Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.39 KB, 78 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
MỤC LỤC
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................. 4
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... 5
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1. Cơ sở lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu ............................... 3
1.1. Thị trường xuất khẩu hàng hóa .......................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về thị trường xuất khẩu ............................................. 3
1.1.2. Phân loại về thị trường xuất khẩu ............................................... 3
1.2. Mở rộng thị trường xuất khẩu ............................................................ 4
1.2.1. Khái niệm và vai trò ...................................................................... 4
1.2.2. Vai trò của mở rộng thị trường xuất khẩu ................................. 6
1.2.3. Phương hướng mở rộng thị trường xuất khẩu ........................... 6
1.2.4.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường
xuất khẩu .................................................................................................. 7
1.2.4.1.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu
theo chiều rộng .................................................................................... 7
1.2.4.2.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu
theo chiều sâu ...................................................................................... 8
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường
xuất khẩu ................................................................................................ 10
1.2.1.1. Các nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu .............................. 10
1.2.1.2.Các nhân tố thuộc về nước nhập khẩu ................................... 11
2. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩt rau quả tại công ty Cổ
phần Cung ứng dịch vụ Hàng không ................................................... 14
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
2.1. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam
..................................................................................................................... 14
2.1.1. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam hiện nay ............. 14
2.1.2. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt


Nam ......................................................................................................... 17
2.1.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau quả Việt Nam (198) .......... 17
2.1.2.2.Thực trạng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam ....... 18
2.1.2.4. Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả
của Việt Nam trong những năm qua .................................................. 27
2.2. Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường tại Công ty Cổ phần
Cung ứng dịch vụ Hàng Không ................................................................ 33
2.2.1. Khái quát chung về Công ty ....................................................... 33
2.2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ..................... 33
2.2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ............................ 35
2.2.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần
Cung ứng dịch vụ Hàng không. ........................................................... 37
2.2.2.1. Chủng loại sản phẩm ............................................................ 37
2.2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Công ty giai đoạn 2004 –
2007 ................................................................................................... 38
2.2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty giai đoạn
2004 – 2007 ....................................................................................... 40
2.2.2.4.Kết quả thực hiện các chỉ tiêu mở rộng thị trường của Công ty
giai đoạn 2003 - 2007 ........................................................................ 42
2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu
rau quả của Công ty .............................................................................. 47
2.2.3.1. Những thành công ................................................................. 47
2.2.3.2. Những tồn tại ........................................................................ 48
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
2.2.3.3. Nguyên nhân những tồn tại ................................................... 49
3. Định hướng và một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩurau
quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không ................... 52
3.1. Phương hướng và triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến
năm 2010 và tầm nhìn 2010 ...................................................................... 52

3.1.1. Phương hướng ............................................................................. 52
3.1.2. Thách thức và triển vọng mở rộng thị trường xuất khẩu rau
quả trong thời gian tới .......................................................................... 53
3.1.2.1. Thách thức ........................................................................... 53
3.1.2.2. Triển vọng ............................................................................. 54
3.2.Phương hướng và mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả
của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không ........................... 55
3.2.1. Phương hướng ............................................................................. 55
3.2.2. Mục tiêu xuất khẩu rau quả của công ty giai đoạn 2010 - 2015
................................................................................................................. 57
3.3. Một số giải pháp và đề xuất nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu
rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không ............... 58
3.3.1. Đề xuất đối với nhà nước ............................................................ 58
3.3.1.1.Tiến hành rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất quy mô lớn để
đảm bảo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. ....................................... 58
3.3.1.2. Nhà nước cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với
ngành hàng rau quả ........................................................................... 60
3.3.1.3. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp rau quả .............. 61
3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp ................................................ 63
KẾT LUẬN ........................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 69
Phụ lục ................................................................................................... 70
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu Nghĩa Tiếng Việt
MFN Chế độ ưu đãi tối huệ quốc
ISO2000 Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng
HACCP Tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống
phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

SA8000 Hệ thống trách nhiệm xã hội
FAO Tổ chức nông lương Liên hợp quốc
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn bộ các thầy cố giáo trong khoa: Kinh tế
và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình giảng
dạy cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em xin gửi lời
cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Như Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ
bảo em trong suốt quá trình hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty đặc
biệt là cô: Lê Thị Thảo- trưởng phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu và anh Bùi
Thái Nguyên - trưởng phòng Marketing và các anh chị trong phòng
Marketing, Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
và đóng góp ý kiến để em hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Lưu Thị Hương
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, rau quả trở thành một trong những mặt hàng
xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu và quy mô
thị trường ngày càng gia tăng. Thị trường xuất khẩu là một điểm lớn của rau
quả Việt Nam. Với những bước đầu xâm nhập thị trường, rau quả Việt Nam
xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường trong khu vực Châu Á có vị trí địa lý
gần với Việt Nam như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, các nước
ASEAN…. Hòa cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, rau quả Việt Nam

cũng không ngừng phát triển, tích cực tìm kiếm những bước đi mới mở rộng
sự có mặt rau quả Việt Nam trên khắp các Châu lục trên thế giới. Với chiến
lược và hướng đi đúng đắn, thị trường rau quả của Việt Nam ngày càng được
mở rộng. Bên cạnh những thị trường truyền thống, hiện nay rau quả Việt Nam
đã vươn xa sang các thị trường Mỹ, EU, Nam Phi, Brazil…
Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa trở thành một tất yếu đối với nền kinh tế
của tất cả các quốc gia trên thế giới. Cũng chính vì vậy, sự cạnh tranh trên thị
trường thế giới cũng diễn ra gay gắt và quyết liệt hơn. Sự sụt giảm của kim
ngạch xuất khẩu rau quả và đánh mất thị trường trong một số năm đã chứng
minh được điều đó. Để có được hướng đi đúng đắn, mở rộng được thị phần
rau quả của Việt Nam trên thị trường thế giới đòi hỏi công tác mở rộng thị
trường của nhà nước phải có những bước tiến mới, đáp ứng được nhu cầu
thực tiễn của quá trình mở rộng.
Bên cạnh đó, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
được coi là chìa khóa để mở rộng thị trường của quốc gia đó trên thị trường
thế giới đối với từng ngành hàng và mặt hàng cụ thể. Xuất phát từ tình hình
thực tiến, tìm hiểu công tác mở rộng thị trường rau quả trong doanh nghiệp
em đã chọn đề tài: “Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
phần Cung ứng dịch vụ Hàng không” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của
mình.
Bài chuyên đề bao gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu
Phần 2: Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩt rau quả tại công ty
Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không
Phần 3:Định hướng và một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu
rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46

2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
1. Cơ sở lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu
1.1. Thị trường xuất khẩu hàng hóa
1.1.1. Khái niệm về thị trường xuất khẩu
Đứng trên mỗi giác độ khác nhau sẽ có những khái niệm khác nhau về
thị trường xuất khẩu hàng hóa. Nếu đứng trên giác độ quản lý doanh nghiệp
cho thị trường thế giới thì thị trường xuất khẩu được hiểu là: Thị trường xuất
khẩu của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng
của doanh nghiệp đó.
Còn theo kinh tế học thì thị trường xuất khẩu được mở rộng ra và cụ thể
hơn đó là: “Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp người mua và
người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số
lượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán khác
theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải
quan qua biên giới”. Theo nghĩa này, thị trường xuất khẩu bao gồm cả thị
trường xuất khẩu trực tiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩu
gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian).
1.1.2. Phân loại về thị trường xuất khẩu
Dựa trên những căn cứ khác nhau mà thị trường xuất khẩu được phân
loại thành:
- Nếu căn cứ vào vị trí địa lý, thị trường xuất khẩu được chia thành:
+Thị trường Châu lục
+ Thị trường khu vực
+ Thị trường trong nước và vùng lãnh thổ
- Nếu căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương, thị trường xuất khẩu
được chia thành:
+ Thị trường truyền thống
+ Thị trường mới
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46

3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
+Thị trường tiềm năng
- Nếu căn cứ vào mức độ quan tâm và tính ưu tiên, thị trường xuất khẩu
được chia thành:
+ Thị trường xuất khẩu chính
+Thị trường xuất khẩu tương hỗ
- Nếu căn cứ vào cán cân thương mại giữa nước xuất khẩu và nhập
khẩu, thị trường xuất khẩu được chia thành:
+Thị trường xuất siêu
+Thị trường nhập siêu
- Nếu căn cứ vào sức cạnh tranh, thị trường xuất khẩu được chia thành:
+ Thị trường xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh
+ Thị trường xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh
- Nếu căn cứ vào các loại hình cạnh tranh trên thị trường, thị trường
xuất khẩu được chia thành:
+Thị trường độc quyền
+Thị trường độc quyền “ nhóm”
+Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
+Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
Để xem xét mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu, người ta thường dựa
trên căn cứ phân loại thị trường dựa theo vị trí địa lý và lịch sử quan hệ ngoại
thương.
1.2. Mở rộng thị trường xuất khẩu
1.2.1. Khái niệm và vai trò
- Khái niệm:
Đứng trên những góc độ kinh tế khác nhau sẽ có những cách tiếp cận
khác nhau về mở rộng thị trường xuất khẩu.
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Đứng trên góc độ là doanh nghiệp thì mở rộng thị trường xuất khẩu là
tổng hợp các cách thức, biện pháp của doanh nghiệp để đưa ngày càng nhiều
khối lượng sản phẩm ra nhiều thị trường ngoài nước để tiêu thụ. Mở rộng thị
trường xuất khẩu của doanh nghiệp không chỉ bao gồm việc mở rộng thêm
những thị trường mới mà còn phải tăng thị phần của sản phẩm trên các thị
trường hiện có. Cụ thể hơn, mở rộng thị trường xuất khẩu chính là việc thâm
nhập sâu hơn, rộng hơn vào những thị trường sẵn có của doanh nghiệp, đồng
thời tìm kiếm những thị trường mới, tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng
chiếm lĩnh. Doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường bằng cách đa dạng hóa
sản phẩm, đưa ra những sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để mở
rộng thị phần tại thị trường hiện có hoặc đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng
được cả nhu cầu tại thị trường hiện tại lẫn thị trường tiềm năng.
Đứng trên góc độ của quốc gia thì mở rộng thị trường xuất khẩu là việc
quốc gia đó đưa được những sản phẩm của mình thâm nhập thị trường quốc
tế, mở rộng được phạm vi địa lý của thị trường và kết quả là tăng được kim
ngạch xuất khẩu từ sản phẩm đó.
Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của một quốc gia là sự kết hợp
giữa hoạt động mở rộng thị trường của tất cả các doanh nghiệp trong quốc gia
đó và các hoạt động hỗ trợ của các cơ quan tổ chức Nhà nước trong quốc gia
đó. Trong đó, hoạt động hỗ trợ của các cơ quan tổ chức Nhà nước đóng vai
trò quan trọng chi phối hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp thông
qua chiến lược và định hướng phát triển của quốc gia, của ngành hàng và
doanh nghiệp. Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ
góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu quốc gia ngày một rộng lớn, phạm vị
mở rộng đối với từng ngành hàng và mặt hàng.
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
1.2.2. Vai trò của mở rộng thị trường xuất khẩu

Mở rộng thị trường xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng hoá.
Thứ nhất: Mở rộng thị trường làm tăng hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Mở rộng thị trường xuất khẩu tức số lượng thị trường tăng lên do đó nhu
cầu về sản phẩm tăng, nâng cao được khối lượng xuất khẩu, kim ngạch xuất
khẩu cũng tăng lên và lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn trước. Điều này,
tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, mở rộng sản xuất quy mô của mình
trong nền kinh tế.
Thứ hai: Mở rộng thị trường xuất khẩu góp phần giảm thiểu rủi ro cho
doanh nghiệp trước những biến động của thị trường nhập khẩu như tình trạng
khủng hoảng thị trường khi có một thị trường bị biến động như chiến tranh,
đảo chính....
Thứ ba: Hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp có vai trò quan
trọng đối với hoạt động nền kinh tế quốc dân như tăng thu ngân sách, cải
thiện cán cân thương mại, nâng cao vị thế đất nước, tạo thêm được nhiều công
ăn việc làm cho người lao động.
Thứ tư: Mở rộng thị trường góp phần củng cố phát triển mối quan hệ với
các quốc gia, các khu vực trên thế giới do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc
hợp tác, liên kết kinh tế thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển
1.2.3. Phương hướng mở rộng thị trường xuất khẩu
Mở rộng thị trường xuất khẩu có thể được phân thành hai hướng là mở
rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng và mở rộng thị trường xuất khẩu
theo chiều sâu
- Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng là việc tăng phạm vi thị
trường, đưa sản phẩm mới đến với những thị trường mới và khách hàng mới.
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Cụ thể hơn, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng là sự phát triển về

số lượng thị trường, số lượng khách hàng có cùng loại nhu cầu để bán nhiều
hơn một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Hay mở rộng thị trường theo
chiều rộng sẽ làm phạm vị thị trường tiêu thụ sản phẩm thay đổi. Mở rộng thị
trường theo chiều rộng sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng sự có mặt của sản
phẩm sang các thị trường chưa biết đến sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời
đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành tốt công tác nghiên cứu thị trường để đưa
ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường đang nghiên cứu.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu là việc gia tăng số lượng
và giá trị sản phẩm xuất khẩu trên những thị trường hiện tại bằng cách gia
tăng những mặt hàng hiện có hoặc những mặt hàng mới đáp ứng được nhu
cầu của thị trường. Cụ thể, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu thì
phạm vi thị trường tiêu thụ sản phẩm không thay đổi nhưng thị phần sản
phẩm doanh nghiệp sẽ ngày càng gia tăng dựa trên việc khai thác tốt thị
trường hiện có.
Hiện nay, các doanh nghiệp khi mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm
của mình đều kết hợp cả mở rộng thị trường theo chiều rộng và chiều sâu, có
nghĩa là vừa khai thác hiệu quả thị trường hiện có vừa đẩy mạnh xuất khẩu
sang thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh được.
1.2.4.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường xuất
khẩu
1.2.4.1.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu
theo chiều rộng
- Số lượng thị trường xuất khẩu (Tn)
Công thức T
n
= T
n-1
+ (T
m
+ T

k
– T
d
)
Trong đó: T
n
: Số thị trường xuất khẩu năm n
T
n-1
: Số thị trường xuất khẩu năm n-1
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
T
m
: Số thị trường mới mở trong năm
T
k
: Số thị trường khôi phục trong năm
T
d
: Số thị trường để mất trong năm
Nếu T
n
tăng đều và ổn định qua các năm, chứng tỏ hoạt động mở rộng
thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp có hiệu quả. Ngược lại, nếu Tn không
đổi, giảm hay có xu hướng biến động bất thường thì hoạt động mở rộng thị
trường còn nhiều yếu kém.
- Số lượng thị trường mới tăng bình quân
Công thức: t

1
+ t
2
+....+t
n
t =
n
Trong đó: t: tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân
t
1
, t
2
, ...t
n
: số lượng thị trường xuất khẩu thực hàng năm
n: số năm trong giai đoạn
Khi t <0: hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu kém hiệu quả, thị
trường xuất khẩu đang ngày càng bị thu hẹp theo phạm vi địa lý, sản phẩm
không xâm nhập được vào thị trường mới hay số lượng thị trường mới mở
nhỏ hơn số lượng thị trường mất đi
Khi t = 0: hoạt động mở rộng thị trường không đem lại hiệu quả, doanh
nghiệp chỉ duy trì được hoạt động của mình trên những thị trường hiện có
hoặc số lượng thị trường mới mà doanh nghiệp khai phá được chỉ bằng số
lượng thị trường mà doanh nghiệp để mất đi.
Khi t >0 : hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu có hiệu quả, sản phẩm
đang chiếm lĩnh được các thị trường mới.
1.2.4.2.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu
theo chiều sâu
- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn (k)
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46

8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn là một chỉ tiêu phản ánh mức
độ tăng của kim ngạch xuất khẩu năm sau so với năm trước và được tính bằng
cách lấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của năm cần tính chia cho kim ngạch
xuất khẩu sản phẩm của năm trước đó.
Nếu k < 1 có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu năm sau giảm đi so với năm
trước, điều này cho thấy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều
sâu chưa hiệu quả, quy mô thị trường thu hẹp hoặc đã đạt mức bão hòa cần
đẩy mạnh mở rộng thị trường sang những thị trường mới.
Nếu k>1 tức là kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, sản
phẩm xuất khẩu đã khai thác và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường hiện tại,
hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu khẩu theo chiều sâu đang hiệu quả.
Nếu k = 1 tức kim ngạch xuất khẩu năm sau bằng với năm trước đó, có
nghĩa là quy mô thị trường không thay đổi theo chiều sâu.
- Tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân (K)
Công thức : K = (k
1
.k
2
. ... .k
n
)
1/n
Trong đó:
K: tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân
k
1
, k
2

,...k
n
là tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu liên
hoàn
n: số năm
Nếu K= 1 có nghĩa là quy mô thị trường hiện tại của doanh nghiệp không
đổi, doanh nghiệp không thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường đã chiếm lĩnh
được mà chỉ duy trì được thị phần của mình, cần mở rộng ra những thị trường
mới.
Nếu K < 1 có nghĩa là quy mô bình quân của doanh nghiệp ngày càng bị
thu hẹp, doanh nghiệp đang mất dần thị phần của mình trên những thị trường
hiện tại, công tác mở rộng thị trường chưa hiệu quả.
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Nếu K >1 có nghĩa là quy mô thị trường của doanh nghiệp ngày càng
được mở rộng, sản phẩm ngày càng chiếm lĩnh được thị trường, công tác mở
rộng thị trường có hiệu quả.
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất
khẩu
1.2.1.1. Các nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu
 Chủng loại và chất lượng sản phẩm
Tốc độ mở rộng thị trường xuất khẩu nhanh hay chậm phụ thuộc trước
hết vào chủng loại sản phẩm đó. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp là mặt hàng
đang có nhu cầu lớn, mức độ tiêu thụ mạnh trên nhiều thị trường thì chắc
chắn việc mở rộng thị trường sẽ dễ dàng hơn so với những sản phẩm mà nhu
cầu tiêu dùng hạn chế. Nếu chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị
trường nhập khẩu, mức độ tiêu thụ mạnh thì việc mở rộng thị trường sẽ dễ
dàng hơn so với các sản phẩm mà nhu cầu hạn chế.
Hiện nay, khi trên mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những quy định,

tiêu chuẩn riêng về chất lượng sản phẩm thì chất lượng sản phẩm giữ vai trò
quyết định tới sự thành bại của sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng tốt bao giờ
cũng được khách hàng tin dùng và lựa chọn đầu tiên do đó việc mở rộng thị
trường sẽ có nhiều thuận lợi. Hơn nữa, sản phẩm có chất lượng tốt sẽ làm tăng
tính cạnh tranh của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh, vì vậy sản phẩm
sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường.
 Nguồn lực của doanh nghiệp
Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm khả năng tài chính, khả năng sản
xuất, nguồn nhân lực… Khi nguồn lực của doanh nghiệp được đảm bảo, khả
năng tài chính lớn sẽ quyết định tới quy mô của doanh nghiệp trên thị trường
quốc tế. Khả năng tài chính lớn tức là việc cung cấp chi phí cho công tác xúc
tiến thương mại, nghiên cứu thị trường được đảm bảo, khả năng mở rộng thị
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
trường xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, nguồn nhân lực của doanh nghiệp
khi được trang bị tốt về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, sự am hiểu về thị
trường quốc tế, thông thạo ngoại ngữ thì những định hướng, chiến lược phát
triển sẽ xác thực hơn, doanh nghiệp nhanh chóng cập nhập những diễn biến
của thị trường xuất khẩu một cách chính xác, nắm bắt được thời cơ và dự báo
được nhu cầu, rủi ro có thể xảy ra khi mở rộng thị trường.
 Chính sách hỗ trợ, phát triển thị trường của nhà nước
Mỗi một quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế đều có những
chính sách kinh tế chi phối hoạt động xuất khẩu của quốc gia mình nhằm điều
tiết hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường đối với từng ngành hàng và
mặt hàng cụ thể. Chính sách của nhà nước càng thông thoáng và hỗ trợ cho
doanh nghiệp thì hoạt động xuất khẩu sẽ diễn ra thuận lợi hơn, doanh nghiệp
tích cực đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh đó, mức độ mở cửa nền kinh tế đóng
vai trò rất lớn trong việc mở rộng thị trường, chính sách kinh tế đối ngoại nhà
nước sẽ chi phối toàn bộ hoạt động xuất khẩu. Nhà nước càng tích cực tham

gia ký kết các hiệp định thương mại đa phương, song phương, tham gia vào
các tổ chức quốc tế và khu vực thì khả năng tìm kiếm thị trường cho sản
phẩm xuất khẩu sẽ ngày càng được mở rộng.
1.2.1.2.Các nhân tố thuộc về nước nhập khẩu
 Nhu cầu thị trường về sản phẩm và mức độ cạnh tranh trên thị
trường nhập khẩu
Nhu cầu về sản phẩm và mức độ cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu là
yếu tố để xác định chiến lược mở rộng thị trường. Sản phẩm khi có nhu cầu
nhập khẩu lớn sẽ dễ dàng thâm nhập được vào thị trường hơn là những sản
phẩm chỉ có nhu cầu thấp hoặc không có nhu cầu. Nhu cầu sản phẩm ở đây
không đơn giản chỉ là số lượng, chủng loại sản phẩm mà bao hàm cả chất
lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã, bao bì…Do đó, trong công tác mở rộng thị
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
trường doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cụ thể đối với từng nhu cầu của
sản phẩm. Bên cạnh đó, khi tiến hành hoạt động mở rộng thị trường các
doanh nghiệp còn phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn tại thị trường nhập khẩu
mà trước hết đó là những doanh nghiệp tại chính nước nhập khẩu. Các đối thủ
cạnh tranh này luôn có ưu thế trong việc khai thác thị trường do nắm vững
nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Thêm vào đó, các doanh nghiệp
này đều có những chính sách ưu đãi của Chính phủ và sự ưu đãi của người
tiêu dùng trong nước. Do đó, khi xâm nhập thị trường cần chú ý tới lợi ích
của các doanh nghiệp đó, tránh gây tổn hại lợi ích của họ như trong một số
trường hợp bán phá giá. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp
nước ngoài đang trong quá trình xâm nhập thị trường cũng là trở ngại lớn
trong quá trình mở rộng thị trường. Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt thì
cơ hội xuất khẩu càng ít, khó có thể khai thác sâu vào thị trường.
 Chế độ ưu đối với hàng hóa nước xuất khẩu
Trong quan hệ kinh tế quốc tế, tùy thuộc vào mức độ hợp tác mà các

nước giành cho nhau những ưu đãi nhất định. Mức độ ưu đãi đối với một
quốc gia xuất khẩu sẽ tác động trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm
nước đó trên thị trường quốc gia nhập khẩu. Nó có thể tạo điều kiện nhưng
đồng thời cũng tạo những cản trở đối với hoạt động xuất khẩu mở rộng thị
trường. Mức độ ưu đãi càng cao thì sản phẩm càng dễ dàng thâm nhập được
vào thị trường. Ngược lại, mức độ ưu đãi thấp đặc biệt tương quan đối với các
đối thủ cạnh tranh thì sản phẩm khó có thể đứng vững được trên thị trường,
khả năng mở rộng thị trường là rất khó.
 Tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia nhập khẩu
Nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng hay giảm sút đều ảnh hưởng
trực tiếp tới đời sống nhân dân tại các quốc gia đó, qua đó tác động tới nhu
cầu nhập khẩu hàng hóa. Nếu nền kinh tế tăng trưởng, ổn định sẽ tạo điều
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
kiện có mức sống nhân dân tăng cao nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng lên. Ngược
lại, khi nền kinh tế suy thoái, mức sống của nhân dân giảm sút, khả năng tiêu
dùng và chi trả hàng nhập khẩu giảm.
Nếu nước nhập khẩu có tình hình chính trị không ổn định như chiến
tranh, bạo động, nội chiến, bãi công…thì khi đó môi trường kinh doanh
không an toàn và không hấp dẫn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Lúc đó,
doanh nghiệp khi xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh toán, mất hàng hóa,
các mối liên kết kinh doanh bị phá vỡ. Trong những trường hợp như vậy,
doanh nghiệp cần nhanh chóng rút lui tại thị trường hiện tại và tìm kiếm
những thị trường mới.
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
2. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩt rau quả tại công ty Cổ phần
Cung ứng dịch vụ Hàng không

2.1. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam
2.1.1. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam hiện nay
 Về chủng loại sản phẩm
Các sản phẩm rau quả xuất khẩu của nước ta khá phong phú và đa dạng,
xấp xỉ 90 mặt hàng khác nhau. Nhìn chung, rau hoa quả xuất khẩu chủ yếu là
đóng hộp, sấy khô, và một lượng nhỏ là xuất tươi hoặc cấp đông. Trong đó:
các mặt hàng rau quả chủ yếu xuất khẩu dưới dạng chế biến như: dứa đông
lạnh, dứa hộp, dưa chuột ngâm dấm, chôm chôm nhân dứa đóng hộp, nước
quả tươi và nước cô đặc, rau đông lạnh…. Các sản phẩm rau quả tươi xuất
khẩu chiếm tỷ trọng thấp như: cải bắp, xoài, thanh long, chuối, vải, nhãn…
Việt Nam được đánh giá có nhiều thuận lợi hơn các nước khác trong xuất
khẩu rau quả do có nhiều loại trái cây ngon và lợi thế cạnh tranh. Các loại trái
cây như vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận, vú sữa Lò Rèn, xoài cát
Hòa Lộc, bưởi Năm Roi ... được thị trường thế giới ưa chuộng, đặc biệt thanh
long Việt Nam đang chiếm vị thế hàng đầu thế giới.
Thanh long và nấm là hai mặt hàng luôn đứng ở vị trí đầu về kim ngạch
xuất khẩu. Trong đó, thanh long là mặt hàng có sức phát triển mạnh nhất so
với các ngành hàng trái cây xuất khẩu cả về phạm vi thị trường và sản lượng.
Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt hơn 5,8 triệu USD, năm 2004
tăng lên gần 6,6 triệu USD, năm 2005 hơn 10 triệu USD, năm 2006 đạt gần
13,3 triệu USD, tháng 10/ 2007 đạt 13,2 triệu USD gần bằng năm 2006.
(Nguồn: Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư, năm 2007, link:
www.itpc.hochiminhcity.gov.vn). Thanh long của Việt Nam đã xuất khẩu
sang các thị trường khu vực như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Singapore, Thái Lan….và có mặt tại một số thị trường Châu Âu như Pháp, Hà
Lan, Đức.
Rau quả xuất khẩu trong những năm qua đã được mở rộng thêm một số

loại trái cây, rau đặc sản của Việt Nam và ngày càng được biết đến trên thế
giới như Bưởi Năm Roi xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Không, Na Uy,
Thụy Điển, nhãn được xuất sang Trung Quốc, Đài Loan. Các mặt hàng chôm
chôm, chanh, chuối cũng đang gây được chú ý mạnh ở nước ngoài bởi khả
năng cung cấp trái vụ. Mãng cầu, xoài và các loại trái cây khác cũng đã ra mắt
thị trường Trung Quốc, Hồng Công, Pháp, Hà Lan....Mặc dù, các sản phẩm
được chào bán số lượng nhỏ, hàng gởi máy bay nhưng đã được thị trường các
nước chấp nhận về mẫu mã, chất lượng.
 Về kim ngạch xuất khẩu
Với những điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cùng với xu hướng
hội nhập kinh tế quốc tế, rau quả Việt Nam trong những năm gần đây đã có
những bước phát triển đáng kể. Hiện nay, rau quả trở thành một trong những
mặt hàng nông sản xuất khẩu có thế mạnh, đạt hiệu quả kinh tế và cho kim
ngạch xuất khẩu cao.
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008
Năm Kim ngạch xuất khẩu rau quả
(Triệu USD)
Tốc độ tăng (%)
2000 213,1 -
2001 344,3 61,56
2002 221,2 - 35,75
2003 151,5 - 31,5
2004 178,8 18,02
2005 235,5 31,71
2006 259,08 10,01
11/2007 273,84 5,69
2/2008 30,73 -

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, năm 2008,
link: )
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn
2000 – 2008
344.3
221.2
151.5
178.8
235.5
259.08
273.84
0
50
100
150
200
250
300
350
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Kim ngach xuat khau rau qua giai doan 2001 -2007
(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, năm 2008,
link: )
Theo biểu đồ 2.1 ta thấy, thời kỳ 2001-2003, kim ngạch xuất khẩu rau
quả bị giảm sút mạnh. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt
mức kim ngạch cao 344,3 triệu USD tăng 61,56% so với năm 2000. Năm
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
2002, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm mạnh chỉ đạt 221,2 triệu

USD giảm 35,75 % so với năm 2001. Nguyên nhân chủ yếu là do giá xuất
khẩu giảm sút và lượng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, một thị trường
chiếm tỷ trọng lớn nhất gặp khó khăn, đặc biệt đối với các loại quả tươi.
Trong những năm gần đây, với những nỗ lực của cả doanh nghiệp và
nhà sản xuất, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã liên tục tăng
trưởng, từ mức 151,5 triệu USD năm 2004 lên 263 triệu USD vào năm 2006
tăng 10,01% so với năm 2005 (235,5 triệu USD). Sang năm 2007, mặc dù
thách thức đặt ra cho ngành rau quả là rất lớn từ việc Việt Nam gia nhập gia
nhập WTO, song với những chính sách phát triển đúng đắn, xuất khẩu rau quả
vẫn tăng trưởng mạnh, đạt 273,84% triệu USD tăng 5,69% so với năm 2006,
trung bình giai đoạn 2000 – 2007 kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng 8,56%.
Trên đà thắng lợi của kim ngạch xuất khẩu nói chung và rau quả nói riêng,
năm 2008 kim ngạch rau quả vẫn tiếp tục đạt được những bước tiến mới. Tính
tới tháng 2/2008 kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 30,73 triệu USD tăng
47,95 so với cùng kỳ năm 2007.
2.1.2. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam
2.1.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau quả Việt Nam (198)
Việt Nam với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại rau
quả nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới nên có điều kiện phát triển ngành rau quả.
Tận dụng được những điều kiện thuận lợi này, Việt Nam đã sớm và ngày
càng phát triển sản xuất rau quả, trở thành một ngành sản xuất nông nghiệp
quan trọng.
Hiện nay, Việt Nam sản xuất rau thuộc nhóm cao nhất thế giới, bình
quân khoảng 116 kg/người/năm, cao hơn mức tiêu thụ của các nước phát
triển, như Hàn Quốc (93 kg), Nhật (52 kg). Trong 10 năm trở lại đây, ngành
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
rau Việt Nam là ngành có tốc độ phát triển nhanh, khoảng 8,5%/năm.
(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 2007, link: )

Với những nỗ lực và sự tập trung đầu tư, nghiên cứu, trong những năm
qua diện tích trồng rau quả nước ta đã tăng lên nhanh chóng. Với những lợi
thế về điều kiện tự nhiên, khu vực Đồng bằng Sông Hồng trở thành vùng sản
xuất rau lớn nhất nước, còn khu vực Đồng bằng song Cửu Long là vùng sản
xuất quả chủ yếu của cả nước. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, năm 2007 cả nước có trên 1,4 triệu ha rau, quả cho thu hoạch
trên 6,5 triệu tấn trái cây, 9,6 triệu tấn rau, là một tiềm năng rất lớn cho xuất
khẩu. (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 2007, link:
)
Những năm trở lại đây, Việt Nam đã tăng cường đầu tư và mở rộng quy
mô sản xuất rau quả, thành lập rất nhiều cơ sở sản xuất cỡ lớn, như xoài ở
Tiền Giang, thanh long ở Bình Thuận, vải thiều ở Bắc Giang, bưởi Năm Roi ở
Vĩnh Long, nho ở Ninh Thuận. Do điều kiện khí hậu nhiệt đới nên rau quả dễ
trồng, đầu tư ít nhưng sản lượng cao, nên Việt Nam rất có tiềm năng trong
việc sản xuất rau quả. Một số địa phương ở Việt Nam đã thành lập các hợp
tác trồng cùng một loại rau quả, nhằm tăng cường quản lý canh tác, để các sản
phẩm đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu. Tuy nhiên, rau quả là mặt hàng nông
nghiệp nhập khẩu lớn nhất thế giới với doanh số hàng năm lên đến 103 tỷ
USD, so với chỉ có 9 tỷ cho lúa gạo song rau quả Việt Nam xuất khẩu lại
chiếm một tỷ lệ thấp, chiếm 0,2% thị phần của cả thế giới (trong lúc xuất
khẩu gạo đã đạt được 15%) năm 2005. Điều này cho thấy, tiềm năng phát
triển rau quả Việt Nam sang các thị trường trên thế giới là rất lớn.(Nguồn: Sự
chuyển mình của sản xuất nông nghiệp, 2008,link: www.vietlinh.vn)
2.1.2.2.Thực trạng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam
a) Cơ cấu thị trường
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Dưới tác động của hội nhập, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã có những
bước phát triển mới. Xu hướng hội nhập đã mở ra những cơ hội, điều kiện mở

rộng thị trường và là điều kiện tốt cho sản xuất phát triển. Trong những năm
vừa qua, thị trường rau quả có xu hướng phát triển nhanh. Các mặt hàng rau
quả của Việt Nam hiện đã có mặt trên 50 quốc gia trên thế giới.
Bảng 2.1: Một số thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn
2001 – 2007
Đơn vị: Triệu USD
Năm Trung Quốc Nhật Bản Đài Loan Nga Hoa Kỳ
2001 144,6 13,7 23,3 4,52 2,6
2002 59,8 16,0 20,1 4,79 6,5
2003 49,4 15,5 21,36 5,29 6,0
2004 43,3 26,12 20,47 10,18 13,9
2005 34,94 28,98 26,36 17,82 13,15
2006 24,61 27,57 27,15 22,07 18,40
11/2007 24,13 23,82 26,41 20,02 17,95
(Nguồn: Rau hoa quả Việt Nam, 2007, link: www.rauhoaquavietnam.vn)
Rau quả của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Trung
Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Mỹ. Nếu năm 2001, Trung Quốc là thị
trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam chiếm 41,2% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam thì gần đây kim ngạch tại thị trường này có xu hướng
giảm mạnh.Trong khi đó, các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan lại có xu
hướng nhập khẩu rau quả của Việt Nam khá ổn định, hàng năm xuất khẩu trên
25 triệu USD. (Nguồn: Tính toán bảng số liệu 2.2). Bên cạnh đó, các thị
trường Mỹ và Nga có vị trí cách xa Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu rau
quả lại có tốc độ tăng mạnh. Điều này cho thấy, rau quả Việt Nam ngày càng
được ưa chuộng, thị trường ngày càng được mở rộng.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam
tháng 11/ 2007
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
19

×