Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương "dung dịch - sự điện li" lớp 10 chuyên hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.43 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
-------------------------




Trần Tuyết Nhung








Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học hóa học
Mã số : 60 14 10




LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN THỊ TỬU









Thành phố Hồ Chí Minh – 2009

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết TW2 (khoá VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu cho HS, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào
tạo thường xuyê
n và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên.” [22]
Điều 24.2. Luật Giáo dục quy định: “P
hương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động của HS; phù hợp với đặc diểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tì
nh cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho HS.” [36]
Chiến lược ph
át triển giáo dục 2001- 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ- TTg
ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), ở mục 5.2. ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá
phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn
người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự
thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi

cá nhân; tăng cường tí
nh chủ động, tính tự chủ của HS, sinh viên trong quá trình học tập,...” [51]
Tăng cường năng lực tự học cho HS là một yếu tố quan trọng góp phần đổi mới PPDH và nâng cao
chất lượng đào tạo ở các trường THP
T. Xuất phát từ đặc điểm của HS nói chung và HS chuyên hóa nói
riêng, ngoài việc học tập trên lớp các em thường phải dành nhiều thời gian để tự học và tự đọc. Việc
thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn cho HS là một biện pháp giúp HS có thể dễ dàng trong việc tự
học, tự đọc, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng c
ông nghệ thông tin trong giảng dạy hiện nay rất được Đảng và Nhà
nước ta quan tâm vì nó góp phần tích cực thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH.
Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ (E - BOOK)
CHƯƠNG “DUNG DỊCH - SỰ ĐIỆN LI” LỚP 10 CHUYÊN HÓA HỌC nhằm hỗ trợ hoạt động
tự học môn hóa học của HS và góp phần vào việc đổi mới PPDH hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế sách giá
o khoa điện tử chương “dung dịch – sự điện li” lớp 10 chuyên hóa giúp HS tự
học, tự nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “dung dịch – sự điện li” lớp
10 chuyên hóa.
 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn hóa học ở các trường THPT chuyên ở Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học hóa học ở trường phổ thông.
- Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Dung dịch - Sự điện li”.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả nghiên cứu.

5. Phạm vi nghiên cứu
Chương “Dung dịch - Sự điện li” trong chương trình chuyên hóa học lớp 10 THPT.

6. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được e – book chương “Dung dịch – sự điện li” một cách khoa học sẽ tăng cường
năng lực tự học, tự nghiên cứu cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời giúp GV
tiết kiệm thời gian, sức lao động trong việc soạn bài.
7. Phương pháp nghi
ên cứu
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Phân tích và tổng hợp.
- Sử dụng các phần mềm tin học để thiết kế e – book.
- Điều tra thực tiễn.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Dùng thống kê toán học để xử lí kết quả.
8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế chương “Dung dịch – sự điện li” dưới dạng e-book.

- Giúp HS có sách giáo khoa điện tử để tự học, tự nghiên cứu ở nhà.
- Giúp GV có một nguồn tư liệu phong phú để giảng dạy chương “Dung dịch – sự điện li”.











Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


1.1. Đổi mới phương
pháp dạy và học
1.1.1. Phương pháp dạy học

Theo TS Trịnh Văn Biều [4]:
- PPDH là một trong những thành tố quan trọng nhất của quá trình dạy học. Cùng một nội dung
nhưng HS có hứng thú, tích cực hay không, có hiểu bài một cách sâu sắc không, phần lớn phụ thuộc
vào PPDH của người thầy. PPDH có tầm quan trọng đặc biệt nên nó luôn luôn được các nhà giáo dục
quan tâm.
- PPDH là cách thức thực hiện phối hợp, thống nhất giữa người dạy và người học, nhằm thực hiện
tối ưu các nhiệm vụ dạy học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và

hoạt động học trong quá trình dạy học.
- PPDH the
o nghĩa rộng bao gồm:

+ Phương tiện dạy học.
+ Hình thức tổ chức dạy học.
+ PPDH theo nghĩa hẹp.
1.1.2. Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
The
o TS. Lê Trọng Tín [52], một số xu hướng đổi mới PPDH nói chung và PPDH hóa học nói
riêng ở nước ta là:
1. Tăng cường tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân
cách nói chung thích ứng năng động với thực tiễn luôn đổi mới.
2. Tăng cường năng lực vận dụng trí thức đã học vào cuộc sống, sản xuất luôn biến đổi.
3. Chuyển dần trọng tâm của PPDH từ tính chất thông báo, tái hiện đại trà chung c
ho cả lớp sang
tính chất phân hóa – cá thể hóa cao độ, tiến lên theo nhịp độ cá nhân.

4. Liên kết nhiều PPDH riêng lẻ thành tổ hợp PPDH phức hợp.
5. Liên kết PPDH với phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại (phương tiện nghe nhìn, máy vi
tính…) tạo ra các tổ hợp PPDH có dùng kỹ thuật.
6. Chuyển hóa phương pháp khoa học thành PPDH đặc thù của môn học.
7. Đa dạng hóa các PPDH phù hợp với các cấp học, bậc học, các loại hình trường và các m
ôn học.
Việc đổi mới PPDH hóa học cũng theo 7 hướng đổi mới của PPDH nói chung như đã nêu ở trên,
nhưng trước mắt tập trung vào 2 hướng sau:
- PPDH hóa học phải đặt người học vào đúng vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức, làm cho họ
hoạt động trong giờ học, rèn luyện cho họ học tập giải quyết các vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có
như vậy họ mới có điều kiện tốt để tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách chủ động sáng tạo.
-
Phương pháp nhận thức khoa học hóa học là thực nghiệm, nên PPDH hóa học phải tăng cường thí
nghiệm thực hành và sử dụng thật tốt các thiết bị dạy học giúp mô hình hóa, giải thích, chứng minh các
quá trình hóa học.
1.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học bằng
công nghệ thông tin
1.1.3.1. Xu thế giáo dục trong tương lai
Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: cách mạng khoa học – kỹ thuật
(CMKH-KT) và cách mạng xã hội. Những cuộc cách mạng này đang phát triển như vũ bão với nhịp độ
nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực, có bước tiến mạnh mẽ và đang
mở ra nhiều triển vọng lớn lao khi loài người bước và
o thế kỷ XXI.

Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology – ICT) là một
thành tựu lớn của cuộc CMKH-KT hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên
cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội
khác. Trong giáo dục - đào tạo, ICT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và
nhân văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành. Vì thế, nó
là chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình

hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI
và dự đoán “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn
bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT ”. Như vậy, ICT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục
và đào
tạo, đặc biệt là trong đổi mới PPDH, đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo
dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới:

Học mọi nơi (any where).

Học mọi lúc (any time).

Học suốt đời (life long).

Dạy cho mọi người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau.

Thay đổi vai trò của người dạy, người học, đổi mới cách dạy và cách học.

Ở nước ta, vấn đề ứng dụng ICT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, coi
yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các
Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thể hiện rõ điều nà
y,
như: Nghị quyết CP của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào
giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục
sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Chiến
lược phát triển giáo dục 2001 – 2010,…

Trong Nghị quyết TW II, khoá VIII Đảng và Nhà nước ta khẳng định, phải “đổi mới phương pháp
giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm
bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS,…”[22]


Nghị quyết đã được cụ thể hóa bằng Chỉ thị 58-CT/TW (17/10/2000) của Bộ Chính trị, trong đó có
nêu rõ là cần phải: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các
cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ nhu cầu học của toàn xã
hội”.
Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo
dục – Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng CN
TT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 nêu rõ “CNTT là phương tiện để tiến tới
một xã hội hóa học tập”, nhưng “giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự
phát triển của CNTT ”.

Trong “Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010” của Bộ Giáo dục – Đào tạo đã yêu
cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa trên CNTT, vì “CNTT và đa phương tiện sẽ
tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến
người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có Chỉ thị 55/2008/CT- BGDĐT về
“Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008
- 2012” (30/09/2008) [10].
Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục là một xu thế mới của nền giáo dục Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai lâu dài.
Trong báo cáo về “Đổi mới giáo dục bằng CNTT và truyền t
hông” (29/08/2004) [39] và “Công
nghệ thông tin trong giáo dục” (2/11/2005) [40], tác giả Quách Tuấn Ngọc đã đưa ra xu thế giáo dục
trong tương lai như sau:
Bảng 1.1. Xu thế giáo dục trong tương lai
ĐIỂM YẾU
CỦA HỆ THỐNG
GIÁO DỤC HIỆN TẠI

HỆ THỐNG
GIÁO DỤC
TRONG TƯƠNG LAI
ĐẶC ĐIỂM
- Đóng kín, cứng nhắc.
- Mở, mềm dẻo.
- Học ở mọi nơi, mọi lúc, học
mọi thứ, ai học cũng được.
- Thay đổi tâm lí.
- Phân mảnh rời rạc các
trường và các ngành.
- Nối mạng giáo dục/móc
xích các trường với nhau.
- Sự hội tụ, giao thoa của
các ngành với nhau và với
CNTT và TT.
- Cấu trúc hoá lại cả về hệ
thống giáo dục lẫn nội dung.
- GV trở thành người
hướng dẫn hơn là người
dạy dỗ.
- Học trong một khoảng đời. - Học suốt đời. - Tiêu chuẩn chất lượng mới.
- Tập trung vào chuyện thi cử.
- Tập trung vào chất lượng
con người, nâng cao dân trí.
- Quốc tế hoá và hợp tác
quốc tế.
1.1.3.2. Vai trò của CNTT trong dạy học Hóa học
Đối với môn hóa học, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản
trong quá trình đổi mới nội dung, PPDH. Cụ thể là:

- CNTT là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc xây dựng các kiến thức mới.
- CNTT tạo môi trường để khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập.
- CNTT tạo môi trường để hỗ trợ học tập qua thực hà
nh, qua cộng đồng và qua phản ánh.
- CNTT giúp cho việc đánh giá định tính và định lượng hóa học chính xác hơn.
1.1.3.3. Những yêu cầu về kĩ năng CNTT của GV
Để sử dụng tốt CNTT trong dạy học, người GV cần có một số kĩ năng sau:
- Tìm kiếm thông tin trên internet: Kĩ năng tra cứu, xử lý thông tin là một trong những kĩ năng
quan trọng nhất hiện nay. Với internet, người GV có thể thực hiện các công việc như truy cập tìm
kiếm
thông tin, lưu giữ thông tin, xử lí thông tin. Nhờ có mạng máy tính và đặc biệt là nhờ có internet, GV
có thể tham khảo các kiến thức trên internet bất cứ lúc nào. Internet mở ra một triển vọng to lớn trên
con đường tự nâng cao kiến thức, tạo cho GV cơ hội to lớn trong việc tự học, tự phát triển năng lực
nghề nghiệp.
- Kĩ năng giao tiếp, hợp tác thông qua internet: Trong xã hội hiện đại không có cá nhân nà
o tự
mình làm hết mọi việc, mỗi sản phẩm đều được tạo ra bởi rất nhiều người. Hoạt động nghề nghiệp của
người GV cũng vậy, nó đòi hỏi sự trao đổi hợp tác với các đối tượng khác nhau nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục HS. Người GV cần có kĩ năng làm việc theo nhóm nhờ internet, hoạt động này khác
với hoạt động truyền thống: lẽ ra mọi người trong nhóm
phải cùng làm việc với nhau ở một địa điểm,
trong một thời gian xác định, nhưng với internet, mọi thành viên có thể trực tiếp bàn bạc nhưng vẫn có
thể ở cách nhau hàng ngàn kilômét. GV có thể trao đổi với nhau về kiến thức chuyên môn, về kinh
nghiệm dạy học. Như vậy, việc hợp tác trong chuyên môn không chỉ giới hạn trong khuôn khổ tổ
chuyên môn trong trường mà nó được mở rộng trong phạm v
i lớn hơn, cho phép các GV từ nhiều vùng
trong cả nước có thể tham gia thảo luận cùng một chủ đề chuyên môn.
- Kĩ năng diễn đạt ý tưởng bằng công cụ CNTT: Năng lực trình bày, diễn đạt ý tưởng là hết sức
quan trọng. Trong thời kì hiện đại, không những chỉ diễn đạt bằng lời, mà còn phải trình bày, diễn đạt
ý tưởng bằng công cụ CNTT như soạn thảo văn bản, đồ thị, âm thanh,…. (thể hiện nội dung, bố tr

í
thông tin, phối hợp các kênh thông tin trong một tài liệu văn bản…); vì thế GV cần có các kĩ năng tốt
để trình diễn một tài liệu điện tử - một tài liệu tích hợp các thành phần khác nhau: văn bản, đồ hoạ, âm
thanh, video...
- Các kĩ năng tạo ra các sản phẩm thích hợp dạng multimedia bao gồm nhiều dạng tài liệu như văn
bản, video, hình ảnh, âm thanh cũng hết sức cần thiết. Các tài liệu văn bản và các sản phẩm
khác như
đồ thị, hình ảnh, đoạn phim, âm thanh thường được tích hợp trong một tài liệu … các sản phẩm này
thường là kết quả nghiên cứu trong quá trình dạy học hoặc trong các sinh hoạt nhóm chuyên môn. Như
vậy, ngoài khả năng tạo ra văn bản, GV cần biết cách thu thập các dữ liệu cần thiết như các đoạn phim
video, các đoạn âm thanh, hình ảnh và tích hợp nó trong một sản phẩm trình diễn.
- Kĩ năng sử dụng các PMDH trong chuyên môn: PMDH tạo ra môi trường học tập mới cho HS
,
giúp HS khám phá, giải quyết vấn đề, sáng tạo. Có nhiều PMDH khác nhau được bán trên thị trường,
người GV cần biết được PMDH nào là tốt, cần thiết cho môn học của mình. Với từng PMDH, cần biết
lựa chọn tình huống sử dụng phần mềm để dạy học có hiệu quả. Mặt khác GV cần biết cách thức tổ
chức hoạt động học tập cho HS trong m
ôi trường CNTT. Cần hình dung nếu sử dụng các PMDH, việc
dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học kiến tạo, dạy học theo dự án sẽ như thế nào. Các hình
thức tổ chức dạy học khi sử dụng từng PMDH cụ thể như dạy đồng loạt, dạy học theo nhóm, tổ chức
hoạt động cá nhân sẽ có những nét khác biệt riêng, cần tới sự am hiểu của GV.
GV từng môn học cũng
cần có kĩ năng sử dụng CNTT trong các tình huống sư phạm điển hình của môn học. Với môn hóa học,
cần lưu ý đến tình huống sử dụng các phần mềm mô phỏng, sử dụng các thí nghiệm ảo trong dạy
học...GV cũng cần quan tâm tới khả năng kết hợp tối ưu các thiết bị dạy học truyền t
hống với CNTT
trong dạy học, sử dụng CNTT để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Biết sử dụng các công cụ trợ giúp để tạo ra các sản phẩm PMDH cá nhân
Các PMDH dù có chất lượng cao đến đâu cũng không thể thích ứng hết với mọi trường hợp riêng lẻ
của quá trình dạy học. Trong môi trường dạy học đa dạng, với các đối tượng HS rất khác nha

u, GV có
thể tự tạo ra các PMDH của riêng mình. Hiện nay, có nhiều phần mềm công cụ dành riêng cho GV
nhằm hỗ trợ tạo ra các PMDH cá nhân (phần mềm Violet chẳng hạn). GV cần có kĩ năng sử dụng một
phần mềm công cụ nào đó và có khả năng tạo ra các PMDH cá nhân phục vụ việc dạy học một số
chương, bài thuộc bộ môn mình phụ trách.
- Tăng cường nâng cao trình độ bằng các khóa học từ xa: Trong điều kiện xã hội phát triển, yêu
cầu về kiến thức, tay nghề đối với GV ngày càng tăng. GV cần tha
m gia các khoá học nâng cao trình
độ thường xuyên. Tuy vậy, do điều kiện công tác của mình, GV không thể tham gia các khóa bồi
dưỡng tập trung dài hạn. Hiện nay, đã có nhiều cổng đào tạo trong nước, có các khóa học được đưa lên
Internet, GV có thể theo học các khóa học trên.
- Cuối cùng, GV cần am hiểu các quy định về đạo đức, luật pháp … trong quá trình ứng dụng
CNTT nói chung như sở hữu trí tuệ, luật bản quyền....
Những yêu cầu đặt ra về CNTT với người GV là nhiều, bước đầu nên đặt ra các yêu cầu tối thiểu,
sau đó từng bước bổ sung, nâng cao yêu cầu. Cần có các lớp tập huấn cho GV nhằm giải quyết dứt
điểm một số kiến thức và kĩ năng nhất định.
1.1.3.4. Hướng dẫn HS ứng dụng CNTT phục vụ học tập
Phương pháp tự học, tự nghiê
n cứu, phương phá
p giải quyết vấn đề, phương pháp làm việc theo
nhóm được xem là những phương pháp học mới so với phương pháp học thuộc lòng truyền thống trước
đây. Những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã tác động rất lớn đến
khả năng ứng dụng CNTT của HS. Nhiều HS tiếp cận rất nhanh, sử dụng thành thạo các phần mềm v
i
tính. Đặc điểm nổi bật ở các em HS hiện nay là tính năng động, sáng tạo và yêu thích cái mới. Do vậy
việc hướng dẫn HS ứng dụng CNTT phục vụ cho phương pháp học tập là điều nên làm và cũng là xu
hướng chung trong giáo dục thời đại hiện nay.

- GV có thể cung cấp cho HS địa chỉ một số trang web và yêu cầu các em tìm kiếm thông tin ở
mạng internet để phục vụ công việc học tập theo từng chủ đề nhất định.


- GV có thể vận dụng PPDH theo dự án của chương trình Dạy học cho Tương lai của Intel (Intel
Teach to the Future). Phương pháp này đòi hỏi HS vừa làm việc theo nhóm vừa ứng dụng CNTT trong
quá trình học tập để thiết kế ba bài tập: bài trình diễn PowerPoint, trang web và ấn phẩm (tờ rơi) để
thực hiện ý tưởng dự án của mình. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này đòi hỏi GV phải được tập
huấn các nội dung của chương trình “Dạy học cho Tương lai của Intel” và hướng dẫn c
ho HS ứng dụng
CNTT để thực hiện các yêu cầu của chương trình phục vụ cho quá trình học tập ...
1.2. Tự học
1.2.1. Tự học là gì?

Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001 [25], tự học là: “quá trình tự mình hoạt
động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành”.
Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là một bộ phận của học, nó cũng được hình thành bởi
những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của h
oạt động dạy
học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ
lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quả
nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nồng độ học tập nhất định”.
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hì
nh,
nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triễn lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người có
học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự
học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc,
đã nghe, phải biết các
h ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra
cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện… Đối với HS, tự học còn thể hiện
bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động
ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
1.2.2. Các hình thức của tự học

Theo TS. Trịnh Văn Biều [6]
, có 3 hình thức tự học:
- Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức
trong đó. Cách học nà
y sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho người học, mất nhiều thời gian và đòi hỏi khả
năng tự học rất cao.
- Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện
thông ti
n khác.
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết trong ngày, trong tuần,
được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học.
1.2.3. Chu trình dạy – tự học

Theo tác giả Nguyễn Kỳ: “Quá trình dạy – tự học là một hệ thống toàn vẹn gồm 3 thành tố cơ bản:
thầy (dạy), trò (tự học), tri thức. Ba thành tố cơ bản đó luôn luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào
nhau, qui định lẫn nhau theo những quy luật riêng nhằm kết hợp chặt chẽ quá trình dạy của thầy với
quá trình tự học của trò làm cho dạy học cộng hưởng với tự học tạo ra chất lượng, hiệu quả giáo dục
cao.” [33]
1.2.
3.1. Chu trình tự học của trò
Chu trình tự học của trò là một chu trình ba thời:
- Tự nghiên cứu
- Tự thể hiện
- Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
+ Thời (1): Tự nghiên cứu
Người học tự tìm hiểu vấn đề, thu thập, xử lí thông tin, xác định vấn đề, đưa ra giả thuyết để giải
quyết vấn đề, xác định giải pháp, cách giải quyết vấn đề thích hợp nhất, thử nghiệm g
iải pháp đó, tự
tìm ra kiến thức mới, cách giải quyết vấn đề mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm thô,
có tính chất cá nhân.

+ Thời (2): Tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, lời
nói, tự sắm vai trong các tình huống học, tự trình bày
bảo vệ sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại qua các tình
huống giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội.
+ Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi, giao tiếp với các bạn và thầy, sau khi
thầy kết
luận, người học căn cứ vào kết luận của thầy và ý kiến của các bạn, tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm
ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức), tự rút kinh nghiệm về
cách học, cách xử lí tình huống, cách giải quyết vấn đề.
1.2.3.2. Chu trình dạy của thầy
Chu trình dạy của thầy nhằm tác động hợp lí, phù hợp và cộng hưởng với chu trình tự học của trò,
cũng là chu trình ba thời tương ứng với chu trình tự học ba thời của trò.
- Hướng dẫn
- Tổ chức
- Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra.
+ Thời (1): Hướng dẫn
Thầy hướng dẫn cho người học về các tình huống học, các vấn đề cần phải giải quyết, các nhiệm
vụ phải thực hiện trong cộng đồng người học.

+ Thời (2): Tổ chức
Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn: tổ chức các cuộc tranh luận hội thảo,
sinh hoạt nhóm, các hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường nhằm tăng cường mối quan hệ giao
tiếp trò – trò, trò – thầy và sự hợp tác cùng nhau tìm ra kiến thức, chân lí.
+ Thời (3
): Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra
Thầy là trọng tài, cố vấn kết luận về các cuộc tranh luận, hội thảo, đối thoại…để khẳng định về
mặt khoa học kiến thức do người học tự mình làm ra.
Cuối cùng, thầy là người kiểm tra đánh giá kết quả tự học của trò, trên cơ sở trò tự kiểm tra, tự

đánh giá, tự điều c
hỉnh.

1.2.4. Dạy – tự học hóa học
Việc dạy – tự học hóa học phải tuân theo đúng các đặc trưng của hệ dạy học. Nó có một số đặc
trưng là:
- Việc học được cá thể hóa cao độ, tức là tự học – cá thể hóa: tôn trọng nhịp độ cá nhân phù hợp
với năng lực từng người.
- Việc dạy đư
ợc khách quan tối đa. Nghĩa là: quan hệ giao tiếp giữa dạy và học, những mệnh lệnh
điều khiển của dạy đều được chuyển thành ngôn ngữ viết và được đưa ngay vào tài liệu giáo khoa tự
học của HS để họ chấp hành.
- Diễn giảng không còn giữ vai trò là nguồn thông tin xuất phát nữa, mà trở thành nguồn gây động
cơ nhận thức khoa học: giải đáp thắc mắc, tổng kết, kích thích tư duy mới, tạo nhu cầu c
hiếm lĩnh kiến
thức.
- Tài liệu giáo khoa (giáo trình) được chia thành các học phần. HS phải chiếm được đơn vị trước
mới được đi vào đơn vị tiếp theo.
Như vậy điều cốt yếu của dạy – tự học môn hóa học là vấn đề thiết kế, viết tài liệu tự học cho
người học.
Nếu cứ với các bộ sách giáo khoa như hiện nay và căn cứ vào phương pháp thuyết trình giải
thích…thì không thể dạy – tự học được. Tài liệu phải được thiết kế sao cho tiềm ẩn trong đó “một thầy
giáo giỏi đang dẫn dắt HS tự tìm ra chân lý”.
1.2.5. Vai trò của tự học
- Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người.
- Tự học là con đường tự khẳng định của mỗi người. Tự học giúp cho con người giải quyết mâu
thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống cá nhân.
- Tự học khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn m
à tuổi học đường thì có hạn. Đối với HS
THPT, thời gian 3 năm đào tạo ở trường chắc chắn sẽ không thể nắm chắc được hết khối lượng kiến

thức khổng lồ của chương trình. Do đó, tự học là một giải pháp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn giữa
khối lượng kiến thức đồ sộ với quĩ thời gian ít ỏi ở nhà trường.
- Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững c
ho mỗi người. Quá trình tự học khác hẳn với quá
trình học tập thụ động, nhồi nhét, áp đặt. Quá trình tự học diễn ra theo đúng qui luật của hoạt động
nhận thức. Kiến thức có được do tự học là kết quả của sự hứng thú, tìm tòi, lựa chọn nên bao giờ cũng

vững chắc bền lâu.
- Người học phải biết cách tự học vì học tập là một quá trình suốt đời. Đối với HS THPT, nếu
không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến những bậc cao hơn HS sẽ khó
thích ứng với cách học mới đòi hỏi phải tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn.
- Tự học của HS THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo,
nâng ca
o chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới dạy học theo hướng tích cực hóa người
học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức. Vì
vậy, tự học là con đường phát triển phù hợp với qui luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp sư
phạm đúng đắn cần đư
ợc phát huy ở các trường phổ thông.
1.2.6. Tự học qua mạng và lợi ích của nó
1.2.6.1. Tự học qua mạng
Tự học qua mạng là một hình thức của tự học trong đó thay vì dùng lời nói trực tiếp để giao lưu
với nhau, mà dùng các phương tiện khác đó là máy tính có kết nối mạng internet. Người học chủ động
tìm kiếm tri thức để thỏa mãn những nhu cầu hiểu biết của mình, tự củng cố, tự phân tích, tự đào sâu,
tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm…với sự hỗ trợ của m
áy tính, các công nghệ tin học và mạng internet.
1.2.6.2. Lợi ích của tự học qu
a mạng
- Tính linh hoạt: người học có thể tự lựa chọn kiến thức tùy theo nhu cầu của bản thân.
- Tự học qua mạng có thể làm biến đổi cách học cũng như vai trò của người học. Người học đóng
vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, có thể học mọi lúc, mọi nơi, miễn rằng nơi đó có

phương tiện trợ gi
úp việc học.
- Tự học qua mạng, người học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tuỳ theo khả
năng và có thể chọn các nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tượng đào tạo rất nhiều. Tuy không thể
hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống, tự học qua mạng cho phép quyết định một
vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục thế giới: đó là nhu cầu đào tạo của người lao động tăng lên quá
tải so với khả năng của các cơ sở đào tạo.
-
Giải quyết vấn đề thiếu hụt GV cho các vùng sâu, vùng xa có nhu cầu nhân lực.
- Tự học qua mạng cho phép người học làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ thời gian,
lượng kiến thức cần học, đặc biệt là cho phép tra cứu trực tuyến những kiến t
hức có liên quan đến bài
học một cách tức thời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi kinh nghiệm
và kiến thức giữa các người học hoặc với GV ngay trong quá trình học, những điều mà theo cách học
truyền thống là không thể làm được hoặc đòi hỏi chi phí quá cao.
- Các chương trình đào tạo từ xa trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ phong phú về giao diện,

sử dụng rất nhiều hiệu ứng đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, hình ảnh động ba chiều, kỹ xảo
hoạt hình,… có độ tương tác cao giữa người sử dụng và chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng.
Điều này đem đến cho người học sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như hiệu quả
trong học tập.
- Tài liệu, giáo trình được chuẩn bị kỹ và c
hịu sự kiểm tra, đánh giá của nhiều người (do công khai
trên mạng) nên là những tài liệu có chất lượng.
- Tự học qua mạng giúp người học tiếp cận với nền tri thức cao trên thế giới, tạo điều kiện cho việc
chuyển giao tri thức được thực hiện nhanh chóng.
Tóm lại, có thể nói tự học chính là con đường để mỗi chúng ta tự khẳng định khả năng của m
ình.
Nó có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. Tuy tự học có một vai trò hết
sức quan trọng nhưng tự học của HS cũng không thể đạt được kết quả cao nhất nếu không có sự hướng

dẫn, chỉ dạy của người thầy. Chính vì vậy, “trong nhà trường điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho
học trò một mớ kiến thức hỗn độn
… mà là giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ, phương pháp
nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề” (Thủ tướng Phạm Văn Đồng -
1969). GV cần giúp cho HS tìm ra phương pháp tự học thích hợp và cung cấp cho HS những phương
tiện tự học có hiệu quả. Dạy cho HS biết cách tự học qua mạng chính là một trong những cách giúp HS
tìm ra chiếc chìa khóa vàng để mở kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại.
1.3. Sách giáo khoa điện tử (e-book)

1.3.1. Khái niệm e-book
Theo trang web www.thuvien-ebook.com [83] “E-book là từ viết tắt của electronic book (sách điện
tử). Hiểu theo cách đơn giản nhất, sách điện tử (e-books hay digital books) là phiên bản dạng số (hay

điện tử) của sách. Nội dung của sách số có thể lấy từ sách giấy hoặc mang tính độc lập tùy thuộc vào
người xuất bản. Một số người thường sử dụng thuật ngữ này để chỉ luôn cả thiết bị dùng để đọc sách
dạng số (còn gọi là book – reading appliances hay e-book readers)”.
Trong luận văn này, có thể hiểu sách giáo khoa điện tử thực chất giống như một cuốn sách giáo
khoa bình thường nhưng có bổ sung nhiều hình ảnh, phim thí nghiệm, nhiều bài tập hoá học… và được
sử dụng thông qua hệ thống máy tính.
 Những tính năng ưu việt của e-book

E-book có những lợi thế mà sách in thông thường không có được:
- Rất gọn nhẹ, giá thành rẻ.
- Có thể điều chỉnh về cỡ chữ, màu sắc, và các thao tác cá nhân hoá tuỳ theo sở thích của người
đọc.
- Nhiều hình ảnh, phim minh họa rõ nét, hấp dẫn.
- Khả năng lưu trữ lớn, có thể chứa rất nhiều thông tin, hình ảnh, phim…
Cùng với sự phát triển vượt bậc của mạng internet và kết hợp với các thiết bị kỹ thuật cao cấp, hầu
hết các sách in giấy thông thường đều có thể được làm thành sách điện tử. C
hính vì vậy mà ngày nay,

không khó khăn lắm để chúng ta tìm một tác phẩm nổi tiếng để đọc trực tiếp trên mạng hay tải về máy
tính để đọc theo dạng e-book.
 Nhược điểm của e-book
- Giống như e-mail (thư điện tử) e-book chỉ có thể dùng các công cụ m
áy tính như máy vi tính,
máy trợ giúp kỹ thuật số cá nhân (palm, pocket pc…) để xem.
- Không giống như sách in thông thường, sách điện tử cũng có những “định dạng” khác nhau. Nói
một cách dễ hiểu là sách có nhiều tập tin mở rộng như .pdf, .prc, .lit, … Những tập tin này sở dĩ khác
nhau vì chúng được làm từ những chương trình khác nhau và vì thế, muốn đọc được chúng, ta cần phải
có những chương trình tương ứng.
1.3.2. Mục đích thiết kế e-book

Thiết kế e-book hỗ trợ cho hoạt động tự học hóa học của HS phổ thông như là một công cụ tự học
thích hợp từ đó nâng cao hiệu quả tự học thông qua những kiến thức được minh họa một cách sinh
động, hấp dẫn. Ngoài ra, khi GV ứng dụng ICT trong dạy học hóa học có thể sử dụng e-book như là
một tài liệu tham khảo.
1.3.3. Các yêu cầu thiết kế e-boo
k
Việc thiết kế e-book phục vụ cho giáo dục đòi hỏi phải đáp ứng những đặc trưng riêng về mặt
nghe, nhìn, tương tác; do đó theo tác giả Nguyễn Trọng Thọ để đáp ứng nhu cầu tự học, chúng ta phải
tuân theo đầy đủ các bước của việc thiết kế dạy học (ADDIE là chữ viết tắt của 5 bước):
1. Analysis (phân tích tình huống để đề ra chiến lược phù hợp):
-
Hiểu rõ mục tiêu.
- Các tài nguyên có thể có.
- Đối tượng sử dụng.
2. Design (thiết kế nội dung cơ bản):
- Các chiến lược dạy học.
- Siêu văn bản (hypertext) và siêu môi trường (hypermedia).
- Hướng đối tượng, kết nối và phương tiện điều hướng.

3. Development (phát triển các quá trình):
- Thiết kế đồ hoạ.
- Phát triển các phương tiện 3D và đa môi trường (multimedia).
- Hình thức và nội dung các trang Web.
- Phương tiện thực tế ảo.
4. Im
plementation (triển khai thực hiện):
Cần tích hợp với chương trình công nghệ thông tin của trường học :

Chuẩn bị cho phù hợp với thực tế các phòng máy tính.

Thủ tục tiến hành với thầy.

Triển khai trong toàn bộ các đối tượng dạy, học và quản lí.

Quản lí tài nguyên (nhân lực và vật lực).
5. Evaluation (lượng giá):
Đánh giá hiệu quả huấn luyện thường sử dụng mô hình bốn bậc do Donald Kirkpatrick phát triển
(1994). Theo mô hình này, quá trình lượng giá luôn được tiến hành theo thứ tự vì thông tin của bậc trước
sẽ làm nền cho việc lượng giá ở bậc kế tiếp:
- Bậc 1: Phản ứng tích cực hay tiêu cực (Reactions).
- Bậc 2: Hiệu quả học tập (Learnings).
- Bậc 3: Khả năng chuyển giao hay chuyển đổi (Transfers).
-
Bậc 4: Kết quả thực tế (Results).

Hình 1.1. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick
1.3.4. Các phần mềm thiết kế e-book
Trong luận văn này, chúng tôi thiết kế e-book dưới dạng một website nên đã sử dụng các phần
mềm dùng xây dựng website.

Hiện nay có rất nhiều công nghệ được sử dụng để thiết kế và phát triển website, xây dựng và thiết
kế website tĩnh với ngôn ngữ HTML hay xây dựng, thiết kế website với các ngôn ngữ lập trình cấp cao
hơn (PHP, ASP, ASP.NET, JSP...). Vậy phải lựa chọn công nghệ nào? Theo www.thegioiwebsite.net
với bài viết “Lựa chọn công nghệ nào để phát triển website” đưa ra những nhận định đơn giản giúp ta
chọn được giải phá
p tốt nhất cho mình trước khi lựa chọn một ngôn ngữ lập trình để thiết kế web.
Bảng 1.2. So sánh các công nghệ xây dựng website
PHP ASP.NET ASP JSP/ java
Tốc độ xử lý
Nhanh, hiệu quả cao. Nhanh, hiệu quả cao. Rất chậm. Hơi chậm.
Chi phí
Thấp
(không tốn chi phí
mua bản quyền).
Cao
(do một phần phải
mua bản quyền).
Trung bình
(do một phần phải
mua bản quyền).
Cao.
Thời gian
code và triển
khai
Nhanh, đơn giản.
Hơi phức tạp,
chậm hơn PHP.
Trung bình.
Hơi phức tạp,
chậm hơn PHP.

Số lượng nhà
cung cấp
hosting
Nhiều, dễ lựa chọn.
Không nhiều, vì
vậy khó cho việc
lựa chọn.
Không nhiều, vì
vậy khó cho
việc lựa chọn.
Ít, khó tìm.
Số lượng nhà
cung cấp
website
Nhiều, khả năng
chọn lựa một
trang web phù
hợp tốt hơn.
Nhiều, khả năng
chọn lựa một
trang web phù
hợp tốt hơn.
Ít.
Ít, khả năng
chọn lựa để xây
dựng một trang
web phù hợp rất
khó.
Khả năng mở
rộng và phát

triển
Dễ dàng và
nhanh chóng.
Dễ dàng. Khó khăn. Khó khăn.
Các công cụ
và công nghệ
hỗ trợ
Phong phú, đa
dạng. Phát triển
web trên nền
web 2.0. Sử dụng
công nghệ Ajax
làm cho quá
trình duyệt web
nhanh chóng và
thân thiện hơn
đối với người
dùng.
Phong phú, đa
dạng. Phát triển
web trên nền web
2.0. Sử dụng
công nghệ Ajax
làm cho quá trình
duyệt web nhanh
chóng và thân
thiện hơn đối với
người dùng.
Ít, khó tìm. Ít, khó tìm.
Đối với những GV không chuyên trong lĩnh vực lập trình website với các ngôn ngữ lập trình cấp

cao, thì việc chọn cho mình ngôn ngữ thiết kế web với HTML là giải pháp tốt nhất, bởi vì ngôn ngữ
HTML dễ học, thiết kế đơn giản, dễ thay đổi cấu trúc web và phát triển website thật dễ dàng, đồng thời
việc kết hợp HTML với các ngôn ngữ thiết kế web khác như CSS, Javascript và đồ họa sẽ làm cho
website đẹp hơn, sinh động hơn.
1.3.4.1. Ngôn ngữ HTML
HTML (hay Hypertext Markup Language - Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản) là ngôn ngữ đánh dấu
chuẩn dùng lập trình các tài liệu World Wide Web, tài liệu là các tập tin văn bản đơn giản.
Ngôn ngữ HTML dùng các tag (thẻ) hoặc các đoạn mã lệnh để chỉ cho các trình duyệt (Web
browsers) cách hiển thị các thành phần của trang như text và graghics, và đáp lại những thao tác của
người dùng bởi các thao tác ấn phím
và nhắp chuột. Hầu hết các Web browser, đặc biệt là Microsoft
Internet Explorer và Netscape Navigator, nhận biết các tag của HTML vượt xa những chuẩn HTML
đặt ra.
1.3.4.2. CSS (Cascading Style Sheet)
CSS (cascading style sheet) cho phép chúng ta định dạng (font chữ, kích thước, màu sắc ....) của
các đối tượng sử dụng CSS đó. Ưu điểm của CSS là tách riêng phần định dạng ra riêng khỏi phần nội
dung, do đó rất tiện khi bạn muốn thay đổi giao diện của một website.
1.3.
4.3. Ngôn ngữ Javascript (ngôn ngữ kịch bản)
JavaScript, theo phiên bản hiện hành, là một ngôn ngữ lập trình kịch bản (script) dựa trên đối
tượng đư
ợc phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu. Ngôn ngữ này được dùng rộng rãi cho các trang web,
nhưng cũng được dùng để tạo khả năng viết script sử dụng các đối tượng nằm sẵn trong các ứng dụng.
Các đoạn mã script được chèn vào HTML để làm tăng khả năng linh hoạt của thiết kế website động,
tạo ra một số hiệu ứng đặc biệt cho website.


1.3.4.4. Thiết kế web với Dreamweaver
Dreamweaver là một chương trình chuyên nghiệp để tạo và quản lý các trang web. Dreamweaver
cung cấp các công cụ phác thảo trang web cao cấp, hỗ trợ các tính năng DHTML (Dynamic HTML)

m
à không cần viết các dòng lệnh, giúp người sử dụng không biết lập trình web cũng có thể thiết kế
được các trang web động một cách dễ dàng, trực quan. Với Dreamweaver chúng ta có thể dễ dàng
nhúng các sản phẩm của các chương trình thiết kế web khác như Flash, Fireworks, Shockwave,
Generator, Authorwave vv...
Dreamweaver còn cho phép người sử dụng chỉnh sửa trực tiếp HTML. Với Quick Tag Editor bạn
có thể nhanh chóng bổ sung hoặc xóa bỏ một HTML mà không cần thoát khỏi cửa sổ tài liệu. Chế độ
soạn thảo trang web bằng HTML giúp chúng ta có thể thiết kế trang trực tiếp bằng ngôn ngữ HTML.
Dreamweaver
còn hỗ trợ các HTML Styles và Cascading Style Sheet giúp chúng ta định dạng
trang web nhằm tăng tính hấp dẫn khi duyệt các trang web này. Vùng làm việc của chương trình
Deamweaver rất linh động và dễ sử dụng gồm các thành phần như sau: Document, Launcher, Object
Palette, Property Inspector, Floating Palette và các context menu (menu ngữ cảnh) ...

Màn hình làm việc

1.3.4.5. Photoshop
Phần mềm
Adobe Photoshop là một phần mềm chuẩn và dẫn đầu trong việc biên tập và xử lý
hình ảnh chuyên nghiệp, với nhiều hiệu ứng biên tập, xử lý và biến đổi hình ảnh giúp cho công việc xử
lý các hình ảnh nhanh chóng.
Photos
hop được đánh giá là phần mềm dẫn đầu thị trường về sửa ảnh bitmap và được coi là chuẩn
cho các ngành liên quan tới chỉnh sửa ảnh. Trong Photoshop có thể mở và lưu nhiều dạng thức tập tin
khác nha
u:
- Photoshop (.psd): Đây là dạng thức riêng của Photoshop, cũng là dạng thức tối ưu khi chúng ta
làm việc trong Photoshop.
- Bitmap (.bmp): Dạng thức này tương thích với Windows, không có dữ liệu nào của tập tin bị loại
bỏ khi chúng ta lưu tập tin.

- EPS (.eps): Dạng tập tin Encapsulated PostScript là một lựa chọn lý tưởng cho ảnh nét trắng đen.
- GIF (.gif): Dạng thức trao đổi đồ họa (Graphics Interchange Format) là một lựa chọn tuyệt vời
cho Web.
- JPEG (.jpg): Tập tin Joint Photographic Experts Group. Loại định dạng này lưu tập tin mà dữ liệu
hình ảnh sẽ bị loại bỏ bớt nhằm giảm bớt kích thước.

- PCX (.pcx): Dạng thức dược dùng với nền Windows. PDF (.pdf) Portable.
- Documemts Format: Hoạt động kết hợp với phần mềm Acrobat của Adobe, cũng là dạng thức tập
tin dùng để sản xuất trang Web.
- Pixar (.pxr): Dùng với chương trình tạo ảnh ba chiều.
- PNG (.png): Thay thế cho dạng thức gif, rất lý tưởng cho Word Wide Web và đang ngày càng
được ưa chuộng. Nó cho phép chúng ta lưu tập tin sao cho tập tin này được tải xuống theo dạng đan
xen trên Word Wide Web.
- RAW (.raw): Dạng thức này lưu tập tin dưới dạng một luồng byte. Rất tốt để di chuyển qua lại
giữa các ứng dụng.
- Scitex (.sci): Dành cho các hệ thống kỹ thuật cao.
- Targe (.tga): Dùng cho hệ thống sử dụng Card Video.
- TIFF (.tif): Một dạng thức rất phổ biến, Tagged - Image file Format.
Màn hình làm việc



1.3.4.6. Flash
Adobe Flash (Macromedia Flash), hay còn gọi một cách đơn giản là Flash, được dùng để chỉ
chương trình sáng tạo đa phương tiện (multimedia) lẫn phần mềm dùng để hiển thị chúng
Macromedia Flash Player.
Flash là công cụ để phát triển các ứng dụng như thiết kế các phần mềm mô phỏng. Sử dụng ngôn
ngữ lập trình ActionScript để tạo các tương tác, các hoạt cảnh trong phim. Điểm mạnh của Flash là có
thể nhúng các file âm thanh, hình ảnh động. Người lập trình có thể chủ động lập các điều hướng cho
chương trình. Flash cũng có thể xuất bản đa dạng các file kiểu html, exe, jpg, ... để phù hợp với các

ứng dụng của người sử dụng như trên web, CD, …
Ưu điểm lớn nhất của Flash - với đồ họa dạng vectơ - là kích thước file rất nhỏ. Thuận tiện ch
o
việc truyền tải dữ liệu qua internet.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm thiết kế tập tin flash (.swf), các phần mềm này có tính năng là dễ
sử dụng, giúp cho người sử dụng thiết kế được các flash một cách đơn giản nhờ vào các hiệu ứng sẵn
có.
Các phần mềm như: Sothink SWF Quicker, SWF Text, Sothink SWF Easy…
1.4. Tình hình sử dụng CNTT trong dạy học hiện nay
1.4.1. Thuận lợi
- Ứng dụng CN
TT vào dạy học – xu thế của thời đại khoa học: Nói đến đổi mới phương pháp dạy -

học ngày nay, không thể không nói đến việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập. Đổi mới
PPDH bằng cách sử dụng CNTT đang là một xu thế của thời đại, được UNESCO chính thức đưa ra
thành chương trình trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI và dự đoán rằng nền giáo dục các nước trong tương
lai gần sẽ có sự thay đổi một cách căn bản do ảnh hưởng của CNTT.
-
Nhiều nước đã đưa tin học vào giảng dạy trong nhà trường, đồng thời ứng dụng tin học vào việc
giảng dạy các môn học. Đã có nhiều PMDH được dùng trong giảng dạy các môn học khác nhau như:
Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí,…
- Theo Thông tấn xã Việt Nam (nguồn www.vnanet.vn
): Đến nay, đã có 20% GV trung học, 30%
trường THPT, ứng dụng CNTT. Trong đó, từ 2-5% số bài giảng được sử dụng PMDH và có ứng dụng
CNTT. Ngoài ra, còn có nhiều phần mềm hỗ trợ khác đã được sử dụng rộng rãi trong các trường. Các
tập đoàn máy tính và phần mềm lớn như Intel, IBM, Microsoft,... cũng đã đầu tư rất lớn cho việc
nghiên cứu đưa CNTT vào giáo dục và đã hỗ trợ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều dự án
đang được
triển khai ở nhiều trường phổ thông một cách có hiệu quả, mở ra một hướng mới cho việc đổi mới giáo
dục ở nước ta. Một số nước như Ấn độ, Thái Lan,... nhà nước đang đầu tư để cung cấp đến từng HS

loại máy tính xách tay (laptop) giá 100 USD để đổi mới thực sự cách dạy và cách học trong nhà
trường.
- Theo báo cáo của phòng giáo dục huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai năm
2009: sau 3 năm triển
khai, đã có 80% số trường trong huyện được kết nối mạng, ứng dụng hiệu quả nhiều phần mềm trong
quản lý cán bộ, HS cũng như nhiều PMDH. Đặc biệt, việc soạn giảng bằng giáo án điện tử đã thu hút
được đông đảo GV tham gia, tạo hứng thú học tập cho HS. Bên cạnh đó những tiết dạy bằng giáo á
n
điện tử hay còn được tích hợp lên Website của phòng để cho các GV và HS tham khảo.
- Đối với bộ môn hoá học, một môn khoa học thực nghiệm, việc đổi mới PPDH, phương tiện, thiết
bị dạy học càng cần được chú trọng hơn. Hiện nay, hầu hết các GV đã thấy được lợi ích to lớn của
internet. Thông qua internet GV có thể sử dụng các hình động, âm thanh, các văn bản dưới nhiều dạng
khác nhau làm cho bài giảng sinh động và dễ được tiếp thu cũng như có thể tiến hành các bài tập, bài
kiểm tra dưới dạng tương tác.
-
Hiện nay trên thế giới có khá nhiều phần mềm, tư liệu dạy học hoá học phong phú như:
ChemWindow, ChemOffice được dùng để viết và vẽ công thức cấu tạo dạng 2D, 3D; các chương trình
tính toán hóa lượng tử như HyperChem, Gaussian… hoặc các đĩa CD về thí nghiệm hóa học (Cyber
Chem, Crocodile Chemistry 605), các mô hình, các câu hỏi trắc nghiệm tự kiểm tra (Quiz), sách điện
tử về hóa học…
- Việc ứng dụng CNTT vào dạy và học hóa không chỉ bó hẹp trong việc GV dùng CNTT để minh
họa cho các bài dạy, mà theo các nghiên cứu mới nhất của các nhà giáo dục học trên thế giới, các Viện
nghiên cứu Công nghệ giáo dục gắn với các tập đoàn như Intel, IBM, Microsoft đã đề xướng các

PPDH mới nhờ sự hỗ trợ của CNTT, làm rõ PPDH lấy HS làm trung tâm. Đó là các phương pháp đã
được các tập đoàn nói trên tập huấn mạnh cho GV và triển khai bước đầu ở nhiều trường trong cả
nước:
+ Phương pháp dạy và học với máy tính (Teaching and Learning with Computer, viết tắt TLC):
nguyên lí của phương pháp này là dạy học một vấn đề hóa học bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau:
một nhóm HS nghiên cứu qua mô hình, thí nghiệm, một nhóm thực hành trên máy tính với sự hỗ trợ

của phần mềm, một nhóm
nghiên cứu làm các bài tập nhỏ theo gợi ý của phiếu học tập do GV giao,...
để cùng đi đến một đích là khám phá kiến thức mới. Phòng học phải được bố trí linh hoạt gồm một góc
để một số máy vi tính vừa đủ, các góc thực hành, sách tham khảo phục vụ chủ đề,...
+ PPDH bằng dự án (project) thông qua chương trình "Intel Teach To The Future" (Dạy học cho
tương lai) do tập đoà
n Intel đề xướng và hỗ trợ: Một vấn đề hóa học sau khi học trên lớp, GV giao
nhiệm vụ cho các nhóm, mỗi nhóm đóng vai là một kỹ sư, nhà nghiên cứu,... để thực hiện một dự án
nhỏ. Ví dụ để chuẩn bị học bài “hóa học và vấn đề môi trường” (Sách giáo khoa 12 ban nâng cao) GV
sẽ chia lớp thành nhiều nhóm, nghiên cứu về sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm môi trường
đất. Sau khi thu thập thông tin từ nhiều nguồn, tra cứu sách vở, điều tra qua t
hực tế, lấy trên Internet,...
HS sẽ làm 3 bài tập lớn: làm một bài trình diễn bằng PowerPoint, vận dụng những kiến thức hóa học để
phân tích, rút ra được một số kết luận thực tiễn, bài tập này sẽ trình bày trước lớp; bài tập lớn thứ hai là
xuất bản một tờ rơi (dạng newspaper) để phổ biến các điều đã được đúc
rút để tuyên truyền trong
trường, ngoài cộng đồng, kêu gọi mọi người cần có ý thức bảo vệ môi trường, cuối cùng bài tập lớn thứ
ba là tạo một trang web của nhóm để có thể xuất bản nội dung nghiên cứu và cảnh báo lên Internet để
nhiều người cùng tham gia trao đổi, tranh luận. Rõ ràng, qua một số chuyên đề theo dạng này, HS sẽ
học được rất nhiều điều không chỉ có học kiến thức hóa học, mà còn được cọ xát qua thực tế, quan tâm
đến cộng đồng hơn, rèn luyện đư
ợc kỹ năng hợp tác làm việc theo nhóm, kỹ năng làm việc với
CNTT,... Chương trình này cũng rèn luyện cho GV kỹ năng đặt câu hỏi trong dạy học, nêu các câu hỏi
có vấn đề để HS phải suy nghĩ, thảo luận mới có thể giải quyết được, và cho những kết quả bất ngờ.
1.4.2. Khó khăn
Trên thực tế việc khai thác các phần mềm
vi tính trong dạy học hoá học ở trên lớp và dạy học qua
mạng internet cũng như việc ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học còn gặp nhiều khó khăn do một
số nguyên nhân sau:
- Kinh phí đầu tư vào các phương tiện, thiết bị dạy học còn hạn hẹp.

-
Nhiều GV vẫn còn quen với cách dạy cũ, ngại thay đổi.
- Tâm lí ngại phải hao tốn nhiều thời gian, công sức để đầu tư, soạn lại giáo án của tất cả các bài
giảng cho phù hợp với phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học mới. Điều này thể hiện khá rõ nét
ở các GV đã giảng dạy lâu năm.
-
Trình độ tin học và ngoại ngữ của GV còn hạn chế.
- Một số GV chưa thực sự cố gắng tự học, tự nâng cao khả năng ứng dụng CNTT.
-
Nhiều GV chưa sử dụng thành thạo một số phần mềm vi tính. Do đó ngại làm chủ kỹ thuật phức
tạp của máy tính.

- Tâm lí sợ gặp những sự cố về thiết bị kỹ thuật tr
ong khi tiến hành dạy học theo phương pháp
mới. Điều này thường rơi vào các GV đã có tuổi, tư duy kỹ thuật, thao tác kỹ thuật bắt đầu kém nhanh
nhạy.
- Một số GV đã cố gắng ứng dụng CNTT vào dạy học, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vẫn còn
nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình diễn. Nhiều GV còn ôm đồm, tham lam nhồi nhét các loại
thông tin, phim, ảnh làm mất thời gian nhưng hiệu quả giờ dạy không cao.
- Ứng dụng CN
TT vào dạy học sẽ làm giảm mạnh sự giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò và trò nếu
GV không sử dụng kết hợp phong phú với các PPDH khác.
- Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, một số GV thao tác quá nhanh, HS không kịp chép
bài, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và mức độ hiểu bài của các em không cao.
- Một số phần mềm có
bản quyền giá rất cao nên GV chủ yếu sử dụng các bản dùng thử không có
đầy đủ các tính năng như bản chính thức cũng như chỉ dùng trong một thời gian có hạn.
Rõ ràng CNTT đã mở ra một hướng rộng lớn cho việc đổi mới phương pháp dạy và học hóa,
nhưng cốt lõi vấn đề vẫn là sử dụng như thế nào cho có hiệu quả, phát huy hết tính năng vượt trội của
nó. C

húng ta cũng phải chú ý đến vấn đề đào tạo giáo dục học, tâm lí học, nhất là kỹ năng nghề sư
phạm cho sinh viên và GV hóa, có vậy họ mới biết cách đưa CNTT vào bài dạy ở những tình huống
nào để tạo các hiệu ứng thích hợp. Nếu GV không có kỹ năng sư phạm tốt thì chỉ có thể làm theo
người khác mà không có sáng tạo, không tự tạo được các tình huống hay để dạy tốt hơn.
Tóm lại, dù CNTT có tiến bộ đến mức độ nào GV cũng cần phải rèn luyện kỹ năng sư phạm, có
như vậy mới tổ chức đư
ợc các tình huống có ứng dụng CNTT tốt, ngược lại nếu GV am hiểu về giáo
học pháp, có kỹ năng sư phạm tốt, nhưng không ứng dụng được CNTT thì việc thể hiện đổi mới
phương pháp cũng bị giới hạn. Đây là hai mặt của một vấn đề, nói
như một nhà giáo dục Mỹ là: "Máy
tính không kỳ diệu, con người mới kỳ diệu".





Chương 2
THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CHƯƠNG “DUNG
DỊCH - SỰ ĐIỆN LI”

2.1. Vị trí, nội dung và phương pháp dạy học chương “Dung dịch - sự điện li”
2.1.1. Vị trí, mục tiêu của chương
“Dung dịch – sự điện li”
2.1.1.1. Vị trí
Trong sách giáo khoa hóa học lớp 10 chuyên hóa học, chương “Dung dịch – sự điện li” là chương
thứ 5 được nghiên cứu sau các chương về lí thuyết chủ đạo như cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học,
bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, lí thuyết về phản ứng hóa học.
2.1.1.2. Mục tiêu
 Kiến thức
 Học sinh biết:

- Định nghĩa về dung dịch, các loại dung dịch (lỏng, rắn, keo, huyền phù, nhũ tương, bão hòa…).
-
Sự hòa tan, cơ chế của sự hòa tan.
- Độ tan.
- Các loại nồng độ dung dịch.
- Tính chất vật lí của dung dịch loãng của các chất tan không điện li và không bay hơi.
- Định luật Raoult và định luật Henry.
- Hiện tượng thẩm thấu, áp suất thẩm thấu và ứng dụng.
- Khái niệm về sự điện li và chất điện li.
-
Hiểu nguyên nhân tính dẫn điện của dung dịch chất điện li và cơ chế của quá trình điện li.
- Độ điện li và cân bằng điện li.
- Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Hằng số điện li.
- Các khái niệm axit, bazơ theo thuyết Ahrrenius, thuyết Bronsted và thuyết Lewis.
- Hằng số axit – bazơ, cặp axit bazơ liên hợp.

- Cân bằng axit – bazơ.
- Dung dịch đệm.
- Sự điện li của nước, tích số ion của nước.
- Khái niệm pH, chỉ thị axit – bazơ.
- Các cân bằng ion trong dung dịch chất điện li: cân bằng axit – bazơ, cân bằng tạo phức trong
dung dịch, cân bằng oxi hóa – khử, cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan.
 Học sinh hiểu:
- Bản chất, điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Các cân bằng diễn ra trong dung dịch.
 Kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng:
- Viết phương trình điện li của các axit, bazơ và muối trong nước.
- Giải bài tập hóa học

- Viết phương trình ion và phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành: quan sát, so sánh, nhận xét.
-
Tiến hành thí nghiệm trong ống nghiệm và với lượng nhỏ hóa chất.
 Giáo dục tình cảm, thái độ
- Tin tưởng vào phương pháp nghiên cứu khoa học bằng thực nghiệm.
- Giáo dục lòng say mê học tập, ý thức vươn lên chiếm lĩnh khoa học, kỹ thuật.
- Giáo dục HS yêu thích môn hóa học hơn.
- Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề có
liên quan đến hóa học
trong cuộc sống sản xuất.
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ.

2.1.2. Nội dung của chương “Dung dịch – sự điện li”
Bảng 2.1. Phân phối chương trình chương “Dung dịch – sự điện li”
Định nghĩa về dung dịch, các loại dung dịch (lỏng, rắn, keo, huyền
phù, nhũ tương, bão hòa…), sự hòa tan, cơ chế của sự hòa tan. Độ
tan, các loại nồng độ dung dịch
2 tiết
Luyện tập 2 tiết
Định luật Raoult và định luật Henry. Hiện tượng thẩm thấu, áp suất
thẩm thấu và ứng dụng
2 tiết
Khái niệm về sự điện li, cơ chế của sự điện li. Chất điện li mạnh, yếu.
Độ điện li. Hằng số điện li
2 tiết
Các định nghĩa axit – bazơ theo thuyết Ahrrenius, thuyết Bronsted và
thuyết Lewis. Hằng số axit, bazơ, cặp axit – bazơ liên hợp, cân bằng
axit – bazơ. Dung dịch đệm
3 tiết

Luyện tập 2 tiết
Tích số ion của nước, ý nghĩa. Khái niệm pH, chỉ thị axit – bazơ 2 tiết
Muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch 2 tiết
Luyện tập 2 tiết
Cân bằng axit – bazơ 2 tiết
Cân bằng tạo phức trong dung dịch 2 tiết
Luyện tập 2 tiết
Cân bằng oxi hóa – khử 4 tiết
Cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan. 3 tiết
Luyện tập 2 tiết

2.1.3. Phương pháp dạy học chương “Dung dịch – sự điện li”
2.1.3.1. Áp dụng phương pháp dạy học các thuyết và định luật
Lý thuyết sự điện li là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu các chất điện li về mặt cơ chế và quy
luật phản ứng. Nó cho phép khám phá bản chất của các chất điện ly, các quá trình điện li, phát triển và
khái quát các kiến thức về các loại chất Axit – Bazơ lưỡng tí
nh và chứng minh tính tương đối của sự
phân loại này. Lý thuyết này đưa ra khả năng giải thích sự phụ thuộc tính chất của các chất điện li vào
thành phần và cấu tạo của chúng theo quan điểm của Ahrrenius, Bronsted, Lewis. Do đó khi dạy phần
này GV cần chú ý các điểm sau:
-
Cần xuất phát từ các sự kiện cụ thể, riêng lẻ có liên quan đến nội dung thuyết điện li để khái
quát hóa, tìm ra bản chất chung hoặc quy luật được nêu ra trong nội dung cơ bản của thuyết này.
 Ví dụ 1: Để nêu định nghĩa axit – bazơ theo thuyết Ahrrenius, GV yêu cầu HS viết phương trình
điện li của các axit và bazơ: HCl, HNO
3
, H
2
SO
4

, CH
3
COOH, NaOH, Ba(OH)
2
, Mg(OH)
2
…sau đó
tìm ra điểm chung và từ đó rút ra định nghĩa.
- Cần phải nêu rõ (phát biểu) một cách chính xác, khoa học nội dung của học thuyết.
- Từ nội dung của thuyết điện li cần chỉ ra cơ sở khoa học, ý nghĩa của chúng để giúp học sinh
hiểu, nắm chắc nội dung và vận dụng trong việc nghiên cứu các vấn đề cụ thể, giải quyết các vấn đề
học tập đặt ra.
 Ví dụ 2: Từ định nghĩa axit – bazơ theo thuyết điện li Ahrreni
us yêu cầu HS hãy chứng minh
Zn(OH)
2
, Al(OH)
3
là hiđroxit lưỡng tính.
- Cần cho học sinh vận dụng những nội dung của các thuyết vào việc nghiên cứu các trường hợp
cụ thể khác nhau để hiểu sâu sắc nội dung của nó, hoàn thiện – phát triển, mở rộng phạm vi áp dụng
của nó.
 Ví dụ 3: Vận dụng định nghĩa axit – bazơ theo thuyết Bronsted yêu cầu HS hãy cho biết các
chất và ion sau là axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính: Na
+
, CO
3
2-
, HS
-

, HSO
4
-
, NH
3
, HClO
4
. Từ
đó rút ra nhận định: theo Bronsted axit, bazơ có thể là phân tử trung hòa hay ion.

×