Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

bao cao kien tap hai docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 36 trang )

Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta là một nước đang phát triển, có nền kinh tế vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước. Nước ta được đánh giá là một
trong những thị trường đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong thời kì hội nhập, có nhiều cơ hội và thách thúc đối với các doanh nghiệp
trong nước. Với chủ trương đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao
hiệu quả, tính bền vững và sức cạnh tranh của nền kinh tế, nhà nước tiếp tục
đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động và phát triển theo cơ chế thị trường.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh
một cách lành mạnh. Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất cũng luôn phải tìm
mọi cách để đảm bảo tài chính của mình để có thể đứng vững trên thị trường.
Muốn thực hiện được điều đó, các doanh nghiêp phải dùng các biên pháp quản
lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, tính toán các
kế hoạch đầu tư trước mắt và trong tương lai xa sao có thể mang lại hiệu quả
cao nhất. Cần xem xét kĩ vấn đề sao cho cắt giảm, sắp xếp hợp lý được chi phí
sản xuất mà vẫn đạt hiệu quả công viêc cao.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế ngày càng cao thi nghành
kế toán cũng càng ngày càng được hoàn thiện hơn. Vì trong kinh tế kế toán là
một ngành rất quan trọng, bất kỳ một doanh nghiệp nào dù là doanh nghiệp nhà
nước hay doanh nghiệp tư nhân, dù là doanh nghiệp to hay nhỏ cũng phải có kế
toán bởi vì kế toán để điều hành, quản lý các hoạt đọng sản xuất, kinh doanh.
Giúp các nhà quản lý doanh hững số liệu mà kế toán cung cấp giúp nhà quản lý
tính toán chi phí sao cho pnghiệp biết được đồng vốn của mình có được sử
dụng có hiệu quả hay không. Nhù hợp nhất. Kế toán còn cung cấp các thông tin
quan trọng cho các cơ quan nhà nước, các nhà đấu tư…vv.
Trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhất là với một đất nước
đang phát triển như nước ta, các cơ sở vật chất phục vụ dân sinh cũng như đáp
ứng các nhu cầu của xã hội như đường sá, cầu cống, bệnh viện. Khi phát triển
công nghiệp cũng cần xây dựng các xí nghiệp, phân xưởng. Vì vậy ngành xây


dựng là một ngành quan trọng và đang phát triển ngáy càng mạnh, ngày càng
có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Điều này đòi hỏi các công

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
1
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
ty phải không ngừng phát triển nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc
nhằm cạnh tranh với các công ty khác trong cùng lĩnh vực. Là một công ty hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng, CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – XÂY DỰNG
TIẾN PHÁT hoạt động các lĩnh vực: Xây dựng các công trình dân dụng, giao
thông Khảo sát địa chất,địa hình XD TV TKế công trình dân dụng;kiểm
định,giám sát thi công TV qlý điều hành D.A Bán buôn,lẻ sắt thép,VLXD SX
vê tông tươi. Công ty cũng ngày một hoàn thiện, đáp ứng những nhu cầu khắt
khe của thị trường, đầu tư ngày một lón mạnh, tăng doanh thu và có được vị trí
trong lĩnh lĩnh vục hoạt động.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – XÂY DỰNG TIẾN PHÁT có vai trò là
một bộ phận trong ngành xây dựng, chiếm được thi phần lớn trong SX và cung
cấp bê tông tươi . Địa bàn kinh doanh chủ yếu của doanh ngiệp là trong địa
phận tỉnh Quảng Bình. Công ty cũng ngày một phát triển nhằm có thể hoạt
động nhiều hơn ở các tinh khác và tiến xa hơn là ở toàn quốc.
Trong quá trình tham gia thực tập thực hiện vấn đề nghiên cứu tại công
ty thì em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo của các cô
chú cán bộ công nhân viên trong công ty. Các cô chú trong công ty đã giúp em
tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình học tập tại trường còn mắc phải về
các vấn đề chuyên môn kế toán và được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo
ThS. Trần Tự Lực đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này với các nội dung cơ
bản sau :
I. Giới thiệu doanh nghiệp ( Cơ sở thực tập).
II. Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
III. Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

IV. Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.
V. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp.
VI. Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” của doanh nghiệp.
VII. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
VIII. Thu hoạch của sinh viên.


SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
2
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG VÀ SẢN PHẨM BÊ
TÔNG - CÔNG TY TNHH TV-XD TIẾN PHÁT
1. Tên doanh nghiệp :. Xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông thuộc công
ty TNHH TV-XD Tiến Phát
2. Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp: Ông Nguyễn Văn Tiến
3. Địa chỉ trụ sở chính : Đường Hữu Nghị, thành phố Đồng Hới – tỉnh
Quảng Bình
Điện thoại : 052 3822351
Fax : 3843541
4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp : Được thành lập theo giấy phép kinh
doanh số 2901000196 do Sở kế hoạch đầu tư Quảng Bình cấp ngày 09/07/200,
đã đăng ký thay đổi lần 4 ngày 28 tháng 08 năm 2007. Với số vồn điều lệ là :
4.900.000.000đ ( Bốn tỷ chín trăm triệu đồng ).
5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn.
6. Trách nhiệm của doanh nghiệp: Xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông
là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Công ty TNHH TV-XD Tiến Phát.
Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là: Sản xuất bê tông thương phẩm và tổ chức
tiêu thụ bê tông do xí nghiệp sản xuất.
Cụ thể là: Tổ chức tiếp nhận các loại vật tư như: Xi măng, cát, đá, phụ gia để
sản xuất ra sản phẩm bê tông thương phẩm.

7. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp:
Được thành lập với mục đích là: xây dựng các công trình dân dụng, giao thông
và sản xuất bê tông thương phẩm.
Xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông được xây dựng tại khu công
nghiệp Tây Bắc Đồng Hới – QB. Sau hai năm thi công đã được bàn giao đưa
vào sử dụng: Ngày 26/11/2009

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
3
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
II -KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG VÀ SẢN PHẨM BÊ
TÔNG
1-Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp :
Xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông thuộc công ty TNHH tư vấn và xây
dựng Tiến Phát chuyên cung cấp sản phẩm bê tông tươi, bê tông được làm và
chở trực tiếp đến nơi tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng.
Bảng 1 : Bảng thống kê mặt hàng sản xuất của xí nghiệp bê tông và sản
phẩm bê tông giai đoạn 2008-2010
T
T
Mặt hàng sản
xuất
ĐVT 2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009
+
-
%
+
-

%
01
Bê tông thương
phẩm
Tấn 178.253 235.125 302.968 56.872 0,13 67.843 1,28
Nguồn: Phòng kế toán xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông
Qua bảng 1 ta có thể thấy xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông thuộc công ty
TNHH TV-XD Tiến Phát chuyên môn hóa sản xuất một loại hàng hóa đó là
sản phẩm bê tông thương phẩm. Khối lượng hàng hóa mà xí nghiệp sản xuất
tăng nhanh qua các năm, năm 2009 tăng 0,13% so với năm 2008 tương ứng
khối lượng tăng lên là 56.872 tấn, và năm 2010 tăng 1,28 % so với năm 2009
tương ứng với khối lượng tăng lên là 67.843 tấn, điều này cho ta thấy dù chỉ
chuyên môn hóa sản xuất một mặt hàng nhưng nó là mặt hàng cần thiết và xí
nghiệp cũng đã có chỗ đứng trong thị trường.

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
4
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
Bảng 2 :Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế trong xí nghiệp bê tông
và sản phẩm bê tông giai đoạn 2008-2010
TT CHỈ TIÊU ĐVT 2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009
+
-
%
+
-
%
1
a

b
Tổng giá trị tài sản
- Tài sản cố định
- Tài sản lưu động
Triệu
đồng
10.500
10.000
500
12.000
10.200
1.800
15.000
10.400
4.600
1.500
200
1300
1,14
1,02
3,6
3.000
200
2.800
1,3
1,0
2,6
2 Doanh thu “ 500 12.000 24.000 11.500 24 12.000 2,0
3 Nộp ngân sách “ 50 500 1.000 450 10 500 2,0
4

Tổng chi phí sản
xuất trong năm
“ 327,5 10.250 20.477 992,5 31,3 10.227 2,0
5
Thu nhập bình
quân
“ 1,500 2,000 3,5 500 1,33 1,5 1,8
6 Lao động Người 15 25 35 10 1,7 10 1,4
7
Vốn lao động bình
quân trong năm
Triệu
đồng
22,5 50 122,5 27,5 2,2 72,5 2,5
8 Lợi nhuận
Triệu
đồng
100 1.200 2.400 1.100 12 1.200 2,0
Nguồn : Phòng kế toán xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
5
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
III - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP
1- Dây chuyền sản xuất sản phẩm của xí nghiệp :
a. Sơ đồ sản xuất:
Cát Băng tải xiên Xi măng Nồi trộn Sản phẩm bê tông
Đá Nước+ Phụ gia thương phẩm
Sơ đồ1 : Dây chuyền sản xuất của xí nghiệp
Cát và đá được đưa lên băng tải xiên để vào nồi trộn, trước khi cát và đá vào

nồi trộn thì cho xi măng, nước và các phụ gia khác của sản phẩm vào. Sau khi
vào nội trộn, các nguyên liệu này được trộn đều với nhau bằng nồi trộn cho ra
sản phẩm bê tông thương phẩm.

Băng tải xiên

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
6
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
2. Đặc điểm công nghệ sản xuất
a. Đặc điểm về phương pháp sản xuất
Xí nghiệp là một đơn vị sản xuất bê tông tươi bán trực tiếp với quy trình công
nghệ hiện đại, khép kín.
b.Đặc điểm về trang thiết bị:
Là một xí nghiệp chuyên về sản phẩm bê tông nên các trang thiết bị của xí
nghiệp cũng là những thiết bị chuyên phục vụ cho việc làm bê tông xí nghiệp
có :
- 10 xe trộn bê tông được nhập khẩu nguyên chiếc từ Đài Loan
- 2 xe xúc lật
- 1 giàn trộn cao khoảng 20m
- 1 Xe lu
Giàn trộn bê tông đang làm việc

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
7
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
Xe trộn bê tông và xe xúc lật
c.Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng về thông gió, ánh sáng :
Xí nghiệp sản xuất trên một mặt bằng thoáng, với diện tích khoảng 20.000
m

2
, làm việc chủ yếu à ngoài trời, với 1 diện tích lớn như thế rất phù hợp cho
công việc sản xuất bê tông, phải có đường giao thông thuận tiện để vận chuyển
hàng liên tục và có khối lượng lớn, bố trí đèn để đạt độ chiếu sáng , bố trí nhà
máy phải chú ý đén hướng gió tạo độ thông thoáng cho dây chuyền sản xuất.

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
8
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
Mặt bằng làm việc với diện tích gần 20.000m
2
d.Đặc điểm về an toàn lao động :
Các lao động của xí nghiệp được trang bị áo quần, giày dép, mũ bảo hiểm…
phù hợp với từng công việc cụ thể và tuân thủ ngững nội quy lao động nghiêm
ngặt đảm bảo tốt về an toàn lao động.
Máy móc thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo vận
hành tốt để tránh các rủi ro ngoài ý muốn.
IV - TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA DOANH
NGHIỆP
1-Tổ chức sản xuất:
a. Loại hình sản xuất của xí nghiệp :
Xí nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng với số lượng lớn, theo từng công trình
cụ thế, có thể nhận thầu công trình theo cả doanh nghiệp. Sản phẩm làm xong
trực tiếp được đưa đến nơi cần bằng xe trộn mà không qua các khâu trung gian
nào cả, có thể cho công ty chính sử dụng hoặc bán cho các công ty khác theo
yêu cầu đặt hàng.
b. Chu kỳ sản xuất và kết cấu chu kỳ sản xuất
Chu kỳ sản xuất của sản phẩm
Sơ đồ 2 : Chu kỳ sản xuất sản phẩm của xí nghiệp bê tông


SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
9
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
và sản phẩm bê tông
Các nguyên liệu cát, đá, xi măng và các phụ gia khác được mua từ các nhà
cung cấp, các nguyên liệu này được đưa vào máy trộn để cho ra sản phẩm bê
tông thương phẩm, sau đó sản phẩm bê tông này được đưa trực tiếp đến nơi
tiêu thụ thu được doanh thu khi bán sản phẩm bê tông này. Sau đó lại sử dụng
doanh thu để mua các nguyên vật liệu và tiếp tục chu kỳ.
2. Kết cấu sản xuất của xí nghiệp:
Xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông là đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh
do đó bộ máy sản xuất kinh doanh của xí nghiệp bao gồm: phân xưởng sản xuất
và hệ thống Marketting.
Các bộ phận làm việc cùng trên một nhà xưởng. Bộ phận sản xuất chính là
bộ phận thi công, bộ phận này trực tiếp làm việc với các nguyên vật liệu đã
mua. Ở bộ phận này chủ yếu là các lái xe điều khiển các xe trộn để trộn các
nguyên vật liệu thành bê tông thương phẩm.
Bộ phận sản xuất phụ cũng làm việc cùng với bộ phận sản xuất chính, bộ
phận này là các lái xe điều khiển các loại xe lu, xe xúc lật chịu trách nhiệm đưa
các nguyên vật liệu cần thiết đã mua tại nơi sản xuất đến cho bộ phận sản xuất
chính theo yêu cầu. Ngoài ra còn có bộ phận phụ trợ là các lao động phổ thông
làm các việc nhỏ khác trong cả quá trình sản xuất sản phẩm.
Do mỗi loại vật liệu có tính chất lý, hoá khác nhau và chịu ảnh hưởng của
điều kiện khí hậu, môi trường, đặc biệt do tính chất đặc thù của vật liệu sản
xuất bê tông nên xí nghiệp coi trọng tổ chức công tác quản lý nguyên vật liệu
để đảm bảo cung cấp kịp thời, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu cho sản
xuất; Xí nghiệp đã xây dựng hệ thống kho tàng và các phương tiện cần thiết để
bảo quản nguyên vật liệu.
Việc dự trữ, bảo quản vật tư ở kho Xí nghiệp được sắp xếp bố trí làm 3
kho:

- 1 kho chứa cát.
- 1 kho chứa đá
- 1 kho chứa xi măng và phụ gia
Hệ thống kho của xí nghiệp được quản lý chặt chẽ và chỉ bố trí một thủ
kho. Định kỳ quý, năm, xí nghiệp thành lập hội đồng kiểm kê vật liệu, đánh giá
chất lượng, chủng loại vật liệu để có biện pháp bảo quản và xử lý kịp thời.

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
10
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
Các nguyên vật liệu này được đặt hàng và được xe trộn đưa đến tận nơi sản
xuất chính vì thế mà xe trộn cũng kiêm luôn nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm
Ngoài ra bộ phận Maketing có nhiệm vụ đưa ra các thông số, số lượng cần
làm và thời gian cần hoàn thành sản phẩm, các khách hàng yêu cầu sẩn phẩm là
ai và nhận thầu các công trình thi công.
V - TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG VÀ SẢN
PHẨM BÊ TÔNG
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy doanh nghiệp:
a. Sơ đồ tổ chức:
Là một đơn vị vừa sản xuất, vừa kinh doanh - để đáp ứng với yêu cầu sản
xuất kinh doanh của đơn vị, XN bê tông và sp bê tông có mô hình tổ chức bộ
máy quản lý trực tuyến - chức năng, quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Giám
đốc xí nghiệp là người có quyền lực cao nhất trong xí nghiệp và chịu trách
nhiệm với cơ quan quản lý cấp trên, với Nhà nước. Giúp việc cho Giám đốc là
một Phó Giám đốc. Dưới là hệ thống các bộ phận bao gồm:
- Phòng Kế Hoạch - Vật tư – Tiêu thụ.
- Phòng Kế toán-Thống kê-Tài chính.
- Phòng Tổ chức-Lao động tiền lương.
- Phòng Thí nghiệm - KCS.
- Kỷ thuật - Công nghệ

- Bộ phận quản lý phân xưởng

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
11
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông
b. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của từng bộ phận trong bộ
máy quản lý của xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông:
* Giám đốc: Giám đốc xí nghiệp do Giám đốc Công ty TNHH TV- XD
Tiến Phát bổ nhiệm. Giám đốc là người điều hành chung mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của Xí nghiệp, theo chế độ một thủ trưởng chịu trách nhiệm
trước cấp trên, trước Nhà Nước và pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh
của Xí nghiệp. Được thừa uỷ quyền của Giám đốc Công ty ký kết các hợp đồng
kinh tế với các đơn vị khác, có quyền sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý và các
công đoạn trong sản xuất của Xí nghiệp.
* Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc Xí nghiệp điều hành
quá trình sản xuất, công nghệ sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, hàng
hoá, sửa chữa máy móc thiết bị, nhà xưởng, đầu tư xây dựng. Thừa uỷ quyền
của Giám đốc Xí nghiệp ký các văn bản, chứng từ, chỉ đạo sản xuất, kinh
doanh khi Giám đốc Xí nghiệp đi vắng. Trực tiếp chỉ đạo sản xuất sản phẩm,

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
12
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
công nghệ sản xuất, chỉ đạo xử lý các vấn đề kỷ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa
lớn, nhỏ máy móc thiết bị, nhà xưởng, công trình kiến trúc, kinh doanh, tiêu
thụ sản phẩm.
* Phòng Kế Hoạch-Vật tư-Tiêu thụ: Tham mưu cho Ban Giám đốc XN
về nghiệp vụ kế hoạch, kỷ thuật, thiết bị, xử lý thông tin thị trường, điều độ
sản xuất tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lập kế hoạch và báo cáo thực hiện kế

hoạch sản xuất - kinh doanh tháng, quí, năm đảm bảo kế hoạch của Công ty
giao. Ký kết và thanh lý các hợp đồng kinh tế về mua bán vật tư, hàng hoá Tổ
chức quản lý điều tra tiếp thị, điều tiết tiêu thụ sản phẩm, sản lượng và tiến độ
sản xuất, định mức kinh tế kỷ thuật của máy móc thiết bị, tình hình cung ứng
vật tư cho sản xuất. Tổ chức giao nhận vật tư trên phương tiện vận tải. Quản lý
kho vật tư, sản phẩm hàng hoá, kiểm tra nghiệm thu chất lượng vật tư trước
khi nhập kho. Nắm bắt thị trường, xử lý biến động về giá cả sản phẩm của xí
nghiệp cũng như các mặt hàng kinh doanh để đề xuất Giám đốc xử lý và điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
* Phòng kế toán - thống kê - tài chính: Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán
phù hợp, đảm bảo việc thu nhận thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài
chính ở Xí nghiệp nhằm cung cấp thông tin kế toán đáng tin cậy phục vụ cho
công tác quản lý tài chính của Nhà nước và quản trị kinh doanh của xí nghiệp.
Hạch toán chính xác, đầy đủ các nghiệp vụ về quá trình vận động của vật tư,
tiền vốn, tài sản của Xí nghiệp, xây dựng kế hoạch thu mua, sản xuất và tiêu
thụ hàng tháng, quý, năm của xí nghiệp và trình lên Giám đốc. Lập báo cáo tài
chính hàng quý, năm. Báo cáo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp theo yêu cầu hạch toán chung của Công ty TNHH TV-XD Tiến Phát.
Và thực hiện chế độ tài chính của Xí nghiệp đối với Nhà nước.
* Phòng Tổ chức - Lao động tiền lương: Giúp việc cho Ban Giám đốc
về các mặt tổ chức, lao động - tiền lương theo luật lao động của Nhà nước ban
hành và theo quy chế của Công ty. Nghiên cứu và đề nghị Giám đốc sắp xếp bộ
máy, tổ chức sản xuất cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện sản xuất kinh
doanh của xí nghiệp. Tổ chức xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền
lương áp dụng trong nội bộ xí nghiệp phù hợp với quy định của Công ty trình
giám đốc xí nghiệp phê duyệt.
* Phòng thí nghiệm - KCS : Kiểm tra chất lượng quá trình sản xuất kinh
doanh và chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp. Nhiệm vụ của phòng thí nghiệm
- KCS là xác định chất lượng của nguyên vật liệu nhập kho, hướng dẫn, theo
dõi và quản lý tỷ lệ pha trộn đối với công đoạn cấp liệu, xác định các chỉ tiêu

cơ lý hoá, thí nghiệm, thử nghiệm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt
nam TCVN 6260 –1997. Có quyền lập văn bản và đình chỉ sản xuất nếu xét
thấy có vi phạm nghiêm trọng về kỷ thuật, công nghệ và chất lượng sản phẩm.
* Phòng Kỷ thuật công nghệ: Tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp trong

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
13
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ
của Xí nghiệp. Tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và nghiên cứu
cải tiến chất lượng sản phẩm Xi măng. Giúp cho Giám đốc Xí nghiệp trong
công tác quản lý kỹ thuật, khoa học công nghệ đầu tư đồng bộ hoá trong công
nghệ sản xuất của Xí nghiệp.
* Bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất: Bộ phận quản lý phân xưởng
gồm quản đốc phân xưởng, một thống kê và trưởng ca. Có nhiệm vụ theo dõi
toàn bộ hoạt động sản xuất, kỷ thuật tại phân xưởng, phân công nhiệm vụ sản
xuất cho từng tổ trong từng công đoạn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra
bình thường và liên tục. Giám sát tiến độ sản xuất, quản lý và thực hiện các
định mức kinh tế-kỷ thuật, nội qui vận hành máy móc, thiết bị và chấp hành kỷ
luật an toàn về lao động
VI - KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU
RA CỦA XÍ NGHIỆP
1- Yếu tố “ đầu vào ” xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông:
a. Đối tượng lao động
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua, dự trữ để phục vụ
quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm.
• Đặc điểm :
o Các nguyên vật liệu sẽ thay đổi về hình thái, không giữ nguyên
được trạng thái ban đầu khi đư vào sản xuất.
o Các nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh

doanh (một chu kỳ sản xuất kinh doanh).
o Toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào sản
phẩm, là căn cứ cơ sở để tính giá thành.
• Phân loại nguyên vật liệu :
o Theo nguồn gốc hình thành :
 Nguyên vật liệu tự nhiên.
 Nguyên vật liệu nhân tạo.
o Theo công dụng kinh tế :
 Nguyên vật liệu chính.
 Nguyên vật liệu phụ.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của Xí nghiệp là chỉ sản xuất bê
tông và các sản phẩm của bê tông. Nguyên liệu chính của xí nghiệp là xi măng,
cát, đá và phụ gia , tuy nguyên vật liệu của xí nghiệp ít chủng loại nhưng chiếm
tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất sản phẩm (chiếm 70 %).

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
14
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Xí nghiệp phải sử dụng nhiều loại
vật liệu khác nhau, mỗi loại vật liệu được sử dụng có công dụng, chức năng
khác nhau đối với quá trình sản xuất. Do vậy để quản lý tốt nguyên vật liệu và
đảm bảo cung ứng vật liệu cho quá trình sản xuất, Xí nghiệp đã phân loại
nguyên vật liệu theo công dụng, tác dụng của nó trong quá trình sản xuất.
Bảng 3 :Tình hình sử dụng nguyên vật liệu của xí nghiệp bê tông và sản phẩm
bê tông giai đoạn 2008-2010
TT
Tên nguyên vật
liêu
ĐVT 2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009

+
-
%
+
-
%
1
Xi măng
Tấn
125.120 156.080 229.400 30.968 1,25 73.320 1,51
2
Đá 1x2
Đá 2*4
m
3

53.112
57.223
71.256
74.921
122.922
150.336
18.144
147698
1,34
1,31
51.666
75.415
1,72
2,01

3 Phụ gia bê tông lít 52.152 61.256 77.860
9.104 1,17 16.604 1,29
Nguồn : Phòng kế toán xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông
Qua bảng số liệu trên ta thấy xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông sử dụng
tương đối ít chủng loại tuy nhiên lại có khối lượng tương đối nhiều và tất nhiên
nó cũng tăng dần hàng năm theo số lượng công việc và doanh thu của xí
nghiệp. Như xi măng, khối lượng xi măng năm 2009 đã tăng 1,25% so với năm
2008 tương ứng với khối lượng tăng lên là 30.968 tấn, và năm 2010 lại tăng
them 1,51% so với năm 2009 tương ứng với khối lượng 73.320 tấn, tương tự
với các loại đá và phụ gia bê tông cũng tăng theo từng năm. Từ bảng trên ta có
thể thấy tình hình làm việc của xí nghiệp ngày càng phát triển hơn. Dưới đây là
sự phân loại các nguyên vật liệu mà xí nghiệp sử dụng :
* Vật liệu chính:
- Xi măng
- Cát
- Đá

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
15
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
Các vật liệu chính dùng để sản xuất bê tông
Ba loại vật liệu này là vật liệu chính cấu thành nên thực thể của sản phẩm
bê tông của xí nghiệp, vật liệu chính Xi măng đã qua chế biến của nhà máy xi
măng Sông Gianh vật liệu chính của Xí nghiệp chiếm tỷ trọng lớn so với các
loại vật liệu khác trong tổng giá trị sản phẩm bê tông Xí nghiệp sản xuất.
* Vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phục vụ trong quá trình sản
xuất, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, mẫu
mã của sản phẩm hoặc được sử dụng để bảo đảm cho công cụ lao động hoạt
động bình thường hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý.
Gồm những vật liệu :

Nước, phụ gia, dầu, mỡ.
ở Xí nghiệp bê tông, nước và phụ gia được xếp vào loại vật liệu phụ, nước
kết hợp với nguyên liệu chính làm tăng thêm tính năng của sản phẩm bê tông
và chỉ phục vụ, phụ trợ cho việc hoàn thành sản phẩm bê tông. Dầu, mỡ là
những vật liệu được sử dụng cho việc vận hành máy móc thiết bị sản xuất bê
tông để giúp cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách bình thường cũng
được phân loại là vật liệu phụ.

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
16
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
* Phụ tùng thay thế:
Bao gồm băng tải, bi, tấm lót, motor là những vật liệu phục vụ cho công
tác sửa chữa lớn và thay thế thường xuyên máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm
bê tông và phương tiện vận tải.
Kho chứa các vật liệu phụ và phụ tùng thay thế
Đối với Xí nghiệp bê tông phần lớn vật liệu đều mua ngoài, do đó công
tác tính giá nguyên vật liệu đòi hỏi phải chính xác từng khâu. Giá của nguyên
vật liệu nhập kho tại Xí nghiệp được tính theo giá thực tế.
Các loại năng lượng mà xí nghiệp sử dụng : Điện, dầu, xăng
Tại xí nghiệp đa số chỉ dùng dầu và xăng để vận hành máy móc làm việc
chính vì thế mà điện chủ yếu dung để thắp sang và phục vụ các nhu cầu sinh
hoạt của lao động ở xí nghiệp.

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
17
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
Bảng 4 :Nguồn cung cấp, giá cả, và mức tiêu hao hàng năm của các loại
nguyên vật liệu và năng lượng của xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông
Nhà cung cấp

Tên nguyên vật
liệu và năng lượng Giá đơn vị
Mức tiêu hao
trung bình hàng
năm
CT TNHHTM
Hoàng Tùng
Xi Măng Sông
Gianh
1.230.000đ/tấn 170.200 Tấn
CT TNHHTM
vận tải Bình
Hường
Đá 1x2
Đá 2x4
290.000đ/m
3
230.000đ/m
3
82.430m
3
94.170m
3
CT SiKa chi
nhánh tại Đà
Nẵng
Phụ gia bê tông 15.000đ/lít 63.756 lít
CT TNHH Xăng
Dầu Khánh Lan
Xăng m92 21.720đ/lít 34.253lít

CT tnhh một
thành viên cấp
thoát nước Quảng
Bình
Nước máy 3.809đ/m
3
956m
3
Công ty điện lực
Quảng Bình
Điện thắp sáng 1.912đ/Kwh 570 Kwh
CT TNHH Xăng
dầu Khu Công
Nghiệp
Dầu Diezen 21.120đ/lít 93.580 lít
Nguồn : Phòng kế toán xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông
b. Yếu tố lao động :

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
18
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
Cơ cấu lao động trong xí nghiệp : Hiện tại trong xí nghiệp có 35 lao động,
trong đó có: 1 giám đốc
1 phó giám đốc
2 kế toán
1 thủ kho
10 lao động chuyên lái các xê trộn
5 lao dộng lái các xe xúc lật và xe lu
15 lao động phổ thông làm việc tại giàn trộn
Nguồn lao động chủ yếu là các lao động phổ thông được qua đào tạo nghề

nghiệp với trình độ chuyên môn tương đối tốt. Ngoài ra có các lái xe với nhiều
năm kinh nghiệm được đưa vào làm việc sau khi đã tuyển chọn.
Hiện tại công ty đang tiến hành triển khai đào tạo và đào tạo lại cho lực
lượng công nhân lao động theo 5 phương pháp:
+ Gửi đi đào tạo trên đại học chuyên sâu về ngành xây dựng.
+ Ký hợp đồng thuê giáo viên về đào tạo và đào tạo lại tại chỗ, mỗi năm
đào tạo 1 tháng.
+ Các kỹ sư được gửi đào tạo trên Đại học, khi trở về công ty lập giáo án
theo ngành nghề được đào tạo, tổ chức mở lớp đào tạo tại chỗ vào các ngày
nghỉ cuối tuần.
+ Tổ chức đào tạo thực tế theo hình thức kèm cặp.
+ Gửi đi đào tạo thực tế tại các công ty bê tông sản xuất kinh doanh đạt
hiệu quả cao như Công ty Trường Thịnh, Tập đoàn Sơn Hải.
- Các chính sách hiện thời của doanh nghiệp tạo động lực cho người lao
động:
Có các chính sách về BHXH và BHYT cho tất cả các CN-VC. Có phụ cấp
trách nhiệm cho các chức danh chuyên môn và lương phụ cấp các chức danh
công đoàn trong công ty, ngoài ra công ty còn có chính sách bảo hiểm thất
nghiệp và trợ cấp xã hội cho các công nhân mất sức lao động, có nới nghỉ
ngơi, phục vụ ăn uống. Hằng năm, công ty còn trích một phần ngân sách
dành cho con em CN-VC có kết quả học tập tốt…

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
19
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
Khu tập thể cho lao động
Tóm lại, yếu tố lao động trong công ty đảm bảo cho mọi hoạt động của
doanh nghiệp từ số lượng đến chất lượng. Xí nghiệp cũng có nhiều biện pháp
nhằm thu hút và đào tạo nhân tài, tạo môi trường thuận lợi kích thích người lao
động hăng say làm việc.


SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
20
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
Bảng 5 : Thống kê nhân lực của xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông
thuộc công ty TNHH TV&XD Tiến Phát giai đoạn 2009 - 2011
Nhân lực 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
+
_
%
+
_
%
Tổng số lao động
15 25 35 10 1,66 10 1,4
I /Phân công theo tính
chất lao động
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
10
5
17
8
24
11
7
3
1,7
1,6
7

3
1,4
1,4
II/ Phân công theo trình
độ
- Đại học và trên đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
- Công nhân kỹ thuật
- Lao động phổ thông
2
1
2
10
1
3
5
5
11
3
5
10
5
12
1
1
4
3
1
1,0

1,5
5,0
2,5
1,1
2
2
5
0
1
3,0
1,7
2,0
1
1,1
III/ Phân loại theo giới
tính
- Nam
- Nữ
13
2
21
4
29
6
8
2
1,6
2,0
8
2

1,4
2,0
Nguồn : Phòng kế toán xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông.

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
21
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
Từ các số liệu trên ta thấy: Lực lượng lao động chính của công ty ngày
càng tăng lên qua các năm. Cho thấy tình hình hoạt động của công ty ngày càng
ổn định và đạt hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết việc làm cho
nhân dân trong vùng, đảm bảo cuộc sống ổn định cho họ. Ngoài ra, số lao động
có trình độ ngày càng tăng lên, công nhân đều là những người có tay nghề cao,
cán bộ quản lý là những người có trình độ cao (Đại học và trên đại học)…Mặt
khác, công ty ưu tiên cho lao động nam bởi do đặc thù của công việc đòi hỏi
sức khoẻ, sự kiên trì và có thể làm việc bất cứ lúc nào mà công ty cần.
c. Yếu tố vốn:
Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh, tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản đó là điều kiện không thể thiếu,
nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp người ta chú ý đến việc quản lý việc
huy động và luân chuyển của vốn.
Vốn là mạch máu của doanh nghiệp, mọi hoạt động kinh tế đều liên quan mật
thiết đến nguồn vốn của doanh nghiệp dưới dạng tiền tệ hoặc hàng hoá. Không
có vốn doanh nghiệp sẽ không thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình. Do đó, việc hiểu về vốn kinh doanh, phân loại vốn kinh doanh để từ
đó có kế hoạch quản lý vốn kinh doanh hiệu quả, hợp lý và an toàn là yêu cầu
đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp .
Tuỳ theo từng quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đặt ra
cho mình kế hoạch quản lý vốn kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ đặt ra.
Bảng 6 : Tình hình tài chính của xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông

ĐVT : Tỷ đồng
Trung
tâm
Nguồn vốn 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
+
-
%
+
-
%
01 Vốn Công Ty 2,7 15 39 12,3 5,6 24 2,6
02 Vốn cố định 1,6 9,4 28,7 7,8 5,8 19,3 3,1
03 Vốn lưu động 1,1 5,6 10,3 4,5 5,1 4,7 1,8
Nguồn : Phòng kế toán xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông.
Theo bảng số liệu thì nhìn chung nguồn vốn của xí nghiệp tăng theo hàng
năm từ 2,7 năm 2008 lên 15 tỷ năm 2009 và lên 39 tỷ năm 2010. Điều này cho

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
22
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
thấy xí nghiệp đã dần dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường
Quảng Bình, có đủ nguồn vốn để tiếp tục duy trì sự phát triển của công ty.
2 -Yếu tố “ đầu ra ” xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông:
Ngành xây dựng là ngành tương đối phát triển, với tình hình ở Quảng Bình,
một tỉnh đang có sự phát triển mạnh mẽ với các quy hoạch lớn của nhà nước
cũng như các nhà đầu tư thì cung cấp bê tông là một ngành thiết yều và không
thể thiếu được.
Sau 3 năm hoạt động công ty đã xây dựng được thương hiệu cho mình với
nhiều khách hàng thân thuộc cũng như có thêm các khách hàng mới, tạo được
niềm tin cho khách hàng với chất lượng sản phẩm tốt và khả năng cung cấp

nhanh chóng, kịp thời cho các công trình, công ty càng ngày hoạt động càng
hiệu quả, doanh thu ngày càng tăng cao. Năm 2009 doanh thu công ty chỉ là
500 triệu VNĐ nhưng chỉ sau một năm vào năm 2010 doanh thu đã tăng lên
đáng kể là 12 tỷ đồng và năm 2011 đã là 24 tỷ đồng.
Trong 3 năm trở lại đây, tình hình kinh tế thị trường biến động phức tạp,
giá cả các loại nguyên nhiên vật liệu cao, đẩy giá thành sản phẩm tăng cao tất
cả những khó khăn đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công ty
nhưng nhờ sự đầu tư đúng đắn, tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả; mặt khác
nhờ sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, sự cố gắng của công ty trong
việc giữ mối quan hệ tốt với các đối tác nên tình hình kinh doanh của công ty
vần phát triển và có lãi suất cao, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm
bảo đời sống cho người lao động.
VII – MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Mục tiêu của việc đánh giá môi trường bên ngoài là đề ra danh sách tóm
gọn những cơ hội từ môi trường mà doanh nghiệp nên nắm bắt, đồng thời là
những nguy cơ cũng từ môi trường đem lại, có thể gây ra những thách thức cho
doanh nghiệp mà có cần phải tránh.
Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và
môi trường vi mô (môi trường ngành).
1. Môi trường vĩ mô.

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
23
Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
Phân tích môi trường vĩ mô cho ta câu trả lời cục bộ cho câu hỏi: Doanh
nghiệp đang phải đối phó với cái gì? Có 5 yếu tố thuộc môi trường vĩ mô mà
doanh nghiệp phải đối phó: yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu
tố chính trị - pháp luật, yếu tố kỹ thuật - công nghệ. Các yếu tố này tác động
đến tổ chức một cách độc lập hay kết hợp với các yếu tố khác, qua sự phân tích
dưới đây, ta có thể thấy được những thuận lợi, khó khăn cũng như những thời

cơ và thách thức đối với xí nghiệp từ các môi trường khác nhau thuộc môi
trường vĩ mô.
a. Môi trường tự nhiên.
Các yếu tố tự nhiên bao gồm: năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, nước
những yếu tố này có thể tạo ra các cơ hội cũng như thách thức cho doanh
nghiệp.
Trong bối cảnh khí hậu trái đất thay đổi khắc nghiệt và có diễn biến phức
tạp như hiện nay thì yếu tố tự nhiên lại có ảnh hưởng càng sâu sắc tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Xí nghiệp bê tông và sản phẩm bê tông nằm trên địa phận tỉnh Quảng
Bình, một trong những tỉnh thuộc duyên hải miền trung, nơi có khí hậu rất khắc
nghiệt. Mùa khô ở đây thường có nhiệt độ rất cao, cộng với gió phơn tây nam
từ hướng Tây thổi về làm cho không khí càng trở lên khô rát và nóng nực, nền
nhiệt trung bình cao dao động trong khoảng từ 37 đến 38
0
C. Mùa mưa thì
thường xuyên phải hứng chịu những cơn mưa kéo dài và những trận bão có sức
tàn phá khốc liệt. Trước yếu tố tự nhiên tương đối bất lợi như thế có thể làm
hoạt động của xí nghiệp bị ngừng trệ, mà đối với ngành xây dựng thì chi phí
cho việc chậm thi công là rất nhiều.
Tuy nhiên với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay đã giúp
cho xí nghiệp phần nào tránh được sự phụ thuộc vào thiên nhiên, các nguyên
vật liệu có thể bảo quản tốt trong mọi thời tiết nên mọi hoạt động của xí nghiệp
không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết. Các nguồn năng lượng như : nước,
xăng dầu… được cung cấp đầy đủ với hệ thống nước máy, các trạm xăng dầu
gần nơi sản xuất…
b. Môi trường xã hội.

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
24

Trường Đại học Quảng Bình Khoa Xã hội – Du lịch – Kinh tế
Tất cả các doanh nghiệp phải phân tích các yếu tố xã hội để ấn định những
cơ hội và đe dọa tiềm tàng. Các yếu tố xã hội thường thay đổi hoặc tiến triển
chậm chạp làm cho chúng đôi khi khó nhận ra. Những yếu tố xã hội gồm: chất
lượng đời sống, lối sống, sự linh hoạt của người tiêu dùng, nghề nghiệp, dân số,
mật độ dân cư, tôn giáo
Được xây dựng tại khu công nghiệp Tây Bắc TP.Đồng Hới, cách trung tâm
thành phố khoảng 7 km, đây là một nơi tách biệt với thành phố, chính vì thế mà
nó không làm ảnh hưởng cũng như ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội bên
ngoài mà chủ yếu là vấn đề xã hội bên trong xí nghiệp.
Để giải quyết các vấn đề xã hội đó xí nghiệp đã xây dựng được mối quan hệ
quản lý và lao động, nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động, có nhà
ở cho lao động tại xí nghiệp, có bộ phận phục vụ ăn uống, giải khát…
Dịch vụ ăn nghỉ phục vụ công nhân
c. Môi trường kinh tế.

SVTH : Lê Công Hải Giảng viên HD : Th.S Trần Tự Lực
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×