua mạng thành công trong một
giây. Kí hiệu là kbps hoặc Mbps. Băng thông khả dụng lớn nhất của đường liên kết bằng giá
trị băng thông nhỏ nhất của các đường liên kết mà gói tin đã đi qua. Băng thông nhỏ nhất của
đường liên kết này thường là đường liên kết mạng WAN. Một số tuyến kết nối khác như
đường liên kết uplink giữa các switch hoặc router.
Ảnh hưởng của sự thiếu hụt băng thông là gì? Sự thiếu hụt băng thông là một trong nhiều
nguyên nhân làm giảm hiệu năng của các ứng dụng trên mạng; đặc biệt là các ứng dụng dễ bị
ảnh hưởng bởi thời gian như voice hoặc các ứng dụng yêu cầu băng thông cao như video.
Một số giải pháp có thể ngăn chặn sự thiếu hụt và cải thiện hiệu năng của băng thông:
 Tăng băng thông: Cách tốt nhất để ngăn chặn sự thiếu hụt của băng thông là nâng cao
tốc độ kết nối của tất cả các dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ với người sử dụng. Tuy
nhiên nó gặp phải một số điều kiện khách quan khiến cho phương pháp này không
phải là phương pháp được sử dụng nhiều như chi phí cao, thời gian thực thi và giới
hạn của công nghệ trong quá trình nâng cấp và thực thi.
 Chuyển tiếp các gói tin theo độ ưu tiên: Đây là giải pháp thường được sử dụng hiện
nay, nó liên quan đến việc sử dụng kĩ thuật QoS. Sử dụng phân loại lưu lượng thành
các lớp QoS, sắp xếp thứ tự ưu tiên các luồng lưu lượng quan trọng và chuyển các
luồng lưu lượng có độ ưu tiên quan trọng trước. Đây là một trong những kĩ thuật cơ

bản của QoS và hàng đợi. Chi tiết về các kĩ thuật này sẽ được trình bày cụ thể trong
bài báo cáo này.
 Nén: Tối ưu đường liên kết bằng cách nén nội dung của các frame nhằm tăng băng
thông khả dụng của liên kết. Nén dữ liệu có thể thực hiện bằng phần cứng hoặc phần
mềm qua các thuật toán nén. Ngoài ra, nén tiêu để (Header) của gói tin cũng là một
Nhóm 11 – H10VT1
23
Nhiệm vụ 1
Nhiệm vụ 1
Các gói
tin đi ra
Phân loại
gói tin
Phân loại
gói tin
Đánh dấu
gói tin
Đánh dấu
gói tin
Chính sách
lưu lượng
Chính sách
lưu lượng
Quản lý
hàng đợi
Quản lý
hàng đợi
Lập lịch gói
tin
Lập lịch gói

tin
Định hướng
lưu lượng
Định hướng
lưu lượng
Các gói
tin đi vào
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
phương pháp đặc biệt hiệu quả đối với đường truyền có các gói tin có tỉ số header/gói
tin là lớn. Ví dụ như nén tiêu để của giao thức truyền tải tin cậy TCP và giao thức thời
gian thực RTP. Theo ý kiến của các chuyên gia thì nén nội dung (Payload
compression) là phương pháp nén hiệu quả trong mạng đầu cuối – đầu cuối (end – to -
end). Trong khi đó, nén header là phương pháp hiệu quả được sử dụng trong các liên
kết bước – bước (hop-by-hop).

2.3.2. Độ trễ - Delay:
Độ trễ là khoảng thời gian trung bình mà gói tin được truyền đi từ nơi gửi đến nơi nhận.
Thời gian này được gọi là “Độ trễ đầu cuối đến đầu cuối”. Mỗi thành phần trong tuyến kết
nối từ đầu cuối đến đầu cuối như: thiết bị phát, thiết bị truyền dẫn, thiết bị chuyển mạch và
định tuyến đều có thể gây ra trễ. Nhìn từ góc độ tổng quát thì có ba thành phần gây trễ: trễ
lan truyền, trễ xử lý, và trễ hàng đợi.
- Trễ lan truyền là thời gian truyền một gói tin qua liên kết, trễ lan truyền thường chỉ
phụ thuộc vào băng thông khả dụng của liên kết. Các kỹ thuật truy cập CSMA/CD
cũng có thể gây thêm trễ vì xác suất tranh chấp tài nguyên trong trường hợp giao diện
tiến gần tới trạng thái tắc nghẽn, là tham số có giá trị cố định phụ thuộc vào phương
tiện truyền, trong khi đó tham số trễ xử lý và trễ hàng đợi trong các thiết bị định tuyến
là các tham số có giá trị thay đổi do các điều kiện thực tế của mạng.
- Trễ xử lý là khoảng thời gian cần thiết của một thiết bị định tuyến để chuyển một gói
tin từ giao diện đầu vào tới hàng đợi đầu ra và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
Tốc độ xử lý, mức độ chiếm dụng CPU, phương thức chuyển mạch IP, kiến trúc bộ

định tuyến và các đặc tính cấu hình giao diện đầu vào và đầu ra.
- Trễ hàng đợi là khoảng thời gian của gói tin nằm chờ tại hàng đợi trong một thiết bị
định tuyến. Trễ hàng đợi phụ thuộc vào số lượng và kích thước các gói tin trong hàng
đợi và băng thông khả dụng trên liên kết đầu ra của thiết bị định tuyến. Trễ hàng đợi
còn phụ thuộc vào kỹ thuật xếp hàng các gói tin.
Một số giải pháp nhằm cải thiện độ trễ:
 Tăng băng thông liên kết, băng thông đủ sẽ làm cho hàng đợi ngắn lại và các gói tin
không phải đợi trước khi được truyền đi. Tăng băng thông cũng đồng nghĩa là làm
giảm trễ nối tiếp nhưng mặt khác, giải pháp này cũng làm tăng giá thành của hệ thống
khi cần nâng cấp.
 Sử dụng các kỹ thuật quản lý hàng đợi. Đây là phương pháp tiếp cận hiệu quả, tốn
kém ít chi phí. Các hàng đợi ưu tiên là một trong những thành phần chủ yếu trong
cách tiếp cận này.
Nhóm 11 – H10VT1
24
Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch – Internet Qos
2.3.3. Độ biến thiên trễ - Delay variation/Jitter:
Là sự khác biệt về độ trễ của các gói tin khác nhau trong cùng một luồng lưu lượng. Các
gói tin trên cùng một luồng lưu lượng không đến đích cùng tốc độ mà chúng đã được phát đi.
Những gói tin này được xử lý, đưa vào hàng đợi, đi ra khỏi hàng đợi, … là riêng lẽ và độc
lập với nhau. Do đó, thứ tự đi ra của các gói tin này, và độ trễ của chúng có thể bị thay đổi.
Kết quả của sự tác động của độ biến thiên trễ đối với các ứng dụng thời gian thực như thoại
IP là dội tín hiệu – echo signal, nhiễu tín hiệu.
Một số giải pháp nhằm làm giảm độ biến thiên trễ của lưu lượng mạng:
 Tăng băng thông liên kết: đây là cách tốt nhất để hạn chế và khác phục hiện tượng
jitter, tuy nhiên giải pháp này gặp phải một số điểm hạn chế trên thực tế như thời gian,
chi phí và đôi khi còn hạn chế bởi công nghệ của các thiết bị truyền dẫn để nâng cấp
hệ thống.
 Ưu tiên các gói tin có độ trễ nhạy cảm và chuyển các gói tin quan trọng trước: để thực
hiện được điều này thì các gói tin phải qua giai đoạn phân loại hoặc đánh dấu gói tin

trước khi chúng được đưa vào các hàng đợi tương ứng cho các loại gói tin ví dụ như
hàng đợi cân bằng trọng số WFQ (Weighted Fair Queuing), hàng đợi cân bằng trọng
số theo lớp CBWFQ (Class-base weighted fair queuing)… Đây là những phương
pháp không tốn kém chi phí nhưng lại nâng cao được băng thông.
 Thay đổi độ ưu tiên của gói tin: Đây là trường hợp chắc chắn xẩy ra, độ ưu tiên của
gói tin đã được thiết lập khi các gói tin đi vào thiết bị định tuyến. Khi gói tin di
chuyển từ miền này sang miền khác, độ ưu tiên của các gói tin này có thể được thay
đổi. Ví dụ, gói tin đi ra từ mạng doanh nghiệp đã được đánh dấu và đi vào mạng của
nhà cung cấp dịch vụ thì giá trị độ ưu tiên của gói tin phải thay đổi lại để bảo đảm
chất lượng dịch vụ đã cam kết giữa nhà cung cấp dịch vụ với mạng doanh nghiệp.
 Nén nội dung của gói tin ở tầng 2 và hearder của giao thức RTP: Nén tầng 2 sẽ làm
giảm kích thước gói tin IP, và nó làm giảm số lượng bít truyền qua mạng do đó nó
làm tăng băng thông khả dụng lên. Nén hearder của giao thức RTP là một phương
pháp hiệu quả cho gói tin VoIP, bởi vì nó làm giảm kích thước phần tiêu đề cố định
của giao thức RTP. Việc nén header của giao thức RTP được đề xuất dành cho kết nối
có băng thông nhỏ hơn 2 Mbps. Nén Header làm giảm thời gian chiếm dụng CPU ít
hơn hơn so với nén nội dung tầng 2 và cả hai đều có tác dụng làm giảm delay trong
hàng đợi. Tuy nhiên, ngay cả việc nén header hay nén nội dung tầng 2 đều tạo ra thời
gian trễ cho việc xử lý.

Nhóm 11 – H10VT1
25

×