TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
***********
TIỂU LUẬN MARKETING QUỐC TẾ
Đề tài: LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG
VÀ THIẾT KẾ PHỤ LỤC CHO SẢN PHẨM XUẤT KHẨU
CỦ QUẢ SẤY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMIT
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thanh Bình
Lớp: MKT401(1-1718)_LT
Nhóm: 14
Danh sách thành viên:
Võ Hoàng Anh – 1511110061
Lê Thị Thúy Quỳnh - 1511110682
Lê Thị Thúy Nga – 1511110551
Hà Nội, tháng 11/2017
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................1
A. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM..............3
I. Giới thiệu doanh nghiệp:........................................................................................................3
II. Giới thiệu sản phẩm..............................................................................................................4
III. Tiềm năng xuất khẩu của sản phẩm...................................................................................4
1. Tiềm lực của doanh nghiệp:................................................................................................4
2. Uy tín của thương hiệu........................................................................................................5
3. Mức độ đáp ứng vượt qua các rào cản thương mại............................................................6
B. RÀ SOÁT THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU.....................................7
I. Tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu..................................................................................................7
II. Tổng sản phẩm quốc nội GDP..............................................................................................7
III. Các thị trường doanh nghiệp đã xuất khẩu.......................................................................7
IV. Các thị trường ký kết FTA với Việt Nam............................................................................7
C. TÌM KIẾM THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỊNH HƯỚNG......8
D. PHỤ LỤC ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM CỦ QUẢ SẤY XUẤT
KHẨU...................................................................................................9
I. Tiêu chuẩn kỹ thuật................................................................................................................9
II. Bảo quản và phân phối:......................................................................................................10
III. Quy tắc xuất xứ..................................................................................................................11
IV. Quy định về dán nhãn thực phẩm.....................................................................................12
KẾT LUẬN.........................................................................................18
PHỤ LỤC............................................................................................19
Phụ lục 1. Danh mục sản phẩm củ quả sấy của Vinamit.......................................................19
Phụ lục 2. Danh mục các chứng nhận VSATTP của Vinamit..............................................22
Phụ lục 3. Giải thích tiêu chí rà sốt thị trường.....................................................................24
Phụ lục 4. Giải thích tiêu chí lựa chọn thị trường định hướng.............................................30
Phụ lục 5. Tài liệu tham khảo..................................................................................................38
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nông sản là một trong những lĩnh vực chủ đạo và là thế mạnh của
xuất khẩu Việt Nam. Theo báo cáo xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2016 do
Bộ Cơng Thương phát hành, nhóm hàng nơng sản tiếp tục nằm trong tốp những
ngành có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của nước ta. Trong số đó, có một mặt
hàng đã bứt phá tăng trưởng ngoạn mục chính là rau quả. Rau quả của Việt Nam
ngày càng được ưa chuộng ở thị trường nước ngoài, tuy nhiên nếu chỉ đưa thực
phẩm tươi đi xuất khẩu thì về lâu dài lại khó có tính ổn định và gặp phải nhiều
khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm khác.
Hiểu được điều đó, một doanh nghiệp Việt Nam đã tự tìm cho mình một
hướng đi khác, mạo hiểm hơn nhưng cũng đầy cơ hội. Đó là cơng ty cổ phần
Vinamit với sản phẩm trái cây sấy. Nhờ có nguồn nguyên liệu sạch đảm bảo chất
lượng cùng hương vị thơm ngon, dây chuyền sản xuất hiện đại, và các chiến lược
phù hợp mà sản phẩm của Vinamit đã tạo được tiếng vang lớn không chỉ trong
thị trường nội địa mà cịn vang danh ở thị trường nước ngồi. Nếu có thể mở
rộng thị trường xuất khẩu thì chắc chắn Vinamit sẽ đem về thêm nhiều lợi ích
kinh tế cho quốc gia và đưa vị thế nông sản Việt Nam tiến xa hơn nữa trên bản
đồ thế giới.
Từ thực tiễn này, nhóm chúng em quyết định nghiên cứu đề tài “Lựa chọn
thị trường và thiết kế phụ lục cho sản phẩm xuất khẩu củ quả sấy của công ty cổ
phần Vinamit”. Mục đích chính của đề tài là để chứng minh khả năng xuất khẩu,
rà sốt và tìm kiếm thị trường định hướng cho sản phẩm cũng như thiết kế được
phụ lục giúp sản phẩm của Vinamit tiến vào được thị trường này. Kết cấu của
tiểu luận gồm có 4 phần như sau:
A. Tổng quan về doanh nghiệp và sản phẩm
1
B. Rà sốt thị trường xuất khẩu
C. Tìm kiếm thị trường xuất khẩu định hướng
D. Phụ lục điều khoản sản phẩm củ quả sấy xuất khẩu
Nhóm chúng em xin cảm ơn giảng viên, PGS.TS Nguyễn Thanh Bình đã
tận tình giúp đỡ nhóm trong q trình thực hiện đề tài này. Do nhóm cịn hạn chế
về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên khơng khỏi tránh được những sai sót khi
nghiên cứu. Nhóm chúng em kính mong được sự góp ý của cơ cũng như các bạn
để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
2
A. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM
I. Giới thiệu doanh nghiệp
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMIT
Tên giao dịch quốc tế: VINAMIT JOINT STOCK COMPANY
Logo:
Slogan: “Spice of life from nature”
Website: />Tầm nhìn: nâng tầm giá trị nơng sản Việt vươn ra Thế giới
Sứ mệnh: mang đến cho người tiêu dùng những gia vị cuộc sống đến từ thiên
nhiên thơng qua các sản phẩm của doanh nghiệp. Ngồi ra, giúp đỡ bà con nơng
dân, và tìm đầu ra cho sản phẩm sau thu hoạch, khuyến khích nơng dân canh tác
cũng là một sứ mệnh quan trọng của Vinamit.
Nhà sáng lập: Nguyễn Lâm Viên (sinh năm 1961)
Ra đời từ năm 1988, Vinamit là đơn vị tiên phong và dẫn đầu trong việc áp
dụng công nghệ sấy thăng hoa trong điều kiện chân không đối với trái cây và
hàng nông sản tại Việt Nam. Sự xuất hiện của công nghệ tiên tiến này đã một
phần nào loại trừ sự cản trở về vụ mùa vì sản phẩm có thể bảo quản trong một
thời gian dài mà không sợ hư hỏng. Từ đó giá trị sản phẩm được nâng cao và
cung cấp rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước.
Năm 1991 khi Luật doanh nghiệp ra đời, công ty được đăng ký với tên là
Công ty TNHH Đức Thành, tên giao dịch nước ngồi là Delta Food, cơng ty đã
đăng ký nhãn hiệu độc quyền và có quyền sở hữu công nghiệp đầu tiên. Đầu năm
2005, công ty đổi tên thành công ty TNHH TM Vinamit, tập trung vào phát triển
3
thị trường quốc tế cùng với việc thiết lập chi nhánh và hệ thống phân phối ở nội
địa. Tháng 5 năm 2007, cơng ty chính thức chuyển đổi sang hình thức kinh
doanh là công ty Cổ phần Vinamit.
II. Giới thiệu sản phẩm
Vinamit là thương hiệu số 1 ở trên thị trường trái cây sấy khô. Hiện tại với
mặt hàng Củ quả sấy, Vinamit có 5 dịng sản phẩm với hương vị, mẫu mã đa
dạng chất lượng, được tiêu thụ cả trong và ngoài nước: Sấy dẻo (Sấy gia nhiệt);
Sấy chân không (Sấy thăng hoa trong môi trường chân không); Sấy lạnh (Sấy
Đông Khô); Sấy phủ socola và Sấy gia vị. (Chi tiết xem ở Phụ lục 1)
Đặc trưng của sản phẩm Vinamit là dùng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên.
Nguồn nguyên liệu chủ yếu được lấy từ nông dân, công ty đã xây dựng nhà máy
gần nơi chuyên canh của nông dân để tiện việc thu mua, cụ thể là ở Bình Dương,
Bn Mê Thuột và Quảng Nam. Đây cũng là yếu tố để sản phẩm của Vinamit
đạt chuẩn từ khâu đầu vào, giảm thiểu hàng kém chất lượng, có chất bảo quản,
qua đó đem lại ưu thế cạnh tranh và uy tín cho Vinamit khi gia nhập thị trường
trong nước và quốc tế.
III. Tiềm năng xuất khẩu của sản phẩm
1. Tiềm lực của doanh nghiệp:
– Năng suất nhà máy: mỗi năm Vinamit cung cấp ra th trường khoảng 10000 tấn
sản phẩm trái cây sấy các loại, trong đó 60 – 70% dành cho xuất khẩu, phần còn
lại dùng cho thị trường nội địa
– Hiện tại Vinamit đang sở hữu khoảng 50000 hecta đất trồng nguyên liệu tại các
vùng nông nghiệp trọng điểm:
3 nhà máy sản xuất: nhà máy Daklak có diện tích 9 héc ta, nhà máy ở Bình
Dương 5 héc ta, và nhà máy ở Kiên Giang 3 héc ta. Công suất mỗi nhà máy 15
– 20 tấn/ngày
4
3 nhà máy đông lạnh tại Madagui – Lâm Đồng, Gia Kiệm – Đồng Nai và Đăk
Nông
1 nhà kho tại Hải Dương
Nơng trang Lâm Viên tại Bình Dương
Ngồi ra, để phục vụ cơng tác nghiên cứu giống cây trồng và chuyển giao
công nghệ trồng trọt cho người nơng dân, Vinamit có các trung tâm nghiên cứu
tại các trang trại và dự án thuộc sở hữu của công ty. Từ đó phát triển và nhân
giống đại trà, cung cấp cho bà con nông dân cùng các chi tiết kỹ thuật để có
được nguyên liệu cho năng suất và chất lượng tốt nhất. Nhờ việc chủ động trong
nguồn nguyên liệu đầu vào, Vinamit hồn tồn có thể đảm bảo lượng cung cho
cả nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
2. Uy tín của thương hiệu
Tại thị trường nội địa, Vinamit ln là doanh nghiệp nổi trội với những
thành tích đáng nể. Sản phẩm của doanh nghiệp chiếm tới 90% thị trường tiêu
thụ ở Việt Nam. Doanh thu và kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Vinamit
không ngừng tăng trưởng, đạt mức từ 35% từ năm 2001 đến nay. Năm 2007
Vinamit đạt doanh thu 220 tỷ đồng so với 150 tỷ năm 2006 và 120 tỷ năm
2005. Năm 2014, Vinamit vinh dự đạt danh hiệu Hàng VNCLC liên tục trong 10
năm. Vinamit hiện đã và đang xây dựng mạng lưới chi nhánh tại hầu hết các tỉnh
thành trên tồn quốc. Tính đến năm 2015, các hệ thống siêu thị lớn nhỏ ở Việt
Nam như Metro, Maximart, Big-C, Co.op, Hapro, VinMart, Maximart...đều có
bán sản phẩm của Vinamit. Doanh nghiệp đã nhận nhiều giải thưởng quan trọng
như Sao vàng Đất Việt, Cúp vàng Thương hiệu – Nhãn hiệu 2005, Cúp vàng
Thương hiệu Việt, Chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC), Giải
tiếp thị tốt nhất qua các kỳ hội chợ HVNCLC, Giải Cúp Vàng thương hiệu toàn
diện tại Quy Nhơn (HVNCLC).
5
Về xuất khẩu, có thể nói đây chính là thế mạnh của Vinamit. Hàng năm tỷ
trọng xuất khẩu chiếm đến 60% doanh thu của công ty. Ngay từ năm 1991,
Vinamit đã đặt những bước chân đầu tiên trong việc xuất khẩu với hai thị trường
là Đài Loan và Mỹ. Dù sau đó có gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ những chiến
lược đúng hướng, Vinamit đã dần thâm nhập được nhiều các thị trường khác
nhau trên thế giới. Giai đoạn 1995 – 1997, Vinamit mở rộng xuất khẩu sang khu
vực các nước Asean, Trung Quốc. Đến năm 2007, doanh nghiệp đã có mặt tại
các quốc gia với u cầu khó tính về thực phẩm như Nhật Bản, Châu Âu và Bắc
Mỹ. Ngày 7/1/2014 đánh dấu một mốc son đáng tự hào của Vinamit trên trường
quốc tế khi vinh dự là công ty duy nhất đại diện cho Việt Nam được nhận giải
thưởng doanh nghiệp ưu tú ASEAN thâm nhập thị trường Trung Quốc năm
2013. Ngày 3/2/2017, tại Lễ công bố hàng Việt Nam chất lượng cao, Vinamit
tiếp tục khẳng định vị thế của mình khi được biểu dương là một trong bốn doanh
nghiệp có đóng góp lớn cho sức cạnh tranh của hàng Việt bên cạnh các tên tuổi
như gốm sứ Minh Long I, Biti’s,… Trải qua gần 30 năm phát triển, hiện tại
Vinamit đã đến được với các thị trường trên thế giới như khu vực các nước
ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, các nước Trung Đông,
cộng đồng EU và Mĩ. Với kinh nghiệm như vậy, chắc chắn khả năng xuất khẩu
sang một thị trường mới là hồn tồn có thể với Vinamit.
3. Mức độ đáp ứng vượt qua các rào cản thương mại
Dòng sản phẩm trái cây sấy của Vinamit từ lâu đã nổi tiếng với chất lượng
thơm ngon và đảm bảo hoàn toàn từ nguyên liệu sạch, giàu chất dinh dưỡng và
vitamin rất tốt cho sức khỏe. Các công nghệ sấy trái cây tiên tiến nhất hiện nay
của Mỹ và Đài Loan đều được đầu tư áp dụng tại các nhà máy lớn của Vinamit
như công nghệ sấy gia nhiệt, thăng hoa, sấy chân không giúp cho sản phẩm vẫn
giữ được màu sắc và hương vị nguyên chất, rất tiện lợi cho nhiều mục đích sử
dụng, có thể sử dụng trong vịng 12 tháng. Sản phẩm không chứa cholesteron,
6
hàm lượng dầu và đường rất thấp, chứa nhiều chất xơ, hương vị trái cây tươi
được cô đậm và giữ nguyên màu sắc tự nhiên.
Ngoài ra tất cả các quy trình sản xuất và đóng gói của Vinamit đều rất
nghiêm ngặt, tuân thủ tiêu chuẩn quản lý chất lượng của cả Việt Nam và quốc tế.
Các chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm mà Vinamit đã đạt được (Chi tiết xem
ở Phụ lục 2)
Chứng chỉ Hàng Việt Nam chất lượng cao
Chứng chỉ HACCP
Chứng chỉ Thực phẩm HALAL
Chứng chỉ KOSHER
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008
Chứng chỉ FDA
Chứng chỉ Organic USDA
Chứng chỉ Organic EU.
B. RÀ SOÁT THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
I. Tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu
Chi tiết ở Mục 1) Phụ lục 3
II. Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Chi tiết ở Mục 2) Phụ lục 3
III. Các thị trường doanh nghiệp đã xuất khẩu
Chi tiết ở Mục 3) Phụ lục 3
IV. Các thị trường ký kết FTA với Việt Nam
Chi tiết ở Mục 4) Phụ lục 3
=> Như vậy, thông qua 4 tiêu chí rà sốt thị trường xuất khẩu, nhóm lựa chọn ra được
4 thị trường đó là Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ và Chile
7
C. TÌM KIẾM THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỊNH HƯỚNG
Với 4 thị trường đã tìm được, nhóm tiếp tục thực hiện lựa chọn thị trường định
hướng thông qua phương pháp chấm điểm dựa trên các tiêu chí. (Chi tiết tại Phụ
lục 4)
ST
Tiêu chí
T
đánh giá
Trọng
số tiêu
chí
Hàn Quốc
Điểm
Điểm
tiêu
(1-4)
chí
Úc
Điểm
(1-4)
Điểm
tiêu
chí
Ấn Độ
Điểm
Điểm
tiêu
(1-4)
chí
Chile
Điểm
Điểm
tiêu
(1-4)
chí
GNI bình
1
qn đầu
0,2
3
0,6
4
0,8
1
0,2
2
0,4
0,1
4
0,4
2
0,2
2
0,2
3
0,3
0,2
3
0,6
4
0,8
2
0,4
3
0,6
0,1
3
0,3
2
0,2
1
0,1
3
0,3
0,2
3
0,6
1
0,2
2
0,4
4
0,8
cách văn
0,2
3
0,6
2
0,4
2
0,4
1
0,1
hóa
Tổng
1
người
(2016)
Cơ cấu
2
3
4
dân số
theo tuổi
Sở hữu trí
tuệ
Mức độ
khan hiếm
sản phẩm
Mức độ
5
đáp ứng
rào cản gia
nhập
Khoảng
6
3,1
2,6
1,7
2,5
=> Như vậy, qua bảng chấm điểm trên có thể thấy: Hàn Quốc là thị trường tiềm
năng nhất cho Vinamit trong thời điểm hiện tại. Theo sau đó lần lượt là Chile,
Úc và Ấn Độ.
8
D. PHỤ LỤC ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM CỦ QUẢ SẤY XUẤT
KHẨU
Sản phẩm củ quả sấy của Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên
thế giới, vì thế hồn toàn đáp ứng được những yêu cầu về sản phẩm xuất khẩu
của Việt Nam. Do đó dưới đây nhóm chỉ đề cập đến các tiêu chuẩn của Hàn
Quốc
I. Tiêu chuẩn kỹ thuật
a. Tiêu chuẩn chung:
- Tất cả các mặt hàng thực phẩm ở Hàn Quốc đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn và
đặc tính quy định trong Luật Vệ sinh an toàn Thực phẩm với mã thực phẩm
(Food code). Các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ mã phụ gia thực
phẩm (Food addtives code).
- MFDS( Cục an toàn thực phẩm và dược phẩm) thiết lập và thực hiện các quy
định về đánh giá an toàn đối với các sản phẩm nông nghiệp đã được tăng cường
thông qua công nghệ sinh học và ghi nhãn yêu cầu đối với cả sản phẩm nông
nghiệp và các sản phẩm thực phẩm chế biến được sản xuất bằng các thành phần
GMO.
- Một số tiêu chuẩn yêu cầu tiếp thị sản phẩm: HACCP, ISO 22000, Kosher,
Halal, GMP và Vegan. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2017, MFDS sẽ thi hành
các yêu cầu hiện tại mà các tổ chức đưa ra các tiêu chí tiếp thị nhất định được
chấp nhận bởi MFDS. Để áp dụng nhãn hiệu hoặc yêu cầu đóng gói, MFDS sẽ
yêu cầu cơ quan xác nhận yêu cầu bồi thường được xem xét và công nhận bởi
Ủy ban Xem xét MFDS. Nhãn hiệu hoặc tuyên bố yêu cầu sự công nhận của
MFDS đối với tổ chức chứng nhận là HACCP, ISO 22000, Kosher, Halal, GMP
và Vegan. Điều này có nghĩa là nếu một gói sản phẩm mang bất kỳ tiêu chí nói
trên được nhập khẩu, đơn u cầu sẽ được xóa bỏ hoặc được bảo hiểm trừ khi cơ
9
quan chứng nhận xác nhận sản phẩm với yêu cầu bồi thường có liên quan được
cơng nhận bởi MFDS.
b) Tiêu chuẩn đối với củ quả sấy:
- MFDS quy định giới hạn dư lượng tối đa (MRLs) đối với aflatoxin, ochratoxin,
fumonisin, deoxinyvalenol,zearalenone, và các chất gây ô nhiễm khác.
- Một số MRL của hoa quả sấy khô đối với chất gây ô nhiễm như sau:
Lượng Aflatoxin (Gồm B1, B2, G1 & G2) không vượt quá 15,0 μg / kgg / kg
Lượng Ochratoxin A không vượt quá 10,0 μg / kgg / kg.
II. Bảo quản và phân phối:
- Tất cả các loại thực phẩm được xử lý hợp vệ sinh để bán và kho chứa của
chúng không được đặt ở nơi không sạch. Xử lý chuột và côn trùng phải được
thực hiện triệt để.
- Địa điểm xử lý thực phẩm phải được bảo vệ khỏi mưa, tuyết, hoá chất, hoá chất
nơng nghiệp và chất độc hại có hại cho con người, không được giữ ở cùng một
nơi.
- Thực phẩm phải được tách ra và để xa thực phẩm và phụ gia thực phẩm khác,
có thể ảnh hưởng đến hương vị của nó.
- Thực phẩm phải được giữ và phân phối ở nơi thống mát và một số thực phẩm,
trong đó không thể tiếp tục lưu giữ được trong 7 ngày ở nhiệt độ bình thường,
phải được giữ và phân phối tại nhà máy làm lạnh hoặc đông lạnh càng lâu càng
tốt.
- Container / bao bì khơng bị hư hỏng trong q trình vận chuyển hoặc đóng gói
sản phẩm và khơng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
10
- Bản in khác không được dán vào phần ghi nhãn của ngày sản xuất và ngày hết
hạn.
- "Ngày hết hạn" được tính từ khi hồn thành đóng gói (tuy nhiên, việc hoàn
thành bước cuối cùng đối với thực phẩm, được thơng qua các bước khác sau khi
đóng gói). Khi các sản phẩm khác nhau có ngày hết hạn khác nhau được chứa
trong cùng một gói như bộ quà tặng, ngày hết hạn ngắn nhất sẽ được coi là toàn
bộ ngày hết hạn. Tuy nhiên, ngày hết hạn của sản phẩm chia bán được tính từ
thời điểm đóng gói ngun liệu để chia bán và ngày hết hạn của sản phẩm, trong
đó việc bảo quản ngun liệu khơng bị thay đổi và sản phẩm được xử lý đơn
giản, được tính từ thời gian đóng gói nguyên liệu. Sau khi nhà sản xuất / người
nhập khẩu sản phẩm xem xét cả hai đặc điểm của sản phẩm, chẳng hạn như vật
liệu đóng gói, điều kiện bảo quản, phương pháp sản xuất và tỷ lệ pha trộn của
nguyên liệu thô và các điều kiện phân phối khác như kho lạnh hoặc đóng băng ...
thì ngày hết hạn của sản phẩm sẽ được thiết lập như để ngăn ngừa thiệt hại và để
đảm bảo chất lượng.
- Vật liệu và / hoặc các chất làm sạch để lưu giữ, vận chuyển hoặc vận chuyển
các sản phẩm thực phẩm hoặc làm sạch đường truyền phải đáp ứng các tiêu
chuẩn và thông số kỹ thuật cho các chất phụ gia thực phẩm, dụng cụ, thùng chứa
hoặc vật liệu đóng gói.
III. Quy tắc xuất xứ
Theo phụ lục 3-A về Quy tắc xuất xứ của Hiệp định VKFTA, mặt hàng có
mã HS 2008.99 (quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến
hoặc bảo quản bằng các khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt
khác hoặc rượu, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nới khác: Loại khác) phải đạt tiêu
chí CC - tất cả ngun liệu khơng có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra
11
sản phẩm phải trải qua chuyển đổi mã HS ở cấp 02 số (chuyển đổi Chương) hoặc
RVC(40) – hàm lượng giá trị khu vực từ 40% trở lên.
IV. Quy định về dán nhãn thực phẩm
- Tổ chức Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) ban hành các
tiêu chuẩn về nhãn mác thực phẩm tại Hàn Quốc và các văn phòng địa phương
chịu trách nhiệm kiểm tra hàng thực phẩm nhập khẩu và kiểm soát việc tuân
thủ các yêu cầu nhãn mác đối với hàng nhập khẩu.
- Tất cả hàng thực phẩm nhập khẩu phải dán nhãn bằng tiếng Hàn Quốc và phải
ghi rõ ràng, dễ đọc. Có thể sử dụng giấy dán (sticker) dịch ra tiếng Hàn Quốc
nhưng giấy dán lên nhãn mác đó phải khơng được dễ bóc và cũng khơng được
dán trùm lên nhãn ngun bản.
- Nhãn hàng hóa phải dùng màu sắc riêng biệt với màu nền để người tiêu dùng
dễ nhận ra.
- Nhãn sẽ ghi bằng “Hanguel” bằng mực, khắc hoặc con dấu mà khơng thể xóa
được
* MFDS (Cục an tồn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc) quy định trên
nhãn mác hàng thực phẩm tại Hàn Quốc phải bao gồm các thông tin sau:
- Tên sản phẩm (Product Name): Tên sản phẩm trên nhãn mác phải đồng nhất
với tên sản phẩm được khai báo tới cơ quan cấp phép/kiểm tra có thẩm quyền.
- Loại sản phẩm (Product Type): Đây là đơn vị tối thiểu của các loại sản phẩm
thực phẩm theo Tiêu chuẩn & Thông số kỹ thuật cho thực phẩm. Thông tin này
bắt buộc đối với một số sản phẩm đặc biệt như chè, đồ uống, các sản phẩm
chiết xuất, các thực phẩm đặc biệt…
- Tên và địa chỉ của người nhập khẩu, địa chỉ trong trường hợp hàng hóa có thể
bị trả lại hoặc phải đổi lại do hư hỏng.
12
- Ngày sản xuất (Manufacture date: ngày, tháng, năm): Thông tin này bắt buộc
đối với một số sản phẩm đặc biệt như đồ ăn gói sẵn trong hộp, cơm cuộn rong
biển, hamburger, sandwich, đường, chất lỏng (trừ bia và nước gạo truyền thống
của Hàn Quốc vì những sản phẩm này đã buộc phải chỉ rõ thời hạn sử dụng
sản phẩm) và muối. Đối với chất lỏng, số lô sản xuất hoặc ngày đóng chai có
thể thay thế ngày sản xuất.
- Thời hạn sử dụng (“shelf life” hoặc “best before date”): Nhãn mác hàng thực
phẩm phải nêu rõ thời hạn sử dụng sản phẩm do nhà sản xuất xác định. Các
sản phẩm gồm: mứt và các sản phẩm hóa học sakarit (như đextrin, fruxtoza),
chè, cà phê, đồ uống khử trùng, patê và nước sốt đậu, các sản phẩm ca ri khử
trùng, dấm, bia, bột sắn, mật ong, bột mỳ… có thể sử dụng cụm từ về thời hạn
sử dụng sản phẩm trên nhãn mác là “shelf life” hoặc “best before date”. Nếu
các loại sản phẩm khác nhau cùng được đóng trong một bao gói thì thời hạn sử
dụng sản phẩm ghi trên nhãn mác phải là thời hạn sử dụng sớm nhất.
- Thành phần (calo) (Content): Phải ghi rõ trọng lượng, số lượng hoặc số miếng
sản phẩm. Nếu ghi số miếng sản phẩm, cần phải ghi trọng lượng hoặc số lượng
miếng sản phẩm trong dấu ngoặc đơn ( ). Thông tin về lượng calo chỉ yêu cầu
đối với những sản phẩm phải ghi nhãn dinh dưỡng.
- Tên nguyên liệu và thành phần (Ingredient names and content): Tên tất cả các
loại nguyên liệu trong sản phẩm phải được ghi trên nhãn mác bằng tiếng Hàn
Quốc. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm có diện tích quảng bá chính dưới 30
cm2 trên nhãn mác thì chỉ cần ghi 5 thành phần nguyên liệu chủ yếu.
- Nguyên liệu hỗn hợp (Composite Ingredients): Nước tinh khiết nhân tạo và
tên các nguyên liệu được sử dụng để làm nguyên liệu thô tổng hợp ở mức dưới
5% trọng lượng sản phẩm sẽ không phải ghi trên nhãn mác. Trong trường hợp
này chỉ cần ghi danh sách tên các nguyên liệu thô tổng hợp bằng tiếng Hàn
13
Quốc. Trong trường nguyên liệu thô tổng hợp chiếm trên 5% trọng lượng sản
phẩm, cần phải ghi danh sách tất cả các ngun liệu có trong ngun liệu thơ
tổng hợp trên nhãn mác sản phẩm và phải bằng tiếng Hàn Quốc. Các nguyên
liệu phải được liệt kê theo trình tự về trọng lượng, có nghĩa là nguyên liệu nào
có trọng lượng lớn nhất phải được ghi đầu tiên và nguyên liệu có trọng lượng
thấp nhất ở vị trí sau cùng.
- Các chất phụ gia (Addtives): Các chất phụ gia thực phẩm phải được liệt kê tên
đầy đủ, tên viết tắt hoặc mục đích sử dụng trên nhãn mác (ví dụ: muối axit
citric sắt, FECitrate hoặc chất làm tăng dinh dưỡng).
- Sản phẩm có chất gây dị ứng (Allergens): Những sản phẩm được cho là có thể
gây dị ứng phải được ghi trên nhãn mác sản phẩm mặc dù có thể những thành
phần này chỉ có trong thành phần hỗn hợp ở mức tối thiểu. Những thành phần
được cho là có thể gây dị ứng bao gồm: trứng, sữa, kiều mạch, lạc, đậu tương,
lúa mỳ, cá thu, cua, tôm, thịt, đào, cà chua và lượng SO2 quá mức. Bất kỳ sản
phẩm thực phẩm nào có chứa một hoặc nhiều những thành phần nguyên liệu
thô gây dị ứng trên phải được ghi trên nhãn mác bằng tiếng Hàn Quốc.
-Thành phần dinh dưỡng (Nutrients): Chỉ một số sản phẩm cần phải ghi nhãn
dinh dưỡng.
- Khiếu nại không chứa gluten: Được phép sử dụng cho các sản phẩm khơng sử
dụng lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, yến mạch hoặc các loại ngũ cốc chứa
gluten có liên quan và tổng lượng gluten trong thành phẩm khơng q 20mg /
kg. Nó cũng được phép sử dụng cho sản phẩm có các nguyên liệu được làm
bằng cách loại bỏ gluten từ các loại ngũ cốc nói trên, sao cho tổng gluten trong
thành phẩm không nhiều hơn 20mg / kg.
14
- Việc ghi nhãn mác bên trong bao bì mang tính tự nguyện trong trường hợp diện
tích của mặt lớn nhất của bao bì trên 30 cm2. Tên sản phẩm, thành phần, lượng
calo, thời hạn sử dụng, dinh dưỡng có thể ghi trong nhãn mác bên trong bao bì.
Các thơng tin khác được quy định trong các tiêu chuẩn nhãn mác chi tiết đối
với hàng thực phẩm, như thông tin cảnh báo và các tiêu chuẩn đối với việc sử
dụng hoặc bảo quản sản phẩm (ví dụ trọng lượng khơ đối với đồ hộp, các sản
phẩm được chế biến bức xạ…). Từ ngày 30/4/2010 không được sử dụng tranh
ảnh về hoa quả trên nhãn mác, trừ khi sản phẩm có chứa thành phần hoặc
hương vị tự nhiên của hoa quả tương ứng.
* Yêu cầu về nhãn dinh dưỡng
Theo Điều 6 của Quy định Thực thi pháp luật về Vệ sinh Thực phẩm,
nhãn dinh dưỡng phải bằng tiếng Hàn, ghi nhãn dinh dưỡng là bắt buộc đối với
bốn loại thực phẩm sau: Các sản phẩm thực phẩm với mục đích sử dụng đặc
biệt; Bánh mì, mì, các loại thực phẩm hồi phục, dầu thực vật và chất béo, bánh
bao; Kẹo, socola, các mặt hàng bánh kẹo, đồ ăn nhẹ, mứt, đồ uống, cà phê; đồ
tráng miệng đơng lạnh, xúc xích cá, bánh tráng, hamburger và sandwich. Các
nội dung ghi trên nhãn dinh dưỡng là:
Calo
Carbohydrate: đường
Chất đạm
Chất béo: chất béo bão hòa, chất béo chuyển vị
Cholesterol
Natri
Các thành phần dinh dưỡng khác phải được làm nổi bật.
15
Các sản phẩm khơng thuộc các nhóm trên khơng bắt buộc phải ghi nhãn
dinh dưỡng, nhưng được phép giữ bảng tiêu chuẩn dinh dưỡng của Mỹ nếu nó
là một phần của sản phẩm ban đầu. Nếu một chất dinh dưỡng cụ thể được nhấn
mạnh, nội dung chính xác phải được dán nhãn.
* Nhãn hiệu Xuất xứ quốc gia (COOL)
Theo hướng dẫn của COOL, nhiều sản phẩm nông nghiệp, kể cả hầu hết
các sản phẩm nhập khẩu, phải có nhãn hiệu xuất xứ. Đối với các sản phẩm
nhập khẩu, Hải quan Hàn Quốc (KCS) thực thi các yêu cầu về COOL khi thông
quan. Dịch vụ Quản lý Chất lượng Sản phẩm Nông nghiệp Quốc gia (NAQS)
thực thi các yêu cầu về COOL trên thị trường.
* Tiêu chuẩn dán nhãn riêng đối với Nhóm thực phẩm 20)-6: Sản phẩm trái
cây đã qua chế biến
MFDS quy định các sản phẩm sẽ được phân loại và dán nhãn là trái cây,
cũng như phải ghi rõ thành phần nguyên liệu tạo thành sản phẩm
* Phương pháp dán nhãn hàng nhập khẩu như sau:
-
Các mặt hàng thực phẩm được lưu hành ở nước xuất khẩu phải dán nhãn
của nước đó. Nhãn in bằng tiếng Hàn có thể được sử dụng nhưng không được
tháo rời. Nhãn không được giấu các thông tin quan trọng như tên sản phẩm, tên
nguyên liệu được sử dụng, thời kỳ lưu thông, ngày sản xuất, và các sản phẩm
khác phải được hiển thị trong bao bì hoặc thùng chứa ban đầu. Tuy nhiên, các
sản phẩm thực phẩm nhập khẩu bằng bao bì Hàn Quốc khơng được dán nhãn
dưới hình thức nhãn dán.
-
Tên của nước xuất khẩu và sản xuất sử dụng ngôn ngữ của nước đó trong
nhãn hàng hóa bằng tiếng Hàn.
16
-
Khi nhãn hiệu không thể được hiển thị trên không gian chính, các chữ cái
có phơng chữ cỡ 12 trở lên sẽ được áp dụng cho tiêu đề toàn bộ nhãn hiệu toàn
diện. Đối với các mặt hàng thực phẩm và phụ gia được sản xuất hoặc gia công
dưới dạng các sản phẩm riêng biệt, chỉ được hiển thị tên sản phẩm, nhà sản xuất,
ngày tháng lưu hành sản xuất hoặc ngày bảo quản chất lượng. Nhãn tiếng Hàn có
thể bị bỏ qua khi nhãn được hiển thị bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của nước
xuất khẩu.
-
Nhãn ngôn ngữ Hàn Quốc có thể bỏ qua đối với các sản phẩm nông
nghiệp và thủy sản tự nhiên không được lưu giữ trong bao bì, hộp đựng, thực
phẩm nhập khẩu để sử dụng ở nước ngoài.
17