Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Luận văn thạc sĩ mảnh đất và con người nam bộ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư dưới góc nhìn địa văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.12 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

BÙI VĂN KHÔI

MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƢỜI NAM BỘ
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ
DƢỚI GĨC NHÌN ĐỊA- VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2019

z


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

BÙI VĂN KHÔI

MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƢỜI NAM BỘ
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ
DƢỚI GĨC NHÌN ĐỊA- VĂN HÓA

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Văn Đức

Hà Nội - 2019

z


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác
giả trước mà tơi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể.
Khơng có bất kỳ sự khơng trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu.
Nếu có gì sai trái, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Học viên

Bùi Văn Khôi

z


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
PGS. TS Hà Văn Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chu
đáo và ln động viên tơi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Sự chỉ bảo
tận tâm của thầy đã mang lại cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến thức
cũng như kỹ năng hết sức quý báu để có thể hồn thiện đề tài một cách tốt
nhất.
Tôi xin được cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, q thầy giáo, cơ giáo
Phịng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cô giáo khoa Văn học, trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy cô giáo bộ môn Văn
học Việt Nam, khoa Văn học – những người mà trong thời gian qua đã dạy
dỗ, truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước trưởng thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn bè –
những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tơi có thể học tập đạt kết quả tốt và
thực hiện thành công luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Văn học Việt
Nam (khóa học 2017- 2019) đã luôn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cảm
xúc trong những ngày tháng tôi học tập tại mái trường Khoa học xã hội &
Nhân văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Bùi Văn Khôi

z

năm 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5

5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
6. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 7
7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 7
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA - VĂN HĨAVÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ ........................................ 8
1.1. Văn hóa và văn học .................................................................................. 8
1.1.1. Văn hóa ................................................................................................... 8
1.1.2. Quan hệ giữa văn hóa và văn học ......................................................... 11
1.2. Địa- văn hóa và văn học ......................................................................... 13
1.2.1. Địa - văn hóa ......................................................................................... 13
1.2.2. Địa - văn hóa trong nghiên cứu văn học .............................................. 15
1.3. Những yếu tố hình thành dấu ấn địa- văn hóa trong sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tƣ ............................................................................................ 16
1.3.1. Điều kiện địa lí tự nhiên và xã hội của vùng đất Nam Bộ .................... 16
1.3.2. Tiểu sử con người nhà văn .................................................................... 19
1.4. Hành trình và quan điểm sáng tác của nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ ....... 20
1.4.1. Hành trình sáng tác ............................................................................... 20
1.4.2. Quan điểm sáng tác ............................................................................... 21
Chƣơng 2. DẤU ẤN ĐỊA - VĂN HÓA VỀ MẢNH ĐẤT VÀ CON
NGƢỜI NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ..... 25
2.1. Dấu ấn địa – văn hóa về mảnh đất Nam Bộ trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tƣ ............................................................................................ 25

z


2.1.1. Văn hóa miệt vườn ................................................................................ 25
2.1.3. Văn hóa ẩm thực ................................................................................... 32
2.1.4. Sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng .......................................................... 37
2.2. Dấu ấn địa – văn hóa về con ngƣời Nam Bộ trong truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tƣ ............................................................................................ 41
2.2.1. Con người bộc trực, thẳng thắn, rạch ròi trong ứng xử ....................... 41
2.2.2. Con người trọng nhân nghĩa, thủy chung: ............................................ 43
2.2.3. Con người nghĩa hiệp, hào phóng, hịa đồng, hiếu khách .................... 47
2.2.4. Con người có tâm hồn nghệ sĩ, cô đơn ................................................. 50
2.3. Nguy cơ xâm thực văn hóa Nam Bộ ..................................................... 53
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
NGỌC TƢ TỪ GĨC NHÌN ĐỊA- VĂN HĨA ............................................ 63
3.1. Biểu tƣợng văn hóa ................................................................................ 63
3.1.1. Khái niệm biểu tượng văn hóa .............................................................. 63
3.1.2. Một số biểu tượng văn hóa trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ......... 64
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .............................................................. 72
3.2.1. Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình .......................................... 73
3.2.2. Xây dựng nhân vật qua mơ tả hành động, lời nói ................................. 76
3.2.3. Khắc họa nội tâm nhân vật…………………………………………………78
3.2.4. Đặt nhân vật vào tình huống lưu lạc, phân li……………………………82
3.2.5. Mờ hóa, tẩy trắng tên nhân vật……………………………………………87
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ .................................................................. 88
3.4. Giọng điệu ............................................................................................... 94
3.4.1. Giọng trữ tình, khắc khoải, xót thương ................................................. 94
3.4.2. Giọng dân dã, tự nhiên.......................................................................... 96
3.4.3. Giọng triết lí bình dân ........................................................................... 97
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104

z


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Vùng đất Nam Bộ với tư cách là một vùng văn hóa đặc sắc đã mang
đến cho nền văn học Việt Nam hiện đại những mảng đề tài phong phú và vô
cùng hấp dẫn. Xuất thân từ Nam Bộ, nhiều nhà văn đã viết về quê hương với
tình yêu máu thịt, tiêu biểu như Hồ Biểu Chánh, Bình Ngun Lộc, Sơn Nam,
Đồn Giỏi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng,…Sáng tác của họ phản ánh sâu
sắc hiện thực đời sống mảnh đất và con người của vùng đất phương Nam,
được xem như là những tư liệu văn hóa đặc sắc về vùng đất Nam Bộ. Gần
đây, Nguyễn Ngọc Tư là cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi nói đến văn
học Nam Bộ hiện đại. Cùng viết về mảnh đất và con người Nam Bộ nhưng
chị đã tạo cho mình một lối đi riêng khơng lẫn với một ai khác. Bằng tài năng
văn chương thiên bẩm, trái tim giàu trắc ẩn, Nguyễn Ngọc Tư sâu sắc, tinh tế
khi viết về mảnh đất và con người Nam Bộ với những dấu ấn địa- văn hóa đặc
trưng, riêng có. Tình u q hương xứ sở, nhu cầu được là chính mình, khao
khát sống một cuộc đời có ý nghĩa, hướng đến giá trị chân, thiện, mĩ đã thôi
thúc chị viết. Dòng cảm hứng sáng tác được khơi nguồn từ những chất liệu
vốn có của đời sống hiện thực Nam Bộ đã giúp chị cũng như những nhân vật
của chị không bị bứng khỏi cội rễ, lạc điệu với truyền thống của dân tộc, bản
sắc văn hóa của vùng đất tân lập.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã có hàng trăm
truyện ngắn, tùy bút, tản văn. Tác phẩm của chị không chỉ phổ biến trong
nước mà còn được nhiều độc giả quốc tế quan tâm, nghiên cứu. Có thể có
nhiều hướng nghiên cứu về hiện tượng Nguyễn Ngọc Tư, với luận văn này,
chúng tôi triển khai từ góc nhìn địa- văn hóa. Tìm hiểu tác phẩm văn học từ
góc nhìn địa- văn hóa là việc chúng ta đặt tác phẩm đó trở lại với hiện thực
đời sống đã sản sinh ra nó để nhận thấy được mối quan hệ hai chiều giữa tác
1

z



37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

phẩm văn học với đời sống hiện thực mà nó phản ánh. Từ tác phẩm văn
chương, ta sẽ hiểu hơn về một vùng đất và từ những hiểu biết về địa – văn hóa
của vùng đất đó, chúng ta cũng sẽ hiểu được sâu sắc hơn giá trị nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm. Vì thế chúng tơi chọn đề tài “Mảnh đất và con
người Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới góc nhìn địa- văn
hóa” để có thêm một cái nhìn về văn chương của chị.
2. Lịch sử vấn đề
Vào những năm đầu thế kỉ XX, nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn
hóa đã được quan tâm với các cơng trình nghiên cứu của Đào Duy Anh, Đặng
Thai Mai, Hoài Thanh. Trong cuốn Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận
đại (Nxb Giáo dục, 1999), tác giả Trần Đình Hượu đã chỉ ra sự tác động của
Nho giáo đối với văn học Việt Nam trung đại và cận đại. Tiếp đó, Trần Ngọc
Vương cụ thể hơn hướng nghiên cứu này bằng cái nhìn loại hình học trong
cơng trình Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam (Nxb Giáo dục 1995). Tác giả
Trần Nho Thìn trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa
(Nxb Giáo dục, 2003) cũng đề cập tới vấn đề tiếp cận văn học từ góc nhìn văn
hóa. Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa còn được vận dụng để nghiên
cứu một tác giả văn học như: Đỗ Lai Thúy với cơng trình Hồ Xn Hương,
hồi niệm phồn thực (Nxb Văn hóa thơng tin, 1999), Đỗ Thị Ngọc Chi với
Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa (Luận án tiến sĩ, 2013),… Điểm
qua lịch sử nghiên cứu có thể thấy nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là
một hướng nghiên cứu quan trọng và đã có nhiều thành tựu, góp phần bổ sung
thêm những cái nhìn mới đầy đủ và sâu sắc hơn về văn chương.
Nếu như tiếp cận văn hóa – văn học đã trở nên quen thuộc trong nghiên
cứu văn học thì tiếp cận địa - văn hóa- văn học chưa được nhiều học giả quan
tâm. Việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn địa - văn hóa góp phần bổ sung
thêm một cái nhìn liên ngành đa dạng hơn khi chúng ta đặt tác phẩm văn học
trở lại với mơi trường sản sinh ra nó để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về

2

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

giá trị nội dung và nghệ thuật. Trong cuốn Việt Nam cái nhìn Địa– Văn hóa
(Nxb Văn hóa dân tộc, 1998), Trần Quốc Vượng đã chỉ ra mối quan hệ giữa
điều kiện tự nhiên, môi trường sống của các cộng đồng dân tộc Việt Nam
trong việc hình thành nên các vùng văn hóa trong cả nước. Những thành tựu
đó sau này được Đặng Hiển vận dụng để nghiên cứu văn học trong cuốn Văn
học dưới góc nhìn Địa– Văn hóa (Nxb Hội nhà văn, 2016).
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư được đơng đảo độc giả u mến vì các sáng
tác của chị mang đậm dấu ấn địa- văn hóa của vùng đất Nam Bộ. Khi tập
truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt đoạt giải của Hội Liên hiệp văn học nghệ
thuật Việt Nam, cái tên Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu được các nhà văn lớp trước
như Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, Chu Lai, Dạ Ngân, Hữu Thỉnh, Hồ
Anh Thái...để ý đến và dành cho chị nhiều ngợi khen. Nhà văn Nguyễn
Quang Sáng, trong lời tựa tập truyện “Ngọn đèn không tắt” (Nxb Trẻ, 2000,
tr.03), đã có nhận xét: “Với giọng văn mộc mạc bình dị, với ngơn ngữ đời
thường, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một khơng khí rất tự nhiên về màu sắc,
hương vị của mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc – mũi Cà Mau....”. Không
ngần ngại, Chu Lai khẳng định: “Nguyễn Ngọc Tư là cây bút tiêu biểu của
miền Tây Nam Bộ, một tài năng văn học hiếm có hiện nay của văn học Việt
Nam” (HàLinh – “Chia sẻ cùng Nguyễn Ngọc Tư và Cánh đồng bất tận”,
, 2006). Huỳnh Cơng Tín với bài viết “Nguyễn
Ngọc Tư, một nhà văn trẻ Nam Bộ” đánh giá: “Nhân vật trong tác phẩm của

chị mang những tâm tư, nguyện vọng hết sức đời thường. …vùng đất và con
người Nam Bộ trong sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của
nó là ngơn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị”[41]. Trong một cuộc
trao đổi cùng Chu Lai và Trung Trung Đỉnh về tập truyện ngắn “Cánh đồng
bất tận”, Hữu Thỉnh nhấn mạnh:“Cánh đồng bất tận viết về những con người
Nam Bộ với tính cách đặc thù: chân thực, chất phác, hồn nhiên và bản năng”

3

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

(Hà Linh - “Chia sẻ cùng Nguyễn Ngọc Tư và Cánh đồng bất tận”,
, 2006).
Tiêu biểu và đáng kể nhất phải nói tới các bài viết của Trần Hữu Dũng
(Giáo sư kinh tế Đại học Wright State tại Dayton, Ohio, Mỹ) trên website
riêng Viet-studies, ông thiết kế để đăng tải các bài viết và tác phẩm của
Nguyễn Ngọc Tư. Ông nghiên cứu rất sâu giá trị nội dung và nghệ thuật các
tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Ông đề cao sự tài tình trong việc sử dụng
ngơn ngữ Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư làm chất liệu sáng tác và cho đó là
nét rất riêng, sự khác biệt của Nguyễn Ngọc Tư với các nhà văn khác. Ông
cho rằng văn chương Nguyễn Ngọc Tư là “đặc sản miền Nam”.
Không chỉ dừng lại ở đó, hiện tượng Nguyễn Ngọc Tư cùng văn
chương của chị còn là đề tài hấp dẫn của các cơng trình, đề tài khoa học. Tiêu
biểu như:
- Luận văn Thạc sĩ văn học Việt Nam của Lương Thị Kim Thoa, Đại

học KHXH&NV Hà Nội, năm 2008 với đề tài “ Tiếp cận sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện văn học- văn hóa”;
- Luận văn thạc sĩ văn học của Hoàng Thị Hà, Đại học Sư phạm Hà Nội,
năm 2013 với đề tài “Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư dưới góc nhìn văn hóa”;
- Luận án Tiến sĩ văn học của Nguyễn Thanh Hồng, Đại học
KHXH&VN Hà Nội, 2016 với đề tài “Những cách tân nghệ thuật trong
truyện ngắn của một số cây bút nữ từ 1986 đến nay (Nguyễn Thị Thu Huệ,
Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy)”;
- Luận án Tiến sĩ văn học của Phạm Thị Thu Thủy, Đại học Sư phạm
Hà Nội, năm 2017 với đề tài “Con người Nam Bộ trong sáng tác văn xi Hồ
Biểu Chánh, Bình Ngun Lộc, Sơn Nam và Nguyễn Ngọc Tư”.
Như vậy, điểm qua lịch sử nghiên cứu có thể thấy, nghiên cứu tác phẩm
văn học dưới góc nhìn địa- văn hóa, đặc biệt là trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư chưa được chú ý đến. Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập
4

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

đến một số phương diện về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác Nguyễn
Ngọc Tư, tuy nhiên phần lớn các cơng trình nêu trên mới chỉ tiếp cận sáng tác
Nguyễn Ngọc Tư trong mối liên hệ với nhóm nhà văn hoặc có nghiên cứu
trực tiếp về Nguyễn Ngọc Tư nhưng chưa có cơng trình nào khai thác về
mảnh đất và con người Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới góc
nhìn địa- văn hóa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Nhận diện một cách khái quát con đường văn nghiệp của nhà văn
Nguyễn Ngọc Tư cũng như vị thế của chị trong văn học Việt Nam hiện đại.
- Đi sâu vào tìm hiểu mảnh đất và con người Nam Bộ trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn địa – văn hóa trên cả hai phương diện nội
dung và nghệ thuật, từ đó thấy được dấu ấn địa- văn hóa về mảnh đất và con
người Nam Bộ trong truyện ngắn của chị.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mảnh đất và con người Nam Bộ trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới góc nhìn địa- văn hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài của luận văn này, chúng tôi
tập trung khảo sát một số tập truyện ngắn sau của Nguyễn Ngọc Tư:
+ Khói trời lộng lẫy (Tập truyện ngắn, tái bản lần thứ nhất, NXB
Trẻ, 2017);
+ Gió lẻ và chín câu chuyện khác (Tập truyện ngắn, tái bản lần thứ 14,
NXB Trẻ, 2017);
+ Giao thừa (Tập truyện, tái bản lần thứ 20, NXB Trẻ, 2017);
+ Ngọn đèn không tắt (tập truyện ngắn, tái bản lần thứ 13, NXB Trẻ, 2017);
+ Cánh đồng bất tận (Tập truyện, tái bản lần thứ 41, NXB Trẻ, 2018);
+ Đảo (Tập truyện, tái bản lần thứ 5, NXB Trẻ, 2017);

5

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tìm hiểu các tài liệu, lí luận khác
nhau về địa- văn hóa và văn chương Nguyễn Ngọc Tư, từ đó phân tích chúng
thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề địa văn hóa- văn học.
Tổng hợp thơng tin đã được phân tích để đưa ra những đánh giá, nhận xét về
đối tượng.
- Phương pháp so sánh: So sánh sáng tác của một số nhà văn đương
thời và lớp trước với các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, từ đó chỉ ra những
đặc điểm giống nhau cũng như những nét riêng, đặc sắc về địa- văn hoá vùng
đất Nam Bộ trong sáng tác của chị, đồng thời khẳng định vị thế của chị trong
dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Sắp xếp các tài liệu theo từng loại
có cùng dấu hiệu bản chất. Thống kê các hiện tượng lặp lại ở một số các yếu
tố thuộc về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, căn
cứ vào số lần xuất hiện của chúng để khái quát và hệ thống hóa thành những
đặc điểm cụ thể dưới góc nhìn địa- văn hóa.
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Lấy con người làm trung tâm, tiếp
cận nội dung văn học qua các mối quan hệ của con người với thiên nhiên, với
xã hội và với chính bản thân mình. Phương pháp này giúp ta hiểu sâu vấn đề
địa- văn hóa trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư khi nghiên cứu con người
trong văn học từ các góc nhìn của văn hóa chính trị, văn hóa ứng xử với cảm
xúc, văn hóa ứng xử giới, văn hóa ứng xử với cộng đồng…của con người
Nam Bộ.
- Phương pháp xã hội học: Tìm hiểu mối quan hệ giữa bối cảnh lịch sử
xã hội và văn chương Nguyễn Ngọc Tư, qua đó thấy được sự tác động của thể
chế, cơ cấu, phân tầng xã hội kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
đối với sự hình thành quan điểm sáng tác và quan niệm nghệ thuật về con
người của Nguyễn Ngọc Tư.
- Phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học từ lý thuyết tự sự học: Dưới
ánh sáng của lý thuyết tự sự học, đi sâu phân tích cấu trúc tự sự bên trong,
6


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

xem xét những vận động có tính quy luật của các yếu tố tự sự trong truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, thấy được những vận động, đổi mới trong văn
chương của chị để khắc phục những giới hạn của nghiên cứu văn học trước
đổi mới thường nặng về miêu tả các dữ kiện bề ngoài như niên đại, bối cảnh
lịch sử xã hội, tiểu sử tác giả, nội dung phản ánh, chủ nghĩa nhân đạo, chủ
nghĩa hiện thực…qua đó, giúp người đọc ý thức hơn về việc tiếp nhận văn
chương như tư cách là lịch sử nghệ thuật ngôn từ và lịch sử văn hóa.
Ngồi các phương pháp nêu trên, luận văn còn sử dụng một số phương
pháp liên ngành như: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tâm học… để
tìm hiểu và khám phá một cách thấu triệt nhất vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình khảo sát về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc
nhìn địa- văn hố. Hi vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đem lại một
cái nhìn khái quát hơn, đầy đủ hơn về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới góc
nhìn địa- văn hóa, mang đậm dấu ấn địa lí và bản sắc văn hóa của vùng quê
Nam Bộ… Từ đó thấy được những giá trị nội dung và nghệ thuật, những tìm
tịi, đổi mới, vận động và phát triển của văn chương Nguyễn Ngọc Tư trong
dòng chảy chung của văn học Nam Bộ và văn học Việt Nam hiện đại. Cách
hiểu và đánh giá của luận văn về mảnh đất và con người Nam Bộ trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới góc nhìn địa- văn hóa hi vọng sẽ trở thành tư liệu
tham khảo cho những người yêu thích truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, đồng
thời giúp tác giả luận văn có thêm kinh nghiệm trong cảm thụ và đánh giá tác

phẩm văn học.
7. Cấu trúc luận văn
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về địa- văn hóa và sự nghiệp sáng tác
của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Chƣơng 2: Dấu ấn địa - văn hóa về mảnh đất và con người Nam Bộ
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Chƣơng 3: Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc
nhìn địa- văn hóa.
7

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA - VĂN HÓA
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ
1.1. Văn hóa và văn học
1.1.1. Văn hóa
Văn hố vốn là là một khái niệm đã có từ rất lâu đời và lại có nội hàm
vơ cùng rộng. Trong cuốn Văn hóa cái nhìn phân tích về khái niệm và định
nghĩa hai học giả A.L. Kroeber và C.L. Kluckhohn thống kê trên thế giới ở
thời điểm nghiên cứu đã có hơn 200 định nghĩa về văn hóa. Trong cuốn sách
Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa
(Culture, a critical review of concept anddefinitions)- Alfred Kroeber và
Clyde Kluckhohn - hai nhà nhân loại học người Mỹ cũng đã thống kê có tới
164 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Nhà ngơn ngữ học, nhà nghiên cứu văn

hóa Việt Nam- Phan Ngọc, cho rằng: “tính đến hiện nay trên thế giới đã có
hơn 400 định nghĩa về văn hóa” [25, tr. 7]. Sở dĩ số lượng định nghĩa văn hóa
phong phú như vậy vì một phần văn hóa là một phạm trù hết sức rộng lớn;
phần khác, mỗi nhà nghiên cứu xuất phát từ mục đích và phương pháp nghiên
cứu của mình đều có quyền đưa ra một định nghĩa thích hợp theo quan niệm
của riêng mình.
Ở phương Đơng (thời kỳ cổ đại của Trung Quốc), văn hóa được xem
như là cách thức điều hành xã hội. Giai cấp thống trị dùng văn hóa và giáo
hóa, dùng cái hay, cái đẹp để giáo dục và cảm hóa ý thức con người trong xã
hội phong kiến. Nghĩa gốc của từ “văn hóa” theo Hán văn là tổng hợp của
“văn trị” và “giáo hóa”. Cịn ở phương Tây, từ “văn hóa” trong tiếng Đức là
(Kultur), tiếng Anh và tiếng Pháp là (culture), có hai nghĩa: một là “ giữ gìn,
chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt”; hai là “ cầu cúng”.
Các nhà khoa học phương Tây đã dựa trên trên mối quan hệ giữa tồn tại
xã hội và ý thức xã hội hay hình thái kinh tế - xã hội và nguyên tắc hoạt động
8

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

thực tiễn để nêu lên những định nghĩa khác nhau về văn hóa (triết học Mác).
R.C.Pađơlưi và Iu.V.Brơmlây trong một cơng trình nghiên cứu về văn hóa của
mình đã khẳng định: “Văn hóa trong ý nghĩa rộng rãi nhất của từ này, đó là
tất cả những cái đã và đang được tạo ra bởi nhân loại” [43].
E.B Taylor (1832-1917) nhà nhân học văn hóa người Anh đã đưa ra một
khái niệm văn hóa được rất nhiều người đồng tình. Theo E.B Taylor “văn hóa

một tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, nghệ thuật, tín ngưỡng, đạo đức,
phong tục luật lệ và tất cả những khả năng và thói quen mà con người đạt
được với tư cách là một thành viên trong xã hội” (Primitive culture- Văn hóa
nguyên thủy). Kroibơ (A.L.Kroeber) và Klúchôn (C.L.Kluckhohn), hai nhà dân
tộc học người Mĩ vào năm 1952 đã trích dẫn được khoảng 300 định nghĩa mà
các tác giả khác nhau của nhiều nước từng phát ra từ trước nữa cho đến lúc bấy
giờ. Tổng kết lại, hai ơng quan niệm rằng văn hóa là một loại hành vi rõ ràng
và ám thị đã được loài người đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng.
UNESCO- Tổ chức khoa học và giáo dục Liên hợp quốc - cũng có định
nghĩa về văn hố: “Văn hóa hơm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng
biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã
hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và
văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ
thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho
con người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở
thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn
thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức
được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hồn thành đặt ra để xem
xét những thành tựu của bản thân, tìm tịi khơng biết mệt những ý nghĩa mới
mẻ và sáng tạo nên những cơng trình vượt trội lên bản thân” [63].
Tuy vấn đề văn hóa được đặt ra có muộn hơn ở Việt Nam nhưng cũng có
khơng ít học giả đã tìm hiểu và đưa những khái niệm khác nhau về văn hóa.
9

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66


Nhà sử học, nhà khảo cổ học nổi tiếng Trần Quốc Vượng cho rằng “Văn hóa là
cái tự nhiên được biến đổi bởi con người để từ đó hình thành một lối sống, một
thế ứng xử, một thái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và
xã hội, là cái vai trò của con người trong vũ trụ đó, với hệ thống những chuẩn
mực, những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm…tạo nên phong cách
diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người” [58, tr 35,36].
Trên cơ sở phân tích các định nghĩa về văn hóa ở Việt Nam và trên thế
giới, Trần Ngọc Thêm quan niệm “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mơi trường tự nhiên và
xã hội của mình.”[34, tr 25].
Cịn nhà ngơn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc quan niệm:
“Văn hố là quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới
thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc
người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác. Nét khác
biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền
văn hoá khác nhau là độ khúc xạ” [25, tr 27]. Trong cuốn sách Văn hoá Việt
Nam nhìn từ mẫu người văn hố (NXB Văn hố Thơng tin), tác giả Đỗ Lai
Thuý cho rằng:“Văn hoá là tất cả những gì phi tự nhiên”. Đây có thể xem là
định nghĩa khái quát nhất, rộng lớn nhất (theo quan niệm của ơng).
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về văn hố, nhưng tóm lại, văn
hố có những đặc điểm cơ bản là: Văn hoá là một hoạt động sáng tạo, mang
tính lịch sử riêng có của con người. Con người trở nên khác biệt so với những
sinh vật khác là nhờ có văn hóa. Do được chi phối bởi môi trường tự nhiên và
xã hội cùng với những nét tính cách của cộng đồng dân tộc nên văn hóa ở mỗi
cộng đồng dân tộc và ở mỗi quốc gia có những đặc trưng riêng. Với cách tiếp
cận như đã nêu ở trên thì đến đây chúng ta có thể khẳng định:văn hóa là sản
phẩm do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất, đấu tranh
10


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

với thiên nhiên, đấu tranh xã hội… nhằm mục đích sinh tồn vàvăn hóa là nấc
thang cao nhất đưa con người vượt lên trên những loài động vật khác. Trong
phạm vi đề tài “Mảnh đất và con người Nam Bộ trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư” được đề cập trong luận văn này, chúng tơi tán đồng cách
hiểu văn hố theo định nghĩa của UNESCO và Trần Ngọc Thêm.
1.1.2. Quan hệ giữa văn hóa và văn học
Văn học cùng với chính trị, triết học, đạo đức, tơn giáo, phong tục tập
quán... những thành tố hợp thành cấu trúc tổng thể là văn hố, do đó văn học
là một thành tố bộ phận của văn hố. Vì vậy, văn học chịu sự chi phối trực
tiếp “từ mơi trường văn hóa của một thời đại và truyền thống văn hóa độc
đáo của một dân tộc” [5]. Văn học chịu chi phối của văn hóa với tư cách là
yếu tố cấu thành chịu sự chi phối của hệ thống. Đây là quan hệ bất khả kháng.
Tuy nhiên, văn học là một yếu tố năng động. Nó ln có xu hướng “vẫy
vùng” để thốt ra ngồi hệ thống. Trong khi đó văn hóa là hệ thống có xu
hướng ổn định. Điều này dẫn đến sự xung đột, sự chống lại của văn học đối
với văn hóa, nhờ thế mà văn học ln có tính sáng tạo. Văn học luôn khao
khát sáng tạo những giá trị mới cho bản thân nó và cho cả nền văn hóa của
một đất nước, một dân tộc. Nếu văn học có những sáng tạo to lớn mang tính
đột phá thì nó có thể dẫn tới sự thay đổi của cả một nền văn hóa.
Vì chỉ là một bộ phận của văn hóa nên văn học khơng thể tác động trực
tiếp đến xã hội mà phải gián tiếp thông qua văn hóa. Do vậy, dù cho văn học
có chức năng phản ánh hiện thực đời sống xã hội nhưng nó không thể phản

ánh một cách trực tiếp mà phản ánh gián tiếp thông qua sự tinh lọc của các giá
trị văn hóa. Nhờ thế mà nó tránh được sự phản ánh hiện thực đời sống một
cách trần trụi mà là phản ánh có nghệ thuật- một lối phản ánh đặc trưng của
văn học. Về vấn đề này, Phương Lựu cho rằng: “Nếu nghệ thuật là một loại
văn hoá đặc biệt, thì lấy ngơn ngữ với tư cách là biểu hiện đầu tiên, cơ bản, vĩ

11

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

đại của văn hoá nhân loại làm chất liệu, văn học chính là gương mặt tiêu biểu
cho văn hố tinh thần của mỗi dân tộc”[21].
Văn học suy cho cùng là sự tự ý thức văn hóa. Trong mơi trường văn
hóa riêng của một cộng đồng dân tộc, văn học tự giác tiếp nhận và thể hiện
những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc đó.Thêm vào đó, mỗi một nhà văn luôn
được sinh ra và đều thuộc về một cộng đồng dân tộc nhất định, do vậy mà nhà
văn - chủ thể sáng tác văn học - luôn chịu sự chi phối, ảnh hưởng văn hóa của
cộng đồng dân tộc, đất nước mình khơng chỉ về đề tài, tư tưởng, thể loại mà
cả về tư duy nghệ thuật. Nhà văn dù có sáng tạo tới đâu đi chăng nữa, dù có
chịu ảnh hưởng của luồng tư tưởng văn hóa của cộng đồng dân tộc khác thì
tác phẩm của anh ta vẫn ln ẩn chứa mạch nguồn văn hóa của dân tộc mình,
của quê hương mình, của vùng đất nơi mình được sinh ra, lớn lên và gắn bó
máu thịt.
Khi đọc và tìm hiểu văn học nước ngồi, chúng ta khơng thể bỏ qua
yếu tố văn hóa. Muốn hiểu sâu sắc được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác

phẩm văn học nước ngồi, chúng ta khơng chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu ý
nghĩa của lớp vỏ ngơn ngữ hay thông qua hành động của các nhân vật, từ đó
đưa ra các nhận định mang tính chủ quan, phiến diện mà chúng ta phải đặt tác
phẩm văn học đó vào trong mơi trường văn hóa của cộng đồng dân tộc - nơi
mà nhà văn đã được sinh ra, sống và viết, phải hiểu cho tường tận thấu đáo
phong tục, tập quán, mô thức tư duy và tâm thái văn hóa của cộng đồng dân
tộc ấy, trên cơ sở đó mới có thể giải được mã văn hóa mà nhà văn kí thác vào
trong tác phẩm. Nói cách khác, muốn hiểu sâu một tác phẩm văn học nước
ngồi khơng chỉ dừng lại ở việc biết tiếng nước ngồi mà cịn cần phải tìm
hiểu cả nền văn hóa nước ấy thì mới có thể hiểu được thấu đáo nền văn học
của họ. Tìm hiểu và giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học là hết sức cần
thiết cho cả việc nghiên cứu văn học trong nước và nước ngồi. Đó là việc

12

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

chúng ta đặt tác phẩm văn học vào bối cảnh của văn hóa của một đất nước
hay một cộng đồng dân tộc, từ đó làm nổi bật những sắc thái văn hóa của đất
nước ấy, cộng đồng ấy được nhà văn thể hiện trong tác phẩm văn học; trên cơ
sở kiến thức về văn hóa mà lí giải ý nghĩa của những tín hiệu, biểu tượng văn
hóa hàm ẩn sau lớp vỏ bề mặt của ngơn ngữ văn chương. Có làm như vậy
chúng ta mới có thể đánh giá hết được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học
và ý nghĩa xã hội của nó.
Tóm lại, mối quan hệ giữa văn học và văn hố là khơng thể tách rời.

Văn học là một thành tố bộ phận quan trọng của văn hoá. Mọi sự biểu hiện
của văn học tựu trung lại đều là sự thể hiện của văn hoá. Do vậy việc tìm hiểu
tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hố là một hướng đi quan trọng, mang lại
nhiều hiệu quả thiết thực trong nghiên cứu văn chương.
1.2. Địa- văn hóa và văn học
1.2.1. Địa - văn hóa
Hồn cảnh địa lí, khí hậu ln có sự chi phối đáng kể đến văn hóa. Địavăn hóa là sự kết hợp giữa hai ngành địa lí học với văn hóa học để hình thành
một khái niệm mới. Hai ngành khoa học tưởng chừng không liên quan này lại
được kết hợp trong một hướng nghiên cứu hiện nay đang được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Khái niệm địa - văn hóa trước hết được đề cập đến
trong lĩnh vực địa lí, là một phương pháp nghiên cứu liên ngành trong địa lí
học. Nhà địa lí học người Pháp, Joel Bonnemaison rất quan tâm đến cách tiếp
cận địa - văn hóa trong nghiên cứu địa lí. Trong cơng trình “Culture and
Space” (Văn hóa và địa lí) bằng tiếng Pháp, tác giả đã cho rằng “ba chiều kích
của khơng gian cảnh quan” trong địa- văn hóa gồm: lãnh thổ, mơi trường địa
lí và biểu tượng địa lí. Các nghiên cứu của ơng phản ánh mối liên hệ giữa
khơng gian văn hóa và địa lí. Ơng đặc biệt chú ý đến những đặc trưng khơng
gian địa lí điển hình ảnh hưởng tới đời sống văn hóa của cư dân.Theo ơng, nói

13

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

về văn hóa, khơng thể bỏ qua khía cạnh địa- văn hóa, trong đó, thiên nhiên và
con người, địa lí và văn hóa có sự tương tác qua lại với nhau, tạo nên những

đặc điểm tính cách, ứng xử văn hóa khác nhau ... Những nét tính cách chung
của cộng đồng dân cư của một vùng đất hay của cả một dân tộc sẽ chìm
xuống hay trội lên tùy thuộc vào hồn cảnh địa lí và điều kiện tự nhiên như:
núi non, sơng ngịi, khí hậu, đất đai,...
Ở Việt Nam, Trần Quốc Vượng đã vận dụng hướng nghiên cứu này
trong nghiên cứu văn hóa với cơng trình Việt Nam cái nhìn địa văn hóa. Ơng
đã tìm hiểu và làm rõ đặc trưng văn hóa nhiều vùng đất, địa danh khác nhau
trong cả nước như: Phú Thọ, Cao Bằng, Gia Lâm, Hà Nội, Bắc Ninh,…theo
hướng tiếp cận địa- văn hóa. Nhìn chung, nơi nào có khí hậu thất thường, địa
thế hiểm trở, núi non trùng điệp, sông sâu nước xiết, lắm thác nhiều ghềnh,...
thì con người thường có tính cách quyết liệt, sâu sắc, mạnh mẽ, quyết đốn;
nơi nào có khí hậu thuận hịa, địa hình bằng phẳng, ... thì con người thường có
tính cách hiền hịa, nhu nhuyễn. Nơi có thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai cằn
cỗi con người mang nét tính cách chắt chiu, tiết kiệm, nguyên tắc. Nơi có
thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên phong phú, đất đai màu mỡ... con người mang
nét tính cách khống đạt, dễ dãi…
Như vậy, chúng ta có thể hiểu địa - văn hóa là hướng nghiên cứu liên
ngành, xem xét mối quan hệ giữa đời sống văn hóa của con người và cảnh
quan địa lí. Các yếu tố địa lí, khí hậu, điều kiện tự nhiên sẽ tác động đến việc
hình thành cung cách sinh hoạt, quan hệ ứng xử của con người và ở chiều
ngược lại, con người cũng sẽ có thái độ ứng xử với cảnh quan, môi trường
sống của riêng mình. Nhìn từ hướng nghiên cứu này chúng ta có thể thấy
được vị trí của con người trong tự nhiên cũng như những tác động qua lại
giữa thiên nhiên và con người trong mối quan hệ khá hài hòa, chặt chẽ.

14

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z



37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

1.2.2. Địa - văn hóa trong nghiên cứu văn học
Địa - văn hóa cịn là một khái niệm tương đối mới, chưa được ứng dụng
phổ biến, vì vậy chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này trong lĩnh
vực văn học. Bài viết đăng trên tạp chí nghiên cứu văn học Đặc điểm truyện
cổ tích Khmer Nam Bộ tiếp cận từ lí thuyết địa – văn hóa của Phạm Tiết
Khánh đã áp dụng hướng nghiên cứu địa- văn hóa trong nghiên cứu văn học
dân gian. Ơng đã dùng lí thuyết địa - văn hóa để giải thích những tác phẩm
văn học dân gian của các dân tộc thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau
nhưng vẫn có cốt truyện giống nhau là do các cộng đồng dân cư có sự tương
đồng về điều kiện địa lí tự nhiên, mơi trường sống, tập qn canh tác... Ngồi
ra, trường phái Phần Lan cũng đã áp dụng lí thuyết địa - văn hóa khi xem xét
tác phẩm văn học dân gian từ góc nhìn địa lí - lịch sử và đã mang lại nhiều
thành tựu trong ngành folklore.
Cuốn tiểu luận Văn học dưới góc nhìn Địa - văn hóa của tác giả Đặng
Hiển có cái nhìn cụ thể hơn khi ứng dụng góc nhìn địa - văn hóa trong nghiên
cứu văn học. Mỗi nhà văn đều sống gắn bó và viết về một vùng đất máu thịt
nhất định và hầu hết những yếu tố địa- văn hóa của vùng đất đó đều đã tác
động mạnh mẽ đến nhà văn để tạo nên những nét riêng, độc đáo trong nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm mà họ sáng tác. Hoàng Cầm gắn bó với Kinh Bắc,
Nam Cao với làng Đại Hồng, Tú Xương gắn bó với Thành Nam hay Sơn
Nam, Bình Ngun Lộc gắn bó với vùng đất Nam Bộ…. Mỗi vùng đất với điều
kiện địa lí tự nhiên và văn hóa vật thể, phi vật thể đã ni dưỡng tâm hồn văn
chương của nhà văn để từ đó nhà văn thổi hồn mình vào trong tác phẩm và tác
phẩm thấm đẫm hơi thở đời sống hiện thực mà nhà văn đã gắn bó và trải
nghiệm. Theo tác giả Đặng Hiển trong cuốn Văn học dưới góc nhìn Địa– Văn
hóa (Nxb Hội nhà văn, 2016), dấu địa - văn hóa trong văn học được thể hiện ở

những yếu tố sau: Một là, cảnh sắc thiên nhiên đi vào thơ văn thành những hình
tượng đẹp, sắc nét và có hồn. Hai là, ngôn ngữ chung điểm xuyết ngôn ngữ địa
15

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

phương cùng với những yếu tố nghệ thuật truyền thống như hình tượng, thể
điệu…vào văn học. Ba là, con người địa phương. Bốn là, hiện thực địa phương.
Năm là, truyền thống văn hóa nghệ thuật của vùng văn hóa.
Vốn sống của tác giả, những hiểu biết của tác giả về vùng đất chính là
cơ sở để làm nên những giá trị địa- văn hóa cho tác phẩm. Tuy nhiên, điều đó
khơng có nghĩa là những nhà địa lí, những nhà văn hóa học sẽ làm tốt hơn nhà
văn ở điểm này, bởi lẽ, địa - văn hóa trong văn học còn là sự thẩm thấu của
vùng đất ấy vào trong tâm hồn của nhà thơ, nhà văn, trở thành những hình
tượng, cảm xúc. Địa - văn hóa trong văn học cũng khơng có nghĩa là khu biệt
nền văn học về phạm vi của những địa phương nhỏ hẹp, bởi cái chất chung,
cái nền văn hóa chung của quốc gia, dân tộc đã trở thành gốc rễ của bản thân
mỗi con người.
1.3. Những yếu tố hình thành dấu ấn địa- văn hóa trong sáng tác
của Nguyễn Ngọc Tƣ
1.3.1. Điều kiện địa lí tự nhiên và xã hội của vùng đất Nam Bộ
1.3.1.1. Đặc điểm tự nhiên Nam Bộ
Nam Bộ là vùng đất có đặc điểm địa lí tự nhiên riêng biệt. Nam Bộ
nằm gọn trong lưu vực của 2 con sông Đồng Nai và Cửu Long, là vùng châu
thổ giáp biển. Nam Bộ có 2 mùa: mùa mưa và mùa khơ, vòng quay thiên

nhiên đã tạo ra vòng quay mùa vụ ở đây với những nét khác biệt so với các
vùng khác, vì thế nó cũng tạo ra đặc trưng văn hóa tiêu biểu.Tuy nhiên xét về
khơng gian và thời gian văn hố, có thể thấy Nam Bộ có hai vùng văn hố rõ
rệt: vùng Đơng Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ. Trong số các nhà nghiên cứu
phân vùng văn hoá Việt Nam kể trên, Huỳnh Khái Vinh và Nguyễn Thanh
Tuấn đã xem “Tây Nam Bộ” là một vùng văn hoá với tên gọi là Vùng văn hoá
Cửu Long hay vùng Văn hố Đồng bằng sơng Cửu Long; cịn vùng chúng ta
hay gọi là Đơng Nam Bộ thì Huỳnh Khái Vinh và Nguyễn Thanh Tuấn gọi là
vùng Đồng Nai – Gia Định. Đây là cách phân vùng có cơ sở khoa học. Tuy
16

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

nhiên, Huỳnh Khái Vinh và Nguyễn Thanh Tuấn chỉ xem việc phân vùng của
mình để giúp cho việc “hình dung đại thể”, “một cách trực quan cảm tính”
[56], chưa có nêu rõ tiêu chí, đặc điểm Vùng văn hố Cửu Long và các tiểu
vùng của nó. Vùng đất Nam Bộ với chằng chịt kênh rạch, sông nước mênh
mông. Các lưu dân người Kinh, Hoa, Chăm tới đây khai hoang đã nhanh
chóng hịa nhập với thiên nhiên và cuộc sống của cư dân bản địa (người
Khmer, người Mạ, người Xtiêng, người Chơro, người Mnơng).
Tây Nam Bộ (trong đó có Cà Mau- quê hương của nhà văn Nguyễn
Ngọc Tư), trước hết là một khơng gian địa lí liền kề liên tục. Đây là vùng
đồng bằng cùng một vài dãy núi thấp ở miền Kiên Giang, Tây An Giang, phía
tây giáp Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan, phía bắc giáp vùng Đơng
Nam Bộ, phía đơng giáp Biển Đơng, hiện gồm 13 tỉnh thành: An Giang, Vĩnh

Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Long An, Bạc Liêu, Thành phố Cần
Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cà Mau. Diện tích tự
nhiên của Tây Nam Bộ khoảng 40.000 km vng, được hình thành từ trầm
tích phù sa và được bồi đắp dần dần qua thay đổi mực nước biển. Khí hậu
nhiệt đới, gió mùa cận xích đạo có đặc điểm: nóng, nhiệt độ cao. Đất đai rộng
lớn với những cánh đồng trải dài phì nhiêu, có nhiều giồng cát ven sơng, ven
biển, có cả đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp. Được hình thành và
chịu tác động trong một khơng gian địa lí và điều kiện tự nhiên như
vậynênvùng văn hóa Tây Nam Bộ có những đặc điểm văn hóa riêng và độc
đáo. Đây chính là vùng đất có q hương Cà Mau đã sinh ra nhà văn Nguyễn
Ngọc Tư, nơi chị lớn lên đang sống và gắn bó với tình u máu thịt đồng thời
đây cũng là khơng gian địa- văn hóa được phản ánh trong các sáng tác của chị
qua những dấu ấn đậm nét về mảnh đất và con người nơi đây.
So với các vùng địa lí khác trong cả nước thì Nam Bộ cịn là vùng đất
mới, được khai phá cách đây khoảng hơn 300 năm. Trước đây “Nam Bộ là
một vùng đất gần như hoang hố, có rất nhiều cá sấu và thú dữ. Vì thế có thể
17

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

nói nơi đây vẫn cịn lưu giữ được nhiều nét tự nhiên, ít chịu sự tác động của
con người” [59]. Với một vị trí địa lí thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi, Nam
Bộ có nhiều nguồn tài nguyên phong phú: đất đai rộng lớn, phì nhiêu; nguồn
nước dồi dào; khí hậu ấm nóng quanh năm, lại ít có thiên tai. Nói tới Nam Bộ
là nói tới những cánh đồng trải dài tít tắp tận chân trời; khung cảnh thiên

nhiên nhiên rộng lớn, sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt, mênh mang rừng đước,
rừng tràm...Bên cạnh những thuận lợi kể trên, Nam Bộ cũng có khơng ít khó
khăn, người dân nơi đây thường xuyên phải vật lộn, chống chọi với nước lũ,
sự yếu kém về kết cấu hạ tầng, đói nghèo, lạc hậu… Những thuận lợi và khó
khăn của tự nhiên Nam Bộ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lao
động mà cịn tác động đến đời sống văn hoá tinh thần của người dân. Tất cả
những yếu tố này đã góp phần quan trọng định hình cuộc sống, tính cách và
văn hố ứng xử của con người nơi đây.
1.3.1.2. Đặc điểm cư dân Nam Bộ
Nam Bộ là vùng đất được mới được khai phá nên phần lớn dân cư ở
đây vốn là những người lưu lạc. Họ đến đây từ rất nhiều vùng miền trong cả
nước: miền Bắc, miền Trung. Một bộ phận người dân nơi đây là bà con dân
tộc Khơmer có nguồn gốc từ Cămpuchia. Số ít thuộc dân tộc Hoa (nguồn gốc
Trung Quốc) và một số dân tộc thiểu số khác. Mỗi bộ phận dân di cư đến
vùng đất mới đều mang theo những nét văn hố riêng, đặc trưng của dân tộc
mình. Trong q trình sinh sống, giữa các cộng đồng tộc người khơng hề bài
trừ nhau mà ngược lại ln có sự giao lưu, tiếp biến lẫn nhau về văn hố.
Điều đó đã tạo cho vùng văn hóa Nam Bộ có sự phong phú, đa dạng và độc
đáo. Do có rất nhiều sơng ngòi, kênh rạch chằng chịt nên sự phân bố dân cư
Nam Bộ có nét rất riêng: “Làng Nam Bộ là loại hình làng khai phá tụ cư,
thường trải dài theo những đoạn tuyến sơng, tuổi đời ít hơn làng Bắc Bộ và
cấu trúc cũng lỏng lẻo hơn” [17]. Quan hệ làng xã trong cộng đồng cư dân
Nam Bộ thiếu chất kết dính chặt chẽ trong quan hệ thân tộc như cộng đồng

18

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z



37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

làng xã Bắc Bộ hay các vùng miền khác. Do đó, quan hệ của cá nhân với cộng
đồng dân cư ở Nam Bộ có tính chất dân chủ và bình đẳng hơn nhiều. Sợi dây
liên kết gắn bó con người với con người trong cộng đồng chủ yếu là cái nghĩa,
cái tình. Trong quá trình đấu tranh chinh phục tự nhiên để sinh tồn, họ ln
biết cách gắn bó với nhau để tạo nên sức mạnh đoàn kết, vượt qua khó khăn,
thử thách.
1.3.2. Tiểu sử con người nhà văn
Mỗi một nhà văn đều là con của một vùng đất, một q hương, một gia
đình. May mắn cho ai đó có một vùng đất để sống chết, gắn bó gan ruột, trở
thành chất liệu chính cho sáng tác của mình. Tuy nhiên để viết thành cơng về
q hương thì khơng phải ai cũng làm được. Nguyễn Ngọc Tư là một trong số
ít những người cầm bút làm được điều đó.
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 ở Bạc Liêu trong một gia đình nơng
dân nghèo. Năm lên 4 tuổi, gia đình chị chuyển về sống tại xã Tân Duyệt,
huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. Nguyễn Ngọc Tư vừa được sống ở quê gốc nơi
có những miệt vườn xum xuê cây trái (Bạc Liêu), vừa được sống ở vùng đất
mới với những cánh đồng mênh mông, bất tận và chằng chịt những con rạch,
con kênh, dịng sơng uốn khúc (Cà Mau). Đây là mảnh đất ươm mầm tài
năng, cung cấp nguồn chất liệu quý báu cho các tác phẩm văn chương của chị.
Từ thế hệ nội, ngoại, ba mẹ trong gia đình Nguyễn Ngọc Tư đều tham
gia cách mạng (kháng chiến chống Mỹ). Cha đẻ của Nguyễn Ngọc Tư- ông
Nguyễn Thái Thuận là người đam mê văn chương hay viết báo, làm thơ. Có lẽ
vì thế, văn nghiệp với chị dường như là do định mệnh sắp đặt. Không được
may mắn như các bạn cùng trang lứa, tuổi thơ của Nguyễn Ngọc Tư có nhiều
sóng gió. Vì hồn cảnh gia đình khó khăn: ông ngoại bệnh nặng, kinh tế gia
đình eo hẹp, neo người; chị phải nghỉ học giữa chừng khi đang học lớp 9.
Không được tiếp tục đến trường, phải ở nhà phụ giúp bố mẹ và chăm sóc ơng

ngoại. Nếm trải nhọc nhằn từ tấm bé nên chị có cái nhìn đằm sâu hơn với cuộc

19

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


×