Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Nghiên cứu hoạt động và cách triển khai tổng đài IP PBX Asterisk.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 68 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------oOo------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Điện tử - Viễn thông Hệ: Hoàn chỉnh Đại học Chính quy
Niên khóa: 2006 - 2008
Đề tài:
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG
VÀ TRIỂN KHAI MẠNG IP PBX ASTERISK
Mã số: 08406360117
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Phạm Đình Nguyên
Sinh viên thực hiện: Trần Hoàng Vinh
Lớp: Đ06VTH1


Năm 2008
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi và phát triển
nhiều chi nhánh với địa bàn hoạt động rộng lớn. Cùng với sự phát triển của các giải
pháp IP, sự phát triển của hệ thống mạng truyền dữ liệu đặc biệt là Internet. Tất cả đã
tạo điều kiện để những giải pháp trên nền IP hình thành và phát triển. Một trong số đó là
giải pháp IP PBX Asterisk cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp điện thoại trên nền
VoIP, phù hợp với chi phí và yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu về hoạt động và cách triển khai tổng đài IP PBX
Asterisk. Được chi làm 5 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về tổng đài IP PBX Asterisk: trình bày các khái niệm chung
cơ bản liên quan đến tổng đài IP PBX Asterisk.
Chương 2: Cài đặt tổng đài IP PBX Asterisk: hướng dẫn để cài đặt thành công một
tổng đài IP PBX Asterisk, các công cụ hỗ trợ trong việc cấu hình và vận hành tổng đài.
Chương 3: Tìm hiểu cách cấu hình Asterisk: nghiên cứu sâu hơn về cách cấu hình các
chức năng trong tổng đài IP PBX Asterisk.


Chương 4: Xây dựng một tổng đài thực tế: các bước xây dựng một tổng đài IP PBX
Asterisk thực tế xuất phát từ yêu cầu của một doanh nghiệp.
Chương 5: Đánh giá chung và hướng mở của đề tài.
Khi viết cuốn Khóa luận tốt nghiệp này em đã hết sức cố gắng để được hoàn chỉnh,
nhưng do kiến thức còn hạn chế trong môi trường Linux và tổng đài Asterisk nên chắc
chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của quý
Thầy Cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo của Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông - Cơ sở Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt là khoa Viễn thông 2 đã đào tạo, giáo dục
em học hỏi được nhiều kiến thức quan trọng và bổ ích. Em cũng xin gởi lời cảm ơn
chân thành đến Thầy Phạm Đình Nguyên, người Thầy đã định hướng và giúp đỡ em rất
nhiều để hoàn thành cuốn khóa luận này.
TPHCM, ngày 30 tháng 9 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Trần Hoàng Vinh
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK .................... 10
1.1 Giới thiệu Asterisk - Asterisk là gì? .................................................................. 10
1.1.1 Vai trò của Digium đối với Asterisk ............................................................... 10
1.1.2 Dự án Zapata và các mối quan hệ của nó với Asterisk .................................. 11
1.2 Vì sao chọn Asterisk? .......................................................................................... 11
1.2.1 Giảm chi phí một cách mạnh mẽ ..................................................................... 11
1.2.2 Môi trường phát triển nhanh chóng và dễ dàng ............................................. 11
1.2.3 Giàu tính năng ................................................................................................ 12
1.2.4 Nội dung động trên điện thoại ........................................................................ 12
1.2.5 Kiểu quay số linh hoạt và mạnh ...................................................................... 12
1.2.6 Mã nguồn mở chạy trên nền Linux ................................................................. 12
1.2.7 Các giới hạn trong kiến trúc của Asterisk ...................................................... 12
1.3 Kiến trúc của Asterisk ........................................................................................ 12
1.3.1 Các kênh ......................................................................................................... 13

1.3.2 Codec và chuyển dịch codec ........................................................................... 14
1.3.3 Các giao thức .................................................................................................. 14
1.3.4 Các ứng dụng .................................................................................................. 14
1.4 Mô tả tổng quan tổng đài IP PBX Asterisk ...................................................... 15
1.5 So sánh giữa các loại tổng đài ............................................................................ 16
1.5.1 Điện thoại sử dụng mô hình PBX/Softswitch cũ ............................................. 16
1.5.2 Điện thoại dùng hệ thống Asterisk .................................................................. 16
1.6 Xây dựng một hệ thống kiểm tra ...................................................................... 17
1.6.1 Một FXO, một FXS ......................................................................................... 17
1.6.2 Nhà cung cấp dịch vụ VoIP, ATA ................................................................... 17
1.6.3 Board FXO không đắt tiền, ATA ..................................................................... 17
1.7 Một số ứng dụng của Asterisk ........................................................................... 18
1.7.1 IP PBX ............................................................................................................ 18
1.7.2 Sử dụng IP trong các tổng đài PBX cũ ........................................................... 19
1.7.3 Bỏ qua chi phí gọi điện thoại đường dài ........................................................ 20
1.7.4 Server ứng dụng (IVR, điện thoại hội nghị, Voicemail) .................................. 20
1.7.5 Media Gateway ............................................................................................... 21
1.7.6 Trung tâm giao tiếp chăm sóc khách hàng - Contact Center Platform (Call
Center) ..................................................................................................................... 22
1.8 VoIP với Asterisk ................................................................................................ 22
1.8.1 Các ưu điểm của VoIP .................................................................................... 22
1.8.1.a Tính hội tụ ............................................................................................................. 22
1.8.1.b Chi phí cơ sở hạ tầng ............................................................................................ 23
1.8.1.c Tiêu chuẩn mở ....................................................................................................... 23
1.8.1.d Sự tích hợp giữa máy tính và điện thoại .............................................................. 23
1.8.2 Kiến trúc VoIP của Asterisk ............................................................................ 23
1.8.3 Các giao thức VoIP và mô hình OSI ............................................................... 24
1.8.4 Làm sao để chọn một giao thức? .................................................................... 25
1.8.4.a SIP - giao thức thiết lập phiên .............................................................................. 25
1.8.4.b IAX - Inter Asterisk eXchange .............................................................................. 25

1.8.4.c Giao thức điều khiển cổng phương tiện MGCP ................................................... 26
1.8.4.d H.323 ..................................................................................................................... 26
1.8.4.e Bảng so sách các giao thức .................................................................................. 26
1.8.5 User, Peer và Friend ....................................................................................... 26
1.8.6 Các codec và chuyển đổi codec ...................................................................... 27
1.8.7 Làm sao để chọn một codec phù hợp .............................................................. 27
1.8.8 Phần mào đầu do phần Header của giao thức ............................................... 27
1.8.9 Kỹ thuật lưu lượng .......................................................................................... 28
1.8.9.a Sự đơn giản hoá .................................................................................................... 28
1.8.9.b Phương pháp Erlang B ......................................................................................... 28
1.8.10 Giảm băng thông yêu cầu cho VoIP ............................................................. 29
1.8.10.a Nén RTP Header ................................................................................................. 29
1.8.10.b IAX2 trunk mode ................................................................................................. 30
1.8.10.c Giảm VoIP tải ..................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: CÀI ĐẶT TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK .................................. 31
2.1 Cái đặt từng phần ................................................................................................ 31
2.1.1 Cài đặt hệ điều hành CentOS ......................................................................... 31
2.1.2 Cài đặt các gói trong tổng đài Asterisk .......................................................... 36
2.1.2.a Chuẩn bị các tập tin trước khi cài đặt ................................................................. 36
2.1.2.b Compiling và cài đặt các gói ................................................................................ 37
2.1.2.c Cài đặt Asterisk-GUI ............................................................................................ 40
2.2 Giới thiệu Trixbox các thành phần ................................................................... 41
2.2.1 Cài đặt Trixbox ............................................................................................... 41
2.3 Các hỗ trợ trong vận hành và cấu hình Asterisk ............................................. 44
2.3.1 Một số lệnh chính trong CLI của Asterisk ...................................................... 44
2.3.1.a Các lệnh chung ................................................................................................... 44
2.3.1.b Các lệnh cho SIP .................................................................................................. 44
2.3.1.c Quản trị Server .................................................................................................... 44
2.3.2 Các công cụ hỗ trợ vận hành và cấu hình Asterisk ........................................ 45
2.3.2.a Phần mềm Putty .................................................................................................... 45

2.3.2.b Phần mềm WINSCP .............................................................................................. 46
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU CÁCH CẤU HÌNH ASTERISK ................................ 47
3.1 Tìm hiểu các tập tin cấu hình trong Asterisk ................................................... 47
3.2 Ngữ pháp của Asterisk ........................................................................................ 47
3.2.1 Nhóm đơn ........................................................................................................ 48
3.2.2 Các tùy chọn đối tượng kiểu ngữ pháp thừa kế .............................................. 48
3.2.3 Dạng thực thể phức hợp ................................................................................. 49
3.3 Tìm hiểu cấu hình một giao tiếp PSTN ............................................................. 49
3.3.1 Cài đặt X100P ................................................................................................. 50
3.3.2 Cài và cấu hình driver card X100P ................................................................ 50
3.4 Tìm hiểu cấu hình điện thoại IP SIP ................................................................. 50
3.4.1 Phần chung [general] ..................................................................................... 50
3.4.2 Phần Client ..................................................................................................... 51
3.5 Tim hiều sơ đồ quay số ....................................................................................... 52
3.5.1 Số nội bộ (Extensions) .................................................................................... 52
3.5.1.a Một số mẫu số (pattern) ....................................................................................... 52
3.5.1.b Các ví dụ về số nội bộ (extensions) ...................................................................... 53
3.5.2 Số ưu tiên (Priorities) ..................................................................................... 53
3.5.3 Ứng dụng (Applications) ................................................................................. 53
3.5.4 Ngữ cảnh (Contexts) ....................................................................................... 54
3.6 Tìm hiểu cách tạo một sơ đồ quay số ................................................................ 55
3.6.1 Ví dụ cơ bản .................................................................................................... 55
3.6.2 Một ví dụ khác ................................................................................................. 55
3.6.3 Các kênh cầu nối sử dụng ứng dụng dial() ..................................................... 56
3.7 Tìm hiểu cách tạo một hệ thống IVR ................................................................ 57
3.7.1 Ứng dụng background() ................................................................................ 57
3.7.2 Ứng dụng record() ......................................................................................... 57
3.7.3 Ứng dụng playback() ................................................................................... 58
3.7.4 Ứng dụng read() ............................................................................................ 58
3.7.5 Ứng dụng gotoif() ......................................................................................... 58

3.8 Xây dụng một hệ thống IVR .............................................................................. 58
3.8.1 Thu âm lời chào .............................................................................................. 59
3.8.2 Tạo ra hệ thống IVR ........................................................................................ 59
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MỘT TỔNG ĐÀI THỰC TẾ .................................. 60
4.1 Mô tả các bước thực hiện ................................................................................... 60
4.2 Mô tả chức năng và hoạt động của tổng đài ..................................................... 60
4.3 Cấu hình phần cứng ............................................................................................ 60
4.4 Cài đặt tổng đài Asterisk .................................................................................... 60
4.5 Chuẩn bị và cài đặt các thiết bị FXS, FXO ...................................................... 60
4.6 Cấu hình các thông số trong tổng đài ............................................................... 64
4.7 Thiết lập các Client và kiểm tra cuộc gọi ......................................................... 65
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ HƯỚNG MỞ CỦA ĐỀ TÀI ............... 66
5.1 Đánh giá chung .................................................................................................... 66
5.1.1 Ưu điểm ........................................................................................................... 66
5.1.2 Những điểm hạn chế ....................................................................................... 66
5.1 Hướng mở của đề tài ........................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 68
MỤC LỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Kiến trúc của Asterisk........................................................................................4
Hình 2: Tổng quan tổng đài IP PBX Asterisk.................................................................6
Hình 3: Điện thoại sử dụng mô hình PBX/Softswitch cũ...............................................7
Hình 4: Điện thoại dùng hệ thống Asterisk.....................................................................7
Hình 5: Hệ thống Asterisk 1x1........................................................................................8
Hình 6: Tổng đài IP PBX................................................................................................9
Hình 7: Sự tích hợp Asterisk với hệ thống tổng đài PBX cũ.........................................10
Hình 8: Bỏ qua chi phí gọi điện thoại đường dài..........................................................11
Hình 9: Asterisk như một server ứng dụng...................................................................11
Hình 10: Asterisk như một media gateway...................................................................12
Hình 11: Asterisk hoạt động như một Trung tâm giao tiếp..........................................13
Hình 12: Kiến trúc VoIP của Asterisk...........................................................................15

Hình 13: VoIP trong mô hình OSI.................................................................................15
Hình 14: Cài đặt CentOS - Khởi động việc cài đặt.......................................................22
Hình 15: Cài đặt CentOS - Giao diện bắt đầu cài đặt CentOS....................................22
Hình 16: Cài đặt CentOS - Chọn ngôn ngữ..................................................................23
Hình 17: Cài đặt CentOS - Chọn kiểu bàn phím...........................................................23
Hình 18: Cài đặt CentOS - Cấu hình thiết lập ổ cứng và phân vùng ổ cứng...............23
Hình 19: Cài đặt CentOS - Phân vùng ổ cứng cho CentOS.........................................24
Hình 20: Cài đặt CentOS - Thiết lập địa chỉ IP............................................................24
Hình 21: Cài đặt CentOS - Chọn múi giờ.....................................................................25
Hình 22: Cài đặt CentOS - Nhập password Console cho hệ thống..............................25
Hình 23: Cài đặt CentOS - Chọn cách cài đặt..............................................................25
Hình 24: Cài đặt CentOS - Chọn các gói hỗ trợ cho Asterisk......................................26
Hình 25: Cài đặt CentOS - Chọn kiểu loader khởi động..............................................26
Hình 26: Cài đặt CentOS - Chuẩn bị cài đặt ................................................................27
Hình 27: Cài đặt CentOS - Quá trình cài đặt...............................................................27
Hình 28: Tải các gói cài đặt Asterisk ...........................................................................28
Hình 29: Khi chạy configure cho compile ....................................................................29
Hình 30: Tuỳ chọn menu sau khi tạo menu bằng lệnh make menuselect......................29
Hình 31: Sau khi dùng lệnh make install thành công...................................................30
Hình 32: Tạo các tập tin cấu hình mẫu.........................................................................30
Hình 33: Tạo các tài liệu chương trình của Asterisk....................................................30
Hình 34: Cài đặt asterisk-addons .................................................................................31
Hình 35: Giao diện bắt đầu cài đặt Trixbox.................................................................33
Hình 36: Chọn loại bàn phím .......................................................................................33
Hình 37: Chọn Vủng thời gian cho hệ thống................................................................33
Hình 38: Password để cấu hình Asterisk......................................................................34
Hình 39: Tiến trình cài đặt Trixbox 1...........................................................................34
Hình 40: Tiến trình cài đặt Trixbox 2...........................................................................34
Hình 41: Giao diện cấu hình qua Web của Trixbox.....................................................34
Hình 42: Giao diện phần mềm Putty - Đăng nhập.......................................................36

Hình 43: Giao diện phần mềm Putty - Cửa sổ lệnh......................................................36
Hình 44: Giao diện phần mềm WINSCP - Đăng nhập ................................................37
Hình 45: Giao diện phần mềm WINSCP - Sử dụng......................................................37
Hình 46: TDM400P card...............................................................................................52
Hình 47: FXO module (S100M - màu đỏ), FXS Module (X100M - màu xanh)............52
Hình 48: Thiết lập các thông số X-lite..........................................................................56
MỤC LỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Bảng so sách các giao thức.............................................................................17
Bảng 2: Các kiểu ngữ pháp trong Asterisk...................................................................39
Bảng 3: Danh sách tham khảo các driver của Digium.................................................53
TỪ VIẾT TẮT
ACD Automatic call distribution Phân phối cuộc gọi tự động
CTI Computer telephony integration Thiết bị kết hợp máy tính điện thoại
DSP Digital Signal Processors Bộ xử lý tín hiệu số
GPL General Public License Bản quyền thuộc cộng đồng
IVR Interactive Voice Response Đáp ứng tương tác thoại
LCR Least Cost Routing Định tuyến chi phí thấp
MGCP Media Gateway Control Protocol Giao thức điều khiển cổng phương tiện
RTP Real Time Protocol Giao thức thời gian thực
TCP Transmission Control Protocol Giao thức điều khiển truyền tải
UDP User Data Protocol Giao thức gói dữ liệu người dùng
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
1.1 Giới thiệu Asterisk - Asterisk là gì?
Asterisk là một “phần mềm mã nguồn mở” được cài đặt một lần trên một máy tính
PC có các giao tiếp tương ứng đi kèm với phần cứng, có thể được sử dụng như là một
PBX với đầy đủ tính năng cho người sử dụng gia đình, công ty, các nhà cung cấp dịch
vụ VoIP và viễn thông. Asterisk còn là một cộng đồng mã nguồn mở và là một sản
phẩm thương mại của Digium. Sử dụng miễn phí và thay đổi tự do để phù hợp với các
yêu cầu của mình. Asterisk cho phép khả năng kết nối thời gian thực giữa mạng PSTN

và các mạng VoIP. Vì Asterisk có nhiều tính năng hơn một tổng đài PBX, ta không chỉ
có những nâng cấp cho tổng đài PBX đang tồn tại mà còn có thể có nhiều thứ mới như:
 Kết nối các nhân viên làm việc từ nhà đến một văn phòng PBX thông qua mạng
Internet.
 Kết nối nhiều văn phòng ở nhiều nơi khác nhau trên nền mạng IP, mạng riêng
hay ngay cả mạng internet.
 Cho phép các nhân viên có thể tích hợp Web và email với Voicemail.
 Xây dựng các ứng dụng giống như IVR cho phép các kết nối đến hệ thống hàng
đợi của bạn hay các ứng dụng khác.
 Cho phép các nhân viên làm việc di động truy cập vào PBX của công ty từ bất kỳ
nơi nào với chỉ một kết nối băng thông rộng hay kết nối VPN.
 Và nhiều thứ khác nữa…
Asterisk bao gồm nhiều tài nguyên cao cấp chỉ tìm thấy trong các hệ thống cao cấp
ví dụ như:
 Nhạc chờ cho các khách hàng khi đang đợi trong các hàng đợi cuộc gọi, dòng hỗ
trợ phương tiện và các file MP3.
 Các hàng đợi cuộc gọi, nơi mà một nhóm agent có thể trả lời các cuộc điện thoại
và giám sát các hàng đợi.
 Tích hợp với văn bản qua giọng nói và nhận dạng thoại.
 Các dữ liệu chi tiết được chuyển đổi từ dạng tập tin văn bản và các cơ sở dữ liệu
SQL.
 Khả năng kết nối PSTN thông qua cả 2 dạng đường dây số và tương tự.
1.1.1 Vai trò của Digium đối với Asterisk
Digium một công ty ở Huntsville Alabama là người tạo ra và là nhà phát triển chính
của Asterisk. Bên cạnh việc trở thành nhà tài trợ chính của sự phát triển của Asterisk.
Digium còn sản xuất ra các card giao tiếp điện thoại và những phần cứng khác cho các
tổng đài PBX Asterisk.
Digium đưa ra Asterisk với 3 dạng bản quyền khác nhau:
+ Asterisk bản quyền thuộc cộng đồng (General Public License GPL). Đây là dạng
được sử dụng nhiều nhất. Nó bao gồm tất cả các tính năng, miễn phí trong sử dụng và tự

do thay đổi tuân theo các luật bản quyền mà GPL đưa ra.
- Trang 10 -
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
+ Asterisk phiên bản thương mại: là một phiên bản mới gần đây. Nó không có một
số các tính năng mở rộng trong GPL. Phiên bản thương mại được sử dụng trong một vài
công ty không thể sử dụng phiên bản GPL, hầu hết là vì họ không muốn đưa mã nguồn
của họ đi kèm với Asterisk. Phiên bản GPL yêu cầu bất kỳ sự phát triển nào trong phiên
bản GPL phải được công khai mã nguồn.
+ Asterisk OEM: hầu hết được sử dụng bởi các nhà sản xuất PBX khi họ không
muốn cộng đồng biết phần mềm của sản phẩm của họ xuất thân từ Asterisk.
1.1.2 Dự án Zapata và các mối quan hệ của nó với Asterisk
Dự án Zapata được phát triển bởi Jim Dixon người còn có trách nhiệm trong việc
phát triển phần cứng được sử dụng trong Asterisk. Chú ý rằng phần cứng cũng là mã
nguồn mở và vì thế nó có thể được sử dụng bởi bất kỳ công ty nào khác. Digium,
Sangoma và Varion là một vài công ty sản xuất card chính cho tổng đài Asterisk PBX.
Có thể tham khảo dự án Zapata tại địa chỉ:
/>Chức năng chính của phần cứng Asterisk là sử dụng bộ xử lý CPU của máy tính để xử
lý âm thanh, triệt nhiễu và chuyển đổi mã. Ngược với hầu hết các card hiện tại sử dụng bộ
xử lý tín hiệu số (DSP - Digital Signal Processors) để thực hiện những công việc này.
Quyết định sử dụng bộ xử lý CPU của máy tính làm giảm giá thành của mạch một cách
nhanh chóng. Vì thế các bản mạch của Digium rẽ hơn nhiều lần so với các các bản mạch
đang tồn tại khác ví dụ như của Dialogicm Aculab và những công ty khác, vì chúng
không cần yêu cầu các DSP đắt tiền. Vấn đề của các bản mạch này là chúng yêu cầu
nhiều CPU và một CPU yếu có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng thoại.
1.2 Vì sao chọn Asterisk?
1.2.1 Giảm chi phí một cách mạnh mẽ
Nếu so sánh một tổng đài PBX truyền thống với Asterisk với các giao tiếp số và điện
thoại. Asterisk chỉ rẽ hơn một ít so với các tổng đài PBX này. Tuy nhiên, Asterisk thật
sự không cần trả tiền khi thêm vào các chức năng như voicemail, ACD, IVR và CTI.
Với những tính năng cao cấp này thì Asterisk rẽ hơn nhiều lần so với PBX truyền thống.

Còn khi đem so sách tổng đài PBX Asterisk với tổng đài PBX tương tự giá rẽ thì không
công bằng bởi vì nó có rất nhiều tính nằng mà trong các hệ thống PBX tương tự không
có.
Điểm lợi dể thấy nhất từ phía khách hàng là tính độc lập của Asterisk. Một vài nhà
sản xuất ngày nay không cần phải gởi cho khách hàng mật khẩu hay tài liệu cấu hình gì
cả. Với Asterisk bạn có thể làm gì tùy thích, người sử dụng được hoàn toàn tự do và hơn
nữa nó có thể truy cập với giao diện chuẩn.
1.2.2 Môi trường phát triển nhanh chóng và dễ dàng
Asterisk có thể được mở rộng bằng cách sử dụng các ngôn ngữ kịch bản giống như
PHP và Perl với các giao diện AMI và AGI. Asterisk là mã nguồn mở và mã nguồn của
nó có thể được chỉnh sửa bởi người sử dụng. Mã nguồn được viết hầu hết trên ngôn ngữ
lập trình ANSI C.
- Trang 11 -
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
1.2.3 Giàu tính năng
Asterisk có hàng loạt các chức năng mà không thể tìm thấy hoặc là tùy chọn trong các
tổng đài PBX truyền thống (ví dụ như voicemail, CTI, ACD, IVR, nhạc chờ và ghi âm).
1.2.4 Nội dung động trên điện thoại
Asterisk được lập trình trên ngôn ngữ C và các ngôn ngữ thông thường khác trong
môi trường phát triển ngày nay. Khả năng cung cấp nội dung động hầu như không có
giới hạn.
1.2.5 Kiểu quay số linh hoạt và mạnh
Một điểm mạnh nữa của Asterisk nếu như bạn so sánh với các tổng đài PBX, ngay
cả những thứ đơn giản như LCR (Định tuyến chi phí thấp Least Cost Routing) không
có trong PBX hay là tùy chọn. Thì với Asterisk thì việc lựa chọn tuyến tốt nhất dễ dàng
và chính xác.
1.2.6 Mã nguồn mở chạy trên nền Linux
Một trong những tính năng mạnh nhất của Asterisk là cộng đồng của nó. Khi bạn
truy cập vào wiki (www.voip-info.org), các danh sách phân phối email và các diễn đàn.
Việc đệ trình Asterisk thường nhanh chóng và bất kỳ lỗi gì của nó đều tìm ra. Asterisk

có thể là phần mềm điện thoại PBX được kiểm tra nhiều nhất trên thế giới. Từ các phiên
bản 1.0 đến 1.2 có hơn 3000 sự thay đổi và các lỗi trong mã nguồn được sửa chửa. Tiến
trình này đảm bảo rằng ta có một mã vừa có tính ổn định vừa hầu như không có lỗi.
1.2.7 Các giới hạn trong kiến trúc của Asterisk
Một vài giới hạn trong Asterisk đến từ việc sử dụng trong mô hình thiết kế điện
thoại Zapata. Trong kiểu thiết kế này, Asterisk sử dụng CPU của máy tính để xứ lý các
kênh thoại thay vì sử dụng các card DSP chuyên dụng thường thấy trong các hệ thống
khác. Mặc dù điều này cho phép nó giảm nhiều chi phí trong giao diện phần cứng. Một
hệ thống trở nên phụ thuộc vào CPU của máy tính. Asterisk nên chạy trên một máy tính
chuyên dụng và có cấu hình phần cứng phù hợp với xử lý thoại. Thường nên sử dụng
Asterisk trên một VLAN độc lập để tránh broadcast tiêu tốn nhiều băng thông của CPU
(bão broadcast từ các vòng lặp hay của virus). Một vài card giao tiếp mới từ nhiều nhà
cung cấp bao giờ cũng bao gồm cả DSP để triệt nhiễu, codec và đảm nhiệm các tính
năng khác. Nó làm cho Asterisk tốt hơn.
1.3 Kiến trúc của Asterisk
- Trang 12 -
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
Hình 1: Kiến trúc của Asterisk
Hình trên mô tả kiến trúc cả Asterisk. Tiếp theo chúng ta sẽ giải thích các thành phần
liên quan đến kiến trúc như các kênh, codec mã hóa giải mã và các ứng dụng.
1.3.1 Các kênh
Một kênh tương đương với 1 line thoại, nhưng trong định dạng số nó thường bao
gồm bởi một hệ thống báo hiệu tương tự hoặc số hay sự kết hợp của codec và các giao
thức báo hiệu (ví dụ như SIP-GSM, IAX - quy luật µ). Ban đầu tất cả các kết nối điện
thoại là tương tự và có nhiều tiếng dội và nhiễu. Sau đó, hầu hết các hệ thống đều
chuyển đổi qua các hệ thống số, với âm thoại tương tự được chuyển đổi thành dạng số
bởi PCM trong hầu hết các trường hợp. Kiểu này cho phép việc truyền dẫn với tốc độ
64kbps không cần nén.
Phần cứng TDM hỗ trợ:
Card Zaptel (thường do Digium sản xuất)

+ Wildcard T410P - 4 giao tiếp E1/T1 (chỉ sử dụng PCI 3.3 V)
+ Wildcard T405P - 4 giao tiếp E1/T1 (chỉ sử dụng PCI 5.0 V)
+ TE110P - 1 cổng giao tiếp E1/T1
+ TDM400P - 4 giao tiếp analog FXO or FXS
+ TDM2400 - 24 cỗng FXS or FXO
Các board trên sử dụng các driver kênh chan_zap
+ Card Linux
+ Quicknet Phonejack và linejack có thể được sử dụng
- Trang 13 -
Voicemail, ĐT Hội
Nghị, Thẻ Gọi, Danh
Bạ, Tính Cước…
Các ứng dụng Asterisk API
Các kênh Asterisk API
Dịch Codec
Quản lý I/O,
Lập Lịch
Bộ nạp
Module động
Chuyển mạch
PBX lõi
Chạy ứng dụng
Dịch Codec API
Định dạng file API
GSM, ALaw, Ulaw, G.723
G.729, ADPCM, MP3,
Speex, LPC10
GSM, WAV, G723af,
MP3
ADTRAN VOFR –

ISDN – SIP – H323
Modem Thoại, Thiết
bị khách hàng,
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
+ Card ISDN và các driver
+ ISDN4Linux - driver cũ, không khuyến khích sử dụng
+ ISDN CAPI
+ Voicetronix: 4,8 và 16 cổng analog. Bây giờ họ còn sản xuất các card E1/T1.
Những card này cũng sử dụng các driver kênh chan_zap
1.3.2 Codec và chuyển dịch codec
Chúng ta thường cố gắng để có nhiều kết nối có thể trên một mạng dữ liệu. Codec
cho phép các tính năng mới trong thoại số. Bộ nén tính hiệu là một phần quan trọng
nhất, Vì nó cho phép tỉ lệ nén 8-1. Những tính năng khác bao gồm bộ phát hiện thoại, bộ
giấu mất gói mất và bộ tạo cân bằng nhiễu. Những codec trên đều có bên trong Asterisk
và những codec này có thể được chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác. Bên trong
Asterisk sử dụng một slinear như định dạng dòng khi nó cần chuyển đổi từ một codec
này đến một codec khác. Một vài codec trong Asterisk được hỗ trợ chỉ cho kiểu pass-
through và những kiểu codec này không thể dịch được.
Hỗ trợ các codec sau:
+ G.711 ulaw (USA) - (64 Kbps)
+ G.711 alaw (Europe) - (64 Kbps)
+ G.723.1 - chỉ cho kiểu pass-through
+ G.726 - (16/24/32/40kbps)
+ G.729 - cần bản quyền (8Kbps)
+ GSM - (12-13 Kbps)
+ iLBC - (15 Kbps)
+ LPC10 - (2.5 Kbps)
+ Speex - (2.15-44.2 Kbps)
1.3.3 Các giao thức
Gần đây giao thức báo hiệu SIP thường được sử dụng. H.323 được sử dụng trong

các hệ thống VoIP cũ và hầu hết các hệ thống cũ dùng giao thức này. IAX là một chọn
lựa khác đang trở nên phổ biến vì chúng làm việc tốt với NAT Tranversal và có thể tiết
kiệm được băng thông.
Asterisk hỗ trợ các giao thức:
+ SIP
+ H323
+ IAXv1 e v2
+ MGCP
+ SCCP (Cisco Skinny)
+ Nortel unistim
1.3.4 Các ứng dụng
Để làm cấu nối từ một điện thoại này đến một điện thoại khác thì một ứng dụng gọi
là “bộ quay số” được sử dụng. Hầu hết các tính năng trong Asterisk giống như
voicemail và cuộc gọi hội nghị được thực hiện như là các ứng dụng. Ta có thể thấy các
- Trang 14 -
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
ứng dụng Asterisk bằng cách sử dụng lệnh “show applications” trong console, có thể
thêm các ứng dụng từ các phần Asterisk-addons từ nhà cung cấp thứ ba hoặc ngay cả
một vài ứng dụng cũng làm được.
1.4 Mô tả tổng quan tổng đài IP PBX Asterisk
Hình 2: Tổng quan tổng đài IP PBX Asterisk
Asterisk là một mã nguồn PBX mở hoạt động giống như một PBX lai, các công nghệ
tích hợp như TDM1 và điện thoại IP. Asterisk sẵn sàng cho đáp ứng tương tác thoại IVR
(Interactive Voice Response) và phân phối cuộc gọi tự động ACD (Automatic call
distribution) nó phát triển mở các ứng dụng mới. Trong hình bên trên, ta có thể thấy rằng
các kết nối Asterisk đến telcos và các tổng đài PBX đang tồn tại sử dụng các giao tiếp
tương tự và số và cũng hỗ trợ điện thoại tương tự và IP. Nó có thể hoạt động như là một
softswitch, media gateway, voicemail, thoại hội nghị và nhạc chờ.
- Trang 15 -
Telcos, PBX

Analog Phones
Softswitch
Media Gateway
Voicemail
ĐT Hội Nghị
Nhạc Chờ
IP Phones
Server
Asterisk
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
1.5 So sánh giữa các loại tổng đài
1.5.1 Điện thoại sử dụng mô hình PBX/Softswitch cũ
Hình 3: Điện thoại sử dụng mô hình PBX/Softswitch cũ
Trong mô hình softswitch cũ, tất cả các thành phần đều được bán độc lập (Music on
hold, Vocemail, giao tiếp với IP phone, các tính năng cao cấp như IVR, ACD…). Vì
vậy bạn phải mua mỗi thành phần và sau đó tích hợp chúng vào tổng đài PBX hay môi
trường softswitch. Chi phí và nguy cơ cao và hầu như các thiết bị là riêng.
1.5.2 Điện thoại dùng hệ thống Asterisk
Hình 4: Điện thoại dùng hệ thống Asterisk
- Trang 16 -
IP Phone
POTS
Telephony
Gateway
Telco
PBX
PSTN
Gateway
Unified
Messaging

Softswitch
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
Trong hệ thống Asterisk các chức năng mới đều được tích hợp trong hệ thống Asterisk
và không cần phải đầu tư thêm nhiều để sử dụng và vận hành những tính năng này.
1.6 Xây dựng một hệ thống kiểm tra
Hình 5: Hệ thống Asterisk 1x1
Khi thực hiện một giải pháp Asterisk, bước đầu tiên của chúng ta là tạo ra một hệ
thống kiểm tra. Hệ thống kiểm tra đơn giản nhất là PBX 1x1 với chỉ một đường điện
thoại và một line. Có rất nhiều cách tạo. Chúng ta hãy thử một vài trong số:
1.6.1 Một FXO, một FXS
Cách đầu tiên và đơn giản nhất để xây dựng một hệ thống kiểm tra là mua một board
mạch TDM400 của Digium với một cổng FXO và một cổng FXS. Kết nối cổng FXO
vào đường line đang tồn tại và FXS vào một điện thoại tương tự. Ở đây chúng ta có kiểu
tổng đài PBX 1x1.
1.6.2 Nhà cung cấp dịch vụ VoIP, ATA
Đây là một tuỳ chọn. Trong trường hợp này chúng ta sẽ đăng ký với nhà cung cấp
thoại để có được trung kế SIP và sẽ phải mua một bộ tương thích điện thoại tương tự
dùng SIP. Bạn sẽ có thể chi ít hơn 100$ nếu bạn đã có máy tính rồi.
1.6.3 Board FXO không đắt tiền, ATA
Đây là cách để bắt đầu. Có một vài loại V.90 fax/modem làm việc được với Asterisk
và như là một FXO board. Một vài board của Digium đầu tiên được tạo ra sử dụng
những loại này (X100P và X101P). Những board này là những V.90 fax/modem cũ
chipset của Mororola và Intel (chipsets (Motorola 68202-51, Intel 537PU, Intel 537PG,
Intel Ambient MD3200). Chúng không dể tìm ra vì chúng không còn đươc sản xuất nữa;
tuy nhiên, một vài cái đã được bán như một dạng X100P. Để có được FXS bạn có thể sử
- Trang 17 -
IP Phone
Server Linux
Asterisk
Telco, PBX

Internet
Nhà CC Dịch Vụ VoIP
Analog Phone
Analog Phone
Analog Telephony
Adapter
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
dụng một bộ thích ứng điện thoại tương tự. Một lằn nữa bạn có thể tốn ít hơn 100$ để
bắt đầu nếu như bạn đã có sẵn máy tính.
1.7 Một số ứng dụng của Asterisk
Có nhiều viễn cảnh khác nhau cho các ứng dụng của Asterisk. Chúng ta sẽ liệt kê
danh sách một vài trong số đó và giải thích những ưu điểm và các giới hạn tồn tại trong
từng ứng dụng.
1.7.1 IP PBX
Một ví dụ thông dụng nhất là việc cài đặt một tổng đài mới hay thay thế tổng đài
PBX dã có sẵn. Nếu bạn so sánh Asterisk với một vài thứ khác có thể thay thế được bạn
sẽ thấy rằng nó rẽ hơn và có nhiều tính năng hơn những tổng đài PBX đang có trên thị
trường. Nhiều công ty bây giờ đang bỏ tiền ra để có được những tính năng của Asterisk
bao gồm cả những tổng đài PBX.
Hình 6: Tổng đài IP PBX
- Trang 18 -
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
1.7.2 Sử dụng IP trong các tổng đài PBX cũ
Hình 7: Sự tích hợp Asterisk với hệ thống tổng đài PBX cũ
Hình bên trên mô tả cách thông dụng nhất được sử dụng trong việc thiết lập. Những
công ty lớn thường không muốn nhiều nguy cơ khi phải đầu tư vào những công nghệ
mới và cùng thời điểm lại muốn không phải đầu tư vào những thiết bị cũ. Cho phép IP
chạy trên các tổng đài PBX cũ có thể tốn rất nhiều chi phí và vì vậy, việc kết nối một
tổng đài Asterisk PBX sử dụng T1/E1 có thể là một lựa chọn tốt. Một điểm lợi khác là
khả năng kết nối đến các nhà cung cấp dịch vụ VoIP.

- Trang 19 -
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
1.7.3 Bỏ qua chi phí gọi điện thoại đường dài
Hình 8: Bỏ qua chi phí gọi điện thoại đường dài
Một ứng dụng rất hữu ích cho VoIP là tính kết nối các chi nhánh với nhau thông qua
Internet hay một mạng WAN. Việc sử dụng một kết nối dữ liệu có sẵn cho phép bạn bỏ
qua (bypass) chi phí điện thoại đường dài trong các kết nối viễn thông giữa những văn
phòng chính và các chi nhánh.
1.7.4 Server ứng dụng (IVR, điện thoại hội nghị, Voicemail)
Hình 9: Asterisk như một server ứng dụng
Asterisk còn có thể được sử dụng như một server ứng dụng cho tổng đài PBX đang
sử dụng hay có thể được kết nối trực tiếp đến PSTN. Asterisk có thể làm được các dịch
vụ như voicemail, nhận fax, thu âm cuộc gọi, IVR được kết nối đến một cơ sở dữ liệu.
- Trang 20 -
Telco
T1/Analog
T1/Analog
Asterisk PBX
IVR Server
Conference Server
Voicemail
Unified Messaging
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
Việc sử dụng Asterisk như một server ứng dụng làm giảm chi phí một cách đáng kể nếu
đem so sánh với những giải pháp khác.
1.7.5 Media Gateway
Hình 10: Asterisk như một media gateway
Hầu hết các nhà cung cấp VoIP sử dụng SIP chuyển đến máy chủ tất cả những đăng
ký, thông tin khu vực và sự xác thực của người dùng SIP. Dù sao chăng nữa họ phải gởi
cuộc gọi đến PSTN một cách trực tiếp hay định tuyến nó thông qua một cuộc gọi xác

định nhà cung cấp sử dụng kết nối VoIP SIP hay H.323. Asterisk có thể làm việc như
một B2BUA (back to back user agent) hay Media Gateway thay thế cho những
softwitch hay media gateway đắt tiền. So sánh giá của một gateway 4 E1/T1 từ thị
trường nhà sản xuất với Asterisk. Giải pháp Asterisk có thể giảm chi phí nhiều lần hơn
là các giải pháp khác và nó có khả năng chuyển dịch các giao thức báo hiệu (H.323, SIP,
IAX…) và các codec (G.711, G.729…).
- Trang 21 -
Nhà Cung Cấp
VoIP
T1/Analog
Nhà Cung Cấp
VoIP
SIP
Proxy
Khách Hàng
Ethernet
H.323/
SIP
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
1.7.6 Trung tâm giao tiếp chăm sóc khách hàng - Contact Center Platform (Call Center)
Hình 11: Asterisk hoạt động như một Trung tâm giao tiếp
Một trung tâm giao tiếp chăm sóc khác hàng là một giải phát rất phức tạp. Nó kết
hợp nhiều công nghệ như tự động phân phối cuộc gọi ACD (Automatic call
distribution), tương tác đáp ứng thoại IVR (Interactive voice response), giám sát cuộc
gọi và nhiều thứ khác nữa. Về cơ bản, có 3 kiểu trung tâm giao tiếp chăm sóc khách
hàng: bên trong (inbound), bên ngoài (outbound) và hỗn hợp (blended).
Trung tâm giao tiếp inbound rất phức tạp, thường yêu cầu ACD, IVR, CTI, thu âm,
giám sát và các báo cáo. Asterisk có một hàng đợi cuộc gọi ACD được xây dựng sẵn.
IVR có thể được thực hiện thông qua AGI (Asterisk gateway interface) hay các cơ chế
bên trong như ứng dụng nền. Thiết bị kết hợp máy tính điện thoại CTI (Computer

telephony integration) được thực hiện thông qua việc sử dụng AMI (Asterisk Manager
interface), thu âm và báo cáo được xây dựng trong Asterisk.
Cho một trung tâm giao tiếp outbound, một bộ tuyên đoán hay bộ quay số tốt là
thành phần chính. Mặc dù nhiều bộ quay số đang có sẵn từ mã nguồn mở Asterisk
nhưng nó không khó nếu ta tự xây dựng.
Một trung tâm giao tiếp hỗn hợp cho phép các hoạt động inbound và outbound đồng
thời, thiết kiệm tiền bằng cách sử dụng tốt hơn thời gian của các agent. Nó cho phép sử
dụng Asterisk và cơ chế ACD của nó để thực hiện giải pháp hỗn hợp.
1.8 VoIP với Asterisk
1.8.1 Các ưu điểm của VoIP
1.8.1.a Tính hội tụ
Ưu điểm chính của VoIP là tính kết hợp dữ liệu và thoại trong mạng để giảm chi phí
(tính hội tụ). Tuy nhiên, nếu sự phân tích chỉ là việc giảm chi phí cho thoại không thì có
- Trang 22 -
1-800
ACD
Ringall, RoundRobin, Mrmemory
LeastRecent, Priority
Agent 1 Agent 2 Agent N
Hàng Đợi Cuộc Gọi
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
thể không đủ để thực hiện VoIP. Việc giảm chi phí được đưa ra bởi các công ty viễn
thông khá nhanh trở nên rẻ hơn và quan trọng là nó diễn ra trước khi đệ trình VoIP.
1.8.1.b Chi phí cơ sở hạ tầng
Mặt khác, việc sử dụng một kiến trúc hạ tầng mạng đơn làm giảm chi phí được kết
hợp với những phần thêm vào, bỏ ra và thay đổi. Việc IP phổ dụng mang đến cho công
nghệ VoIP nhiều thiết bị mới như là cell phone, PDA được nhúng trong hệ thống và
máy tính xách tay (laptop).
1.8.1.c Tiêu chuẩn mở
Cuối cùng, các chuẩn mở bên trên VoIP được xây dựng là cầu nối cho sự tự do trong

việc chọn lựa nhà phân phối và ưu điểm là làm cho khách hàng trở thành vua thay vì là
phần phụ trong các nhà sản xuất viễn thông và PBX.
1.8.1.d Sự tích hợp giữa máy tính và điện thoại
Điện thoại thì ra đời sớm hơn máy tính nhiều. Điện thoại PBX là chuyển mạch kênh.
Đôi khi một máy tính giám sát chuyển mạch. Với VoIP, điện thoại phát triển từ việc
được tạo ra dựa vào các chuẩn của máy tính. Điều này làm cho việc sử dụng các ứng
dụng điện thoại máy tính rẽ hơn rất nhiều và dễ dàng hơn những mẫu cũ. Bạn có thể
nhanh chóng tạo ra một danh sách dài các ứng dụng điện thoại dựa trên Asterisk. Bạn có
thể phát triển IVR, ACD, CTI, số người gọi, màn hình popup và nhiều ứng dụng khác.
1.8.2 Kiến trúc VoIP của Asterisk
Kiến trúc Asterisk được chỉ ra bên dưới. Asterisk sử dụng tất cả các giao thức VoIP
trong các kênh. Ta có thể sử dụng bất kỳ codec nào hay giao thức nào. Khái niệm quan
trọng nhất là cầu nối Asterisk nối kênh này đến kênh khác. Sau đó ta có thể dịch các
giao thức báo hiệu như H.323, SIP và IAX với nhau và ngay cả các bộ codec khác nhau.
Ví dụ như bạn có thể dịch một cuộc gọi từ một điện thoại theo giao thức SIP trong mạng
LAN sử dụng chuẩn mã hoá G.711 sang một kết nối H.323 đến nhà cung cấp dịch vụ
VoIP sử dụng chuẩn mã hoá G.729.
- Trang 23 -
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
Hình 12: Kiến trúc VoIP của Asterisk
Tiếp theo chúng ta sẽ mô tả chi tiết kiến trúc của SIP và IAX. H.323 không thuộc
Asterisk, nhưng nó luôn sẵn sàng như một phần thêm vào (add-on).
1.8.3 Các giao thức VoIP và mô hình OSI
Hình 13: VoIP trong mô hình OSI
- Trang 24 -
Voicemail, ĐT Hội
Nghị, Thẻ Gọi, Danh
Bạ, Tính Cước…
Các ứng dụng Asterisk API
Các kênh Asterisk API

Dịch Codec
Quản lý I/O,
Lập Lịch
Bộ nạp
Module động
Chuyển mạch
PBX lõi
Chạy ứng dụng
Dịch Codec API
Định dạng file API
GSM, ALaw, Ulaw, G.723
G.729, ADPCM, MP3,
Speex, LPC10
GSM, WAV, G723af,
MP3
ADTRAN VOFR –
ISDN – SIP – H323
Modem Thoại, Thiết
bị khách hàng,
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI IP PBX ASTERISK
VoIP tương ứng với một tập các giao thức khác nhau làm việc chung với nhau. Các
lớp khác nhau trong mô hình OSI được giới thiệu trong giao tiếp VoIP. Hình bên trên sẽ
giúp ta có thể hiểu được vai trò của mỗi giao thức và mối quan hệ giữa chúng với nhau.
Là lớp đầu tiên trong 4 lớp chỉ là một mạng dữ liệu giống như mạng Internet trong
kinh doanh và gia đình. Bạn có thể sử dụng một vài giao thức QoS giống như là
“diffserv” hay “cbwfq” để ưu tiên hoá các gói thoại và nâng cao chất lượng thoại, hầu
hết các giao thức VoIP sử dụng giao thức RTP giao thức thời gian thực như là giao thức
truyền tải chọn lựa.
Trong lớp phiên (session), các giao thức có nhiệm vụ thiết lập và giải toả các cuộc
gọi. H.323 là một trong những giao thức cũ nhất và hoàn thiện trong nhiệm vụ này. SIP

bây giờ được sử dụng rộng rãi trong thị trường nhà cung cấp dịch vụ VoIP, bên cạnh
H.323. Các giao thức báo hiệu sử dụng TCP hay UDP để truyền tải các gói.
Trong lớp trình diễn (presentation), chúng ta có các bộ mã hoá giải mã chuyển đổi
dạng thức dòng đa phương tiện từ một kiểu định dạng sang một kiểu khác với các đặc
tính khác.
Ví dụ: SIP sử dụng port 5060 UDP hay TCP để truyền tải tín hiệu báo hiệu. Giao
thức thời gian thực RTP truyền tải dòng âm thanh sử dụng port 1000 đến 2000 trong
Asterisk (như được định nghĩa trong rtp.conf). Một cuộc gọi có thể được mã hoá trong
chuẩn G.711. Một softphone trong lớp ứng dụng sẽ sử dụng những lớp thấp hơn để giao
tiếp.
H.323 sử dụng TCP port 1720 và port 1719 để truyền tải tín hiệu báo hiệu. RTP
truyền tải âm thanh thường sử dụng UDP port từ 16383 đến 32768. Một cuộc gọi có thể
được mã hoá trong G.729.
1.8.4 Làm sao để chọn một giao thức?
1.8.4.a SIP - giao thức thiết lập phiên
SIP là một chuẩn IETF mở, được định nghĩa rõ ràng trong RFC 3261. Hầu hết các
nhà cung cấp dịch vụ VoIP hiện tại sử dụng SIP và nó trở thành một chuẩn VoIP phổ
dụng nhất. Sức mạnh của SIP là trở thành một chuẩn dựa vào IETF. SIP thì nhỏ gọn nếu
đem so sánh với giao thức H.323. Điểm yếu chính của SIP là NAT tranversal, một khó
khăn cho hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ VoIP.
1.8.4.b IAX - Inter Asterisk eXchange
IAX là một giao thức mở được định nghĩa bởi Digium và nó hiện tại là một bản
nháp. Bạn có thể download nó từ www.ietf.org/internet-drafts/drafts-guy-iax00.txt. IAX
là một giao thức tất cả trong một vì nó truyền tải báo hiệu và đa phương tiện thông qua
một cổng UDP 4569. Mark Spencer đã phát triển IAX như một giao thức nhị phân để
làm giảm băng thông. Sức mạnh chính của IAX là làm giảm băng thông sử dụng (nó
không sử dụng RTP) trong khi cùng thời điểm rất dễ dàng sử dụng cho NAT và firewall
tranversal vì nó chỉ sử dụng port UDP 4569. Trong một vài tình huống IAX dạng trung
kế có thể làm giảm băng thông thoại sử dụng đi 1/3.
- Trang 25 -

×