PHẦN MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp Dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam.
Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu
thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội và đặc
biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp
phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước.Trong quá trình Công nghiệp
hoá- Hiện đại hoá hiện nay, ngành Dệt may đang chứng tỏ là một ngành mũi nhọn
trong nền kinh tế được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong mấy năm
gần đây, các thị trường luôn được rộng mở,số lao động trong ngành ngày càng nhiều
và chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp, giá trị đong góp của ngành vào
thu nhập quốc dân… Tuy nhiên trong quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế và những
biến động của môi trường kinh tế , ngành Dệt may đang đứng trước những khó khăn
và thách thức mới cho sự phát triển.
Với mục đích tim hiểu những vấn đề lớn liên quan đến ngành trong giai đoạn
hiện nay và thử tìm một số giải pháp để khác phục những vấn đề đó, em đã quyết
định lựa chọn đề tài : Thực trạng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam hiện nay.
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Thứ nhất, nghiên cứu tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam hiện
nay. Xem xét lại các thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại.
- Thứ hai, đề xuất giải pháp để phát triển hoạt động xuất khẩu của ngành dệt
may Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu.
- Thực trạng của hoạt đông xuất khẩu của ngành dệt may trong 6 tháng năm
2013.
- Nghiên cứu những giải pháp làm phát triển ngành dệt may Việt Nam sang thị
trường các nước khác.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trình
độ và khả năng xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam và từ đó đưa ra các
giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản
trong các năm kế tiếp.
- Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu chủ yếu được thu thập vào 6 tháng
đầu năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề án đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để
nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống để đảm bảo tính
logic của đề tài nghiên cứu.
- Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp quy nạp, diễn
giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh… để phân
tích, đánh giá vấn đề và rút ra kết luận.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về môn Quản trị Xuất Nhập Khẩu
Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu dệt may tại Việt Nam
Chương 3: Nhận xét và đánh giá môn học Quản trị Xuất Nhập Khẩu
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP
KHẨU
1.1. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU
1.1.1. Các khái niệm
- Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ
cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là
việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
- Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng
hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất
nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy
nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có
việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục
cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi
thương mại.
- Ngoại thương(hay còn gọi là thương mại quốc tế) là quá trình trao đổi hàng
hóa, dịch vụ giữa các quốc gia chủ yếu thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu và
các hoạt động gia công với nước ngoài. Ngoại thương giữ vị trí trung tâm trong
nền kinh tế đối ngoại.
- Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các quan hệ về mặt vật chất và tài chính,
các quan hệ diễn ra không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực
khoa học – công nghệ có liên quan đến tất cả giai đoạn của quá trình sản xuất,
giữa các quốc gia với nhau và giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc
tế.
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu
- Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, không một quốc gia nào có thể
tự sản xuất tất cả các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước.
Vì vậy tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là điều kiện cần thiết cho
mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia phải thông qua trao đổi, mua bán với các quốc gia
nhằm thoả mản nhu cầu của mình. Như vậy, hoạt động xuất khẩu góp phần
quan trọng vào sự phát triển hay suy thoái, lạc hậu của quốc gia so với thế giới.
Ích lợi của hoạt động xuất khẩu được thể hiện như sau:
- Đối với nền kinh tế thế giới: Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia
tham gia vào phân công lao động quốc tế. Các quốc gia sẽ tập trung vào sản
xuất và sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà mình không có lợi thế. Xét
trên tổng thể nền kinh tế thế giới thì chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sẽ
làm cho việc sử dụng các nguôn lực có hiệu quả hơn và tổng sản phẩm xã hội
toàn thế giới tăng lên. Bên cạnh đó xuất khẩu góp phần thắt chặt thêm quan hệ
quốc tế giữa các quốc gia.
- Đối với nền kinh tế quốc dân: Xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng, chủ yếu để
quốc gia thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tĩch luỹ để phát triển sản xuất. Ở các
nước kém phát triển vật ngăn cản chính đối với nền kinh tế là thiếu tiềm lực về
vốn trong quá trình phát triển. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là
cở sở chính nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài thấy được khả
năng xuất khẩu của đất nước đó, vì đây là nguồn chính để đảm bảo nước này
có thể trả nợ. Đẩy mạnh xuất khẩu được xem như một yếu tố quan trọng kích
thích sự tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo điều kiện mở
rộng qui mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây
phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển theo, dẫn đến
kết quả tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh. Xuất khẩu
có ích lợi kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp sản xuất. Để có thể
đáp ứng được nhu cầu cao của thế giới về qui cách phẩm chất sản phẩm thì một
sản phẩm sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác người lao
động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
Thông qua xuất khẩu, hàng hoá trong nước sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh
trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi
các nhà sản xuất trong nước phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản
xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Ngoài ra, xuất khẩu còn đòi hỏi các nhà
doanh nghiệp phải luồng đổi mới công hoàn thiện công tác quản lý sản xuất,
kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.
- Đối với doanh nghiệp: Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có
cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất
lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản
xuất phù hợp với thị trường.Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn đổi
mới và hoàn thiện tác quản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị
trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước,
trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán
và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh
doanh của doanh nghiệp. Xuất khẩu khuyến khích việc phát triển các mạng
lưới kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên
cứu và phát triển các hoạt động sản xuất, marketing…, cũng như sự phân phối
và mở rộng trong việc cấp giấy phép.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Xuất Nhập Khẩu
1.1.3.1. Sự cạnh tranh
Các điều kiện về chi phí tạo ra giá sàn, các điều kiện về nhu cầu tạo ra giá
trần, thì những điều kiện cạnh tranh để quyết định giá xuất khẩu thực sự
nằm ở đâu giữa hai giới hạn đó. Trong một thị trường cạnh tranh hoàn toàn
thì nhà xuất khẩu có rất ít quyền định đoạt đối với giá cả. Khi đó, vấn đề
định giá chỉ còn là quyết định bán hay không bán sản phẩm vào thị trường
đó. Trong một thị trường cạnh tranh không hoàn toàn hoặc độc quyền thì
nhà xuất khẩu có một số quyền hạn để định giá của một số sản phẩm phù
hợp với những phân khúc thị trường đã được chọn lựa trước, và thông
thường họ có quyền định giá sản phẩm xuất khẩu ở mức cao hơn so với giá
thị trường trong nước.
1.1.3.2. Sự ảnh hưởng bởi chính trị và luật pháp
Nhà xuất khẩu phải chấp nhận luật pháp nước ngoài sở tại về các chính
sách của họ như: biểu thuế nhập khẩu, hạn chế trong nhập khẩu, luật chống
bán phá giá, kể cả chính sách tiền tệ.
1.1.3.3. Thuế quan
Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị
hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm
quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước
và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây
ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu
quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn chung công cụ này
thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất
khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngân sách.
1.1.3.4. Hạn ngạch
Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu
như qui định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của
một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông
qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà
nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi về quyền lợi quốc gia phải
kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên
liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu…
1.1.3.5. Trợ cấp xuất khẩu
Trong một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất
khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho
sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất
khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước
nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu.
1.1.3.6. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số
đơn vị tiền tệ của nước kia. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là
nhân tố quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt
động mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói
riêng. Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nước xuất khẩu và cao
hơn so với nước nhập khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nước xuất khẩu do giá
nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn, chi phí nhân công rẻ hơn làm cho gia
thành sản phẩm ở nước xuất khẩu rẻ hơn so với nước nhập khẩu. Còn đối
với nước nhập khẩu thì cầu về hàng nhập khẩu sẽ tăng lên do phải mất chi
phí lớn hơn để sản xuất hàng hoá ở trong nước. Điều này đã tạo điều kiện
thuận lợi cho các nước xuất khẩu tăng nhanh được các mặt hàng xuất khẩu
của mình, do đó có thể tăng được lượng dự trữ ngoại hối.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ INCOTERMS
Incoterms là bộ quy tắc do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành để
giải thích các điều kiện thương mại quốc tế. Khi được chọn, tạo thành một
điều khoản của hợp đồng mua bán quy định về vấn đề chuyên chở hàng hóa
và thông quan xuất nhập khẩu.
Mục đích của Incoterms là cung cấp một bộ qui tắc quốc tế để giải thích
những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương.Incoterms
làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển
hàng từ người bán đến người mua.
Incoterms 2010là phiên bản mới nhất của Incoterms,và có hiệu lực kể từ
ngày1 tháng 1năm2011. Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện, là kết quả
của việc thay thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ,
DDU) bằng hai điều kiện mới là DAT và DAP. 11 điều kiện Incoterms
2010 được chia thành hai nhóm riêng biệt:
Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải:
- EXW: Giao tại xưởng
- FCA: Giao cho người chuyên chở
- CPT: Cước phí trả tới
- CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới
- DAT: Giao tại bến
- DAP: Giao tại nơi đến
- DDP: Giao hàng đã nộp thuế
Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa:
- FAS: Giao dọc mạn tàu
- FOB: Giao lên tàu
- CFR: Tiền hàng và cước phí
- CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
Nhóm thứ nhất gồm bảy điều kiện có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào
phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng
một hay nhiều phương thức vận tải. Nhóm này gồm các điều kiện EXW,
FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP. Chúng có thể được dùng khi hoàn toàn
không có vận tải biển.Tuy vậy, các điều kiện này cũng có thể được sử dụng
khi một phần chặng đường được tiến hành bằng tàu biển.
Trong nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng và nơi hàng hóa được chở tới
người mua đều là cảng biển, vì thế chúng được xếp vào nhóm các điều kiện
“đường biển và đường thủy nội địa”. Nhóm này gồm các điều kiện FAS,
FOB, CFR và CIF. Ở ba điều kiện sau cùng, mọi cách đề cập tới lan can tàu
như một điểm giao hàng đã bị loại bỏ. Thay vào đó, hàng hóa xem như đã
được giao khi chúng đã được “xếp lên tàu”.
1.3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
- Trả tiền mặt (In Cash):
Người mua thanh toán bằng tiền mặt cho người bán khi người bán giao hàng hoặc
chấp nhận đơn đặt hàng của người mua.
- Phương thức ghi sổ (Open Account):
Là phương thức thanh toán trong đó người bán mở một tài khoản để ghi nợ người
mua, sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ, theo
đó đến thời hạn quy định người mua sẽ trả tiền cho người bán.
- Thanh toán trong buôn bán đối lưu (Counter Trade)
Nghiệp vụ Barter: là nghiệp vụ hàng đổi hàng, không sử dụng tiền trong thanh
toán.
Nghiệp vụ song phương xuất nhập: Đây cũng là hoạt động mua bán đối lưu, nhưng
có thể sử dụng tiền (hoặc một phần tiền) để thanh toán.
Nghiệp vụ Buy – Back: là nghiệp vụ mua bán đối lưu trong lĩnh vực đầu tư trung
và dài hạn. Trong đó, một bên cung cấp máy móc trang thiết bị và sẽ nhận lại sản
phẩm do bên kia sử dụng máy móc đó làm ra.
- Phương thức nhờ thu (Collection)
Là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền thu ghi trên
tờ hối phiếu đó.
- Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng yêu cầu ngân hàng phục
vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở một địa điểm nhất
định.Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng
lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.
- Phương thức giao chứng từ trả tiền (Cash Against Documents – CAD)
Là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài
khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình đầy
đủ những chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán.
- Phương thức tín dụng chứng từ (Ducumentary Credits)
Là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng
cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba hoặc chấp nhận hối
phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất
trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra
trong thư tín dụng.
1.4. TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
Các bước thực hiện hợp đồng Xuất Nhập Khẩu
1.4.1. Đối với hợp đồng xuất khẩu:
- Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của Nhà nước
- Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán
- Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu
- Làm thủ tục hải quan
- Thuê phương tiện vận tải
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu
- Lập bộ chứng từ thanh toán
- Khiếu nại
- Thanh lý hợp đồng
1.4.2. Đối với hợp đồng nhập khẩu:
- Làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của Nhà nước
- Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán
- Thuê phương tiện vận tải
- Mua bảo hiểm
- Làm thủ tục hải quan
- Nhận hàng
- Kiểm tra hàng nhập khẩu
- Khiếu nại
- Thanh toán
- Thanh lý hợp đồng
1.5. CÁC CHỨNG TỪ THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG KINH
DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người mua đòi
người bán phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. Trong hóa đơn phải nêu
được đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở
giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải,…
- Vận đơn đường biển
Là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người
gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển.
- Chứng từ bảo hiểm
Là chứng từ do người/tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm,
ngằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ
giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm.
- Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate Of Quality)
Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm
chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng.
- Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate Of Quantity/ Weight)
Là chứng từ xác nhận số lượng/ trọng lượng của hàng hóa thực giao.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate Of Origin)
Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền, thường là
Phòng Thương mại/ Bộ Thương mại cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc
khai thác ra hàng hóa
- Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh
Là những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho chủ
hàng để xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm
độc,…
- Phiếu đóng gói (Packing List)
Là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả những mặt hàng, loại hàng được đóng
kiện hàng và toàn bộ lô hàng được giao.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT
MAY TẠI VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
2.1.1. Vai trò của ngành dệt may
Thứ nhất, xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may sẽ tạo
nguồn thu nhập, tích luỹ cho Nhà nước một nguồn vốn ngoại tệ lớn cho việc nhập khẩu
thiết bị sản xuất hiện đại, nguyên phụ liệu…để phát triển sản xuất phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Đồng thời cũng giúp cho mỗi doanh nghiệp có cơ
sở để tự hiện đại hoá sản xuất của mình. Khi xuất khẩu các sản phẩm dệt may nước ta sẽ
có một nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân, đáp ứng cho việc nhập khẩu các
mặt hàng mà chúng ta cần để đảm bảo cho sự phát triển cân đối, ổn định của nền kinh tế;
giúp chúng ta khai thác tối đa tiềm năng của đất nước.
Thứ hai, xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá nói chung và sản
phẩm dệt may nói riêng được xem là một yếu tố để thúc đẩy phát triển và tăng trưởng
kinh tế vì nó cho phép mở rộng quy mô sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước,
gây phản ứng dây truyền kéo theo một loạt các ngành khác có liên quan phát triển theo.
Khi ngành dệt may đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu thì sẽ
buộc phải mở rộng quy mô sản xuất và cần nhiều nguyên liệu hơn để phục vụ cho ngành
dệt và may, điều đó sẽ dẫn theo sự phát triển của ngành trồng bông và các ngành có liên
quan đến việc trồng bông như phân bón, vận tải…
Thứ ba, việc ngành dệt may đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường
xuất khẩu sẽ giúp Nhà nước và chính bản thân các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả
nhất các nguồn lực có sẵn và các lợi thế vốn có của quốc gia cũng như của doanh nghiệp,
đồng thời tiếp cận với sự phát triển của khoa học-công nghệ trên mọi lĩnh vực để nâng
cao chất lượng, tăng sản lượng và hướng tới sự phát triển bền vững cho đất nước và
doanh nghiệp.
Thứ tư, tiến hành các hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sản
phẩm dệt may góp phần giúp Nhà nước giải quyết vấn đề công ăn việc làm, nâng cao
mức sống người dân, đưa quốc gia thoát khỏi sự đói nghèo và lạc hậu. Việc ngành dệt
mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu đồng nghĩa với việc mở rộng
quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khi đó ngành dệt may sẽ thu hút được
nhiều hơn nữa lao động và giúp họ có được một mức thu nhập cao và ổn định, tay nghề
của người lao động được nâng cao do họ sẽ được đưa vào đào tạo một cách bài bản và có
kế hoạch cụ thể, đồng thời có cơ hội tiếp cận với những công nghệ sản xuất dệt may hiện
đại.
Thứ năm, để việc đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu có hiệu
quả cao, các doanh nghiệp dệt may phải không ngừng đầu tư vào trang thiết bị máy móc,
công nghệ sản xuất để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa tăng năng xuất thì mới tạo
ra được những sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Như vậy xuất
khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu còn có vai trò kích thích đổi mới công nghệ sản
xuất cho nền kinh tế nói chung và cho ngành dệt may nói riêng.
Thứ sáu, nhờ có hoạt động xuất khẩu và công tác mở rộng thị trường xuất khẩu mà
sự hợp tác kinh tế giữa nước ta với các nước khác ngày càng phát triển bền chặt và thân
thiện. Điều đó là do xuất khẩu chính là sự trao đổi giữa các quốc gia, là sự thể hiện mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và là hình thức ban đầu của các hoạt động
đối ngoại. Không chỉ thế nó còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường tiếp cận
với thế giới bên ngoài, từ đó có một nguồn thông tin vô cùng phong phú và nhạy bén với
cơ chế thị trường; thiết lập được nhiều mối quan hệ và tìm được nhiều bạn hàng trong
kinh doanh hợp tác xuất nhập khẩu.
2.1.2. Tình hình xuất khẩu ngành dệt may
Hiện nay ở nước ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao và phong
phú, đa dạng của con người mà còn là ngành giúp nước ta giải quyết được nhiều công ăn
việc làm cho xã hội và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách quốc gia, tạo điều kiện
để phát triển nền kinh tế.
Trong những năm gần đây ngành công nghịêp dệt may đã có những bước tiến vượt
bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khoảng 30%/năm, trong lĩnh vực xuất khẩu
tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước. Tính đến nay cả nước có khoảng 822 doanh nghiệp dệt may, trong đó doanh nghiệp
quốc doanh là 231 doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 370 doanh nghiệp và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 221 doanh nghiệp. Ngành dệt may có năng lực
như sau:
Về thiết bị: có 1.050.000 cọc kéo sợi, 14.000 máy dệt vải; 450 máy dệt kim và
190.000 máy may.
Về lao động: ngành dệt may đang thu hút được khoảng 1,6 triệu lao động, chiếm
25% lực lượng lao động công nghiệp.
Về thu hút đầu tư nước ngoài: tính đến nay có khoảng 180 dự án sợi-dệt-nhuộm
-đan len-may mặc còn hiệu lực với số vốn đăng ký đạt gần 1,85 tỷ USD, trong đó có 130
dự án đã đi vào hoạt động, tạo việc làm cho trên 50.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn
lao động gián tiếp.
Tổng nộp ngân sách thông qua các loại thuế ngày càng tăng, tốc độ tăng bình quân
khoảng 15%/ năm.
Về thì trường xuất khẩu: chúng ta xuất khẩu nhiều sang các thị trường Mỹ, EU,
Canada và Nhật Bản trong đó các nước EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất
của Việt Nam chiếm 34%-38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam. Còn
sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản đã được hưởng thuế ưu đãi theo hệ thống
GSP nên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này tăng khá nhanh trong
những năm gần đây, thị phần hàng dệt thoi và dệt kim của nước ta trên thị trường hàng
dệt may của Nhật Bản tương ứng là 3,6% và 2,3%, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng
30% sản phẩm dệt may.
Năm 2012, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành dệt may nói chung và Tập
đoàn Dệt may nói riêng vẫn duy trì mức độ tăng trưởng ổn định, tiếp tục là ngành có kim
ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và xơ sợi dệt các
loại toàn ngành ước đạt 17,2 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ 2011. Trong đó riêng
xuất khẩu dệt may đạt 15,8 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường lớn vẫn tăng trưởng ổn định
mặc dù nhập khẩu dệt may nói chung vào các thị trường này đều tăng chậm, thậm chí
giảm. Cụ thể, nhập khẩu dệt may vào thị trường Mỹ năm 2012 giảm 0,5% nhưng nhập
khẩu từ Việt Nam vẫn tăng 9,2%, tại thị trường Hàn Quốc giảm 7% nhưng nhập khẩu từ
Việt Nam vẫn tăng 9%. Điều này cho thấy dệt may Việt Nam ngày càng uy tín và có tính
cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
Riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 2 tỷ 6
triệu USD, tăng 16% so với năm 2011. Doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 40 nghìn 786 tỷ
đồng, tăng 16% so với năm 2011, đạt 102% kế hoạch năm; doanh thu nội địa ước đạt 19
nghìn 700 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân đạt gần 4,5 triệu
đồng/người/tháng.
Năm 2013, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đặt mục tiêu doanh thu và kim ngạch
xuất khẩu đều tăng 12% so với năm ngoái. Hiện, có nhiều tín hiệu vui khi nhiều doanh
nghiệp dệt may có đơn hàng xuất khẩu tốt trong quý 1 và quý 2.
Năm 2013 , hàng dệt may Việt Nam đã có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới,
nhất là tại 4 thị trường trọng điểm Mỹ, châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỹ là thị
trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam.
Trong 6 tháng, đạt KNXK 3,94 tỷ USD, chiếm 44,8% tổng KNXK toàn ngành,
tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, tín hiệu
vui là hàng xơ sợi nhân tạo của Việt Nam xuất khẩu tăng 14,5% so với cùng kỳ.
Riêng EU, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 1,29 tỷ USD, tăng 18% do
tăng trưởng kinh tế trở lại. Thị trường Nhật Bản cũng đạt KNXK dệt may 1,1 tỷ USD,
chiếm tỷ trọng 12,5% KNXK, tăng 24,5%.
Dự kiến, với thị trường Nhật Bản, xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ phát triển được
quy mô tăng trưởng xấp xỉ thị trường EU. Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu hàng dệt
may lớn thứ 4 của Việt Nam với KNXK năm 2013 dự kiến đạt trên 1 tỷ USD. Trong 6
tháng đầu năm, KNXK đạt 660 triệu USD.
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được các bên đàm phán, dự kiến
sẽ hoàn tất trong năm 2013. “Nếu được ký kết, TPP sẽ là cú hích mới cho dệt may Việt
Nam cả về quy mô sản xuất, xuất khẩu cũng như cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm”
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 15,39% so
với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7,89 tỷ USD; trong đó có sự đóng góp lớn từ những thị
trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong đó, xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch lớn nhất 3,98 tỷ USD,
chiếm 50,48% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm
ngoái.
Thị trường EU đạt 1,29 tỷ USD, chiếm 14,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng
18%; Nhật Bản đạt 1,03 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 13,03% tổng kim ngạch, tăng 16,53%;
Hàn Quốc đạt 545,47 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,92%, tăng 42,67%. Các thị trường
khác đạt 1,85 tỷ USD.
Dự báo, với kết quả xuất khẩu nửa đầu năm nay cùng với diễn biến tốt của thị
trường đang diễn ra có hy vọng toàn ngành sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 19,5 tỷ USD trong
cả năm 2013, vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm khoảng 1 tỷ USD.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 6 tháng đầu năm nay sang phần
lớn các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý
là tất cả các thị trường truyền thống đều tăng kim ngạch như: xuất sang Hoa Kỳ tăng
14,2%; Nhật Bản tăng 16,53%; Hàn Quốc tăng 42,67%; Đức tăng 11,85%; Anh tăng
3,5%; Tây Ban Nha tăng 9,41%; Canada tăng 14,04%; Trung Quốc tăng 45%; Hà Lan
tăng 4,93%.
Thị trường đặc biệt chú ý trong 6 tháng đầu năm là Nigieria, tuy kim ngạch chỉ
đạt 8,42 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì đạt mức tăng trưởng cực mạnh
tới 3.229% (6tháng năm 2012 đạt 252.871 USD). Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu
sang Myanmar và Phần Lan cũng đạt kim ngạch lớn 139,08% và 102,25%.
Những tín hiệu tốt cho thị trường xuất khẩu: hàng xơ sợi nhân tạo của Việt Nam
xuất khẩu vào Hoa Kỳ đã tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Còn với thị trường Nhật
Bản, xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ phát triển được quy mô tăng trưởng xấp xỉ thị
trường EU. Đối với khối EU, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 6 tháng
đầu năm đạt 1,29 tỷ USD, nếu sự hồi phục kinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng được cải
thiện thì xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ giữ được mức tăng trưởng trên 18%. Thị
trường Hàn Quốc, sẽ được duy trì là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 4 của
Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu năm 2013 dự kiến đạt trên 1 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: USD
Thị trường T6/2013 6T/2013 T6/2013 so với
T6/2012
(%)
6T/2013 so
với cùng kỳ
(%)
Tổng kim ngạch 1.489.839.597 7.886.546.267 +9,61 +15,39
Hoa Kỳ 755.494.205 3.981.393.871 +9,88 +14,20
Nhật Bản 164.063.311 1.027.575.940 +5,42 +16,53
Hàn Quốc 68.157.836 545.474.182 +56,51 +42,67
Đức 59.887.711 279.443.193 +5,39 +11,85
Anh 40.442.197 205.127.353 -9,93 +3,50
Tây Ban Nha 51.600.498 194.770.873 +11,43 +9,41
Canada 41898492 166.252.563 +7,42 +14,04
Trung Quốc 30516260 138.221.726 +48,54 +45,00
Hà Lan 29324768 123.820.474 +2,38 +4,93
Đài Loan 11836597 88.888.866 -9,23 -4,39
Pháp 22324850 81.579.856 +12,77 +2,22
Bỉ 15078941 75.771.537 -14,93 +3,69
Campuchia 8363999 72.481.185 +10,63 +67,66
Italia 16580664 63183871 -20,41 -4,28
Nga 16968042 59763342 -17,54 -0,50
Hồng Kông 12749608 57042413 +44,98 +29,49
Indonesia 6886063 47328732 +0,21 +20,98
Đan Mạch 8789920 41949296 -27,71 -26,08
Australia 7300924 41039434 +22,68 +31,78
Mehico 9056014 36829717 -4,55 -6,24
Thụy Điển 7186730 35016482 +40,89 +56,64
Ả Râp Xê Út 5891186 34946596 +16,21 +14,33
Thổ Nhĩ Kỳ 6195451 34044594 +1,38 -1,01
Tiểu VQ Arập TN 7023217 29819772 +28,50 +13,16
Malaysia 5057138 25470030 +2,54 +21,23
Thái Lan 5342550 24393740 +34,14 -4,92
Braxin 3630330 21175721 +18,87 +23,37
Singapore 3873093 18307671 +33,39 +16,63
Panama 2776977 15660169 +28,50 -13,76
Ba Lan 4215506 14975267 +81,42 +67,75
Philippin 2183814 14731564 -29,42 +14,27
Áo 3466131 13720038 +0,53 +2,48
Séc 2377982 13678340 +30,89 -13,98
Chi Lê 2583994 12507344 +5,38 +1,08
Bangladesh 1120001 12329490 -24,08 +19,91
Ấn Độ 1664337 11782426 +38,01 +23,41
Nauy 1654609 9737208 -19,03 +61,79
Nam Phi 1299630 9080866 +21,16 +10,37
Nigieria 4222927 8.418.890 * +3229,32
Achentina 1779708 8046 992 -40,88 -25,45
Israel 1613661 7.567.873 +44,41 +12,44
Ucraina 1885214 6.769.711 -10,60 -42,74
New Zealand 1022438 6329797 +92,68 +78,34
Angola 1411093 6176761 -64,38 -18,78
Slovakia 1783272 5620968 -2,49 +14,87
Myanma 1910532 5493104 +264,47 +139,08
Thụy Sỹ 1444191 5164735 -18,15 -1,28
Lào 684585 4746022 -1,20 +67,79
Phần Lan 1536773 4724345 +96,25 +102,25
Hy Lạp 902700 3824150 -44,98 -23,92
Hungary 796467 3583052 -13,57 -20,32
Ai cập 361165 3320665 -63,62 -9,38
Senegal 0 161787 * *
Gana 0 140960 * -92,79
Nhưng tính chung 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lại
tăng trưởng cả về lượng và trị giá, tăng 11,31% về lượng và tăng 11,38% về trị giá so với
cùng kỳ năm 2012, đã xuất khẩu 326,2 nghìn tấn, thu về 975,9 triệu USD. Trung Quốc,
Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia… tiếp tục là thị trường chính nhập khẩu
mặt hàng xơ sợi dệt của Việt Nam. Đứng đầu là thị trường Trung Quốc, nhập khẩu 114,6
nghìn tấn, chiếm 35,1% thị phần xuất khẩu xơ sợi dệt của Việt Nam, trị giá 365,9 triệu
USD, tăng 3131% về lượng và tăng 26,43% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đứng
thứ hai sau thị trường Trung Quốc là Thổ Nhĩ Kỳ, với 65,1 nghìn tấn, trị giá 159 triệu
USD, tăng 2,5% về lượng nhưng giảm 2,86% về trị giá so với 6 tháng năm 2012.
Đối với thị trường Đài Loan, tuy chỉ xuất khẩu 53,7 nghìn tấn, nhưng lại là thị trường có
sự tăng trưởng mạnh, tăng 1508,8% , trị giá 19,3 triệu USD, tăng 78,48% so với cùng kỳ.
Ngoài những thị trường chính kể trên,Việt Nam còn xuất khẩu mặt hàng này sang
các thị trường khác như: Hàn Quốc với 38,3 nghìn tấn, trị giá 119,1 triệu USD, tăng
0,39% về lượng và tăng 2,31% về trị giá; Indonesia tăng 10,77% về lượng và tăng
19,36% về trị giá với 13 nghìn tấn, trị giá 42,3 triệu USD…
2.1.3. Thuận lợi
Mọi ngành sản xuất nói chung và ngành Dệt May nói riêng đều chịu sự ảnh hưởng
của điều kiện tự nhiên. Khí hậu và đất đai thuận lợi sẽ tạo điều kiện phát triển các cây
công nghiệp như Bông, Đay, trồng dâu nuôi tằm Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa
rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp là một yếu tố đầu vào của ngành Dệt May.
Khi sợi, bông có năng suất, chất lượng cao thì sản phẩm Dệt May sản xuất ra cũng có
chất lượng cao hơn cạnh tranh dễ dàng trên thị trường, nó là yếu tố nâng cao chất lượng
sản phẩm. Bên cạnh đó Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế, nằm ở khu vực
đang phát triển sôi động nên rất thuận lợi cho việc trao đổi thương mại về sản phẩm,
nguyên liệu, máy móc, công nghệ khoa học kỹ thuật trong khu vực và trên thế giới. Nhân
tố này ảnh hưởng trực tiếp tới ngành.
Với số lượng dân cư dồi dào sẽ góp phần thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển. Dân
số tăng lên nhu cầu về hàng Dệt May cũng tăng lên. Do đó ngành Dệt May phải phát
triển cả về chiều rộng và chiều sâu để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và giải quyêt việc
làm. Cơ cấu dân cư được chia làm ba loại: cơ cấu dân cư theo độ tuổi, theo nhóm tuổi,
theo vùng. Căn cứ vào đó ngành có định hướng phát triển về sản phẩm phù hợp cho từng
đối tượng khác nhau.
Trong xã hội ngày nay nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” ngày càng thể hiện rõ đặc biệt
là giới trẻ, đây cũng là một thị trường tiêu thụ hàng Dệt May rất lớn. Ngoài ra, do lợi thế
về giá lao động thấp nên nếu ngành Dệt May được đầu tư thích đáng thì sản phẩm Dệt
May Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Dệt May là một ngành truyền thống đã phát triển từ rất lâu đời. Qua thời gian đúc
kết kinh nghiệm và đầu tư phát triển nó đã trở thành một ngành công nghiệp độc lập và
rất có thế mạnh. Hà Nội có văn hoá truyền thống lâu đời về Dệt May, con người Hà Nội
cần cù sáng tạo, năng động nhanh nhạy trong việc học hỏi nắm bắt cái mới là những nhân
tố thuận lợi cho phát triển ngành Dệt May.
2.1.4. Khó khăn
Không chỉ có nước ta coi ngành công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp xuất
khẩu chủ lực, mà còn có hàng loạt các nước đang phát triển khác nữa cũng coi ngành dệt
may là ngành xuất khẩu chủ lực. Vì vậy mà họ cũng tập trung đầu tư và khuyến khích
phát triển ngành dệ may giống như những hoạt động đầu tư và khuyến khích của nước ta.
Thậm chí họ còn có những bước chuẩn bị sớm hơn và kỹ càng hơn chúng ta. Do đó việc
xuất khẩu hàng dệt may sẽ phải cạnh tranh gay gắt. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có
những hành động thúc đẩy xuất khẩu cho hàng dệt may Việt Nam.
May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt
chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp.
Trong khi đó, ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa tương
xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung
cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao. Như đã phân tích ở trên, tính theo
giá so sánh, giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giá trị sản phẩm
của ngành may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc đối với nguyên phụ liệu
nhập khẩu.
Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn
đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã
khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung
ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt
may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường và/hoặc
chuyển đổi sang thị trường khác. Những khó khăn, ít nhất là ban đầu, trong việc chuyển
đổi định hướng sang thị trường nội địa trong thời điểm các thị trường xuất khẩu chính
như Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thoái kinh tế chính là những dẫn chứng tiêu biểu.
Mặt khác, kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản,
năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng. Năng lực tiếp thị còn hạn chế,
phần lớn các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây
dựng được chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp.
2.1.5. Cơ hội
Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh
nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên
tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu
vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may.
Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi
nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp định
đối tác thương mại Việt - Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khung khổ của
ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v).
Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được
sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và mở ra những thị trường mới và các quan hệ hợp
tác mới. Hơn nữa, bản thân thị trường nội địa có dân số 84 triệu dân với mức sống ngày
càng được nâng cao thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và các doanh nhân.
2.1.6. Nguy cơ thách thức
Sự phụ thuộc thị trường vào các DN ngoại ngày một tăng; thông tin thị trường
chậm, năng lực tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường hạn chế, nhất là thị trường XK; thiếu
vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm quản lí, do đó các DN may mặc thiếu linh hoạt
trong việc đa dạng hóa sản phẩm; năng lực cạnh tranh kém; phần lớn các DN dệt may
VN đều sản xuất gia công cho các DN nước ngoài nên rất thiệt thòi trong việc phân phối
giá trị gia tăng (phân phối thu nhập); phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước
ngoài.
Một mặt, xuất phát điểm của dệt may Việt Nam còn thấp, công nghiệp phụ trợ
chưa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao, năng lực
cạnh tranh còn yếu hơn các nước trong khu vực và trên thế giới là thách thức khi hội
nhập kinh tế toàn cầu.
Mặt khác, môi trường chính sách còn chưa thuận lợi. Bản thân các văn bản pháp lý
của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây
dựng và thực thi chính sách, cũng như các cán bộ tham gia xúc tiến thương mại còn yếu,
đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng.
Bản thân các thị trường lớn cũng vận dụng khá nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệ
sinh, an toàn, môi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong
nước. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn có quy mô nhỏ và vừa, không đủ tiềm lực để
theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá, dẫn đến thua thiệt trong các tranh chấp thương
mại. Các rào cản thương mại trên đã được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn,
đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
2.2. NHẬN XÉT
2.2.1. Thuận lợi
Ngành dệt may hiện nay là một trong những ngành kinh tế lớn của đất nước.
Trong những năm qua, ngành dệt may đã đạt đợc những bớc phát triển đáng kể. Số 1
trong các đơn vị sản xuất hàng dệt may thuộc mọi thành phần kinh tế tăng lên một cách
nhanh chóng. Nhiều đơn vị sản xuất kể cả quốc doanh và tư nhân đã được trang bị nhiều
dây chuyền thiết bị sản xuất hiện đại. Lĩnh vực sản xuất hàng dệt may cũng là lĩnh
vực được các nhà đầu tư chú ý nhiều nhất khi đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ bởi
đây là ngành đòi hỏi ít vốn hơn và thời gian thu hồi vốn nhanh.
Sự tăng trưởng trong việc xuất khẩu hàng dệt may giúp nền kinh tế Việt Nam phát
triễn mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống dân cư
Tạo công ăn việc làm cho phần lớn lao động có trình độ thấp
Góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam đứng đầu trên thị trường quốc tế
Tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ cũng như có kinh nghiệm quản lý tốt
hơn và được bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên. Với những lợi thế riêng
như ổn định chính trị, năng suất, chi phí nhân công thấp, đáp ứng được sự đa dạng về các
chủng loại hàng may mặc , Dệt May Việt Nam đang ngày càng khẳng định được uy tín
trên thị trường thế giới và đứng trong top các nước xuất khẩu cao.
2.2.2. Khó khăn
Thiết bị và công nghệ sản xuất của ngành dệt may còn lạc hậu nhiều, riêng có dệt
kim đã đuợc đổi mới tơng đối đồng bộ.
So với ngành dệt thì nhành may được trang bị nhiều máy móc hiện đại hơn, hầu
hết các đơn vị sản xuất hàng may XK lớn đều đuợc trang bị máy móc hoàn toàn hiện đại.
Chúng ta chưa có những chính sách phù hợp để khuyến khích việc sản xuất nguyên
liệu cho ngành dệt may nên nguyên liệu đợc sản xuất trong nước vừa có chất lượng xấu,
vừa có sản lượng thấp không thể sản xuất được mặt hàng đủ tiêu chuẩn XK. Hiện nay
hàng dệt may xuất khẩu của ta chủ yếu là hàng dệt kim, còn các mặt hàng dệt khác
thường không đủ tiêu chuẩn về chất lượng. Sản phẩm vải của ngành dệt không đủ tiêu
chuẩn để cung cấp cho may xuất khẩu. Nguyên liệu chủ yếu phải nhập từ nước ngoài.
Phần lớn (80%) hàng dệt may XK của ta hiện nay là gia công cho nước ngoài,
do vậy giá trị ngoại tệ ta thực thu cha cao (chiếm khoảng 15-17% trị giá XK). Một
trong những nguyên nhân gây ra những hạn chế của các doanh nghiệp nước ta là do
thiếu vốn, lãi suất vốn ngân hàng cao. Không có vốn đầu tư ngành dệt không thể có
thiết bị hiện đại để dệt vải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Không có vốn các
nhà sản xuất không thể đầu tư những phụ liệu cao cấp cho sản phẩm may, cũng như
mua nguyên liệu để tạo sản phẩm XK bán theo điều kiện FOB. Thực tế cho thấy nếu
các doanh nghiệp có vốn, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh bán FOB thì sẽ đem lại hiệu
quả kinh tế cao hơn.
Việt Nam có ít khách hàng trực tiếp. Mặc dầu có hạn ngạch nhưng hầu hết các
doanh nghiệp phải XK thông qua nước thứ 3: Nam triều tiên, Hông Kông ,Đài Loan.
bằng cách gia công cho họ để vào thị trường EU.
Ở những thị trường không hạn ngạch mà trước hết là thị trờng Mỹ ,khó khăn lớn
nhất của VN khi xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ là phải chịu thuế suất cao chưa được
hưởng quy chế tối huệ quốc, chưa được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập do hầu hết
nguyên phụ liệu cho sản xuất Việt Nam đều phải nhập khẩu.
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
2.3.1. Giải pháp về vốn
- Tập trung xây dựng các dự án đầu tư huy động được nhiều vốn từ nhiều đối tác,
chú trọng kêu gọi đầu tư nước ngoài
- Phát huy mọi tiềm lực trong nước và tranh thủ đầu tư nước ngoài cho sản xuất
ngành sản xuất phụ liệu, dệt vải chất lượng cao
- Tranh thủ phân bố vốn ưu đãi của nhà nước cho ngành dệt
2.3.2. Giải pháp về lao động
- Phát triển hệ thống đào tạo đa dạng gắn kết chặt chẽ giữa chủ doanh nghiệp với
các trung tâm đào tạo, giữa nội dung đào tạo và yêu cầu phát triển sản xuất
- Tạo điều kiện để nâng cao trình độ lao động
- Tổ chức phong trào thi đua, kiểm tra
- Quan tâm tới vấn đề nhà ở cho lao động
2.3.3. Giải pháp về công nghệ
Đầu tư trang bị hệ thống sản xuất hiện đại, đáp ứng nhu cầu an toàn cho lao động
sản xuất
2.3.4. Giải pháp về sản phẩm
- Tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm
- Áp dụng công nghệ tiên tiến, tăng năng suất, chất lượng
- Thực hiện quản lí theo tiêu chuẩn ISO
- Phát triển khâu hoàn thiện sản phẩm, tạo mẫu, thiết kế
2.3.5. Giải pháp về thị trường
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm đủ loại khách hàng
- Hợp tác, liên doanh thành một mạng lưới phân phối sản phẩm mang thương hiệu
cho doanh nghiệp
- Tham gia các tổ chức, hiệp hội dệt may trong nước và quốc tế nhằm đẩy mạnh sự
hợp tác, hỗ trợ trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm
2.3.6. Giải pháp về quản lí, chính sách, qui hoạch ngành dệt may
- Thống nhất quản lý ngành dệt may, yêu cầu DN dệt may cung cấp thông tin định
kỳ và đột xuất phục vụ công tác quản lý ngành.
- Chủ trì xây dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành dệt may
- Tham gia góp ý kiến trong việc cấp giấy phép đầu tư các dự án dệt may
- Khuyến khích các ngân hàng cho vay đầu tư, bảo lãnh, hỗ trợ lãi suất vay vốn. Tạo
điều kiện cho các DN dệt may tiếp cận với các chương trình hỗ trợ vốn đầu tư.
- Khẩn trương điều chỉnh, sửa đổi các văn bản pháp lý về quản lý xây dựng và đầu
tư hiện hành theo hướng nhanh gọn.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động
của Hiệp hội dệt may thành phố.
- Hình thành Trung tâm khuyến công, tổ chức tư vấn về lập dự án khả thi, cung cấp
những thông tin cập nhật về thị trường.
- Thành phố dành một khoản kinh phí hàng năm hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa
học, nghiên cứu sản phẩm mới, định hướng đầu tư .
- Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, hộ cá thể đầu tư trong lĩnh
vực dệt lụa tơ tằm, dệt thảm, dệt vải.
- Về thiết kế mẫu thời trang, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển hoặc hợp tác
với các đơn vị trong nước và nước ngoài.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuê đất và hỗ trợ một phần tiền thuê đất để
xây dựng nhà ở cho công nhân.
- Đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia
đầu tư sản xuất hàng dệt may.
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
3.1. GIẢNG DẠY MÔN HỌC
3.1.1. Giáo trình, tài liệu học tập, giảng viên
Về giáo trình: Hiện nay trường ta chưa có giáo trình riêng cho bộ môn Quản Trị
Xuất Nhập Khẩu, theo sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Thành Long và Giảng Viên Trần
Hoàng Giang trực tiếp giảng dạy ở bộ môn này, đã hướng dẫn chúng em tìm hiểu, tham
khảo giáo trình của tác giả Đoàn Thị Hồng Vân. Theo em, đây là cuốn giáo trình được
biên soạn rất khoa học, rất phù hợp với thực tiễn.
Về tài liệu học tập: Chúng em được Thầy cung cấp cho các slide bài giảng được
Thầy biên soạn rất tỉ mỉ. Bên cạnh đó, Thầy thường xuyên thu thập các hoá đơn, chứng
từ, các biểu mẫu, tài liệu có liên quan… để chúng em có thể dễ dàng tiếp cận và nắm
vững thực tiễn.
Về giảng viên giảng dạy: Trong quá trình nghiên cứu bộ môn Quản Trị Xuất Nhập
Khẩu chúng em nhận được sự hướng dẫn rất nhiệt tình từ phía Thầy Trần Hoàng Giang.
Với lượng kiến thức rộng, giàu kinh nghiệm, cùng với sự tận tâm với nghề, chúng em đã
học hỏi được rất nhiều bài học quý báu từ phía Thầy.
3.1.2. Cơ sở vật chất
Trong quá trình học tập, chúng em nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ phía nhà
trường, phòng ốc khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ các tiện nghi. Bên cạnh đó,
chúng em có thể dễ dàng tìm kiếm các loại sách tham khảo, tài liệu hỗ trợ cho việc
nghiên cứu tại thư viện của trường.
3.1.3. Tính hữu ích và thiết thực của môn học
Với xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, xuất nhập khẩu ngày càng đóng vai trò
chủ chốt. Chính vì lẽ đó mà tính hữu ích và thiết thực của môn học này lại được đánh giá
cao hơn bao giờ hết. Môn học không chỉ cho chúng em nắm vững các kiến thức cần thiết
cho việc học tập mà còn cung cấp cho chúng em một lượng kiến thức rất thực tế, để phục
vụ tốt hơn cho công việc sau này.
3.2. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP VÀ GIẢNG
DẠY MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
Đối với môn học Quản Trị Xuất Nhập Khẩu, chúng em may mắn được tham gia
học tập trong một lớp có sỉ số tương đối thấp so với các môn học khác (khoảng 60 sinh
viên) Và chúng em nhận thấy rằng, với số lượng này, khả năng tập trung và khả năng tiếp
thu bài rất cao. Em mong rằng không chỉ đối với môn học này mà còn đối với các môn