Tải bản đầy đủ (.doc) (230 trang)

Các chuyên đề nghiên cứu và bài tham luận hội thảo tại hà giang và gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 230 trang )

UỶ BAN DÂN TỘC
* * * * * * * * * * * *
CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ BÀI THAM LUẬN HỘI THẢO TẠI HÀ GIANG, GIA LAI
(THỰC HIỆN DỰ ÁN: ĐIỀU TRA VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÓ
UY TÍN TRONG DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN TỘC
VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ)”
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
DANH MỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ
CÁC BÀI THAM LUẬN HỘI THẢO TẠI TỈNH HÀ GIANG VÀ GIA LAI
(Thực hiện Dự án: “Điều tra về vị trí, vai trò của người có uy tín trong dân tộc thiểu
số đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”)
I Chuyên đề nghiên cứu: 05
Trang
1
Thực trạng công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy
tín trong vùng dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
3
2
Công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín ở khu
vực biên giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
27
3
Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và tác động của hội nhập
kinh tế đối với đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
44
4
Vai trò người có uy tín trong dân tộc thiểu số trong công tác


tuyên truyền thực hiện chính sách dân tộc.
59
5
Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của người có uy tín đối
với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
74
II Các bài tham luận hội thảo tại tỉnh Hà Giang: 12
1
Công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín ở khu
vực biên giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh
Hà Giang
94
2
Vai trò của người có uy tín trong công tác tuyên truyền vận động
đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và chính sách dân tộc
trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
100
3
Thực trạng và kết quả công tác vận động, phát huy vai trò người
có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang
106
4
Công tác vận động nghệ nhân dân gian trên địa bàn xã Hữu
Vinh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
105
5
Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của người có uy tín

trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc
110
6
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò
của người có uy tín đối với công tác dân tộc và thực hiện chính
sách dân tộc
7
7
Phát huy vai trò, vị trí của người có uy tín tham gia phát triển
kinh tế xã hôi, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Vị Xuyên
113
8
Đánh giá tình hình hoạt động của Người có uy tín trong cộng
đồng dân cư huyện Quản Bạ
9 Giải pháp phát huy vai trò, vị trí của già làng, người có uy tín đối
với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và xây dựng
2
nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Giang
10
Giải pháp phát huy vai trò, vị trí của già làng, người có uy tín đối
với phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo và xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Bắc Mê
11
Công tác dân vận đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc
thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và giữ gìn an ninh, trật tự ở
địa phương.
12
Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của Người có uy tín

trong thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương
III Các bài tham luận Hội thảo tại tỉnh Gia Lai: 12
1
Thực trạng và giải pháp thực hiện công tác vận động, phát huy
vai trò của người có uy tín trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự
ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi
2
Công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong
đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên
3
Vai trò của người có uy tín đối với phát triển kinh tế-xã hội, xóa
đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới
4
Thực trạng và giải pháp tình hình người có uy tín trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông
5
Vai trò của người có uy tín và các vị sư sãi tiêu biểu ở vùng đồng
bào Khmer trong công tác tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân
6
Vai trò của người có uy tín trong công tác bảo tồn, phát huy bản
sắc văn hóa truyền thống các dân tộc
7
Công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong
đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam bộ
8
Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của người có uy tín
trong thực hiện chính sách dân tộc
9
Vai trò của người có uy tín đối với công tác bảo vệ môi trường

sinh thái và phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi
10
Công tác dân vận đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
11
Công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín tham gia
giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ Tổ quốc vùng dân tộc thiểu số và
miền núi
12
Giải pháp phát huy vai trò của người có uy tín trong công tác
tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
3
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG, PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu chuyên đề
Vấn đề dân tộc thiểu số hết sức nhạy cảm và có vị trí chiến lược đối với
sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Vai trò của người có uy tín, những “người
đứng đầu” trong các dân tộc thiểu số có tầm quan trọng đặc biệt trong đấu tranh
chế ngự thiên nhiên, bảo tồn và phát triển dân tộc. Lợi dụng đặc điểm này, các
thế lực thù địch đã triệt để khai thác sử dụng người có uy tín phục vụ cho ý đồ
chính trị của chúng.
Người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... đối với cuộc sống của đồng
bào dân tộc thiểu số. Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách đối
với vùng dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện cho
người có uy tín trong dân tộc phát huy vai trò của mình nhằm xây dựng vùng

dân tộc thiểu số phát triển toàn diện, giảm dần khoảng cách vùng miền núi, dân
tộc với vùng đồng bằng.
Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, thời gian qua, các ngành, cấp ủy
Đảng và chính quyền các cấp đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác vận
động, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; đã ban hành nhiều văn
bản quan trọng tổ chức thực hiện chính sách đối với người có uy tín; quan tâm
chỉ đạo, tích cực vận động và đã thu được kết quả to lớn, góp phần quan trọng
vào phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở
các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác vận động người có uy
tín phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng
trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa còn có nhiều hạn chế, chưa được
tiến hành thường xuyên; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ;
nội dung, hình thức vận động chưa linh hoạt, thiết thực; cơ chế, chính sách cho
công tác này chưa đồng bộ nên chưa phát huy tốt vai trò, vị trí và khả năng của
những người có uy tín.
Để nâng cao hiệu quả công tác vận động và phát huy vai trò, vị trí của
người có uy tín đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trong
thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc nghiên cứu làm rõ các
4
khái niệm, đặc điểm liên quan đến người có uy tín, thực trạng công tác triển
khai, kết quả thực hiện, những tồn tại, thiếu sót, nguyên nhân cũng như các giải
pháp để thực hiện đối với công tác người có uy tín có ý nghĩa thực tiễn đặc biệt
quan trọng góp phần đảm bảo an ninh trật tù trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu chuyên đề
Ở nước ta đã có nhiều ngành, nhiều cơ quan, nhiều người nghiên cứu, đề
cập đến chuyên đề người có uy tín trong dân tộc thiểu số, xong nhìn chung còn
tản mạn, dưới các phạm vị, mục đích nghiên cứu khác nhau; chưa có công trình
lớn nào nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề thực tiễn đang đặt ra về công
tác đối với người có uy tín trong thời gian gần đây; đội ngũ cán bộ chuyên trách,

chuyên sâu về công tác đối với người có uy tín còn thiếu nên việc nghiên cứu
còn hạn chế.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ nhận thức, khái niệm về người có uy tín, đặc điểm về lịch sử,
kinh tế xã hội, nơi cư trú, về tín ngưỡng, tôn giáo, tác động bên ngoài có liên
quan đến người có uy tín.
- Tình hình và thực trạng công tác triển khai thực hiện chính sách đối với
người có uy tín; kết quả; bài học kinh nghiệm.
- Giải pháp nâng cao vai trò, vị trí của người có uy tín đối với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu toàn diện các vấn đề về vai trò, vị trí của người có uy tín từ
khi thực hiện Chỉ thị 05/BNV của Bộ Nội vụ từ năm 1993. Tập trung vào
nghiên cứu sâu việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ từ năm 2008 trở lại đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa khảo sát thực tế với nghiên cứu hệ thống tư liệu, tài liệu,
thống kê, đối chiếu, so sánh. Phương pháp duy vật biện chứng. Chú ý tổng kết,
phân tích đánh giá logic, phương pháp lịch sử và hiện tại.
6. Kết cấu đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm 3 phần:
Mở đầu
Nội dung chính của đề tài gồm 3 phần.
5
Kết luận.
Phần I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
1. Những vấn đề cơ bản về người có uy tín trong dân tộc thiểu số
Việt Nam là một quốc gia thống nhất, đa dân tộc, gồm 54 dân tộc, trong
đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS): 12.250.570 người, chiếm khoảng 14 % tổng

dân số toàn quốc (theo Tổng Điều tra dân số 2009). Các dân tộc thiểu số có số
người và trình độ phát triển không đồng đều, có 5 dân tộc có số dân trên 1 triệu
người như Tày, Thái, Mường, Khơme, Mông; một số dân tộc có số dân chỉ dưới
1 nghìn người như Pu Péo, Rơ măm, Brâu, Ơ đu, Si La. Cộng đồng các dân tộc
thiểu số Việt Nam cư trú xen kẽ nhau, không hình thành các địa vực cư trú riêng
biệt. Mỗi dân tộc đều có đặc điểm lịch sử và bản sắc văn hóa riêng. Trong quá
trình phát triển của đời sống xã hội, các dân tộc thiểu số hình thành một lớp
người được được đồng bào suy tôn, tin tưởng và tìm đến để bày tỏ tâm tư,
nguyện vọng, hỏi ý kiến, đó gọi là người có uy tín.
Xã hội nào, dân tộc nào và mỗi vùng, mỗi nơi đều có người được coi là
có uy tín ảnh hưởng, chi phối một bộ phận quần chúng. Tùy theo mỗi thời kỳ có
quan niệm khác nhau về tầng lớp người này. Chúng ta thấy vai trò, vị trí, ảnh
hưởng của người có uy tín tùy thuộc vào mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, không
có mẫu người có uy tín chung cho mọi chế độ xã hội. Nhưng do tính kế thừa và
phát triển của lịch sử xã hội, nên người có uy tín ở xã hội đã qua vẫn còn duy trì
ở giai đoạn tiếp theo.
Trước đây trong vùng DTTS ta đã có khái niệm về tầng lớp trên dân tộc
là những người được xây dựng dựa vào uy thế về cường quyền (người có chức
dịch như Thổ ty, Lang đạo, Phìa tạo, Thống lý, Thống quán), về tộc quyền
(đứng đầu dòng họ) và thần quyền (người hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng). Họ
có cơ sở về kinh tế, nhờ đó tăng thêm uy thế về chính trị đối với quần chúng
người dân tộc trong phạm vi nhất định. Tầng lớp trên dân tộc là sản phẩm của
chế độ cũ tạo dựng, phong chức dịch, được hưởng đặc quyền, đặc lợi để vừa có
thế, vừa có uy trong khuất phục quần chúng, nhằm phục vụ ý đồ xâm lược
thống trị của chúng. Ngày nay, do điều kiện đất nước có nhiều thay đổi, cơ sở
kinh tế của tầng lớp trên không còn, cũng như đặc quyền, đặc lợi không còn, vì
vậy khái niệm này hiện nay không còn phù hợp.
2. Khái niệm
6
Hiện nay, tùy theo từng vùng dân tộc của mỗi địa phương đã nêu lên

nhiều tiêu chí khác nhau về người có uy tín trong dân tộc thiểu số, nhưng có thể
khái quát chung nhất như sau: Người có uy tín là người có mối liên hệ với quần
chúng, được quần chúng tín nhiệm, suy tôn, mến phục và có thể mang lại niềm
tin cho mọi người; có tri thức về một hay nhiều lĩnh vực, tiếng nói, hành động
của họ có khả năng tác động, chi phối được một bộ phận quần chúng nghe theo
trong phạm vi nhất định.
Tại các từ điển, văn bản hướng dẫn và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng,
Nhà nước, của bộ, ngành, có nhiều khái niệm, qui định khác nhau về người có
uy tín trong DTTS, trong đó các qui định có tính pháp lý cao, được sử dụng
rộng rãi như:
Tại Chỉ thị số 05/CT-BNV, ngày 23/02/1993 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ
Công an) về “Công tác của Công an nhân dân trong việc tranh thủ, sử dụng
người có uy tín trong DTTS” có nêu: “Trong mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi dân
tộc đều có những người có uy tín, có ảnh hưởng trong DTTS, được đồng bào dân
tộc suy tôn, tín nhiệm tự nguyện hoặc bằng sự ràng buộc của phong tục tập quán
dân tộc trong những mức độ và phạm vi nhất định. Họ thường được đồng bào
tìm đến để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và tranh thủ ý kiến giải quyết các vấn đề
của bản thân, gia đình và xã hội, người có uy có khả năng tác động, chi phối tập
hợp quần chúng bằng lời nói, hành động hoặc bằng những quy ước của phong
tục, tập quán dân tộc”.
Theo Từ điển Bách khoa CAND Việt Nam năm 2005, thì: “Người có uy
tín trong DTTS là người có ảnh hưởng nhất định không phải bằng quyền lực
hành chính mà bằng sự tín nhiệm của cộng đồng dân cư ở các vùng DTTS.
Người có uy tín trong DTTS thường có mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng được
người xung quanh suy tôn. Họ có khả năng chi phối, tác động, tập hợp người
khác bằng sự thuyết phục hoặc bằng những quy ước của phong tục tập quán dân
tộc; cũng có thể là người có học vấn cao, thành đạt trong hoạt động kinh tế, có
công trong các hoạt động xã hội - từ thiện ở địa phương…”[3,tr874].
Theo Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg, ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về “Phát huy vai trò người có uy tín trong DTTS trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc”, thì: “ Cần xác định rõ người có uy tín là người được đồng
bào DTTS tín nhiệm, tự nguyện đến bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tranh thủ ý kiến;
có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng dân cư ở vùng
đồng bào DTTS; có khả năng tác động, chi phối, tập hợp đồng bào DTTS…”.
Căn cứ vào Chỉ thị 06/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã
7
có Hướng dẫn số 04/HD-BCA, ngày 16/3/2009 về “Thực hiện Chỉ thị số
06/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò người có uy tín
trong đồng bào DTTS trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, trong đó
xác định người có uy tín trong DTTS là những người có điều kiện: (1) Thực sự
được đồng bào DTTS tín nhiệm, do có vị trí xã hội hoặc kiến thức nhất định về
một hay nhiều lĩnh vực, có điều kiện kinh tế ổn định, có cách ứng xử, giải quyết
tốt các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng và xã hội. (2) Có mối liên hệ chặt
chẽ và ảnh hưởng với cộng đồng, thường được đồng bào tìm đến bày tỏ tâm tư,
nguyện vọng, tranh thủ ý kiến giải quyết các vấn đề. (3) Có khả năng tác động,
chi phối, tập hợp được đồng bào DTTS ở những phạm vi nhất định bằng lời nói,
qua hành động hoặc bằng những quy ước của phong tục, tập quán dân tộc.
Tại Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2012 của Thủ tướng
Chính phủ quy định đối tượng áp dụng được hưởng chính sách gồm: (a) Là
công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở vùng dân tộc thiểu số; (b) Được
nhân dân nơi cư trú bầu chọn là người gương mẫu chấp hành chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư
trú; (c) Được chính quyền xã xác nhận là người có công lao, đóng góp xây dựng
và bảo vệ thôn (thôn, làng, bản, buôn, phum, sóc), xã, địa phương nơi cư trú; (d)
Được Hội nghị dân cư và liên ngành thôn (Chi ủy, Trưởng thôn, Trưởng ban
công tác Mặt trận và các đoàn thể) bầu chọn; Ủy ban nhân dân xã công nhận.
Từ các khái niệm, qui định nêu trên và qua thực tiễn thực hiện công tác
tranh thủ người có uy tín trong DTTS, chúng ta có thể nhận thấy: Trong mỗi
dân tộc ở mỗi khu vực đều có những người có uy tín. Người có uy tín trước hết
là người ở trong cộng đồng hoặc có mối liên hệ với đồng bào dân tộc. Họ có uy

tín, ảnh hưởng nhất định với một bộ phận người DTTS trong một khu vực nhất
định, một số người uy tín lớn còn có uy tín, ảnh hưởng đối với một bộ phận
đồng bào người DTTS ở nước ngoài và ngược lại một số người có uy tín đang
định cư ở nước ngoài hiện vẫn còn ảnh hưởng, tác động đối với đồng bào DTTS
ở trong nước. Uy tín của họ thường dựa vào địa vị xã hội được pháp luật quy
định (những người quản lý một đơn vị hành chính), dựa vào các quan hệ truyền
thống, tập quán như trưởng họ, già làng, dựa vào thần quyền giáo lý (chức sắc
tôn giáo, hoạt động tín ngưỡng)… hoặc có được nhờ các tri thức trong các lĩnh
vực đời sống xã hội. Những người có uy tín thường được đồng bào dân tộc tìm
đến bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tham khảo ý kiến đối với những vấn đề người
dân đang vướng mắc, chưa tìm được hướng giải quyết. Những ý kiến, lời nói,
việc làm của người có uy tín có tác động sâu sắc đến đồng bào dân tộc, thậm chí
8
có thể tác động, định hướng cho quần chúng hành động theo cả hướng tích cực
và tiêu cực.
Các căn cứ nêu trên có mối liên hệ mật thiết với nhau làm tiêu chí để xác
định một người có uy tín hay không có uy tín. Vì thế không thể thiếu một căn
cứ nào hoặc chỉ lấy một hoặc hai căn cứ để định ra những người có uy tín. Tuy
nhiên, trong các căn cứ nêu trên cũng có căn cứ rất cơ bản, không thể châm
chước, xem nhẹ là người đó phải có mối liên hệ với quần chúng, được quần
chúng tín nhiệm, mến phục và suy tôn.
Tóm lại, một người có uy tín, rộng hẹp khác nhau phụ thuộc vào khả
năng tri thức, cũng như mối liên hệ, ảnh hưởng của họ đối với quần chúng. Có
người chỉ có uy tín một lĩnh vực: có thể là trưởng dòng họ, hay có chức sắc
trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng hoặc có uy tín đối với quần chúng do biết
làm kinh tế… thì phạm vi uy tín ảnh hưởng người đó đến quần chúng thường có
hạn. Những người có uy tín nào vừa có hiểu biết, vừa có cương vị: như trưởng
họ đồng thời là cán bộ, đảng viên có vị trí, địa vị trong xã hội thì rất có uy tín
đối với quần chúng. Thường thường người có uy tín nào vừa có uy tín dựa trên
uy thế tộc quyền, vừa có vị thế trong xã hội mà vị trí đó càng cao thì tiếng nói

và hành động của người đó có sức lôi cuốn, thuyết phục mạnh mẽ, sâu sắc,
phạm vi uy tín, ảnh hưởng đối với quần chúng càng rộng.
3.Tình hình, đặc điểm các dân tộc thiểu số liên quan đến công tác vận
động phát huy vai trò của người có uy tín
3.1. Đặc điểm liên quan đến người có uy tín
3.1.1. Đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội
Đồng bào các dân tộc thiểu số có ý thức tộc người khá sâu sắc, có tinh
thần yêu nước, truyền thống đoàn kết, gắn bó cộng đồng quốc gia dân tộc. Đồng
bào các dân tộc thiểu số ở nước ta thường sớm ý thức về sự tồn tại của mình với
tư cách một tộc người cụ thể trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở tộc
danh tự nhận và những đặc trưng về văn hoá phong tục tập quán, họ xác định
những người anh em, cùng dân tộc và phân biệt với các dân tộc khác; họ mong
muốn dân tộc mình được phát triển vươn lên; đoàn kết giữa các nhóm, các thành
viên để bảo vệ; giữ gìn những cái riêng, những giá trị văn hoá tộc người, để
khẳng định vị trí trong cộng đồng quốc gia dân tộc. Mặt khác điểm nội bật của
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là tinh thần yêu nước và truyền thống đoàn kết,
gắn bó keo sơn từ bao đời nay giữa các dân tộc thiểu số với đa số, giữa các dân
tộc thiểu số với nhau đã có sự giao lưu, gắn bó, chung sức chung lòng bảo vệ và
9
xây dựng đất nước. Đồng bào các dân tộc đã đặt lợi ích tộc người trong lợi ích
chung của Tổ quốc, của quốc gia-dân tộc, đã thấy được sự bền vững không thể
tách rời của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hầu hết các dân tộc thiểu số
coi mình là cư dân bản địa sinh ra để gắn bó với lãnh thổ mà mình đang cư trú.
Nhiều dân tộc tự nhận là “người Việt” để phân biệt với đồng tộc ở nước láng
giềng.
Truyền thống đoàn kết gắn bó đó được thể hiện rõ nét trong lịch sử, các
dân tộc đã sát cách cùng nhau và cùng nhau với người Kinh chống lại sự bành
trướng xâm lược, đồng hoá với phong kiến phương Bắc; sự quấy phá của các
thế lực từ phía Tây sang; đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ đất
nước... ngay trong các truyện cổ tích, thần thoại của nhiều dân tộc thiểu số, cũng

đã ghi nhận, phản ánh truyền thống này (như chuyện quả bầu của người Tày-
Thái, của cư dân Trường Sơn-Tây Nguyên; sử thi (đẻ đất, đẻ nước) của người
Mường... đây là đặc biệt thuận lợi cho các cơ quan liên quan trong vận động,
phát động quần chúng chống lại âm mưu, hoạt động chia rẽ của kẻ địch.
Hoạt động kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số khá phong phú, đa dạng
và phát triển với nghề chính là nông nghiệp và thủ công nghiệp. Ngoài ra còn có
các hoạt động trao đổi, buôn bán, chăn nuôi, đánh bắt hải sản. Tùy theo địa bàn
cư trú mà đồng bào dân tộc thiểu số nước ta có những hoạt động kinh tế thích
hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội. Hoạt động nông nghiệp với
hoạt động sản xuất chính là làm ruộng và chăn nuôi (trâu, bò, dê, gia cầm.).
Văn hóa xã hội của người dân tộc thiểu số Việt Nam đa dạng, có nền văn
hóa lâu đời, gắn bó với lịch sử thăng trầm của dân tộc và có ảnh hưởng sâu sắc
trong đời sống tinh thần, tư tưởng của bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi
dân tộc luôn có ý thức sâu sắc về việc bảo tồn những di sản văn hóa truyền
thống được coi như là bảo tồn chính sự tồn tại của dân tộc mình.
3.1.2. Đặc điểm cư trú.
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú xen kẽ nhau và xen kẽ với dân tộc
đa số; không dân tộc nào có lãnh thổ dân tộc riêng. Người có uy tín cư trú cùng
đồng bào dân tộc thiểu số tại các bản, làng; nhiều địa bàn từng là khu căn cứ
cách mạng, tuy nhiên cũng có nhiều nơi trước đây đã từng là địa bàn đứng chân
của bọn phản động cũ. Một số vùng trước đây do lịch sử để lại là những vùng
đất đã từng được chính quyền cũ cho phép cư dân sống tại chỗ được hưởng
quyền lợi về chính trị, kinh tế. Chính vì vậy, nơi cư trú của người có uy tín,
đồng bào dân tộc thiểu số được xác định là địa bàn có vị trí chiến lược quan
trọng về kinh tế, quốc phòng và an ninh của đất nước.
10
Các dân tộc thiểu số cư trú trên 3/4 diện tích cả nước: Dân tộc Hoa tập
trung ở các thành phố lớn, thị xã; dân tộc Khơ me ở đồng bằng Nam Bộ; dân tộc
Chăm ở duyên hải miền Trung; phần lớn 70% cư trú ở miền núi, biên giới là địa
bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Vùng các dân tộc thiểu số ở miền núi,

trung du phía Bắc, Tây Bắc từ Quảng Trị trở ra gồm 30 dân tộc, với hơn 5 triệu
người. Trong đó có các dân tộc đông dân Tày, Thái, Mường, Nùng, Mông, Dao.
Vùng các dân tộc thiểu số ở Trường Sơn - Tây Nguyên gồm 20 dân tộc tại chỗ
với 1,2 triệu người/1,8 triệu người toàn vùng, trong đó các dân tộc chiếm đa số
là Ba na, Jarai, Ê đê, Kơ ho, Chu ru. Vùng dân tộc Khơ me với khoảng 1 triệu
người, cư trú chủ yếu ở 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Sóc Trăng, Trà Vinh,
An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ…Vùng dân tộc Chăm có
khoảng 10 vạn người, cư trú chủ yếu ở ven biển miền Trung, An Giang.
3.1.3. Đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng
Về tín ngưỡng, tôn giáo, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam theo nhiều tín
ngưỡng khác nhau: 85% các dân tộc thiểu số giữ tín ngưỡng bản địa truyền
thống, họ thờ cúng tổ tiên, thờ đa thần, với quan niệm “vạn vật hữu linh”, cho
tất cả sự vật xung quanh, cỏ cây, sông suối... đều có linh hồn; bộ phận theo các
tôn giáo thế giới du nhập khoảng 15% (đạo Phật trong dân tộc Khơ me; đạo
Kitô (trong vùng Tây Bắc, Tây Nguyên); đạo Hồi (vùng dân tộc Chăm).
Đáng chú ý vấn đề tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu số đang được các
thế lực thù địch bên ngoài kích thích, hỗ trợ, được giáo hội một số tôn giáo và
các giáo sĩ cực đoan trong nước quan tâm, khuyến khích, có nhiều đối tượng đã
lợi dụng vấn đề này để tuyên truyền, lôi kéo, kích động người có uy tín thực
hiện âm mưu gây mất ổn định về chính trị-xã hội.
3.1.4. Mối quan hệ đồng tộc mang tính quốc tế
Người có uy tín chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên họ cũng có những
đặc điểm về quan hệ với đồng tộc như đồng bào dân tộc thiểu số nước ta. Trong
lịch sử và hiện tại, nhiều dân tộc thiểu số ở nước ta có mối quan hệ đa dạng với
các tộc người ở khu vực Đông Nam Á, nhất là ở Trung Quốc, Lào, Campuchia,
Thái Lan. Từ lâu, người Mông ở các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc đã có
quan hệ anh em dòng họ, đồng tộc ở Nam Trung Quốc; Lào; đông Bắc Thái
Lan; có những nét tương đồng về nguồn gốc, phong tục tập quán với các tộc
người nói cùng ngôn ngữ ở nhiều quốc gia trong khu vực. Người KhơMe Nam
Bộ với người Khơme Cămpuchia cùng chung nguồn gốc, có đặc điểm giống

nhau về kinh tế, văn hoá-xã hội, cùng tôn sùng đạo phật theo phái Nam Tông
Khơ me. Người Chăm Islam giao lưu với những người theo đạo Hồi-Islam ở
11
một số quốc gia Châu Á (Malaysia, Indonesia, Brunei, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê
út, Iran, Campuchia, Trung Quốc).
Ngoài ra, còn có nhiều bộ phận người dân tộc thiểu số Việt Nam chuyển
cư ra nước ngoài trong nhiều thời điểm, với nhiều lý do, đáng kể nhất là ở giai
đoạn 1945-1954 và sau năm 1975. Hiện nay, các nhóm cộng đồng người dân tộc
thiểu số lưu vong cư trú ở nhiều nước (Mỹ, Pháp, Canada, Australia,...) đã hình
thành một số tổ chức mang tính chính trị-xã hội, văn hoá, nghiên cứu khoa học.
Họ ngày càng tăng cường quan hệ với thân nhân, gia đình và tác động về các
vùng dân tộc thiểu số trong nước.
Đặc điểm trên đây đang trở thành điều kiện thuận lợi để các dân tộc thiểu
số ở nước ta phát triển, quan hệ, giao lưu với bên ngoài trên nhiều lĩnh vực, từ
đó, vừa khẳng định vị trí của mình, vừa hoà nhập vào xu thế chung. Nhưng
ngược lại, các thế lực thù địch cũng khai thác, lợi dụng quan hệ đó để kích động
tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, xu hướng ly khai, tự trị, liên kết ngoài biên giới
quốc gia.
5. Một số chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác vận
động, phát huy vai trò của người có uy tín
Hiện nay, có nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước được thực hiện tại
vùng dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế xã hội tại vùng dân tộc thiểu
số. Các chính sách được thực hiện tại vùng dân tộc thiểu số như: Chương trình
phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và
miền núi (Chương trình 135); Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và
nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;
Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn vay vốn phát
triển sản xuất; Chính sách hỗ trợ đồng bào định canh định cư; Chính sách trợ
giá, trợ cước các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống; Chính sách
hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc vùng khó khăn; Chính sách bảo tồn dân tộc

có dân dưới 1000 người…Bản thân những người có uy tín là người được thụ
hưởng chính sách đó, đồng thời là người giúp cấp ủy chính quyền các cấp tổ
chức thực hiện chính sách, giám sát việc thực hiện chính sách của Đảng, Nhà
nước tại cơ sở.
Như vậy, những đặc điểm về tình hình kinh tế xã hội, tình hình phát triển
của các tộc người, nơi cư trú trong quá trình phát triển, đặc điểm về tín ngưỡng
tôn giáo, các yếu tố tác động bên ngoài… góp phần tạo nên những nét, đặc điểm
tính cách, tâm lý của người có uy tín hiện nay có liên quan mật thiết tới công tác
đối với người có uy tín. Vì vậy, hiểu và vận dụng các đặc điểm liên quan này
12
giỳp cỏc c quan ban, ngnh t chc trin khai cụng tỏc cú hiu qu i vi
ngi cú uy tớn trong s nghip xõy dng v bo v T quc.
Phn II. THC TRNG V KT QU CễNG TC VN NG, PHT
HUY VAI TRề CA NGI Cể UY TN TRONG VNG DN TC THIU
S TRONG S NGHIP XY DNG V BO V T QUC
1. Tỡnh hỡnh trin khai
Ngay t nhng ngy u dng nc, gi nc, ng v Nh nc ta ó
quan tõm n cụng tỏc vn ng v phỏt huy vai trũ ca ngi cú uy tớn trong
dõn tc thiu s. H Ch tch ó ch o t chc i hi i biu cỏc dõn tc
thiu s Tõy Nguyờn ln th nht nm 1946, ngay t thi k chớnh quyn cỏch
mng cũn non tr. Ngnh cụng an ht sc quan tõm n cụng tỏc ny theo s ch
o ca ng v Nh nc nhm phc v cho cụng tỏc m bo an ninh chớnh
tr, gi gỡn trt t an ton xó hi vựng min nỳi, dõn tc thiu s. Ngy
23/02/1993, B trng B Ni v (nay l B Cụng an) ra Ch th s 05/BNV v
Cụng tỏc ca Cụng an nhõn dõn trong vic tranh th ngi cú uy tớn trong dõn
tc thiu s. Ch th ny ó c cụng an cỏc n v, a phng tớch cc trin
khai thc hin, va tham mu xut cho cp y, chớnh quyn a phng,
phi hp cỏc ngnh tin hnh cụng tỏc tranh th rng rói phc v nhim v phỏt
trin kinh t, xó hi, tng cng khi i on kt dõn tc; va tin hnh tranh
th cỏ bit phc v nhim v cụng tỏc m bo an ninh, trt t cỏc vựng dõn

tc thiu s. Kt qu ni bt l s ngi cú uy tớn a vo din tranh th ngy
cng tng, thnh phn a dng, tp trung ụng nhng vựng chin lc, trng
im m cỏc th lc thự ch ang tp trung tỏc ng, lụi kộo kớch ng ly khai,
t tr, vựng dõn tc cú trỡnh phỏt trin thp hoc cú c thự v lch s xó hi.
Lc lng cụng an ó phi hp cỏc ban, ngnh liờn quan r soỏt a vo danh
sỏch tranh th rng rói 14.097 ngi cú uy tớn, tng 6.527 ngi so vi trc
nm 1993. Cỏc dõn tc c xỏc nh cú nhiu ngi uy tớn ln lt l Khme,
Thỏi, Ty, Mng
Trong thc tin, cụng tỏc vn ng ngi cú uy tớn trong ng bo DTTS
l mt cụng tỏc quan trng ca cỏc cp, cỏc ngnh t Trung ng ti c s di
s lónh o, ch o ca cp y, chớnh quyn cỏc cp, trong ú lc lng cụng
an l nũng ct. Trên cơ sở tổng kết 10 thực hiện Chỉ thị 05/CT-BNV ca B
Ni v để chỉ rõ những mặt hạn chế, tồn tại trong quá trình tổ chức thực
hiện, từ đó rút kinh nghiệm để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác
tranh thủ ngời có uy tín trong vùng DTTS phục vụ công tác đảm bảo an ninh
13
quốc gia trong tình hình mới, Bộ Công an đã tham mu cho Thủ tớng Chính
phủ ban hành Chỉ thị 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 về Phát huy vai trò
của ngời có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thc hin ch o ca Th tng Chớnh ph ti Ch th ny, Bộ Cụng an
ó ban hành Hớng dẫn số 04/HD-BCA ngày 16/3/2009 gửi cỏc bộ, ban, ngành
liên quan và Chủ tịch UBND 52 tỉnh, thành ph có đông đồng bào DTTS
để hớng dẫn thực hiện. Nhiu tnh ó ra ch th; thnh lp Ban ch o 06;
phõn cụng n v ch trỡ, n v phi hp; ra quyt nh cụng nhn ngi cú uy
tớn; phõn cụng, phõn cp thc hin cụng tỏc vn ng, thc hin chớnh sỏch i
vi ngi cú uy tớn. Qua ú, nhn thc ca cp y, chớnh quyn a phng i
vi cụng tỏc ny c nõng cao; s phi hp gia cỏc ban ngnh cht ch,
thng nht hn trc.
B Cụng an ó ban hành Kế hoạch số 43/KH-BCA-A81 ngày 06/4/2010

gửi các n v và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng
chỉ đạo lực lợng Công an trong ton quc thng nht thc hin. Cụng an cỏc
n v, a phng ó phi hp rt cú hiu qu trong vic t chc cỏc hot ng
tranh th ngi cú uy tớn. ó t chc hng trm hi ngh biu dng ngi cú
uy tớn tiờu biu v an ninh, trt t cp tnh, huyn. c bit, ó t chc a 8
on gm 550 ngi cú uy tớn ca cỏc a phng thm B Cụng an, gp g
lónh o ng, Nh nc, cỏc b ngnh Trung ng; phi hp cỏc b, ngnh
ún hng chc on ngi cú uy tớn v Th ụ H Ni. Hầu hết cụng an các
tỉnh đã phát huy tốt vai trò của ngời có uy tín phục vụ công tác nắm tình
hình, đấu tranh, quản lý, giáo dục đối tợng lm l ti cng ng; tham gia vận
động quần chúng, giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự trong
vùng DTTS: huy động ngi cú uy tớn giải quyết hng trm vụ việc tranh
chấp, khiếu kiện; mâu thuẫn, xung đột vựng dõn tc thiu s; tham gia vận
động đồng bào nhng ni quờ cha, t t n ni mi, ng h cỏc ch
trng ca Nh nc v tỏi định c xõy dng cỏc cụng trỡnh thy in; đấu
tranh với luận điệu tuyên truyền lập Vơng quốc Mông, đấu tranh xóa bỏ
Nhà nớc Đêga và Tin lành Đêga, các luận điệu chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc ở Tây Nam Bộ; vn ng ngi cú uy tớn đấu tranh với các hoạt
động tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật; ngời có uy tín tham gia phát
hiện, đấu tranh với các tội phạm ma túy; gi gỡn an ninh biờn gii... Nhiu
ngi cú uy tớn ln c lc lng tranh th ó cú vic lm, li núi giỳp ng
bo ang b la bp phi sm tnh ng, phi coi ni ang sinh sng chớnh l T
14
quốc của mình, phải chấp hành pháp luật của Nhà nước của nước sở tại, không
được ảo tưởng nghe lời của kẻ xấu xúi giục tụ tập chống chính quyền, việc làm
đó chỉ làm hại chính dân tộc mình, qua đó đã góp phần có hiệu quả ổn định tình
hình, đấu tranh chống hoạt động kích động ly khai, tự trị, giữ gìn khối đại đoàn
kết toàn dân, đảm bảo an ninh vùng dân tộc thiểu số.
2. Đánh giá kết quả bước đầu thực hiện một số mặt công tác
Công an các đơn vị, địa phương đã chủ trì phối hợp với các ban, ngành

liên quan tổ chức rà soát, thống nhất đưa vào danh sách 28.543 người có uy tín
để vận động, tranh thủ theo Hướng dẫn số 04 của Bộ Công an, trong đó đông
nhất là dân tộc Jarai 2.330 người, dân tộc Mông 1.939 người, dân tộc Dao 1.556
người, dân tộc Ê đê 1.258 người, dân tộc Tày 1.214 người, dân tộc Khơmer có
1.184 người, dân tộc Thái 1.116 người, dân tộc Bana 1.057 người, dân tộc
Chăm 277 người, người Kinh chiếm tỷ lệ ít. v.v; trong đó phân cấp Trung ương
quản lý: 938 người, còn lại do địa phương tranh thủ, vận động. Số lượng người
có uy tín tập trung vào cán bộ, đảng viên, trưởng bản tuy nhiều, nhưng người có
uy tín có phạm vi ảnh hưởng rộng từ một xã đến một huyện, từ một dân tộc đến
nhiều dân tộc, hay từ một dòng họ đến nhiều dòng họ không nhiều. Thành phần
người có uy tín phần lớn là cán bộ về hưu, đảng viên, trưởng bản, trưởng dòng
họ, quần chúng cơ bản, một số ít là chức sắc tôn giáo và làm nghề thày cúng...
Đối chiếu với danh sách do ñy ban Dân tộc chủ trì bầu người uy tín để
hưởng chính sách theo Quyết định số 18/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ
tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 05/TTLT-UBDT-BTC ngày
16/12/2011 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính đÕn tháng 11/2012 có 48 tỉnh,
thành phố (đã báo cáo) có 31.119
1
người có uy tín được được hưởng chính sách
theo Quyết định số 18, tăng 2.576 người so với danh sách được lập theo Hướng
dẫn số 04 của Bộ Công an. Đã xác định có 19 tỉnh có số lượng người có uy tín
tăng (13.479 người), chủ yếu là các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng cũng xác
định có 27 tỉnh giảm (9.490 người), chủ yếu là các tỉnh phía Nam. Số người có
uy tín có tên trong danh sách Hướng dẫn số 04 được bầu để hưởng chính sách là
1
Theo số liệu chung cả 52 tỉnh là 32.522 người có uy tín (4 tỉnh Bình Dương, Quảng Ninh, Cần Thơ, TP
Hồ Chí Minh chưa có danh sách 05)
Thành phần dân tộc: Tày 5.026; Thái 3.904; Mường 3.288; Nùng 2.605; Mông 3.406; Dao 2.726; Ê đê
519; Ba Na 534; Chăm 372; Khơ me 1.645; Chơ ro 42; Hoa 475; Kinh 557; Chứt 26; Lào 50; Raglay 161; H’rê
252; Gia rai 799; Bru Vân kiều 206; Tà ôi 130; Mảng 19; Hà Nhì 63; Lự 19; Khơ mú 115; Kháng 1; Giáy 203;

La Hủ 44; Cống 5; Si la 2; Sán chay 461; Sán dìu 316; Phù Lá 33; Bố y 10; La chí 36; Pà thẻn 17; Lô tô 18;
Ngái 1; S’tiêng 11; Xơ đăng 122; Mơ nông 268; Chu ru 28; Mạ 104; Co 88; Cowlao 4; Cơ ho 194; Cơ tu 235;
Giẻ triêng 22; Pu péo 5; Xinh mun 70; La ha 44; Thổ 48 . (Ba dân tộc không có tên là Brâu, Ơ đu, Rơ măm)
Số liệu phân tích về thành phần NCUT (35 tỉnh không có phân tích số liệu): 32.252 người có: cán bộ trí
thức đã nghỉ hưu 1.642; chức sắc tôn giáo 266; thầy cúng 678; trưởng thôn, già làng, tộc trưởng 4779; nhân sỹ,
trí thức, công chức cũ 82; thành phần khác 6.396.
15
6.402 người; số người không được bầu để hưởng chính sách là 20.371 người.
Như vậy hiện nay, trên thực tế có 51.490 người có uy tín trong dân tộc thiểu số
được bầu để hưởng chính sách hoặc được lựa chọn từ trước khi có Quyết định
18/QĐ-TTg mà lực lượng công an các cấp vµ c¸c ngµnh tiếp tục cần phải quan
tâm.
- Về thực hiện chính sách đối với người có uy tín, nhìn chung các địa
phương đã bước đầu thực hiện có hiệu quả một số chính sách đối với người có
uy tín như: hầu hết các địa phương UBND tỉnh, thành phố đã dành một nguồn
kinh phí để thăm hỏi, tặng quà cho người có uy tín nhân các ngày lễ, tết; hỗ trợ
gia đình người có uy tín gặp khó khăn, bệnh tật; định kỳ tổ chức hội nghị, tọa
đàm, gặp mặt với người có uy tín để phổ biến nâng cao kiến thức pháp luật,
quốc phòng - an ninh cho người có uy tín; tổ chức cho người có uy tín được gặp
lãnh đạo Đảng, Nhà nước; được đi tham quan, trao đổi học hỏi kinh nghiệm
nâng cao trình độ. Nhiều địa phương đã thực hiện và đề xuất các hình thức khen
thưởng đối với người có uy tín như đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch
UBND tỉnh tặng Bằng khen; Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT tặng Kỷ niệm
chương Đại đoàn kết dân tộc; tổ chức Hội nghị biểu dương người có uy tín từ
cấp xã, đến cấp tỉnh được duy trì thường xuyên, thành nền nếp, kịp thời động
viên, khen thưởng, qua đó đó phát huy rất tốt vai trò của người có uy tín trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Qua 5 năm triển khai thực hiện, về mặt nhận thức, các bộ, ngành và cấp
uỷ, chính quyền các địa phương liên quan đều đã thấy rõ vai trò, tầm quan trọng
đặc biệt của người có uy tín đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vì

vậy đã quan tâm chỉ đạo, huy động lực lượng và đầu tư kinh phí để triển khai
thực hiện Chỉ thị; đã huy động được cả hệ thống chính trị tích cực tham gia
công tác này. Lực lượng Công an, đặc biệt là Công an nhiều địa phương đã làm
rất tốt chức năng nòng cốt, tham mưu và trực tiếp trong việc tổ chức thực hiện
tại địa phương, được lãnh đạo cấp ủy, chính quyền đánh giá rất cao sự đóng góp
của lực lượng công an đối với công tác này, đặc biệt đã phối hợp với các ngành
chặt chẽ với các đơn vị chức năng rà soát, lên danh sách đưa vào diện những
người có uy tín cần tranh thủ, vận động, đề xuất phân công, phân cấp lực lượng
trực tiếp tham gia công tác vận động tranh thủ; một số địa phương đã quan tâm
thực hiện tốt chính sách đối với người có uy tín, đã làm tốt công tác tranh thủ cá
biệt đối với những người có điều kiện để phục vụ cho công tác công an và đã
thu được nhiều kết quả quan trọng trong công tác này.
16
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này đã bộc lộ một
số tồn tại, hạn chế và vướng mắc. Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền một số địa
phương chưa nhận thức thống nhất, đầy đủ tầm quan trọng, phương pháp, cách
thức tiến hành nên trong chỉ đạo thực hiện chưa sâu sát. Do nhận thức chưa
thống nhất, nên việc phân công đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp ở nhiều tỉnh chưa
thống nhất, dẫn đến hình thức cách làm khác nhau. Việc ban hành chính sách
đối với người có uy tín để được hưởng chính sách phải bằng bỏ phiếu, mỗi năm
xem xét bầu một lần và mỗi bản chỉ được bầu một người và phải có hộ khẩu
thường trú ở vùng DTTS, gương mẫu chấp hành chính sách của Đảng và Nhà
nước có điểm chưa phù hợp, cần được nghiên cứu, sửa đổi. Việc không hướng
dẫn sự phân công, phân cấp, định rõ trách nhiệm của các cấp, từng cơ quan từ
Trung ương đến cấp cơ sở theo Quyết định 18 và Thông tư 05 đã gây khó khăn,
lúng túng cho địa phương. Việc trao đổi thông tin và sự phối hợp giữa các ban,
ngành nhất là trong việc lập danh sách người có uy tín chưa chặt chẽ, cụ thể nên
việc rà soát, xác định và lập danh sách người có uy tín đưa vào diện vận động
chưa sâu sát, sự thống nhất và phân công, phân cấp tổ chức, cá nhân trực tiếp
làm công tác vận động chưa cụ thể. Đa số người uy tín là già làng, trưởng bản

hiện nay trình độ, nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà hạn chế nên hiệu quả công tác vận động quần chúng chưa cao; còn một số
người có uy tín có tư tưởng lừng chừng, ngại cung cấp thông tin cho ta hoặc có
dấu hiệu, biểu hiện hoạt động liên quan đến an ninh quốc gia. Ngân sách của địa
phương cho công tác này hạn hẹp, mức chi cho lễ, Tết không quá
400.000đ/người/năm không đáp ứng được yêu cầu; các địa phương phần lớn
đều là các tỉnh nhận nguồn ngân sách của Trung ương, nhưng nhiều địa phương
đã cố gắng bố trí nguồn ngân sách địa phương cho công tác này, nhưng chưa có
hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến hầu hết các địa phương gặp khó khăn trong việc
thực hiện lập dự trù kinh phí đề nghị Bộ Tài chính cấp, cũng như thanh, quyết
toán với cơ quan tài chính.
Đội ngũ làm công tác vận động người có uy tín chưa chuyên sâu, năng
lực hạn chế nên hiệu quả công tác tranh thủ, vận động, phát huy vai trò người có
uy tín còn thấp. Công tác vận động và thực hiện chính sách với người có uy tín
chưa thường xuyên, một số địa phương chỉ tiến hành khi có vụ việc xảy ra; chưa
quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục, vận động, cảm hóa chính trị đối với
những người có uy tín là chức sắc các tôn giáo, hoặc có tư tưởng ly khai, tự trị,
có các dấu hiệu hoạt động liên quan đến an ninh quốc gia; việc giáo dục kiến
thức quốc phòng - an ninh và cấp các loại báo như báo Dân tộc và phát triển,
báo địa phương cho người có uy tín triển khai trên thực tế còn chậm v.v.
17
Công an một số đơn vị, địa phương quán triệt và tổ chức thực hiện chưa
đầy đủ các nội dung cơ bản của Chỉ thị 06 của Thủ tướng và Hướng dẫn, kế
hoạch Bộ Công an; chưa làm tròn vai trò tham mưu, nòng cốt trong tổ chức thực
hiện công tác này, nhất là trong việc tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng, ban
hành kế hoạch triển khai thực hiện và chủ trì rà soát, lập danh sách, phân công,
phân cấp công tác vận động đối với từng người có uy tín; chưa nắm rõ tiêu chí
xác định người có uy tín theo Hướng dẫn số 04 hoặc hiểu chưa đầy đủ về người
có uy tín, do vậy còn nhiều người có uy tín nhưng chưa được đưa vào danh
sách; việc phân công đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp trong tổ chức thực hiện

công tác vận động, tổ chức đưa người có uy tín đi thăm quan, trao đổi kinh
nghiệm do lực lượng công an tham mưu ở nhiều tỉnh chưa thống nhất, một số
nơi không giao đơn vị trinh sát chủ trì trong lựa chọn đối tượng, trực tiếp đưa
đoàn đi thăm quan… dẫn đến hiệu quả công tác tranh thủ cá biệt còn hạn chế;
thực hiện chế độ thông tin, báo cáo chưa kịp thời, nghiêm túc. Một số địa
phương chưa có dự toán, đề xuất cụ thể trình UBND tỉnh cấp kinh phí cho lực
lượng Công an để phục vụ công tác vận động tranh thủ cá biệt người có uy tín
do đó hạn chế kết quả công tác tranh thủ v.v.
3. Kết quả thực hiện công tác vận động, phát huy vai trò của người
có uy tín trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
- Tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung, chính sách dân tộc nói riêng là
trách nhiệm của nhiều cấp bộ, ngành từ Trung ương tới địa phương. Xác định
công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật là một nội dung trọng tâm,
xuyên suốt của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nhằm nâng cao
nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong đó đặc biệt coi trọng việc phổ biến các
chính sách dân tộc. Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các cơ quan thông
tấn, báo chí dành nhiều trang, bài, thời lượng phát thanh, truyền hình để tuyên
truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến
chính sách dân tộc; tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền về gương người tốt,
việc tốt, điển hình tiên tiến tiêu biểu của các địa phương trên nhiều lĩnh vực.
Các địa phương đã tổ chức hàng ngàn cuộc vận động tập trung, với hàng
triệu lượt người tham gia về nội dung xây dựng chính quyền cơ sở, nâng cao
cảnh giác cách mạng, phòng chống âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
của các thế lực thù địch, tham gia phòng chống các loại tội phạm, trong đó có
vai trò đóng góp to lớn của người có uy tín.
18
Thông qua hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại
chúng và việc tổ chức các hội nghị biểu dương người có uy tín từ cấp cơ sở đến

cấp tỉnh, Trung ương đã tổ chức quán triệt và phổ biến những nội dung cơ bản
của Chỉ thị 06, tiêu chuẩn, chế độ chính sách đối với người có uy tín, thông qua
người có uy tín để tuyên truyền đến đồng bào các dân tộc. Các địa phương liên
quan đều tổ chức các hội nghị, tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa
đồng bào các dân tộc trong tỉnh, ngoài tỉnh; tổ chức cho nhân dân nâng cao ý
thức cảnh giác, phòng chống âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của
các thế lực thù địch, đặc biệt là những hoạt động lợi dụng các vấn đề dân tộc,
tôn giáo, chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” để kích động gây chia rẽ
khối đại đoàn kết các dân tộc, gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội
trong vùng đồng bào các dân tộc, phá hoại mối quan hệ hữu nghị với các nước
láng giềng, phòng chống các loại tội phạm buôn người, buôn bán ma túy qua
biên giới. Qua đó đã nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin cho cho người uy tín,
tạo điều kiện cho người uy tín phát huy vai trò của mình trong vận động quần
chúng ở vùng dân tộc thiểu số.
- Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị và chính quyền ở cơ sở: Mặt trận
Tổ quốc các cấp và các ngành vận động người có uy tín trên diện rộng, công
khai là chủ yếu, dựa trên tinh thần hữu nghị, phát huy tinh thần tích cực của
những người có uy tín, thông qua lời nói, việc làm để vận động quần chúng thực
hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, giáo dục những phần tử chậm
tiến. Nắm tình hình và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. Vận
động những người tích cực tham gia công tác trong các tổ chức đoàn thể đoàn
thể xã hội theo khả năng của từng người, tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc
chống lại các luận điệu kích động, chia rẽ mất đoàn kết dân tộc. Sự tham gia
tích cực của người có uy tín đã góp phần xây dựng, củng cố vũng chắc hệ thống
chính trị và chính quyền ở cơ sở, nhất là tại các địa bàn mà các thế lực thù địch
chú ý trong ý đồ chia rẽ dân tộc, kích động ly khai tự trị.
- Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc: Việc phát hiện, bồi
dưỡng, củng cố, phát huy vai trò của người có uy tín tại các địa phương bao
gồm những người tiêu biểu trong lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, trong
bảo tồn các phong tục, tập quán, các giá trị văn hóa dân tộc, trong bảo vệ an

ninh trật tự, bảo vệ biên giới... đã góp phần tuyên truyền, vận động đồng bào
các dân tộc thực hiện tốt hơn các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,
tích cực thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói, giảm nghèo, đoàn
kết ở khu dân cư, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, giữ gìn và phát
19
huy bản sắc văn hóa, phát hiện, đấu tranh phòng ngừa tội phạm, hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch qua đó đã củng cố, tăng cường khối đại đoàn
kết toàn dân, làm nền tảng của các phong trào cách mạng.
- Trong giữ gìn an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội: Các lực
lượng công an, biên phòng đã trực tiếp vận động, tranh thủ người có uy tín
tuyên truyền vận động nhân dân trực tiếp tham gia thực hiện phong trào “Toàn
dân bảo vệ An ninh Tổ quốc”; phong trào “Quần chúng tham gia tự bảo quản
đường biên, cột mốc quốc gia và an ninh trật tự khu vực biên giới”, thực hiện đề
án “Vận động toàn dân tham gia phòng, chống ma túy”. Đồng bào DTTS đã
cung cấp hàng ngàn tin có giá trị cho lực lượng công an, quân đội triệt phá các
vụ án hình sự, vụ án liên quan ma túy... qua đó đã nâng cao chất lượng hoạt
động phong trào ở cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động của các phong trào ở
cơ sở, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về tác hại của ma túy,
không tham gia vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy; không tin,
không nghe, không làm theo những luận điệu lôi kéo, ép buộc, kích động của kẻ
xấu; không truyền đạo trái pháp luật, vượt biên trái phép, gây rối trật tự xã hội,
nhất là các thủ đoạn tập hợp, lôi kéo đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia các
tổ chức phản động... góp phần giữ vững an ninh biên giới, đảm bảo tốt an ninh
trật tự tại cơ sở.
Trong những năm qua, tình hình an ninh nông thôn ở một số vùng dân tộc
thiểu số vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, nổi lên là vấn đề tranh chấp đất
đai giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, giữa người Kinh với
người đồng bào tại chỗ ở nhiều nơi trở lên gay gắt. Do trình độ dân trí hạn chế,
đồng bào chưa được tuyên truyền đầy đủ về chủ trương chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, nhất là quản lý về mặt đất đai, nhiều người chưa khái

niệm được quyền sở hữu ruộng đất, mà cho rằng đất đai do tổ tiên ông bà để lại
thì được quyền sử dụng, nên đã xảy ra hàng ngàn vụ tranh chấp đất đai.Việc giải
quyết các vụ việc này các cơ quan nhà nước ngoài việc tổ chức tốt công tác nắm
tình hình, đánh giá đúng tính chất sai phạm, xác định rõ nguyên nhân...cần phải
nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của Nhà nước, thành lập các tổ để giải
quyết, thì việc vận dụng và phát huy vai trò của người có uy tín trong dòng họ,
dòng tộc, kể cả người có người có uy tín là chức sắc tôn giáo trong vùng tranh
chấp có tôn giáo là hết sức quan trọng và cần thiết.
- Trong phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, người có uy tín
luôn là chỗ dựa quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tuyên
truyền, vận động tổ chức đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chính sách của
20
Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an
ninh quốc phòng, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân. Những đóng góp của
người có uy tín trong phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế xã
hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của bào các dân
tộc là rất đáng ghi nhận. Hưởng ứng phong trào thi đua lao động sản xuất, phát
triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, người có uy tín đã gương mẫu đi đầu vận
động đồng bào dân tộc ở các thôn, bản, phum, sóc tổ chức lại sản xuất, quy
hoạch lại dân cư, thực hiện “dồn điền, đổi thửa”, cải tạo vườn tạp, đất trồng, đồi
núi trọc để tăng diện tích cây trồng, hiến đất làm đường giao thông... Nhiều gia
đình người có uy tín đã áp dụng thành công mô hình kinh tế trang trại, không
những cho gia đình mình thoát nghèo mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hộ thoát
nghèo thông qua việc hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, giúp nhiều hộ thoát nghèo
vươn lên làm giàu.
- Trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống
văn hóa mới ở khu dân cư, hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động,
cùng với các phong trào cách mạng khác như “Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ
quốc”, “Xóa đói giảm nghèo”, “Đền ơn đáp nghĩa”..., nhiều mô hình điển hình

tiên tiến về xây dựng đời sống văn hóa trong đồng bào các dân tộc đã được hình
thành và phát triển, người có uy tín đã đi đầu trong việc bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống quý báu của các dân tộc như các lễ hội, Tết cổ
truyền, các phong tục tập quán tốt đẹp như: Tết cổ truyền, Tết Độc lập 2.9, lễ cổ
truyền trong dân tộc Mông; lễ Katê, tháng lễ Ramadan trong dân tộc Chăm; Tết
Chol Ch’nam Th’may trong dân tộc Khơ me; các lễ hội xuống đồng, mừng cơm
mới trong đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; tổ chức sưu tầm và giữ gìn các
điệu hát, múa, các sản phẩm văn hóa phi vật thể đã được quốc tế công nhận là di
sản văn hóa của nhân loại; các loại nhạc cụ dân tộc, tổ chức các đội văn hóa để
truyền dạy chữ, tiếng dân tộc; thi ứng xử, thi trình diễn các trang phục dân tộc
trong phạm vi tỉnh, thành phố và trong phạm vi cả nước. Các hoạt động trên đã
vận động được cả cộng đồng tham gia và gìn giữ, trong đó có vai trò nổi bật của
người có uy tín.
4. Đánh giá chung
- Ưu điểm: Qua gần 5 năm triển khai thực hiện, về mặt nhận thức, các bộ,
ngành và cấp uỷ, chính quyền các địa phương liên quan đều đã thấy rõ vai trò,
tầm quan trọng đặc biệt của người có uy tín đối với công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc; vì vậy đã quan tâm chỉ đạo, huy động lực lượng và đầu tư kinh phí
21
để triển khai thực hiện Chỉ thị; đã huy động được cả hệ thống chính trị tích cực
tham gia công tác này. Lực lượng Công an, đặc biệt là Công an nhiều địa
phương đã làm tốt chức năng nòng cốt, tham mưu và trực tiếp trong việc tổ
chức thực hiện; đã phối hợp với các ngành chức năng rà soát, lên danh sách đưa
vào diện những người có uy tín cần tranh thủ, sử dụng; một số địa phương đã
quan tâm thực hiện tốt chính sách đối với người có uy tín, đã làm tốt công tác
tranh thủ cá biệt đối với những người có điều kiện để phục vụ cho công tác công
an và đã thu được nhiều kết quả quan trọng trong công tác này.
- Tồn tại: Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này đã
bộc lộ một số tồn tại, hạn chế và vướng mắc: Một số bộ, ban, ngành và UBND
một số tỉnh chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác này, còn cho rằng đây là

việc của ngành Công an nên chưa thực sự vào cuộc. Do vấn đề nhận thức chưa
thống nhất, nên mỗi địa phương có cách làm khác nhau, từ việc ban hành chỉ
thị, quyết định, lập ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện, giao đơn vị chủ trì, đơn vị
phối hợp không thống nhất nên công tác triển khai, báo cáo sơ kết hàng năm
trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Việc ban hành chính sách và triển khai thực
hiện trên thực tế đối với người có uy tín còn quá chậm, quy định đưa người có
uy tín vào diện để được hưởng chính sách phải bằng bỏ phiếu, mỗi năm bầu một
lần và mỗi bản được bầu một người và bặt buộc phải là người có hộ khẩu trong
vùng dân tộc thiểu số là không phù hợp và nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trên
thực tế. Việc trao đổi thông tin và sự phối hợp giữa các ban, ngành nhất là trong
việc lập danh sách người có uy tín chưa chặt chẽ, cụ thể nên việc rà soát, xác
định và lập danh sách người có uy tín đưa vào diện vận động tranh thủ còn
chậm, chưa có sự phân công, phân cấp cụ thể v.v. Việc vận dụng chi kinh phí
đối với người có uy tín theo Thông tư 211/2009/TT-BTC của Bộ tài chính và
Thông tư liên tịch số 05/TTLT-UBDT-BTC giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài
chính của các địa phương chưa thống nhất do đối tượng được hưởng chính sách
người có uy tín, phạm vi áp dụng của hai thông tư khác nhau, chính sách hỗ trợ
cũng khác nhau, đồng thời có tỉnh cần xin kinh phí Trung ương, có tỉnh lại tự
cân đối được nguồn ngân sách do có mức thu nhập cao hơn, vì vậy sự quan tâm
của tỉnh với công tác này có điều kiện thực tế hơn.
- Nguyên nhân của những tồn tại trên bắt nguồn từ sự nhận thức chưa
thống nhất của một số cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác người
có uy tín về phương pháp, cách làm, phân công trách nhiệm của từng cơ quan
dẫn đến sự chỉ đạo, phối hợp công tác giữa các ban, ngành của một số địa
phương chưa chặt chẽ; chưa nghiên cứu kỹ các văn bản, hướng dẫn của các bộ,
22
ngành cấp Trung ương để tổ chức thực hiện. Các ban, ngành cấp trung ương khi
phát hiện những tồn tại, thiếu sót của các địa phương, có kiểm tra, đánh giá, có
báo cáo kiến nghị, đề xuất nhưng chưa kịp thời hướng dẫn địa phương khắc
phục, nhất là điều kiện thực hiện chính sách đối với người có uy tín. Vì vậy,

việc triển khai trên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong
tình hình mới.
5. Bài học kinh nghiệm trong công tác vận động, phát huy vai trò của
người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Qua thực tiễn công tác đối với người có uy tín, có thể rút ra một số bài
học như sau:
5.1. Công tác người có uy tín trong dân tộc đạt kết quả mức độ nào điều
quan trọng là phải nắm chắc tình hình, xác định đúng, phân loại rõ, cụ thể phạm
vi uy tín, ảnh hưởng và tác dụng từng người có uy tín.
Dù lực lượng nào, ngành nào khi thực hiện công tác đối với người có uy
tín đều phải điều tra, nghiên cứu, nắm được tâm lý, hoàn cảnh, điều kiện của
từng người và phong tục tập quán của từng dân tộc để áp dụng nội dung, biện
pháp, hình thức tiếp xúc, tranh thủ, sử dụng để phát huy hiệu quả trong công
tác.
Người có uy tín trong dân tộc thiểu số thuộc nhiều thành phần, khả năng,
vai trò, vị trí, phạm vi uy tín, ảnh hưởng của mỗi người cũng khác nhau. Mỗi
người có uy tín chỉ có tác dụng trong những phạm vi lĩnh vực nhất định; không
phải lĩnh vực nào người có uy tín đều phát huy tác dụng như nhau, không phụ
thuộc vào ranh giới hành chính; nhiều khi uy tín của họ vượt ra khỏi biên giới
quốc gia do có mối quan hệ dân tộc, dòng họ, quan hệ thân thiết làng bản hoặc
có vị trí trong xã hội... Vấn đề cốt lõi trong công tác với người có uy tín là phải
đánh giá đúng khả năng từng người; uy thế và sự chi phối rộng hay hẹp, sâu sắc
hay bình thường; uy tín thực sự hay do một yếu tố nào tạo nên, từ đó tính toán
yêu cầu phục vụ công tác mới đạt hiệu quả.
Nghiên cứu, xác định đúng người có uy tín là điều kiện quan trọng hàng
đầu. Cho nên phải tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích và căn cứ vào tiêu chí
để đối chiếu, so sánh, cân nhắc xác định đúng từng người thực sự có uy tín.
Đồng thời chủ động phát hiện những người có khả năng, điều kiện phát triển trở
thành người có uy tín phát huy ảnh hưởng sau này để chủ động bồi dưỡng phát
huy những khả năng uy tín của người đó phục vụ công tác lâu dài. Khi đã điều

tra, đánh giá đúng là người có uy tín thì số lượng người có uy tín thì số lượng
23
người có uy tín nhiều hay ít, rộng hay hẹp đều phải được tính toán vào trong
quá trình thực hiện công tác để phát huy tác dụng của họ theo yêu cầu đề ra,
khắc phục tình trạng khi đưa vào diện người có uy tín rồi buông lơi, xa lánh họ.
5.2. Biết lựa chọn và sử dụng người có uy tín một cách linh hoạt đem lại
hiệu quả theo yêu cầu, nhiệm vụ của từng ngành, từng lực lượng là nghệ thuật
công tác trong vùng dân tộc.
Người có uy tín trong dân tộc thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau,
có người là già làng, trưởng bản, có người là cán bộ, trí thức; nhiều người có
chức sắc trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. Mỗi người có ảnh hưởng chi phối
quần chúng trong phạm vi rộng hẹp khác nhau, ở từng lĩnh vực khác nhau; tri
thức, đặc điểm tâm lý, điều kiện hoàn cảnh và môi trường hoạt động khác
nhau... do đó mỗi người có thế mạnh, điểm yếu, hạn chế riêng. Trong công tác
điều tra cơ bản cần chú ý nắm chắc mỗi loại người, trong từng dân tộc để tính
toán theo yêu cầu công tác, không lạm dụng việc sử dụng người có uy tín.
Trong công tác muốn sử dụng người có uy tín vừa có hiệu quả, vừa phát huy tác
dụng và ảnh hưởng của người có uy tín phải biết khai thác thế mạnh của từng
người. Có người có uy tín có thế mạnh trong vận động quần chúng dân tộc; có
người lại biết làm kinh tế giỏi xóa đói giảm nghèo; có người lại có thế mạnh
cảm hóa, giáo dục phần tử xấu, tiêu cực, chậm tiến trong xã hội... Do vậy, mỗi
vùng, mỗi dân tộc và tùy theo yêu cầu công tác cụ thể phải biết lựa chọn người
có uy tín sao cho phù hợp thì công tác mới phát huy hiệu quả, phục vụ yêu cầu,
nhiệm vụ chính trị.
5.3.Phát hiện kịp thời những biểu hiện lệch lạc của người có uy tín, tăng
cường cảm hóa thuyết phục chống địch lôi kéo, bôi lem, sử dụng.
Bên cạnh thực hiện công tác phát huy hiệu quả và thực hiện chính sách
đối với người có uy tín, phải chú ý phát hiện những biểu hiện lệc lạc, tiêu cực và
sự móc nối, lôi kéo của địch và phần tử xấu để vừa uốn nắm những biểu hiện
lệch lạc đó vừa chủ động ngăn ngừa phát sinh tiêu cực mới. Những việc làm đó

cũng nhằm bảo vệ những người có uy tín, vừa đảm bảo độ tin cậy và gắn bó mật
thiết với ta.
5.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu có đủ khả năng, trình độ và bố
trí ổn định triển khai công tác người có uy tín ở vùng dân tộc.
Đội ngũ cán bộ làm công tác người có uy tín có vai trò, vị trí hết sức cần
thiết, có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả công tác này. Muốn vậy, cán bộ
phải được bố trí chuyên sâu, thực sự có năng lực, có trình độ nắm bắt được
24
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có kiến thức, am hiểu
dân tộc, phong tục tập quán, có kiến thức xã hội, kiến thức địch tình, có kinh
nghiệm và có tinh thần chịu đựng gian khổ gần gũi với đồng bào dân tộc, được
dân tin là những điều kiện rất quan trọng có tính quyết định trong công tác đối
với người có uy tín.
Tóm lại: Công tác đối với người có uy tín là nghệ thuật trong vận động
đồng bào dân tộc. Muốn phát huy cao hiệu quả vai trò, tác dụng người có uy tín
trong công cuộc vận động cách mạng thực hiện sự nghiệp đổi mới ở vùng dân
tộc thiểu số, nhất là sự nghiệp giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh trật
tự, điều quan trọng là phải nắm bắt được đặc điểm tâm lý, sinh hoạt truyền
thống của người dân tộc và khả năng tri thức, điều kiện, hoàn cảnh, môi trường,
mặt mạnh, mặt hạn chế của mỗi người có uy tín để kiên nhẫn, thận trọng, tích
cực, chắc chắn, tỷ mỷ, cụ thể kết hợp có lý, có tình là phương châm của nghệ
thuật công tác này. Mặt khác công tác đối với người có uy tín phải đảm bảo
nguyên tắc nắm được quần chúng cơ bản, nâng cao giác ngộ cho nhân dân các
dân tộc. Đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ: có đội ngũ cán bộ dân tộc tại chỗ
đủ mạnh, thiết chế dân chủ ở cơ sở được củng cố và phát huy; người có uy tín
trong dân tộc được đặt đúng vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia
trong vùng dân tộc thiểu số là cơ sở cho tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
25

×