Thơng tin nhóm: Nhóm NCKH23_KTQT CLC64&Mark
CLC_Lê Nam Anh
SĐT TRƯỞNG NHĨM: 0888884048 (LÊ NAM ANH)
Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Logistics trong
bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
NGUYỄN XUÂN HƯNG, LÊ NAM ANH, LÊ ANH ĐỨC, LÊ MẠNH HÙNG,
BÙI DIỆU ANH
Tóm tắt
Trong bối cảnh tồn cầu hố của thế kỷ 21, Việt Nam đang trên
đà phát triển nhanh chóng, đối mặt với những cơ hội và thách thức
do sự lên ngơi của cuộc CMCN 4.0. Trong đó, lĩnh vực logistics giữ vai
trị quan trọng, đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh
tế của đất nước. Tới nay, lĩnh vực logistics đã đạt được nhiều thuận
lợi, thành tựu. Song, logistics ở Việt Nam chưa phát triển xứng với
tiềm năng, bởi các hạn chế, yếu kém về hạ tầng, tổ chức, công nghệ,
chưa đáp ứng về nhu cầu. Nguồn nhân lực logistics hiện tại ít về
lượng, thấp về chất, yếu về năng lực và phối hợp, tiềm ẩn hậu quả
khơng thể lường trước. Để đáp ứng địi hỏi thực tiễn, nước ta cần
nhanh chóng tăng số lượng nhân lực logistics, bằng cách tăng cường
đào tạo vừa học vừa làm, đào tạo văn bằng 2, thu nhận người đã
từng hoạt động, thực hiện lộ trình “mềm” về thời gian, tăng thời
lượng chuyên ngành, nhập nội chương trình tiên tiến và đặc biệt là
áp dụng các công nghệ mới, như trí tuệ nhân tạo hay robot tự động
để rút ngắn thời gian, chuyên nghiệp hoá hệ thống logistics. Đồng
thời, khuyến khích tự đào tạo, nhân rộng điển hình, hợp tác quốc tế;
phát huy sức sáng tạo đổi mới, chú trọng nhân cách, đề cao năng lực
cá nhân, xây dựng văn hoá kinh doanh mới,...
Từ khoá: CMCN 4.0, logistics, nguồn nhân lực logistic, phát
triển nguồn nhân lực logistics.
1. Đặt vấn đề/ Giới thiệu
Đứng trước bối cảnh tồn cầu hóa và cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, không một lĩnh vực, ngành nghề nằm ngồi vùng ảnh
hưởng. Trong đó, lĩnh vực logistics cũng không ngoại lệ. Theo
1
Research and Market, thị trường logistics tồn cầu có quy mô đạt
3.215 tỷ USD trong năm 2021, tăng 17,6% so với năm 2020. Hội
đồng cảng hàng không quốc tế (ACI) dự báo, Việt Nam hiện đang là
một trong top 10 quốc gia tăng trưởng trong việc vận chuyển hành
khách cao nhất trong thời kỳ 2018 - 2040 và mục tiêu tăng trưởng
trung bình khoảng 10% – 12%/năm ở thị trường vận tải hàng không
trong nước đến năm 2030. Trên cơ sở đó, cho thấy đất nước Việt
Nam đã và đang có tiềm năng phát triển rất lớn trong lĩnh vực
logistics.
Tới nay, Việt Nam đã và đang được các doanh nghiệp lớn trên
thế giới trong lĩnh vực logistics tiếp cận và đầu tư mạnh mẽ. Tuy
nhiên, sự thiếu hụt về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực là
một vấn đề cấp thiết và cần được giải quyết nhanh chóng. Trong
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự đổi mới về cơng nghệ, quy trình
hoạt động và u cầu về kiến thức, kỹ năng địi hỏi nguồn nhân lực
phát triển, có tính thích nghi cao. Đứng trước cơ hội trở thành một
trung tâm logistics lớn trong khu vực, điều này đòi hỏi nguồn nhân
lực có chất lượng cao, được đào tạo chuyên sâu và tính thích nghi
mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới.
Với tính cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề, việc tiến hành
nghiên cứu trong việc phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực logistics tại
Việt Nam không chỉ là điều cần thiết mà còn bắt buộc. Điều này đảm
bảo rằng Việt Nam không bỏ lỡ thời cơ và tiếp tục phát huy mạnh mẽ
tiềm năng trong lĩnh vực. Chính vì vậy, nhóm tác giả lựa chọn đề tài
nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”.
2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết về cách mạng cơng nghiệp 4.0
Trong q trình phát triển, lịch sử đã ghi nhận bốn giai đoạn
cách mạng quan trọng. Giai đoạn đầu tiên, được biết đến là Cách
mạng công nghiệp 1.0, cuộc cách mạng đã khai thác năng lượng từ
nước và hơi nước, đánh dấu sự cơ giới hóa trong sản xuất. Chuyển
sang giai đoạn thứ hai, hay Cách mạng công nghiệp 2.0, nhân loại đã
chứng kiến sự áp dụng rộng rãi của điện năng, đặt nền móng cho
việc sản xuất hàng loạt. Tiếp đến, giai đoạn thứ ba, hay cuộc Cách
mạng công nghiệp 3.0, đã tập trung vào sự phát triển của điện tử và
2
công nghệ thông tin, mang lại khả năng tự động hóa cao trong sản
xuất.
Tới nay, thế giới đã và đang bước vào bối cảnh Cách mạng
công nghiệp 4.0. Giai đoạn này không chỉ là sự tiếp nối của ba giai
đoạn trước, mà còn đại diện cho sự kết hợp chặt chẽ giữa thế giới
thực, thế giới số và thế giới sinh học. Các công nghệ tiên tiến như
Internet vạn vật (IoT), Big Data, thành phố thơng minh, trí tuệ nhân
tạo, xe tự lái, robot, máy in 3D, vật liệu mới, công nghệ nano và các
đột phá trong lĩnh vực sinh học đều đóng góp vào sự phát triển của
Cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới việc tạo ra các giải pháp sản
xuất hội tụ giữa thực và ảo. Đặc biệt, trong lĩnh vực logistics, sự kết
hợp của những công nghệ này đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh
nghiệp nói riêng và ngành logistics nói chung.
2.2. Cơ sở lý thuyết về logistics - Dịch vụ logistics
Theo hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng Hoa Kỳ
(CSCMP), logistics được coi là một phần của chuỗi cung ứng trong
các doanh nghiệp, tập hợp những công việc như hoạch định, thực
hiện kiểm soát vận chuyển, lưu trữ hàng hoá và dịch vụ. GS. TS Đoàn
Thị Hồng Vân cũng đã cung cấp thêm một khái niệm khác về lĩnh
vực, nhấn mạnh logistics đem lại mục tiêu tối ưu hoá cho hoạt động
vận chuyển.
Trong bối cảnh tồn cầu hố, định nghĩa của logistics khơng chỉ
là kiểm sốt q trình vận chuyển, lưu trữ hàng hố mà cịn là việc
ứng dụng cơng nghệ số, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo để tối ưu
hóa q trình vận chuyển từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Thời kỳ hội nhập quốc tế, “dịch vụ logistics” đã trở thành một
điểm nổi bật trong lĩnh vực. Theo điều 233, Luật Thương mại 2005
định nghĩa “dịch vụ logistics” là hoạt động thương mại trong đó
thương nhân thực hiện các công việc bao gồm nhận hàng, vận
chuyển, lưu trữ hoặc dịch vụ hàng hoá như thỏa thuận với khách
hàng. Cho thấy rằng, sự chuyển biến từ việc tập trung vào vận
chuyển và lưu trữ đến việc cung cấp giải pháp, sự hài lòng cho khách
hàng.
2.3. Cơ sở lý thuyết về nguồn nhân lực trong logistics
Với sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế
cùng sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử,
3
lĩnh vực logistics ở Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ.
Nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định sự
thành công trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay. Cho thấy rằng
yêu cầu về nguồn nhân lực có kiến thức thực chiến, quản lý thơng tin
và dữ liệu, trình độ chun mơn cao là vơ cùng cần thiết. Ngồi
những người quản lý chun nghiệp, nguồn nhân lực cịn cần đến đội
ngũ có trình độ chuyên môn về quản lý kho bãi, hệ thống máy móc,
phân tích dữ liệu và đội ngũ tại các điểm giao, nhận hàng hố.
Một trong những khó khăn trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam
đang đối mặt là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng khi nhu cầu
về dịch vụ ngày càng cao. Cho thấy rằng, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực là yếu tố then chốt giúp Việt Nam tận dụng cơ hội và
phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
2.4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực logistics
Tới nay, lĩnh vực logistics ngày càng phức tạp và đòi hỏi sự linh
hoạt, đổi mới. Để đáp ứng được những yêu cầu này, việc đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực logistics trở nên cần thiết và quan trọng
hơn bao giờ hết. Đào tạo trong ngành logistics giờ đây không chỉ giới
hạn trong việc truyền đạt kiến thức cơ bản, mà còn tập trung vào
việc ứng dụng cơng nghệ, phân tích dữ liệu và kỹ năng quản lý chuỗi
cung ứng.
Chất lượng của nguồn nhân lực logistics được coi là một trong
những yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển bền vững của
ngành. Để đảm bảo chất lượng này, việc đào tạo không chỉ cần phải
hiện đại và cập nhật mà còn phải đáp ứng được những yêu cầu thực
tế của thị trường. Thách thức lớn nhất trong việc đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực logistics trong thời kỳ công nghiệp 4.0 chính là
việc đảm bảo sự kết hợp giữa kiến thức truyền thống và những kỹ
năng mới liên quan đến công nghệ. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu và
thách thức của thời đại công nghiệp 4.0, việc đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam cần phải được đặt lên hàng đầu
và nhận được sự quan tâm từ cả Nhà nước và các tổ chức tư nhân
trong và ngoài nước.
3. Thực trạng logistics và nhân lực logistics của các doanh
nghiệp ở Việt Nam
4
Ngành logistics đã nổi lên như một yếu tố then chốt trong việc
tạo ra một môi trường thương mại liền mạch và kết nối thị trường
trên toàn thế giới. Logistics khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong
việc vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả, mà cịn đóng góp vào
việc tối ưu hóa chi phí và thời gian, giúp các doanh nghiệp phản ứng
linh hoạt trước những biến đổi của thị trường và cơ hội kinh doanh
mới. Đồng thời, tại Việt Nam, ngành logistics đang trải qua giai đoạn
phát triển nhanh chóng, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức,
đặc biệt là vấn đề nhân lực.
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu lao động và thông tin thị
trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam có khoảng 1,5
triệu lao động đang hoạt động trong lĩnh vực logistics. Khi đặt trong
bối cảnh nhu cầu thị trường, con số này chỉ đáp ứng được khoảng
40% nhu cầu lao động của ngành. Điều này cho thấy một bức tranh
không mấy lạc quan về nguồn nhân lực logistics hiện hành. Dự báo
đến năm 2030, nhu cầu về nguồn nhân lực của logistics sẽ tăng vọt,
lên tới trên 200.000 nhân lực. Trong bối cảnh hiện tại, khả năng đáp
ứng chỉ đạt được khoảng 10% nhu cầu thị trường, đặt ra một thách
thức rất lớn về việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng.
Một vấn đề nổi bật khác là chất lượng đào tạo nhân lực. Theo
báo cáo bên dưới của bộ Giao thông vận tải về thực trạng phát triển
nguồn nhân lực logistics, chỉ có khoảng 5% - 7% nguồn nhân lực
được đào tạo bài bản về logistics. Điều này càng trở nên nghiêm
trọng khi 80,26% nhân lực trong các công ty logistics được đào tạo
thông qua công việc hàng ngày, khơng qua một chương trình đào tạo
chính quy. Sự thiếu hụt này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng
dịch vụ, mà cịn làm tăng chi phí và hao tốn nguồn lực cho doanh
nghiệp.
5
Nguồn: Báo cáo của bộ Giao thông vận tải về thực trạng phát triển
nguồn nhân lực logistics
Thách thức về chất lượng nhân lực được phản ánh rõ ràng trong
một cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí
Minh. Trong đó, 53,3% doanh nghiệp thiếu nhân viên có trình độ và
kiến thức về logistics, và chỉ 6,7% doanh nghiệp hài lịng với trình độ
chun mơn của nhân viên. Điều này không chỉ cho thấy rằng nguồn
nhân lực logistics tại Việt Nam đang thiếu cả về số lượng lẫn chất
lượng, mà còn phản ánh sự thiếu hụt về kiến thức chun mơn, kỹ
năng tiếng Anh về logistics, trình độ công nghệ thông tin - truyền
thông (ICT) và khả năng nắm bắt trình độ phát triển logistics theo xu
hướng CMCN 4.0.
Trong lĩnh vực logistics, quy mô của phần lớn doanh nghiệp vẫn
còn rất hạn chế. Dựa trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp đến tháng 3/2018, Việt Nam ghi nhận 296.469 doanh nghiệp
đăng ký hoạt động trong các ngành liên quan đến logistics. Trong số
này, khoảng 90% doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, chỉ ra
rằng đa số doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang hoạt động với quy
mơ nhỏ. Ngồi ra, doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới đáp ứng được
khoảng 20% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần cịn lại đang
bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài.
Đối mặt với những thách thức trên, Việt Nam cần một chính
sách phát triển nguồn nhân lực logistics có định hướng rõ ràng. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy rằng chính phủ chưa có các chính sách riêng
biệt nào cho việc phát triển nguồn nhân lực. Các chính sách hiện tại
thường được tích hợp trong các lĩnh vực thương mại, giao thông vận
tải và hải quan, chưa đáp ứng đúng nhu cầu của tồn thể ngành
logistics nói chung.
Trong q trình phát triển nguồn nhân lực, nhiều doanh nghiệp
đã lựa chọn biện pháp đào tạo thông qua công việc hàng ngày như
một giải pháp tiết kiệm chi phí. Phần lớn doanh nghiệp ưu tiên
phương pháp này thay vì gửi nhân viên tham gia các khóa đào tạo
chính quy tại các cơ sở giáo dục của nhà nước. Chỉ có một số ít
doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mới lựa chọn gửi nhân viên
tham gia các chương trình đào tạo liên kết với nước ngồi.
Dựa trên cơ sở đó, các trường đại học trong nước đã nhận biết
được nhu cầu và dần triển khai các chương trình đào tạo chuyên
ngành logistics với các lĩnh vực liên quan. Nhận thức được giá trị
trên, các doanh nghiệp bắt đầu tìm kiếm và tuyển dụng những cử
6
nhân trong lĩnh vực logistics để tiếp tục đào tạo và phát triển chuyên
môn.
Danh sách các trường đại học tiêu biểu bắt đầu đào tạo nhân lực
logistics
Trường đại học/cao đẳng
Trường Đại học Kinh tế quốc
dân
Ngành đào tạo liên quan đến
logistics
-
Kinh tế quốc tế
Kinh doanh quốc tế
Quản trị kinh doanh quốc tế
Kinh doanh thương mại
Quản trị kinh doanh thương
mại
Kinh tế Hải quan
Quản trị kinh doanh
Logistics và quản lý chuỗi
cung ứng
Đại học Hàng Hải Việt Nam
-
Kinh doanh quốc tế
Kinh tế vận tải
Khoa học hàng hải
Kỹ thuật tàu thủy
Kỹ thuật cơng trình biển
Kỹ thuật điều khiển và tự
động hóa
Đại học Giao thơng vận tải Hà
Nội/ Thành phố Hồ Chí Minh
-
Vận tải
Kinh tế vận tải
Quản trị kinh doanh
Xây dựng cơng trình giao
thơng
Xây dựng đường sắt
Xây dựng đường ô tô và
thành phố
Xây dựng cầu – hầm
Kỹ thuật hạ tầng đô thị
Tổ chức/khai thác/giao
thông/quản lý vận tải
Quản trị kinh doanh
Đại học Thương Mại
-
Đại học Bách khoa Thành phố
-
7
Kinh doanh quốc tế
Thương mại quốc tế
Kỹ
thuật
hệ
thống
công
Hồ Chí Minh
-
nghiệp
Logistics và quản lý chuỗi
cung ứng
Đại học Ngoại Thương
-
Kinh doanh quốc tế
Logistics và quản lý chuỗi
cung ứng
Trường đại học Sư phạm Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh
-
Khai thác vận tải (Quản trị
logistics)
Bên cạnh việc tin tưởng các trường đại học, doanh nghiệp cũng
rất cơng nhận các khóa học ngắn hạn của những trung tâm đào tạo,
hiệp hội có tiếng trong ngành. Nhân sự tham gia sẽ được mở rộng
góc độ tiếp cận về logistics, trau dồi thêm về chun mơn, từ đó
tăng cường giá trị lao động cho doanh nghiệp nói riêng và ngành
logistics nói chung.
Một số chương trình đào tạo đáng chú ý:
Tên
tâm
hiệp
Hiệp hội
Nam
hội/trung Chương trình đào tạo
logistics
Việt
-
Trung
tâm
đào
tạo
logistics tiểu vùng sông
Mê Kông – Nhật Bản tại
Việt Nam
-
Viện tiếp cận MGC (MIL)
-
8
Chăm sóc khách hàng nâng cao
theo tiêu chuẩn quốc tế
Vận chuyển hàng hóa xuyên biên
giới trong tiêu vùng sông Mê Kông
Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập
khẩu
Nghiệp vụ giao nhận vận tải và
logistics
Nghiệp vụ quản trị kho hàng
Nghiệp vụ giao nhận vận chuyển
hàng hóa vận chuyển bằng
container
Quản trị dịch vụ logistics
Nghiệp vụ khai hải quan
Thành lập và quản lý doanh
nghiệp logistics
Quản trị rủi ro trong logistics và
Chuỗi cung ứng
Giao nhận vận chuyển hàng hóa
-
bằng đường hàng khơng
Bảo hiểm hàng hóa, phương tiện
vận tải và trách nhiệm dân sự của
người chuyên chở
Nguồn: Hiệp hội logistics Việt Nam và Đại học Hàng Hải
Việt Nam
4. Ảnh hưởng của cách mạng 4.0 tới logistics và nguồn
nhân lực logistics tại Việt Nam
4.1 Cơ hội đối với logistics trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0
Trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại đang
bước vào kỷ nguyên số 4.0, nơi xuất hiện sự tăng trưởng đột biến các
nhu cầu giao thương và kết nối quốc tế. Điều này dẫn đến sự phát
triển chóng mặt về số lượng hàng hoá cần lưu chuyển, giao nhận; sự
mở rộng đến kinh ngạc về khơng gian giao lưu hàng hóa. Từ đó tạo
ra nhiều cơ hội lớn lao cho sự mở rộng của lĩnh vực logistics đồng
thời là bàn đạp cho các cơng ty logistics trên thế giới nhanh chóng
cải tiến cơng nghệ để bắt kịp theo xu hướng này và cải thiện tỷ suất
lợi nhuận, nhờ việc tự động hoá, hiện đại hố cơng cụ và hệ thống.
Một là, CMCN 4.0 cung cấp cho logistics các cơng nghệ chưa
từng có để tiếp cận, theo dõi tình trạng hàng hố, hệ thống quản lý
vị trí, phân tích dự đốn và xây dựng kế hoạch các hoạt động
logistics, ví dụ như: IoT - internet kết nối vạn vật để phát triển khách
hàng; AI - trí tuệ nhân tạo để lập phương án; định vị vệ tinh để giám
sát lơ hàng… Thêm vào đó, robot được giới thiệu vào các kho bãi
hiện đại, giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí lao động phổ thơng đáng
kể. Những công nghệ như xe nâng thông minh, thiết bị theo dõi, định
vị, dẫn đường sử dụng Wifi, Bluetooth hay trang bị cả thiết bị cảm
biến không chỉ giúp đẩy nhanh tiến độ cơng việc mà cịn giúp tối đa
hố độ an tồn cho các thiết bị khi phát hiện sắp va chạm vật thể,
hoặc quá tải, hỏng hóc trong động cơ.
Hai là, CMCN 4.0 giúp cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm, so
sánh và lựa chọn những mặt hàng và thương hiệu họ tin tưởng tiêu
dùng. Đồng thời, CMCN 4.0 cũng hỗ trợ hệ thống logistics trung
9
chuyển và giao nhận hàng hóa kịp thời, đảm bảo được chất lượng, kể
cả với hàng tươi sống, khó bảo quản. Khi thực hiện được sẽ làm hài
lòng yêu cầu tiện lợi, nhanh chóng của khách hàng, vơ hình chung sẽ
xây dựng nên số lượng lớn khách quen, làm tăng nhanh tỷ suất lợi
nhuận cho doanh nghiệp logistics lẫn doanh nghiệp cung cấp hàng
hoá.
Ba là, CMCN 4.0 tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tham gia sâu hơn vào thị trường thế giới để trở thành “doanh
nghiệp toàn cầu”, mở ra thị trường to lớn, đầy tiềm năng cho
logistics hoạt động, khai thác và phát triển.
Bốn là, CMCN 4.0 đang hỗ trợ logistics ở cả các nước dù kém
phát triển vẫn có được các phương tiện chuyên dụng tiên tiến, thuận
lợi hơn trong việc liên kết với các doanh nghiệp lớn mạnh, nhằm bổ
khuyết các hạn chế, tồn đọng và tiếp thu học hỏi thêm về tác
nghiệp, quản trị và vận hành.
4.2. Thách thức đối với logistics trong bối cảnh CMCN 4.0
Trước những bước tiến đột phá mạnh mẽ của CMCN 4.0, cùng
sự phát triển nhanh chóng của xu hướng hội nhập trong hoạt động
kinh tế thế giới, logistics cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới,
liên quan tới số lượng hàng hoá cung cầu, chất lượng nguồn nhân
lực, công tác quản trị và cả việc áp dụng công nghệ hiện đại.
Thứ nhất, khi người tiêu dùng càng dễ dàng tìm kiếm và tiếp
cận với các sản phẩm mong muốn, sẽ xảy ra tình trạng nhiều nhu
cầu giao nhận hàng hoá nhỏ lẻ, bất thường, trái tuyến so với hoạt
động thường có của các cơng ty logistics, phát sinh chi phí khó kiểm
sốt. Nếu khơng khẩn trương xử lý các đơn hàng này, khả năng cao
sẽ nhận về các phản hồi tiêu cực, dễ trở thành scandal truyền thông,
gây tổn hại nặng nề cho bộ mặt thương hiệu.
Thứ hai, khi khách hàng có quyền được so sánh và cân nhắc,
họ sẽ đưa ra các yêu cầu cao về bảo mật và an tồn thơng tin cho
doanh nghiệp logistics họ tin tưởng lựa chọn trước những đối thủ
cạnh tranh khác. Từ đó, các doanh nghiệp logistics phải cam kết
nhằm đảm bảo thông tin riêng tư và đặc quyền của khách hàng một
cách công khai, minh bạch.
Thứ ba, CMCN 4.0 thúc đẩy mọi doanh nghiệp logistics không
ngừng bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu, cập nhật, trang bị đổi mới
thêm các thiết bị công nghệ mới theo kịp đà phát triển chung của
thế giới. Tuy nhiên, khách hàng lại đòi hỏi hạ giá, khiến cho các
doanh nghiệp logistics phải tinh gọn bộ máy, cắt giảm thù lao, lương
10
thưởng. Từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến sự trung thành và nhiệt huyết
của người lao động, tiềm ẩn hiện tượng chảy máu “chất xám”, gây
nên sự di chuyển của nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó phát sinh
nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý, điều hành, cũng như định
hướng phát triển công ty.
Thứ tư, CMCN 4.0 liên tục mở đường cho sự xuất hiện của
nhiều sản phẩm mới có sức cạnh tranh giá cả cao vào thị trường,
nhất là qua sàn thương mại điện tử, phức tạp hố, thậm chí gây rối
loạn việc ổn định đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp logistics.
Chưa kể đến sự tham gia của các FTA vào thị trường, thường tạo ra
sự tăng trưởng đột phá về hàng hoá cần lưu chuyển, đòi hỏi các
doanh nghiệp logistics phải tỉnh táo nắm bắt cơ hội, nhưng cũng
không được tuỳ tiện, đưa đẩy khiến đầu tư quá mức, dễ gặp rủi ro
thua lỗ về sau.
Thứ năm, CMCN 4.0 đang tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp
vừa và nhỏ tham gia vào cuộc chơi kinh tế tồn cầu, thế nhưng chính
họ khơng thể đảm bảo nguồn cung lớn, tập trung, ổn định và chất
lượng để tạo thành dòng chảy logistics xuyên suốt. Song, việc hợp
tác giữa các doanh nghiệp logistics khác nhau về thương hiệu, trình
độ phát triển, con đường kinh doanh, phương thức quản trị… ở các
quốc gia khác nhau cũng không đơn giản, nhiều khả năng sẽ xảy ra
các sự cố không mong muốn.
4.3. Ảnh hưởng của CMCN 4.0 tới nguồn nhân lực logistics tại Việt
Nam
CMCN 4.0 không chỉ đem lại cơ hội và thách thức cho ngành
logistics nói chung mà đặc biệt cịn làm cho cả nguồn nhân lực
logistics nói riêng cũng có nhiều thay đổi, cần thiết phải bổ sung, cải
tiến để đáp ứng các yêu cầu mới.
Một là, sự xuất hiện của cơng nghệ hiện đại, máy móc, robot
tự động hoá một phần sẽ thay thế nguồn nhân công truyền thống,
ảnh hưởng đến cả chất lượng và số lượng lao động đáp ứng cho
ngành logistics trong thị trường lao động. Về số lượng, dân số đông
với cơ cấu trẻ thì sẽ đảm bảo được lượng người trong độ tuổi lao
động cao. Tuy nhiên, điều này dễ gây ra khó khăn trong khâu quản
lý và đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi doanh nghiệp và
nhà nước phải có quy hoạch, sao cho phát triển đồng đều, phù hợp
với trình độ phát triển kinh tế.
11
Hai là, đối với số nhân lực trình độ cao, họ cần phải làm chủ
các công nghệ và hạ tầng 4.0 mới nhất để hoạt động điều phối tốt
hơn, phối hợp với các doanh nghiệp khác nhằm làm tốt hơn hoạt
động logistics ngoại biên. Đặc biệt, cần liên tục tự nâng cấp trình độ
cá nhân theo sát đà phát triển của logistics điện tử, chủ động trong
“cuộc cách mạng số hố” về logistics
Ba là, đa số đội ngũ nhân cơng lao động có trình độ học vấn
thấp, cơng việc chủ yếu là bốc dỡ hàng, kiểm đếm kho bãi, sử dụng
sức lực nhiều hơn máy móc. Vậy nên, khi bị máy móc thay thế, họ sẽ
có nguy cơ cao rơi vào thất nghiệp, tạo thêm gánh nặng phúc lợi cho
xã hội. Nguồn nhân lực bán chuyên nghiệp này cần không ngừng học
hỏi, tự nâng cấp trình độ cá nhân, thành thạo sử dụng các công cụ
mới để làm tốt các dịch vụ thứ yếu, mang tính bổ trợ và các dịch vụ
logistics chủ yếu ở quy mô doanh nghiệp.
Bốn là, tồn bộ nguồn nhân cơng lao động cần được đào tạo
tiếng Anh chuyên ngành nói riêng cũng như các ngoại ngữ khác nói
chung, nhằm làm quen với các cơng nghệ của các đối tác “chiếu
trên” để hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết.
Năm là, nhân lực logistics cần đặt mình vào trong hệ thống
chuỗi logistics theo từng doanh nghiệp, từng ngành, từng vùng, theo
từng FTA vận hành liên tục, để dịng chảy logistics ln xun suốt
phát triển, hồn thiện, làm tăng sức mạnh và củng cố vững chắc uy
tín thương hiệu của chính doanh nghiệp ấy lẫn các doanh nghiệp có
liên quan.
5. Một số khuyến nghị giải pháp triển khai cho việc phát
triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam trong bối cảnh
CMCN 4.0
Trong thế kỉ của sự bùng nổ CMCN 4.0, phát triển nguồn nhân
lực là một quá trình tập trung vào việc nâng cao thể lực, trí lực, khả
năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, kỹ năng chuyên môn, khả
năng tương tác xã hội và khả năng sáng tạo của cá nhân. Bên cạnh
đó, q trình này này còn liên quan đến việc thúc đẩy nền văn hóa,
truyền thống lịch sử và các yếu tố tạo nên bản sắc quốc gia. Do vậy,
phát triển nguồn nhân lực không chỉ đồng nghĩa với việc tăng cường
khả năng tham gia vào cộng đồng một cách tích cực mà còn bao
gồm việc tận dụng một cách hiệu quả nhất các khả năng và kiến
thức để góp phần vào sự phát triển toàn diện của đất nước.
12
Trong bối cảnh tầm nhìn đến năm 2030 về phát triển nguồn
nhân lực logistics tại Việt Nam, cần xác định mục tiêu tập trung và
ưu tiên để đáp ứng yêu cầu thực tế và cơ hội đến từ các hiệp định
thương mại tự do (FTA) cùng với cuộc cách mạng cơng nghiệp lần
thứ tư (CMCN 4.0) hay nói cách khác, cần áp dụng một số giải pháp
sau:
5.1. Thay đổi lối tư duy về logistics
Để đảm bảo các yếu tố phù hợp cho sự phát triển nhanh chóng
và bền vững, cần phải đảm bảo về đường lối đúng đắn trong tư duy
của nguồn nhân lực logistics ngay từ giai đoạn lập kế hoạch, chủ
trương cho đến việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội
trong bối cảnh của sự bùng nổ tồn cầu của cuộc cách mạng cơng
nghiệp 4.0. Cần nhận thức rằng logistics không chỉ dừng lại ở khía
cạnh vận chuyển hoặc dịch vụ giao nhận đơn thuần mà cần được
hiểu một cách rộng rãi hơn. Tư duy về logistics đồng nghĩa với việc
tư duy hiệu quả - tư duy về việc tối ưu hóa trong các ngành, địa
phương và cả nền kinh tế quốc gia. Điều này cịn liên quan đến việc
hiểu rõ về q trình logistics, cụ thể là chuỗi cung ứng, và nó đối lập
với việc theo đuổi lợi ích hẹp hơn của các cá nhân, cộng đồng địa
phương hoặc nhóm cụ thể, góp phần gây hại đến lợi ích tổng thể - lợi
ích của vùng và quốc gia.
5.2. Bổ sung và cải thiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát
triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có định hướng rõ ràng
trong việc triển khai các chính sách cụ thể để phát triển nguồn nhân
lực ngành logistics. Mặc dù là một trong những mắt xích vô cùng
quan trọng trong công cuộc đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá
hiện nay, nguồn nhân lực cung cấp cho ngành vừa thiếu lại vừa yếu.
Chính vì vậy, để phát triển nguồn nhân lực logistics, nhà nước cần rà
soát để sửa đổi và bổ sung kịp thời những cơ chế, chính sách phù
hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực logistics tại thị trường Việt Nam.
5.3. Doanh nghiệp cần đổi mới cách thức quản lý nhân lực
Trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực logistics,
sự tập trung vào cách thức và kế hoạch quản lý, đặc biệt liên kết với
13
nhu cầu phát triển nguồn nhân lực tại từng địa phương và vùng lãnh
thổ, đang trở thành một khía cạnh cực kỳ quan trọng. Điều này đảm
bảo rằng nguồn nhân lực được phát triển một cách cân đối và đáp
ứng được các yêu cầu cụ thể của từng khu vực.
Ngoài việc quan tâm đến khâu quản lý, việc hoàn thiện cơ sở
dữ liệu về nguồn nhân lực logistics cùng việc ứng dụng các công
nghệ thông tin vào quản lý và thực hiện chính sách cũng là một phần
khơng thể thiếu. Công nghệ thông tin mang lại sự linh hoạt và hiệu
quả trong việc theo dõi, đánh giá và phân loại nguồn nhân lực. Điều
này giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về nguồn lực hiện có,
từ đó đưa ra các quyết định chiến lược về phát triển và sử dụng nhân
lực một cách hiệu quả.
Chú trọng vào việc kết nối nhu cầu nguồn nhân lực với sự phát
triển cụ thể của từng địa phương và vùng lãnh thổ cùng việc sử dụng
công nghệ thông tin để quản lý và triển khai nguồn nhân lực, chắc
chắn sẽ giúp tạo nên một hệ thống logistics mạnh mẽ và linh hoạt,
đồng thời đảm bảo rằng nhân lực được tận dụng và phát triển tối đa.
5.4. Củng cố và phát huy tính hiệu quả trong đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực logistics cho nền kinh tế quốc dân
Cần có sự quan tâm đầu tư một cách cụ thể và tập trung hơn
vào việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics. Điều này
không chỉ áp dụng ở mức tổng quát mà còn cần thêm sự chú trọng
vào việc đào tạo nguồn nhân lực logistics cho từng ngành, từng địa
phương và từng doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ngoài ra, cũng cần xem xét đến việc trang bị đầy đủ kiến thức
về logistics cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ở mọi cấp độ. Điều
này giúp họ hiểu rõ hơn về các khía cạnh quan trọng của lĩnh vực
này và phát triển tư duy logistics, từ đó tổ chức và quản lý các hoạt
động một cách có hệ thống, đảm bảo sự hiệu quả và tối ưu hóa chi
phí. Như vậy, họ có khả năng xử lý và giải quyết các thách thức mà
nền kinh tế đang phải đối mặt, luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng
đầu. Điều này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc tránh những tư
tưởng hẹp hịi về lợi ích riêng tại cấp địa phương hoặc chỉ riêng một
nhóm nhỏ người.
5.5. Định hướng cơng việc sớm cho người tiền lao động trong
lĩnh vực logistics
14
Một yếu tố quan trọng là các cơ sở đào tạo chuyên sâu về lĩnh
vực logistics nên có khả năng chủ động định hướng cho người học
ngay từ giai đoạn họ đang tiếp xúc với quá trình học tập. Điều này
giúp sinh viên có cái nhìn rõ ràng hơn về hướng nghề nghiệp mà họ
mong muốn theo đuổi và cách thức để phát triển trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, để thể hiện tính năng động, sinh viên cần tự mình tìm
hiểu và tìm cách tiếp cận các cơng ty dịch vụ logistics ngay từ thời
kỳ học tập nếu họ có ý định làm việc trong lĩnh vực này. Hơn thế
nữa, việc tích cực học hỏi và trau dồi kiến thức chuyên môn cũng
như kỹ năng làm việc là cần thiết để họ có thể tự tin bắt kịp với
những thách thức công việc ngay sau khi tốt nghiệp.
Không chỉ riêng nhóm lao động trực tiếp mà cả mọi thành viên
trong hệ thống cần nhận được sự đào tạo. Điều này không chỉ bao
gồm việc trang bị kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách
hiệu quả, mà cịn liên quan đến việc hình thành tinh thần làm việc và
thái độ chuyên nghiệp. Việc xây dựng tinh thần trách nhiệm, sự cam
kết, và sự tôn trọng đối với kỷ luật lao động là điều cần thiết để đảm
bảo sự liên thơng và hiệu quả trong tồn bộ hệ thống logistics.
5.6. Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho việc quản lý và phát
triển nguồn nhân lực logistics
Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, sự phát triển của
ngành logistics đặt ra nhiều thách thức và cơ hội. Giải pháp cơng
nghệ đột phá là tận dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong logistics để thúc
đẩy phát triển nguồn nhân lực.
Áp dụng AI trong quản lý chuỗi cung ứng đem lại lợi ích to lớn.
Trong đó, việc tích hợp AI giúp dự đốn và phân tích nhu cầu thị
trường trong và ngồi nước, tối ưu hóa quy trình logistics, từ việc lập
kế hoạch đến phản hồi nhanh chóng đối với sự biến đổi của thị
trường. Để thực hiện được điều này, nguồn nhân lực cần có kiến thức
sâu về AI và quản lý cung ứng. Ngoài ra, ứng dụng AI còn nâng cao
hiệu suất và hiệu quả hoạt động. Hệ thống AI tự động giám sát và
phân tích hoạt động chuỗi cung ứng, giúp phát hiện sự cố và vấn đề
gần như ngay lập tức. Để đảm bảo yêu cầu vận hành, nguồn nhân
lực cần có khả năng tương tác và giải quyết vấn đề trong môi trường
kỹ thuật cao. Đồng thời, việc áp dụng AI đòi hỏi sự đổi mới trong
cách thức vận hành và đào tạo chuyên sâu cho con người, đồng
nghĩa với việc xây dựng chương trình đào tạo rộng rãi về AI và quản
lý chuỗi cung ứng để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh
15
vực logistics là vô cùng cần thiết. Điều này đảm bảo họ có khả năng
sử dụng hiệu quả hệ thống AI và thích nghi với sự thay đổi.
Như vậy, việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong vận hành logistic
là một giải pháp đáng chú ý cho phát triển nguồn nhân lực logistics
trong CMCN 4.0. Điều này không chỉ tạo ra sự linh hoạt và hiệu quả
cho quá trình cung ứng, mà còn thúc đẩy sự phát triển kỹ năng và
kiến thức cho nguồn nhân lực trong ngành.
16