Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

xây dựng tổng đài ip pbx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 125 trang )



ii

MỤC LỤC
Đề mục
Trang bìa i
Nhiệm vụ của luận văn
L ờ i cảm ơn ii
Tóm tắt luận văn iii
Mục lục iv
Danh sách hình vẽ viii
Các từ viết tắt x
Nội dung luận văn
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: LÝ THUYẾT 3
Chương1: TỔNG QUAN VỀ VoIP 3
(Voice over Internet Protocol) 3
1. Giới thiệu chung: 3
2. Ưu nhược điểm của VoIP: 4
2.1 Ưu điểm : 4
2.2 Nhược điểm : 4
3. Yêu cầu chất lượng đối với VoIP: 5
4. Ứng dụng của VoIP 5
5. Các cấu trúc kết nối: 6
5.1 Mô hình PC to PC: 6
5.2 PC to Phone: 7
5.3 Phone to Phone: 7
6. Các thành phần trong mạng VoIP: 7
7. Cơ chế làm việc của VoIP: 9
7.1 Số hóa tín hiệu Analog: 9


7.2 Lấy mẫu (Sampling): 9
7.3 Lượng tử hoá (Quantization): 10
7.4 Mã hóa (Encoding): 10


iii

7.5 Nén giọng nói (Voice Compression): 10
7.6 Packetizing voice (đóng gói): 10
8. Các vấn đề chất lượng của VoIP: 11
8.1 Trễ (Delay): 11
8.2 Trượt (Jitter): 11
8.3 Mất gói (packet loss): 12
9. Các ứng dụng của VoIP trong thực tế: 12
9.1 Thoại thông minh: 12
9.2 Dịch vụ thoại qua Internet 12
9.3 Dịch vụ Fax qua IP: 13
9.4 Dịch vụ Callback Web: 13
9.5 Dịch vụ tính cước cho bị gọi: 13
9.6 Dịch vụ Call Center 14
10. Các khái niệm trong VoIP 14
10.1 PBX - Private Branch Exchange 14
10.2 PSTN – Public Switched Telephone Network 15
10.3 TDM – Time Division Multiplexing 15
10.4 FXO và FXS 15
Chương 2: CÁC GIAO THỨC SỬ DỤNG TRONG VOIP 17
1. Giao thức H323 17
1.1 Cấu trúc của H.323. 17
1.1.1. Thiết bị đầu cuối. 17
1.1.2. Gatekeeper 17

1.1.3. Khối điều khiển đa điểm MCU 19
1.2 Tập giao thức H323 20
1.2.1 Báo hiệu RAS 20
1.2.2 Báo hiệu điều khiển cuộc gọi H.225 20
1.2.3 Giao thức H.245 20
1.3 Thiết lập cuộc gọi VoIP sử dụng giao thức H.323 22
1.3.1 Cuộc gọi Gatekeeper nội vùng: 22
1.3.2 Cuộc gọi Gatekeeper liên vùng: 23
2. Giao thức khởi tạo phiên SIP (Session Initiation Protocol): 24
2.1 Tính năng của SIP: 25
2.1.1 Các giao thức khác của IETF để xây dựng những ứng dụng SIP 25
2.1.2 Đơn giản và có khả năng mở rộng: 25


iv

2.1.3 Hỗ trợ tối đa sự di động của đầu cuối: 25
2.1.4 Dễ dàng tạo tính năng mới cho dịch vụ và dịch vụ mới: 26
2.2 Các thành phần trong mạng SIP: 26
2.3 Bản tin SIP: 27
2.3.1 Các loại bản tin SIP: 27
2.3.2 Cấu trúc bản tin SIP: 30
2.3.3 Ý nghĩa của các trường bản tin 32
2.4 Hoạt động của SIP: 33
2.4.1 Hoạt động của máy chủ ủy quyền (proxy server): 33
2.4.2 Hoạt động của máy chủ chuyển đổi địa chỉ (Redirect Server): 34
2.5 So sánh giữa giao thức H.323 và SIP 35
3. Giao thức giữ trước tài nguyên (RSVP): 37
4. Giao thức RTP ( Real Time Transport Protocol). 37
5. Giao thức RTCP ( Real Time Transport Control Protocol) 39

6. Giao thức SGCP ( Simple Gateway Control Protocol) 40
7. Giao thức MGCP (Media Gateway Control Protocol) 40
8. IAX2 – Inter Asterisk eXchange 41
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ASTERISK 42
1. Một số tính năng cơ bản của Asterisk : 42
1.1 Voice mail (hôp thư thoại): 42
1.2 Call forwarding (chuyển cuộc gọi): 42
1.3 Caller ID (hiển thị số gọi): 43
1.4 Automated attendant (chức năng IVR): 43
1.5 Time and date: 43
1.6 Call Parking: 43
1.7 Remote call pickup: 43
1.8 Privacy Manager: 43
1.9 Black list: 44
2. Cấu trúc Asterisk : 44
3. Các ngữ cảnh ứng dụng 45
3.1 Tổng đài VoIP IP PBX 46
3.2 Kết nối IP PBX với PBX 47
3.3 Kết nối giữa các server Asterisk 48
3.4 Các ứng dụng IVR, Voicemail, điện thoại hội nghị 49
3.5 Chức năng phân phối cuộc gọi tự động ACD 50


v

Chương 4: GIỚI THIỆU A2BILLING 51
1. Giới thiệu A2Billing 51
2. Tìm hiểu về AGI (Asterisk Gateway Interface) 52
2.1. Cấu trúc cơ bản AGI 52
2.2. Phân loại AGI 53

3. Cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của A2Billing 54
4. Một số khái niệm trong A2billing 57
PHẦN 2: THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 58
Chương 5: CÀI ĐẶT ASTERISK VÀ A2BILLING 58
1. Cài đặt hệ điều hành linux – bản centos 5.5: 58
2. Cài đặt asterisk: 63
3. Một số lệnh thao tác trong hệ thống asterisk 67
4. Cài đặt A2Billing 68
5. Sơ lược tập tin cấu hình asterisk 77
Chương 6:MỘT SỐ CHỨC NĂNG CỦA TỔNG ĐÀI PBX 82
1. Tạo số điện thoại cho softphone trong Free PBX 82
2. Call waiting( cuộc gọi chờ) 84
3. Nhạc chờ ( Music On Hold) 85
4. Voicemail (Hộp thư thoại): 86
5. Conference ( Hội Nghị): 87
6. Blacklist ( Danh sách loại trừ) 89
7. Ring Groups ( Đổ chuông nhóm) 90
8. Queue ( Hàng đợi) 92
9. Follow Me ( Chuyển cuộc gọi khi bận) 94
10. Callback ( Tự động gọi lại) 96
11. Call Forward ( Chuyển hướng gọi) 97
12. IVR ( Ứng dụng tương tác thoại) 98
Chương 7: CẤU HÌNH A2BILLING 101
1. Cấu hình A2Billing. 101
2. Kết hợp Free PBX và A2Billing 108
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 111
1. Kết luận 111
2. Hướng phát triển 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114



vi


DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mô hình PC to PC 6
Hình 1.2. Mô hình PC to Phone 7
Hình 1.3. Các thành phần trong mạng VoIP 8
Hình 1.4. FXO và FXS 16
Hình 2.1. Cấu trúc H.323 17
Hình 2.2. Thiết lập cuộc gọi Gatekeeper nội vùng. 22
Hình 2.3. Thiết lập cuộc gọi Gatekeeper liên vùng 23
Hình 2.4. Giao thức khởi tạo phiên SIP 24
Hình 2.5. Thiết lập cuộc gọi qua Proxy Server 33
Hình 2.6. Thiết lập cuộc gọi qua Redirect Server 34
Hình 2.7. Gói RTP 38
Hình 3.1. Cấu trúc Asterisk 44
Hình 3.2. Tổng đài IP PBX 46
Hình 3.3. Kết nối IP PBX với PBX 47
Hình 3.4. Kết nối giữa các Server Asterisk 48
Hình 3.5. Triển khai server IVR, Voicemail, hội thoại 49
Hình 3.6. Phân phối cuộc gọi với hàng đợi 50
Hình 4.1. Sơ đồ giao tiếp giữa Asterisk và AGI script 53
Hình 4.2. AGI giao tiếp với Asterisk 54
Hình 4.3. Chức năng của OSS 56
Hình 4.4. Sơ đồ A2Billing tương tác với Asterisk 56
Hình 5.1. Màn hình Welcome 59
Hình 5.2. Cấu hình Boot Loader 60
Hình 5.3. Cấu hình các thông số cho hệ thống mạng 60



vii

Hình 5.4. Cấu hình Firewall 61
Hình 5.5. Đặt password cho root. 62
Hình 5.6. Lựa chọn các gói 62
Hình5. 7. Tiến hành cài đặt CentOS 63
Hình 5.8. Reboot lại máy tính 63
Hình 5.9. Giao diện đang nhập tài khoản A2billing 76
Hình 5.10. Giao diện Web cấu hình của A2billing 76
Hình 6.1. Giao diện đăng nhập tài khoản Free PBX 82
Hình 6.2. Tạo các tài khoản SIP 83
Hình 6.3. giao diện softphone X-Lite 83
Hình 6.4. Đăng nhập thành công trên softphone 84
Hình 6.5. Upload các file nhạc chờ cho hệ thống 85
Hình 6.6. Cấu hình dịch vụ Voicemail 87
Hình 6.7. Cấu hình dịch vụ Conference 88
Hình 6.8. Cấu hình dịch vụ Blacklist 89
Hình 6.9. Cấu hình dịch vụ Ring Group 91
Hình 6.10. Cấu hình mục “ Destination if no answer cho Ring Group 92
Hình 6.11. Cấu hình dịch vụ Queue 93
Hình 6.12. Cấu hình dịch vụ Follow Me 94
Hình 6.13. Cấu hình tuỳ chọn “ Destination if no anwer” 95
Hình 6.14. Cấu hình dịch vụ Callback 96
Hình 6.15. Giao diện cấu hình IVR 98
Hình 6.16. Thiết lập tuỳ chọn IVR 99
Hình 7.1. Tạo sip Trunk 101
Hình 7.2. Tạo RATECARD 101
Hình 7.3. Danh sách các Prefix của các quốc gia 102



viii

Hình 7.4. Tạo Rates 103
Hình 7.5. Tạo Call Plan 105
Hình 7.6. Tạo Customers 107
Hình 7.7. Tạo nhiều Customers 108
Hình 7.8. Tạo Routes 109
Hình 7.9. Nạp Card Number cho User 110
Hình Server Asterisk sử dụng chung 1 Database 112
Mô hình SER 113




















ix

CÁC TỪ VIẾT TẮT
A
AC Alternating Current
ACD Automatic Call Distributor
ACK Acknowledgement
AOR Address of Record
API Application Programing Interface
ARP Address Resolution Protocol
ATM Asynchronous Transfer Mode

C
CAS Chanel Associated Signaling
CCIS Common Chanel Interoffice Signaling
CCS Common Channel Signaling
CLI Command-Line Interface

D
DAHDI Digium Asterisk Hardware Device Interface
DC Direct Current
DHCP Dynamic Host Configuration Protocol
DNS Domain Name System
DoS Denial of Service
DTMF Dial Tone Multi Frequency



x


F
FTP File Transfer Protocol
FXO Foreign Exchange Office
FXS Foreign Exchange Station
G
GSM Global System for Mobile communications

H
HTTP Hyper Text Transfer Protocol

I
IAX Inter- Asterisk eXchange
ICMP Internet Control Message Protocol
IETF Internet Engineering Task Force
IN Intelligent Network
IP Internet Protocol
ISDN Integrated Services Digital Network
ITU-T International Telecommunication Union- Telecommunication
Standardization
IVR Interactive Voice Response

L
LAN Local Area Network
LLC Link Logic Control


xi

LSSU Link Status Signaling Unit
M

MAC Media Address Control
MGCP Media Gateway Control Protocol
MIME Multipurpose Internet Mail Extension
MCU Multipoint Control Unit
N
NAT Network Address Translation
NIC Network Information Center
O
OSI Open System Interconnection
OSP Open Settlement Protocol
P
PBX Private Branch eXchange
PC Personal Computer
PCM Pulse-Code Modulation
PDD Post Dial Delay
PLMN Public Land mobile Network
PPP Point-to-Point Protocol
PRI Primary Rate Interface
PSTN Public Switch Telephone Network

R


xii

RFC Request for Comments
RTCP Real-time Transport Control Protocol
RTP Real-time Transport Protocol
RSVP Resourse Reservation Protocol
RTSP Real-time Transport Protocol

S
SCCP Skinny Client Control Protocol
SDL Signaling Data Link
SDP Session Description Protocol
SIP Session Initiation Protocol
SMTP Simple Mail Transport Protocol
STP Signaling Transfer Point
SAP Session Advertisement Protocol
T
TCP/IP Transmission Control Protocol/Internet Protocol
TDM Time-Division Multiplexing
TLS Transport Layer Security
U
UA User Agent
UDP Unit Datagram Protocol
URI Uniform Resource Identifier
V
VoIP Voice over Internet Protocol
XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI IP PBX GVHD: TH.S. TẠ TRÍ NGHĨA


SVTH: LÊ HOÀNG SANG 1 MSSV: 407T1454
LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt ba thế kỉ vừa qua, mỗi thế kỉ đều có một công nghệ nổi trội tương ứng. Thế kỉ 18
là kỉ nguyên của hệ thống cơ học cùng với cách mạng công nghiệp. Thế kỉ 19 là kỉ nguyên của công
nghệ hơi nước. Trong suốt thế kỉ 20, công nghệ chủ yếu là thu thập, xử lí và phân phối thông tin.
Trong số những phát triển đó, chúng ta thấy có sự thiết lập các mạng điện thoại toàn cầu, sự phát
minh ra radio và truyền hình, sự ra đời và lớn mạnh không dự đoán được của ngành công nghiệp máy
tính, việc phóng thành công các vệ tinh nhân tạo.
Kết quả của sự phát triển vượt bậc về công nghệ đã nhanh chóng làm cho những lĩnh vực này

hội tụ, và những khác biệt giữa việc thu thập, chuyển tải, lưu trữ và xử lí thông tin cũng biến mất. và
đã đóng vai trò quan trọng về mọi mặt của xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, thông tin
liên lạc,…Trong các công nghệ đó, mạng điện thoại và mạng máy tính là hai công nghệ quan trọng
nhất, phát triển và được ứng dụng rộng rãi nhất.
Mạng điện thoại truyền thống PSTN đã tồn tại trên 100 năm nay, trở nên quen thuộc, hiệu quả
và thực hiện tốt những gì nó được xây dựng, mang đến cho người sử dụng trên toàn cầu nhiều tiện
ích với một cơ sở hạ tầng vững chắc và rộng khắp. Tuy nhiên, mạng PSTN cũng bộc lộ nhiều hạn chế
như số lượng các dịch vụ, sử dụng tài nguyên đường truyền không tối ưu, giá thành cao….Hơn nữa,
ngày nay, dữ liệu đã bắt kịp và qua mặt thoại, trở thành lưu lượng truyền thông số một trên nhiều
mạng được xây dựng cho thoại. Dữ liệu có những đặc tính khác với thoại như nhu cầu sử dụng băng
thông lớn hơn và không cố định. Với sự cạnh tranh ngày càng tăng, mạng PSTN không thể tạo và sử
dụng các đặc điểm đủ nhanh. Mạng PSTN được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng, trong đó chỉ các
nhà cung cấp thiết bị mới có thể phát triển các ứng dụng cho thiết bị đó. Điều đó có nghĩa là
Data/Voice/Video không thể cùng tập trung trên mạng PSTN với cấu trúc hiện thời.
Trên cơ sở đó, mạng VoIP ra đời và ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu đặt ra như chất
lượng dịch vụ, giá thành, số lượng các dịch vụ thoại lẫn phi thoại…Hiện nay, xu hướng gọi điện
thoại IP đang là lựa chọn thay thế cho cách gọi truyền thống thông qua mạng điện thoại thông thường
PBX. Công nghệ VoIP ra đời đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí liên lạc giữa
các phòng ban cũng như giữa các chi nhánh của công ty (giảm từ 80-90% chi phí). Chính vì vậy, một
sự kết hợp giữa mạng điện thoại truyền thống (PSTN) với mạng máy tính (VoIP) đã đem lại một thế
XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI IP PBX GVHD: TH.S. TẠ TRÍ NGHĨA


SVTH: LÊ HOÀNG SANG 2 MSSV: 407T1454
giới viễn thông đa dạng và hùng mạnh không ngờ. Tuy nhiên để chuyển hết toàn bộ mạng điện thoại
PSTN vào mạng máy tính (VoIP) thì ngày đó cũng còn khá xa, bởi lẽ VoIP cũng đặt ra những thách
thức cho các nhà thiết kế hệ thống để có thể cung cấp một chất lượng thoại có thể chấp nhận được
hay thậm chí tương đương với điện thoại truyền thống. Chẳng hạn như vấn đề độ trễ hay tiếng vọng,
những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác âm thanh….
Đề tài Luận văn của em lấy tên là “Xây dựng tổng đài IP PBX ”, sẽ trình bày các ý tưởng

cho việc thực hiện một hệ thống tích hợp này, và đồng thời bước đầu triển khai một hệ thống tích hợp
đơn giản với các dịch vụ phổ biến thông dụng của một tổng đài Analog thông thường.













XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI IP PBX GVHD: TH.S. TẠ TRÍ NGHĨA


SVTH: LÊ HOÀNG SANG 3 MSSV: 407T1454

PHẦN 1: LÝ THUYẾT
Chương1: TỔNG QUAN VỀ VoIP
(Voice over Internet Protocol)
1. Giới thiệu chung:
VoIP là 1 công nghệ cho phép truyền âm thanh thời gian thực qua băng thông Internet và các
kết nối IP. Trong đó tín hiệu âm thanh (voice signal) sẽ được chuyển đổi thành các gói (data packets)
thông qua môi trường mạng Internet trong môi trường VoIP và được chuyển thành tín hiệu âm thanh
đến thiết bị người nhận.
VoIP sử dụng kỹ thuật số và yêu cầu kết nối băng thông tốc độ cao như DSL hoặc cáp. Có rất
nhiều nhà cung cấp khác nhau cung cấp VoIP và nhiều dịch vụ khác. Ứng dụng chung nhất của VoIP

là các dịch vụ điện thoại dựa trên Internet có chuyển mạch điện thoại.
VoIP là dịch vụ mới và được thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 2000. Dịch vụ này dựa trên sự
phát triển viễn thông và sử dụng giao thức Internet, tín hiệu thoại được truyền qua mạng tới Gateway,
được số hóa tín hiệu, đóng gói và gửi đi. Nhờ kỹ thuật nén, dải thông, tín hiệu thoại Internet chỉ bằng
1/8 dải thông của kênh thoại thông thường (64Kbps). Do đó tiết kiệm được đường truyền và tận dụng
tối đa dung lượng chuyển tải của mạng lưới.
Tuy nhiên, dịch vụ VoIP thật sự có lợi và có ý nghĩa trong việc thực hiện các cuộc gọi đường
dài. Dịch vụ được phát triển dựa trên cơ sở hạ tầng có sẵn của mạng PSTN nên giá đầu tư thấp. VoIP
đang trở thành một trong những công nghệ viễn thông phổ biến nhất hiện nay. VoIP có thể thực hiện
tất cả các cuộc gọi như trên mạng PSTN, đồng thời có thể truyền Fax với các tham số chất lượng phù
hợp.
Đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet, khả năng giới thiệu loại hình dịch vụ mới với chi
phí thấp và tăng lượng truyền thông là vấn đề hấp dẫn vì người sử dụng dịch vụ đang tìm kiếm một
mô hình kết hợp giữa dữ liệu và điện thoại thuận tiện với mức cước phí thấp.
XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI IP PBX GVHD: TH.S. TẠ TRÍ NGHĨA


SVTH: LÊ HOÀNG SANG 4 MSSV: 407T1454
2. Ưu nhược điểm của VoIP:
2.1 Ưu điểm :
− Giảm đáng kể chi phí cuộc gọi: đây là ưu điểm nổi bật nhất của VoIP so với điện thoại truyền
thống. Công nghệ VoIP cho phép gọi điện thoại đường dài hoặc điện thoại ra nước ngoài với giá
rẻ tương đương với giá gọi nội hạt.
− Hệ thống VoIP có thể tích hợp cả mạng thoại , mạng số liệu và mạng báo hiệu: các tín hiệu
thoại, dữ liệu, báo hiệu có thể cùng đi trên một mạng IP. Điều này cho phép tiết kiệm đáng kể chi
phí đầu tư khi xây dựng cơ sở hạ tầng.
− Khả năng mở rộng: các hệ thống Tổng đài cũ thường là hệ thống kín nên rất khó thêm vào
những tính năng mới. Trong khi đó, hệ thống VoIP linh hoạt với các mã nguồn mở cho phép mở
rộng thêm nhiều loại dịch vụ, nhiều tính năng mới.
− Không cần thông tin điều khiển để thiết lập kênh truyền vật lý: các gói thông tin trong mạng

IP được truyền đến đích mà không cần phải thiết lập thêm một kênh truyền riêng nào.
− Quản lý băng thông hiệu quả: VoIP nén tín hiệu xuống còn 8Kbps nên tiết kiệm được băng
thông đáng kể. Ngoài ra, việc quản lý băng thông cũng linh hoạt hơn do khả năng điều tiết băng
thông phù hợp.
2.2 Nhược điểm :
− Chất lượng dịch vụ chưa cao: Các mạng số liệu vốn dĩ không phải xây dựng với mục đích
truyền thoại thời gian thực, vì vậy khi truyền thoại qua mạng số liệu cho chất lượng cuộc gọi
không được đảm báo trong trường hợp mạng xảy ra tắc nghẽn hoặc có độ trễ lớn. Tính thời gian
thực của tín hiệu thoại đòi hỏi chất lượng truyền dữ liệu cao và ổn định. Một yếu tố làm giảm
chất lượng thoại nữa là kỹ thuật nén để tiết kiệm đường truyền. Nếu nén xuống dung lượng càng
thấp thì kỹ thuật nén càng phức tạp, cho chất lượng không cao và đặc biệt là thời gian xử lý sẽ
lâu, gây trễ.
− Vấn đề tiếng vọng: Nếu như trong mạng thoại, độ trễ thấp nên tiếng vọng không ảnh hưởng
nhiều thì trong mạng IP, do trễ lớn nên tiếng vọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thoại.
− Kỹ thuật phức tạp: Truyền tín hiệu theo thời gian thực trên mạng chuyển mạch gói là rất khó
thực hiện do mất gói trong mạng là không thể tránh được và độ trễ không cố định của các gói
thông tin khi truyền trên mạng. Để có được một dịch vụ thoại chấp nhận được, cần thiết phải có
XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI IP PBX GVHD: TH.S. TẠ TRÍ NGHĨA


SVTH: LÊ HOÀNG SANG 5 MSSV: 407T1454
một kỹ thuật nén tín hiệu đạt được những yêu cầu khắt khe: tỉ số nén lớn (để giảm được tốc độ bit
xuống), có khả năng suy đoán và tạo lại thông tin của các gói bị thất lạc Tốc độ xử lý của các
bộ Codec (Coder and Decoder) phải đủ nhanh để không làm cuộc đàm thoại bị gián đoạn. Đồng
thời cơ sở hạ tầng của mạng cũng cần được nâng cấp lên các công nghệ mới như Frame Relay,
ATM, để có tốc độ cao hơn hoặc phải có một cơ chế thực hiện chức năng QoS (Quality of
Service). Tất cả các điều này làm cho kỹ thuật thực hiện điện thoại IP trở nên phức tạp và không
thể thực hiện được trong những năm trước đây
Ngoài ra có thể kể đến tính phức tạp của kỹ thuật và vấn đề bảo mật thông tin (do Internet nói
riêng và mạng IP nói chung vốn có tính rộng khắp và hỗn hợp, không có gì bảo đảm rằng thông tin cá

nhân được giữ bí mật).VoIP có thể gặp những vấn đề như không thể sử dụng được dịch vụ khi cúp
điện, không thể kết nối đến các dịch vụ khẩn như: cấp cứu, báo cháy
3. Yêu cầu chất lượng đối với VoIP:
Từ những nhược điểm chính của mạng chuyển mạch gói đã đặt ra những yêu cầu cho VoIP
như sau:
− Chất lượng thoại phải ổn định, độ trễ chấp nhận được.
− Mạng IP cơ bản phải đáp ứng được những tiêu chí hoạt động khắt khe gồm giảm thiểu việc không
chấp nhận cuộc gọi, mất mát gói và mất liên lạc. Điều này đòi hỏi ngay cả trong trường hợp mạng
bị nghẽn hoặc khi nhiều người sử dụng chung tài nguyên của mạng cùng một lúc.
− Việc báo hiệu có thể tương tác được với báo hiệu của mạng PSTN.
− Quản lý hệ thống an toàn, địa chỉ hoá và thanh toán phải được cung cấp, tốt nhất là được hợp nhất
với các hệ thống hỗ trợ hoạt động PSTN.
4. Ứng dụng của VoIP
− Internet Telephone: là thiết bị giống như điện thoại thông thường nhưng có thể kết nối vào
mạng máy tính đồng thời có thể hỗ trợ hoặc không hỗ trợ kết nối vào mạng điện thoại công cộng
PSTN. Internet Telephone còn có khả năng truyền và nhận tín hiệu âm thanh trực tiếp từ các
mạng số liệu, nó có thể sử dụng được như một thiết bị truy cập Internet thông thường. Internet
Telephone trong tương lai sẽ phát triển mạnh với mô hình nhà cung cấp dịch vụ.
− Gateway IP – PSTN: Để có thể sử dụng mạng VoIP với mạng điện thoại công cộng PSTN thì
gateway IP – PSTN là một cổng kết nối cho phép trao đổi các thông tin trên hai mạng. Gateway
XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI IP PBX GVHD: TH.S. TẠ TRÍ NGHĨA


SVTH: LÊ HOÀNG SANG 6 MSSV: 407T1454
có thể trực tiếp hai mạng nói trên hoặc có thể sử dụng kết hợp với các PBX. Gateway IP – PSTN
có hai giao diện chính đó là: giao diện với mạng PSTN và giao diện với mạng Internet. Gateway
có nhiệm vụ chuyển đổi các tín hiệu cũng như chuyển đổi và xử lý các bản tin báo hiệu sao cho
phù hợp với các giao diện
− Các ứng dụng mở rộng: Trên cơ sở gateway IP – PSTN, chúng ta có thể phát triển thiết kế
gateway IP – mobile để có thể trực tiếp trao đổi thông tin giữa mạng di động với mạng Internet.

Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn trong thời điểm thông tin di động đang phát triển trên khắp
toàn cầu. Người sử dụng máy di động không chỉ có thể liên lạc được mà còn có khả năng truy
nhập thông tin và sử dụng các dịch vụ Internet. Có thể mở rộng kết hợp với các ứng dụng web
phone. Ngoài ra có thể phát triển các ứng dụng VoIP như truyền hình hội thảo hay điện thoại có
hình.
Như vậy điện thoại IP chứng tỏ nó là một loại hình dịch vụ mới rất có tiềm năng. Trong tương
lai điện thoại IP sẽ cung cấp các dich vụ hiện có của điện thoại trong mạng PSTN và các dịch vụ mới
của riêng nó nhằm đem lại lợi ích cho đông đảo người dùng. Tuy nhiên điện thoại IP với tư cách là
một dịch vụ sẽ không trở nên hấp dẫn hơn PSTN vì nó chạy trên mạng IP. Khách hàng chỉ chấp nhận
loại dịch vụ này vì nó đưa ra được một chi phí thấp và những tính năng vượt trội hơn so với dịch vụ
điện thoại hiện tại.
5. Các cấu trúc kết nối:
5.1 Mô hình PC to PC:
Hình 1.1. Mô hình PC to PC
− Đây là phương thức đầu tiên cho hệ thống truyền thoại qua mạng IP. Hệ thống này được thực
hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phần mềm dùng riêng cho việc truyền thoại giữa các máy vi tính.
Phần mềm này sẽ chia tín hiệu thoại thành từng packet (gói) để truyền đi trong mạng đến máy
XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI IP PBX GVHD: TH.S. TẠ TRÍ NGHĨA


SVTH: LÊ HOÀNG SANG 7 MSSV: 407T1454
đích (destination PC). Tại máy đích,quá trình xử lý ngược lại sẽ được thực hiện nhằm chuyển đổi
các gói thoại thành tín hiệu thoại ban đầu để truyền đến tai người nghe.
− Mô hình này thường được áp dụng trong tổ chức hoặc công ty nhằm đáp ứng các nhu cầu liên lạc
mà không phải lắp đặt thêm hệ thống tổng đài nội bộ. Chỉ cần người gọi và người nghe sử dụng
chung 1 VoIP service, headphone và microphone thì cuộc đàm thọai là không giới hạn.
5.2 PC to Phone:
Hình 1.2. Mô hình PC to Phone
− Việc phát triển mô hình truyền thoại PC to PC cho thấy khả năng phát triển VoIP trên diện rộng
là rất khó khăn vì nó không cung cấp sự tích hợp với mạng thoại hiện có, đồng thời không thân

thuộc với người sử dụng như mạng PSTN truyền thống. Để đáp ứng nhu cầu tích hợp với mạng
thoại PSTN, mô hình truyền thoại PC to Phone đã ra đời. Hệ thống này cung cấp cơ chế giao tiếp
với mạng PSTN cũng như việc chuyển đổi IP sang số điện thoại thông thường được sử dụng trên
mạng PSTN.Với mô hình này cho phép thiết lập cuộc gọi tới một máy tính được trang bị phần
mềm truyền thoại trên mạng đến bất kì một máy điện thoại nào trên mạng PSTN thông qua đường
liên kết IP bằng các Gateway.
5.3 Phone to Phone:
Được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mô hình này thiết lập các cơ chế 2 chiều giữa mạng
VoIP và mạng gói IP, cung cấp các cơ chế chuyển đổi giao thức truyền thoại cũng như báo hiệu giữa
mạng thoại PSTN và mạng thoại qua IP.Không cần kết nối Internet, chỉcần 1 VoIP adapter kết nối
với máy điện thoại thông thường,lúc này máy điện thoại trởthành IP phone.Mô hình này gây được sự
thu hút đối với công nghệ truyền thoại qua IP vì nó tiếp cận được với mọi tầng lớp người sử dụng với
việc sử dụng máy điện thoại và cách quay số thông thường để thực hiện cuộc gọi qua mạng IP.
6. Các thành phần trong mạng VoIP:
XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI IP PBX GVHD: TH.S. TẠ TRÍ NGHĨA


SVTH: LÊ HOÀNG SANG 8 MSSV: 407T1454
Các thành phần cốt lõi của một mạng VoIP bao gồm: Gateway, VoIP Server, mạng IP, và thiết bị
đầu cuối cho người sử dụng.
Hình 1.3. Các thành phần trong mạng VoIP
− Gateway: thành phần giúp chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số (và ngược lại).
+ VoIP gateway: là các gateway có chức năng làm cầu nối giữa mạng điệnthoại PSTN và mạng
VoIP.
+ VoIP GSM gateway: là các gateway có chức năng làm cầu nối cho cácmạng IP, GSM và cả
mạng analog.
− VoIP server: là máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật cho các cuộcgọi
VoIP.
+ Trong mạng H.323 chúng được gọi là gatekeeper.
+ Trong mạng SIP chúng được gọi là SIP server.

− Thiết bị đầu cuối (End user equipments):
+ Softphone và máy tính cá nhân.
+ Điện thoại truyền thống với IP adapter. Adapter là thiết bị có ít nhất 1 cổngRJ11 (để kết nối
với máy điện thoại) và cổng RJ45 (để kết nối với đườngtruyền Internet hoặc PSTN). IP
adapter này có nhiệm vụ giúp cho điệnthoại thông thường có thể kết nối được với VoIP
server.
XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI IP PBX GVHD: TH.S. TẠ TRÍ NGHĨA


SVTH: LÊ HOÀNG SANG 9 MSSV: 407T1454
+ IP phone: là các điện thoại dùng riêng cho mạng VoIP. Các IP phonekhông cần IP adapter bởi
vì chúng đã được tích hợp sẵn bên trong để có thểkết nối trực tiếp với VoIP server.
7. Cơ chế làm việc của VoIP:
Khi nói vào ống nghe hay microphone, giọng nói sẽ tạo ra tín hiệu điện từ, đó là những tín hiệu
analog. Tín hiệu analog được chuyển sang tín hiệu số dùng thuật toán đặc biệt để chuyển đổi. Những
thiết bị khác nhau có cách chuyển đổi khác nhau như IP phony hay soft phone, nếu dùng điện thoại
analog thông thường thì cần một Telephone Adapter (TA). Sau đó giọng nói được số hóa sẽ được
đóng vào gói tin và gởi trên mạng IP. Trong suốt tiến trình một giao thức như SIP hay H323 sẽ được
dùng để điểu khiển cuộc gọi như là thiết lập, quay số, ngắt kết nối… và RTP thì được dùng cho tính
năng đảm bảo độ tin cậy và duy trì chất lượng dịch vụ trong quá trình truyền.
7.1 Số hóa tín hiệu Analog:
Biểu diễn tín hiệu tương tự(analog) thành dạng số (digital) là công việc khó khăn. Vì bản thân
dạng âm thanh như giọng nói con người ở dạng analog do đó cần một số lượng lớn các giá trị digital
để biểu diễn biên độ (amplitude), tần số(frequency) và pha (phase), chuyển đổi những giá trị đó thành
dạng số nhị phân (zero và one) là rất khó khăn. Cần thiết cần có cơ chế dùng để thực hiện sự chuyển
đổi này và kết quả của sự phát triển này là sự ra đời của những thiết bị được gọi là codec (coder-
decoder) hay là thiết bị mã hóa và giải mã. Tín hiệu đện thoại analog được đặt vào đầu vào của thiết
bị codec và được chuyển đổi thành chuỗi số nhị phân ở đầu ra. Sau đó quá trình này thực hiện trở lại
bằng cách chuyển chuỗi số thành dạng analog ở đầu cuối, với cùng quy trình codec.
7.2 Lấy mẫu (Sampling):

Tín hiệu âm thanh trên mạng điện thoại có phổ năng lượng đạt đến 10Khz. Tuy nhiên, hầu hết
năng lượng đều tập trung ở phần thấp hơn trong dải này. Do đó để tiết kiệm băng thông trong các hệ
thống truyền được ghép kênh theo FDM và cả TDM. Các kênh điện thoại thường giới hạn băng tần
trong khoảng từ 300 đến 3400Hz. Tuy nhiên trong thực tế sẽ có một ít năng lương nhiễu được chuyển
qua dưới dạng các tần số cao hơn tần số hiệu dụng 3400Hz. Vì thế phổ tẩn số có thể được mở rộng
đến 4Khz, theo lý thuyết Nyquist: khi một tín hiệu thì được lấy mẫu đồng thời ở mỗi khoảng định kì
và có tốc độ ít nhất bằng hai lần phổ tần số cao nhất, sau đó những mẫu này sẽ mang đủ thông tin để
cho phép việc tái tạo lại chính xác tín hiệu ở thiết bị nhận. Với phổ tần số cao nhất cho thoại là
4000Hz hay 8000 mẫu được lấy trong một giây, khoảng cách giữa mỗi mẫu là 125 micro giây.
XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI IP PBX GVHD: TH.S. TẠ TRÍ NGHĨA


SVTH: LÊ HOÀNG SANG 10 MSSV: 407T1454
7.3 Lượng tử hoá (Quantization):
Tiến trình kế tiếp của số hóa tín hiệu tuần tự là biểu diễn giá trị chính xác cho mỗi mẫu được lấy.
Mỗi mẫu có thể được gán cho một giá trị số, tương ứng với biên độ (theo chiều cao) của mẫu. Sau
khi thực hiện giới hạn đầu tiên đối với biên độ tương ứng với dải mẫu, đến lượt mỗi mẫu sẽ được so
sánh với một tập hợp các mức lượng tử và gán vào một mức xấp xỉ với nó. Qui định rằng tất cả các
mẫu trong cùng khoảng giữa hai mức lượng tử được xem có cùng giá trị. Sau đó giá trị gán được
dùng trong hệ thống truyền. Sự phục hồi hình dạng tín hiệu ban đầu đòi hỏi thực hiện theo hướng
ngược lại.
7.4 Mã hóa (Encoding):
Mỗi mức lượng tử được chỉ định một giá trị số 8 bit, kết hợp 8 bit có 256 mức hay giá trị. Qui
ước bit đầu tiên dùng để đánh dấu giá trị âm hoặc dương cho mẫu. Bảy bít còn lại biểu diễn cho độ
lớn; bit đầu tiên chỉ nửa trên hay nửa dưới của dãy, bit thứ hai chỉ phần tư trên hay dưới, bit thứ 3 chỉ
phần tám trên hay dưới và cứ thế tiếp tục. Ba bước tiến trình này sẽ lặp lại 8000 lần mỗi giây cho
dịch vụ kênh điện thoại. Dùng bước thứ tư là tùy chọn để nén hay tiết kiệm băng thông. Với tùy chọn
này thì một kênh có thể mang nhiều cuộc gọi đồng thời.
7.5 Nén giọng nói(Voice Compression):
Mặc dù kĩ thuật mã hóa PCM 64 Kps hiện hành là phương pháp được chuẩn hóa, nhưng có vài

phương pháp mã hóa khác được sử dụng trong những ứng dụng đặc biệt. Các phương pháp này thực
hiện mã hóa tiếng nói với tốc độ nhỏ hơn tốc độ của PCM, nhờ đó tận dụng được khả năng của hệ
thống truyền dẫn số. Chắc hẳn, các mã hóa tốc độ thấp này sẽ bị hạn chế về chất lượng, đặt biệt là
nhiễu và méo tần số.
7.6 Packetizing voice (đóng gói):
Mỗi khi giọng nói đã được số hoá và được nén lại, nó phải được chia thành những phần nhỏ, để
đặt vào gói IP, VoIP thì không hiệu quả cho những gói tin nhỏ, trong khi những gói tin lớn thì tạo ra
nhiều độ trễ, do ảnh hưởng của vài loại header mà kích thưóc cuả dữ liệu thoại (voice data) cũng sẽ
ảnh hưởng. Ví dụ header của IP, UDP, RTP là 40 byte, nếu gói tin voice cũng chỉ khoảng 40 byte thì
hoàn toàn không hiệu quả, kích thước gói tin lớn nhất có thể trong môi trường Ethernet là 1500 byte,
dùng 40 byte cho header còn lại 1460 byte có thể sử dụng cho phần dữ liệu thoại, tương đương với
1460 mẫu (samples) không được nén hay thời gian để đặt phần dữ liệu vào gói tin. Nếu gói bị mất
XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI IP PBX GVHD: TH.S. TẠ TRÍ NGHĨA


SVTH: LÊ HOÀNG SANG 11 MSSV: 407T1454
nhiều hay đến đích không đúng thứ tự sẽ làm cho cuộc thoại bị ngắt quãng. Thông thường, cần
khoảng 10
µ
s đến 30
µ
s (trung bình là 20
µ
s) để đặt dữ liệu thoại vào bên trong gói tin, ví dụ phần
dữ liệu thoại (voice data) vơí kích thước 160 byte không nén cần khoảng 20
µ
s để đặt phần dữ liệu
thoại vào bên trong gói tin. Số lượng dữ liệu thoại bên trong gói tin cần cân bằng giữa sự hiệu quả
trong sử dụng băng thông và chất lượng của cuộc thoại.
8. Các vấn đề chất lượng của VoIP:

Đòi hỏi cơ bản nhất của hệ thống VoIP là phải có chất lượng thoại tương đương với chất
lượng thoại trong mạng PSTN. Chất lượng thoại được chia thành các cấp độ khác nhau, việc đánh giá
chất lượng thoại còn mang tính chủ quan nhưng cũng có một số tham số được dùng để đánh giá chất
lượng thoại. Có 3 tham số chính quyết định chất lượng thoại đó là : trễ, trượt và mất gói.
8.1 Trễ (Delay):
Trễ là một nhân tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thoại, thời gian trễ lớn làm giảm chất
lượng thoại rất nhiều. Mỗi hệ thống truyền thông chỉ cho phép một giới hạn trễ nhất định, khi thời
gian trễ trong hệ thống vượt quá 400ms thì chất lượng cuộc liên lạc là không chấp nhận được. Thời
gian trễ có thể chấp nhận được nằm trong khoảng từ 200ms đến 400ms. Muốn đạt được chất lượng
cuộc gọi tốt thì thời gian trễ yêu cầu không quá 200ms. Thời gian trễ được phân chia thành 2 loại là
thời gian trễ cố định (như thời gian trễ truyền dẫn) và trễ biến đổi (như thời gian trễ do xếp hàng đợi
ở router). Yêu cầu giảm trễ là rất cần thiết trong hệ thống VoIP để có thể nâng cao chất lượng dịch
vụ.
8.2 Trượt (Jitter):
Trượt là sự chênh lệch về thời gian đén của các gói trong mạng gây ra do sự chênh lệch thời gian
truyền dẫn của các gói thoại theo các đường khác nhau từ nguồn đến đích. Để có thể tái tạo tiếng nói
một cách chính xác trung thực thì bên bên thu cần phải loại bỏ Jitter. Phương pháp được sử dụng để
loại bỏ Jitter hiện đang được sử dụng là dùng bộ đệm. Các gói sau khi nhận sẽ được lưu trong bộ đệm
và sẽ được xử lý lần lượt. Dùng bộ đệm sẽ tránh được những thời gian trễ lớn của các gói tin. Nhưng
bù lại thì bộ đệm làm tăng thêm thời gian trễ trong hệ thống, thời gian trượt càng lớn thì dung lượng
bộ đệm cũng phải lớn. Nhưng bộ đệm càng lớn thì thời gian trễ gây ra càng lớn. Do vậy việc tính
toán dung lượng của bộ đệm thích hợp với từng hệ thống là rất cần thiết, sao cho tránh được trượt mà
thời gian trễ không làm giảm chất lượng của hệ thống.
XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI IP PBX GVHD: TH.S. TẠ TRÍ NGHĨA


SVTH: LÊ HOÀNG SANG 12 MSSV: 407T1454
8.3 Mất gói (packet loss):
Mạng Internet không thể đảm bảo rằng tất cả các gói tin đều được chuyển giao. Các gói tin có
thể bị mất trong trường hợp mạng bị quá tải, nghẽn mạng hoặc do đường kết nối không đảm bảo. Yêu

cầu tỉ lệ mất gói là nhỏ hơn 10%. Do hạn chế của thời gian trễ nên các giao thức truyền bảo đảm
không thích hợp để giải quyết vấn đề này. Để duy trì chất lượng thoại ở múc chấp nhận được mặc dù
không thể tránh khỏi các nguyên nhân bất thường trong mạng, một số kỹ thuật đã được đưa ra. Đó là
kỹ thuật thay thế các gói tin mất bằng những khoảng im lặng. Người ta cũng giảm số lượng các gói
truyền qua mạng bằng kỹ thuật nén tín hiệu. Sử dụng bộ phận phát hiện tích cực thoại, khi hai bên
không tích cực thoại thì không trao đổi thông tin và phát tạp âm dễ chịu, sử dụng phương pháp này
làm tăng hiệu quả sử dụng kênh truyền. Ngoài ra cần nâng cao độ tin cậy của đường truyền như tăng
tốc độ kênh truyền, tăng dung lượng hệ thống thiết bị truyền dẫn.
9. Các ứng dụng của VoIP trong thực tế:
9.1 Thoại thông minh:
Hệ thống điện thoại ngày càng trở nên hữu hiệu: rẻ, phổ biến, dễ sử dụng, cơ động. Trong
những năm gần đây, người ta đã cố gắng để tạo ra thoại thông minh nhưng mọi cố gắng đều thất bại
do sự tồn tại của các hệ thống có sẵn.
Internet sẽ thay đổi điều này. Kể từ khi Internet phủ khắp toàn cầu, nó đã được sử dụng để
tăng thêm tính thông minh cho mạng điện thoại toàn cầu. Giữa mạng máy tính và mạng điên thoại
tồn tại một mối liên hệ. Internet cung cấp cách giám sát và điều khiển các cuộc thoại một cách tiện
lợi hơn. Chúng ta có thể thấy được khả năng kiểm soát và điều khiển các cuộc thoại thông qua mạng
Internet.
9.2 Dịch vụ thoại qua Internet
Điện thoại Internet không còn chỉ là công nghệ cho giới sử dụng máy tính mà cho cả người sử
dụng điện thoại quay vào gateway. Dịch vụ này được một số nhà khai thác lớn cung cấp và chất
lượng thoại không thua kém chất lượng của mạng thoại thông thường, đặc biệt là trên các tuyến quốc
tế. Mặc dù vẫn còn một số vấn đề về sự tương thích của các gateway, các vấn đề này sẽ sớm được
giải quyết khi tiêu chuẩn H.323 của ITU được sử dụng rộng rãi.
Suốt từ khi các máy tính bắt đầu kết nối với nhau, vấn đề các mạng tích hợp luôn là mối quan
tâm của mọi người. Mạng máy tính phát triển bon cạnh mạng điện thoại. Các mạng máy tính và
XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI IP PBX GVHD: TH.S. TẠ TRÍ NGHĨA


SVTH: LÊ HOÀNG SANG 13 MSSV: 407T1454

mạng điện thoại song song tồn tại ngay trong cùng một cơ cấu, giữa các cơ cấu khác nhau, và trong
mạng rộng WAN. Công nghệ thoại IP không ngay lập tức đe doạ đến mạng điện thoại toàn cầu mà nó
sẽ dần thay thế thoại chuyển mạch kênh truyền thống. Sau đây là một vài ứng dụng tiêu biểu của dịch
vụ thoại Internet.
9.3 Dịch vụ Fax qua IP:
Những phương thức này bao gồm việc trò chuyện trực tuyến, vốn cho phép khách hàng bắt đầu
một cuộc nói chuyện bằng các ký tự văn bản thời gian thực với một nhân viên bán hàng. Sau đó nhân
viên bán hàng này có thể xử lý bất cứ câu hỏi hoặc mối quan tâm nào được nêu ra và trao đổi về các
thuộc tính của sản phẩm để giúp cho việc hoàn tất cuộc mua bán. Những hệ thống như vậy cũng cho
phép nhân viên bán hàng đẩy một địa chỉ Web tới trình duyệt của khách hàng, giúp khách hàng có
thể mục sở thị những thông tin thích hợp. Tuy nhiên giá trị chính của các hệ thống giao tiếp dựa trên
giao thức Internet là cung cấp cho những người đi mua sắm trên mạng khả năng kích chuột để nói
chuyện (click-to-talk). Điều này cho phép các khách hàng bắt đầu một phiên thoại qua giao thức
Internet miễn phí với một đại lý bán hàng đủ trình độ chuyên môn, người có thể đưa ra những lời
khuyên, tư vấn để củng cố niềm tin cho khách hàng và đưa họ qua các bước cuối cùng của cuộc mua
bán.
9.4 Dịch vụ Callback Web:
“World Wide Web” đã làm cuộc cách mạng trong cách giao dịch với khách hàng của các doanh
nghiệp. Với tất cả các tiềm năng của web, điện thoại vẫn là một phương tiện kinh doanh quan trọng
trong nhiều nước. Điện thoại web hay “bấm số” (click to dial) cho phép các nhà doanh nghiệp có thể
đưa thêm các phím bấm lên trang web để kết nối tới hệ thống điện thoại của họ. Dịch vụ bấm số là
cách dễ nhất và an toàn nhất để đưa thêm các kênh trực tiếp từ trang web của bạn vào hệ thống điện
thoại.
9.5 Dịch vụ tính cước cho bị gọi:
Thoại qua Internet giúp nhà khai thác có khả năng cung cấp dịch vụ tính cước cho bị gọi đến
các khách hàng ở nước ngoài cũng giống như khách hàng trong nước. Để thực hiện được điều này,
khách hàng chỉ cần PC với hệ điều hành Windows9x, địa chỉ kết nối Internet (tốc độ 28,8Kbps hoặc
nhanh hơn), và chương trình phần mềm chuyển đổi chẳng hạn như Quicknet's Technologies Internet
PhoneJACK.
XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI IP PBX GVHD: TH.S. TẠ TRÍ NGHĨA



SVTH: LÊ HOÀNG SANG 14 MSSV: 407T1454
Thay vì gọi qua mạng điện thoại truyền thống, khách hàng có thể gọi cho bạn qua Internet bằng
việc sử dụng chương trình phần mềm chẳng hạn như Internet Phone của Vocaltec hoặc Netmeeting
của Microsoft. Với các chương trình phần mềm này, khách hàng có thể gọi đến công ty của bạn cũng
giống như việc họ gọi qua mạng PSTN.
Bằng việc sử dụng chương trình chẳng hạn Internet PhoneJACK, bạn cũng có thể xử lý các
cuộc gọi cũng giống như các xử lý các cuộc gọi khác. Bạn có thể định tuyến các cuộc gọi này tới các
nhà vận hành, tới các dịch vụ tự động trả lời, tới các ACD. Trong thực tế, hệ thống điện thoại qua
Internet và hệ thống điện thoại truyền thống là hoàn toàn như nhau.
9.6 Dịch vụ Call Center
Gateway call center với công nghệ thoại qua Internet cho phép các nhà kiểm duyệt Web với các
PC trang bị multimedia kết nối được với bộ phân phối các cuộc gọi tự động (ACD). Một ưu điểm của
thoại IP là khả năng kết hợp cả thoại và dữ liệu trên cùng một kênh.
10. Các khái niệm trong VoIP
10.1 PBX - Private Branch Exchange
PBX hay còn gọi là PABX - Private Automatic Branch Exchange là hệ thống tổng đài nội bộ
được đặt tại nhà thuê bao, từ Automatic ở đây muốn nói đến là hệ thống tổng đài điện tử tự động
nhưng hiện nay đa số là tổng đài PBX điện tử tự động nên từ trên thực sự không còn cần thiết nữa.
PBX với mục tiêu chia sẻ nhiều thuê bao nội bộ gọi ra thế giới bên ngoài thông qua một vài
đường trung kế hay nói một cách khác PBX là hệ thống trung chuyển giữa các đường dây điện thoại
bên ngoài từ công ty điện thoại và máy điện thoại nội bộ trong tổng đài PBX. Vì thế nên số lượng
máy điện thoại nội bộ luôn nhiều hơn số đường dây nối đến PBX từ bên ngoài.
PBX thực hiện chuyển mạch cuộc gọi các máy điện thoại nội bộ với nhau và với các máy điện
thoại bên ngoài thông qua đường trung kế. Đồng thời thực hiện chuyển mạch các cuộc gọi điện thoại
từ bên ngoài vào các máy điện thoại nội bộ.
Ngoài việc chuyển mạch cuộc gọi PBX cung cấp nhiều tính năng sử dụng cho nhiều mục đích
khác nhau của khách hàng mà bản thân các đường dây điện thoại từ công ty điện thoại kết nối đến
không thể thực hiện được, các tính năng như tương tác thoại (IVR), Voicemail, phân phối cuộc gọi tự

động (ADC) (các khái niệm này sẽ được trình bày rõ hơn ở chương sau).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×