Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu BÀI THAM LUẬN HỘI THẢO ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.71 KB, 4 trang )

BÀI THAM LUẬN HỘI THẢO ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH
Ths. Nguyễn Hoàng Bích Ngọc
Qua một năm giảng dạy Anh Văn Chuyên Ngành (AVCN) cho sinh viên ngành
Tin Học cùng với việc đang nghiên cứu và triển khai tài liệu giảng dạy AVCN dành cho
sinh viên ngành Vật Lý, tôi xin có một số nhận xét và ý kiến đề xuất dưới đây:
A. NHẬN XÉT VỀ GIÁO TRÌNH ACVN:
Thực chất nội dung của giáo trình AVCN chưa phản ánh đúng bản chất của tiếng
Anh chuyên ngành. Thật ra, việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành (English for Specific
Purposes or ESP) không nằm ngoài mục tiêu phát triển bốn kỹ năng ngôn ngữ của sinh
viên như khi sinh viên học tiếng Anh đại cương (General English). Vì vậy, khi giảng dạy
AVCN, giáo viên không nên bỏ hẳn một kỹ năng nào đó trong số 4 kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết. Tuy nhiên, tuỳ vào đặc trưng của mỗi ngành học mà các kỹ năng có mức độ
phân hoá trọng tâm khác nhau. Và cũng dựa vào đó, giáo viên có thể tập trung vào các kỹ
năng tương thích với ngành học để triển khai giáo trình và có cách thức kiểm tra, đánh
giá sinh viên cho phù hợp.
Do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan mà giáo trình AVCN chưa đáp
ứng được yêu cầu của môn học. Giáo viên biên soạn giáo trình AVCN có kiến thức về
tiếng, nhưng lại hạn chế về mặt chuyên môn. Giáo trình chủ yếu được sưu tầm và biên
soạn lại từ các nguồn tài liệu sẵn có, thiếu tính hệ thống và rời rạc về nội dung, chưa thật
sự đi sâu vào chuyên ngành của môn học. Chính vì vậy, sau khi học xong học phần
AVCN, sinh viên có cảm giác mình “không học được nhiều cả kiến thức chuyên môn lẫn
ngoại ngữ” và vì thế kỹ năng ngôn ngữ cũng bị mai một.
B. MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ TRONG GIẢNG DẠY AVCN:
- Giáo viên giảng dạy chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về ngành
học mình đang dạy vì vậy phải chịu áp lực khi giảng dạy AVCN vì phải tìm tòi học hỏi
thêm về nội dung môn học và thiếu tự tin trong khi chuyển tải nội dung chuyên ngành
đến sinh viên.
- Sinh viên vẫn chưa quen với cách học tiếng Anh chuyên sâu hoá về nội dung
chuyên ngành. Kiến thức ngoại ngữ và kiến thức chuyên ngành của các em vẫn còn hạn
chế.
- Đối với một số ngành học đòi hỏi có giờ thực hành, như ngành Tin học, chưa có


giờ thực hành cho sinh viên rèn các kỹ năng chuyên môn thông qua nội dung tiếng Anh
chuyên ngành đã học.
- Nội dung bài học chưa sát với thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu tiếp thu kiến
thức chuyên ngành của sinh viên.
C. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
1. Về việc biên soạn giáo trình:
- Nên có sự cộng tác của 2 nhóm giáo viên: giáo viên chuyên ngữ (giáo viên
chuyên ngành tiếng Anh) và giáo viên chuyên ngành (giáo viên phụ trách giảng dạy các
môn chuyên ngành) để hỗ trợ lẫn nhau trong việc biên soạn tài liệu giảng dạy.
- Nội dung của giáo trình nên đi sâu vào nội dung chuyên ngành hơn là các bài
Trang 1/4
đọc hiểu chọn lọc có nội dung liên quan tới ngành học. Ví dụ: Các bài học nên sắp xếp có
hệ thống theo chủ điểm của học phần chuyên ngành và dựa theo chương trình đào tạo của
ngành học để sinh viên có thể tiếp thu một lượng kiến thức chuyên môn nhất định sau khi
học xong học phần. Ngoài ra, khi thiết kế nội dung bài học nên dựa trên chương trình học
chuyên ngành của sinh viên tính theo thời điểm áp dụng giáo trình để tạo điều kiện thuận
lợi cho sinh viên nắm bắt kiến thức chuyên môn và có sự tương tác giữa tiếng Anh
chuyên ngành và lĩnh vực chuyên môn của sinh viên. Ví dụ, nếu sinh viên Tin học đang
học cùng lúc tiếng Anh chuyên ngành và ngành học chuyên môn về “Cơ sở dữ liệu” thì
giáo trình AVCN nên dành ít nhất 1 chương cho nội dung này.
- Tuỳ vào đặc trưng của mỗi ngành học mà thiết kế mỗi chương trong giáo trình
theo một cấu trúc phù hợp.
- Đối với các môn học đòi hỏi sinh viên phải thực hành một số kỹ năng, nên lồng
ghép các bài tập thực hành trong giáo trình để sinh viên có thể kết hợp lý thuyết và thực
hành và bố trí giờ thực hành cho sinh viên. Ví dụ tiếng Anh chuyên ngành Tin học nên có
một số bài tập dành cho giờ thực hành máy bằng tiếng Anh.
- Nên thành lập Hội đồng kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của giáo trình sau mỗi
học kỳ hoặc năm học để có những thay đổi cập nhật, kịp thời phù hợp với yêu cầu thực
tiễn và chương trình đào tạo của mỗi ngành học.
- Giáo viên biên soạn giáo trình nên chú ý thiết kế phần lời giải (Answer key) cho

các bài tập trong giáo trình.
- Nếu có thể, giáo viên biên soạn tài liệu nên giới thiệu một số websites trên mạng
interenet cho sinh viên vào tham khảo thông tin liên quan đến nội dung bài học và giao
một số bài tập liên quan đến thông tin sinh viên tìm được trên mạng, cho sinh viên làm
việc theo đôi hoặc nhóm để có thể khai thác nguồn tài liệu điện tử phục vụ môn học và
đồng thời tạo thói quen tự học tập, tự nghiên cứu cho sinh viên.
- Nên giới thiệu các tự điển chuyên ngành (tự điển in thành cuốn hoặc tự điển
điện tử trên mạng) mà sinh viên có thể sử dụng để tra cứu từ vựng có trong giáo trình.
- Nên thiết kế phần phụ lục từ vựng chuyên ngành (Glossary) theo chủ điểm hoặc
theo từng chương để sinh viên tham khảo thêm.
- Nếu có kinh phí và điều kiện, Nhà trường có thể tận dụng nguồn nhân lực sẵn có
để thành lập đội ngũ giáo viên giảng dạy AVCN chủ đạo bằng cách chọn ra một số giáo
viên tiêu biểu, có năng lực đảm trách giảng dạy AVCN từ các ngành khác nhau và từ Bộ
môn Ngoại Ngữ. Nên có các khoá học nâng cao, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành của
môn học dành cho giáo viên dạy AVCN. Song song đó, cần tạo điều kiện cho giáo viên
giảng dạy chuyên ngành bổ sung, cập nhật kiến thức ngoại ngữ. Có như thế thì việc biên
soạn hay triển khai tài liệu giảng dạy AVCN sẽ tránh khỏi một số hạn chế, khó khăn, vấp
váp. Chẳng hạn như giáo viên giảng dạy AVCN không hiểu rõ hoặc hiểu chưa thấu đáo
các thuật ngữ chuyên ngành hay các kiến thức liên quan tới ngành học có thể dẫn đến một
số hoài nghi trong sinh viên về nội dung chuyên môn mà các em đang được học bằng
tiếng Anh từ giáo viên giảng dạy AVCN. Trong khi đó, giáo viên chuyên ngành lại thiếu
hụt kiến thức ngoại ngữ để truyền đạt nội dung môn học cho sinh viên bằng tiếng Anh.
- Giáo trình AVCN nên thể hiện tính hệ thống và gắn kết với môn học chuyên
ngành của sinh viên hơn là sản phẩm sưu tầm, cắt ghép từ những nguồn tài liệu khác dưới
dạng những bài đọc theo chủ điểm rời rạc.
2.Về cách thức triển khai nội dung giáo trình AVCN:
Trang 2/4
- Các giáo viên ngoại ngữ có thể linh hoạt áp dụng những phương thức giảng dạy
khác nhau tuỳ vào nội dung của giáo trình và đặc thù của mỗi ngành học.
- Nên có một số tiết dạy chung (co-teaching) giữa giáo viên tiếng Anh và giáo

viên chuyên ngành, đặc biệt là trong giờ thực hành.
- Việc chú trọng một hay vài trong số 4 kỹ năng ngôn ngữ trong giảng dạy tuỳ
thuộc vào đặc trưng của ngành học nhưng không nên bỏ hẳn một kỹ năng nào đó vì như
thế sẽ làm mai một kỹ năng học tiếng của sinh viên.
- Giáo viên giảng dạy nên có những buổi thảo luận định kỳ với các giáo viên
giảng dạy AVCN khác, với các giáo viên giảng dạy chuyên ngành môn mìnhh dạy và với
sinh viên đang học học phần AVCN về phương pháp dạy-học tiếng Anh chuyên ngành
sao cho có hiệu quả, đảm bảo cho sự phát triển đồng đều của bốn kỹ năng ngôn ngữ của
sinh viên sau khi học xong học phần AVCN và sinh viên có vốn kiến thức chuyên ngành
đủ để học tiếp những học phần AVCN kế tiếp hay phục vụ cho lĩnh vực chuyên môn sau
này.
- Nên xem xét lại về thời lượng phân bổ (số tiết học AVCN đối với các sinh viên
thuộc các khoa trong và ngoài Sư Phạm) để đảm bảo sinh viên có lượng kiến thức chuyên
ngành và kiến thức ngoại ngữ đủ để giao tiếp và tự học hỏi, tìm hiểu sâu hơn về ngành
học khi học xong (các) học phần AVCN.
- Giáo viên nên chú trọng cung cấp một số thuật ngữ chuyên ngành của ngành học
và có thể giản lược bớt các chủ điểm hay bài tập ngữ pháp nếu sinh viên đã được học các
nội dung ngữ pháp ấy trong các học phần tiếng Anh đại cương trước đây. Thay vào đó,
cần rèn tập cho sinh viên kỹ năng đọc hiểu và dịch thuật các tài liệu chuyên môn để sinh
viên có thể tiếp tục tự học, tự nghiên cứu thêm những tài liệu chuyên môn bằng tiếng
Anh. Song song đó, giáo viên cũng nên chú trọng việc phát triển kỹ năng giao tiếp bằng
tiếng Anh cho sinh viên dựa trên nội dung chuyên môn của ngành học. Ví dụ: một sinh
viên chuyên ngành Tin học có thể sử dụng tiếng Anh để mô tả (dưới dạng nói hoăc viết)
cấu trúc của một hệ thống máy tính hay nói về phần mềm có nhiều ứng dụng trong cuộc
sống và trong học tập.
- Nên tổ chức những buổi thuyết trình nhóm (group presentation) để sinh viên thể
hiện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh về nội dung chuyên ngành đang được học. Bên
cạnh đó, nên tổ chức những hoạt động sưu tầm tài liệu chuyên ngành - chẳng hạn cho
sinh viên làm báo tường theo nhóm về một nội dung trong chương trình học - đồng thời
lồng ghép hoạt động này vào việc kiểm tra đánh giá môn học để sinh viên có động cơ tự

học, tự nghiên cứu.
- Nên tổ chức Hội nghị học tốt Anh Văn Chuyên ngành theo từng môn học ở đầu
mỗi học kỳ để sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm từ giáo viên giảng dạy tiếng Anh và
giáo viên giảng dạy chuyên môn ngành học và có thể thu thập thêm một số nguồn tài liệu
tham khảo từ thầy cô, bạn bè thông qua buổi Hội nghị học tốt.
3. Về cách thức kiểm tra đánh giá sinh viên:
- Các giáo viên biên soạn và giảng dạy cùng một khối lớp nên ngồi lại để thống
nhất cách thức kiểm tra, đánh giá sinh viên trước khi đưa giáo trình vào triển khai thực
hiện. Tuỳ theo đặc trưng của từng ngành học mà các kỹ năng ngôn ngữ được chú trọng
đánh giá. Tuy nhiên, đối với kỹ năng nghe, do băng đĩa các bài nghe tiếng Anh chuyên
ngành còn hạn chế, nên khi biên soạn giáo trình, giáo viên biên soạn có thể tận dụng
nguồn giáo viên bản xứ nói tiếng Anh đang công tác tại trường để tự ghi âm những bài
Trang 3/4
nghe phục vụ cho công tác giảng dạy và kiểm tra, đánh giá và lồng ghép những bài tập
luyện kỹ năng nghe nói vào trong giáo trình.
- Hai kỹ năng cơ bản trong việc kiểm tra đánh giá sinh viên học AVCN là kỹ năng
sử dụng thuật ngữ chuyên ngành, kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng dịch thuật. Ngoài ra, giáo
viên có thể cho sinh viên thực hiện việc kiểm tra đánh giá kỹ năng nghe nói trong quá
trình học để sinh viên có thái độ học tập nghiêm túc hơn đối với 4 kỹ năng ngôn ngữ và
hạn chế sự mai một kỹ năng ngôn ngữ của sinh viên.
- Việc kiểm tra đánh giá các kỹ năng ngôn ngữ nên gắn liền với việc kiểm tra kiến
thức chuyên ngành cho sinh viên.
Trang 4/4

×