Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Cơ hội ngành công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.59 KB, 15 trang )

“Ngành CNTT đào tạo SV không phải để đi làm mà là đào tạo để SV
có khả năng tự trang bị cho mình cái mà xã hội cần”
Ngày càng có nhiều người cho rằng : Máy tính và công nghệ thông tin là một trong bảy kì
quan của thế giới hiện đại. Bạn đã sẵn sàng khám phá kì quan này hay chưa? Mặc cho nền
kinh tế thế giới đang trong thời kì suy thoái, Công nghệ thông tin vẫn là ngành nhiều tiềm năng
phát triển.
1. Nhu cầu ngành CNTT:
Tại hội thảo "Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông theo nhu cầu xã hội"
diễn ra đầu năm 2008 , theo Tổng thư ký Hiệp hội Phần mềm VN (Vinasa) Phạm Tấn Công,
hiện đang "bùng nổ" về nhu cầu nhân lực CNTT, nhất là các tập đoàn như IBM (cần 2.000 kỹ
sư), FPT (cần 3.000 kỹ sư), Hãng Boeing đang tìm đối tác tại VN với yêu cầu mỗi hợp đồng
cần tối thiểu 1.000 kỹ sư phần mềm. Riêng Vinasa năm 2008 cần khoảng 5.000 kỹ sư phần
mềm... Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài về CNTT đang rất muốn vào VN với quy mô lớn.
Ở lĩnh vực phần cứng, Tập đoàn Samsung có kế hoạch sản xuất 100 triệu máy tính xách tay
tại VN. Ngoài ra, các tập đoàn lớn như Hồng Hải, Compal cũng đang dốc lực đầu tư vào VN.
Ở lĩnh vực phần mềm, Hãng Boeing bày tỏ ý định sẵn sàng đem 70% lượng phần mềm vào
VN để sản xuất. Các đại gia khác như IBM cũng có kế hoạch mở rộng hoạt động dịch vụ phần
mềm tại VN. Tuy nhiên, để khai thác các cơ hội này thì Việt Nam cần đặt mục tiêu có 1 triệu
nhân lực CNTT các trình độ từ nay đến năm 2015. CNTT Việt Nam trong 5 - 10 năm tới sẽ
tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng 25% – 30%/năm.
2. Học hay không học ngành CNTT ?:
a. Những lí do nên học ngành CNTT:
- Dễ ...đậu: Điểm chuẩn ngành CNTT thường ở mức trung bình so với các ngành khác, thua
xa y khoa, dược... nên cũng nhẹ nhàng cho những ai có ước muốn học CNTT. Hoặc nếu
không học nổi trường chính quy thì cũng không phải là cái gì đó quá to tát. Đầu vào tại các
trung tâm đào tạo Quốc tế thường là cực thấp, chủ yếu là "money". Nếu học tốt, có đam mê
thực sự thì học các trường đó lại là tốt nhất.
- Dễ ...học: đưa cái lý do này ra có lẽ sẽ có rất nhiều bạn sẽ không đồng ý. Nhưng mà nói có
sách, mách có chứng... nếu bạn có internet ở nhà, nếu bạn biết "google" chút chút thì tất cả
các đồ án môn học, đề tài tốt nghiệp của bạn sẽ không thành vấn đề nữa... source code có
sẵn, helper đầy trên các diễn đàn CNTT, tất cả chỉ cần bạn bật internet lên và do it...


- Dễ ...ra trường: lý do này thoạt nghe thì khôi hài nhưng mà rất thực tế. SV học ở các khoa
Xây dựng, Cơ khí hoặc Viễn thông đều có tỉ lệ ra trường đúng thời hạn rất thấp, ở lại truờng
2,3 năm là bình thường, trong khi cực hiếm anh chàng nào học CNTT mà lại ở lại quá 1
năm...
- Dễ ... xin việc làm: có vẻ như lý do thứ 4 này hấp dẫn nhất nhỉ ? Ai đi học mà chả trông
mong ra trường có việc làm ? Nhưng ở đây chỉ nói đến tỉ lệ ra trường có việc làm của SV
CNTT là cao hơn các ngành khác chứ không nói đến thu nhập, tính chất công việc...
- Dễ ... nở mày nở mặt: đố các bạn tìm đâu ra ngành nào giúp người học nó dễ nở mày nở
mặt trong mắt bà con, hàng xóm, bạn bè.. như cái ngành CNTT này. Học Kiến trúc, Xây
dựng? Cũng được thôi, nhưng có bao giờ nhà bạn hoặc bạn bè, họ hàng có tiền xây nhà mà
cần thuê kiến trúc sư để vẽ không? Học Điện tử: chưa thấy cái TV hay máy đĩa nào hư hỏng
thường xuyên được, mà học ĐH thì cũng không sửa nổi cái TV đâu, phải thuê thợ thôi (^_^).
Nhưng mà nhà nào chả có cái máy vi tính ? Máy nào mà chả cài Windows, mà cái HĐH
Windows nào mà chả bị lỗi... Vậy là các ITer có cơ hội trổ tài mọn...
Vậy chừng đó lý do đã giúp bạn quyết tâm theo nghề CNTT chưa? Đừng vội quyết định nhé.
Hãy xem tiếp...
b. Những lí do không nên chọn CNTT:
- Khó... có sức khỏe tốt: tại sao nhỉ? Tại vì khi bạn đã chọn học CNTT, thì bạn sẽ phải xác
định mình sẽ phải dành ít nhất 1/5 thời gian của quãng đời còn lại của mình ngồi lỳ bên chiếc
máy tính. Khi đi học thì phải search tài liệu, đọc e-books (bạn nào hy vọng chỉ đọc sách bán
ngoài tiệm mà giỏi IT thì tỉnh ngộ đi nhé), viết phần mềm (coding), gỡ lỗi (Fix bug), viết đồ án
(100% đồ án ngành CNTT đều là làm trên máy và thuyết trình cũng như chạy demo thông
qua máy tính)... Khi đi làm thì chắc chắn công việc bạn cũng sẽ phải dính đến chiếc máy tính.
==> Hậu quả là ham ngồi quá, lười thể thao (cứ học rồi bạn sẽ thấy, sẽ khó dứt ra khỏi
computer để đứng lên lắm), dẫn đến sức khỏe suy giảm. Tuy nhiên lý do này cũng chưa phải
là lớn lắm vì bạn vẫn có thể chủ động trang bị cho mình: màn hình rộng LCD, chỗ ngồi
thoáng, trung bình ngồi 2h thì đi lại vài phút cho dãn gân cốt...
- Khó... có công việc tốt: nghề nào cũng vậy, không giỏi, không nhanh nhẹn thì khó kiếm được
công việc tốt. Đương nhiên! Tuy nhiên nghề CNTT thì bạc bẽo lắm, bạn có thể học rất giỏi
trong trường, bạn có thể đọc rất nhiều lý thuyết mà giảng viên giao cho bạn... Nhưng 95% SV

CNTT ra trường bị tụt hậu, không theo kịp công việc, chưa đủ tiêu chuẩn để làm cái công việc
mà đáng lẽ mình đáng được làm... Thực tế là vậy, bạn đừng nghĩ cứ tốt nghiệp ĐH chính quy
CNTT là có khả năng làm 1 ITer nhé. Một Network Administrator (quản trị mạng) tốt nghiệp
ĐH ngành CNTT mà không thể config nổi 1 cái Wiless Access Point (điểm truy cập không
dây), không thể config máy theo chế độ client/server... là chuyện bình thường.
=> Dẫn đến việc người học thất vọng về nghề mình lựa chọn (dù thực sự có khả năng, nhưng
mà lại là khả năng trên sách vở). Quá nửa sinh viên ra trường làm công việc dễ nhất: kỹ thuật
viên tin học, thu nhập chỉ ở mức 1.200.000-2.000.000 VNĐ.
- Khó.. có niềm vui: niềm vui nói ở đây là niềm vui trong công việc. Các công việc liên quan
đến kỹ thuật tin học cực kỳ nhàm chán.
+ Nếu bạn là kỹ thuật viên tin học: hàng ngày bạn chỉ cài đặt Windows, lắp máy, sửa máy...
+ Nếu là lập trình viên (ở mức nhân viên): suốt ngày xào đi xào lại những module, những
dòng code từ phần mềm này sang phần mềm khác theo bản thiết kế có sẵn, chẳng có 1 chút
sáng tạo nào cả.. na ná như thợ may công nghiệp vậy.
=> Không có niềm vui, hăng say trong công việc, bạn sẽ rất mau chán công việc mình làm...
Hãy đọc kỹ những lý do ở trên và tự mình quyết định xem nên hay không nên theo học ngành
CNTT ?
3. Những ngành nghề trong lĩnh vực CNTT :
a. Lập trình viên (Programmer):
Lập trình là gì?
Để làm nghề lập trình, trước hết các bạn phải hiểu thế nào là lập trình viên. Lập trình
viên là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm).
Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ) trên các công cụ lập trình, họ có thể
tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu
quả của việc sử dụng máy tính.
Các lập trình viên thường có thể làm việc trên nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó chủ
yếu là Java, C++, php, Asp, ASP.Net, Visual Basic.Net và C#.
Công việc của các nhà Lập trình viên
Công việc của người lập trình được gọi là software engineering. Để làm ra một phần
mềm, trước hết người ta phải tạo ra một “bản thiết kế” (framework), mỗi lập trình viên

đảm nhiệm một phần việc, sau đó các phần được kết nối lại tạo thành một sản phẩm
hoàn chỉnh. Lập trình viên được ví là những thợ “coding” (người ngồi gõ những dòng
lệnh (code) trên máy tính), làm ra các phần mềm hoặc chỉnh sửa, phát triển nó dựa
trên các công cụ lập trình.
Hiện tại, thu nhập của một Lập trình viên mới vào nghề khoảng 200 USD/tháng. Có 3-4
năm kinh nghiệm hoặc làm ở vị trí quản lý sẽ có thu nhập khoảng 700 -
1.000USD/tháng. Nếu làm ở nước ngoài thu nhập sẽ cao hơn nhiều, tại Hàn Quốc
hoặc Nhật từ 2.000 - 3.000 USD/tháng, tại Mỹ từ 3.500 - 6.000USD/tháng...
Những yếu tố để trở thành Lập trình viên?
Nghề lập trình đòi hỏi sự sáng tạo cũng như các kỹ năng đánh giá, phân tích yêu cầu
của dự án, đưa ra các giải pháp thiết kế hoặc cách tiếp cận công nghệ mới khi gặp
những framework thiết kế chưa kỹ hoặc công nghệ thay đổi.
Suy nghĩ một cách logic
Logic là điều quan trọng nhất trong lập trình. Bạn phải có đủ nhạy bén, linh hoạt và khả
năng phán xét cao để giải quyết một vấn đề triệt để bằng phương pháp logic. Vì thế,
nếu không có khả năng suy luận logic thì chắc chắn một điều nghề lập trình không
thích hợp với bạn. Bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhức đầu khi theo đuổi các đoạn
code của chương trình, các vấn đề về debug (gỡ rối), về lỗi, về dấu chấm, dấu phẩy…
Tiếp cận vấn đề có thứ tự và luôn chú ý tới chi tiết
Các lập trình viên nên tập cho mình thói quen cẩn thận và luôn chú ý đến từng chi tiết.
Đôi khi những chi tiết rất nhỏ, bạn vô tình bỏ qua, thì bạn phải ân hận khi mất hàng
ngàn giờ chỉ để tìm những lỗi nhỏ đó. Bạn cần có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt cũng
như viết chương trình của mình một cách mạch lạc, có cấu trúc để đồng nghiệp của
bạn có thể biết được tại sao bạn lại viết đoạn mã như vậy và cái gì tiếp theo sẽ xảy ra
trong chương trình của bạn.
Làm việc nhóm
Đa số, công việc lập trình đều làm việc theo nhóm. Khả năng để bạn thích ứng, và chia
sẻ những ý kiến của bạn tại công ty chiếm vị trí rất quan trọng. Bạn phải biết cách phối
hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn sẽ được
sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này.

Làm việc một mình trong thời gian dài
Thời hạn của dự án luôn làm bạn đau đầu. Có đôi lúc, bạn phải ngồi làm việc một
mình, do đó, bạn cần phải có tính độc lập cao hơn, biết tổ chức và sắp xếp thời gian để
hoàn thành dự án đúng lúc. Để được như vậy, bạn cần phải ghi danh sách những việc
bạn phải làm và có ý chí quyết tâm cao khi làm việc một mình.
Kỹ năng thiết kế
Công việc phân tích và thiết kế luôn là công việc rất quan trọng của lập trình. Bạn có
thể phải thiết kế toàn bộ một hệ thống cho kinh doanh, bao gồm các bảng lưu trữ thông
tin, các giao diện để nhập xuất thông tin hay các tài liệu kỹ thuật liên quan đến chương
trình... Bạn phải giỏi trong việc lắng nghe và chuyển đổi các yêu cầu của các khách
hàng đơn lẻ, các nhóm khách hàng và thậm chí cả việc kinh doanh thành các ứng
dụng. Các chương trình của bạn phải dễ dùng và có hiệu quả cao. Do vậy, bất kỳ kỹ
năng thiết kế nào của bạn cũng sẽ rất hữu ích trong lĩnh vực này.
Kiên nhẫn
Các vấn đề mà các lập trình viên phải giải quyết thường là các vấn đề khó có thể giải
quyết ngay lập tức. Nó mất nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng làm việc một
cách cẩn thận để giải quyết, tìm hướng đi. Nhiều khi bạn đi sai hướng lại phải quay lại
giải quyết từ phần đã giải quyết đúng và bắt đầu lại.
Tự học
Không trường lớp nào có thể đào tạo cho bạn tất cả những thứ bạn cần cho công việc
lập trình sau này. Chính vì thế, khả năng tự học qua sách vở, tài liệu, internet và qua
cả bạn bè nữa là không thể thiếu. Kết hợp với những dự án làm việc trong thực tế, bạn
sẽ dần dần thành thạo những gì mình đã tự học được.
b. Kiểm tra chất lượng phần mềm (Tester):
Bạn có bao giờ tự hỏi khi các lập trình viên làm ra một phần mềm hay ứng dụng nào
đó thì ai sẽ là người kiểm tra những sản phẩm này? Câu trả lời chính là các tester -
chuyên gia kiểm định phần mềm sẽ làm công việc đó.
Trong lĩnh vực phần mềm, ngoài nghề lập trình ra thì nghề kiểm tra chất lượng phần
mềm (còn gọi là Tester hay QC Engineer) có vị trí còn khá mới mẻ đối với người học
CNTT.

Tiềm năng của nghề
Điều đầu tiên phải nói đến về tiềm năng của nghề đó là nhu cầu nhân lực: đây là một
nghề cực kì khát nhân lực. Nhưng những ai theo học ngành CNTT đều đa phần là nghĩ
ngay đến nghề lập trình vì thế khiến đầu ra của nghề tester có số lượng thấp hơn hẳn
khiến các nhà tuyển dụng lao đao trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực.
Nếu ở nước ngoài, tại các công ty phần mềm, trung bình cứ một lập trình viên thì có tới
bốn tester. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, tỉ lệ này giảm xuống còn 1:5, nghĩa là 1
tester tương ứng với 5 lập trình viên và chỉ có những công ty phần mềm lớn mới có đội
ngũ nhân viên tester. Với những dự án quan trọng hơn thì tỉ lệ này đôi khi tăng lên 1:3.
Nếu bạn định hướng theo nghề tester ngay từ đầu thì bạn cứ yên tâm có trong tay tấm
vé xin việc làm ngay khi vừa tốt nghiệp.
Nghề tester là gì?
Công việc của những tester là tìm kiếm những sai sót, lỗi trong phần mềm. Công việc
kiểm định phần mềm gồm 4 mức:
1. Unit Test (Kiểm tra mức đơn vị).
2. Integration Test (Kiểm tra tích hợp)
3. System Test (Kiểm tra mức hệ thống).
4. Acceptance Test (Kiểm tra chấp nhận sản phẩm) và khâu Regression Test (Kiểm tra
hồi quy).
Hiện nay các lập trình viên cũng như doanh nghiệp phần mềm vẫn nhìn tester như là
một nghề “cấp thấp", nghề lập trình mới thật sự là “hình thức bậc cao”, đó là một quan
niệm sai lầm. Nghề tester vô cùng quan trọng, có thể nói đây là khâu sống còn của việc
phát triển phần mềm. Hai chữ "kiểm định" nghe có vẻ đơn giản, nhàn rỗi nhưng khâu
này lại giúp cho sản phẩm được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của khách
hàng. Sản phẩm hoàn thiện, chất lượng cao sẽ tạo thêm niềm tin và uy tín của công ty
với đối tác. Nếu không có khâu này, tình trạng khách hàng trả sản phẩm về sẽ xảy ra
thường xuyên. Chính vì vậy, tester là vị trí không thể thiếu và công việc này quyết định
khá nhiều vào sự thành công chung của dự án.
Ngoài ra, công việc tester lại được các bạn nữ lựa chọn khá nhiều (gần 90% nhân viên
tester là nữ) vì đây là một công việc tương đối nhẹ nhàng và lại phù hợp với phẩm chất

của phụ nữ. Sự cẩn thận, kiên nhẫn giúp các chị em làm tốt công việc này và do đó cơ
hội thăng tiến cũng rất cao. Mặc dù công việc nhẹ nhàng nhưng lại khá hấp dẫn vì luôn
có những thách thức. Việc tiếp xúc với thiết bị, công nghệ mới thường xuyên sẽ giúp
tester tăng thêm kiến thức và công việc không rập khuôn, nhàm chán như những lầm
tưởng đã kể trên.
Những tố chất để làm tốt công việc tester
- Để kiểm tra trực tiếp trên source code (mã nguồn) của các lập trình viên, các tester
cần phải hiểu và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Vì thế kiến thức chuyên
môn về lập trình là điều đầu tiên cần có của một tester.
- Họ còn phải có được những kỹ năng thiết kế, lập trình, phân tích và hiểu biết về các
ứng dụng khác nhau của các phần mềm vì kỹ sư kiểm định phần mềm cũng giống như
bác sĩ chẩn bệnh, phải nắm vững kiến thức mới có thể chẩn đoán chính xác.
- Ngoài ra, các tester cũng cần có trình độ tiếng Anh để đọc, hiểu, viết được tài liệu
chuyên ngành, để tiếp cận kiến thức mới của thế giới.
- Do đặc trưng của nghề nên các tester phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhạy bén. Nếu đã
qua khâu kiểm tra mà sản phẩm vẫn bị lỗi, tester phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.
- Cuối cùng, "một kỹ sư kiểm tra chất lượng vừa phải có cái nhìn của người phát triển
phần mềm, vừa phải là người dùng đầu cuối", vì thế để trở thành tester giỏi cần phải
phải học nhiều để có tầm nhìn rộng, biết được xu hướng thị trường để tư vấn và đưa
ra quan điểm của mình về sản phẩm.
Từ những liệt kê trên, nếu bạn thấy được những tố chất của mình phú hợp với nghề thì
còn chờ gì nữa, hãy đeo đuổi đam mê ngay từ bây giờ đi. Hiếu Học luôn tin tưởng vào
bản lĩnh và tri thức của các bạn.
c. Thiết kế Web (Web Designer):
Thiết kế web là một quá trình sáng tạo nhằm hình thành và phát triển một website theo
cách mô hình, phác thảo...về mặt chức năng, mỹ thuật cho webiste nào đó. Nhà thiết
kế web là người kết hợp kiến thức thực tế với khả năng về mỹ thuật để chuyển tải
những ý tưởng trừu tượng thành các thiết kế cụ thể.
Những yêu cầu cơ bản với những bạn muốn làm việc trong ngành thiết kế web đó là:
Trình độ chuyên môn về CNTT, có tinh thần học hỏi, có nhiệt huyết và trách nhiệm

trong công việc, năng động và sáng tạo, và có khả năng chịu đựng sức ép trong công
việc cao
Thiết kế web-một nghề có thể xem là mới so với hàng nghìn nghề khác nhưng nó lại
đang được đông đảo giới trẻ quan tâm bởi nghề thiết kế web là một nghề vừa hái ra
tiền lại vừa rất thú vị. Chỉ cần bỏ ra vài tiếng đồng hồ để sản sinh ra một trang web
theo đúng yêu cầu và mục đích của khách hàng là bạn đã có thể kiếm được vài triệu
đồng bỏ túi. Tuy nhiên mức thù lao có thể còn cao hơn nhiều lần tuỳ theo đơn đặt hàng
và tài năng của bạn.
Đồng thời website cũng là một kênh thu thập các luồng thông tin phản hồi tốt nhất từ
khách hàng đề từ đó họ có cơ sở điều chỉnh, thay đổi các sản phẩm, dịch vụ của mình
sao cho phù hợp với thị hiếu...Vì thế một website ấn tượng, bắt mắt, làm nổi bật được

×