Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tiểu luận văn bản quy phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.71 KB, 2 trang )

LÝ GIẢI VÌ SAO NHÀ NƯỚC XHCN CHỈ THỪA NHẬN VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT LÀ HÌNH THỨC DUY NHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
XHCN
Hiện nay Nhà nước XHCN Việt Nam chỉ thừa nhận văn bản quy phạm pháp
luật là hình thức pháp luật duy nhất bởi vì nó có những ưu điểm như chính xác, rõ
ràng, minh bạch, có tính thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống pháp luật, dễ phổ
biến, áp dụng; ngồi ra nó cịn có những ưu điểm sau:
– Văn bản quy phạm pháp luật được hình thành do kết quả của hoạt động xây
dựng pháp luật, thường thể hiện trí tuệ của một tập thể và tính khoa học tương đối
cao. Trong khi đó tập qn pháp thường hình thành một cách tự phát, cịn án lệ thì
hình thành do kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật, do vậy, tính khoa học
thường thấp hơn văn bản quy phạm pháp luật.
– Các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện thành văn
nên rõ ràng, cụ thể, dễ đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, dễ
phổ biến, dễ áp dụng, có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trên phạm vi rộng.
Trong khi đó, tập quán pháp tồn tại dưới dạng bất thành văn nên thường chỉ được
hiểu một cách ước lệ, nó lại có tính tản mạn, địa phương nên khó bảo đảm có thể
hiểu và áp dụng một cách thống nhất trên phạm vi cả nước.
– Văn bản quy phạm pháp luật có thể đáp ứng được kịp thời những yêu cầu,
đòi hỏi của cuộc sống vì dễ sửa đổi, bổ sung… Trong khi đó tập qn pháp thường
có tính bảo thủ, chậm thay đối.
Đây là hình thức pháp luật được xây dựng theo phương thức khái quát hóa
trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quan sát nhu cầu thực tiễn, kinh nghiệm làm luật, dự
liệu các quan hệ xã hội xảy ra trong cuộc sống để điều chỉnh chúng một cách bao
quát nhất có thể. Ưu điểm của hình thức pháp luật này là rõ ràng, dân chủ, có thể
điều chỉnh các quan hệ xã hội từ xa.
Nội dung văn bản quy phạm pháp luật gồm những quy tắc xử sự có tính bắt
buộc chung (quy phạm pháp luật). Đó là những khn mẫu của hành vi mà mọi


thành viên xã hội hoặc các cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan phải xử


sự theo.
Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Nhà nước
sử dụng mọi biện pháp về kinh tế, chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, pháp luật,
trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước mang tính trừng phạt, để bảo đảm
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành. Biện pháp cưỡng
chế có tính trừng phạt chỉ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi có vi
phạm pháp luật xảy ra và việc áp dụng đó cũng dựa trên cơ sở nhằm giáo dục,
thuyết phục, cải tạo.
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là sự điều chỉnh có phạm vi (giới
hạn) nhất định về thời gian, không gian và đối tượng điều chỉnh.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban
hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có chứa đựng
các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh quan hệ xã hội.
Ví dụ: Trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều loại văn bản quy
phạm pháp luật do các chủ thể khác nhau có thẩm quyền ban hành, với hiệu lực
pháp lí cao, thấp khác nhau, trong đó, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan lập
pháp ban hành được gọi là văn bản luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác được
gọi là văn bản dưới luật. Cũng giống như các quốc gia trên thế giới, Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất,
sau đó là văn bản luật, tiếp đến là các văn bản quy phạm pháp luật của nguyên thủ
quốc gia, các văn bản do quy phạm pháp luật do chính phủ, thủ tướng chính phủ,
cuối cùng là các văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành.
Một số ví dụ về nguồn của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật:
Nguồn của Luật Dân sự là Bộ luật dân sự 2015 và các nghị định, thơng tư hướng
dẫn; Nguồn của Luật Hình sự là Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và cá
thơng tư liên tịch giữa Tịa án và Viện kiểm sát, Bộ Công An; nguồn của luật Hành
chính là Luật xử lý vi phạm hành chính,…




×